There is a temperate zone in the mind, between luxurious indolence and exacting work; and it is to this region, just between laziness and labor, that summer reading belongs.

Henry Ward Beecher

 
 
 
 
 
Tác giả: Nguyễn Viện
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 12
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1220 / 10
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 3 -
húng tôi đi chung một chiếc xe do thằng chủ khách sạn lái. Hắn làm giàu nhờ nhái tranh người khác. Nghệ thuật là một trò lừa đảo lớn. Ai ngu ráng chịu. Chẳng riêng gì hội họa, văn chương cũng đầy bọn ăn cắp và lừa đảo. Đôi khi tôi nghĩ, bọn lang băm không phải lúc nào cũng làm chết người. Bởi thế bọn lang băm vẫn muôn đời tồn tại. Thằng chủ khách sạn gọi điện thoại cho má mì nói chuẩn bị giùm bốn em. Chúng tôi đến một khách sạn nằm giữa ngã ba địa giới thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương. Đĩ ở đây vô lượng. Một người có kinh nghiệm nói: “Các em vẫn còn ít nhiều hương đồng cỏ nội”. Nhưng tôi vẫn không cương nổi. Em hỏi: “Sao nó cứ xìu xìu ển ển vậy?”. Tôi nói tại vì trên bảo dưới không nghe. Em hỏi: “Anh có muốn xài thuốc kích thích không?”. Tôi bảo không. Vấn đề thuộc về cơ chế. “Em bú anh một chút nữa rồi thôi nhé?”. Tôi nói: “Cứ làm đi”.
Tối nào anh con Mi cũng rủ tôi đi chơi. Tôi buồn nên sẵn sàng đi theo anh Hai. Tôi thích đi lang thang ngoài biển hơn ngồi trong quán cà phê, mặc dù suốt ngày tôi cũng đã tất tưởi ngoài bãi. Gió làm tôi co ro. Tôi để mặc cho anh ôm. Một chút ấm áp, nhưng tôi nhất định cự tuyệt khi anh muốn bóp vú tôi. Tôi nói: “Nếu anh còn làm thế, em không cho anh ôm nữa”. Tôi vẫn tin rằng một ngày nào đó, tôi sẽ gặp lại ông và tôi muốn ông là người đầu tiên của tôi. Sau đó, nếu ông không thích, tôi sẽ về quê lấy chồng.
Dì nói với tôi: “Mày đi theo cái thằng đá gà đó không khá được đâu”. Tôi nói với dì: “Nhưng nó có tiền”. “Tiền của nó cũng may rủi thôi con ạ, đừng có ngu. Nếu mày muốn có tiền, tao sẽ có cách”. Tôi không nghĩ được dì sẽ làm gì.
Tôi thật sự cảm thấy áy náy khi Tiểu Phụng ra đi mà không chào tôi. Nhưng mặt khác tôi lại cảm thấy nhẹ nhàng, ít ra mình đã không gây ra điều gì oan trái. Tôi nghĩ tôi có thể sống bình thường với những cô gái bình thường, khi tôi cần. Những bức tranh tôi vẽ càng ngày càng tồi tệ. Một sự lập lại buồn nản. Những mảng màu không âm vang. Trừu tượng là những ham muốn không rõ rệt, nó đẩy tôi đến chân tường, và tôi phải đối diện với chính mình. Tôi cần phải đốt cháy tôi để tìm một sinh lộ khác. Một lối đi thật. Trong đêm tối, khuôn mặt Tiểu Phụng hiện lên. Những cô gái lam lũ cũng hiện lên với một dáng vẻ chắc khỏe nhưng mờ mịt. Tôi nghĩ ngay đến từ “nhọ” và màu sắc u tối của số phận. Cái gì đã đặt để họ vào một hoàn cảnh? Một câu hỏi không cần thiết phải tìm câu trả lời. Nhưng tôi tìm thấy bố cục ba cô gái cạnh một cái lu sành. Thân thể trần trụi, nhưng khuôn mặt u ẩn, họ là bóng của đêm tối của những điều không thể giải thích. Tôi đã để một tháng ròng ăn ngủ tại chỗ với bức tranh. Lâu lắm tôi mới vẽ lại theo kiểu tả thực. Màu đất xám mê hoặc tôi. Tôi chợt nhận ra, không phải đường nét hay mảng khối, mà cái bầu khí mới chính là thần của bức tranh.
Chúng tôi đến Thích Ca Phật Đài ở Vũng Tàu bán hàng. Một hôm dì nói với tôi rất ngọt ngào: “Dì muốn về núi Cấm mua miếng đất để dành sau này cất nhà, nhưng chúng ta không có đủ tiền. Dì muốn bàn với con vì dì nghĩ chỉ có con mới giúp được cho gia đình mình”. Bỗng dưng tôi thấy sợ dì, tôi ngập ngừng nói: “Con cũng đã làm hết sức rồi, còn làm được gì thêm nữa?”. Dì nói: “Con làm được”. “Việc gì vậy?”. “Dì đã đi hỏi rồi, bán trinh cho người ta sẽ được một món tiền cũng khá”. Tôi hỏi lại: “Chị Hai lớn hơn con, sao không để chị Hai bán trước?”. Mặt dì nghiêm lại: “Vì con Hai nó lớn nên không ai thèm mua”. “Chị chỉ hơn con có ba tuổi thôi mà?”. “Nhưng người ta muốn càng bé càng tốt, con hiểu không?”. Tôi không hiểu. Tôi lắc đầu: “Con không làm đâu. Xưa nay mình không có nhà thì cũng có sao đâu”. “Nhưng chẳng lẽ mình cứ lang thang mãi thế này?”, dì hỏi lại. Tôi im lặng. Khóc. Chuyện có nhà hay không tại sao lại đổ lên đầu tôi?
Một loạt những bức tranh màu đất xám ra đời với những cô gái trơ trụi như cây khô trong mùa đông. Một thế giới bị bỏ quên được khai quật và tôi giữ nguyên những cảm xúc về những báu vật trong dáng vẻ lấm láp và bí ẩn của nó. Giống như Tiểu Phụng. Tôi thật sự hưng phấn và tôi muốn chia sẻ điều này với Tiểu Phụng. Tôi xuống Hà Tiên. Không có cô ấy ở Hòn Phụ Tử. Mấy đứa nhỏ bán hàng cho biết Tiểu Phụng đã đi Phan Rang. Tôi đến Phù Dung Tự ngậm ngùi mối tình của cô gái tài hoa với người anh hùng Mạc Thiên Tích và xiết bao nhớ nhung cái thuở khai hoang dặm ngàn của những con người tứ xứ. Tiểu Phụng của tôi là một dấu chỉ còn lại của những kết hợp chủng tộc hoang đàng mà thơ mộng. Tại sao cô ấy không hề gọi lại cho tôi?
Nhiều lúc tôi muốn bỏ đi, nhưng nghĩ đến công ơn dì nuôi dưỡng, tôi nói: “Tùy dì tính”. Tôi nghĩ hi sinh một lần cho xong. Ân oán coi như sòng phẳng. Sau này, một ai đó làm chồng tôi có chấp nhận hay không việc tôi không còn trinh trắng đành để cho số phận định đoạt. Có một điều an ủi tôi, rằng tôi tin ông ấy sẽ là người hiểu và sẵn sàng tha thứ cho tôi.
Một người đàn bà đến chỗ chúng tôi trọ đưa tiền cho dì và chở tôi đến khách sạn. Bà ta cho số phòng và bảo cứ lên đó gõ cửa.
Tôi không biết có những cửa ải nào con người đi qua mà không phải sợ hãi. Chân tay tôi bủn rủn khi bước vào cửa khách sạn, tôi run run hỏi người quản lý cho tôi lên phòng. Dường như đã được dặn dò trước, cô ta tỉnh queo bảo “lầu hai”, không cần biết đến nỗi sợ hãi của tôi. Tôi đang bước qua một khúc rẽ của cuộc đời. Trở thành đàn bà, có nghĩa không còn là con gái khi tôi vẫn là một cô bé. Một cách nói khác là mất trinh. Tôi sẽ còn mất những gì nữa?
Đứng trước cánh cửa, tôi nghĩ mình vẫn còn có thể bỏ chạy. Nhưng chạy đi đâu? Chạy để làm gì? Tôi không giải đáp được. Tôi nhớ đến lời của thày trong chùa. Ai cũng phải sống, nhưng có một cách sống không tạo ra nghiệp, con cần phải biết điều đó và điều đó không làm cho con sợ hãi khi phải sống trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Tôi gõ cửa. Tiếng kêu của nó xuyên thấu thân xác tôi từ trước ngực ra sau lưng. Tôi muốn mọi chuyện diễn ra nhanh đi. Nhưng dường như rất lâu mới có người ra mở cửa. Tiếng của ông ấy dịu dàng: “Vào đi”. Trời ơi, tôi không biết phải reo lên hay ngất xỉu. Ông ấy của tôi. Ông đi mua trinh. Tôi không hiểu nổi cuộc đời này.
Cô em má mì thân thiết của tôi hỏi: “Anh có muốn khai hỏa hàng mới không?”. Tôi hỏi hàng mới thế nào. Cô ta bảo: “Rất đặc biệt, không phải Bến Tre, Cần Thơ hay Thanh Hóa đâu. Một em đầu gà đít vịt thứ thiệt, ngăm đen khỏe mạnh. Anh nên tẩm bổ bằng thứ này”. Tôi hỏi đầu gà đít vịt là sao? Cô nói tôi làm bộ ngây thơ. Tôi bảo không biết thật. Cô giải thích là Tiều lai Miên, rất bót. Hàng hiếm. “Vì anh là mối ruột của em nên em mới giới thiệu đó”. Một cơn ớn lạnh bất chợt chạy dọc sống lưng, tôi bảo cho coi hình xem thế nào. Cô ta nói: “Ok, ngày mai”.
Tiểu Phụng mặc áo gió đỏ nheo đôi mắt ướt. Cô không biết có điềm gở. Tôi suýt kêu lên trời ơi. Cố gắng bình thản, tôi hỏi: “Bao nhiêu?”. Cô em nói: “Chỗ quen không nói thách. Anh cho một ngàn”. Tôi đồng ý. Cô nói: “Anh chịu khó xuống Vũng Tàu, em bố trí khách sạn cho anh”. Tôi không có lựa chọn nào khác.
Tôi lẳng lặng cởi quần áo. Ông ấy im lặng nhìn. Để thoát ra khỏi cơn nghẹt thở, tôi nói: “Phụng đã bán mình, ông muốn làm gì thì làm đi”. Ông ta hút thuốc, có lẽ ông ta muốn chờ tôi giải thích. Tôi cần tiền, có gì phải nói thêm. Tại sao ông không giải thích hành động của mình? Tôi đã cho, ông không lấy. Bây giờ ông đi mua, thì tôi bán tôi đây. Ông vẫn im lặng. Tôi hét lên: “Phá trinh tôi đi”. Rồi nằm vật xuống giường. Ông để yên cho tôi khóc.
Một trong những hành vi quyến rũ nhất của phụ nữ, có lẽ là cách họ cởi quần áo. Nhưng tôi không tìm thấy điều ấy ở Tiểu Phụng. Cô cởi quần áo không phải để vất một gánh nặng, mà như dọn mình chịu tội. Lòng tôi tràn đầy thương cảm. Đã có biết bao đàn bà cởi quần áo trước mặt tôi, nhưng có lẽ đây là lần đầu tiên tôi có một cảm giác khác. Đó là sự xúc phạm cả về phương diện đạo đức lẫn thẩm mỹ.
Tôi không nhớ đến lúc nào ông mới ôm tôi vào lòng. Tôi cuộn mình trong ông, cảm nhận được việc ông đã che chở cho mình khỏi bị nhục. Nhưng tôi vẫn không hiểu được tại sao ông không làm gì đó với tôi như một người đàn ông làm với một người đàn bà. Ông chỉ ôm tôi. Chỉ có thế. Ông không yêu tôi? Ông khinh tôi? Tôi vừa biết ơn, kính phục ông, vừa ghét ông. Nhưng tôi không muốn phải ân hận với ông sau này nên tha thiết nói: “Hãy yêu Phụng đi. Vì Phụng yêu ông”. Ông chỉ vỗ nhẹ vào lưng tôi rồi xoa nhè nhẹ. “Hãy tin rằng, tôi rất thương em”. Tôi gật đầu. Rồi hôn lên trán ông, hôn khắp mặt ông. “Bất cứ khi nào ông muốn, Phụng cũng là của ông”, tôi nói như hứa.
Đi Tới Cuối Đường, Rồi... Đi Tới Cuối Đường, Rồi... - Nguyễn Viện