Điều tôi quan tâm không phải là bạn đã thắng hay thua, mà là bạn có sẵn sàng đón nhận thất bại hay không.

Abraham Lincohn

 
 
 
 
 
Thể loại: Kiếm Hiệp
Số chương: 19
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 4512 / 69
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Ðàm Cửu - Dịch Giả: Phạm Xuân Hy
Ðàm Cửu là con một nhà bán hoa ở Bắc Kinh. Một hôm, Cửu vâng lời cha mẹ đi thăm một người thân tộc sống ở Yên Giao, ngoại ô phía Ðông thành phố. Lúc chàng cưỡi ngựa ra khỏi cổng thành, thì trời đã về chiều.
Giữa đường, chàng gặp một bà lão, áo quần chắp vá, cưỡi một con bạch mã, yên cương rất là hoa lệ, đi cùng đường với Cửu khi trước, khi sau.
Bà lão hỏi Cửu:
- Cậu Hai đi đâu đấy? Cửu cho bà lão biết là mình đi ra ngoại ô thăm người nhà.
Bà lão nói:
- Từ đây đến Yên Giao, còn cả mười dặm nữa. Ðường nhiều chỗ lầy lội không dễ đi đâu, cậu Hai không nghe người ta nói hay sao? Vả, bây giờ chuông chùa đã đổ, trời đã xế chiều, nơi đây lại hoang dã tịch liêu chắc gì cậu sẽ không gặp đạo tặc cơ chứ? Tệ xá cũng gần đây, mời cậu ghé nghỉ đỡ đêm nay, mai dậy đi cho thư thả... Lúc đó, trong lòng Cửu cũng đã nơm nớp lo âu, nghe bà lão bàn như vậy thì chịu ngay.
Bà lão cho ngựa vượt lên trước. dẫn đường cho Cửu. Hai người đi theo một con lộ nhỏ hoang vắng, chừng hơn hai dặm thì đến một khu rừng có ánh đèn thấp thoáng. Bà lão cầm roi ngựa chỉ về hướng đó và bảo Cửu:
- Ðến nơi rồi!
Hai người buông cương cho ngựa chạy thẳng đến đấy.
Cửu thất có hai gian nhà thấp le tè lụp xụp, tường bằng đất cả, vừa tâm vai chàng.
Bà lão xuống ngựa, mở cửa mời Cửu vào. Chàng thấy trong nhà trống rỗng chẳng có đồ đạc chi cả, ngoài chiếc đèn lồng treo trên vách tường. Một người thiếu phụ đang nằm ở trên bục bếp, vạch ngực cho con bú. Bà lão bảo với thiếu phụ:
- Có khách đến chơi kìa. Dậy mau đi chứ!
Người con dâu từ từ đứng dậy, đưa tay vấn lại mái tóc. Ðứa bé đang bú, bị bỏ rơi, bật khóc oe oe.
Bà lão bèn móc trong túi ra một chiến bánh nướng đưa cho nó, thì nó nín ngay không khóc nữa.
Cửu thấy người thiếu phụ khoảng hai chục tuổi. Ðôi mắt ươn ướt như vướng lệ, trông sầu thảm, u buồn, chẳng có gì là vui vẻ hoan lạc.
Bà lão lại bảo với người con dâu:
- Con đi đun nước pha trà, U đem trả ngựa rồi về ngay.
Nói xong thi ra ngoài cũng, giắt ngựa đi.
Người con dâu lấy một nhúm dạ châm vào đèn để lấy lửa. Bấy giờ Cửu mới để ý nhìn kỹ. Nàng mặc một chiếc áo ngắn bằng vải bố màu hồng. Một chiếc quần cọc màu lục. Một chiếc yếm che ngực màu lam. Ðôi hài thì chiếc cao chiếc thấp, cũ rách. Tất cả đều tệ nát, để hở cả khuỷu tay, bắp chân và hai gót chân.
Cửu còn trẻ, nói năng chậm chạp, nên không thể hỏi han thiếu phụ nhiều hơn, nhưng trong lòng thì âm thầm thương nàng vô hạn. Một lát sau, bà lão trở về bảo với Cửu:
- Lại đi trả ngựa lại cho chủ, để cậu phải ngồi một mình tịch mịch, ở trên ấy, nghe nói có khách, cũng muốn mở tiệc khoản đãi cậu một bữa, nhưng tôi từ chối, lấy cớ là trời đã quá trễ. Họ đều gởi lời hỏi thăm cậu đấy.
Cửu dạ, dạ, đáp lại.
Bà lão lại tiếp:
- Bôn trì suốt cả nửa ngày, chắc là cậu đói bụng lắm rồi. Con mau dọn cơm đãi khách đi. U xuống cho lừa ăn.
Cửu nói:
- Quấy rầy cụ thế này, cháu thật chẳng yên lòng chút nào. Ngày mai lên đường nhất định xin cụ cho cháu hoàn lại phí tổn.
Bà lão xua tay bảo chàng:
- Cậu đừng khách sáo nữa, ít thảo liệu cho lừa ăn có đáng gì! Rồi đi cho lừa ăn.
Một lát đã xong. Người con dâu cũng đã đem rượu và đồ nhậu ra bầy. Cửu thấy bát đĩa rất là thô lậu, xấu xí. Lại phải bẻ cành cây để làm đũa, và dùng cái bồn để làm hồ đựng rượu. Còn đồ nhắm tinh là thịt cá, nhưng nguội tanh, lạnh ngắt, Cửu không thể nào ăn nổi.
Bà lão bê đèn lại gần, khuyên mời Cửu uống chút rượu, nhưng chàng từ chối, nói là không biết uống, bèn đem cơm lên. Cơm cũng nguội lạnh băng giá. Cửu cố gắng lắm mới ăn hết một chén.
Chàng ăn xong thì người con dâu đến dọn dẹp, mang bát đĩa đi. Còn bà lão thì ngồi lại đàm đạo với Cửu.
Một lát sau, người con dâu trở ra, nơi dưới ánh đèn bắt chấy cho con.
Cửu hỏi bà lão:
- Cháu nghe giọng nói của cụ, hình như không phải là người Bắc Kinh. Còn nương tử, quần áo, trang phục lại giống như người Mãn Châu, chăng hay thuộc bang tộc nào vậy?
Bà lão đáp:
- Quả đúng như cậu nói. Tôi người phủ Phụng Dương, tỉnh An Huy, họ Hầu. Cái năm trời làm mất mùa, tôi bỏ xứ, lưu ly trôi dạt đến Bắc Kinh, phải may thuê vá mướn cho người ta để mưu sinh. Sau đó tôi cải giá, lấy một người nhà quê ở vùng này, tên là Hắc Tử, đã gần ba chục năm, nay ông nhà tôi cũng đã già rồi. Tôi có hai người con, một gái một trai. Ðứa con gái đã lấy chồng, còn.đứa con trai đi làm thợ nề ở trên tỉnh. Ông nhà tôi tuy tuổi già sức yếu vẫn phải đến làm công trong một cửa tiệm, gánh nước rửa đồ cho người ta. Ngày mai cậu đi qua đó, hễ thấy người nào có chòm râu bạc, da mặt nhăn nhúm như da gà, đàng sau tai có một cái bướu to bằng quả trứng, chính là ông nhà tôi đấy. Còn đứa con gái này là con dâu tôi họ Từ. Thật ra thì đi ở cho một nhà giàu ở trên kia. Chủ của nó là một vị Tham Lãnh họ Ba, về hưu đã lâu. để cho con thừa tập chức vi. Chính là nơi tôi vừa đến mượn ngựa để đi đấy.
Cửu nói.
- C háu thấy nhà cụ thanh bần, nghèo khổ, việc gì mà phải đãi khách một cách thịnh soạn thế này?
Bà lão cười, đáp:
- Khách đến bất thình lình, nhà lại nghèo, thì lẽ nào ho rnột tiếng mà thành cỗ ngay được? Chẳng qua là gặp dịp tiết Trung Nguyên, nhà giầu trên ấy họ chiếu lê cho ít đồ ăn thừa. Vừa rồi mạo muội mời cậu, thật là xấu hổ, đâu dám gọi là thịnh soạn! Cửu ngồi lâu cũng cảm thấy mệt mỏi. Lại không tiện nằm xuống nghĩ, bèn lấy dọc tẩu và thuốc phiện ra hút. Người con dâu thấy Cửu hút, chốc chốc lai liếc nhìn chàng, tỏ vẻ muốn xin được hút. Bà lão chiều ý, bèn vỗ tay bảo với Cửu:
- Con dâu tôi thèm thuốc, đến chảy cả nước miếng kìa. Cậu có thể cho em nó vài điếu được không?
Cửu lấy một nang thuốc đưa cho người con dâu. Bà lão tiếp:
- Mấy lúc gần đây bần bách túng quẩn. Không có cái thứ này đã già nửa năm nay rồi, thì lấy dọc với tẩu ở đâu ra!
Cửu bèn đưa nốt dọc tẩu của mình.
Người con dâu hút xong một điếu, tỏ vẽ rất khoan khoái. Mặt mày tươi tỉnh, rạng rỡ xinh đẹp hẳn ra.
Bà lão nhìn thấy vậy, gật gật cái đầu, tỏ ý hài lòng,nói:
- Tôi sống đến nay đã hơn sáu chục rồi, chưa hề nếm thử cái thứ này lần nào. Thật không biết mấy người ghiền, vì lẽ gì lại mê say đến thế?
Cửu nói:
- Cháu cũng chẳng biết nữa, thứ này nếu không hút thì thôi, còn đã hút vào rồi thì một phút cũng không rời ra được. Có thể bõ ăn chứ không thể nào bỏ hút được.
Bà lão nghe nói thế thì cười ha hả.
Cửu tiếp:
- Nếu nương tử đã thích hút, thì lần khác cháu sẽ mua cả thuốc và dọc tẩu đem đến, gọi là có chút quà mọn để biếu nương tử.
Bà lão gật đầu, đồng ý.
Cửu ra ngoái đi tiểu. Thấy giải ngân hà lấp lánh ở mé trời Tây. Một vùng trăng bạc chênh chếch núp sau những lùm cây đen xì. Chàng ước chừng là vào khoảng canh tư.
Bà lão từ trong nhà lớn tiếng nói vọng ra:
- Từ khi khách đến chơi, chưa hề lúc nào được thư thả, xin mời khách vào nhà nghỉ ngơi cho khỏi mệt.
Cửu vào trong nhà, nói với bà lão:
- Cũng chưa trễ lắm, để cháu ngồi chuyện trò thêm chút nữa.
Cậu chẳng nên gắng gượng làm gì, ngày mai dậy còn phải lên đường Tôi lại có việc cần nhờ cậu giúp, mong cậu lưu ý cho. Cửu nói:
- Cụ yên chí đi, cháu xin hết lòng?
Bà lão lại tỏ ra xấu hổ, nói:
- Nhà tôi nghèo túng quá. chăn mền chẳng có, khiến cho cậu phải chịu gò bó.
- Cụ cứ cho cháu mượn cái chiếu trải xuống đất là ngủ qua đêm được rồi, đâu có dám làm phiền cụ nhiều hơn nữa.
Rồi ai nấy đều đi ngủ.
Cửu đi đường mệt mỏi, nên vừa đặt mình xuống giường là ngủ say. Chừng tỉnh giấc thức dậy, thì nghe bên tai có tiếng côn trùng rên rỉ, cỏ cây thì thào, đom đóm lập lòe trước mắt. Cửu hoảng hồn đứng dậy. Té ra là chàng vừa nằm giữa một đám rừng, toàn tòng và bách. Con lừa chàng buộc ở gốc cây lúc trước, vẫn tiếp tục gặm cỏ đều đều. Sương thu ướt đẫm áo quần. Cửu cảm thấy khí lạnh thấu đến tận xương tủy. Duy nhà cửa, bà lão và mẹ con thiếu phụ đều biến đâu mất. Gần đó, lại có một ngôi cổ mộ đã sụt một nữa, nằm đìu hiu giữa cỏ lau và gai sậy chằng chịt. Bất giác, người Cửu nổi da gà, vội vã dắt lừa ra ngoài rồi phi nước đại.
Chạy chừng bốn năm dặm thì trời gần sáng, bấy giờ chàng mới hơi định thần lại.
Sau khi đến Yên Giao, đi thăm hỏi người bà con xong, Cửu lại theo đường cũ trở về. Chàng dừng ngựa nghỉ ngơi trước một cửa tiệm thì thấy một ông già làm công đứng rửa những đồ lặt vặt, hao hao tựa như người chồng của bà lão họ Hầu kể. Chàng đến bên hỏi thăm thì quả nhiên tên Hắc Tử. Lòng càng lấy làm lạ, bèn dẫn ông lão ra một chỗ vắng, đem những việc đã gặp đêm trước thuật lại cho ông ta nghe.
Ông lão ứa nước mắt, nói:
- Cứ như những gì cậu kể, thì quả đúng là v ợ, cùng con dâu và cháu tôi đã quá cố rồi đấy. Nhà tôi mất cách đây hai năm. Còn đứa con dâu năm ngoái vì nan sản, nên hai mẹ con cùng mất trong một đêm. Chẳng lẽ họ lại có thể cùng nhau xum họp ở dưới địa hạ hay sao?
Cửu cũng cảm thấy trắc ẩn hỏi:
- Vậy còn Ba Tham Lãnh là người như thế nào?
Hắc lão đáp:
- Là người thuộc một trong Bát kỳ, và là cha của viên Tá Lãnh nọ, chết đã hơn mười năm nay rồi. Từ đây đi thẳng về phía chổ chiếc cầu gỗ chính là nơi mộ phần của ông ta đấy. Con dâu tôi đi ở nhà ấy, còn vợ chồng tôi vốn là người thủ mộ cho họ. Năm ngoái vì mưa dầm, nhà cửa phòng ốc bị xiêu vẹo đổ nát. Viên Tá Lãnh không thể tu bổ sửa chữa lại được, tôi không có đất dung thân, phải đi làm mướn ở đây sống qua ngày vậy.
Hôm qua là ngày tiết Trung Nguyên, viên Tá Lãnh về thăm mộ, nhân dịp đốt vàng mã và thuyền giấy, chỉ không biết nhà tôi mượn ngựa đi đâu và đi việc gì?
Cửu cảm thán một hồi lâu, rồi cởi bọc lấy ra năm trăm quan tiền tặng Hắc lão, bảo đi mua những đồ dùng, vật tư chốn âm giao, chớ để cho những hồn ma phải đói khổ lạnh lùng.
Hắc lão cảm động đến rơi lệ, hết lời cảm tạ Cửu.
Sau khi trở về nhà, Cửu không muốn thất hứa với ma, Cửu bèn đi mua hai xấp giấy và hai phong thuốc trở lại nơi mồ của mẹ con Hầu thị, khấn vái rồi đốt đi. Lại hỏi thăm ngôi mộ của Ba Tham Lãnh thì quả nhiên về hướng Bắc độ mười võ có một tấm bia đã vỡ, nằm giữa đám tòng bách um tùm già cội.
Dạ Đàm Tùy Lục(hậu Liêu Trai) Dạ Đàm Tùy Lục(hậu Liêu Trai) - Hòa Bang Nghạch