Số lần đọc/download: 3581 / 107
Cập nhật: 2015-03-28 11:59:15 +0700
Chương 3 -
K
hông ai tỏ ra biết Tùy, nhưng ở sư đoàn bộ ai cũng hiểu anh là con trai đại tá cố vấn riêng, phái viên đặc biệt của Trung tướng tư lệnh mặt trận.
Nguyện vọng của đồng chí Tùy thế nào cứ trao đổi, cái gì có thể sắp xếp hợp tình, hợp lý chúng tôi sẽ làm. Tôi không có nguyện vọng gì, các đồng chí cứ cho tôi đến chỗ nào các đồng chí..
Sao ông có thể nói ra được. Ông chỉ muốn nó không ở gần ông để người ta dị nghị bàn tán. Ông muốn nó đến một khu vực mà mức độ ác liệt giống như một môI trường vừa đủ để nó độc lập rèn luyện. Tự nó phảI chiêm nghiệm lấy giá trị của những hy sinh. Bao nhiêu hy sinh mất mát không thể biến thành trò đùa để chúng nó phỉ báng giễu cợt bằng lối nghĩ, lối sống luôn luôn tạo nên trong ông một nỗi lo sợ về sự tan hoang, đổ vỡ của xã hội. Bọn trẻ như nó phảI được cảI tạo lạI, phảI được hướng dẫn tuân theo một kỷ cương, một cách sống có lý tưởng của cha ông mình. Ông chỉ muốn như thế. Chỉ như thế! Bây giờ họ lạI đưa nó lên tận đấy. Ông đứng lặng đI hàng phút, rồi gật gù tự trả lời. ThôI được, ở đời, cáI gì cũng có giá của nó. Tuy nhiên sự lo toan của ông có phần quá so với thực tế.
Tổ trinh sát ba người trên đỉnh núi, phía trước là con sông biên giới, phía sau là vị trí đóng quân của đạI đội cách họ một tầm đạn AK theo đường chim bay. Với cách đánh chủ yếu là du kích và tập kích lén lút thì đIểm cao 1224 còn an toàn hơn nhiều so với trục đường giao thông và các đơn vị ở dưới này. Sáu tháng sau, đạI tá đI trên máy bay trực thăng tảI thương đến thăm con. Nhìn máI tóc trùm xuống tận vai, hai hàng ria mép dàI hàng đốt ngón tay, khuôn mặt gầy guộc, da xám ngắt như một lớp chì bị ô-xi hóa, ông mủi lòng hỏi: Con có thích về phía sau để bớt căng thẳng một chút không? ThôI con ở đây quen rồi. Chả mấy mà hết ba năm. Có cáI gì đấy hăng hăng ở sống mũi ông. Trong một thoáng, cả hai ý nghĩ cùng trỗi lên, ông vừa thương con, vừa giận nó. Quả là nó có khả năng thích nghi với mọi môI trường. Ngay hồi ông yêu cầu công an huyện cho nó đI tập trung cảI tạo lao động, no cũng lặng lẽ ngơ ngác ra đi. Sáu tháng sau trở về, lạI thành người lao động giỏi được bằng khen. Điều tốt của nó là ở chỗ chưa bao giờ làm tráI ý ông, nhưng hoàn toàn không tốt là nói năng chẳng giữ gìn, đôI lúc còn ngang ngược. Từ ngày đến đây, nó có vẻ trầm, biết nghĩ chín chắn hơn, chứng tỏ thực tế của cuộc chiến đấu tác động vào. Thế là tốt. Nhưng ý nghĩ còn chông chênh sai lệch nhiều lắm. TạI sao lạI nghĩ là nghĩa vụ có ba năm. Khi cần hơn thì sao? Bất cứ cá nhân nào cũng không có quyền mặc cả với tổ chức. Không được phép giới hạn sự cống hiến của mình. Mà thôI, bàn cãI làm gì. Thực tế sẽ lạI tiếp tục dậy nó. Ở lạI cũng được. Anh có gầy gò ốm yếu đI, nhưng nhận thức sẽ cứng cáp phong phú hơn. Chẳng qua là lượng đổi thành chất thôI mà. Ông dặn dò con phảI hy sinh chịu đựng, phảI an tâm cố gắng, phảI ý thức trách nhiệm cao, phảI tu luyện nhân cách, nhất là cách nghĩ, cách nói sao cho người khác dễ tiếp nhận vân vân và vân vân. Vẫn là câu chữ của dăm, mười năm trước, nhưng giọng ông thành tâm và cảm động, nhất là khi nó chỉ “vâng”, hoặc im lặng, không bàn luận tranh cãI, làm ông thỏa mãn rất nhiều trong chuyến đI này. Nhưng ông lạI quên, nói đúng ra không bao giờ ông nhớ cáI đIều bất đắc dĩ mà một con người khảng kháI như nó đã phảI thốt ra: Lúc nào có đIều kiện bố gửi cho chúng con ít muối rang. Anh em họ ước ao từ lâu rồi. Việc nữa: Bố còn quần áo cũ gửi cho chúng con vàI bộ. Cả ba anh em mặc chung một cáI quần dàI vá. Ông hốt hoảng hỏi con. Quần áo không đủ à. Cả muối nữa? TạI sao lạI thiếu những thứ này được. Vô lý, rất vô lý. Không thể có chuyện đó xẩy ra. Ờ ờ, như thế này thì thiếu thật. Bố biết rồi. Chà, mấy anh chàng sư đoàn vô trách nhiệm. Ai lạI để lính tráng như thế này. Thiếu cả từng hạt miếu, quần áo tả rơi. Vậy là họ… ThôI được, bố sẽ có ý kiến với cục hậu cần mặt trận, với sư đoàn phảI quan tâm giảI quyết. Nhưng nếu vì hoàn cảnh nào đó những thứ ấy chưa đến được, các con vẫn phảI ráng chịu, vẫn phảI nhận rõ trách nhiệm vẻ vang của mình, vẫn phảI thấy đây là hạnh phúc lớn của những người chiến sĩ cách mạng. PhảI thấy như thế mới không thấy khổ. Ngày xưa bố còn cởi trần mặc quần đùi đánh nhau cả ngày, tối về bốc gạo ăn sống, chứ đâu có được đI dép, ngủ màn như bây giờ. Con phảI thấy đây là niềm tự hào hơn bố ngày xưa rồi, đừng đòi hỏi gì quá nhiều, nghe không con. Không hiểu vì tủi thân mình hay thương bố mà nước mắt người con trai lặng lẽ ứa ra. Khi ông đI rồi, cậu mới hoàn toàn hiểu rằng mình thường cha nhiều hơn là giận cha. TạI sao mày hay cãI bố? Bố có thương xót gì con đâu. Đừng nói liều, con ạ. Con có hiểu bố thương con khổ sở như thế nào không? Mẹ nuôI con vất vả, nhưng còn được ở bên con. Bố thương nhớ con mà cứ phảI biền biệt xa cách. Bé, lo con ốm đau. Lớn, lo con hư hỏng. PhảI có bố bảo ban, mẹ mới biết đường nuôI con. Bao nhiêu lá thư gửi về cho mẹ là ngần ấy lời dặn dò mẹ cung cách chăm con, dạy con, ngăn chặn cấm đoán để con khỏi lây lan ảnh hưởng cáI xấu vào người. Rồi anh sẽ kể với em về bố của chúng ta, về một lớp người suốt cả cuộc đời lặn lội hy sinh xả thân đI cứu nước… Nhưng lá thư gửi về nhà máy mãI sáu tháng sau vẫn không thấy trả lời. Để cuối cùng rõ ra một con người… TạI sao tôI lạI không nghe bố? Nhưng mà tôI mới là kẻ thứ hai, còn những chín mươI tám kẻ khác kia mà. Không! Không phảI là như thế này. HoàI chưa hề lừa dối ai, em bộc lộ tình yêu như bão không gì cản nổi, nhưng vẫn có thể nửa ngày không thèm nói một lời! Vẫn gom nhặt, sắp sửa từ xoong quấy bột, cáI mũ thép và đôI tất sơ sinh… Tất cả cho một cuộc sống gia đình của hai người. Dù thế nào, hết ba năm anh cũng phảI tìm cách về với em. Nếu anh què quặt, ốm yếu? Đánh nhau biết thế nào. Nhưng nếu không thể tránh khỏi, em chỉ cần anh còn sống về với em càng sớm càng đỡ khổ? Giá chúng ta “cho nhau” từ trước! Nhưng chưa bao giờ anh dám “liều” như những ngày nay! Con gáI thích những người liều? Không phảI thế. Khi đã yêu nhau hết lòng và tin ở nhau, thì thích “gã” liều lĩnh hơn là những anh chàng rụt rè vừa muốn vừa run. Ngộ “liều” xong không về được với nhau. Sao thế? Từ xưa đến nay thường có biết bao nhiêu nguy cơ khiến các mối tình tan vỡ. Chuyện ấy vẫn xẩy ra thật đấy, nhưng ở em lạI khác! Em không có ngày xưa? Không có tiền bạc, không có kinh nghiệm của ai cả. Chỉ có em và anh, chỉ có cáI chết mới làm em khuất phục. Nếu anh thay đổi? Không có chuyện đó ở anh. Nếu có, em cũng không cho anh sống với ai khác ngoàI em. Hay chúng mình đI đăng ký? Em không còn gì để phản đối anh nữa. Thực tế chúng mình đã là vợ chồng rồi. Nếu cần bất cứ hình thức nào như là sự ràng buộc, như là cam kết em cũng sẵn sàng. Những lời nói của em lúc này đã là sự cam kết chắc chắn chưa? Cả sự hiến dâng của em nữa chứ! Ừ ừ… Bằng những cáI đó em muốn tự anh phảI khăng định một niềm tin, cũng như em chẳng biết chắc chắn anh không bỏ em. Vì em đẹp quá, nhiều người đàn ông đứng trước em đều có thể muốn ôm chầm lấy em. Cả anh nữa chứ. Sao em lạI vơ đũa cả nắm. TạI vì… vì em muốn anh đừng buông em ra, anh bé bỏng ạ. Nào, giời ơi. Em thấy yêu anh quá. Anh ơI, anh ơI, sao anh lạI đi. Đánh nhau làm gì. Anh phảI ở nhà với em. Trời ơI, đừng đI anh ơI, đừng về nhà nữa, sáng mai anh đã đI mất rồi. Tiên sư nó, mới hơn một năm trời! Với bất cứ thằng đàn ông nào cũng rên rỉ vuốt ve, cũng vẫn còn hao háo thèm thuồng ư! Hãy đợi đấy, chưa đầy hai năm trời nữa thôI, tao cũng chẳng thèm bắn mày đâu, bẩn tay tao. Chỉ cần một cơn mưa, một tia chớp nhằng xé, tiếng sét giáng xuống đầu mày với một thằng nhân tình nào đó để chúng mày đều cháy thành than vẫn đứng nguyên, vẫn còn ôm nhau ở ngã ba đường để hàng nghìn, hàng nghìn người ngày nào cũng đI qua, cũng dừng lạI nhổ một bãI nước bọt kinh tởm, nhổ vào hai cáI mặt bằng than tởm lợm của chúng mày. Trời ơI! Không! Không thể có sự buông tuồng kinh tởm đến thế. Suốt năm năm ở nhà máy, HoàI chưa lần nào tỏ ra là cô gáI sàm sỡ. Em ghét những cô gáI bắng nhắng đến mức em giấu biệt giọng hát của mình để tránh những cuộc tiếp xúc bông đùa bỡn cợt. Tuy phảI lặng lẽ “khinh khỉnh” giúp đỡ rất vô tư cho em học ngoạI ngữ suốt hai năm trời, cũng không thể có một buổi ngồi nói chuyện, tán tỉnh cười cợt tay đôI, khi em còn đang yêu người khác. Trước đây đã có bao nhiêu tin đồn bỉ ổi của những kẻ bị em coi thường. Em vẫn thế! Vẫn còn giữ sự trong trắng trong anh! Hay là con gáI khi đã gần gũi đàn ông sẽ như một kẻ nghiện không thể kìm nén! TạI sao lạI bỏ nhà máy đI hát ở khắp nơI? Rất có thể một tình cảm dữ dội như HoàI cũng dễ dàng bất chấp… Không, không thể như thế! Không có gì bảo đảm chuyện đó không thể xẩy ra! Thiếu gì người đàn bà mồm thề xoen xoét một lòng yêu chồng thương con, mắng mỏ, chửi bới kẻ đĩ thoã mà vẫn có thể rước giai về nhà khi chồng đI vắng. Có đứa chỉ cần “ chạy đI đằng này một chốc” trong giờ làm việc ở cơ quan, một buổi sáng chủ nhật đI xếp hàng mua đường, mua dầu, một bữa đI chợ “ cáI gì cũng đắt đỏ, khó mua quá” là đã có thể thỏa mãn một cuộc tình. Thời buổi yêu nhau như ăn cướp! Mà làm gì có tình yêu. Đàn bà bây giờ chỉ hao háo nhiều thứ ở nhiều thằng đàn ông, còn gia đình là chỗ gá buộc hờ hững khi những quan niệm hổ lốn đang phá vỡ tanh bành đặc đIểm giới tính của họ. Vì thế, họ có thể “xả láng” với người tình, đến khi về nhà lăn ềnh ra kêu lên là mệt mỏi ốm yếu “rất sợ” gần gũi chồng…
Những chiến sĩ trên tổ trinh sát xem thư và ảnh của một người nhân danh người lính gửi cho Tùy, họ lặng thinh không ai khuyên răn, an ủi câu gì. Họ chỉ đau đớn ước ao: giá một thằng trong ba đứa được về hậu phương vào dịp này!
Sang đầu mùa khô những chiến dịch truy quét mở ra trên quy mô lớn và thắng lợi giành được cũng lớn nhất, kể từ năm 1979 tới nay. Tổ trinh sát đơn độc hy vọng nguồn tiếp tế sẽ khá hơn, sẽ có dịp “trả đũa” cho cả mùa mưa dai dẳng đói ăn. Nhưng bọn tàn quân trong các sư đoàn địch “ chưa đánh đã tan” tự nó rã ra luồn lủi khắp nơI ngăn chặn quấy rối, phá hoạI làm cho nguồn tiếp tế cả hai phía “cấp trên” và “tạI chỗ” đều gặp khó khăn… Những bữa cơm không rau, không muối cũng phảI biết tính toán mưu mẹo, dè sẻn để phòng mươI, mười lăm ngày sau không tiếp tế kịp. Thực tế gạo vẫn còn 47 cân, nhưng luôn luôn lo dự trữ cho những ngày sau mà Tùy gọi đùa “vì tương lai của chúng ta”, nên tổ ba người ngày nào cũng đói. Đói cơm, đói cả nước. Một bát nước lên đến đIểm cao co khi hết hàng chục bát mồ hôI của anh em vận tảI, chưa kể hai người bị chặn trên đường. Hai tháng mùa khô chưa ai rửa mặt, đánh răng và tất nhiên không ai nghĩ đến cáI chuyện viển vông là tắm giặt. Tùy nhận được thư và ảnh trong đIều kiện ấy. Người viết thư có vẻ đã lớn tuổi, lớp đàn anh, ít ra là thế.
Cậu đừng mất công đặt câu hỏi… tôI là ai? Chỉ cần hiểu rằng tôI là một người lính, đồng đội của cậu. TôI biết rất rõ người cha của cậu đã không “trị” được cậu nơI yên hàn, phảI nhờ chiến trận, nơI quen thuộc của cuộc đời ông để rèn luyện cậu có một thói quen biết nghe mệnh lệnh. Đã là mệnh lệnh, không thể bàn luận tranh cãi. Có bàn, cũng là bàn cách làm, chứ không phảI bàn cách phản đối. Tất cả những cáI ấy cốt là để cho cậu phảI thuần thục một thói quen, một cung cách giúp cậu sống, nghĩ, và làm không chuệch choạc, không gây đổ vỡ, không làm hư hạI cả một nền tảng bằng xương máu, bằng trí tuệ, bằng công sức của bao nhiêu người như cha cậu đã hy sinh mới có được. Đáng lẽ cha cậu đã được nghỉ ngơI tĩnh dưỡng, nhưng nghỉ sao yên khi cậu còn ngờ nghệch, còn ngây thơ, còn chưa hiểu hết kinh nghiệm từng trảI của hôm qua, đường đI nước bước của hôm nay. Cậu chưa thấy hết sự xảo trá của kẻ địch, sự phức tạp của xã hội. Cứ luôn luôn hoảng hốt và nơm nớp lo, nên ông phảI kiên quyết, phảI tàn nhẫn đến độc ác để cậu đI đứng đến đường hướng, chứ đâu phảI cha cậu nghiệt ngã với con. Để đạt tới mức được yên lòng thảnh thơI trước khi trao lạI chiếc chìa khóa lịch sử cho các cậu, người cha phảI “nặn” ra tình yêu và lý tưởng khiến cậu sẵn sàng kết án kẻ tội phạm gây ra bi kịch hạnh phúc đời cậu không thể là ai khác ngoàI cha cậu. Cậu có thể nói như thế. TôI cho rằng cậu có căn cứ. TôI chỉ lưu ý cậu, nhân danh một người từng trảI, đầy nỗi đau đớn của cuộc đời, tôI lưu ý cậu phảI tỉnh táo để nhận ra rằng từ xưa tới nay chưa có người cha, người mẹ nào, kể cả những người tuyên bố từ bỏ con cáI, lạI không mong con mình được sung sướng trọn vẹn. Biết đâu cáI thái độ kiên quyết đến tàn nhẫn ấy lạI là đúng. Biết đâu, bằng sự hiểu đời, hiểu người sâu xa của mình, ông đã sớm nhận ra cáI bản chất thật sự của người con gáI ấy, buộc ông phảI tìm cách che chắn bao bọc lấy con mình. Sự bỡn cợt lả lơI (ảnh 1) này cũng đủ làm cho cậu tỉnh ngộ, hoặc cứ giả thiết cho là một cử chỉ vô tình thì cáI hệ thống âu yếm (ảnh 2, 3, 4, 5, 6) làm sao có thể vô tình được. Có thể nói, sự bất cần đã làm cho người con gáI trở nên trơ trẽn. Thật lòng với cậu, tôI cũng không sao kìm nổi sự căm giận, khi chính người tình của cô ta cho tôI xem những chiếc ảnh này. Chính anh ta kể về mối tình “thiêng liêng” của cô bé với cậu. Bởi lẽ đó tôI mới phảI mất công sức đI tìm kiếm tất cả những chứng cứ này để gửi cho cậu. TôI không muốn người đồng đội thân yêu của tôI ngoàI mặt trận ngã xuống vì sự đau đớn quá đột ngột. Cậu đã nhìn rõ chưa? Người con gáI đã để thằng con trai ôm lấy vai mình với đôI mắt buồn rười rượi ấy có khác gì thú nhận rằng em đã ở bên cạnh, em lo sợ mất anh, rồi đôI môI mòng mọng ấy, đôI mắt xa xôI ướt át ấy đã hơI khép lạI trên khuôn mặt ngả về phía sau… Đó là ngôn ngữ của sự chờ đợi, sự sẵn sàng… Nhưng mà thôI, tôI khuyên cậu phảI bình tĩnh lại. Hết sức bình tĩnh và độ lượng. Trong nỗi cô đơn và trống trảI, người con gáo đã sa ngã, là chuyện khó tránh khỏi. Biết đâu, cô ta lạI trả ân hận, chả thấy xấu hổ và tu tỉnh lại. Cố nhiên, đấu chỉ là lời khuyên chân thành của tôI, kẻ ngoàI cuộc. Chỉ có cậu mới hiểu rõ cô ta, liệu con người đó có thể làm được những cử chỉ ấy không? Cũng chỉ có cậu mới có những quyết định chính xác về tình yêu của cậu.
Cuối cùng tôI chỉ lưu ý cậu như sau: vì là người cùng quen biết anh chàng kia, nên khi biết những tấm ảnh này tôI đã nhờ bạn tôI ở hiệu ảnh rửa hộ, gửi cho cậu như một chứng cứ khách quan giúp cậu hiểu thêm về người yêu và đỡ phần đột ngột sau này. Vì thế, cậu không được công bố những bức ảnh ấy với ai, không nên bàn tán xôn xao. Vỡ chuyển mất uy tín của bạn tôI, đó là nơI “kiếm cơm” của người ta mà. Cũng vì tránh sự liên lụy, tôI phảI đánh máy bức thư này, mong cậu thông cảm. Chân thành chúc cậu có nhiều sức khỏe, chiến đấu dũng cảm, đem lạI niềm vinh quang lớn cho dân tộc, cho cả loàI người. Chào cậu. Một người đồng đội không quen biết.
Những ngày đó, đạI đội có lệnh cho tổ trinh sát rút về phía sau. Tùy xin ở lại. Cậu ngơ ngác nhìn những người chiến sĩ mới lên thay như thể họ là biệt kích thám báo. Nhìn trân trân vào họ, rồi cười ngặt nghẽo. PhảI vàI ba phut sau cậu mới hỏi: Xin lỗi, các ông ở đâu đấy? Chúng tôI được lệnh đạI đội lên thay cho các ông đây. Các ông có thích ở đây không? Nói chung chả ai thích, nhiệm vụ bắt buộc phảI làm thôi. Thế thì các ông về đI, cứ để chúng tôI ở đây. TạI sao ông lạI nghĩ, các ông có thể chịu đựng hơn chúng tôi. Đây là nhiệm vụ đạI đội giao. Các ông cứ về, bảo chúng tôI xin tự nguyện ở lạI đây và hoàn thành nhiệm vụ. Cứ bảo chúng tôI không chịu thay thì đạI đội ăn thịt chúng tôI à? Chắc chả ai nghĩ thế, nhưng nghe nói thay cho các ông về vấn đề tắm giặt, rồi đI làm việc khác có khi còn nguy hiểm hơn, chứ đâu đã được “tha”. Tắm giặt là cáI quáI gì, cả một vùng hôI hám khét lẹt, mình có sạch cũng không thấy thơm hơn. Mà lịch sử loàI người có ai chết vì không chịu tắm giặt đâu. ThôI, các ông về đI, chúng tôI còn có việc của chúng tôi. Anh cốt đuổi họ đI cho nhanh để mà gào lên cáI nỗi đau đớn ngờ vực giữa hai thằng bạn đã như là chính mình không sợ gì sự xét nét bình phẩm. Suốt đêm đó và hai ngày, hai đêm sau, anh làm thơ, viết thư, lạI đọc, lạI xé, đến lần thứ năm thì không đọc cho đứa nào, nhân có nguồn nước lên, anh gửi thư đi. Cùng lúc ấy, anh nhận lá thư rất ngắn của cha! Nghe phàn nàn của đơn vị con về tổ trinh sát của con không chịu rút về phía sau, bố vô cùng cảm động tinh thần kiên cường bám chốt của con và các bạn con, rất xứng đáng với niềm tin cậy đang lớn dần lên trong bố. Rất mong con phát huy những gì đã co được trong thời gian qua, nhất là những ngày gần đây để xứng đáng là người chiến sĩ tiên phong của chúng ta.
Nếu đội ngũ sư trưởng đều trên dưới ba mươI tuổi, còn quá trẻ, thì tư lệnh trưởng mặt trận trông lạI quá già, dù mới sáu mươI tuổi, hai mí mắt đã chẩy xuống, hai bắp chân đã lỏng lẻo, mỗi lần đI xa về bước xuống xe phảI đến hàng giờ sau hơI thở của ông vẫn còn thấy thiếu hụt. Ông vừa đI kiểm tra trung đoàn “địa bàn” về, liền cho gọi ngay đạI tá Thủy. Vừa trông thấy đạI tá, ông đã nhổm hẳn người lên: Sao, sao mặt mũi anh thế kia, chắc là chưa có tin tức gì? Báo cáo, tôI có thể nhận nhiệm vụ ngay. Khoan hãy bàn chuyện đó, ý anh bây giờ định thế nào? Nghe có hai nguồn tin đều trông thấy cháu ở khu vực huyện P. Chúng ta đang có nhiệm vụ ở đó. Hai tiểu đoàn quân Pôn Pốt đang tập trung vận chuyển lương thực. Trung đoàn bốn trăm và một tiểu đoàn tăng cường của mặt trận phá tan kế hoạch này. Nếu anh thấy có thể đI được thì rất tốt. TôI đã báo cho xe chuẩn bị, anh có thể đI ngay được. Đề nghị cho tôI xuống nhà bếp xem còn cơm nguội xin vàI bát đã. ThôI, cứ ở đây, tôI bảo anh em có làm bát miến ăn. Cám ơn tư lệnh, bụng tôI cứ phảI lèn cơm nguội mới chắc. Xin phép tôI xuống nhà bếp, cơm xong đI luôn. Anh cứ yên tâm đI, ở nhà tôI sẽ cho gọi cô bé người yêu của cháu động viên và giao nhiệm vụ cho nó.
ĐạI tá lặng lẽ ra đi. Tư lệnh cũng ngồi lặng lẽ nhìn ông. Hai người ở với nhau cùng trung đoàn “ Nam Tiến” từ năm đầu tiên của cuộc kháng chiến chống Pháp. Hồi ấy tư lệnh là trung đoàn trưởng, còn Thủy là liên lạc. Khi mặt trận SàI Gòn vỡ, địch đánh ra Phan Thiết, Nha Trang, gặp trung đoàn phòng ngự của ông. Chúng dùng một lực lượng đáng lên Buôn Ma Thuột chiếm đèo Phượng Hoàng, rồi tràn xuống Tụy Hòa bọc phía sau lưng ta. Trung đoàn phảI tháo chạy ra Phú Yên. Suốt ba ngày nhịn đói, đêm thứ ba “cha con” bò về đến dốc Mỏ, thấy bãI cứt trâu còn nóng, liền ôm lấy nhau khóc mừng vì sẽ gặp làng, gặp bà con nuôI nấng che chở. Từ ngày ấy đến giờ cả hai người cùng ở chiến trường khi thì Nam Trung Bộ, khi thì Nam Lào, khi ở biên giới Cam-pu-chia. Nhưng có đoạn hàng chục năm không ở cùng. Tư lệnh có đIều kiện hơn, cuộc đời ông đã có bốn cáI tết được sống với vợ con. ĐạI tá Thủy vừa tròn bốn mươI năm không cáI tết nào được về quê. Duy có năm tám mươI ông được tư lệnh cho về nghỉ tết. Về đến Hà Nội ông thấy bỡ ngỡ vì không quen, như thấy mình đI lạc, thấy nhớ đơn vị, thương anh em. Thương lính quá, ông lặng lẽ đứng khóc ở giữa đường ồn ào. Một thanh niên đI vội, lao xe đạp làm ông ngã vấp xuống. Vừa bị đau, vừa bị mắng là dở hơI, ngu ngốc. Ông đứng dậy, lặng lẽ phủi quần áo, lần ra Hàng Đậu mua bốn cánh đào hết một nghìn vác bộ sang Gia Lâm, bay trở lạI SàI Gòn, rồi đI ô tô đến biên giới để tặng các đơn vị chiến đấu gian khổ nhất và ở lạI ăn tết với tổ ba người trên một đỉnh cao ở CPX.
Từ anh liên lạc, tuần tự qua các cấp chức đến trung đoàn trưởng kiêm chính ủy, rồi làm phát viên đặc biệt của Quân khu hoặc mặt trận, không hề một chiến dịch nào ông lạI không tham gia mũi xung kích, mũi đột phá.
Có lần đã là pháI viên của Quân khu đI theo đơn vị, thấy hàng giờ đồng hồ các tổ đột phá khẩu liên tiếp bị thương vong không tàI nào “mở cửa” chiếm lô-cốt đầu cầu, ông liền ôm bọc phá như một tổ trưởng, dẫn hai chiến sĩ lao lên. Rồi lạI có lần dẫn một tiểu đội tập kích đánh vào trung tâm căn cứ của lính Mỹ. Mới tháng trước, trong một trận đánh vào căn cứ lớn của Pôn Pốt, hai trung đoàn của ta bị lạc nhau do vùng núi hiểm trở mà toạ độ trên bản đồ lạI có hai đIểm cách xa nhau hàng ngày đường, nhưng cùng một tên gọi. Bên nào cũng đinh ninh mình tập kết đúng giờ quy định. Khi nổ súng mỗi đơn vị đánh theo một hướng. Lệnh của mặt trận giao cho sư đoàn phảI tổ chức lạI đội hình tập trung lực lượng tiêu diệt quân địch đang chạy trốn. ĐạI tá Thủy là pháI viên của tư lệnh mặt trận nằm tạI đây, ông biết chỉ có mình đã từng đI hết các vùng rừng núi ở khu vực này mới có thể tìm thấy đơn vị và giao nhiệm vụ cho họ trong vòng một đêm. ĐIện đàI không liên lạc được, không thể đến kịp báo cho họ chuyển hướng. Sư đoàn đành “nhờ” ông và cho hai chiến sĩ mang AK đI theo. Trận ấy vừa làm liên lạc, vừa là pháI viên cấp trên, vừa cầm sẵn mệnh lệnh của sư đoàn, ông trực tiếp chỉ huy trung đoàn. Chỉ có một ngày, một đêm ông dẫn đơn vị vượt qua hai mươI ki-lô-mét, leo qua hai đỉnh núi, lội qua sông tới đích đúng quy định, chặn đánh và diệt gọn một sư đoàn thiếu của Pôn Pốt. Thắng lợi xong, ông “giả” chức trung đoàn trưởng cùng hai chiến sĩ trở về sư đoàn. Khi đI qua con suối cạn, một chiến sĩ bị thương và một hy sinh vì những bãi mìn ở khắp nơi. Ông ngồi lạI băng bó cho người lính bị thương, giao cho anh ta hai khẩu AK, sáu băng đạn, bốn quả lựu đạn và tuyệt đối không được xê dịch. Ông vác chiến sĩ đã hy sinh tìm đến một đơn vị vận tảI cách đấy chừng ba ki-lô-mét. Ông ở lạI cùng đơn vị làm các thủ tục mai táng. Bốn chiến sĩ và một y tá đạI đội được cử đến suối cạn cấp cứu người bị thương. Ba trong bốn người và y tá lạI vấp mìn dầy đặc xung quanh người bị thương cũ. Ngay cả chỗ ông ngồi băng bó cho anh cũng có mìn. Ông lạI phảI trở lạI suối cạn. Đến bờ, tất cả đều đứng lạI, chỉ một mình ông bước xuống vác lần lượt cả năm người ra khỏi khu vực nguy hiểm. Chuyện đó không thể giảI thích được, cũng như không thể giảI thích nổi vì sao suốt bốn chục năm làm lính dường như chiến dịch ác liệt, trận đánh ác liệt, vào những thời đIểm ác liệt nhất của cả chiến trường Đông Dương ông đều tham dự, mà chưa một lần bị thương. Bao nhiêu giai thoạI về ông. Người ta bảo ông là người duy nhất ở quả đất này khiến bom đạn phảI tránh né, kẻ địch phảI khiếp sợ. Bởi thế, ông có thể làm bất cứ việc gì, ở bất cứ đơn vị nào cũng đều làm được. Cũng bởi thế, dù có kẻ thâm thù phẫn uất về những ý nghĩ và hành động của ông, thì cũng không có ai nỡ đẩy ông đến chỗ tận cùng của những hình phạt, nếu việc ông làm bị đổ vỡ. Lẽ giản đơn là: ông, một con người không hề nghĩ tới mình, chỉ nghĩ cách cho mọi người đạt được mong muốn. Ông sẵn sàng bỏ cả bản thân mình, bỏ cả vợ con và danh dự để khoác vào người nỗi khổ ảI cực nhọc cốt đạt tới mục đích làm cho cuộc sống này tốt đẹp. Khi chỉ là bạn bè ở xa ông, thì nhiều người khao khát được gần. Không có ai lạI tiếc nuối một lời yêu mến có phần tâng bốc một con người như ông. Ai cũng mong mỏi ở mỗi vùng đất, mỗi đơn vị, cơ quan đều có một người lo toan quên mình như thế. Nhưng khi sống với ông, ai cũng cảm thấy không thể nào chịu nổi. Năm 1973, hầu hết những người làm báo và trợ lý của phòng tuyên huấn mặt trận đều kiến nghị với cấp trên đIều ông về thay trưởng phòng tuyên huấn cũ đã có quyết định thuyên chuyển ra Bắc. Chiều cánh trợ lý và nhà báo, cục chính trị đã đIều ông về, nhưng chỉ bố trí làm phó phòng thứ nhất. Ngày đầu tiên nhận chức, mới vác ba-lô về đơn vị, chưa cần biết mình ở chỗ nào, vứt ba-lô vào một góc giường, không cần hiểu nó là của ai, ông đã sục đI xem xét đủ hai mươI bảy chỗ ở của các bộ phận báo chí, đIện ảnh, câu lạc bộ… ở chỗ nào ông cũng phảI đứng lặng đI và cố mỉm cười vì nó lôI thôI bừa bộn. Mười hai giờ đêm, ông mới lội suối về khiến hai phó phòng cũ phảI nén nỗi bực bội đầu tiên vì đã phảI chờ cơm, chờ pha ấm chè của chính ông đưa và hẹn từ sáng: Chờ tôI một téo, chúng mình ngồi với nhau uống ấm nước hỉ! Đêm đó ông thức đến ba giờ sáng, ngồi một mình tính toán lo nghĩ đIều gì đó, rồi gối đầu lên ba-lô ngủ, không cần chăn màn, mặc nguyên quần áo, đI giày, úp chiếc mũ tai bèo lên mặt ngủ ngon một giấc trọn hai tiếng đồng hồ. Năm giờ, tập thể dục, ăn sáng xong, lội đI các cơ quan quanh bộ tư lệnh. Hai ngày trời không biết ông đI đâu và bằng cách nào sớm ngày thứ ba ông trở về cùng với những chế độ, tiêu chuẩn khiến ai cũng phảI ngỡ ngàng. Bộ tư lệnh cho công binh làm hầm riêng cho tất cả các nhà báo, các trợ lý viết tổng kết, viết ký sự lịch sử. Mỗi người được một ngọn đIện, bàn viết và các tiêu chuẩn lương khô bảy linh hai, đường sữa, bột đậu xanh, thuốc lá, chè ngang tiêu chuẩn cấp cục. Chưa hết ngạc nhiên này lạI đến ngạc nhiên khác. Một anh trợ lý tuyên truyền đã đưa vợ ra thành phố HảI Phòng bảy năm trời chưa thể đăng ký được hộ khẩu. Một phóng viên của tòa báo mặt trận về phép cả ba tháng cũng không chạy nổi việc cho con. Một anh nhiếp ảnh mua miếng đất đã bốn năm vẫn không làm được nhà v.v… Tất cả những việc đó trưởng phòng, vì yêu, anh em tự nguyện nâng ông lên một chức như thế-đều làm như bay. Có thể nhân chuyến đI công tác, đI họp ngoàI Bắc, có thể chỉ viết một cáI thư cho một đồng chí cấp trên nào đó mà ông đã gặp một lần hoặc cũng chưa hề gặp bao giờ, nhưng mọi việc đều được giảI quyết đâu vào đấy bằng cáI ma lực nào đó không thể giảI thích nổi. Có ai hỏi, ông thì thào vừa quan trọng vừa dễ dãI: Đơn giản lắm, việc đó tôI không đòi hỏi cho tôI, nên nó dễ lắm cơ. Đến đâu tôI cũng chỉ cân nói một câu giông giống như nhau, là anh em nó đI chiến đấu không hề tiếc máu xương cho hạnh phúc của mọi người, chả nhẽ các anh lạI tiếc nó việc cỏn con ấy. Chẳng biết ông nói như thế có thật không, nhưng rõ ràng mọi sự nan giảI của phòng tuyên huấn vào tay ông đều nhẹ nhõm như không hề có chuyện gì. Dăm tháng sau, chính những người kính trọng và mang ơn ông lạI có thể đồng tình với nhau để “đánh đổ” ông. Chuyện ấy cũng đơn giản và dễ hiểu lắm cơ. Ông là người chịu nghĩ, chịu hành động, bất chấp mọi nguy hiểm cho nhiệm vụ và cho từng người. Do nghĩ được nhiều, hành động có kết quả, ông không muốn phòng tuyên huấn dừng lại. Đang đêm báo động cả phòng mang đủ trang bị và phương tiện lội suối ba tiếng đồng hồ, rồi leo qua hai đỉnh núi với giả định bọn địch đổ bộ bằng đường không, sở chi huy mặt trận phảI nhanh chóng đến vị trí mới… Các trợ lý là đạI úy, thiếu tá trên dưới năm mươI tuổi, mỗi tuần một lần nghe còi rúc vội vã vác ba-lô lội suối, leo lên đỉnh núi, nhảy tạI chỗ xem trang bị có gì lỏng lẻo rơI vãI và kiểm tra lẫn nhau từng chiếc bàn chảI, đôI đũa cáI bát để sang đầu tuần sau quyền trưởng phòng nghiêm khắc phê phán và phân tích tai hạI của từng chi tiết nhỏ nhặt ấy. Cũng có khi đột nhiên ông kéo cả phòng lên đỉnh núi làm việc suốt hai ngày trong đIều kiện thiếu nước, thiếu lương khô, chịu đói, chịu khát để rèn luyện cho quen. Những việc đó ông tâm đắc thực sự và bao giờ cũng tự mình chịu cáI khổ, cáI khó trước nhất. Ông luôn luôn là người đI trước tiên trong mọi công việc ông nghĩ ra. Dù ai cũng thương ông, phục ông, một con người tận tụy hăng háI, nhưng ở cạnh ông không ao chịu nổi. Sức phản kháng ngày càng tăng lên, ông lạI trở về làm cố vấn đặc biệt, pháI viên đặc biệt, bởi vì không có việc nào khác để ông có thể chủ trì. Đấy cũng là công việc thích hợp nhất, khai thác khả năng cá nhân được nhiều nhất mà không làm cho cơ quan rối bung lên vì những ý đồ tốt đẹp và một tấm lòng lúc nào cũng sôI sùng sục của ông. ĐIều đó cũng giảI thích vì sao trung tướng tư lệnh yêu đạI tá như tin yêu chính mình, vẫn không thê giao cho ông chủ trì một đơn vị cụ thể, dù có lúc tư lệnh thấy cả về năng lực lẫn trách nhiệm đạI tá Thủy hơn hẳn những cán bộ chủ trì khác.
Những hy vọng tìm kiếm người con trai của đạI tá Thủy ngày càng vô vọng. Tin tức thu nhận được ở các cơ quan quân báo, tác chiến, mỗi nơI một khác, mỗi ngày sự tráI ngược nhau càng tăng.
Người nói: Hôm hai nhăm tháng Ba vào lúc chập tối có ba thằng “Pốt”, một thằng cởi trần cầm quốc, hai thằng mang súng mặc quần áo đen, bịt khăn ở đầu dẫn một chiến sĩ Việt Nam ra bờ sông phía bên kia cao đIểm 1224. Cởi trói xong, thằng mình trần hỏi: Mày muốn sống không? Nếu muốn, phảI bảo bố mày không được ngăn chặn bắt bớ những người chuyển gạo tiếp tế cho chúng tao. Mày nói đi. Thằng “Pốt” gào lên. Sau một hồi im lặng, người lính Việt Nam nói điềm tĩnh: Chúng may muốn gì ở tao thì hãy nói chuyện riêng với tao thôI, còn bố tao, nếu chúng mày lấy một trăm khẩu đạI bác chĩa vào đầu ông, ông cũng chỉ cười, huống hồ chúng mày bây giờ không có đạI bác, mà bố tao lạI đang chiến thắng. Bố mày say sưa chiến thắng hơn cả mạng sống của mày? Một bãI nước bọt nhổ toẹt vào mặt thằng cởi trần. Lập tức hai thằng quần áo đen kéo hai tay người chiến sĩ dang ra để thằng cởi trần bổ cuốc vào đầu.
Một tin khác nói: Ngay sau khi bọn lính “Pốt” bỏ chạy, ta cũng bỏ chạy, có một người đàn bà đã đến chỗ hai chiến sĩ, một sống, một chết đang còn chung chiếc khóa số tám. Chị ta có chồng đI giảI phóng, hẹn chi ta ra đón vào buổi chiều ấy. Mỗi khi hành quân qua nhà, anh thường báo cho vợ chờ sẵn ở đoạn đường đó để anh dặn dò, hoặc đưa cho một cáI gì anh đã tằn tiện tích góp được. Có khi chẳng có gì gửi, chỉ để nhìn thấy vợ. Đồng đội anh trêu chọc. Chị đỏ mặt tủm tỉm cười, rồi nghe chồng, khi anh vừa chạy theo hàng quân vừa ngoáI lạI gào to: Không được cho con ra chơI ngoàI bờ ao. Nhớ lấy. Lần này không ai dặn, nghe súng nổ, chị ra. Nói đúng hơn, lúc thấy mấy thằng Pốt vác B41 chạy qua xóm, chị chạy theo luôn. Nó luồn vào rừng rình bắn xe bộ đội Việt Nam. Người kêu “Pôn Pốt đấy” ở trước đầu xe chính là chị. Chập tối hôm đấy chị lấy rìu chặt đứt khóa đem chôn người chết và dẫn người sống về nhà. Bọn “Pốt” đã rình bắn chết chị.
LạI một tin khác. Khoảng trung tuần tháng Tư, nghĩa là hơn hai tháng chiếc xe bị phục kích, các chiến sĩ vận tảI của trung đoàn 93 có gặp một người mang súng AK, ba-lô, lựu đạn bi-đông… Đúng là anh tổ trưởng trinh sát ở đIểm cao 1224 mà họ đã gặp, chỉ khác là người hơI khòng khòng, tóc trùm kín vai. Thấy có người, anh ta lánh sang lối khác, rẽ vào rừng. Các chiến sĩ vận tảI dẫn theo, anh ta chạy, vấp ngã sóng soàI, rồi lạI hoảng hốt nhỏm dậy chạy. Mặt trời sắp lặn. LạI nghĩ anh ta đã chết, có khi mình trông nhầm. Có khi bọn “Pôt” dử mình vào bẫy của nó lúc trời sắp tối. LạI chợt nghĩ hay là vong hồn anh ta khi sống khát nước quá phảI bỏ chốt, nên lúc anh ta vấp ngã, trời bỗng đổ mưa đột ngột. Anh ta nhổm dậy trời tạnh mưa ngay. Sáng bừng lên, gió xào xạc như có đoàn người áo lá ngụy trang hành quân ào ào trên ngọn cây. Cả tổ vội vàng chạy lạI đường chính.
Nguồn tin của người bán quán vẫn thường nhắn tin cho vợ anh chiến sĩ giảI phóng Căm-pu-chia ra đường chờ chồng nói: sau vụ đó bà hoảng quá bỏ chạy về thị xã, gần ba tháng sau mới hoàn hồn.
Bà kể: chiều hôm đó trông thấy máu chảy bà phảI nhắm mắt lạI, hai tay ôm lấy mặt, trong lúc hoảng sợ bà nghĩ phảI bỏ nơI này, nếu không bộ đội nghi có liên quan với “Pốt”… LạI rất có thể “Pôt” bắn vào bà, nếu có những người đI đường biết có phục kích, “Pốt” sẽ cho là bà báo trước cho họ. Đêm đó hai mẹ con gói buộc xong, chui xuống nằm ở gầm giường. Các gói bọc xô chậu xếp ở xung quanh. Trước khi đI ngủ đã phảI chèn buộc cửa ở đằng trước, đằng sau thật kỹ. Chỗ giường nằm khoét phên che vừa đủ một chỗ để chui ra khi cửa nhà bị phá. Lúc độ bảy, tám giờ tối có mấy tràng súng máy nổ như xé ruột. Hai mẹ con ôm lấy nhau, run quá, nhưng vẫn nghe tiếng xì xào của người con gáI Cam-pu-chia ở chỗ gốc những cây thốt nốt. Sáng ra, nghe tiếng nói ở ngoàI đường mới dám mở cửa, bà loáng thoáng trông thấy một người con gáI giông giống cô bé đIên từ trong rừng trở về… Tất cả những nguồn tin đều được xác minh, được theo dõi. Nhưng về sau nó được tô vẽ thêm thắt của lính và thường dân làm nó sai lạc đI khiến cơ quan có nhiệm vụ theo dõi việc này đã cảm thấy bất lực. Người ta chỉ còn biết biểu hiện lòng thương xót cảnh ngộ của đạI tá bằng những lời an ủi quen thuộc, sự hứa hẹn chung chung. Cho đến lúc này thì những triết gia “bã chè” thấy ân hận, thấy không nên phê phán ông ta. Nhưng thói quen thì khó bỏ, họ chuyển sang lên án cơ quan tác chiến, cơ quan bộ tham mưu. Xét cả về thực tế lẫn lý luận một cách bình tĩnh khách quan, mới thấy việc họ xử lý con trai đạI tá và những người bạn của nó là vô lý, là cạn tàu ráo máng. TạI sao họ lạI dồn ông vào thế bí, buộc ông phảI buông ra một lời để họ coi là quyết định cuối cùng trong việc xử lý con ông. Những người trung thành tuyệt đối với nhiệm vụ, hoặc chỉ tỏ ra trung thành ở đầu lưỡi thì cũng không thể bênh vực con khi tất cả đã ồn ã vì tính chất nghiêm trọng của nó. Trong hoàn cảnh ấy đạI tá không thể im lặng, cũng không thể nói khác, khi ông ta từng nghiến răng run lên trước mọi cử chỉ hèn nhát ở bất cứ ai. Ông ta sai lầm ở chỗ nào? Không có sai gì hết. Từ trước đến nay tôI nói ông ta là người mẫu mực. Ông ấy hy sinh một cách thành thật và triệt để. Ông ta thường nói: chùng ta sẵn sàng hy sinh đến hơI thở cuối cùng của người cuối cùng… Đến bây giờ tôI mới thấy đó là những lời tâm huyết thật, chứ không phảI bằng nước bọt đánh lừa mọi người. TôI không thấy thế. Bằng mọi biện pháp, mọi khả năng thuyết phục và quen biết rộng, ông ấy chạy vạy cho con đI chiến trường còn gian truân vất vả hơn kẻ luồn lọt cho con đI học ở một nước tư bản giàu, để vơ vét, nhặt nhạnh chổi cùn rể rách của họ thảo ra mang về làm kẻ giầu sang vênh váo ở nước mình. Công nhận ông ấy trong sáng, mỗi mụn con duy nhất, vứt đến một trận địa đói khát nhất, ác liệt nhất, có để kiếm chác gì đâu. Cũng không cần mượn mác chiến trường, mượn xác chết của người khác nhẩy tót lên nấc thang quyền chức như những kẻ tham quyền vụ lợi, cơ hội.
Những máng bã chè đêm nào cũng tràn đầy. Những chiếc đIếu cầy nóng giãy mỗi lần ré lên như hút hết xương tuỷ làm mặt mũi người hút thóp lạI nhăn nhúm, trông nhiệt tình một cách đau khổ để rồi lạI khoan khoáI nhả nó ra, há mồm thở dốc như người đứt hơi. Đã ngồi dai là phảI có chuyện. Chuyện công, chuyện riêng, chuyện chiến trận nhàm chán, như ngày ngày ngồi trước đống tàI liệu ngật ngưỡng năm năm, tháng tháng vẫn những lời lẽ nhận định, đánh giá thuận lợi, khó khăn như hàng chục năm trước và đúng như cấp trên đã nhận định, có gì phảI nói khác, có gì mới mẻ phảI bàn luận, đàm tiếu.
Những tháI độ như là thương xót, như là bênh vực, như là sự tôn kính không phảI để dành cho đạI tá, mà dành cho họ. Những kẻ thức thời ấy vừa thỏa mãn trong những đêm “vô công rồi nghề” vừa chứng tỏ mình tinh nhạy sâu xa giống như suy nghĩ và tình cảm của trung tướng tư lệnh dành cho đạI tá.
Bỏ hàng chục đêm liền để um sùm tranh cãI nhau với vô số lời lẽ, với vô số chuyện, mà cả cáI đám ấy không ai hề biết rằng đêm nào đạI tá cũng vật vã đau đớn về nỗi mất con, về những hy vọng ngây thơ hồn nhiên của người vợ ông. Làm sao cả nửa năm nay hai bố con không ai viết thư cho em một vàI chữ. Bố Tùy có biết ở nhà nó chống chếnh như thế nào không? Một bơ gạo nấu từ bốn giờ sáng. Không ngủ được ngồi dậy đốt ngọn lửa cho nó có bạn, hâm nồi cám, rồi không biết làm gì phảI đặt xoong cơm. Nấu là để có việc thôI, em thiết gì đến miếng ăn, nhưng vẫn phảI ăn cho qua lần, ăn cho bố con khỏi buồn lo em ốm đau, yếu đuối. Nhưng mà cũng có hôm không cố được, cơm canh dọn ra ngồi nhìn một lúc, rồi thu dọn lại. Cơm chưa xới, canh còn trong nồi, vẫn cứ đI rửa bát nhỏ, bát lớn để coi như cũng đã ăn, cũng có việc mà làm, cũng khỏi sợ cáI thất thường ngày nào cũng canh cánh ở bên. CáI nhà hai gian khi làm ra cứ ngay ngáy lo chật chội, lo thằng Tùy lấy vợ không có chỗ quay đến bâu giờ nó trống quá. Em không bó chăn, treo như mọi khi. Cả chăn màn, mũ áo của bố và Tùy, em xếp ở giường gian ngoàI và treo xung quanh tường cho nó đông vui. Em nằm ở cáI giường một ấy mà phía nào cũng thấy thừa, thấy lạnh quá. Em nói chuyện này bố Tùy đừng giận, phảI thông cảm cho em, không lạI nói đã là cán bộ phụ nữ mà lac hậu. Em đặt bàn thờ để thắp hương đấy. Từ trước đến nay có bao giờ em tin vào thờ cúng lễ bái. Từ nửa năm lạI đây không biết có chuyện gì của bố, của con, mà thạch sùng trên máI nhà tặc lưỡi nhiều quá. Em sợ có đIều gì không hay ở bên ấy phảI lập bàn thờ cầu mong cho bố con tai qua nạn khỏi. Em biết bố Tùy không bằng lòng, nhưng bố con cứ lành lặn trở về với em, rồi thì mắng mỏ em thế nào cũng được, em vẫn được sung sướng. Còn chuyện này nữa em muốn góp ý để bố Tùy xem thế nào. Bố đã gặp cháu HoàI chưa. Nó tìm mọi cách đến đấy chỉ để cốt được gần thằng Tùy nhà mình. Thật khốn khổ, tội nợ gì mà đang yên, đang lành lại phảI dẫn nhau đến chỗ hòn tên mũi đạn để được gần nhau! CáI đIểm này em không thật nhất trí với bố Tùy đâu. Đã nhiều bận em nói, bố cứ át đI, đến bây giờ em đã trăn trở mãI mới nghĩ đằng nào cũng phảI nói kẻo, bố Tùy lạI mắng sao biết mà không mở miệng ra. Rồi nếu bố nghe lời em, biết đâu con cáI nó đỡ phảI khổ. Chuyện thăng Tùy và con cháu HoàI đấy. Chúng nó yêu nhau thực sự và thắm thiết lắm. Tuy là con gáI thành thị, cháu nó ngoan, đứng đắn, chứ không đầu mày cuối mắt như đám thanh niên bây giờ đâu. Ngày học quân y xong, chờ đợi để sang bên ấy, cháu về ở với em. Cháu làm tất cả mọi việc kể cả gánh phân và buộc lạI chuồng lợn. Không hiểu bố Tùy nghĩ thế nào, đàn bà với nhau em biết. Nếu không yêu con mình say đắm, việc gì nó phảI hầu hạ chăm chút cho mình… ở nhà máy, nhất là chỗ phố xá thiếu gì thằng con trai có tàI, có sắc, nhất là đảng viên hẳn hoi theo đuổi nó, mà nó đều gạt đI, để tìm cách ra mặt trận với con mình. Mà em cũng nói để bố nó biết là các con nó đã đI lạI với nhau như vợ chồng rồi. Nó không thể hiện gì, nhưng là người mẹ em biết tất. Thời buổi bây giờ cũng không ai đánh giá làm gì, bố cũng cần bình tĩnh mà thông cảm cho con. Em xin bố giữ kín chuyện này, dù thế nào cũng không được hành hạ xỉ vả con. Làm quá, nó nghĩ nhục, nó liều là mất con như chơi. Nhân thể em cũng nói luôn để bố nghĩ lạI việc dạy dỗ con. Em biết bố thương con nhiều, vẫn phảI nói cho con hiểu và mắng át nó đI những lúc nó nghĩ sai về bố. Nhưng tạI sao bố cứ thành kiến với con cả những việc không đâu vào đâu. Bố ở xa không biết hết, ở nhà khắp vùng này ai cũng khen con mình thông minh, biết nghĩ và rất có tư cách đạo đức. Ngày trước học ở trường và sau này làm ở nhà máy, người ta vẫn nêu gương con mình cho người khác học tập. Làm sao lúc nào bố cũng phảI lo con mình ăn đổ làm vỡ, không làm hết như lời bố là không thể thành người. Lắm lúc bố mắng con, em nghĩ giá là con nhà khác nó sẵn sàng nói láo trở lạI, nhưng con mình chỉ dùng lời lẽ tranh luận với bố nó. Khi bố nổi khùng lên mắng át đI, tuy no chưa thông, vẫn phảI lặng lẽ làm theo những đIều bố đã quyết định. Không biết bố nghĩ thế nào, nhưng em thấy nhiều khi con nó nói cũng phải. Bố cứ bắt nó phảI làm đúng như ý bố, vậy mà mấy chục năm qua bố biền biệt một nơI, nó biết nghe ai. Sao bố lạI không tin em dạy con, không tin đoàn thể, cơ quan! Ở chỗ nào chả có Đảng lãnh đạo giáo dục, sao bố lạI nghĩ chỉ có Đảng ở chỗ bố mới là đúng đắn, mới là tốt đẹp. Em nói đIều này, nếu không phảI bố bỏ đI nhá. Độ trước chú nhà báo cùng đơn vị với bố ngày xưa, trước khi đến chỗ ấy có về thăm nhà mình. Em nhờ chú góp ý với bố việc dạy dỗ con. Chú ấy bảo: ối giời, cụ Thủy, có giời mà nói. Cụ ấy là con người của chiến tranh, của những mệnh lệnh, chỉ có làm không bàn cãi. TôI cũng xin nói để chị biết đừng bao giờ chị mong về nhà này anh ấy có được sự vui vẻ sung sướng. Con người ấy chỉ có xông vào chiến tranh mới tỉnh táo, mới thông minh, lanh lợi. NgoàI nơI đó ra, cụ ấy không tin vào một môI trường nào khác. Nói đúng hơn, cụ ấy không hiểu và ngờ vực là đúng thôi. Ngày tôI rời quân đội đI viết báo, cụ ấy cũng sợ. Cụ ấy sợ một kẻ mình đã tin cậy, yêu mến có thể hư hỏng, biến chất. Thể thì thằng con muốn tốt lành tất phảI ra mặt trận, một cáI trường học lý tưởng cho mai sau. Rồi đây xã hội sẽ ra sao? Bao nhiêu xương máu của các thế hệ đã đổ xuống sẽ ra sao? Đấy là nỗi lo thường trực, một khoảng trống lớn không sao có thể lấp đầy… Bố Tùy ơI, em không hiểu và nhớ hết lời chú ấy, em chỉ xin trăm lạy bố Tùy tìm cách cho con về với em. Em hứa rèn giũa con để con nên người. Đừng đầy đọa con chỗ mặt trận ác liệt, em sợ lắm. Một lần nữa em van bố, cho Tùy về, nếu không em sẽ héo hon, chết dần chết mòn mất thôi. Em cũng xin bố, nếu gặp cháu HoàI đừng hắt hủi nó. Nếu con được về, bố tìm cách cho cả cháu HoàI về luôn. Bố nhớ thương con hộ em. Em viết cho con mấy chữ bố gửi đến chỗ con hộ em.
Tùy con thân thương của mẹ ơi. Mẹ báo tin mừng là mẹ vẫn khỏe mạnh vô cùng. Con cứ yên tâm đánh giặc, đừng lo gì sức khỏe của mẹ. Độ này mẹ ăn được ba bát cơm mỗi bữa, không phảI chỉ vàI đũa như hồi con chuẩn bị lên đường đâu. Bà con xã viên hợp tác, anh em trên nhà máy vẫn quây quần hỏi thăm mẹ. Mẹ đã phấn khởi rất nhiều so với độ con mới ra đi. Mẹ chỉ lo con ở đấy không được khỏe, phảI chú ý mà giữ gìn, con nhé. Mẹ cũng dặn con phảI viết thư cho bố, bố bảo gì phảI nghe. Thương bố, thương mẹ thì con đừng để bố phảI buồn phiền. Em HoàI đã đến chỗ con chưa? Mẹ thấy ở đời này chưa có người con gáI nào lạI được như thế, con phảI chỉ bảo cho em, dù sao con cũng đI trước thông thuộc hơn. Nếu HoàI chưa gặp bố, con phảI bảo em tìm đến chỗ bố, hoặc viết thư: Cả hai đứa phảI trình bày để bố thông cảm, tạo đIều kiện cho các con. Mẹ tin bố sẽ tha thứ tất cả những gì trước đây bố không bằng lòng vì con. Trước tiên con phảI hết sức nghiêm khắc với mình, không được có lời nói hoặc cử chỉ gì thiếu lễ độ với bố, con nhé. Nếu thật lòng thương nhớ mẹ, mẹ xin con hãy làm thật đúng, thật tốt những lời mẹ dặn. Cho mẹ gửi lời thăm em Hoài. Mẹ cũng rất nhớ thương nó. Mẹ khấp khởi mong ngày cả bố và các con đoàn tụ êm ấm. Mẹ ngàn vạn lần nhớ thương của con.
Tái bút: Con nói với bố xem có đợt đi công tác về bên này, bố mà xin được cho con tranh thủ về với mẹ mấy ngày thì đời mẹ thế là nhất. Nhưng nếu không được cũng đừng quấy rầy bố. Mẹ cũng vẫn cứ vui vẻ đợi cho đến ngày hết hạn con trở về. Mẹ.
Mọi lần đọc thư xong đại tá thường cau mặt lầm nhẩm mắng vợ một câu gì đó, về những chân thực sai lệch của bà với xã hội, với người lính ở chiến trường. Rồi sự thô thiển về hiểu biết, sự nông nổi về tình cảm của họ, nếu không cảnh giác, ta sẽ gục ngã trước cái bệnh tham lam cố hữu của đàn bà. Đàn bà là thế. Họ luôn luôn tìm sức mạnh trong cái yếu đuối của họ. Không cảnh giác, mất phương hướng như chơi. Đến lần này ông chỉ im lặng, cả một tuần mất ngủ rồi, vẫn im lặng. Mấy người ở văn phòng quen được ông cho đọc thư vợ, lần này ông không đưa cho ai. Lá thư để trên bàn như moi khi, ai đến làm việc không thấy ông, họ ngồi đọc tự nhiên như lần trước. Cũng như ông, không ai bàn tán đùa cợt, họ quây quần quanh ông ủ rũ sầu não. Lúc ấy ông lại phải nói to lên những câu vẫn thường nói: Nó phức tạp lắm cơ. Ở đời tôi đã nghiệm, dây đến gia đình vợ con là mệt lắm. Thôi thế hỉ. Bây giờ ta chữa cái bệnh lo âu này, tốt nhất là các ông xem có cái gì chén, cơm nguội chẳng hạn. Đời, cái gì qua rồi sẽ qua đi thôi mà. Nào, ta làm việc với nhau, tình hình hôm nay ra sao nhỉ? Cố làm ra thế, ông cũng không thể chạy chốn được ý nghĩ bùng lên như lửa trước nguy cơ thằng con mất tích mà lá thư của vợ như đổ thêm dầu. Cả đêm qua ông thức trắng, đi lại lẩm bẩm. Sáng ra ông mới gục đầu trên chiếc mũ cứng không ra ngủ, không ra thức, không ra chờ đợi điều gì. Cũng không phải là cung cách nghỉ ngơi. Liên lạc bảo ông đến gặp tư lệnh. Như chợt tỉnh, ông nhìn đồng hồ: đã mười giờ ba mươi phút. Ông uể oải đứng dậy múc gáo nước đổ vào lòng bàn tay vỗ vỗ vào mặt. Nước vẫn chẩy ròng ròng xuống áo quân phục, ông cứ thế đi gặp tư lệnh.