Books are immortal sons deifying their sires.

Plato

 
 
 
 
 
Tác giả: Bà Tùng Long
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Saigon Vĩnh cửu
Số chương: 8
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2926 / 46
Cập nhật: 2017-04-07 17:54:05 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 3
HÚY ĐANG NGỒI MAY THÌ TẤN ĐI NHÈ NHẸ vào, Thúy ngẩng đầu lên và thấy Tấn đôi mắt chớp lia, và Tấn nói:
- Em lại may suốt ngày. Anh đến báo em hay tin mừng Bác sĩ đã cho phép em Sơn về nhà rồi.
Thúy nói:
- Vậy à, bao giờ em Sơn về hả anh?
- Chiều mai đúng ba giờ anh sẽ đem xe đến đây rước em đi đón Sơn về. Em vui lòng chứ?
- Anh tử tế quá...
- Anh cấm em không đượcc khen anh như vậy. Có gì mà tử tế với không tử tế.
- Thì anh tử tế, em nói anh tử tế, tại sao anh lại rầy.
- Anh đã không biết bao nhiêu lần nói cho em nghe, anh trước đây ra đời quá sớm, vì vậy anh hiểu giá trị của tình thương đối với những kẻ bơ vơ, lạc lỏng sống ngoài đời như thế nào rồi. Lúc ấy ai giúp đở anh một chút hay an ủi anh một lời là anh cảm ơn lắm, anh không bao giờ quên người ân nhân ấy… Vì vậy bây giờ khi Trời Phật đã cho anh làm ra tiền, anh thường nghĩ đến những người thiếu hụt, bơ vơ.
Từ khi gặp em Sơn và em, anh thấy như anh có được một gia đình có người em gái phải lo lăng chăm nom, có đứa em trai để nhắc nhở nó học hành. Anh có điều này muốn bàn với em, không biết em có bằng lòng không.
- Việc gì anh cứ nói.
- Anh định đưa Sơn về nhà anh. Như vậy khỏi mất công phải đưa đi đưa lại nhiều lần.
- Tại sao đưa đi đưa lại nhiều lần.
- Vì nếu anh đưa em Sơn về đây thì nay mai anh cũng sẽ đến đây rước Sơn đến nhà anh.
Nói đến đây Tấn ngập ngập ngừng nhìn Thúy rối nói tiếp:
- Anh đi bàn với Sơn về chuyện này rồi và Sơn tán thành lắm.
- Chuyện gì vậy anh?
- Bây giờ còn chờ ý kiến của em …
- Việc gì sao anh chưa nói cho em hiểu với.
- Anh định rước em và Sơn về ở với anh. Em ở đây bất tiện lắm. Anh sẽ xem em như em gái của anh, lo cho em sanh đẻ và nuôi đứa cháu. Lạy Trời nó sẽ là cháu trai còn em Sơn trong thời gian dưỡng bệnh chưa đi lại được, anh sẽ mời thầy về dạy cho em để em khỏi mất bài vở kịp thi cử không mất một năm học. Nếu để em ở đây thì không tiện.
- Anh phải đi lại, đi lại thường thì người ta nghi ngờ, hiễu lầm, ở đây ai cũng biết em không có họ hàng nào khác ngoài em Sơn chớ còn chổ anh ở, nhà riêng biệt không ai để ý. Mà dù họ có để ý thì anh bảo em và em Sơn là hai đứa em ở dưới quê nhà lên. Anh đã bảo dọn hal phòng ở dưới lầu cho hai em ở. Anh đã tìm được bà bếp cũ, bà ấy nấu nướng giỏi lắm. Năm ngoái bà về quê gã chồng cho đứa con gái, khi trở lên thì anh có bà khác. Bây giờ nếu em về thì anh phải đi kiếm dì Năm về.
Thúy nói:
- Anh chu đáo quá.
- Lại khen chu đáo.Nhưng em phải nói cho anh biết em có chấp thuận không!
Thúy thở dài nói:
- Em biết nói sao bây gỉờ. Anh đã xem hai chị em như em ruột của anh. Em chỉ biết cúi đầu vâng lời anh.
Tấn nghe vậy mừng lắm nói:
- Nếu vậy anh thành thật cám ơn em. Ngay từ hôm nay em lo thu xếp đồ đạc chỉ đem theo áo quần và đồ gì cần lắm. Em giao trả nhà lại cho người ta hay có ai chịu sang thi sang lại cho họ.
Thúy nói:
- Em chả có đồ đạc gì.
Bỗng Thúy nhìn lên bàn thờ của mẹ và nói:
- Sao được hả anh?
- Cái gì sao được?
- Em phải thờ cha mẹ em...
- Về chuyện này anh đã bàn với em Sơn rồi.
Thúy vừa kinh ngạc vừa cảm động:
- Anh đã bàn với em Sơn rồi? Bàn như thế nào?
- Anh để hai em mang bàn thờ của bác về, để thờ ở phòng ăn. Mẹ của em, đâu khác gì mẹ của anh...
Thúy cúi đầu, nói như nói với mình:
- Như vậy thì còn từ chối thế nào được nữa.
Tấn không khỏi mừng thầm liền nói tiếp:
- Em đã nhận lời?Vậy thì thật là may mắn cho anh, anh sẽ đưa em về và xem qua hai căn phòng, nếu em không vừa lòng thì anh bảo dọn lại. Em có thể đi ngay bây giờ với anh không?
Thúy nói:
- Thôi để chiều... khi đi thăm em Sơn về anh đưa em về nhà anh xem qua cho biết chứ còn anh mà đã thu xếp việc gì chắc là phải chu đáo...
- Như vậy bốn giờ anh đem xe lại rước em đi thăm em Sơn đồng thời nói cho em Sơn biết em đã nhận lời về ở đằng anh.
Thúy gật đầu. Thế là Tấn vui vẻ ra về. Khi Tấn đi rồi Thúy không khỏi lo nghĩ:
- Bây giờ phải nói làm sao với mấy người hàng xóm này, thế nào họ cũng tò mò hỏi lôi thôi.
Vừa lúc ấy bà chủ phố ở gần đó đến lấy chiếc áo bà ba, Thúy may áo xong thì bà đưa hai xấp hàng cho Thúy và nói:
- Hai chiếc áo này không gấp cô để đến mấy tuần cũng được. Tôi thích cô may cái kiểu nầy.
Thúy nói:
- Cháu rất tiếc không thể lãnh đồ may được nữa vì ngày mai cháu phải dọn đến nhà anh Tấn để ở với em Sơn. Nó ở bệnh viện ra là về thẳng.
Bà chủ phố hỏi:
- Cậu Tấn ấy là gì của cô mà cô lạl dọn về ở
đằng ấy.
- Anh Tấn muốn như vậy. Anh bảo sẽ xem cháu và Sơn như hai đứa em ruột.
Bà chủ phố nói:
- Cậu ấy tử tế thật. Trên đời này ít có ai mà tốt bụng như vậy. Nhưng cô là gái góa, lại đang có thai, đến ở cũng có điều bất tiện. Tôi xem cô như cháu của tôi, nên tôi mới nói thật tình như vậy. Nghe hay không tùy cô... Người ta sẽ dị nghị...
- Cháu thành thật cảm ơn bà đã xem cháu như người thân mà dạy bảo như vậy. Cháu cũng đã nói chuyện nầy với anh Tấn, nhưng anh ấy quá thành thực, cháu không còn biết nói sao. Từ chối là vô ơn, và hiện giờ chị em cháu cũng đã mang ơn nhiều của anh Tấn rồi...
Thúy nói xong thở dài và nói tiếp:
- Chị Ngọc, bạn cháu thường khuyên cháu nên nhận lời.
- Cái cô Ngọc thường đến đây phải không, vậy thì tùy cô. À, rồi căn phố nầy cô tính sao. Cô có định sang lại cho ai không? Hay là để tôi thối lại tiền cho cô. Hồi đó cô đóng mười nghìn tiền thế chân.
Thúy nól:
- Chị Hoa ở đầu ngõ có dặn cháu nếu cháu không ở nữa thì sang lại cả đồ đạc cho chị, chị sẽ tiếp tục lãnh đồ may.
- Vậy thì tốt lắm. Cô Hoa cũng như cô đàng hoàng tử tế. Tôi có nhà cho thuê, nhưng tôi cũng kén khách lắm đó. Ai lôi thôi không làm ăn lương thiện là tôi không cho thuê nhà. Cũng nên thương lượng với cô Hoa, tiền thế chân tôi lấy lên năm nghìn, tiền phố vẫn giữ nguyên, nếu cô Hoa chịu thì dọn lại.
Nói xong bà chủ phố lấy hai xấp vải về. Thế là chỉ hai giờ sau là cả xóm đều hay biết Thúy sắp dọn về ở với Tấn. Người ta tụ lại bàn tán trong khi Hoa đến nói chuyện với Thúy về căn phố.
Thúy nói:
- Về những đồ may tôi chưa may xong thì chị bảo lãnh giùm. Chị ở đây khi tôi may xong sẽ đem giao trả cho mấy bà hàng xóm. Còn tiền nong bà chủ phố tính như vậy chị bằng lòng không?
Hoa nói:
- Bà ấy bắt chẹt tôi, nhưng không sao... Nhưng còn chị, chị đã suy nghĩ kỹ chưa trước khi nhận lời ông Tấn.
Thúy nói:
- Việc nầy quá đột ngột tôi đâu có biết trước mà đề phòng, chị thấy đó từ khi Sơn bị tai nạn lưu thông dù muốn dù không, tôi cũng nhận sự giúp đở của anh Tấn. Mình từ chối thế nào được khi việc đã rồi. Không có anh Tấn đưa Sơn vào bệnh viện thì Sơn chưa chắc sống đến ngày nay. Bây giờ anh ấy đến bảo để anh chở thằng Sơn về thẳng đằng nhà cho anh dễ bề săn sóc... Anh ấy đã nhận tôi làm em gái và hứa sẽ giúp đở tôi...
Hoa nói:
- Như vậy là dip may hiếm có cho chị và cậu Sơn rồi.. Nếu sau này có xảy ra việc gì khác thì lại là chuyện may mắn thứ hai và cũng là sự may mắn nhất đời của chị. Tôi cũng van vái cho sự việc quay sang cái chiều ấy.
Thúy hỏi:
- Chị nói gì tôi không hiểu.
- Rồi đây chị sẽ hiểu. Tôi đã hai lần yêu thương, tôi hiều ở đời không ai giúp mình chuyện gì mà không có ý lợi dụng.
Khi Hoa đem tiền qua sang nhà và mua mấy món lặt vặt thì bà chủ phố cũng chạy qua để lấy số tiền bà đã đòi thêm là ba nghìn đồng. Bà chủ phố nói với Thúy:
- Ai cũng bảo cô may mắn quá. Trên đời ít ai tử tế như cậu Tấn vậy. Thế là cậu Sơn không còn về cái xóm này nữa. Ở bệnh viện ra là đi thẳng về nhà cậu Tấn.
- Em Sơn của cháu chưa đi được, chân còn băng bột. Khi nào nó đi được chị em tôi sẽ đến đây thăm và cảm ơn cô bác đã giúp chị em chúng tôi trong khi hoạn nạn...
Bà chủ phố nói:
- Chỉ sợ cô quên cái xóm nầy chứ.
Thúy nói:
- Còn cả đống áo quần chưa may xong. Cháu còn trở lại đây mỗi ngày... cháu đã bàn với chị Hoa, không biết chừng mỗi ngày cháu lại đây một buổi để may cho xong áo quần của cô bác đã vì thương hoàn cảnh của cháu mà giao cho cháu.
Rồi cả buổi chiều hôm ấy chị Ba bán bánh bèo đi bán về nghe nói Thúy sắp đi cũng chạy qua hỏi thăm lăn xăn. Chị Ba vừa ra thì chú Hai taxi lại đến, hết người này đến người khác và ai cũng đều khen Thúy gặp may.
- Vậy là cô khỏi lo rồi, đến khi sanh đẻ đã có cậu Tấn lo than củi... số may có khác.
Người ta khen Thúy may mắn cái kiểu ấy, Thúy làm sao khỏi khó chịu, nhưng Thúy vẫn làm ngơ như không hiều, cứ cảm ơn mọi người đến thăm Thúy.
Đúng bốn giờ Tấn đem xe lại rước Thúy vào bệnh viện thăm Sơn. Lúc ấy người ta ra về, nhưng lại tụ tập ở một góc đường để nhìn theo Thúy lên xe đi ngồi bên Tấn. Người ta chỉ chỏ về phía chiếc xe và bàn tán cho đến khi xe chạy và khuất dạng ở đầu đường.
Sơn đã vỗ tay khi nghe Tấn nói Thúy đã chấp thuận về ở chung một nhà vóù Tấn.
- Ngày mai là anh đem xe lại chở đồ đạc. Rồi đến chiều đi đón em về... chị Thúy đã sang được nhà lại rồi.
Sơn nhìn chị và hỏi:
- Mau vậy sao chị?
- Thì chị Hoa dặn chị lâu rồi hể khi nào dọn đi thì cho chị ấy biết. Căn phố chị đang ở dột nát hết mà người ta lại đòi lấy lại. Chị chỉ chở về cái máy và đồ đạt trong tủ thờ... những di vật của mẹ để lạl.
Sơn nói:
- Phải có em ở nhà dọn phụ với chị.
- Anh Tấn cho thằng Bảy đến dọn phụ.
Sơn nhìn Tấn và nói:
- Không có việc gì mà anh không lưu ý đến. Anh yêu thương chị em của em quá. Anh là người đáng kính.
Tấn cười và nói:
- Nhưng đến khi tôi bắt chú học thì chú đừng có than thân trách phận và đừng oán ghét tôi đấy nhé. Chú lười thì phải biết...
Sơn nói:
- Tưởng anh bắt em làm gì chớ bắt em học thì không sợ đâu... Học thì đâu có gì là vất vả. Đi bán báo em còn thấy vui và không biết mệt nữa là học... Học là lo cho tương lai của mình, gây dựng sự nghiệp của mình tại sao không học.
Tấn nói:
- Vậy thì hay lắm anh sẻ cho em học đến nơi đến chốn, học đến khi nào em chán, không được học nữa thì thôi.
Hôm ấy Tấn bàn với Thúy về chuyện học hành của Sơn:
- Em muốn có một người em trai làm bác sĩ hay làm kỹ sư? Em hãy nói đi anh hướng dẫn em Sơn học.
Thúy nói:
- Sự thật em cũng không biết phải cho Sơn học ngành nào. Mấy lúc này chị em của em cứ mãi lo nghèo, chuyện học hành của Sơn xem như là chuyện bấp bênh, nên em đâu dám ao ước hy vọng gì. Riêng về phần em Sơn, em ao ước trở thành một kỹ sư.
- Vậy thì em phải thật giỏi toán. Em có thích học toán không Sơn?
Sơn nói:
- Em thích học toán lắm anh ạ.
- Em có học thêm toán với ai không?
Sơn cười vẻ mặt buồn xo:
- Em lấy tiền đâu mà học thêm. Học lớp đêm miễn phí do một nhóm sinh viên khoa học dạy vậy mà em phải đi bộ, không có tiền đi xe lam, nữa là đóng tiền học phí.
Thúy nói:
- Tình cảnh của tụi em bi đát lắm từ khi em bị rủi ro. Tấn thở dài nói:
- Từ nay không còn cái cảnh ấy nữa.
Sơn nói:
- Về sống với anh thì làm gì có cái chuyện ấy nữa. Chị Thúy em cứ sợ khi anh Tấn đưa đề nghị chị từ chối thì anh Tấn sẽ buồn.
Thúy nói:
- Anh Tấn chu đáo đến nước không quên cái bàn thờ của mẹ thi chị làm sao từ chối hả em. Chị nghĩ từ chối là có lỗi với anh Tấn...
Tấn nói:
- Trựớc khi xin phép hai em về sống dưới mái nhà hiu quạnh của anh, anh đã hỏi ý kiến của cô Ngọc. Cô Ngọc tán thành lắm.
Thúy nói:
- Anh đã gặp Ngọc gặp ở đâu?
- Tại nhà cô ấy, anh đã gặp ông Mật chồng cô Ngọc nữa. Gia đình của cô Ngọc kể cũng hạnh phúc lắm.
- Chị Ngọc thương chị em em lắm.
Ngày hôm sau khi Tấn đến rước Thúy về nhà thì mấy người trong xóm xúm lại từ giả Thủy, mọi người gọi Thúy và dặn:
- Cô nhớ trở về đây thăm bà con với nhá.
Thúy nói:
- Ngày mai dọn dẹp xong, tôi sẽ bắt đầu may lại và sẽ đem giao trả áo quần cho bà con ở đây.
Hoa nói với mọi người:
- Bây giờ chị ấy khoẻ rồi. Có người lo tất cả. Tôi không thấy ai may mắn như chị ấy. Bụng mang dạ chửa mà vẫn có người yêu thương như thường.
Chị Bảy nói:
- May mắn thật ấy. Chồng chết, có thai bụng thè lè thế kia mà vẫn có người rước về nuôi và chịu lo cho cả đứa em trai ăn học.
Bà chủ phố nói:
- Theo tôi nghĩ thì cũng vì cậu Tấn gây tai họa cho cậu Sơn. Trong cái rủi mà gặp cái may. Chuyện đời ai biết đâu mà lờng. Nhưng thấy ai gặp may thì mình cũng nên mừng cho người ta. Không vậy thì người ta sẽ bảo là mình ganh tị.
Chị Bảy nói:
- Ai thèm ganh tị làm gì. Nhưng thấy chuyện đời mà bắt buồn cười. Cái cậu Tấn sao mà khờ dại quá. Ai sung sướng ở đâu, cậu ấy lại lo than củi, tiêu hành.
Bà chủ phố cười:
- Chưa chi đã nghĩ như vậy à?
Hoa nói:
- Đừng nghĩ vậy mà tội nghiệp cho chị Thúy, chị ấy đâu có muốn như vậy. Nhưng vì anh Tấn muốn nhìn nhận cậu Sơn làm em, giúp cho cậu ấy ăn học đến nơi đến chốn, nên chị Thúy không dám từ chối. Chị Thúy đã kể hết cho tôi nghe rồi. Anh Tấn vốn ra đời sớm, anh đã hiểu thế nào là thiếu thốn, là nghèo túng, là cô đơn, vì vậy anh bằng lòng nhận Sơn làm em, tán thành cho Sơn, con đối với chị Thúy …
Bà chủ phố hỏi:
- Đối với cô Thúy thì sao?
- Thì anh Tấn cũng xem như em gái. Nuôi cho Thúy sanh đẻ và để Thúy trông nom nhà cửa.
Chị Bảy cười nói:
- Rồi đến khi ấy sẻ hay, vì bây giờ nói chuyện gì khác thì cũng hơi sớm, có phải vậy không?
Hoa nói:
- Nếu được vậy cũng hay chớ có sao? Đời bớt đi một người đàn bà khổ sở vì cảnh góa bụa. Nước Việt Nam chúng ta hiện giờ có biết bao nhiêu góa phụ, quả phụ, cuộc chiến này đã cướp mất bao nhiêu chồng, bao nhiêu đứa trẻ chưa chào đời đã phải chịu cảnh mồ côi. Các bà may mắn không gặp cái cảnh ấy nên không hiểu được sự đau xót của những cô nhi quả phụ. Cảnh chị Thúy đáng thương lắm. Chị ấy còn trẻ lại đẹp …
Chị Bảy nói:
- Nhiều người không tin chị Thúy có chồng tử trận.
- Tại sao lại không tin? Chị ấy nói dối để làm gì?
Hoa nhìn chị Bảy và hỏi lại như vậy thì chị Bảy nói:
- Tôi đâu có biết ất giáp gì? Tại cái cô gì ở đầu ngỏ cô ấy nói rằng nếu chị Thúy là một quả phụ có chồng tử trận thì chị ấy được chính phủ giúp đở cô có công ăn việc làm, được lãnh tiền cấp dưởng.
Lại nữa chồng mới chết sao chị ấy không thờ -… mà lại đi thờ bà mẹ ruột.
Bà chủ phố nói:
- Cái cô nào đó nói như vậy là đúng với ý tôi. Vì vậy có lần đến thăm lấy đồ may, tôi có hỏi cô Thúy chớ' ảnh của chồng cô đâu thì cô nói giọng ấp a ấp úng là cô không thờ chồng được vì một lý do riêng. Như vậy có thể cô làm bé người nào đó, rồi bị người ta bỏ.
Hoa lại bênh vực cho bạn:
- Về chuyện nầy tôi có hỏi chị Thúy thì chị giải thích như thế nầy. Chị và chồng chưa kịp làm hôn thú thì anh ấy tử trận… Nhưng các bà thắc mắc làm chi về chuyện ấy chứ, chỉ mừng giùm chị là hơn. Tôi thay ở cái thời buổi này chị em phụ nữ chúng ta đã bị thiệt thòi nhiều rồi, ganh ghét nhau mà làm gì...
Bà chủ phố ra vẻ không bằng lòng nói:
- Ai ganh ghét mà làm gì, cô không thấy tôi giúp đở cho cô ấy như thế nào sao? Khi cô Ngọc đưa cô Thúy đến và kể qua tình cảnh của cô ấy, tôi cho thuê nhà liền và chỉ bắt đóng trước ba tháng tiền nhà...
Bây giờ cô ấy đi là tôi chịu trả lại tiền không làm khó dễ gì mặc dù cô ấy chưa ở quá một năm. Đã vậy tôi còn giới thiệu cho cô Thúy lãnh đồ may.
Hoa nói:
- Tôi biết bà là người nhân đức...
Chị Bảy nói:
- Mình nói đây là bàn chuyện đời vậy mà chớ đâu phải nói xấu ai …
Trong khi những rgười ở cái xóm củ đang xúm lại nói về chuyện may chuyện rủi cho chị em Thúy thì trên chiếc xe nhà của Tấn.Thúy ngồi im ra chiều xúc động và không khỏi khó chịu. Tấn xây lại hỏi;
- Em có vẻ không vui. Hay em lo nghĩ về chuyện ở đằng anh.
Thế nào cũng có vài người bàn tán về chuyện này nhưng không sao... Họ có còn bàn tán thì em cũng không còn ở đó nữa mà nghe.
Thúy vẫn không đổi buồn làm vui, Thúy cứ ngồi im áy náy về chuyện rồi đây ở chung với Tấn, Thúy có khỏi bị người ta chê cười không?
Khi xe đến nhà, Tấn giúp Thúy mang đồ đạc vào phòng. Tấn chỉ hai căn phòng và nói:
- Đó phòng của hai em. Anh để cho các em dọn dẹp trang hoàng theo ý muốn. Có sẳn nệm, drap và gối. Em có thể kê đồ đạc lại.
Thúy nhìn thấy phòng rộng, nhà cửa cao ráo mát mẻ thì nói:
- Ở đây rộng rãi quá. Nhưng anh ở một mình thì cũng buồn thật. Em chỉ sợ nhà chật, tụi em choáng mất nhiều chỗ của anh. Bây giờ thì em yên lòng rồi.
- Anh ở trên lầu có cả thảy là ba phòng, một phòng ngủ một phòng đọc sách và một phòng dành cho khách xa, bạn bè, chẳng hạn. Em có muốn lên lầu xem qua không?
Thúy ngần ngại toan từ chối thì Tấn nói:
- Em cứ lên, không sao đâu. Anh đã thành thật xem em như em gái của anh.
Thúy hỏi:
- Thế anh có đông bạn bè không? Bạn bè anh có thường lui tới đây không?
Tấn cười và nói:
- Em gái của tôi chưa chi để muốn kiềm soát sự giao thiệp của anh rồi.
Thúy bẻn lẻn nói:
- Không phải em dám kiểm soát sự giao thiệp, bạn bè của anh nhưng em hỏi cho biết rõ để tránh mặt và khỏi làm phiền anh.
Tấn nói:
- Bạn của anh, anh tiếp ở văn phòng, không đem về nhà còn bạn gái thì không có. Để khi nào Sơn về đây anh sẽ kể cho hai em cùng nghe về khoảng đời của anh giang hồ.
Thúy theo Tấn lên lầu và không khỏi ngơ ngác trước cái vẻ sang trọng của ba căn phòng của Tấn. Tấn nói:
- Thật ra anh cũng không muốn bày chi cái chuyện sang trọng này. Nhưng anh cực khổ nhiều, chưa được hưởng gì, bây giờ làm ra tiền, tội gì mà không tạo cho mình một nếp sống thật đầy đủ về vật chất. Nếu có em về đây anh sẽ trang bị một ngôi nhà bếp thật đầy đủ tiện nghi. Hiện giờ đã có bếp gaz, máy giặt, tủ lạnh...
Thủy đến bên cửa sổ nhìn xuống đường.
- Ở đây thanh tịnh mát mẻ. Anh làm chắc nhiều tiền lắm?
- Không nói dấu gì em. Anh làm nhiều tiền lắm một lần cung cấp vật liệu anh lời đủ xài vài năm, tiền vô dễ dàng mà nào anh có tiêu xài gì đâu. Anh giúp người lở bước không may.
- ít có ai như anh vậy.. Thôi bây glờ anh cho em xuống dọn dẹp đồ đạc và bầy bàn thờ mẹ em ở phòng em Sơn …
- Được, em cứ xem rhà này là của em của Sơn, chúng ta.
Thúy đi xuống lầu, trong khi ấy Tấn đi lại đứng tựa ở cữa sổ, chổ mà Thúy vừa đứng lúc nảy … Tấn cảm thấy buồn buồn và nghỉ ngợi vẩn vơ. Tấn cũng không hiểu tại sao Tấn lại buồn một cách đột ngột như vậy. Tấn đi và ngồi vào ghế, lại lấy một quyển sách ra đọc để xua đuổi những ý nghỉ không vui ấy.
Riêng về phần Thúy, Thúy lo dọn căn phòng của Sơn trước và bày bức ảnh của mẹ lên cái tủ ‘‘côm mốt’’. Việc thờ phụng mẹ tại nhà của Tấn đã khiến cho Thúy nhìn bức ảnh mẹ mà van vái:. „
- Xin mẹ đừng giận con. Đây là chuyện bất ngờ con không thề từ chối được. Người ta thành thật muốn giúp chị em con mẹ cũng vui lòng về đây che chở chị em con, phù hộ cho em Sơn con chóng khỏi …
Thúy bày sách vở của Sơn lên bàn, làm giường thật thẳng thật đẹp mắt và sắp áo quần của Sơn vào tủ. Cái tủ thật rộng,một ngăn để mắc áo quần quần tây, một ngăn đểquần áo xếp lại, nhưng Sơn chỉ vỏn vẹn có hai bộ quần áo để mặc đi học và hai bộ đồ mát, Thúy cảm thấy xót xa cho cảnh chị em Thúy giữa căn nhà rộng rãi, sang trọng của Tấn. Vì vậy Thúy vội vàng khóa tủ lại, và ngồi xuống chiếc ghế dựa trong phòng, ôm đầu suy nghĩ.
Nhưng chỉ 5, 10 phút gì thôi là Thúy đã lấy lại sự bỉnh tĩnh. Thúy đi qua dọn dẹp phòng của mình. Phòng của Thúy cũng có một cái giường, một cái tủ và một cái bàn. Nhưng còn có cái máy may và một bàn trang điểm ở trong góc phải. Thúy nhìn đồ đạc và nghĩ:
- Sang trọng quá. Nhưng cái ơn này đến bao giờ trả được. Tấn không có họ hàng bà con gì với ta, kể ra thì thật cũng mạo hiểm lắm.
Thúy dọn dẹp xong thì cũng đã đến giờ đi đón Sơn, lúc ấy Tấn ở trên lầu đi xuống, thấy Thúy đang đứng nhìn bức ảnh của Tấn thì hỏi:
- Đố em biết bức ảnh ấy chụp từ bao giờ?
- Chắc lúc anh còn nghèo…
- Em nói đúng đấy, Lúc ấy anh vừa đi làm, vừa đi học, trông già hơn lúc này. Nhưng anh thích bức ảnh ấy và cần thấy nó mỗi ngày để không bao giờ quên lúc khổ, thiếu thốn. Em dọn dẹp xong chưa, để anh đưa em đi đón em Sơn.
- Anh đợi em một chút, em đi thay chiếc áo...
Tấn vào phòng của Sơn, thầm khen Thúy đã khéo tay và biết cách bày biện. Tấn nghĩ;
- Nếu ta có một người vợ như Thúy thì ngôi nhà này sẽ biến thành một tổ ấm... sự làm việc của ta sẽ có một ý nghĩa... Ta sẽ làm thiệt nhiều tiền để lo cho vợ, cho con. May mà Thúy chịu dọn về đây ở.
Tấn mãi suy nghĩ nên Thúy đã ra đứng chờ ở phòng khách mà Tấn cũng không hay biết. Thúy lên tiếng hỏi:
- Anh thấy em dọn như vậy có được không?
- Em khéo tay lắm. Thôi chúng ta đi kẻo em Sơn đợi. Cậu ấy chắc nóng ruột lắm. Cậu mong về nhà để biết căn phòng của anh dành cho cậu xinh đẹp như thế nào.
Hai người lên xe. Tấn nói:
- Anh xin phép được nói điều này với em.
- Điều gì vậy anh?
- Em cho phép anh sắm cho em và Sơn một số áo quần.
- Cho em Sơn thì được còn em từ trước kia, em đi làm nên cũng có sắm đủ áo quần để mặc rồi. Dạo này em cũng đang thai nghén đâu có ra ngoài thường. Để khi em sanh xong sẽ may.
- Phải may đồ mát bận trong nhà. Em biết may lo gì. Ngày mai khi Sơn đã về đây rồi chúng ta không còn phải vào bịnh viện để thăm em Sơn. Như vậy chúng ta có thì giờ để đi may sắm.
Thúy nói:
- Thôi khoan đã anh. Anh có sắm bây giờ thì em Sơn cũng chưa đi đứng được, còn em thì trong tình trạng này cũng chả đi đâu... Phục sức như thế cũng được lắm rồi.
- Nếu em nói vậy thì để anh đi may sắm một mình, anh cứ lựa, cứ chọn, xấu tốt gì rồi em cũng phải bận.
Thúy làm thinh thì Tấn nói tiếp:
- Anh nhắm tài lắm. Anh mua áo quần thêu may sẳn em và Sơn khi bận không chê nổi...
Thúy vẫn làm thinh. Tấn thấy vậy không nói gì nữa.
Khi xe đến bịnh viện Tấn đi lo thủ tục giấy tờ đóng tiền phòng và rước Sơn về. Trong khi Tấn ở phòng quản lý, Thúy nói với Sơn:
- Chị ngại quá em ạ, khi chị bày hình mẹ trong phòng của em, tự nhiên chị linh cảm mẹ trách chị em mình, chị phải khấn mẹ đừng giận chị, theo về ở với chị em mình tại nhà anh Tấn.
Sơn nói:
- Chắc mẹ cũng thông cảm hoàn cảnh của mình chị ạ Anh Tấn là người tốt chị em mình trong cảnh này làm sao đám từ chối lòng nhân ái của anh ấy. À, chị Ngọc vào thăm em và về ngay khi nhà thương chưa mở cửa.
- Làm sao chị ấy vào được?
- Chị Ngọc tài lắm, chị ấy có đủ khôn ngoan để vào trước khi các người đi nuôi bệnh vào. Chị kể cho em nghe chị gặp anh Hùng ngoài phố.
- Anh Hùng nào?
- Cùng làm một hãng Minh Quang với chị đó.
- À, chị nhớ ra rồi. Hùng là nam thơ ký trẻ nhất trong hãng, ông Tập, ông Sinh thì già, Hùng ít nói nhát gan.
- Phải rồi, chị Ngọc cũng đã nói với em như vậy. Hùng đã đi tìm chị khắp nơi, gặp chị Ngọc, Hùng mừng lắm, hỏi thăm chổ ở của chị.
- Chi vậy?
- Để đến thăm chị.
Thúy thở dài:
- Thăm viếng làm gì?
- Nhưng chị Ngọc không chịu chỉ…, chị ấy nói anh Hùng biết chị đã có chồng... Nghe vậy anh Hùng buồn lắm. Chị Ngọc, chị kể có chừng ấy chuyện rồi chị cười và nói: Em đừng lo, rồi đây chị Thúy sẽ có chồng, gặp may, em sẽ được ăn học đến nơi, đến chốn.
- Chị Ngọc còn nói gì nữa không?
- Chị ấy nói rằng sau khi gặp chị sẽ kể cho chị nghe về chuyện ông Châm, Giám Đốc, ông ấy đi ngoại quốc rồi... khiến bà Châm buồn rười rượi, bây giờ trong hãng buồn lắm, không còn bóng dáng một người đẹp nào cả. Anh Hùng xin nghỉ để đi dạy học.
Câu chuyện đến đây thì Tấn đã về tới có hai nhân viên bệnh viện giúp Tấn đưa Sơn ra xe. Thế là cả ba người cùng về. Trên xe Tấn nói chuyện huyên thuyên ra vẻ vui mừng nhiều lắm:
- Anh có cái cảm giác anh đi đón hai người em thất lạc từ mấy năm nay. Đời cũng thưòng có cái cách ấy chớ em.
Sơn nói:
- Ở thời buổi chiến tranh này chuyện thất lạc như vậy thường lắm. Những giòng chữ đăng tìm bà con thất lạc ngày nào không có.
Tấn nói:
- Em nói phải. Hôm nay là ngày anh đi rước hai đứa em thất lạc vì chiến tranh.
Thúy làm thinh không nói gì thì Tấn gọi Thúy và hỏi:
- Em nghĩ như thế nào?
Thúy nói giọng buồn bã:
- Chưa bào giờ em thấy đời em gặp may mắn như hôm nay. Nhưng sao em lo quá anh à!
- Lo quá! Em lo cái gì?
- Hai chị em lại quấy rầy anh.
Tấn cau mày:
- Lo cái chuyện không đáng lo như vậy mà cũng lo thật là vô lý.
Sơn nói:
- Chị Thúy, chị đã làm cho anh Tấn giận rồi đấy, chị thấy không?
Thúy nói:
- Tại anh Tấn quá tử tế nên không thấy cái điều chị lo là có lý. Nhưng chị còn lo một việc này nữa.
- Chuyện gì vậy chị?
- Anh Tấn hãy cho chị lo việc nhà, chợ búa, bếp núc đừng đem bà bếp về.
Tấn liền hỏi:
- Bộ anh tưởng anh đem về đây để làm công vic của con sen, chị bếp à? Huống chi anh có đủ tiền để mướn người làm kia mà. Em đang có thai, em phải nghỉ dưởng sức không được làm việc nặng.
Thúy nói:
- Làm việc thì sanh mau chớ có sao đâu.
Sơn nói:
- Anh Tấn đã không muốn thì thôi, tại sao chị còn nói mãi đến vấn đề để anh Tấn buồn.
Khi xe đến nhà Sơn được đưa vào phòng, Sơn reo lên:
- Phòng của em đẹp quá! Thật không bao giờ em ngờ được có ngày này.
Tấn nói:
- Chưa gì đâu. Rồi đây em học hành để đạt cuộc đời của em sẻ sung sướng hơn nhiều
Sơn nói một câu kiến Tấn vô cùng cảm động:
- Dù cho em có đổ đạt và làm ra tiền thì mới bước chân vào đời em cũng không làm gì tạo ngay được một căn nhà với đầy đủ tiện nghi như thế này. Em không biết nói gì để cám ơn anh.
Tấn nói:
- Những lời em thốt ra đã khiến anh cảm động nhiều lắm, khỏi cần phải nói gì nữa. Từ nay em hãy yên tâm lo học hành. Tác thành cho em, anh cũng thấy như anh học hành và đổ đạt vậy.
Sơn nói:
- Em xin hứa sẽ làm vui lòng anh.
Tấn hỏi Thúy:
- Còn em, em có hứa với anh, em đừng lo nghĩ gì hết không?
- Em xin hứa sẽ làm vui lòng anh …
Từ hôm ấy người ta thấy Tấn như tươi trẻ hẳn ra và Tấn làm việc thật nhiều, mà tiêu xài lại thật ít.
Trong một bữa cơm có Thúy và Sơn và người bếp tin cận của Tấn. Tấn nói với Sơn:
- Anh định tẩu một cái biệt thự ở Đàlạt để khi nào rảnh, anh đưa hai em lên trên ấy nghỉ mát.
Sơn nói:
- Đalat chắc đẹp lắm anh nhỉ. Em nghe nói tới Đàlat nhưng chưa bao giờ dám ao ước được biết Đalat.
- Dạo này anh làm việc mà không thấy mệt. Hai em có biết tại sao không? Anh làm việc mà luôn nghĩ đến đứa cháu sắp chào đời của anh. Nếu nó là một đứa con trai thì hay lắm.
Nói đến đây, Tấn có vẻ lúng túng và nói:
- Nhưng nó là một đứa con gái thì anh mong sao nó sẽ giống em … Nó phải đẹp như em, nhưng phải vui như em Sơn …
Dì bếp liền nói:
- Con gái thì phải giống mợ Thúy... Như vậy mới đẹp.
Thúy bẻn lẻn cúi đầu khi nghe Tấn nói đến đứa bé.
Cái chuyện ấy lẻ ra phải để cho cha đứa bé nói, nhưng than ôi, đứa bé ấy phải chịu cái cảnh không cha từ khi mới tương hình trong bụng mẹ. Sơn nói để phá tan cái bầu không khí im lặng lúc ấy:
- Em cũng mong có một đứa cháu trai, cháu gái đẹp và dễ thương hơn cháu trai; nhưng em vẫn thích có cháu trai.
Hôm ấy Tấn còn nói:
- Anh vừa lãnh thầu xây cất một ngôi nhà ở Đalat, chắc anh phải đi vắng thường, có khi phải ở trên ấy cả hai ba tuần mới về, nhân dịp này anh sẽ để ý tìm mua một ngôi biệt thự hay tìm một khoảng vườn mua để đó sau nầy cất nhà lên.
Và khi ăn xong dì bếp lo dọn dẹp thì Tấn và chị em Sơn ra ngồi ở phòng khách để nói chuyện.
- Ngày kia anh sẽ đi Đà lạt, lên trên ấy xem công việc làm ăn ra sao. Em Sơn ở nhà cứ tiếp tục học thêm với thầy Quan nhé. Còn em Thúy thì nghỉ may đan hay thêu thì được. Có làm việc thì làm việc nhẹ. Phải nghe lời anh không được buồn. Nếu em buồn thì đứa bé sau này chịu ảnh hưởng.
Thúy nói:
- Em đâu có buồn nữa.
- Như vậy là phải...
Bỗng Tấn nhìn lên tần nhà và nói:
- Có khi nào em Thúy thắc mắc về chuyện tại sao anh chưa lập gia đình không?
Thúy nói:
- Không, em không dám tò mò.
Sơn nói:
- Anh có hứa để anh kể cho em nghe vì sao đến tuổi nay mà anh chưa lập gia đình. Hôm nay rảnh rang, anh kể cho em nghe đi.
Tấn nói:
- Để anh kể cho hai em nghe.
Tấn uống một ngụm nước trà và nói:
- Anh tưởng suốt quãng đời còn lại của anh, anh không bao giờ dám nghĩ đến chuyện yêu thương một người con gái nào nữa, anh sẽ ở vậy làm ăn có tiền để giúp đỡ những đứa bé bị quăng ra đời sớm như anh.
Sơn nói:
- Trong đó có em phải không anh? Nhưng anh nói thế, nghĩa là bây giờ anh đã yêu thương một người con gái nào khác phải không anh?
Thúy cúi đầu không dám nhìn Tấn, trong khi ấy Tấn lúng túng trả lời Sơn:
- Nhưng gần đây một chuyện bất ngờ đã thay đổi cuộc sống của anh. Chuyện ấy chưa phải lúc đề cập đến, phải chờ thời gian… Còn chuyện vì lẻ gì anh lại chán ghét đàn bà con gái thất vọng đến nổi gần như tuyệt vọng ấy, anh xin kể ra đây để em hiểu. Nguyên năm anh hai mươi hai tuổi, lúc ấy anh đi làm ở một hãng thầu, lương tháng chỉ mười nghìn đồng. Ông thầu khoán ấy tên là Khải … ông ta tỏ ra rất tử tế, ưu đãi anh. Việc gì có dính dáng đến tiền bạc là ông ta chỉ sai anh, anh là người tin cẫn của ông. Bà Khải mỗi lúc cần lấy tiền ở ngân hàng cũng sai đến anh, ông bà sau khi biết anh không có ai là bà con ở Saigon, liền cho anh dọn về ở tại văn phòng của ông bà.
Thấy ông bà yêu thương như vậy, anh đem toàn lực ra để làm. việc, cho xứng đáng với lòng tin cậy của hai ông bà. Ông bà Khải có hai cô con gái, cô lớn tên Nga, cô nhỏ tên Mỹ. Cô Nga năm ấy sắp xĩ tuổi anh, cô Nga học đến đệ nhị thì ở nhà học may thêm và làm bánh. Lúc nào cô Nga cũng buồn rười rượi. Cô ở trên lầu ít khi xuống văn phòng. Trái lại cô Mỹ thì vui vẻ cởi mở, mỗi khi đi học về đi ngang qua văn phòng, thấy anh là cô ta ngừng lại chào hỏi chuyện trò rất tự nhiên. Cô Mỹ lúc ấy học lớp đệ tam và học thêm anh văn ở Hội Việt Mỹ, cỏ có vẻ mến anh. Một hôm nhân ông bà Khải đi vắng, cô Mỹ ngồi lại ở văn phòng và tiết lộ với anh, cô Nga chị của cô yêu thương anh lắm... Anh ngạc nhiên nói:
- Em đừng nói đùa, rủi ông bà hay được thì sao?
Mỹ cười và nói:
- Thì đâu có sao em nghe ba em bàn với má em gả chị Nga cho anh và để cái văn phòng nầy cho anh trông nom, chị Nga nghe ba má bàn mừng lắm…
- Anh không tin. Chị Nga yêu anh sao không bao giờ chịu xuống đây hỏi han anh, chị Nga lạnh lùng đến sợ dường như chị khinh anh là kẻ làm công…
- Đâu phải, khi người ta yêu thương thì người ta trở thành rụt rè, còn em, em tự nhiên vì em không có ý nghĩ gì khác.
Kể đến đây Tấn ngừng lại, nhìn Thúy và hỏi:
- Đó là Mỹ nói theo tâm lý đàn bà, em Thúy nghĩ thế nào về nhận xét ấy của Mỹ.
Thúy lúng túng nói
- Em cũng không hiểu.
Tấn liền kể tiếp:
- Hai em phải hiểu giùm cái tâm trạng của anh lúc ấy. Anh chỉ là một kẻ bơ vơ không có gia đình, bỏ nhà ra đi từ thuở nhỏ, thân tự lập thân vậy mà nay được một thiếu nữ con một ông thần khoán yêu thương anh làm sao anh không mừng thầm và không hảnh diện? Vì vậy từ hôm ấy anh đem hết mình ra để lo làm giàu cho ông bà Khải. Thậm chí anh tiếp tay cho ông bà buôn lậu. Anh đi giao hàng lậu và may mắn là anh chưa bị bắt và ở tù. Lúc ấy anh như kẻ mù quáng, Nhưng trong thời gian này anh cũng chả thấy Nga tỏ ý gì là yêu anh và ông bà Khải thì cũng không lời đá động gì đến chuyện gã cô Nga cho anh như lời Mỹ nói. Nhiều lần thấy Nga từ trên lầu xuống tim anh đập như muốn phá lồng ngực để vọt ra ngoài, hai tay anh run bắn lên, chân anh đứng không vững. Anh nhìn cô Nga tròng trọc nhưng cô ấy không nhìn lại anh, đi thẳng ra đường. Anh vẫn không hết hy vọng vì sau đó Mỹ nói cho anh biết ba má Mỹ sẽ nói chuyện với anh. Hai hôm sau bà Khải gọi riêng anh vào văn phòng của ông Khải và hỏi anh còn cha mẹ gì không và đã có gia đình chưa. Ngưòi ta hỏi như vậy tức người ta muốn đề cập đến chuyện gì rồi.
Anh bèn trình bày rỏ ràng về tình cảnh của anh, cha mẹ mất sớm, mấy ông bác cướp hết gia tài của cha mẹ anh để lại, nói là nuôi anh vì tình gia tộc, và mấy bác gái nặng nhẹ đủ điều. Anh không thể ở được mới ra đi. Anh quên nói cho các em biết anh có một ông chú, ông ta và mấy bác của anh chiếm đoạt của cải ông bà để lại nên ông ra đi làm ăn từ thuở nhỏ. Anh lên Saigon tìm ông chú ấy nhưng nào biết ông ta ở đâu mà tìm. Có người nói ông ta làm ăn giàu có lắm, thay họ đổi tên, và người ở dưới quê lên không ai nhận ra ông.
Bà Khải nghe anh trình bày ra đều thương hại lắm rồi bà Khải hỏi anh:
- Vậy cậu có muốn cho tôi đứng ra tác thành cho cậu không? Tôi có đến hai đứa con gái, cậu muốn đứa nào tôi sẽ gả đứa đó.
Anh liền nói:
- Thưa bà, bà thương cháu, bà muốn cho cháu được làm con rể thì cháu xin cảm tạ thạnh tình của bà, nhưng biết cô ấy có chịu đi đến hôn nhân với cháu không.
Bà Khải nói:
- Thôi để tôi gả con Nga cho cậu, con Mỹ còn đi học mà nó trẻ con lắm.
Anh tuy không yêu cô Nga nhưng nghĩ rằng rồi đây mình sẽ là rể của ông bà thầu khoán, có vợ giầu, có thế để làm ăn và tiến thẳng trên con đưòng tương lai, anh làm sao khỏi mừng. Anh liền nói:
- Ông bà thương được chừng nào, con mừng chừng ấy và con cũng xin cố gắng để xứng đáng với lòng yêu thương của ông bà.
Hôm ấy bà Khải sai anh mang đến một tiệm buôn người Tàu ở Cholon một cái thùng bà dặn:
- Khi con trao cái thùng này cho người ta rồi thì họ sẽ trao cho con nửa triệu bạc. Con nhớ kiểm tiền lại.
Sau này người tài xế đưa anh đi nói cho anh biết cái thùng ấy đựng toàn bạch phiến. May mà anh không bị nhà chức trách tóm cổ.
Mặc dù có bà Khải nói gả Nga cho anh, anh cũng chẳng thấy cô Nga để ý đến anh hay ban cho anh một nụ cười.
Một hôm đi lãnh hàng cho bà Khải, anh bắt gặp cô Nga đi phố với một thanh niên có vẻ nghệ sĩ lắm. Chàng ta tóc dài râu ria và phục sức như hề. Nga thấy anh nhưng vẫn làm ngơ. Khi về nhà, anh không dám đem chuyện này nói vói bà Khải mà chỉ kể cho Mỹ nghe. Mỹ cười và nói:
- Anh nhìn lầm rồi chị Nga đứng đắn lắm, chị làm sao quen được với cái hạng thanh niên ấy.
Anh nhất quyết không nhìn lầm và hỏi Mỹ:
- Bà thầu khoá đã hứa gả chị Nga cho anh rồi, nhưng tại sao chị Nga vẫn làm mặt lạnh lùng với anh. Anh buồn quá.
Mỹ cười và nói:
- Việc gì mà anh phải hờn. Hễ mẹ em đã hứa thì chắc chắn là được... chị Nga đâu dám cãi...
Từ khi bà Khải hứa gả cô Nga cho anh thì mỗi ngày anh lãnh một công tác rất nguy hiểm và bà thâu tiền vô rất nhiều. Sau một chuyến giao hàng trót lọt như vậy bà Khải cho anh năm nghìn và dặn anh đi may sắm áo quần để sau nầy làm đám cưới. Một lần khác anh gặp Nga đi với chàng thanh niên kia anh đã hỏi thì có người cho biết tên chàng là Minh, một ca sĩ của giới kích động nhạc có một cuộc đời phóng túng lắm. Ngoài bà Khải ra ông Khải không nói gì với anh về chuyện cho anh làm rễ gia đình ông...
Vậy mà anh vẫn chịu đựng nỗi cái cảnh hứa suông ấy, làm rễ chí nguyện ấy được ba tháng. Một tháng là mười chuyến hàng, ba tháng là ba mươi chuyến, chuyến nào cũng trót lọt nên bà Khải khoe mấy người bạn với tuổi bà, nhờ anh mà công việc làm ăn của bà chạy lắm. Và một hôm trong bữa cơm trưa, bà hỏi Nga trước mặt anh:
- Ngay thấy cậu Tân như thế nào? Mẹ đã chấm cậu ấy làm rễ đấy.
Nga nói:
- Anh Tấn hiền lành dễ dạy lắm. Mẹ định gã em Mỹ cho anh Tấn phải không?
Bà Khải nói:
- Sao lại em Mỹ. Em Mỹ còn đi học mà.
- Vậy chớ ai? Con thì con làm sao làm vợ anh Tấn. Con đâu có yêu anh ấy. Anh Tấn chắc cũng biết rõ điều này.
Bà Khải bỏ đũa xuống và hỏi:
- Mầy nói thật sao Nga?
- Chớ chuyện trăm năm con sao dám đùa. Lại nữa con đâu dám đùa với mẹ.
Bà Khải nói:
- Vì lẽ gì con không chịu kết hôn với Tấn?
Nga cau mày nói:
- Vì lẽ gì thì con đã thưa với mẹ biết rồi, khi con không yêu thì con không bằng lòng, vả lại anh Tấn cũng đâu có yêu con.
- Vậy chớ mầy yêu ai, con kia...?
- Mẹ cứ hỏi anh Tấn... anh ấy biết rồi.
Bà Khải xây lại anh và hỏi:
- Con biết mà biết cái gì vậy Tấn?
Anh liền nói:
- Dạ, cháu đâu có biết việc gì.
Nga nhìn Tấn bỉu môi ra vẻ khinh bỉ và nói:
- Anh không dám nói sao anh Tấn. Tôi cầu cứu với anh đó, anh nói giùm đi...
Anh nhìn Nga cũng bằng một cái nhìn mai mỉa và nói:
- Cô làm mà cô không có can đảm nói sao? Tôi đâu có biết gì ngoài cái hôm tôi gặp cô đi ngoài phố với một thanh niên tóc dài và phục sức rất lạ kỳ.
Bà Khải vội vàng hỏi:
- Nó đi ngoài phố với một người con trai tóc dài Hippi à?
Anh nói:
- Dạ, cháu chỉ gặp một lần và không biết người ấy là ai?
Bà Khải trách:
- Vậy thì cậu có lỗi lắm, tại sao cậu thấy nó đi với trai cậu không nói cho tôi biết?
- Thưa bà, cháu nghĩ rằng cháu chưa phải là chồng của cô Nga, nên cháu không có quyền...
Nga cười lớn và nói:
- Vậy anh đáng khen lắm đấy... Anh chưa phải là chồng tôi thì anh lấy quyền gì mà theo giữ tôi. Lại nữa mẹ tôi, bà ấy muốn lợi dụng anh, nên bà ấy nói gả tôi cho anh, bà đâu có hỏi ý kiến của tôi... Khi nào tôi nói là tôi yêu anh thì việc ấy mới chắc phải không anh Tấn? Anh phải biết tôi lúc nào cũng xem anh là người làm công cho cha mẹ tôi, dù anh có là người giúp việc đắc lực chăng nữa.
Anh hết sức xót xa trong lòng bà Khải hỏi Nga:
- Mầy dám nói như vậy sao Nga? Mầy hảy nói cho tao biết thằng để tóc dài ấy là ai vậy?
Nga cười lạt:
- Đã bảo là người yêu của con kia mà.
- Nhưng nó làm cái nghề gì.
- Nghệ sĩ. Anh ấy làm nhiều tiền lắm, một đêm có khi làm được đến 20 nghìn.
- Làm được 20 nghìn. Vậy thì cũng khá đấy, dù sao thì nó cũng nuôi nỗi mày.
- Anh Minh, anh ấy dư sức nuôi con, lại nữa nếu mẹ muốn cho anh ấy giúp mẹ buôn lậu thì anh ấy cũng sẵn lòng làm. Nghệ sĩ sống bừa bãi lắm, buốn bán không quen nhưng con sai khiến thì anh ấy phải làm.
Mỹ nãy giờ ngồi im nghe Nga nói có lẽ ngứa tai, liền nói:
- Nhưng anh Tấn mỗi ngày cũng làm ra tiền không kém...
Nga hỏi:
- Ai bảo mầy bênh vực cái anh Tấn? Mầy yêu thương Tấn thì cứ thưa với mẹ, chịu nghỉ học thì mẹ sẽ gả mầy cho anh ấy.
Nhưng Mỹ nguýt Nga và nói:
- Chị đừng làm cao em chỉ sợ rồi đây chị quay sang lạy anh Tấn để anh ấy cưới chị chớ.
Nga đứng lên tát vào mặt Mỹ và hỏi”
- Mày dám hỗn láo với tao như vậy à? Tấn làm gì mà mỗi ngày kiếm được vài chục nghìn?
- Buôn đồ quốc cấm cho mẹ,.
Nga gắt:
- Thì mày cứ lấy Tấn đi.
Mỹ nói:
- Chị đừng nói bậy. Em không phải như chị đâu. Em đã bảo học đến nơi đến chốn là em học đến nơi đến chốn, không yêu thương như chị để bỏ học dở chừng. Chị đã yêu ba bốn người, giờ đây lại đến cái anh chàng Minh nào đó.
Nga nói:
- Tao như vậy đó mầy làm gì tao chứ. Mày làm gì tao chứ.
Bà Khải hỏi:
- Mầy dám nói như vậy? Để rồi mầy biết tay tao.
Nga đi thẳng lên lầu và nói với chị bếp:
- Đi mua cho tôi một tô phở. Tôi không thể ngồi với mấy người ấy nữa.
Bà Khải lắc đầu nói:
- Vậy thì hết chỗ nói. Tôi là mẹ nói mà nó lại dám bảo người nầy người nọ,
Rồi bà nhìn anh và nói:
- Cháu cũng đừng buồn để rồi má khuyên lơn nói. Con hảy yên tâm.
Anh nói:
- Cô Nga đã không bằng lòng thì thôi xin bà đừng ép cô ấy làm gì.
Bà Khải nói:
- Nó đâu dám cãi tôi mà...
Nói xong bà Khải đi lên lầu. Vừa đi bà vừa nguyền rủa Nga:
- Đồ mất dạy... Tao phải trị mày mới được.
Khi bà Khải đi rồi, Mỹ hỏi anh:
- Anh Tấn, anh gặp chị Nga đi với ca sĩ Minh phải không?
- Phải...
- Tôi nói anh đừng hờn, chị Nga sẽ thất vọng cho anh xem. Ca sĩ Minh không bao giờ yêu thương chị ấy.
- Nhưng cô Nga không yêu thương tôi...
- Rồi đây chị ấy sẽ yêu thương anh.
Anh cười lạt:
- Khi nào ca sĩ Minh bỏ chị ấy phải không, đến lúc ấy anh làm gì?
- Thì anh cưới chị Nga.
Kể đến đây Tấn nhìn Sơn và nói:
- Anh thật khờ dại các em ạ. Ngày hôm sau, bà Khải gọi riêng anh vào phòng của bà và nói:
- Đêm qua má đã khuyên nhủ nó, coi bộ nó gần xiêu lòng rồi. Nhưng con phải thay đổi cách ăn mặc, đây con, cầm ba chục ngàn này đi may sắm, con phải rủ nó đi chơi, phải làm cho nó vui lòng, phải gây cảm tình với nó. Vài tuần nữa má sẽ thuyết phục được nó.
Anh nghe lời răm rắp cũng đi may mặc, cũng chào hỏi Nga, mỗi khi gặp Nga. Nhưng Nga không đáp lời chào của anh. Mỹ thì khuyên anh đừng gấp, thế nào Nga cũng nghe lời mẹ để làm vợ anh.
Anh hỏi Mỹ:
- Có thật vậy không Mỹ?
- Thật mà, không lấy anh có nước chị ấy trốn đi.
- Em nói cái gì anh không hiểu.
- Tại sao lại không hiểu. Sao anh ít thông minh quá vậy? Rồi anh sẽ hiểu.
Trong hai tuần chờ đợi ấy, bà Khải đã ngọt ngào khuyên lơn anh mỗi ngày để rồi sai anh đem hai lần hàng cho một tiệm buôn khác ở Dakao hai chuyến hàng cũng trót lọt và người ta trả tiền bằng đô la.
Một tháng đã trôi qua, anh không thấy Nga đi chơi nữa. Nhiều hôm Nga cũng không xuống dùng cơm. Bà Khải nói:
- Con Nga bị bệnh mấy hôm nay bảo nó đi bác sĩ nó không chịu đi.
Mỹ nói:
- Chị ấy chắc đau bao tử...
- Mẹ cũng nghĩ như vậy.
Nhưng Nga có thai, ụa mữa nào anh có biết. Thế rồi bà Khải khuyên lơn thế nào mà Nga làm mặt vui và niềm nở với anh.
- Thấy anh yêu tôi, tôi làm sao khỏi cảm động, má tôi nói rất phải không nên yêu ca sĩ, họ ít khi chung tình.
Thấy Nga vui vẻ và không còn khinh anh nữa. Anh hết sức cảm động và bà Khải định đến tháng sau sẽ làm đám cưới, gả Nga cho anh...
Một hôm bà Khải dẫn Nga đi sắm áo quần cho Nga và anh thì ở nhà, ca sĩ Minh lại tìm Nga, anh tiếp Minh. Minh hỏi anh:
- Anh có biết tôi là ai không?
- Ca sĩ Minh.
- Sao anh biết?
- Tôi đã gặp ca sĩ một lần ngoài phố, hôm ấy ca sĩ đi với cô Nga.
Ca sĩ Minh hỏi:
- Thế anh có biết gì về cô Nga và tôi không?
- Có một dạo cô Nga yêu ông...
- Chuyện ấy không đáng kể...
- Thế chuyện gì mới đáng kể?
- Nga đã có thai với tôi... Nga không nói chuyện nầy cho cậu Tấn biết sao?
Anh kinh ngạc hỏi:
- Thế tại sao ca sĩ không cưới cô ấy?
Minh nói:
- Tôi sẵn sàng cưới chớ... Nhưng tôi bảo Nga về xin mẹ một số tiền. Phải có của hồi môn thì tôi mới cưới. Cậu biết không? Người ta giàu tội gì... Không phải ai cũng ngu dại như cậu. Việc gì mà cậu chen vao chuyện của chúng tôi. Nếu cậu không đứng ra để làm hình nộm cho cô ta, thì cô ta phải lạy tôi, bà Khải phải năn nỉ tôi để gả cô Nga cho tôi. Tôi đến đây để nói cho cậu biết cậu khôn hồn thì dang ra đừng có thọc gậy bánh xe để tôi làm ăn. Nếu không thì tôi cho em út của tôi cho cậu một trận đòn để cậu học khôn.
Nghe Minh nói thế anh nhìn Minh và hỏi:
- Có thật Nga đã có thai với anh không?
- Chớ tôi nói dối cậu làm gì? Tôi đang cần một số tiền để mở một phòng trà ca nhạc, tôi định làm ăn lớn. Ngoài cha mẹ Nga ra không ai có thể giúp tôi.
Anh nghe Minh nói vậy liền nói:
- Nếu Nga đã có thai thì thôi, tôi không can gì mà chen vào để gánh vác. Anh đốn thì anh vác chớ.
- Được, như vậy là cậu biết điều đấy. Vậy thì điều gì cần làm trước nhất, cậu có biết không?
- Điều gì?
- Ngay từ hôm nay, cậu phải nói với bà Khải cậu không thể nào cưới cô Nga được nếu bà Khải thương cậu thì hãy gả cô Mỹ cho cậu.
- Mỹ không yêu tôi thì sao?
- Thì thôi,.
Minh nói xong, nhìn anh cười, có lẽ lúc ấy dáng điệu của anh trông ngớ ngẩn, buồn cười lắm thì phải. Mà anh ngớ ngẩn ngu dại thật. Tại sao anh lại nghĩ đến chuyện cưới Mỹ. Anh định nuôi ảo mộng thứ hai nữa hay sao chứ.
Minh nói:
- Cậu nhớ lời tôi dặn chứ... Khi bà Khải về cậu phải từ chối không nhận lời cưới cô Nga.
- Nếu bà Khải hỏi vì lẽ gì thì tôi phải nói sao?
- Thì cậu chứ nói sáng nay tôi đến đây buộc cậu phải rút lui vì Nga đã là nhân tình của tôi. Cậu không muốn gây chuyện với tôi... Thôi bây giờ tôi về nhé. À quên có thể bà Khải sẽ đuổi cậu vì cậu không chịu cưới cô Nga để cứu vớt cho danh dự gia đình bà. Nếu có vì cái chuyện này mà cậu mất chỗ làm thì cậu cứ tìm tôi theo địa chỉ nầy tôi sẽ giúp cậu tìm việc làm khác. Cậu làm ở đây cậu bị lợi dung nhiều lắm... và có ngày cậu đi tù thế cho bà Khải... Chào cậu.
Minh vừa bước ra thì Mỹ đi học về. Hai người gặp nhau ngoài đường, trước cửa nhà. Mỹ vừa vào nhà đã hỏi anh:
- Anh Tấn, phải cái anh chàng ca sĩ kia vừa ở đây ra không?
Anh hỏi Mỹ:
- Cô cũng biết anh chàng ca sĩ ấy sao?
- Sao lại không? Ca sĩ Minh ai lạ gì? Nhưng anh ấy đến đây tìm ai vậy?
- Tìm tôi...
- Tìm anh? Anh cũng quen với ca sĩ Minh à?
- Không. Minh đến đây tìm tôi vì chuyện hôn nhân giữa tôi và cô Nga...
Mỹ lên tiếng:
- Thôi tôi hiểu rồi. Anh ấy đến phá đám?
- Anh ấy buộc tôi phải rút lui vì...
- Vì sao?
- Tôi không tiện nói với cô... Tôi phải nói với bà và cô Nga.
Mỹ cười lạt:
- Anh không nói thì tôi cũng biết rồi. Tôi không khỏi thương hại cho anh.
- Cô thương hại tôi... Tại sao?
- Tại anh thật thà quá... mà thật thà thì sao anh có biết không?
- Thật thà là cha đứa dại.
- Thì ra, anh cũng biết. Chị Nga không yêu gì anh hết mà giờ đây chị ấy cũng không còn yêu ca sĩ Minh. Cái thằng ấy nó làm tiền. Nhưng khi chị Nga tỉnh ngộ thì đã quá trễ...
Mỹ nói đến đây nhìn ra thấy mẹ và chị đi phố về liền làm thinh, cúi đầu đi lên lầu.
Nga nhìn anh ngoẻm ngoẻm cười. Bà Khải vui vẻ nói:
- Con Nga nó mua cho con một chiếc đồng hồ.
Anh nói:
- Cô mua cho tôi làm gì...
Bà Khải nói:
- Con đừng nói như vậy mà con nó buồn nó nghĩ đến con, nó mới mua sắm như vậy.
Anh nhìn Nga, rồi nhìn bà Khải chua xót nói:
- Khi nãy có ca sĩ Minh đến đây.
Nga ngồi phệt xuống ghế, nét mặt đang vui bỗng sa sầm lại và nói:
- Nó đến đây làm gì?
Bà Khải hỏi:
- Ca sĩ Minh nào vậy?
Nga nói giọng run run, không được tự nhiên:
- Người dạy con đờn và hát.
Bà Khải hỏi anh:
- Cậu ấy đến đây nói gì? Tìm con Nga để làm gì?
Anh nói:
- Tìm tôi chớ không phải tìm cô Nga.
- Vậy tìm con để làm gì?
- Để hăm doạ con không được cưới cô Nga.
- Nó quyền gì...
- Ca sĩ Minh bảo ông ta có quyền, vì cô Nga đã có thai với ông ta rồi.
Bà Khải nhìn Nga rồi thở dài than:
- Mẹ không ngờ nó lại đến cái nước đó. Rồi cậu trả lời ra sao?
- Cháu đâu biết trả lời ra sao. Cậu Minh buộc cháu phải về thưa với bà rút lui để cậu ấy đến xin cưới cô Nga, cậu ấy đốn thì vác.
Bà Khải hỏi:
- Và nếu cậu không nghe lời?
- Thì cậu Minh sẽ cho du đãng đàn em đến đánh cháu. Thưa bà cháu không dám chọc ghẹo các tay ấy đâu, cháu sợ lắm. Thôi xin bà dẹp bỏ chuyện gả cô Nga cho cháu.
Có cậu Minh thương yêu Nga rồi thì bà cứ gả cô Nga cho cậu Minh là yên việc.
Bà Khải nói:
- Nếu gả được là tôi đã gả rồi nghiệt một nỗi con Nga nó cũng không yêu cậu Minh, nó biết cậu Minh không yêu nó cậu ta chỉ muốn làm tiền.
Anh xây lại nhìn rõ Nga và anh hỏi:
- Cô nghĩ sao?
Nga nói:
- Tôi cũng không biết nghĩ sao nữa. Tôi không yêu Minh, Minh là chàng đểu giả. Tôi thù ghét nó lắm.
- Nhưng cô đã có thai với ca sĩ Minh.
- Nó nói láo để làm tiền mẹ tôi. Nó đòi một triệu đồng để mở phòng trà và nếu mẹ tôi chịu cho thì nó cưới tôi, còn không nó sẽ phá tôi, bằng cách hễ ai kết hôn với tôi là nó đến nói xấu, hăm dọa... như vừa rồi nó đã làm với anh vậy.
- Nó nói láo để làm tiền mẹ tôi. Nó đòi một triệu đồng để mở phòng trà và nếu mẹ tôi chịu cho thì nó cưới tôi, còn không nó sẽ phá tôi, bằng cách hể ai kết hôn với tôi là nó đến nói xấu, hăm doạ,... như vừa rồi nói đã làm với anh vậy.
Anh nói:
- Như vậy tôi không dám...
- Việc ấy tuỳ anh.
Bà Khải nghe Nga nói như vậy, liền la lên:
- Sao lại tuỳ anh bộ mình sợ cái thằng Minh ấy à? Tao sẽ kiện nó. Nó không có quyền hăm doạ. Nó làm hư cuộc đời của con gái tao.
Anh liền hỏi:
- Bà nói như vậy nghĩa là...
Bà Khải biết mình đã lở lời, liền nói:
- Không. Nó làm khổ con Nga... vì sự hăm doạ và ngăn cản kia. Con hảy yên tâm nó không dám làm gì con. Thà ta gả con Nga cho con và cho một triệu đồng để làm ăn. Chớ không tiền đâu đi cho cái thằng Minh ấy.
Nga nói:
- Nó lấy được tiền rồi sẽ hất hũi em, em khổ lắm anh Tấn, anh đừng sợ nó trả thù.
Anh nói:
- Tôi không có thế lực, không có tiền, làm sao đương đầu nổi với nó. Thôi, cô Nga cô đừng nghĩ đến tôi nữa.
Nga tức giận nói:
- Anh hèn như vậy sao?
Bà Khải cũng tức giận nói:
- Cậu đừng thấy tôi thương cậu, gả con cho cậu, cho cậu mọi sự dễ dàng rồi cậu lên mặt, tưởng đâu con gái tôi ế ẩm, hư hỏng hay sao chớ. Với cái của hồi môn một triệu bạc chán vạn thằng con trai có chức phận hơn cậu nhào vô xin làm rễ, cậu biết không?
Anh nói:
- Bà biết vậy thì xá gì cái thằng thơ ký nghèo nầy...
- Nhưng tôi thấy cậu hiền lành...
Nga đứng lên nói:
- Anh ấy không chịu thì thôi mẹ ép làm gì?
Bà Khải nói:
- Con hãy lên lầu nghỉ cứ để đó cho mẹ, mẹ sẽ nói chuyện với cậu Tấn.
Hôm ấy bà Khải đã dỗ dành anh, bảo anh cứ cưới Nga, mọi việc đã có bà. Nhưng anh nhất định không chịu và bà Khải hăm doạ sẽ cho anh nghỉ, không cho anh làm nữa.
Tấn kể đến đây thì Sơn nói:
- Chắc cô Nga có thai rồi phải không chị Thuý? Hồi đó chị có thai..., chị cũng nôn mữa, làm em tưởng chị đau bao tử em sợ, em sợ ghê đi đến khi chị Ngọc nói cho em biết, em mới hiểu.
Xây lại Tấn, Sơn hỏi:
- Vì cô Nga có thai nên anh không cưới, hay vì tại cậu ca sĩ kia hăm doạ anh?
Tấn nói:
- Lúc ấy, anh thất vọng vì người ta lừa gạt anh, chớ còn anh không quan tâm về chuyện cô Nga có thai. Nếu bà Khải và cô Nga cứ nói thật thì chắc anh cũng không quan tâm đến chuyện ấy.
Thuý nghe Tấn kể đến đây, trong lòng không khỏi buồn bả. Thuý thở dài, cúi đầu không dám nhìn Tấn.
Nghe tiếng thở dài của Thuý, Tấn dường như hiểu được tâm sự của Thuý liền nói:
- Anh kể chuyện gian truân của cuộc đời niên thiếu của anh, chớ anh không có ý gì khác.
Sơn nói:
- Anh kể tiếp đi anh Tấn.
Tấn nói:
- Đêm hôm ấy anh đang ngồi đọc sách ở trong phòng thì Nga xô cửa bước vào cánh cửa anh mới khép chưa khoá. Thấy Nga anh giựt mình hỏi: Cô chưa ngủ sao mà giờ nầy vào?
Nga nói:
- Tôi đến đây để nói cho anh hiểu.
- Đâu có việc gì phải hiểu đâu. Chuyện của chúng ta như thế là xong rồi... Bà chả cho tôi nghỉ và bắt đầu ngày mai tôi dọn đi.
- Anh không thương tôi sao anh Tấn?
- Tôi sợ ca sĩ Minh trả thù. Lại nữa còn đứa bé kia lôi thôi lắm.
- Đứa bé kia? Anh vẫn tin là tôi có thai sao?
Anh liền nói:
- Con người ta dù thật thà, ngu dại đến đâu cũng có lúc đầu óc bỗng sáng suốt và thấy rõ đâu là lợi đâu là hại. Cô Nga, tôi không còn ngu dại nữa đâu, tôi biết cô đã có thai với ca sĩ Minh. Nếu giữa cô và ca sĩ Minh không có gì xảy ra thì ca sĩ Minh đâu dám đến đây nói lôi thôi vớ vẩn như vậy? Lại nữa, cô quên rồi sao? Tôi gặp cô đi chơi với ca sĩ Minh nhiều lần.
Nga nói:
- Tôi đã bảo tôi học đàn và hát với ca sĩ Minh. Hôm tôi gặp anh, ca sĩ Minh đưa tôi đi mua mấy bản nhạc. Ở cái đất Saigon nầy, chuyện đi đứng như vậy có gì đáng cho anh để ý và cũng không ai nói gì về chuyện giao thiệp như vậy...
- Tôi đâu dám phê phán gì... Nhưng tôi linh cảm chuyện của cô và tôi sẽ không đi đến đâu. Giờ đã khuya, xin cô về nghỉ, nếu cô ở đây bà chủ thấy được thì phiền lắm.
Nga vẫn không chịu về, ngồi ôm đầu kể lể:
- Mẹ tôi thương anh vì anh thật thà, vì vậy mẹ tôi mới dỗ dành tôi yêu anh. Tôi nghe lời mẹ tôi từ chối bao nhiêu đám, để bây giờ anh chê tôi. Anh hất hủi tôi, tôi nhục quá. Chắc tôi không thể nào sống được.
Nga nói nhiều lắm nhưng anh vẫn không xiêu lòng Nga thấy vậy mới mắng nhiếc anh thậm tệ rồi bỏ về phòng nàng.
Sáng hôm sau, anh vừa thức dậy thì bà Khải gọi anh ra phòng ăn, mời anh dùng điểm tâm với bà, bà nói:
- Cậu khoan đi đâu cả. Tôi cho cậu ba ngày để suy nghĩ. Cậu còn thì giờ mà. Việc gì mà phải đi gấp. Tội nghiệp con Nga, đêm qua nó khóc suốt đêm, chỉ vì cậu chê nó. Nó tủi thân và phiền trách tôi sao làm cho nó yêu thương cậu.
Anh nói:
- Bà đã không cho tôi giúp việc cho bà nữa thì tôi đi chớ ở đây làm gì... Tôi đã nói cho cô Nga hiểu rồi...
Nhưng bà Khải cứ giữ anh ở lại và tối hôm ấy bà nhờ anh đi chuyến hàng chót, bà nói:
- Mấy lâu nay người ta chỉ biết có cháu là người đem hàng, nếu nay cháu không đem, người khác đem người ta nghi ngờ và không nhận hàng giao trả lại thì phiền phức lắm đấy, thôi cháu đi giúp tôi một chuyến nữa đi. Tôi cho cháu một số tiền lớn để làm vốn.
Anh không nhận lời và nói:
- Không thể được. Bà đã cho tôi nghỉ...
Nga đứng gần đó thấy vậy liền nói:
- Mấy lâu nay cha mẹ em đâu có đối xử cái gì không phải với anh? Làm ơn cho an thì có, sao anh lại nỡ từ chối cái chuyến hàng cuối cùng hả anh Tấn. Thì anh cứ đi một lần nầy nữa thôi.
Nhưng anh thấy Mỹ nháy mắt ra dấu bảo anh hãy từ chối. Vả lại linh tính cũng báo cho anh biết nếu anh đi chuyến hàng ấy thì chắc chắn sẽ bị bắt... Anh nhất định từ chối. Sau này khi bà Khải và Nga đi vắng, Mỹ nói cho anh biết bà Khải muốn mượn tay bọn buôn lậu để trị anh. Nghĩa là bà Khải sẽ đưa hàng xấu và tụi nhận hàng sẽ đổ tội cho anh trao hàng để trừng trị theo luật giang hồ.
Chiều hôm ấy, anh dọn đi nơi khác. Anh đã tìm việc cả tháng mà không được, một hôm tình cờ anh gặp ca sĩ Minh trên đường Lê-Lợi khi anh đến một tiệm buôn gần đấy để xin một chân bán hàng. Ca sĩ Minh mời anh đi uống cà phê và nói:
- Tôi có nhiều chuyện muốn nói với cậu.
Anh vào tiệm cà phê với Minh. Minh hỏi anh sau khi gọi hai ly cà phê:
- Cậu đi khỏi nhà bà Khải cả tháng nay rồi phải không? Thế cậu đã tìm được chỗ làm khác chưa?
Anh nói chưa thì Minh hỏi:
- Cậu có muốn tôi giới thiệu cho cậu một chỗ làm khác không?
- Ở đâu?
- Tại một phòng trà.
- Tôi không quen làm ở đấy.
- Vài hôm sẽ quen.
- Tôi không thích làm nghề về đêm. Ban ngày tôi sẽ làm gì?
- Vậy thì tuỳ cậu. Dù sao tôi cũng phải nghĩ rằng cậu vì tôi mà thất nghiệp. Lẽ ra thì giờ nầy cậu đã làm rễ bà Khải cưới cô Nga...
- Thế anh cưới cô ta rồi phải không?
- Người ta không gả.
- Và anh chịu thua sao?
- Nga đang đau khổ, cái bụng đã lớn rồi.
- Nga thề thốt với tôi không có thai;
Minh cười và nói:
- Chỉ cậu mới tin như vậy... Bà Khải đòi kiện tôi.
Anh nói với Minh:
- Thôi, người ta không gả thì thôi, cậu làm khó dễ người ta làm gì.
- Không làm khó dễ, nhưng hễ bà Khải gả cô Nga cho ai là tôi sẽ phá...
Quả thật như lời Minh nói ba năm sau khi Nga sanh xong chưa có chồng được với Minh, Minh cứ theo phá hoài, không ai dám bước tới hôn nhân với Nga, đứa bé, con của Nga giống Minh như đúc, nó là một đứa bé trai cũng khá ngộ nghĩnh,
Hai năm sau, khi đã có cơ sở làm ăn vững vàng, anh có đến thăm bà Khải, Mỹ đi du học, Nga vẫn ở vậy nuôi con. Thấy anh đến, phục sức sang trọng, bà Khải nhắc đến chuyện gả Nga, anh lắc đầu nói rằng anh đã có vợ.
Khi Tấn kể đến đây, Thuý thở dài nói:
- Tội nghiệp cô Nga quá. Tại sao anh không cưới cô ấy. Không phải bà Khải tiếc tiền, mà có lẽ cô Nga thấy rõ bộ mặt sở khanh của Minh nên thà chịu mang tiếng, chớ không chịu kết hôn với Minh. Nếu anh cưới cô Nga thì đứa bé có được một người cha. Như vậy là anh làm phúc cho hai linh hồn đau khổ không?
Tấn nói:
- Từ lúc ấy, anh chỉ để hết tâm trí vào chuyện làm ăn, chán chuyện yêu thương và nghi ngờ tất cả đàn bà. Anh ghê tởm bà Khải vì tâm địa của bà, ích kỷ lợi dụng chỉ biết có tiền. Còn Ngan thì giả dối, khinh rẻ người nghèo. Chỉ có Mỹ là thành thật. Bà Khải thấy anh làm ăn giàu có thì có ý gả Mỹ cho anh, bà nói: Duyên chị không được thì duyên em vậy. Anh liền nói: Mỹ học giỏi, nhưng không thể nào yêu anh, xin bà Khải đừng tác hợp ẩu nữa. Từ ấy đến nay anh không đến nhà bà Khải nữa. Sau chuyện cô Nga anh cũng có quên nhiều người con gái, họ tỏ ý yêu anh nhưng anh thì anh không thể yêu họ. Cho đến bây giờ khi gặp hai em. Anh nghĩ anh cần có một mái gia đình... một đứa con để cuộc đời của anh đỡ hiu quạnh. Sự thật từ khi có hai em về đây ở với anh thì anh cảm thấy vui vẻ, thích làm việc. Anh hãnh diện anh cũng có gia đình như ai vậy.
Tấn kể đến đây, Thuý đứng lên đi xuống bếp, còn Sơn thì vui vẻ hỏi:
- Nhưng một khi có em rồi thì anh cũng nên nghỉ đến chuyện cưới vợ. Em ao ước có được một người chị dâu và thật đông cháu.
Nghe Sơn nói vậy Tấn cười và nói:
- Thì hãy để từ từ vậy. Nhưng bây giờ anh đã có em, có em Thúy lại nay mai có cháu nữa, anh thấy việc cưới vợ chưa cần lắm. Anh đi làm về thì có người mừng người đến chớ không phải như mọi ngày anh lủi thủi đi về một mình. Bây giờ những bữa cơm anh không ngồi ở đầu bàn nhìn các món ăn bày la liệt... mà anh được nghe tiếng cười nói của em, nét mặt trầm lặng của em Thuý, em và anh đều láo ăn, thi nhau mà ăn còn chị Thuý em vui vẻ nhìn thấy những món ăn do bàn tay mình soạn được hai người thân tán thưởng hết mình. Mới có mấy tháng nay mà anh lên được ba bốn kilô, các bạn anh đều bảo anh phát tướng, sắp làm giàu nữa rồi,...
Sơn nói:
- Nếu được như vậy thì hay lắm. Em chỉ sợ chị em của em đến đây làm phiền anh... Chị Thuý thường lo ngại như vậy lắm. Chị lo ngại nhất là cái thai của chị.
- Em đừng nói vậy mà anh giận. Em cũng nên nói với chị Thuý đừng lo nghĩ gì hết.
o0o
Nhưng tối hôm ấy, khi Tấn đi dự tiệc, Sơn hỏi Thuý:
- Tại sao hôm nay trông chị không được vui như vậy hả chị Thuý?
Thuý thở dài và nói:
- Lúc nào chị cũng có cái mặc cảm mình đến đây ăn nhờ và làm phiền anh Tấn gây trở ngại cho anh ấy.
- Mọi hôm em không thấy chị có cái thái độ ấy, nhưng từ khi... từ khi chị nghe anh Tấn kể cuộc đời niên thiếu của anh ấy chị không được vui. Có phải chuyện chị Nga không chị?
Thuý lắc đầu dấu quanh nhưng Sơn cũng hiểu và nói:
- Tại sao chị lại đặt vào hoàn cảnh của cô Nga. Chị khác cô Nga khác.
Thuý nhìn em và nói:
- Chị đâu có đặt chị vào hoàn cảnh cô Nga, em hiểu lầm rồi. Em dựa vào đâu mà nghĩ như vậy?
Sơn nói:
- Từ khi chị nghe anh Tấn kể chuyện cô Nga, chị không được vui.
- Vì chị thương hại cho cô ấy. Nếu anh Tấn cưới cô Nga thì sẽ bớt một đứa trẻ mồ côi cha.
- Nhưng anh ấy biết cô Nga không yêu anh ấy.
- Anh Tấn khinh cô Nga đã có thai với người khác.
- Thì chị có nói anh ấy không có quyền đâu? Anh ấy có quyền khinh bất cứ ai...
Sơn vẫn binh vực cho Tấn:
- Anh Tấn không có tính khinh người. Nếu anh ấy khinh người thì anh đâu có đối xử với chị em mình như thế nầy. Anh không chê mình nghèo.
- Em làm sao hiểu anh Tấn được.
- Bộ chị hiểu anh Tấn nhiều hơn em sao chớ?
Thuý đỏ bừng đôi má sau khi nghe Sơn hỏi như vậy và Thuý nói:
- Nếu anh Tấn khinh cô Nga thì anh ấy cũng có thể khinh chị vì bây giờ anh Tấn đã hiểu chị có thai vì...
- Vì người ta sắp đặt đưa chị vào tròng chớ không phải chị thương yêu ai như trường hợp cô Nga... Vì lẽ nầy mà anh Tấn thương hại chị.
Thuý nói giọng chua xót:
- Thương hại chị... chị biết mà, chị thật đáng thương hại.
Nói đến đây, Thuý ôm mặt khóc. Sơn không hiểu gì cả nhìn chị sửng sốt. Thuý khóc một lúc lâu, lấy khăn chậm nước mắt và nói:
- Chị rất ăn năn là đã dọn về đây.
Sơn nói:
- Thật em không sao hiểu được chị. Người ta tử tế với mình, tự nhiên chị lấy ân làm oán.
Thuý nói:
- Chị ở xóm cũ thì chị cũng có thể sống, mặc dù nghèo túng.
- Anh Tấn có bảo chị không sống được đâu.
Hai chị em nói qua nói lai một lúc, thì Sơn nói cắt ngang:
- Thôi chị dẹp bỏ những ý nghĩ vô lý ấy đi, anh Tấn mà hay được thì anh buồn lắm.
Từ khi về nhà Tấn, Sơn để hết thì giờ và tâm trí vào sự học. Lúc còn đi học, Sơn có quen với một người bạn cùng lớp tên là Hữu. Hữu là con một bác sĩ. Hữu rất mến yêu Sơn, nhiều lần đòi được đến thăm Sơn, giúp đở Sơn, nhưng Sơn không chịu. Sơn nói:
- Nhà tôi nghèo lắm. Lại nữa tôi đi học một buổi còn một buổi đi bán báo, anh có đến thì cũng không gặp đâu.
Mấy hôm nay vì thiếu bài vở không biết phải mượn ai. Sơn liền nghĩ đến Hữu, Sơn cần gặp Hữu để mượn bài vở, vì vậy Sơn viết thư gửi cho Hữu, nói cho Hữu biết Sơn bỏ học vì lẽ gì và yêu cầu Hữu nên đến cho Sơn mượn tập chép bài. Thư gửi đi rồi, Sơn trông đợi từ ngày. Sơn nói với Thuý:
- Nếu Hữu đến thì chị mời Hữu vào đây với em nghe chị.
Thuý hỏi:
- Có phải cậu Hữu mà em thường nói với chị lúc trước không?
- Phải!
- Làm sao cậu ấy biết em ở đây?
- Em vừa viết thư cho cậu ấy.
Ba hôm sau Hữu đến. Thấy địa chỉ của Sơn là một ngôi nhà xinh đẹp Hữu không khỏi suy nghĩ:
- Sơn bảo ở trong một khu phố lao động, nghèo nàn. Tại sao địa chỉ này lại là một căn nhà cao ráo của vùng giàu có nhất Saigon?
Hữu đi lại bấm chuông. Thuý ra mở cửa và khi hay biết người khách ấy chính là Hữu thì Thuý vui vẻ nói:
- Em Sơn của tôi đợi cậu mấy hôm nay.
- Thế chị là chị Thuý? Anh Sơn thường nói đến chị luôn. Nhận được thư của anh Sơn tôi mới biết anh ấy bị tai nạn xe cộ. Cũng may mà anh không đến nỗi tàn tật.
Thuý đưa Hữu vào phòng Sơn, Hữu vui mừng bắt tay Sơn và nói:
- Vậy mà cả mấy tuần rồi tôi trông anh và không hiểu anh đi đâu, tôi nghĩ anh có thể đổi trường. Nay vừa nhận được thư anh, tôi đến tìm anh ngay.
Nhìn khắp căn phòng của Sơn, Hữu mĩm cười và nói:
- Anh đã lừa dối tôi hay nói đúng hơn anh đã thử lòng tôi.
- Thử lòng anh?
- Anh bảo nhà anh nghèo lắm, anh đi bán báo một buổi, để lấy tiền giúp chị và đi học. Anh không cho tới nhà anh.
- Sự thật như vậy. Lúc ấy anh có đến thì tôi cũng không có ở nhà. Chiều và tối tôi đi bán báo.
- Thế tại sao bây giờ anh ở đây.
- Đời có lắm cái may rủi bất ngờ. Để tôi kể anh nghe.
Sơn đã kể cho Hữu nghe và Hữu không khỏi lấy làm lạ về câu chuyện Sơn vừa kể.
- Thật là trong cái rủi anh đã gặp cái may. Anh đã gặp được một vị Mạnh thường quân.
- Tôi chưa đi lại được và đã nghỉ quá lâu, mất nhiều bài vở.
- Tôi sẽ đến đây mỗi ngày, nếu không có gì phiền cho anh, đem bài vở đến cho anh học. Nếu cần tôi sẽ chỉ giùm anh những gì mà tôi đã nghe thầy giảng.
Sơn nói:
- Được vậy thì còn gì bằng, chỉ sợ mất nhiều ngày giờ của anh.
- Anh đừng câu nệ như vậy. Tôi rất quý mến anh, thấy anh tuy nghèo nhưng rất trọng danh dự, nhân cách. Anh cho phép tôi được làm người bạn thân của anh.
Lúc ấy Thuý đang nướng bánh bông lan dưới bếp, bánh chín thơm phức xông lên tận nhà trên. Hữu cười và nói:
- Chắc chị Thuý làm bánh.
Sơn nói:
- Mấy hôm về đây, không còn may vá gì nữa, chị ấy cứ làm bánh hoài, nay thứ này mai thứ khác. Chị Thuý của tôi chịu khó lắm.
Hữu nói:
- Lúc nãy tôi đã gặp chị Thuý, chị ấy vừa đẹp vừa hiền. Nếu tôi có được một người chị như vậy thì thích lắm. Tôi không có chị chỉ có một người em gái. Năm nay nó học lớp đệ ngủ, khỉ lắm, nhỗng nhẻo cả ngày, đôi khi, tôi muốn điên đầu luôn.
Sơn nói:
- Có em gái là thích lắm. Được làm anh còn gì nữa.
Hữu và Sơn chuyện trò một lát thì Thuý đem bánh và nước trà lên, Thuý nói:
- Chị vừa làm bánh xong, mời cậu Hữu dùng thử bánh với em Sơn.
- Bánh do tay chị làm chắc ngon lắm. Nãy giờ em đã thưởng thức bằng mùi rồi.
Thuý nói:
- Cậu Hữu vui tánh lắm.
Thấy Thuý có bầu, Hữu liền nói:
- Khi nào chị sanh, chị đến bệnh viện tư của cha em mà nằm, em sẽ thưa cha bớt tiền cho chị. Như vậy anh Sơn đến thăm chị gần và em cũng có thể săn sóc cho chị.
Thuý cảm động nói:
- Cậu Hữu tốt quá.
- Em rất mến anh Sơn.
Hữu ăn bánh, uống trà và khen Thuý làm bánh ngon. Mãi đến 5 giờ Hữu mới ra về và hẹn ngày sau sẽ đến.
Tối lại trong bửa cơm Sơn đã nói cho Tấn biết có Hữu đến. Tấn mừng lắm nói:
- Vậy em khỏi sợ mất bài vở. Nhưng anh đã hứu với em, anh sẽ tìm thầy dạy thêm cho em.
- Nếu có Hữu chỉ giúp thì khỏi kiếm thầy anh ạ, tốn kém thêm.
- Anh đâu có sợ tốn kém như vậy.
Khi ăn bánh, Tấn khen:
- Mỗi ngày Thuý làm bánh mỗi khéo. Em đọc sách nào mà làm như vậy?
Thuý nói:
- Trước kia mẹ em cũng đã dạy cho em làm. Nhưng từ khi về đây, em đọc sách và tự làm lấy.
- Em có muốn đi học một khoá làm bánh nấu ăn không?
Thuý chưa kịp trả lời, thì Tấn nói:
- Ừ phải đó. Em ở không làm gì. Nên đi học một khoá làm bánh nấu ăn. Mỗi tuần chỉ học vài ba buổi thôi.
- Nhưng tốn kém.
Thuý vừa nói thế Tấn đã tỏ ra không bằng lòng nói:
- Tốn kém là bao nhiêu... Tại sao cả em và Sơn hể mở miệng ra là nói chuyện tốn kém. Từ nay anh cấm hai em không được nói như vậy nữa.
Thuý nói:
- Nhưng tốn kém thì em nói tốn kém chớ.
Tấn đang ăn bánh bò đứng lên đi lại lấy cái cặp khiến Sơn và Thuý không hiểu Tấn làm gì, hai chị em cứ nhìn nhau Sơn cau mày như thầm trách chị đã làm phật ý Tấn. Nhưng Tấn xách cái cặp lại để lên bàn, rồi từ từ mở cặp ra, kéo ra vô số xấp giấy bạc năm trăm đồng và nói:
- Anh vừa trúng một áp phe có cả triệu bạc. Từ khi hai em về đây vì muốn xây dựng cho hai em anh đã làm việc thêm để có nhiều tiền. Trước đây, anh chỉ cần làm ít thôi.
Sơn hỏi:
- Anh làm gì lắm tiền như vậy?
- Có phải em nghĩ có nhiều tiền phải chặt đầu lột da người ta không? Không anh làm việc đường đường chánh chánh, không buôn lậu như bà má cô Nga, cô Mỹ.
Thuý nói:
- Em Sơn đâu dám nghĩ như vậy.
Tấn nói:
- Thì anh cũng nói cho vui vậy thôi... Các em biết anh buôn gì mà có nhiều tiền như vậy không?
Anh buôn áo quần cũ, giấy vụn, ve chai, rác rến mà có nhiều tiền như vậy đó hai em ạ, nhiều cái nghề xấu mặt mà có lắm tiền... Các em chắc không ngờ như vậy.
Sơn nói:
- Rồi đây em phải học cái nghề ấy.
Tấn cười:
- Em phải học thật giỏi và phải làm bác sĩ cho anh. Theo anh nghĩ chỉ có nghề bác sĩ là mới có đủ phương tiện giúp đời.
Sơn cải lại:
- Có tiền cũng có thể giúp đời làm cái nghề của anh, anh cũng có thể giúp đời.
- Trường hợp của anh thì khác. Anh vì lúc nhỏ thiếu thốn vất vả, anh nghĩ đến những ai cũng đang gặp cái cảnh như anh, anh đem lòng thương họ. Nhưng vì có nhiều người vì quá cực khổ, họ thấy giá trị của đồng tiền, nên khi làm ra tiền, họ rất keo kiết, họ không chịu giúp ai, họ thường đưa ra cái thuyết: Có ai giúp tôi khi tôi nghèo đâu?... Và làm được mười đồng họ đã ghim,... để cất vào tủ. Người giàu mỗi khi mở tủ két thấy khổ tâm lắm, không phải dễ đâu.
Thuý nói:
- Anh Tấn nói phải đó. Khi mẹ còn sống mẹ cũng thường nói với chị như vậy và mẹ còn kể chuyện bác Tư cho chị nghe. Bác Tư là anh họ của mẹ khi bác còn nghèo thì bác đối xử với họ hàng rất tốt. Ai cần tiền chút ít là bác giúp đỡ ngay. Thế rồi bác trúng số, trong chốc lát có, một số tiền lớn, bà con họ hàng ai cũng tưởng rồi đây bác sẽ giúp họ vốn làm ăn; kẻ hy vọng sửa lại nhà cửa, kẻ hy vọng mua đất trồng trọt, nhưng rốt cuộc không ai được bác giúp nữa. Bác âm thầm lảnh tiền và âm thầm dẫn vợ con lên tỉnh ở, từ đó không ai thấy bác về làng.
Có phải là chuyện lạ không?
Tấn nói:
- Những chuyện như vậy thường lắm. Nhưng hãy dẹp cái chuyện ấy đi. Bây giờ anh muốn em Thuý đi học làm bánh, nấu nướng hay may thêu thứ nào em chưa biết. Anh thấy em còn đủ thì giờ đi học và làm lại cuộc đời trong lúc chưa bận bịu con cái em nên đi học. Còn em Sơn chờ khi đi đứng lại như thường là bắt tay vào việc học, tranh thủ thời gian. Các em nghĩ sao?
Thuý nói:
- Em thai nghén thế này đi học có kỳ không?
Tấn nói:
- Không việc gì kỳ hết, em nên xem như em sắp có một gia đình, em sửa soạn để làm vợ, làm mẹ.
Sơn nói:
- Bụng của chị cũng chưa lớn lắm. Chị còn đi đứng nhanh nhẹn như thường.
Tấn nói:
- Đây, anh cho em Thuý hai chục nghìn để em đi ghi học các thứ bánh.
Thuý do dự chưa dám nhận tiền thì Tấn nói:
- Em không nên nghĩ ngợi gì, hãy nhận lấy tiền.
Thuý nói:
- Vậy thì em không dám từ chối nữa. Trước đây em thường ao ước được học làm bánh bao, bánh tỉm xấm nấu mì thánh. Vậy bây giờ em ghi tên học các món ấy.
Tấn nói:
- Được, em muốn học cái gì thì học.
Sơn hỏi:
- Sao chị thích các món ăn Tàu vậy.
Thuý nói:
- Học xong các món nầy sẽ học cái món khác. Bây giờ có tiền học mấy hồi. Chị cũng thích học nấu càry, hay nấu món vịt tiềm, các món bánh tây, lúc ấy em tha hồ ăn bánh.
Tấn nói đùa:
- Còn anh, em không cho anh ăn bánh à? Hay em bảo anh đã lớn, con nít mới ham ăn bánh.
Thuý thẹn thùng cúi đầu, không nói gì. Hôm ấy câu chuyện có vẻ thân mật và Thuý không còn buồn phiền như hôm trước.
Định Mệnh Định Mệnh - Bà Tùng Long Định Mệnh