Love is always within. When you try to dramatize your love, you lose the depth of the love.

Charan Singh

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Coi Tri
Số chương: 42
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 994 / 21
Cập nhật: 2017-05-25 16:42:48 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Tung Hoành Gia
ung hoành gia" là một học phái trong Cửu Lưu, tức là chín học phái lớn nhứt hay là chín dòng tư tưởng đời Xuân Thu Chiến Quốc ở Trung Hoa:
Nho gia
Pháp gia
Tung hoành gia
Đạo gia
Binh gia
Tạp gia
Âm dương gia
Mặc gia
Nông gia
"Tung hoành gia" là một môn phái về thuật ngoại giao.
Nguyên khi nhà Chu suy vi, các rợ chung quanh thường xâm lấn bờ cõi. Vua U vương nhà Chu say đắm nàng Bao Tự, bị rợ Tây Nhung đánh bại giết chết. Con là Nghi Cửu lên ngôi tức Chu Bình vương, sợ quân Tây Nhung đánh phá nữa nên dời đô sang Lạc Ấp (tỉnh Hà Nam ngày nay) lập thành nhà Đông Chu.
Nhà Đông Chu bấy giờ suy nhược quá. Các chư hầu không phục tùng nữa, tự do, phóng túng, người xưng công, kể xưng bá, tranh giành đất đai, khuynh loát lẫn nhau làm thiên hạ rất nhiễu nhương.
Đời nhà Chu, Trung Hoa có hàng ngàn nước chư hầu. Đến đời Xuân Thu (722-481 trước D.L.), những nước này tranh đánh nhau chỉ còn độ một trăm. Có mấy nước mạnh là Tề, Sở, Tấn, Tần, Lỗ, Tống. Nhà Chu tuy suy nhưng các chư hầu vẫn chưa nỡ hoặc dám bỏ hẳn. Người nào cũng muốn mượn danh nghĩa tôn phò nhà Chu để hủy diệt đối phương và tự suy tôn làm minh chủ (gọi là Bá).
Có 5 chư hầu nối tiếp nhau làm minh chủ gọi là Ngũ Bá. Đó là những người đứng đầu trong việc đồng minh, ăn thề để đoàn kết nhau và suy tôn nhà Chu. Ngũ bá là Tề Hoàn công, Tấn Văn công, Tống Tương công, Sở Trang công, Tần Mục công. Vì tranh giành địa vị, thôn tính đất đai nên tất cả chư hầu lớn nhỏ gây thành những cuộc binh đao dữ dội, chưa từng thấy trong lịch sử Trung Hoa.
Đến đời Chiến Quốc (481-221 trước D.L.) lại có 7 nước mạnh gọi là Thất hùng: Tề, Hàn, Ngụy, Triệu, Tần, Sở, Yên. Cuộc chiến tranh càng kéo dài dữ dội. Nay Tần thân với Sở, thì mai đã có thể coi Sở là kẻ thù; Tề ngoài mặt thân với Triệu nhưng vẫn có thể giao thiệp bí mật với Tấn chẳng hạn để diệt Triệu, v.v...
Trong thời đại này, những người có chút học vấn vì xã hội loạn ly, họ không đứng vững được trên đường thực nghiệp theo khoa hoạn của mình, nên phải phiêu lưu tù nước này sang nước khác để tìm áo cơm hay địa vị khanh tướng công hầu. Ngoài những người học rộng trên thấu thiên văn, dưới đạt địa lý còn có những người có tài biện luận, ngôn ngữ giảo hoạt...
"Tung hoành gia" là một học phái trong Cửu lưu gồm những hạng sĩ xuất thân, có tài biện luận đi du thuyết các nước để chiến hay hòa. Người được tôn sùng trong phái này là Tô Tần và Trương Nghi. Tô Tần chủ trương thuyết "Hợp tung". Trương Nghi chủ trương thuyết "Liên hoành". Cả hai đem thuyết của mình chu du khắp các nước, thuyết minh với các vua chúa chư hầu. Hai thuyết này mạnh nhứt đời Chiến Quốc nên được lấy làm tên cho học phái.
Tô Tần và Trương Nghi đều là học trò của Quỉ Cốc tiên sinh. Tô Tần người ở Lạc Dương đi du thuyết 6 nước: Hàn, Ngụy, Triệu, Yên, Tề, Sở hợp nhau lại chống đánh nước Tần là nước mạnh nhứt. Chiều dọc là "Tung". đất 6 nước đều ở theo một chiều từ bắc đến nam tại phía đông; đối với Tần ở phía tây, có một mình nên dùng danh từ "Hợp tung" để chỉ sự liên minh các nước. Tô Tần được vua Triệu phong làm Tung ước chưởng và cầm ấn là Tướng quốc 6 nước.
Trương Nghi người nước Ngụy, chủ trương trái lại thuyết của Tô Tần. Sau khi Tô Tần chết, tung ước 6 nước tan rã, Trương Nghi làm tướng nước Tần đi du thuyết 6 nước thờ Tần. "Hoành" là chiều ngang từ tây sang đông. Đất Tần ở về phía tây. Sáu nước ở về phía đông, không phải liên kết để chống Tần mà để hàng Tần, nên gọi là "Liên hoành".
Điển Hay Tích Lạ - Quyển 3 Điển Hay Tích Lạ - Quyển 3 - Nguyễn Tử Quang Điển Hay Tích Lạ - Quyển 3