Nguyên tác: The God Of Small Things
Số lần đọc/download: 0 / 8
Cập nhật: 2023-06-18 15:52:50 +0700
1.
Thiên Đường Hoa Quả Dầm
T
háng Năm ở Ayemenem là một tháng nóng nực và ủ ê. Ngày thật dài và ẩm ướt. Dòng sông như co hẹp và sẫm lại vì nhũng cây xoài vui tươi trong những lùm cây xanh lặng lẽ, đầy bụi. Chuối chín vàng ruộm. Những quả mít nở tung. Lũ nhặng xanh vo ve một cách ngớ ngẩn trong không khí nồng nàn mùi trái cây. Rồi chúng đờ ra, đậu vào những tấm kính cửa sổ mà chết, béo mẫm trong ánh mặt trời.
Ban đêm trong sáng nhưng thấm đẫm một niềm mong đợi uể oải và rầu rĩ.
Nhưng đến đầu tháng Sáu, gió mùa tây nam tắt lặng, ba tháng mùa mưa và ẩm sẫm thay bằng những ngày sáng sủa, nắng lấp lánh làm bọn trẻ con sung sướng chộp lấy chơi đùa. Vùng quê biến thành một mầu xanh lả lơi. Những đường viền mờ đi vì các hàng rào sắn đã bén rễ và tươi tốt. Tường gạch xanh những rêu. Những dây nho ngoằn ngoèo quanh các cột điện. Những cây leo hoang dại bò lan trên bờ sông đá ong và tràn ra cả những con đường sũng nước. Thuyền bè tấp nập ghé vào chợ. Những chú cá nhỏ xuất hiện trong các vũng nước mưa đầy ắp trong các ổ gà trên đường cái.
Hôm Rahel trở về Ayemenem, trời mưa tầm tã. Những làn mưa trắng bạc vụt mạnh vào mặt đất xốp, cày tung lên. Một căn nhà cũ kỹ trên sườn đồi, các bậc đã mòn nhẵn, mái nhà sụp xuống đầu hồi trông như một cái mũ đội thấp. Nức tường đầy những vệt rêu trở nên mềm xốp, hơi phồng lên vì nước ẩm rỉ ra từ mặt đất. Khu vườn xanh tươi, đầy những tiếng xào xạc, rì rầm của bao sinh vật nhỏ bé. Ở nơi thưa thớt, một con chuột bò ra cọ mình vào một tảng đá sáng lấp lánh. Những con ếch đực vàng óng sục sạo trong cái ao có váng tìm con cái. Một con cầy ướt sũng chạy vụt qua con đường đầy lá.
Căn nhà trông như trống rỗng. Cửa ra vào và các cửa sổ đều đóng kín. Hiên trước trơ trụi. Không hề có một thứ đồ đạc gì. Nhưng một chiếc Plymouth mầu xanh da trời, đuôi xe mầu vàng vẫn đỗ bên ngoài, và Baby Kochamma vẫn còn sống trong nhà.
Bà là bà trẻ của Rahel, là em gái của ông ngoại cô. Tên thật của bà là Navomi, Navomi Ipe, nhưng ai cũng gọi bà là Baby. Bà trở thành Baby Kochamma lúc đủ già để làm một bà cô. Song Rahel không đến thăm bà. Chẳng có đứa cháu trai, cháu gái nào lại ảo tưởng mà làm chuyện đó. Rahel đến gặp anh trai cô là Estha. Họ là hai anh em sinh đôi. “Thụ tinh từ hai trứng”, bác sĩ gọi thế. Hai anh em sinh ra riêng rẽ, nhưng từ hai trứng cùng thụ tinh một lúc. Estha - Esthapen - ra đời trước em gái mười tám phút.
Estha và Rahel không yêu quý nhau nhiều lắm, ngay từ khi chúng còn là những đứa bé tay chân khẳng khiu, ngực lép kẹp, cũng không có người nào trong số họ hàng hay cười hỏi chúng “Ai đây?” hoặc “Cái gì đây?”. Kể cả Đức Giám mục Nhà thờ Syria thường đến Ngôi nhà Ayemenem tặng đồ quyên góp cũng vậy.
Sự mơ hồ còn ẩn sâu đâu đó, tại một nơi bí mật hơn nhiều.
Trong những năm ấu thơ vô định, ký ức chỉ mới bắt đầu, lúc cuộc sống đầy những thứ Bắt đầu và không có Kết thúc, mọi vật đều là Vĩnh cửu, Esthapen và Rahel tưởng các em là Tôi riêng rẽ, từng đứa một cũng như Chúng tôi vậy. Và mặc dù các em không giống cặp song sinh hiếm hoi ở Thái Lan, thể chất tuy riêng rẽ nhưng vẫn có nhiều nét chung.
Bây giờ, sau từng ấy năm, Rahel nhớ lại một đêm kia đã thức giấc vì tiếng cười khúc khích trong mơ của Estha.
Cô còn có nhiều hồi ức nữa mà cô không có quyền có.
Cô nhớ đến mùi vị của những chiếc sandwich cà chuachiếc sandwich của Estha, cho Estha ăn - trên chuyến xe thư đến Madras.
Tất cả những hồi ức ấy đều là những việc nhỏ nhặt.
Dù sao đi nữa, lúc này cô nghĩ về Estha và Rahel là Họ, vì cả hai anh em đã phân tán mỗi người một ngả, chẳng còn là Chúng là hoặc Chúng sẽ là như xưa.
Giờ đây, cuộc sống của họ đều đã định hình. Estha có cuộc sống của anh, Rahel có cuộc sống của cô.
Những rìa đường, ven vườn, bờ ao, mép vực như một toán quỷ lùn trên đường chân trời của chúng. Những sinh vật lùn đổ bóng dài, đang dạo chơi nơi Giới hạn mờ ảo. Đến đêm rằm, chúng sẽ tụ tập dưới mắt các em, chúng cũng già như Ammu khi chị chết. Ba mươi mốt tuổi.
Chưa già.
Không trẻ.
Nhưng là lứa tuổi có thể chết.
Estha và Rahel gần như sinh ra trên một chuyến xe buýt. Chiếc ôtô mà bố chở mẹ Ammu đến bệnh viện Shillong bị hỏng chỗ khúc quành trên đường tại đồn điền chè Assam. Họ bỏ chiếc ôtô lại, vẫy một chiếc xe buýt đầy những khách. Với lòng trắc ẩn kỳ lạ của người nghèo với những người tương đối khấm khá hơn, hoặc có lẽ vì thấy Ammu mang bầu quá lớn, hành khách trên xe đều dịch sát vào nhau, nhường chỗ cho hai vợ chồng. Trên suốt quãng đường còn lại, bố của Estha và Rahel phải đỡ lấy bụng mẹ chúng (có chúng nằm trong) cho khỏi lắc lư. Chuyện đó xẩy ra trước khi họ ly dị và Ammu trở về Kerala.
Theo lời Estha, nếu các em sinh ra trên xe buýt, thì suốt đời phải được đi xe không mất tiền. Chẳng biết em lấy cái tin ấy ở đâu ra, hoặc vì sao biết được những điều ấy, nhưng trong suốt nhiều năm hai đứa trẻ sinh đôi ấp ủ một niềm trách móc mơ hồ đối với bố mẹ đã lừa chúng chuyện đi xe
Các em còn tin rằng nếu bị ngựa vằn dẫm chết, Chính phủ sẽ trả tiền đám ma cho các em. Chúng có ấn tượng rõ ràng là bị ngựa vằn dẫm nhất định sẽ được thế. Nhưng ở Ayemenem, và thậm chí cả ở Kottayam là thành phố gần đó nhất, chẳng có con ngựa vằn nào chạy qua mà dẫm, nhưng các em đã nhìn thấy mấy con qua cửa kính ôtô lúc đến Cochin, cách đó hai giờ xe chạy.
Chính phủ chẳng bao giờ trả tiền cho đám ma Sophie Mol, vì cô bé không bị ngựa vằn dẫm phải. Đám tang cô bé diễn ra tại ngôi nhà thờ cũ kỹ vừa quét vôi lại ở Ayemenem. Em là chị họ của Estha và Rahel, con gái của bác Chacko. Em từ nước Anh sang chơi. Estha và Rahel lên bẩy thì em chết. Sophie Mol mới gần chín tuổi. Em có một quan tài riêng đóng cho trẻ con.
Phủ sa tanh
Tay cầm bằng đồng óng ánh.
Em nằm trong đó, mái tóc buộc một sợi ru băng in những bông hoa chuông mầu vàng, một chiếc túi xinh xắn làm ở Anh mà em ưa thích. Mặt em nhợt nhạt và nhăn nheo như ngón tay cái nhúng nước quá lâu. Cả giáo đoàn tụ tập quanh quan tài, nhà thờ mẩu vàng phình lên như cái cổ họng lúc ngân một bài hát buồn. Các thầy tu đu đưa những bình hương trầm, không mỉm cười với trẻ con lần nào như họ vẫn làm trong ngày Chủ nhật thường lệ.
Các ngọn nến cao trên bàn thờ đã cong xuống. Những ngọn nến ngắn đã lụi.
Một bà già đóng vai một người họ hàng xa (song chẳng ai nhận ra), luôn có mặt bên thi hài trong các đám tang, thấm nước hoa vào một nùi len rồi nhẹ nhàng và thành kính giơ lên không trung, chấm lên trán Sophie Mol. Sophie Mol thơm phức mùi nước hoa và mùi gỗ quan tài.
Margaret Kochamma, mẹ Sophie Mol là người Anh; chị không cho Chacko, bố Sophie Mol vòng tay quanh chị để an ủi.
Cả gia đình đứng xúm xít lại với nhau. Marganet, Kochamma, Chacko, Baby Kochamma, và đứng cạnh là bà chị dâu Mammachi, bà ngoại của Estha và Rahel (của cả Sophie Mol nữa). Mammachi sắp lòa hẳn, lúc nào ra khỏi nhà bà cũng đeoính đen. Nước mắt bà chảy xuống sau cặp kính, chạy dài xuống hàm như những giọt mưa rơi trên rìa mái nhà. Trông bà bé nhỏ và ốm yếu trong chiếc sari mẩu trắng ngà nhầu nát. Chacko là con trai duy nhất của Mammachi. Sự thương tiếc của riêng bà làm bà xót xa. Sự thương tiếc của con trai càng làm bà đau đớn.
Dù Ammu, Estha và Rahel được phép dự đám tang, họ đứng tách riêng ra một nơi. Chẳng ai nhòm ngó đến ba mẹ con.
Trong nhà thờ rất nóng, mép những bông huệ trắng cong lại, quăn lên. Một con ong chết trong bông hoa trên quan tài. Bàn tay Ammu run run, quyển Thánh ca trong tay cũng run theo. Da chị lạnh ngắt. Estha đứng sát bên mẹ, cặp mắt đau đớn sáng lấp lánh như thủy tinh, bên má nóng rực của em tỳ vào làn da trần của cánh tay Ammu đang cầm cuốn Thánh ca, run rẩy.
Rahel đứng nép vào tay kia, nhận biết cuộc vật lộn dữ dội, kiệt sức của cô bé với Cuộc sống Thực sự.
Em biết rằng Sophie Mol nhận biết được đám tang của em. Em đã chỉ cho Rahel Hai Thứ.
Một thứ là cái vòm cao mới sơn của ngôi nhà thờ mầu vàng, mà lúc ở bên trong Rahel chưa thấy. Cái vòm sơn mầu xanh ngắt như bầu trời, có những đám mây trôi bồng bềnh, những chiếc máy bay phản lực xé đám mây, để lại những vệt khói mảnh dẻ. Chắc là nằm trong quan tài nhìn lên dễ hơn là đứng trên chiếc ghế dài trong nhà thờ, xung quanh toàn những bộ mặt buồn bã và những quyển Thánh ca.
Rahel tưởng tượng có người chịu khó leo tít lên trên đó, mang theo những hộp sơn, sơn trắng cho mây, xanh biếc cho bầu trời, mầu bạc cho máy bay, và bao nhiêu là chổi sơn nữa. Cô bé hình dung người đó leo lên trên kia, một người giống Velutha, trần trụi và sáng ngời, ngồi trên tấm ván, đu đưa trên giàn giáo trên cái vòm cao ngất của nhà thờ, sơn các máy bay mầu trắng bạc trong bầu trời xanh ngắt.
Cô bé tưởng tượng cả chuyện xẩy ra nếu dây bị đứt. Em hình dung ông ta rơi như một ngôi sao tăm tối khỏi bầu trời ông ta làm ra. Ông ta nằm, gẫy nát trên nền nhà thờ nóng bỏng, màu đen sì chẩy từ sọ ra như một điều bí ẩn.
Chính lúc đó, Estha và Rahel biết được rằng thế giới này có nhiều cách làm con người ta gẫy, nát. Chúng rất quen thuộc, như các mùi vậy. Mùi ngòn ngọt. Giống những bông hồng già cỗi trong làn gió nh
Vật thứ hai mà Sophie Mol chỉ cho Rahel là một con dơi non.
Trong lúc tang lễ cử hành, Rahel mải ngắm một con dơi nhỏ mầu đen trèo lên chiếc sari tang đắt tiền của Baby Kochamma, nhẹ nhàng bám bằng những móng cong veo. Lúc nó leo lên đến chỗ giữa sari và tà áo quấn của bà, cái bụng trần của bà đang cuồn cuộn vì buồn bã, Baby Kochamma hét lên và lấy quyển Thánh ca đập túi bụi vào không khí. Tiếng hát ngừng vì những tiếng xôn xao: “Cái gì thế? Có chuyện gì đấy?”, tiếng lông thú quay cuồng, sari bay phần phật.
Những thầy tu buồn bã đưa ngón tay đeo nhẫn vàng phủi bụi trên đám râu cong vắt, cứ như có những con nhện đang nấp, bất thình lình mệt lử giữa đám tơ nhện.
Con dơi non bay vụt lên trời và biến thành một chiếc máy bay không có đuôi là vệt khói.
Chỉ mình Rahel biết cú nhào lộn bí mật của Sophie Mol trong quan tài.
Điệu hát buồn lại bắt đầu, họ hát những câu thơ buồn đến hai lần. Và ngôi nhà thờ mầu vàng lại phồng lên giống như cái cổ họng vì những giọng ca.
Lúc họ hạ quan tài của Sophie Mol vào lòng đất trong nghĩa trang đằng sau nhà thờ, Rahel biết rằng cô bé vẫn chưa chết. Em nghe thấy (nhân danh Sophie Mol), tiếng nhão nhoét của lớp bùn mầu đỏ và tiếng khô đanh của đá ong mầu vàng làm hỏng cả nước sơn bóng loáng của quan tài. Qua lớp gỗ quan tài sơn bóng loáng của quan tài, cô bé nghe thấy những tiếng huỵch đều đều. Những giọng hát buồn bã của các thầy tu bị nghẹt vì bùn và gỗ:
Chúng tôi giao phó vào bàn tay người, Đức Chúa Cha nhân từ nhất,
Linh hồn đứa con của chúng tôi đã từ giã cõi đời,
Chúng tôi trao gửi thể xác cô bé vào trong lòng đất,
Đất về với đất, cát bụi trở về với cát bụi.
Trong lòng Sophie Mol hét lên, dùng răng xé vụn lớp sa tanh. Nhưng không ai nghe thấy tiếng hét của cô bé xuyên qua lớp đất và đá.
Sophie Mol chết vì không thể thở được nữa.
Đám ma của em đã giết chết em. Đất về với đất với đất với đất. Trên tấm bia viết Một tia nắng đến với chúng ta quá ngắn ngủi.
Sau này Ammu giải thích rằng quá ngắn ngủi nghĩa là chỉ trong chốc lát.
Sau đám tang, Ammu đưa hai đứa con sinh đôi đến Đồn cảnh sát Kottayam. Chúng đã quen với chỗ này. Trước kia, chúng đã từng có những lúc vui vẻ nơi đó. Đoán trước mùi nước tiểu lâu ngày khai nồng thấm vào các bức tường, cả ba mẹ con đã nút chặt lỗ mũi trước khi ngửi thấy.
Ammu hỏi thăm Phòng làm việc của Trưởng đồn, khi được dẫn vào đó, chị nói với ông ta là có một nhầm lẫn nghiêm trọng và chị có điều muốn trình bầy. Chị xin gặp Velutha.
Hàng ria mép của Thanh tra Thomas Mathew động đậy rối rít giống như Maharajah của hãng Hàng không Ấn Độ, nhưng cặp mắt gã trông quỷ quyệt và tham lam.
- Chuyện này có vẻ hơi muộn quá, cô thấy không? - gã nói. Gã nói thổ ngữ Malayalam, giọng Kottayam thô lỗ. Trong lúc nói, gã cứ nhìn chằm chặp vào ngực Ammu. Gã nói cảnh sát biết tất cả những gì cần biết, và cảnh sát Kottayam không cần phải nghe lời giãi bầy của một veshyas hoặc của những đứa con bất hợp pháp. Ammu nói chị đã thấy điều đấy. Thanh tra Thomas Mathew đi vòng quanh bàn, ve vẩy dùi cui đến sát Ammu.
- Nếu tôi là cô - gã nói - tôi sẽ im miệng mà về nhà - Rồi gã lấy dùi cui vỗ nhẹ vào ngực Ammu. Vỗ, vỗ nữa. Cứ như gã đang chọn xoài trong giỏ. Đang vạch ra những quả gã ưng để gói lại và mang đi. Thanh tra Thomas Mathew dường như rất hiểu gã có thể vỗ ai và không thể vỗ vào ai. Cảnh sát vốn có bản năng đó.
Đằng sau gã, một tấm biển xanh, đỏ viết:
L
Tuân lệnh
Trung thành
Thông minh
Nhã nhặn
Hiệu quả
Lúc rời đồn cảnh sát, Ammu khóc nên Estha và Rahel không dám hỏi veshya nghĩa là gì. Cả bất hợp pháp nữa. Đây là lần đầu tiên các em thấy mẹ khóc. Chị không nức nở. Khuôn mặt chị rắn lại như đá, nhưng những giọt nước mắt trào ra khỏi mắt và chẩy dài xuống đôi má rắn rỏi. Nó làm cho hai đứa trẻ sinh đôi sợ phát khiếp. Những giọt nước mắt của Ammu làm cho mọi vật cho đến tận bây giờ như thực, như hư. Ba mẹ con về Ayemenem bằng xe buýt. Người soát vé, một người đàn ông gầy gò mặc đồ kaki, len đến trước họ, trên chỗ tay vịn. Ông ta dựa cái hông xương xẩu vào lưng ghế và bóp cái kéo bấm vé lách tách với Ammu. Đi đâu? Tiếng lách cách có nghĩa như thế, Rahel có thể ngửi thấy mùi nắm vé xe và mùi chua chua của thanh vịn trên bàn tay ông ta.
- Anh ấy chết rồi - Ammu thì thào với ông ta - Tôi đã giết chết anh ấy.
- Ayemenem - Estha nói nhanh, trước khi ông ta nổi nóng.
Cậu bé rút tiền trong ví Ammu, người bán vé đưa vé cho em. Estha gấp vé lại cẩn thận rồi nhét vào túi. Rồi em vòng đôi tay nhỏ bé quanh người mẹ cứng cỏi đang khóc nức nở của em.
Hai tuần sau, Estha được gửi trả lại. Ammu đã gửi em đến cho bố em, hiện đã bỏ đồn điền trồng chè lẻ loi ở Assam và chuyển đến Calcutta làm cho một công ty sản xuất giấy than. Anh đã tái hôn, bỏ rượu (nhiều hơn hoặc ít hơn), và thỉnh thoảng mới rơi vào cảnh nghiệ
Từ dạo đó Estha và Rahel không gặp nhau nữa.
Giờ đây, sau hai mươi ba năm, bố họ lại gửi Estha về lần nữa. Ông gửi anh về Ayemenem, kèm theo một cái vali và một bức thư. Chiếc vali đầy ắp những quần áo mới rất diện. Baby Kochamma đưa bức thư cho Rahel. Bức thư viết bằng lối chữ nghiêng nghiêng, do một bàn tay đàn bà trường tu nữ viết, nhưng chữ ký bên dưới là của ông bố. Hoặc ít nhất là tên của bố họ. Rahel không còn nhận ra chữ ký. Bức thư viết rằng bố của họ đã nghỉ hưu ở nhà máy làm giấy than và di cư sang Australia, làm Trưởng ban Bảo vệ cho một nhà máy đồ gốm. Ông không thể đưa Estha đi cùng. Ông chúc mọi người ở Ayemenem mọi điều tốt lành và nói nếu có dịp về Ấn Độ, ông sẽ ghé thăm Estha, nhưng ít có khả năng ấy lắm.
Baby Kochamma bảo Rahel có thể giữ lấy bức thư đó nếu cô muốn. Rahel cho thư vào phong bì. Tờ giấy rất mềm, gập lại như vải vậy.
Cô đã quên hẳn bầu không khí trong mùa mưa ẩm ướt đến như thế nào ở Ayemenem. Chiếc tủ quần áo phồng lên kêu cọt kẹt. Những cánh cửa sổ cài chặt bật tung. Những quyển sách mềm oặt, cong queo giữa các tờ bìa. Những quyển sách mềm oặt, cong queo giữa các tờ bìa. Những loại côn trùng lạ lùng xuất hiện, y hệt những ý nghĩ nẩy ra ban đêm, và cháy trên bóng đèn 40W lờ mờ của Baby Kochamma. Ban ngày, xác chúng khô ròn, quăn tít rơi đầy sàn nhà và trên rèm cửa sổ, cho đến lúc Kochu Maria quét chúng vào cái hót rác nhựa, không khí nặc mùi khét.
Chẳng có gì thay đổi, trời mưa tháng Sáu.
Trời đã mở cửa, nước trút xuống làm cái giếng cổ trơ trơ như sống lại, chuồng lợn rỗng không xanh những rêu, những vũng nước mầu vàng làm ta liên tưởng đến những hố bom. Thảm cỏ xanh tươi và thỏa thuê. Mặt đất vui tươi phủ một lớp bùn loãng mầu đỏ tía. Những cây tầm ma mầu xanh gật gù. Các cây to cong oằn xuống.
Xa hơn nữa, trong gió và mưa, trên bờ sông, trong bóng tối đen của sấm sét ban ngày, Estha đang đi dạo. Anh mặc một chiếc áo sơ mi cộc tay mầu dâu chín, lúc này ướt đẫm nên trông càng sẫm mầu hơn, anh biết Rahel đã đến.
Estha là một đứa trẻ lúc nào cũng lặng lẽ, không một ai biết chính xác em ít nói đến đâu và lúc nào em không nói (là năm, nếu không là tháng hoặc ngày). Đó là chuyện em không nói hoàn toàn. Thực ra thì không phải “chính xác là bao giờ”. Nó như một cánh cửa hạ xuống từ từ rồi đóng hẳn lại. Một sự kín đáo rất dễ nhận thấy. Dù sao, em chỉ tránh chuyện trò và bỏ đi không nói gì. Sự im lặng của Estha chẳng làm phiền ai. Không bao giờ bắt người khác chịu đựng mình. Không bao giờ ồn ào. Không một lời kết tội, phản đối sự im lặng, cứ như một dạng ngủ hè, một loại cân bằng tâm lý của loại cá thở bằng phổi, tự tìm cho mình cách sống qua mùa khô, trừ một điều trong trường hợp của Estha là mùa khô có vẻ như kéo dài vĩnh viễn.
Càng ngày Estha càng có khả năng hòa nhập vào tình trạng trầm lặng ở bất cứ nơi nào có em - vào giá sách, khu vườn, rèm che, cửa ra vào, đường phố - không hề bị kích động, hầu như những con mắt không có kinh nghiệm không thể nhận ra. Nó thường làm cho người lạ thoáng chú ý đến em, lúc họ ở cùng phòng với em. Họ càng chú ý em nhiều hơn vì em không bao giờ nói. Một vài người lại chẳng hề chú ý gì hết.
Estha chiếm một chỗ hết sức nhỏ bé trên cõi đời này.
Sau đám tang Sophie Mol, khi Estha được gửi trả về, bố chúng gửi em đến một trường nam sinh ở Calcutta. Em không phải là một học sinh xuất sắc, nhưng cũng không kém, không có khuyết điểm gì nổi bật. Một học sinh trung bình hoặc Đạt yêu cầu là những lời nhận xét thường lệ mà các giáo viên ghi trong Sổ liên lạc hàng năm. Không tham gia các hoạt động của nhóm là lời phàn nàn lặp đi lặp lại. Mặc dù “hoạt động của nhóm” chính xác là gì thì không nói tới.
Estha tốt nghiệp trung học với kết quả xoàng xĩnh, nhưng từ chối không vào trường cao đẳng. Thay vào đó, trước sự ngỡ ngàng của bố và mẹ kế, cậu bắt đầu làm mọi việc trong nhà. Cậu cố kiếm sống theo cách của mình. Cậu quét tước, lau sàn, giặt giũ. Cậu học nấu ăn, mua rau. Những người bán hàng trong chợ ngồi sau núi rau quả rực rỡ, nhanh chóng nhận ra cậu và phục vụ cậu trong tiếng ầm ĩ của các khách hàng khác. Họ cho cậu những cái hộp đựng phim đã rỉ sét, trong để những thứ rau cậu đã chọn. Cậu không bao giờ mặc cả.Họ không bao giờ lừa gạt cậu. Lúc cân rau và trả tiền xong, họ xếp vào cái giỏ đi chợ bằng nhựa đỏ của cậu (hành tây để dưới, rau và cà chua để bên trên), bao giờ họ cũng cho thêm một cành rau thơm và nắm ớt xanh. Estha mang chúng về nhà, đi một chuyến xiện chật ních. Một cái bong bóng lặng lẽ nổi trên một biển tiếng ồn.
Trong bữa ăn, nếu muốn thứ gì đó, cậu đứng dậy tự lấy cho mình.
Một khi sự lặng lẽ đã đến, nó lưu lại và lan tỏa trong con người Estha. Nó lên đến đầu, len vào các nếp gấp trong não. Nó yên vị trong nhịp đập của trái tim, từ trong bào thai. Nó lén lút lan thành nhiều nhánh trong hộp sọ, lau sạch những hồi ức, đánh bật những câu xưa cũ, quét chúng khỏi đầu lưỡi. Nó vắt cạn những suy nghĩ về từ ngữ miêu tả chúng, để chúng bóc trần, trơ trụi. Không sao nói được. Câm lặng. Chầm chậm, qua bao nhiêu năm.
Estha xa lánh dần mọi người. Cậu quen dần với con mực phiền phức sống trong lòng cậu, phun những luồng mực đen sì phủ kín quá khứ. Dần dà, lý do im lặng của cậu càng được che giấu, chôn vùi tận một nơi sâu kín trong cuộc sống thực tế.
Khi Kubchand, con chó lai yêu quý, mù lòa, trọc lóc, mười bẩy tuổi quyết chọn một cái chết khốn khổ, vật vã, Estha đã chăm chút nó suốt trong những thử thách cuối cùng, cứ như cuộc sống riêng của cậu phụ thuộc vào điều đó. Vào cái lúc Kubchand nằm chết trên tấm nệm, một con chim bay vụt qua. Với Estha - thấm đẫm mùi hoa hồng già nua, những hồi ức kinh khủng về một người gẫy vỡ - sự thật là một cái gì đó thật mong manh, dịu dàng đến mức khó chịu đựng nổi đã sống sót, nó được phép tồn tại là một điều thật kỳ diệu.
Sau khi Kubchand chết, Estha bắt đầu những cuộc dạo chơi. Cậu đi dạo nhiều giờ mới thôi. Hồi đầu, cậu chỉ dạo chơi ở những khu vực lân cận, rồi dần dà cứ đi xa mãi, xa mãi về phía cánh đồng.
Bà con đã quen nhìn thấy cậu trên đường. Một người đàn ông ăn mặc chỉnh tề, với dáng đi lặng lẽ. Bộ mặt cậu ngày càng sạm nắng vì ở ngoài trời. Gồ ghề. Đầy nếp nhăn vì ánh mặt trời. Trông cậu bắt đầu từng trải hơn thực. Giống như một ngư dân trong thành phố. Với bao điều bí mật của biển cả trong lòng.
Giờ đây, trở lại lần nữa, Estha đi dạo khắp Ayemenem.
Có những ngày, anh đi dạo bờ sông sặc mùi rác rưởi, mùi thuốc trừ mua bằng tiền vay Ngân hàng Thế giới. Phần lớn cá bị chết. Những con sống sót đều mục vây, khi luộc bị gẫy tan.
Những ngày khác anh đi xuôi con đường. Đi qua những căn nhà mới, đầy mùi bánh nướng còn mới, mát mẻ, xây cho các y tá, thợ nề, những người thợ uốn dây và các nhân viên ngân hàng đang làm việc vất vả, khó nhọc ở những nơi xa. Qua những căn nhà cổ hơn, mầu xanh nhạt, nép mình bên đường xe giữa những cây cao su của tư nhân. Mỗi một thái ấp đang lung lay có một thiên anh hùng ca của riêng mình.
Anh đi qua ngôi trường làng do cụ cố xây cho trẻ em nghèo.
Qua ngôi ngà thờ mầu vàng của Sophie Mol. Qua câu lạc bộ Kung Fu trẻ ở Ayemenem, Qua Trường Đồng Ấu cho trẻ em, qua cửa hàng thực phẩm bán gạo, đường, và những buồng chuối chín vàng treo từ mái nhà xuống. Những tạp chí khiêu dâm rẻ tiền treo lủng lẳng trên những sợi dây bằng các cặp quần áo, làm cho những khách mua hàng lương thiện thèm thuồng liếc vội hình ảnh những phụ nữ ngon mắt, trần truồng nằm trong các vũng máu giống y như thật.
Sáng sáng, Pillai đi ra ngoài, mặc áo vét mầu xám, hình dáng cái bụng căng tròn nổi lên trên mundu mầu trắng, mềm mại. Ông tự xoa bóp lớp thịt già nua, lỏng ra khỏi xương, giống như kẹo cao su bằng loại dầu dừa ấm. Ông hiện đang sống một mình. Bà Kalyani vợ ông đã mất vì bệnh ung thư buồng trứng. Con trai anh, Lenin, đã chuyển đến Dehli làm thầu khoán các dịch vụ cho các tòa đại sứ nước ngoài.
Nếu lúc Pillai đang xoa dầu ở ngoài nhà mà Estha đi dạo qua, ông luôn giơ ngón tay chào anh.
- Estha Mon! - ông gọi bằng cái giọng vốn cao vút lanh lảnh nay đã xơ, mòn như cây mía bị nhai chỉ còn bã - Chào cậu! Cậu đi dạo đấy ư?
Estha bước qua, không láo xược, cũng không lễ phép. Chỉ lặng lẽ.
Pillai vỗ khắp người cho máu lưu thông. Ông không thể biết sau từng ấy năm, Estha có nhận ra ông hay không. Ông chẳng để ý đến chuyện đó.
Pillai bản chất là một người hoạt động chính trị. Một người bất tín chuyên nghiệp. Ông ta đi qua cuộc đời này như một kẻ hoạt đầu. Không bao giờ lộ mình, không b xuất đầu lộ diện. Thoát khỏi mọi sự hỗn loạn mà không hề bị tổn thương.
Ông ta là người đầu tiên nghe tin Rahel trở về. Tin tức chằng làm ông xao xuyến trừ khi kích thích óc tò mò của ông. Estha gần như là một người hoàn toàn xa lạ với Pillai. Cậu bị đưa khỏi Ayemenem đột ngột và chằng có nghi thức gì từ rất lâu rồi. Nhưng Pillai biết Rahel rất rõ. Ông đã thấy cô lớn lên. Ông băn khoăn không biết chuyện gì làm cô trở về đây. Sau chừng ấy năm trời đằng đẵng.
Lúc Rahel tới, đầu óc Estha vẫn hoàn toàn tĩnh lặng. Nhưng cô tới, mang theo tiếng xe lửa chạy qua, ánh sáng và bóng đổ lên người nếu anh ngồi bên cửa sổ. Cái thế giới đã khóa chặt từ nhiều năm nay đột nhiên ùa vào, làm lúc này Estha không thể lắng nghe bản thân mình vì những tiếng huyên náo. Tầu hỏa. Xe cộ. Âm nhạc. Chợ đen. Đập ngăn bị vỡ, luồng nước man rợ cuốn mọi thứ trong cơn lốc xoáy. Những ngôi sao chổi, những tiếng đàn viôlông, những cuộc biểu tình, sự lẻ loi, những đám mây trời, những lưỡi câu, những người cuồng tín, bản danh sách, những lá cờ, những trận động đất, nỗi tuyệt vọng, tất cả quay tròn trong cơn gió lốc.
Còn Estha đang đi dạo trên bờ sông, không thể cảm thấy sự ẩm sẫm của cơn mưa, hoặc cơn rùng mình bất chợt của chú cún con lạnh run đang theo anh chạy lép nhép bên cạnh. Anh đi qua một cây măng cụt già và leo lên mép một doi đá ong nhô ra trên sông. Anh ngồi xổm, đu đưa trong mưa. Bùn ướt dưới giầy anh tạo thành những tiếng khiếm nhã. Con cún rét cóng run rẩy và đứng nhìn.
Baby Kochamma và Kochu Maria, người nấu bếp nhỏ bé, tính tình khó chịu, nóng nẩy, là những người duy nhất còn lại ở Ayemenem khi Estha trở về lần nữa. Bà ngoại Mammachi đã chết. Bác Chacko hiện sống ở Canada, buôn bán đồ cổ không mấy thành công.
Còn Rahel nữa chứ.
Sau khi Ammu chết (sau lần cuối cùng trở về Ayemenem, sưng phù vì cortisone và một tiếng nấc hấp hối trong lồng ngực, giống như tiếng gọi một người ở xa), Rahel cũng trôi giạt đi. Từ trường này đến trường khác. Những ngày nghỉ, cô bé về Ayemenem, Chacko và Mammachi chẳng hề nhòm ngó gì đến em (nhược cả người vì thương tiếc, suy sụp vì mất mát giống như một cặp say trong quán rượu toddy). Chacko và Mammachi cố để ý đến những thứ liên quan đến Rahel, nhưng không thể. Họ chăm nom em (đồ ăn, thức mặc, tiền tiêu vặt), nhưng không âu yếm.
Sự mất mát của Sophie Mol cứ lẳng lặng dạo quanh ngôi nhà ở Ayemenem, giống như một vật êm ả lọt vào trong bít tất. Nó ẩn trong các cuốn sách và thức ăn. Trong hộp đàn viôlông của Mammachi. Trong những lớp vảy ở chỗ đau của Chacko làm bác luôn than phiền. Trên đôi chân yếu đuối như phụ nữ của bác.
Thỉnh thoảng vì tò mò, em thấy hồi ức về những người đã chết còn dai dẳng hơn cả chính cuộc đời họ. Qua nhiều năm, những kỷ niệm về Sophie Mol (là người luôn hỏi những câu như: Những con chim già chết ở đâu? Tại sao chim chết không rơi như những hòn đá từ trên trời xuống? Là người báo trước một thực tế khắc nghiệt: Cả hai em là người nước ngoài hoàn toàn, còn chị chỉ là một nửa thôi. Nhớ đến một cảnh máu me chết chóc: Chị nhìn thấy một người bị tai nạn, tròng mắt cứ chạy lên chạy xuống như một cái yo-yo[1] cứ nhạt nhòa dần, song việc mất Sophie Mol vẫn mạnh mẽ và sống động. Nó luôn còn đấy. Giống như một trái cây theo mùa. Từng mùa một. Thường trực như công việc của Chính phủ. Nó theo Rahel suốt thời niên thiếu (từ trường này đến trường khác) đến lúc trưởng thành.
Năm mười một tuổi, Rahel là người đầu tiên bị ghi vào sổ đen của trường Nữ tu Nazareth, lúc em bị bắt gặp đang cắm những bông hoa nhỏ xíu lên một đống phân bò bên ngoài cổng vườn của bà quản gia. Sáng hôm sau, tại Hội đồng, em phải tìm chữ hư hỏng trong từ điển Oxford và đọc to nghĩa lên: “Đặc điểm và hoàn cảnh thành người hư hỏng hoặc đồi bại”. Rahel đọc, một hàng các tu nữ miệng mím chặt ngồi sau em và một biển những khuôn mặt các nữ sinh đang cười thầm trước mặt em. “Đặc điểm của hư hỏng: trái với đạo đức. Sự đồi bại bẩm sinh của bản chất con người bắt nguồn từ tội lỗi. Dù có chọn lọc hay không, khi ra đời những kẻ như vậy bị người đời và Chúa ghét bỏ, và có thể chẳng làm được gì ngoài tội lỗi. J.H.Blunt”.
Sáu tháng sau, cô bé bị đuổi khỏi trường sau khi bị các nữ sinh lớn phàn nàn. Em bị buộc tội (mà đúng thế thật) là trốn sau cửa và cố tình gây gổ với các nữ sinh lớn. Lúc bà Hiệu trưởng tra hỏi về hành vi của em (bằng cả phỉnh phờ, roi vọt, bỏ đói), cuối cùng em thừa nhận làm thế để xem bộ ngực có bị thương không. Trong một tổ chức Công giáo như thế, không được biết đến bộ ngực. Chúng vẫn được coi là không tồn tại, thì làm sao có thể bị thương
Đó là lần đầu tiên trong ba lần bị đuổi học. Lần thứ hai vì hút thuốc lá. Lần thứ ba vì đốt mớ tóc giả của bà Quản gia, và bị truy ép, Rahel thú nhận đã lấy cắp.
Tại một trong những trường em học, các giáo viên đã ghi rằng em là:
a/ Một đứa trẻ lễ phép thái quá.
b/ Không có bạn bè.
Hình như đó là một dạng lễ phép, đơn độc của đồi bại. Và chính vì lý do này, tất cả đều nhất trí rằng phải nghiêm khắc hơn nữa (đúng kiểu chê bai của giáo viên, họ thích thú thêm thắt, nếm náp như với một cái kẹo).
Đó là điều người nọ thì thào với người kia, tuy em chẳng biết làm một cô gái phải ra sao nữa.
Họ không nhận xét gì thêm.
Lạ lùng thay, sự bỏ lơ ấy đã làm tinh thần thư thái lên nhiều.
Rahel lớn lên, chẳng được chỉ bảo tường tận. Chẳng có người nào thu xếp cuộc hôn nhân cho cô. Chẳng ai cho cô một món hồi môn, nên chẳng thấy bóng dáng một vị hôn phu nào sắp xuất hiện.
Vì thế chừng nào cô còn chưa náo động vì việc đó, cô còn thoải mái vì những câu hỏi của riêng mình: về bộ ngực và liệu có bị thương tổn không. Về bộ tóc giả và đốt ra sao. Về cuộc sống và sống như thế nào.
Khi học xong trung học, cô vào một trường Đại học Kiến trúc ở Delhi. Chẳng phải vì cô say mê gì kiến trúc. Thật ra, cô hiểu về ngành này rất hời hợt. Chẳng qua cô tình cờ thi vào và thi đỗ. Các giáo viên có ấn tượng vì quy mô bức phác thảo bằng chì than của cô (rất lớn) hơn là vì kỹ năng. Những đường nét vô tư và mạnh bạo không gây được lòng tin về nghệ thuật, vì thực ra người sáng tạo ra chúng đâu phải là nghệ sĩ.
Cô mất tám năm trong trường đại học, hết năm năm cô không tốt nghiệp và nhận bằng. Học phí thấp và tằn tiện để sống không khó khăn gì, ở ký túc xá, ăn bằng tiền phụ cấp sinh viên, rất ít đến lớp. Thay vào đó là đi làm thuê cho những công ty kiến trúc ảm đạm, bóc lột lao động của sinh viên thật rẻ mạt, bắt họ nộp những bản phác thảo và chịu trách nhiệm nếu bị hỏng. Các sinh viên khác, nhất là nam sinh viên, bị tính bướng bỉnh gần như dữ tợn của Rahel đe dọa nên không dám đến gần. Họ để mặc cô một mình. Họ không bao giờ mời cô đến những căn nhà xinh đẹp của họ hoặc đến những bữa tiệc ồn ào. Ngay cả các giáo viên cũng cảnh giác với cô vì tính khí kỳ dị, vì những đồ án xây dựng không thực tế vẽ trên loại giấy rẻ tiền mầu nâu của cô, vì sự thờ ơ với những lời phê phán của các thầy giáo.
Thình thoảng cô viết thư cho Chacko và Mammachi, nhưng chưa lần nào trở về Ayemenem. Cô không về lúc bà Mammachi mất. Khi bác Chacko di cư sang Canada, cũng không nốt.
Trong thời gian ở Trường kiến trúc, cô gặp Larry McCaslin. Anh đến Delhi thu thập tài liệu cho luận án tiến sĩ của anh, nhan đề “Hiệu suất năng lượng trong kiến trúc bản xứ”. Lần đầu tiên anh chú ý đến Rahel trong thư viện trường rồi vài ngày sau gặp cô lần nữa tại chợ Khan. Cô mặc quần bò và áo phông. Một mảnh khăn trải giường chắp vá, cài khuy quanh cổ và trải dài như một cái áo choàng không tay. Mớ tóc ngang ngược của cô buộc ra sau trông thẳng tuột dù không phải thế. Một viên kim cương xinh xắn lấp lánh bên lỗ mũi. Cô có cặp xương đòn đẹp đến vô lý và một kiểu đi khỏe khoắn, dễ thương.
Cứ như theo nhịp jazz, Larry McCaslin thầm nghĩ, và theo cô vào một hiệu sách, ở đó cả hai chẳng nhìn ngó gì đến các quyển sách.
Rahel bị cuốn đến hôn nhân giống như một hành khách tiến thẳng đến một ghế trống trong khoang máy bay. Với cảm giác Phải Ngồi Xuống. Cô về Boston cùng anh.
Lúc Larry vòng tay ôm vợ, má cô tựa vào ngực anh, anh đủ cao để nhìn thấy đỉnh đầu cô, mớ tóc đen rối bù của cô. Lúc đặt ngón tay lên khóe miệng cô, anh có thể cảm thấy mạch đập nhẹ nhàng. Anh yêu chỗ đó. Mạch cô đập khẽ, nẩy không đều, ngay dưới làn da. Anh những muốn sờ vào đó, lắng nghe theo dõi, như một người cha đang mong đợi cảm thấy đứa con chưa ra đời đạp trong bụng m
Anh nâng niu cô như thể cô là một món quà tặng. Đến tay anh vì tình yêu. Một thứ yên bình và nhỏ bé. Một báu vật không sao đánh giá nổi.
Nhưng khi họ làm tình, anh khó chịu vì đôi mắt cô. Cứ như thể chúng là của một người khác. Một người nào đó đang ngắm nhìn. Nhìn qua cửa sổ ra biển khơi. Nhìn một con thuyền trên sông. Hoặc một người đội mũ đi trong sương mù.
Anh càng cáu tiết hơn vì anh không biết vẻ nhìn ấy có nghĩa gì. Anh cho là nó vừa tuyệt vọng vừa thờ ơ. Anh không biết rằng có những nơi như đất nước của Rahel, có nhiều loại tuyệt vọng tranh nhau đứng đầu. Và nỗi thất vọng của cá nhân có thể không bao giờ là đủ. Nó là một thứ diễn ra khi sự rối loạn cá nhân rớt xuống bên lề một nơi linh thiêng của những khoảng không bao la, của sự dữ dội, cuộc tuần hoàn, cuộc săn đuổi, sự lố bịch, sự điên cuồng, sự bất tiện, sự rối loạn công khai của một quốc gia.
Thần tham vọng rú lên như một luồng gió nóng, đòi được phục tùng. Rồi Thần Khiêm tốn (thân thiết và dè dặt, kín đáo và hạn chế) bỏ đi, bật cười tê giá vì sự táo gan của Thần Tham vọng. Đã quen với sự vô lý của vị thần đó, Thần Khiêm tốn trở nên hững hờ và thực sự trung lập. Chẳng có gì quan trọng quá. Chẳng có gì quá quan trọng. Ngày càng ít việc quan trọng, ngày càng ít đi. Chẳng bao giờ còn đủ tầm quan trọng nữa. Vì những việc tệ hơn đã xẩy ra. Trong đất nước của Rahel, muôn đời lơ lửng giữa nỗi khiếp sợ chiến tranh và căm ghét hòa bình, Những điều Tệ hơn vẫn diễn ra.
Vì thế Thần Khiêm tốn cười giả dối và vui vẻ bỏ đi. Giống như một cậu bé nhà giầu mặc xoóc. Cậu ta vừa huýt sáo vừa đá những hòn sỏi. Nguồn gốc sự vui tươi dễ tắt là do cậu tương đối ít gặp bất hạnh. Cậu lọt vào mắt con người và trở thành một vẻ làm người ta giận điên lên được.
Điều Larry McCaslin thấy trong mắt Rahel nói chung không phải là sự tuyệt vọng, mà là một thái độ lạc quan gượng ép. Và vẻ không thật trong những lời của Rahel cũng thế. Anh không thể hiểu được chuyện đó. Rằng sự trống rỗng trong người này chỉ là một kiểu lặng lẽ trong người kia của hai anh em sinh đôi. Rằng hai việc đó thật trùng khít nhau. Giống như một chồng thìa. Như thân xác của những người đang yêu quấn quýt nhau.
Sau khi ly hôn, Rahel làm hầu bàn trong một khách sạn Ấn Độ ở New York trong vài tháng. Rồi làm nhân viên bán hàng đêm, ngồi trong một phòng nhỏ đạn bắn không thủng tại một trạm xăng dầu ở ngoại ô Washington. Thỉnh thoảng những kẻ say rượu nôn cả vào khay đựng tiền, và những tên ma cô gạ gẫm cô làm một nghề lời lãi hơn. Hai lần cô thấy những kẻ bắn qua cửa xe ô tô, và một lần một người bị đâm, lao ra khỏi xe đang chạy, một con dao cắm trên lưng.
Đúng thời gian đó, Baby Kochamma viết thư kể Estha đã trở về lần nữa. Rahel bèn bỏ việc ở trạm xăng dầu và vui sướng rời nước Mỹ. Cô trở về Ayemenem. Về với Estha trong mưa.
Trong ngôi nhà cũ trên đồi, Baby Kochamma ngồi bên chiếc bàn ăn, đang gọt lớp vỏ dầy, sần sùi, đắng nghét của một quả dưa chuột già. Bà mặc một chiếc áo choàng ngủ mềm mại bằng loại vải kẻ carô mầu vàng nghệ, tay áo phồng lên. Đôi chân bé nhỏ của bà đung đưa dưới gầm bàn như một đứa bé ngồi trên ghế cao. Chúng sưng phồng lên vì bị phù, hệt như những cái đệm hơi hình bàn chân. Ngày xưa, bất cứ lúc nào có người đến Ayemenem, Baby Konchamma cũng tỏ ra ngạc nhiên vì đôi chân to lớn của họ. Bà xin đi thử dép của họ rồi nói:
- Xem này, tôi đi rộng quá! - rồi bà đi quanh nhà, hơi nhấc sari lên để mọi người có thể ngạc nhiên vì đôi chân xinh xắn của bà.
Bà gọt dưa, vẻ đắc thắng ngấm ngầm. Bà hài lòng thấy Estha không nói năng gì với Rahel. Anh nhìn cô rồi đi qua. Như vẫn thế với mọi người.
Bà đã tám mươi ba tuổi. Cặp mắt bà dãn rộng như một miếng bơ sau cặp kính dầy.
- Bà đã nói với cháu rồi cơ mà? - Bà nói với Rahel - Cháu muốn gì nữa? Muốn đối xử đặc biệt chăng? Bà đã bảo cháu là nó mất trí rồi! Nó không nhận ra ai nữa! Cháu tưởng gì nữa?
Rahel chẳng nói gì.
Cô có thể cảm thấy nhịp đu đưa của Estha, sự ẩm ướt trên da anh. Cô có thể nghe thấy cái thế giới khàn khàn, hỗn loạn trong đầu anh.
Baby Kochamma khó chịu ngước nhìn Rahel. Bà tiếc đã viết cho cô về chuyện Estha trở lại. Nhưng lúc này, bà còn biết làm gì nữa? Bà muốn giữ anh trong tay đến hết đời sao? Tại sao lại là bà? Anh không thuộc trách nhiệm của bà.
Hay anh muốn thế?
Sự im lặng giữa cô cháu gái và bà giống như một người thứ ba. Một người lạ. Sưng phồng. Độc địa, Baby Konchamma tự nhắc mình ban đêm phải khóa cửa phòng ngủ lại. Bà cố nghĩ ra một câu gì để nói.
- Cháu có thích kiểu tóc ngắn của bà không?
Bà đưa tay cầm dưa lên sờ vào mái tóc mới cắt của bà. Bà làm rớt một giọt nhựa ra phía sau.
Rahel chẳng nghĩ ra điều gì mà nói. Cô ngắm Baby Konchamma gọt dưa. Những mảnh vỏ dưa màu vàng bắn vào lòng bà. Tóc bà nhuộm đen nhánh, chải vắt qua da đầu như mớ chỉ cuốn vào lõi. Thuốc nhuộm dây trên trán một vệt xám nhạt như một dây tóc mờ. Rahel chú ý thấy bà trang điểm cầu kỳ. Son môi. Phấn mắt. Một chút phấn hồng kín đáo. Và do ngôi nhà khóa kín, tối mò, vì bà tin cậy vào ngọn đèn 40W duy nhất, nên cái miệng của bà tô son hơi chếch cao hơn miệng thật.
Dựa theo bộ mặt và đôi vai, bà gầy đi, từ một người hình tròn thành người hình nón. Nhưng đang ngồi bên bàn, giấu đi đôi mông vĩ đại, trông bà gần như mảnh dẻ. Ánh đèn lờ mờ trong phòng ăn xóa nhòa những nếp nhăn trên mặt bà, làm trẻ hẳn ra. Bà đeo rất nhiều đồ trang sức. Những món trang sức của bà ngoại Rahel. Tất cả. Những chiếc nhẫn sáng lấp lánh. Đôi hoa tai kim cương. Những vòng tay, vòng chân bằng vàng và một chuỗi vòng vàng nhẹ, làm bằng tay rất tinh xảo, chốc chốc bà lại sờ tay lên để yên trí là nó vẫn còn đó, và nó là của bà. Giống như một cô dâu không thể tin vào tài sản của mình.
Bà đang sống lùi lại cuộc đời bà, Rahel nghĩ.
Đó là một quan sát thật tò mò. Baby Konchamma đã sống lùi lại cuộc đời của bà. Khi còn trẻ, bà đã từ bỏ cuộc sống vật chất, còn bây giờ đã già, hình như bà ôm ghì lấy nó. Bà túm chặt lấy cuộc đời, và nó cũng tóm lấy bà kéo lùi lại.
Năm mười tám tuổi, Baby Kochamma yêu Cha Mulligan, một thầy tu trẻ, đẹp trai người Ailen. Thầy ở trường dòMadras, đến Kerala một năm nghiên cứu kinh thánh Hindu, để có thể phản bác lại một cách thông minh.
Cứ đến sáng thứ Năm hàng tuần, Cha Mulligan lại đến Ayemenem thăm thân sinh ra Baby Kochamma là Đức cha E.Jhon Ipe, cha cố của Nhà thờ Mar Thomas.
Đức Ipe nổi tiếng trong cộng đồng Công giáo là đã được Giáo trưởng của Antioch, người đứng đầu đầy quyền uy của Nhà thờ Công giáo Syria đích thân ban phúc, tình tiết đó được lưu truyền trong dân gian Ayemenem.
Năm 1876, lúc cha của Baby Kochamma lên bẩy, ông nội Baby đã đưa con trai đến gặp Giáo trưởng đang thăm các giáo dân Syria ở Kerala. Hai cha con thấy mình đứng ngay đầu nhóm người mà Giáo trưởng đang trò chuyện trên mái hiên cực tây của Nhà thờ Kalleny ở Cochin. Nắm ngay lấy cơ hội này, ông bố bèn thì thầm vào tai con, rồi đẩy cậu bé lên phía trước. Đức cha tương lai trượt trên gót giầy, cứng cả người vì sợ, áp đôi môi run rẩy lên chiếc nhẫn trên ngón tay giữa của Giáo trưởng, để lại một vệt nước bọt. Vị giáo trưởng chùi nhẫn lên tay áo, rồi cầu phúc cho chú bé. Sau đó, chú lớn lên và trở thành giáo sĩ, Đức cha Ipe nổi tiếng là một Punnyan Kunju - chú bé được Người ban phúc. Dân chúng mang theo con cái, bơi thuyền xuôi dòng từ khắp các nẻo ở Alleppey và Ernakulam đến xin Cha ban phúc.
Dù tuổi tác chênh nhau đáng kể và thuộc các giáo phái khác nhau (thứ duy nhất chung là hai người đều bất bình lẫn nhau), Cha Mulligan và Đức Cha Ipe vẫn giao du với nhau, và Cha Mulligan thường được mời lưu lại ăn trưa. Trong hai người đàn ông, chỉ có một người nhận biết sự hứng tình đang dâng lên như ngọn thủy triều trong cô gái mảnh dẻ, thường lảng vảng quanh chiếc bàn dài sau lúc bữa trưa đã dọn xong.
Lúc đầu Baby Kochamma cố quyến rũ Cha Mulligan bằng việc trình diễn những hành động từ thiện hàng tuần. Cứ đến sáng thứ Năm, đúng vào giờ Cha Mulligan đến, Baby Kochamma lại lôi một đứa bé nghèo trong làng ra tắm ở giếng, xát xà phòng vào những cái xương sườn giơ ra đến phát đau.
- Chào Cha ạ! - Baby Kochamma gọi to lúc nhìn thấy Cha, nụ cười trên môi, làm ra vẻ chăm chú vào cánh tay gầy gò trơn nhẫy xà phòng cô đang nắm chặt.
- Chào con, Baby! - Cha Mulligan nói, dừng lại và cụp chiếc ô
- Con có điều muốn hỏi Cha, thưa Cha - Baby Kochamma nói - Trong Kinh Coran tập một, chương mười, dòng hai mươi ba nói rằng...
- Đối với Cha, mọi thứ đều là hợp pháp, nhưng đều không thiết thực.
Cha ơi, làm sao mọi thứ đều có thể là hợp pháp với Người? Con định nói con có thể hiểu rằng nếu như có một số thứ là hợp pháp với Người, nhưng...
Cha Mulligan ngày càng hãnh diện vì mối xúc cảm đã gây nên trong lòng cô gái trẻ hấp dẫn đang đứng run rẩy trước người, cái miệng thèm hôn và đôi mắt đen nhánh, sáng rực. Cha cũng trẻ, và có lẽ không nhận thức đầy đủ được rằng những lời giảng giải trang nghiêm nhằm xua tan những nỗi hồ nghi của cô bé về kinh thánh thật là thừa so với những hứa hẹn ly kỳ trong đôi mắt xanh biếc sáng ngời của Cha.
Thứ Năm nào cũng thế, bất chấp cái nắng giữa trưa tàn nhẫn, họ vẫn đứng tại đó, bên giếng nước. Cô gái trẻ và thầy tu dòng Tên gan dạ, cả hai đều run rẩy vì nỗi đắm say không theo luật Cơ Đốc này. Họ dùng Kinh Thánh như một mẹo để được ở bên nhau. Thường vào giữa câu chuyện, đứa bé không may bị lôi ra tắm, đầy những xà phòng và rẫy ra, và Cha Mulligan ngừng phắt những nỗi xúc cảm lại và nói:
- Trời ơi! Chúng ta bắt lấy nó trước khi bị nhiễm lạnh.
Rồi cha giương ô lên, bước đi, tà áo choàng mầu nâu thẫm và đôi xăng đan nhẹ nhõm, giống một con lạc đà cao cẳng chạy đến chỗ hẹn. Cha để lại trái tim đau đớn, phập phồng của cô gái trẻ Baby Kochamma đằng sau, đang loạng choạng dẫm lên đám lá cây và đá. Trái tim thâm tím và gần như tan vỡ.
Suốt một năm, những ngày thứ Năm cứ trôi qua như thế. Cuối cùng, đã đến lúc Cha Mulligan trở về Madras. Vì những hành động từ thiện không mang lại kết quả rõ ràng, cô gái Baby Kochamma dồn hết hy vọng vào lòng chung thủy.
Phô bày ý muốn cô đơn thật bướng bỉnh (với một cô gái trẻ thời đó, bị coi như một khuyết tật về thể chất, như sứt môi hoặc dính chân), Baby Kochamma bất chấp những mong muốn của phụ thân, và trở thành một tín đồ Công giáo La Mã. ược hưởng quyền miễn trừ đặc biệt của Vatican, cô phát nguyện vào làm tu nữ tập sự ở Tu viện Madras. Cô hy vọng vào cách này hay cách khác, nó sẽ cho cô cơ hội hợp pháp được ở bên Cha Mulligan. Cô tưởng tượng họ ở bên nhau, tranh luận về Thần học trong những căn phòng mờ tối, rèm buông dầy. Đó là tất cả những gì cô mong muốn. Là tất cả những gì cô dám hy vọng. Chỉ cần được gần Cha. Gần đến mức ngửi thấy mùi râu của Cha. Nhìn thấy tấm áo thầy tu dệt thô của Người. Được yêu người chỉ bằng cách nhìn ngắm Người.
Cô sớm nhận ra những cố gắng vô ích của mình. Cô thấy các Xơ bề trên độc quyền chiếm giữ các giáo sĩ, cha cố bằng những ngờ vực kinh thánh còn tinh tế hơn cô nhiều, và chắc phải mất rất nhiều năm cô mới đến gần Cha Mulligan. Trong tu viện, cô ngày càng bồn chồn và bất hạnh. Cô phát triển tính gây gổ, bướng bỉnh, chà xát không ngừng khăn chùm đầu cho xơ ra. Cô cảm thấy mình nói tiếng Anh giỏi hơn bất kỳ ai ở đây. Nó làm cô càng thấy lẻ loi hơn bao giờ.
Trong vòng một năm cô vào tu viện, cha cô bắt đầu nhận được những bức thư của cô gửi qua bưu điện làm ông bối rối: Bố yêu quí nhất của con, con rất vui và hạnh phúc được phục vụ Đức Mẹ Thiêng liêng. Nhưng Koh-i-noor có vẻ không vui và nhớ nhà. Bố ơi, sau bữa trưa Koh-i-noor[2] nôn và sốt. Hình như Koh-i-noor không hợp với thức ăn của tu viện, dù con thấy thích. Bố kính yêu nhất của con, Koh-i-noor đang hoang mang vì gia đình cô ấy có vẻ không hiểu hoặc không hề quan tâm đến sức khỏe của cô ấy...
Thực ra lúc đó Đức Cha E.John Ipe không biết một Koh-i-noor nào khác ngoài tên của viên kim cương lớn nhất thế giới. Ông băn khoăn không biết cô gái có cái tên Hồi giáo đó có chết trong một Tu viện Thiên chúa giáo hay không.
Cuối cùng, mẹ của Baby Kochamma hiểu ra rằng Koh-i-noor chẳng phải ai khác, mà chính là Baby Kochamma. Bà nhớ từ rất lâu trước đó, bà đã cho Baby Kochamma xem bản di chúc của phụ thân bà (ông ngoại của Baby), trong đó cụ đã viết, mô tả các cháu như sau: Tôi có bẩy đứa cháu, trong đó có một đứa là Koh-i-noor của tôi. Cụ di chúc lại cho mỗi cháu một ít tiền và đồ nữ trang, không nói rõ cụ coi đứa cháu nào là Koh-i-noor. Mẹ của Baby Kochamma biết rõ Baby Kochamma không có lý gì lại nghĩ đến chuyện đó và cho là ông ngoại định ám chỉ cô - mãi sau này bà mới biết trong những năm đó, ất cả các bức thư của cô đều bị Mẹ Nhất đọc trước khi gửi đi, nên cô phải gợi lại cái tên Koh-i-noor để chia sẻ những chuyện phiền muộn với gia đình.
Đức cha Ipe đến Madras và xin con gái ra khỏi tu viện. Cô rất vui sướng ra đi, nhưng khăng khăng không chịu cải đạo, và sẽ là tín đồ Công giáo La mã đến hết đời. Đức cha Ipe hiểu rằng con gái ông đã bị “tai tiếng” và chưa chắc đã kiếm được một tấm chồng. Vì có thể cô không lấy được chồng, ông quyết định cho cô học hành cũng chẳng có hại gì. Vì thế ông thu xếp để cô học một khóa tại Trường Đại học Tổng hợp Rochester ở Mỹ.
Hai năm sau, Baby Kochamma mang tấm bằng Trang trí vườn từ Rochester về, nhưng cô càng đắm say Cha Mulligan hơn bao giờ hết. Không còn dấu vết gì của cô gái mảnh dẻ, hấp dẫn hồi nào. Trong những năm ở Rochester, Baby Kochamma đã trở nên rất to lớn. Nói thực là đã béo sệ ra. Ngay cả cô thợ may nhỏ nhắn, rụt rè Chellappen ở Chungan Bridge cũng nhấn mạnh đến tỷ lệ áo thụng cho bộ sari của cô.
Muốn cho con gái đỡ buồn phiền, Đức Cha giao cho Baby Kochamma khu vườn trước trụ sở giáo đoàn Ayemenem, cô trồng một khu vườn cách tân, táo bạo làm dân chúng khắp nơi ở Kottayam phải đến xem.
Một con đường đất chạy vòng quanh, dốc, một đường cho xe chạy rải sỏi lượn nghiêng xung quanh. Baby Kochamma biến khu vườn thành một mê cung xanh tốt, có hàng rào thấp vây quanh, có những tảng đá và nhiều máng xối. Thứ hoa cô ưa nhất là anthurium. Anthurium andraeanum. Cô có cả một bộ sưu tập loài hoa đó, nào “Rubrum”, nào “Honeymoon’ và cả một loài của Nhật. Những bông hoa hình mo đơn độc, rủ bóng lốm đốm từ mầu đen đến mầu đỏ thắm và mầu vàng sáng. Nổi bật nhất là những mo hoa vàng óng từ đầu đến cuối.
Ở giữa khu vườn của Baby Kochamma là một tiểu thiên sứ bằng đá cẩm thạch đang tè, một vòng cung mầu trắng bạc vô tận chảy vào một cái ao nông, trong đó có một bông sen mầu da trời lẻ loi đang nở hoa. Quanh pho tượng là những bồn trồng canna và giáp trúc đào, ở mỗi góc ao là một thần lùn bằng thạch cao Paris mầu hồng đứng ngả đầu, đôi má hồng hào, mũ đỏ chBaby Kochamma giành tất cả các buổi chiều ở ngoài vườn. Mặc sari và đi ủng cao su. Đôi tay đi găng làm vườn mầu sáng cầm một cái kéo cắt cây lớn. Giống một người dạy hổ, cô uốn các dây nho và săn sóc các khóm xương rồng đầy gai. Cô hãm cây làm bonsai, chăm chút các giò phong lan quý hiếm. Cô tiến hành một cuộc chiến chống lại thời tiết. Cô cố trồng những cây nhung tuyết và ổi tầu.
Đêm nào cô cũng bôi kem vào chân và bóc lớp da chết ở móng chân đi.
Mãi đến vừa qua, sau hơn nửa thế kỷ làm việc không ngừng, chăm nom quá tỉ mỉ, khu vườn trang trí bị bỏ lơ. Các loài cây bị để mặc cho phát triển, chúng quấn lấy nhau và hoang dã như các con thú trong rạp xiếc quên mất trò của chúng. Cỏ dại trùm lên các loại cây ngoại nhập. Chỉ có các cây nho là vẫn ngoi lên, như các móng chân trên thi hài. Chúng chui qua cả lỗ mũi các thần lùn mầu hồng và nở hoa trên đầu các thần, làm họ có một vẻ nửa như ngạc nhiên, nửa như sắp hắt hơi.
Lý do của việc rời bỏ đột ngột và không khách khí này là một tình yêu mới mẻ. Baby Kochamma vừa lắp một ăngten chảo trên nóc ngôi nhà ở Ayemenem. Bà điều khiển Thế giới trong phòng khách của bà qua tivi nối với vệ tinh. Niềm vui quá đáng nẩy sinh trong lòng Baby Kochamma không có gì khó hiểu. Nó không phải là thứ xẩy ra dần dần. Nó đến rất nhanh. Những cô gái tóc vàng, các cuộc chiến tranh, nạn đói kém, đấu bóng, tình dục, âm nhạc, những cuộc đảo chính, tất cả kéo đến hàng đàn hàng lũ. Chúng cùng nhau ùa ra. Chúng ở cùng một khách sạn. Và lưu lại Ayemenem, nơi có thời âm thanh to nhất là một cái còi ôtô có nhạc. Giờ đây tất cả những cuộc chiến tranh, nạn đói kém, những cuộc thảm sát rùng rợn và cả Bill Clinton nữa đều có thể triệu đến như những tên hầu. Và thế là, trong lúc khu vườn trang trí của bà bị bỏ hoang và chết dần, Baby Kochamma theo dõi các cuộc thi đấu của liên đoàn NBA Mỹ, cuộc thi crickê suốt ngày và những cuộc đấu tennis giành Giải thưởng Lớn. Những ngày trong tuần, bà xem chương trình Người dũng cảm và Người đẹp và Santa Barbara, trong đó những cô gái tóc vàng môi tô son, mái tóc cứng ngắc vì xịt gôm, uốn éo quyến rũ. Baby Kochamma mê những bộ quần áo bóng bẩy và những lời đối đáp khéo léo, dâm đãng của họ. Suốt ngày, bà nhớ đến những tình tiết ấy và cười khúc khích.
Bà đầu bếp Kochu Maria vẫn đeo đôi khuyên tai bằng vàng nặng trịch làm biến dạng cả đôi dái tai. Bà thích xem những buổi Wrestling Mania, có Hulk Hogan và Ông Hoàn Mỹ cổ to hơn đầu, quấn những đôi xà cạp kim tuyến, đánh nhau tàn bạo. Tiếng cười của Kochu Maria lanh lảnh, hơi ác như những đứa trẻ đã có lúc
Họ ngồi suốt ngày trong phòng khách, tuy tình trạng đôi chân mà Baby Kochamma ngồi trên ghế có tay vịn hoặc ghế trần, Kochu Maria ngồi dưới sàn nhà bên cạnh bà (lúc nào có thể được là chồm lên đổi kênh); họ giam mình trong tiếng tivi ồn ã. Một người tóc trắng như tuyết, người kia tóc nhuộm đen như than. Họ lợi dụng mọi lúc quảng cáo để tranh cãi, đánh cuộc với nhau, thỉnh thoảng thắng được một chiếc áo phông hoặc một bình Thermos mà Baby khóa kỹ trong tủ áo.
Baby Kochamma yêu quý căn nhà ở Ayemenem và ấp ủ những đồ đạc mà bà được thừa hưởng, nhờ sống lâu hơn tất cả mọi người. Chiếc đàn viôlông và giá đàn của Mammachi, các tủ áo Ooty, những cái ghế hình giỏ bằng nhựa, những cái giường Dehli, bàn phấn từ Vienna có những núm cầm bằng ngà. Chiếc bàn ăn bằng gỗ hồng đào do Velutha làm.
Bà khiếp sợ những nạn đói kém và những cuộc chiến tranh nếu bấm phải kênh của BBC và ti vi. Bà coi những cuộc bài trừ tôn giáo, sự đói kém và nạn diệt chủng là những mối đe dọa trực tiếp cho đồ đạc của bà.
Bà luôn khóa kỹ cửa ra vào và cửa sổ, trừ lúc bà dùng đến chúng. Bà dùng cửa sổ cho những mục đích riêng. Để Thở Không khí trong lành. Để Trả tiền Sữa. Để xua một Con Ong bắp cày khỏi phòng (cái thứ mà Kochu Maria cứ dùng khăn tắm đuổi quanh nhà).
Bà còn khóa cả chiếc tủ lạnh cũ kỹ, rỉ sét, trong đó bà cất những cái bánh kem mà Kochu Maria mua tại Hàng bánh ngon nhất ở Kottayam cho bà đến hết tuần. Cả hai chai nước gạo bà uống thay nước thường. Trong giá phía dưới, bà cất những đồ làm bếp bằng cây liễu của Mammachi để lại.
Bà xếp khoảng chục lọ insulin mà Rahel mua cho bà vào ngăn đựng pho mát và bơ. Bà cứ ngờ rằng trong những ngày này, ngay những kẻ ngây thơ và chân thật nhất cũng có thể ăn cắp những bát đĩa bằng sành sứ hoặc những cái âu đựng bánh kem nhân nho, hay xoáy các lọ insulin nhập khẩu chứa bệnh tiểu đường.
Bà không tin cả hai anh em sinh đôi. Bà cho chúng Có thể Làm Mọi việc. Mọi việc nói chung. Chúng có thể ăn cắp lại những món quà biếu, bà nghĩ, và thấy nhói buốt mỗi khi nghĩ thế, cứ như chúng là một phần thân thể của bà. Sau từng ấy năm. Bà quyết định không để quá khứ lên đến bà, ngay lập tức bà thay đổi mọi suy nghĩ. Con ấy. Con ấy có thể ăn cắp lại những món quà tặng của nó.
Bà nhìn Rahel đang đứng cạnh chiếc bàn ăn và chú ý tới cái vẻ giấu diếm kì quái, chính cái khả năng giữ hết sức im lặng và hết sức êm ả mà Estha vốn có. Sự lặng lẽ của Rahel có phần đe dọa Baby Kochamma.
- Thế đấy! - Bà nói. Giọng bà run rẩy, ngập ngừng - Cháu có kế hoạch gì chưa? Cháu định ở đây bao lâu? Cháu định gì chưa?
Rahel cố cất lời. Song cứ nghẹn tắc lại. Giống như mắc một mảnh sắt tây. Cô bước đến bên cửa sổ và mở nó ra. Để Hít thở Không khí Trong lành.
- Thở xong, đóng cửa vào - Baby Kochamma nói, và khép kín bộ mặt bà hệt như một cái tủ quần áo.
Từ cửa sổ này bạn không thể nhìn thấy dòng sông nhiều hơn.
Cho đến khi Mammachi lắp một cái cửa gấp - trượt đầu tiên của Ayemenem vào hiên sau, bạn mới có thể nhìn thấy. Các bức chân dung sơn dầu vẽ Đức Cha E. John Ipe và Aleyooty Ammachi (cụ của Estha) đã được gỡ khỏi hiên sau để lắp vào hiên trước.
Giờ đây chúng vẫn treo ở đó, Chú bé được Giáo trưởng cầu phúc và vợ, bên kia tường là một cái đầu bò rừng bizon.
Đức Cha Ipe mỉm cười với tổ tiên mình, nhìn ra ngoài là con đường thay cho dòng sông. Aleyooty Ammachi trông có vẻ do dự hơn. Dường như cụ muốn quay đầu lại mà không được. Có lẽ vì cụ không thể dễ dàng từ bỏ dòng sông. Cái nhìn của cụ hướng về phía cụ ông đang nhìn. Song thâm tâm cụ muốn ngoảnh đi. Đôi khuyên tai bằng vàng mờ xỉn, nặng trĩu, kéo dái tai xuống gần vai cụ. Bạn có thể nhìn thấy dòng sông ấm áp và những cây mẫu xẫm cong xuống sông qua lỗ tai cụ. Nhìn thấy cả những ngư dân trên thuyền. Và cả cá nữa.
Dù từ ngôi nhà này, bạn không thể nhìn thấy gì ở dòng sông, nhưng như một con ốc biển luôn có tình cảm với biển, căn nhà Ayemenem vẫn có một cảm giác về dòng sông.
Một cảm giác ào ạt, cuồn cuộn, cá bơi tung tăng.
Từ cửa sổ phòng ăn, nơi Rahel đang đứng, gió lùa mái tóc, cô có thể thấy mưa gõ lên mái nhà máy hoa quả dầm lợp tôn của bà ngoại cô.
Một thiên đường hoa quả dầm và dưa muối.
Nằm giữa ngôi nhà và dòng sông.
Họ đã từng sản xuất hoa quả dầm, nước quả ép, mứt dẻo, bột cari, dứa đóng hộp. Cả mứt chuối (làm lậu) sau khi FPO[3] cấm, vì theo những chỉ tiêu kỹ thuật ca họ, nó chẳng ra mứt cũng chẳng ra nước quả nấu đông. Nước quả thì loãng quá, mà mứt thì lại đặc quá. Họ nói đó là chuyện nhập nhằng, không minh bạch.
Giờ đây nhìn lại, Rahel thấy gia đình cô khó mà có thể theo những tiêu chuẩn kỹ thuật về mứt hoặc nước quả nấu đông.
Có lẽ Ammu, Estha và cô là những người vi phạm nặng nhất. Nhưng chẳng phải chỉ có họ. Những người khác cũng thế. Tất cả bọn họ đều phá luật. Họ đã bước sang một địa phận bị cấm. Tất cả bọn họ đều xáo lộn hết luật lệ và sắp xếp theo ý mình. Luật lệ lập ra cho nào bà, nào bác, nào mẹ, nào anh em họ, nào mứt, nào nước quả nấu đông.
Đó là thời mà bác trở thành cha, mẹ thành người tình và anh em họ bị chết, là thời có những đám tang.
Đó là thời những điều không thể nghĩ trở thành có thể và những thứ không thể đã thực sự xẩy ra.
Trước đám ma Sophie Mol, cảnh sát đã tìm ra Velutha.
Cánh tay anh sưng phù lên vì cái còng siết vào da. Cái còng lạnh ngắt, mùi kim loại chua loét. Giống hệt mùi thép trên tay cầm của xe buýt và mùi bàn tay người soát vé nắm lấy nó.
Sau khi mọi việc kết thúc, Baby Kachamma nói:
- Gieo gió thì gặt bão - Mặc dù bà chưa hề Gieo, Gặt cái gì. Bà trở về với đôi chân bé nhỏ và những đồ may, đan của bà. Những đầu ngón chân nhỏ nhắn của bà không bao giờ chạm đến sàn. Ý nghĩa của bà trở lại với chuyện gửi trả Estha.
Nỗi tiếc thương và chua xót của Margaret Kochamma vì cái chết của con gái chị giống một nguồn cơn giận dữ. Chị không nói lời nào ngoài việc tát Estha bất cứ lúc nào chị gặp, cho đến lúc chị về Anh.
Rahel ngắm nhìn Ammu gói ghém đồ đạc cho cậu bé Estha.
- Có thể họ nói đúng - Ammu thì thào - Có lẽ một cậu bé cần phải có một người cha.
Rahel thấy cặp mắt mẹ đỏ hoe và không thần sắc.
Họ đã hỏi ý kiến một chuyên gia về trẻ sinh đôi ở Hyderabad. Bà ta trả lời rằng chia rẽ những đứa trẻ sinh đôi đồng hợp tử là không khôn ngoan, nhưng với những đứa trẻ thụ tinh từ hai trứng thì lại khác. Chúng cũng đau buồn vì cảnh chia lìa, tự nhiên như mọi đứa trẻ trải qua khi gia đình tan vỡ, nhưng chẳng có gì là lại. Chẳng có gì là bất thường.
Và thế là Estha bị gửi trở lại trên một chuyến tầu hỏa, xách theo một hộp sắt tây và một đôi giầy nhọn mũi mầu be gói trong túi bằng kaki. Đầu tiên là trong chuyến Xe thư Madras đến Madras, sau đó đi cùng một người bạn của bố chúng từ Madras đến Calcutta.
Em mang theo bữa ăn trưa, có cà chua và sandwich. Một cái bình Eagle, có một con đại bàng. Em có những hình ảnh ghê rợn trong đầu.
Trời mưa. Làn nước cuồn cuộn, đen như mực. Và cái mùi. Gợi nhớ đến kẹo. Giống mùi những bông hồng già trong gió nhẹ.
Nhưng tồi tệ hơn cả là em mang trong lòng hồi ức về một người đàn ông trẻ có cái miệng của một ông già. Hồi ức về một bộ mặt sưng phồng và nụ cười méo xệch. Về một con mắt đỏ ngầu mở to, nhìn đây đó rồi chăm chú nhìn em. Estha. Estha đã làm gì? Em đã nhìn vào khuôn mặt yêu quý đó và nói: Phải.
Phải, chính là em.
Một con mực phủ kín lời lẽ của Estha, em không thể nói được: Vâng. Lời nói cứ vướng như một sợi xơ xoài mắc giữa hàm răng. Nó không thể lấy ra được.
Với một cảm giác hoàn toàn thực dụng, nói cho đúng ra là mọi sự bắt đầu từ lúc Sophie Mol đến Ayemenem. Hình như mọi việc có thể thay đổi trong một ngày. Rằng chỉ vài chục giờ đồng hồ mà ảnh hưởng đến suốt cả đời.
Rằng lúc chúng làm việc đó, vài chục giờ ấy giống như những vật còn lại sau một trận cháy nhà - chiếc đồng hồ cháy thành than, tấm ảnh cháy xém, đồ gỗ cháy đen - cần phải kiểm kê và làm sống lại sau trận hủy hoại đó. Những thứ đã được giữ gìn. Đã được tính toán.
Giống như những sự kiện, những vật dụng thông thường, đã bị đập vỡ và phải làm lại. Thấm đẫm một ý nghĩa mới.
Cũng có thể cãi rằng chuyện đó thực sự bắt đầu từ hàng ngàn năm trước. Từ rất lâu, trước khi đạo Thiên Chúa đến trên một chiếc thuyền và thấm vào Kerala hệt như trà chẩy ra từ một bao đựng trà.
Nó thực sự bắt đầu vào ngày mà Luật Yêu đương ra đời. Luật lệ xếp đặt nên yêu ai, yêu ra sao.
Và yêu đến chừng nào.