Số lần đọc/download: 2355 / 64
Cập nhật: 2015-01-28 14:15:08 +0700
Chương 3 - Cuộc mai phục
B
ỗng nhiên tiếng chuông ngân buồn bã ở xa xa làm rung chuyển cửa kính. Chuông sáu giờ đã điểm ở nhà thờ Saint - Médard.
Mỗi tiếng chuông vang lên, Jondrette lại gật đầu một cái. Tiếng chuông thứ sáu vừa đánh xong, hắn lấy mấy ngón tay gạt tàn cây nến đi.
Rồi hắn bắt đầu đi đi lại lại trong phòng, nghe ngóng tiếng động trong hành lang, đi đi lại lại, rồi lại lắng nghe.
- Chỉ cần lão ấy đến là được! - Hắn làu bàu, rồi trở lại ghế ngồi.
Hắn vừa ngồi xuống thì cửa mở ra.
Đó là do mụ Jondrette mở, mụ vẫn đứng ngoài hành lang nhăn nhó làm bộ đến khiếp vía - sở dĩ Jondrette nhìn thấy được là do một lỗ hổng ngầm ở cái đèn chiếu ánh sáng xuống đất.
- Xin mời ông vào ạ. - Mụ nói..- Mời ân nhân vào ạ. - Jondrette nhắc lại vừa vội vàng đứng lên.
ông Leblanc hiện ra. Con người ông toát ra một vẻ trong sáng làm ông càng cực kỳ đáng kính. ông để trên bàn bốn đồng lu-i.
- ông Fabantou, - ông nói. - đây là để ông trả tiền nhà cùng một số chi phí cần ngay. Sau rồi ta sẽ xem.
- Trời phù hộ cho ông, người làm phúc rộng lượng của tôi! - Jondrette nói và đến gần vợ.
- Cho xe đi đi! Mụ chuồn ngay trong khi chồng mụ không tiếc lời chào hỏi và kéo một cái ghế cho ông Leblanc ngồi.
Lát sau mụ vợ trở lại thì thầm vào tai hắn: - Xong rồi.
Tuyết không ngừng rơi từ sáng lúc này dày đặc đến nỗi chẳng ai có thể nghe tiếng xe ngựa đến, xe ngựa đi.
Trong khi đó ông Leblanc ngồi xuống.
Jondrette ngồi chiếc ghế bên kia, trước mặt ông Leblanc.
Trong đêm lạnh giá, nỗi hiu quạnh của khu Salpêtrière phủ đầy tuyết nằm dưới ánh trăng trắng toát như những tấm vải liệm mênh mông, ánh sáng đỏ quạch hắt lên từ những tấm gương phản chiếu của những cây đèn đêm, đây đó những đại lộ thảm thương, những hàng cây du đen ngòm dài dằng dặc không một bóng người trong cả một vùng có lẽ đến một phần tư dặm. Trong quang cảnh đó ngôi nhà nát Gorbeau ở đỉnh điểm cao nhất của yên lặng, hãi hùng và đêm tối. Trong ngôi nhà đó, giữa cái bóng đó, căn phòng rộng áp mái của Jondrette được một ngọn nến chiếu tù mù, có hai người đàn ông ngồi bên bàn, ông Leblanc bình thản, còn Jondrette tươi cười nhưng khủng khiếp, mụ Jondrette chó sói trong một góc và sau vách là Marius, đứng im không ai thấy, không bỏ qua một lời nói, một cử động nào, mắt rình rập, tay cầm súng.
Chàng cảm thấy cảnh sát đã ở gần đâu đó, đang giăng bẫy, chỉ còn chờ ám hiệu là sẵn sàng ra tay.
Chàng hy vọng ít nhất qua cuộc gặp gỡ quyết liệt giữa Jondrette và ông Leblanc cũng có được vài ánh sáng soi tỏ những gì mà chàng cần biết..Vừa ngồi xuống ông Leblanc đưa mắt về phía hai chiếc giường trống trơn: - Cháu gái bị thương thế nào rồi? - Xấu, xấu lắm thưa ông kính mến. - Jon-drette nói với nụ cười não lòng và biết ơn. - Chị cháu đưa cháu ra nhà thương chỗ Bourse để băng bó.
- Bà Fabantou có vẻ khá hơn rồi phải không ạ? - ông Leblanc nói tiếp, mắt nhìn về phía mụ Jondrette ăn mặc lố lăng đang đứng giữa ông và cánh cửa như đã chuẩn bị sẵn đường tháo lui, mụ nhìn ông với dáng dọa nạt hầu như nghênh chiến.
- ốm sắp chết đấy ạ. - Jondrette nói. - Nhưng biết làm sao, thưa ông? Người đàn bà này xiết bao dũng cảm, đó không phải là một người đàn bà nữa, mà là một con bò.
Mụ Jondrette, cảm động vì được ca ngợi bèn kêu lên với vẻ nũng nịu của một con quỷ được người ta tâng bốc: - ông Jondrette, ông lúc nào cũng tốt với tôi! - Jondrette, - ông Leblanc nói. - tôi tưởng ông tên là Fabantou chứ nhỉ? - Fabantou tức Jondrette! - Tay chồng vội vàng đáp.- Biệt hiệu của nghệ sĩ ấy mà ông! Trong khi Jondrette nói, bên ngoài thì như không đầu không đuôi nhưng thực ra vẻ mặt hắn không hề mất đi nét suy nghĩ minh mẫn. Marius ngước mắt lên và nhìn thấy ở cuối phòng có một người đàn ông mà từ nãy chưa ai trông thấy cả.
Mấy người đàn ông vừa mới vào, nhẹ nhàng đến nỗi không nghe tiếng bản lề cửa quay. Người này mặc một áo gi-lê dệt kim màu tím cũ nát, cáu bẩn, bị cắt nhiều chỗ làm cho nếp gấp nào cũng hở hoác ra, một chiếc quần nhung bông, chân đi đôi guốc, không áo sơ mi, cổ để trần, hai cánh tay cũng để trần trên có nhiều hình xăm, mặt đen bẩn lem luốc.
Hắn ngồi im, trên chiếc giường gần nhất sau lưng Jondrette, hai tay khoanh lại, do đó người ta khó lòng mà thấy được hắn.
- ông kia là ai vậy? - ông Leblanc hỏi.
- ông ấy à? - Jondrette nói. - Hàng xóm thôi.
Chẳng cần chú ý làm gì.
Người hàng xóm có vẻ rất đặc biệt. Tuy nhiên vùng ngoại ô Saint - Marceau này có rất nhiều nhà máy hóa chất, thợ thuyền ở đó nhiều người có thể có bộ mặt đen đủi nhem nhuốc như.vậy. Toàn bộ con người ông Leblanc toát ra một niềm tin tưởng ngây thơ và can trường. ông nói tiếp: - Xin lỗi ông Fabantou, vừa rồi ông nói với tôi cái gì ấy nhỉ? - Dạ tôi bảo là, thưa ông - người bảo trợ kính mến của tôi, - Jondrette nói, hai khuỷu tay tỳ trên bàn ngắm ông Leblanc với đôi mắt chăm chăm và trìu mến như đôi mắt của một con trăn. - là tôi có một bức tranh muốn bán.
Có tiếng động khẽ ở cửa. Một người đàn ông thứ hai bước vào tới ngồi trên giường sau lưng Jondrette.
Cũng như người đầu tiên, người này cũng để hai cánh tay trần, mặt mũi cũng đầy mực hay bồ hóng.
- Chẳng nên chú ý làm gì. - Jondrette nói. -Người nhà cả. Tôi nói là tôi có một bức tranh quý... Đây ông xem.
- Cái này là cái gì vậy? - ông Leblanc hỏi.
Jondrette kêu lên: - Một danh họa bậc thầy, một bức tranh rất đắt giá, thưa ông làm phúc của tôi ô! Tôi quý nó như hai con gái của tôi vậy, nó gợi lại cho tôi bao kỷ niệm, nhưng như tôi đã nói với ông mà không cải chính, tôi khốn khổ quá đến nỗi tôi muốn đẩy nó đi.
Do vô tình, hoặc cũng có thể do bắt đầu có đôi chút lo lắng, vừa ngắm bức tranh ánh mắt ông Leblanc vừa đưa về phía cuối phòng. Lúc này ở đó đã có bốn người đàn ông, ba ngồi trên giường, một đứng giữa khung cửa ra vào, cả bốn đều tay trần, câm lặng, mặt đen nhem nhuốc.
Một người ngồi trên giường thì dựa vào tường, mắt nhắm lại như đang ngủ. Người này đã già, bộ tóc bạc tương phản với bộ mặt đen trông thật khủng khiếp. Hai người kia có vẻ trẻ hơn, một người để râu một người tóc rậm. Chẳng ai đi giày cả, người đi guốc thì chân trần.
Jondrette để ý thấy mắt ông Leblanc cứ nhìn vào mấy người trên.
- Bạn bè cả đấy ạ. Hàng xóm ấy mà. - Hắn nói. - Họ làm việc ở lò than nên mặt mũi đen nhẻm ra như thế. Họ lại còn làm thợ nạo lò sưởi nữa. Thưa ông làm phúc, ông không nên bận tâm, nhưng ông mua hộ cho bức tranh của tôi.
Xin hãy thương cảnh nghèo của tôi. Tôi không bán đắt đâu. Theo ông thì đáng giá bao nhiêu?.- Nhưng mà, - ông Leblanc nói, lúc này ông nhìn thẳng vào Jondrette và đã có ý đề phòng. -đây chỉ là bảng hiệu của một quán rượu thôi mà, chỉ đáng ba frăng là cùng.
Jondrette nhẹ nhàng trả lời: - ông có mang ví đấy không? Tôi bằng lòng với giá một nghìn ê-quy đấy.
ông Leblanc đứng dậy, dựa vào tường và đưa mắt một lượt quanh gian phòng. Bên trái ông là Jondrette, phía cửa sổ thì có mụ Jondrette, còn bốn người đàn ông thì ở bên phải ông, tức là phía cửa ra vào. Bốn người đàn ông không động đậy và làm như không nhìn thấy ông trong khi Jondrette tiếp tục nói với một giọng than van mắt mờ đi nghe thương tâm đến nỗi ông Leblanc tưởng đơn giản trước mặt mình chỉ là một người đàn ông đã hóa điên vì quá cùng quẫn.
Bỗng nhiên con mắt lờ mờ của Jondrette sáng lên một ánh lửa tàn bạo. Thằng cha bé nhỏ đó đứng thẳng dậy biến thành một kẻ đáng khiếp sợ, hắn tiến một bước về phía ông Leblanc và thét lên một giọng như sấm rền: - Chẳng phải là chuyện đó đâu! Mày có nhận ra tao không? ông Leblanc tái mặt. ông nhìn toàn bộ quang cảnh căn buồng lụp xụp chung quanh, hiểu rằng mình đã sa bẫy. Đầu ông lần lượt quay về từng người một cách chậm rãi và sửng sốt, nhưng không có vẻ gì là sợ hãi. ông dùng ngay cái bàn làm tuyến phòng thủ, con người mà vừa mới đây chỉ có vẻ một ông già tốt bụng đột nhiên trở nên một lực sĩ, nắm tay vạm vỡ của ông nắm lấy lưng ghế bằng một cử chỉ đáng gờm làm cho ai nấy phải kinh ngạc.
ông già cương quyết và dũng cảm ấy trước nỗi hiểm nguy lộ ra bản chất can trường cũng như tốt bụng vậy, sự thể hiện này sao mà dễ dàng và đơn giản đến thế. Cha của người đàn bà mà ta yêu làm sao xa lạ với ta được, Marius cảm thấy tự hào vì con người không quen biết này.
Bộ ba cánh tay trần mà Jondrette bảo là thợ nạo lò sưởi lấy ra một số thứ từ đống sắt vụn, người thì lấy một cái kéo cắt kim loại lớn, người thì một cái kìm đè, người thứ ba một cái búa, tất cả đứng chặn cửa ra vào không nói không rằng. Lão già vẫn chỉ mở mắt ngồi trên giường.
Mụ Jondrette ngồi cạnh lão già.
Marius nghĩ chỉ vài giây đồng hồ nữa là đến lúc phải can thiệp, chàng đưa bàn tay phải lên.phía trần nhà về hướng hành lang chuẩn bị nhả đạn từ khẩu súng lục.
Jondrette, hội với bọn gậy gộc xong, lại quay về phía ông Leblanc, vừa nhắc lại câu hỏi vừa cười khàn, giọng cười khủng khiếp mà hắn vốn có.
- Thế mày không nhận ra tao thật à? ông Leblanc nhìn thẳng vào mặt hắn và đáp: - Không.
Thế là Jondrette đi tới chiếc bàn. Hắn cúi xuống bên ngọn nến, khoanh tay lại, cái hàm góc cạnh và hung dữ của bộ mặt hắn đưa gần sát đến bộ mặt bình thản của ông Leblanc, sát đến mức đủ để ông Leblanc không lùi lại, và trong tư thế con ác thú sắp cắn người ta ấy, hắn gào lên: - Tao không tên là Fabantou, cũng không tên là Jondrette. Tao tên là Thénardier! Tao là chủ quán hàng ở Montfermeil! Nghe rõ chưa? Thénardier! Bây giờ thì mày nhận ra tao chưa? Màu đỏ thoáng hiện trên trán ông Leblanc, ông trả lời giọng vẫn vững vàng bình thường, không hề cao giọng: - Vẫn chưa.
Marius không nghe thấy câu trả lời vừa rồi.
Ai mà nhìn được chàng lúc này trong bóng tối sẽ thấy chàng nhớn nhác, ngây dại và choáng váng. Lúc Jondrette nói: Tao tên là Thénardier, toàn thân chàng run bắn lên, phải dựa vào tường cứ như thể có mũi kiếm xuyên qua tim chàng. Cánh tay phải chàng đã sẵn sàng nhả phát súng hiệu cũng từ từ hạ xuống.
Đến khi Jondrette nhắc lại: Thénardier, hiểu chưa? Mấy ngón tay rã rời của Marius suýt nữa để rơi cả khẩu súng.
Jondrette, trong khi vạch trần sự thật mình là ai, chẳng làm động tâm ông Leblanc nhưng lại làm Marius bị đảo lộn. Cái tên Thénardier mà hình như ông Leblanc không biết, Marius lại biết.
Ta hãy nhớ lại cái tên này là như thế nào đối với chàng! Chàng đã mang nặng cái tên này trong lòng, nó đã được viết trong di chúc của cha chàng! Trong tư tưởng chàng lúc nào cũng có cái tên đó, nó ở tận sâu trong trí nhớ chàng, trong lời dặn dò thiêng liêng: "Một người tên là Thénardier đã cứu sống cha. Nếu con trai tôi gặp người đó thì phải đem lại cho người đó tất cả những điều tốt đẹp có thể"..Cái tên Thénardier cũng là một trong những tình cảm yêu thương của tâm hồn chàng, chàng vẫn trộn lẫn nó với tên cha chàng trong sự tôn thờ cha.
Vậy mà sao! Sao đây lại là Thénardier, tay chủ quán ở Montfermeil mà đã bao lâu nay chàng tìm không ra! Cuối cùng tìm ra hắn thì trong hoàn cảnh thế nào mới được chứ! Kẻ cứu cha chàng là một tên cướp, người mà chàng nóng lòng được tận tụy vì họ thì lại là một con quỷ! Người đã giải phóng đại tá Pontmercy giờ đây đang phạm tội mưu sát, tuy hình thức mưu sát là gì Marius chưa rõ nhưng nó không khác gì một vụ giết người! Và giết ai mới được chứ! Trời ơi! Sao định mệnh lại tàn khốc thế này! Số phận thật chua cay! Từ đáy mồ cha chàng đã ra lệnh cho chàng phải làm những điều tốt nhất có thể cho Thénardier, đã bốn năm nay chàng lo sao trả được món nợ này cho cha chàng, và đúng lúc chàng đang nhờ công lý tóm cổ một thằng kẻ cướp thì số mệnh lại kêu gào với chàng: Đó là Thénardier! Cha chàng bảo: Hãy cứu Thénardier! Trong khi chàng đáp lại giọng người cha kính mến và thánh thiện ấy bằng việc định đè nát Thénardier! Trong khi đó Thénardier, từ nay ta gọi hắn bằng tên thật của hắn, đi đi lại lại trước cái bàn trong một cơn điên say sưa vì chiến thắng.
Hắn đưa cả nắm tay ra nắm lấy cây nến, đem đặt trên lò sưởi mạnh đến nỗi suýt nữa thì nến tắt và làm cho mỡ nến bắn cả lên tường.
Và rồi hắn quay về phía ông Leblanc, trông hắn thật khiếp sợ, hắn khạc ra những tiếng sau đây: - Thui cho cháy! Hun khói! Nấu thành ra-gu! Quay chín lên! Rồi hắn lại đi lại trong phòng, bùng lên cơn giận dữ: - ái chà! - Hắn nói. - Thế là rốt cục tao đã tìm ra mày! ông Người Yêu Người! ông triệu phú giả nghèo giả khổ! ông đem cho búp bê! ông già Ngốc Nghếch! à ra mày không nhớ tao hả! Chẳng phải mày đã đến Montfermeil cách đây tám năm, đến cái quán trọ của tao, vào đêm Nô-en năm 1823 hay sao? Chẳng phải mày đã dắt đi khỏi nhà tao đứa con của Fantine, con Alouette đó sao? Mày mặc cái áo ca-ric vàng! Tay cầm một gói quần áo cũ, như sáng nay đem đến nhà tao ấy! Kìa! Mụ vợ tôi, hãy nói xem có phải.lão này hay có thói quen đem đến nhà người ta những gói tất len không? Lão già từ thiện! Nói đi nào! Mày là người bán đồ dệt kim chắc, hở ông triệu phú? Con người thánh thiện là mày vẫn thường lấy những thứ ở cửa hàng đem cho người nghèo chứ gì? ôi! Đồ làm xiếc trên dây! ái chà! Mày không nhận ra tao ư? ấy thế mà tao lại nhận ra mày đấy! Tao nhận ra mày ngay, ngay khi mày thò mõm vào đây. ái chà, cuối cùng thì người ta cũng thấy được là chẳng phải tươi đẹp gì đâu khi cứ đi vào nhà người khác lấy cớ đó là quán trọ, ăn mặc rách rưới như kẻ nghèo làm cho mọi người phải đem cho mình một xu để mà lừa người ta, ra vẻ con người rộng lượng, lấy mất của người ta cái cần câu cơm, dọa nạt người ta trong rừng, rồi đến lúc người ta khuynh gia bại sản, tưởng là hết nợ khi đem cho người ta một cái áo rơ-đanh-gốt rộng thùng thình với hai cái chăn nhà thương chẳng ra gì, thằng già vô lại kia, thằng ăn cắp trẻ con kia! Thénardier ngừng lời. Hắn hết hơi. Lồng ngực lép kẹp của hắn thở phì phò như một chiếc bễ lò rèn. Mắt hắn tràn ngập một niềm hạnh phúc đê tiện của kẻ ác, yếu, hèn, cuối cùng có thể quật ngã một con người hắn đã từng phải gờm, lăng mạ một con người hắn đã từng tâng bốc. Niềm vui của một thằng lùn đã đặt được gót chân lên đầu Goliath, niềm vui của kẻ tham tàn vò xé một con bò mộng đang ốm đau đến mức gần như đã chết không chống cự lại được nữa tuy vẫn còn thoi thóp sống để mà đau khổ.
ông Leblanc bảo hắn: - Tôi không hiểu ông muốn nói gì. ông lầm về tôi rồi. Tôi là một người rất nghèo đâu phải triệu phú. Tôi không quen ông. ông lầm tôi với người khác rồi.
- ái chà! - Hắn khò khè cãi lại. - Chuyện mới tào lao chứ. ông vẫn cứ đùa theo kiểu ấy hả? ông lúng túng chứ gì, ông bạn thân của tôi ơi, thì ra ông không nhớ tôi? Không thấy tôi là ai ư? - Xin lỗi ông - ông Leblanc trả lời rất lịch sử. - trong lúc như thế này con người ông toát ra một sức mạnh rất kỳ lạ. - tôi thấy ông là một tên kẻ cướp.
Ai mà không nhận thấy những kẻ xấu xa cũng có tự ái, những con quỷ cũng biết động lòng.
Nghe tiếng kẻ cướp, mụ Thénardier lao từ trên giường xuống, Thénardier nắm lấy cái ghế, tựa như muốn bẻ gãy nó ra.
- Mẹ mày cứ im! - Hắn kêu lên với vợ hắn, và quay về phía ông Leblanc.
- Kẻ cướp! Vâng, tao biết bọn giàu có chúng mày vẫn gọi chúng tao là kẻ cướp. Đúng đấy, tao thất bại, tao ẩn mình, tao không có bánh ăn, tao không có tiền, tao là kẻ cướp chứ gì! Đã ba ngày nay không ăn, tao là kẻ cướp!... Còn mày đến hang ổ của chúng tao, phải, hang ổ của chúng tao, gọi chúng tao là kẻ cướp! Nhưng tao sẽ ăn thịt chúng mày, xâu xé chúng mày ra, mấy thằng con nít! Hỡi ông triệu phú, hãy biết cho điều này: tao đã từng có cơ nghiệp, có môn bài, đã là cử tri, tao là tư sản, tao ấy! Còn mày chắc gì mày đã là tư sản, mày ấy! Đến đây Thénardier bước một bước về phía mấy người đàn ông đứng gần cửa và nói thêm giọng run lên: - Tao không nghĩ lão dám mò đến đây nói với tao như nói với một thằng thợ vá giày!... Mà nên biết thêm cả cái này nữa nhé hỡi ông Người Yêu Người! Tao không phải một con người ám muội! Tao không phải một người không ai biết tên tuổi ra sao đi nhặt trẻ con từ nhà người ta! Tao đã là một chiến sĩ Pháp, lẽ ra tao phải được gắn mề đay là khác! Tao đã từng ở Waterloo! Trong chiến trận tao đã từng cứu một vị tướng tên là gì tao cũng chẳng nhớ nữa! ông ta có bảo tao tên đấy nhưng cái giọng chó chết của ông ta yếu quá thành ra nghe không rõ, tao chỉ nghe thấy tiếng cảm ơn thôi. Giá như nghe rõ tên tao lại thích hơn vì còn tìm được ông ta. Tao đã từng là một chiến sĩ Waterloo! Còn cái tên nào hơn thế nữa! Và bây giờ, sau khi tao đã có lòng tốt cho mày biết tất cả những điều đó, thôi ta chấm dứt chuyện này, tao đang cần tiền đây, cần nhiều lắm ấy, nhiều vô cùng tận ấy, nếu không tao sẽ hóa kiếp cho mày, như sấm sét trời giáng xuống mày ấy! Marius đã cố lấy lại ít tự chủ và lắng nghe.
Những nghi ngờ cuối cùng thế là tiêu tan hết.
Chính là Thénardier trong bản di chúc rồi.
Marius rùng mình nghe lời oán trách vô ơn mà người ta khiển trách cha mình, qua đó chàng sắp sửa chứng minh được sự thật một cách trí mạng.
Ông Leblanc im. Giữa cái im lặng ấy một giọng khàn khàn cất lên từ hành lang lời cay độc bi thảm sau đây: - Nếu cần bổ củi thì có tôi đây! Đó là người đàn ông cầm rìu đang khoái chí ở ngoài cửa.
Đồng thời một bộ mặt khiến người ta hết vía, tóc tai dựng ngược lên, thò vào cười một cái cười man dại, miệng không phải nhe răng mà là nhe những nanh nọc của thú vật. Đó là bộ mặt của người đàn ông cầm rìu.
- Sao mày lại bỏ mặt nạ ra là thế nào hả? -Thénardier giận dữ quát hắn.
- Để cười chứ còn để làm gì nữa! - Người đàn ông đáp.
Từ mấy lúc gần đây ông Leblanc đã có vẻ theo dõi và rình rập mọi cử động của Thénardier.
Trong khi Thénardier, lóa mắt vì cơn giận dữ của chính mình cứ đi đi lại lại trong sào huyệt của mình, tin tưởng chắc chắn cửa đã chặn và chín người có vũ khí đang giữ một người không vũ khí - ta cứ cho mụ Thénardier cũng là một người đàn ông đi. Trong khi nạt nộ người đàn ông cầm rìu hắn quay lưng về ông Leblanc.
ông Leblanc nhân lúc đó lấy chân đạp chiếc ghế, lấy tay đẩy cái bàn và chỉ một bước, với một sự nhanh nhẹn không ngờ, trước khi Thénardier kịp quay lại, ông đã tới chỗ cửa sổ. Mở cửa sổ ra, leo lên chỗ tựa, giẫm chân vào đó là việc trong một giây. Một nửa người ông đã ở bên ngoài thì sáu cánh tay hộ pháp đã nắm lấy ông một cách quyết liệt đưa lại ông vào phòng.
Đó là ba tay "thợ nạo lò sưởi" lao vào ông.
Đồng thời mụ Thénardier túm lấy tóc ông.
Thấy tiếng chân rậm rịch bọn ngoài hành lang chạy vào.
Lão già ngồi trên giường có vẻ như say rượu, bước xuống khỏi cái giường nát, lảo đảo đi tới, lăm lăm cái búa của công nhân sửa đường trong tay.
Một trong mấy tay "thợ nạo lò sưởi" mặt mày nhem nhuốc vung lên trên đầu ông Leblanc một loại vồ chí tử làm bằng hai quả chì gắn vào hai đầu một cái gậy sắt.
Marius không chịu nổi cảnh tượng này.
- Cha ơi, chàng nghĩ, xin cha hãy tha thứ cho con.
Ngón tay chàng tìm cò súng. Vừa hay lúc phát súng sắp nổ thì Thénardier kêu lên:.- ấy, đừng làm hại hắn! Toan tính tuyệt vọng vừa rồi của nạn nhân không hề làm Thénardier bực tức mà làm hắn bình tĩnh lại. Trong hắn có hai con người, con người hung bạo và con người khôn khéo.
Một cuộc vật lộn phi thường xảy ra: bằng một cú đấm vào giữa ngực lão già, ông Leblanc hạ luôn lão lăn ra giữa nhà rồi với hai cú tạt bằng mu bàn tay ông hạ tiếp hai tên tấn công nữa, mỗi tên bị ông ghì dưới một đầu gối, hai tên khốn nạn rên hừ hừ vì bị ép quá chặt như kẹp trên một đĩa đá mài. Nhưng còn bốn tên kia, chúng nắm lấy cổ và hai tay ông già đáng gờm, kìm ông ngồi xổm trên hai tay "thợ nạo lò sưởi" đang nằm vật ra. Thế là tuy làm chủ được hai tên đang bị mình đè bẹp, ông Leblanc lại ngạt thở dưới những tên khác, ông vùng vẫy vô hiệu dưới sức mạnh của bọn này. Không còn ai nhìn thấy ông đâu dưới đống kẻ cướp, chẳng khác gì một con thú bị săn đuổi vùi dưới lũ chó săn.
Chúng lật được người ông trên cái giường gần cửa sổ, dùng vũ lực bắt ông phải sợ. Mụ Thénardier vẫn nắm tóc ông.
- Mẹ mày đừng dây vào. - Thénardier nói. -Rách khăn quàng bây giờ.
Mụ Thénardier vội vâng lời như con sói cái vâng lời con sói đực, miệng gầm gừ.
- Còn bọn bay, - Thénardier nói tiếp. - lục soát hắn.
ông Leblanc hình như không chống cự nữa.
Chúng lục soát người ông, nhưng chẳng có gì trừ một cái túi da trong có sáu frăng và một cái mù-xoa.
Thénardier nhét cái mù-xoa vào túi hắn.
- Sao? Không có ví à? - Hắn hỏi.
- Chẳng có cả đồng hồ nữa. - Một tay "thợ nạo lò sưởi" nói.
Khi nút dây thừng cuối cùng được thít chặt lại, Thénardier lấy một chiếc ghế đem lại ngồi gần như trước mặt ông Leblanc. Hắn trông không còn giống mình nữa, chỉ mới chốc lát bộ mặt hắn đã từ chỗ phát khiếp sợ trở nên bình thản ranh ma. Marius hầu như không còn nhận ra cái miệng có cái cười lễ phép của nhân viên bàn giấy vừa mới đây sùi bọt mép như miệng con thú vật, chàng ngạc nhiên trước sự biến hình kỳ lạ đầy.nghi ngại này, điều chàng cảm thấy lúc này giống như một người trông thấy con hổ biến thành người đại diện tố tụng.
- Thưa ông... - Thénardier nói. Và làm một cử chỉ xua mấy tên cướp vẫn còn giữ tay trên người ông Leblanc. - Bọn bay ra xa kia một chút để tao nói chuyện với ông đây.
Chúng rút ra phía cửa hết.
Hắn nói tiếp: - Thưa ông, ông đã nhầm khi muốn nhảy qua cửa sổ. ông có thể bị gãy chân. Bây giờ, nếu ông cho phép, ta sẽ chuyện trò bình thản với nhau. Trước hết tôi phải đưa ra nhận xét sau đây: ông chưa hề kêu lên một tiếng nào...
Thénardier có lý, chi tiết này rất thực mặc dù Marius không để ý trong lúc hoang mang.
ông Leblanc chỉ thốt ra vài lời, không cao giọng và ngay cả trong lúc vật lộn cạnh cửa sổ với sáu tên cướp ông vẫn giữ im lặng tột bậc, một cái im lặng kỳ quặc nhất.
Thénardier tiếp lời: - Lạy Trời! Giá như ông chỉ kêu lên: kẻ cắp chẳng hạn, thì tôi đã không lấy làm lạ. Hoặc như trong trường hợp này: có kẻ giết người! Tôi cũng không cho thế làm xấu. Đằng này ông lại im, càng tốt, xin khen ngợi ông và tôi sẽ bảo ông tôi kết luận thế nào. Thưa ông kính mến, khi người ta kêu thì sao nào? Cảnh sát đến chứ gì? Và sau cảnh sát thì ai nữa? Tòa án. Thế nào? ông không kêu có nghĩa cũng như chúng tôi ông chẳng mong cảnh sát cũng như tòa án tới đây.
Có nghĩa - tôi nghi là đã từ lâu rồi - ông cần phải giấu giếm một điều gì đó. Về phía chúng tôi, cũng cùng một mối quan tâm ấy. Vậy thì, chúng ta có thể thỏa thuận với nhau rồi.
Nhận xét trên cơ sở vững vàng như vậy của Thénardier làm Marius càng thấy mù mịt hơn màn bí mật dày đặc che phủ khuôn mặt nghiêm trang lạ lùng khiến chàng phải vứt bỏ cái biệt hiệu Leblanc của ông già. Nhưng, dù trong tình trạng hiện tại bị trói chặt, bọn đao phủ vây quanh, có thể nói gần như đã sa xuống hố và cứ mỗi ngày một tụt sâu xuống, trước cái giận dữ điên cuồng cũng như cái ngọt ngào của Théner-dier, con người này vẫn thản nhiên. Marius ngay trong giờ phút này không thể nào không khâm phục khuôn mặt buồn bã một cách cao quý ấy. Thénardier không giả đò gì nữa, đứng dậy đi đến lò sưởi, bỏ bức bình phong ra dựa nó vào cái giường gần đấy và để lộ ra cái bếp lò đang cháy phừng phừng khiến người tù có thể nhìn rõ cái kéo để trên lò đang đỏ đến mức sáng trắng lên với những bụi than rực hồng bay lên đây đó.
Rồi Thénardier lại tới ngồi cạnh ông Le-blanc.
- Tôi nói tiếp nhé. - Hắn nói. - Ta có thể thỏa thuận với nhau, thu xếp sao cho êm thấm.
Lúc nãy tôi sai lầm đã nổi nóng, không biết trí não để đâu, tôi đi quá xa nói những điều quá đáng. Thí dụ như, vì ông là triệu phú mà, tôi bảo tôi đòi ông tiền, đòi rất nhiều, đòi vô cùng tận. Như vậy đâu có phải lẽ. Lạy Trời, dù cho ông giàu mấy đi chăng nữa ông cũng có những gánh nặng phải tiêu pha chứ, ai chẳng vậy? Tôi đâu muốn làm ông khuynh gia bại sản, cuối cùng thì tôi cũng chẳng phải một cái kẹp thịt. Tôi không phải loại người cậy thế mạnh, lợi dụng tình huống làm mình trở thành lố bịch. Này nhé, tôi cũng biết điều thôi, phần tôi tôi cũng chịu hy sinh ít nhiều. ông chỉ đơn giản đưa tôi hai trăm nghìn frăng là xong... ông sẽ bảo: tôi làm gì có hai trăm nghìn frăng trong người. ồ! Tôi không phải là người quá đáng. Tôi không yêu sách thế đâu. Chỉ yêu cầu ông một điều. Hãy vui lòng viết những gì mà tôi đọc cho ông.
Tới đây Thénardier ngừng lời, sau đó nói thêm, nhấn mạnh từng chữ, ném một nụ cười về phía bếp lò: - Báo trước với ông tôi không chấp nhận ông không biết viết đâu nhé.
Nụ cười này một quan tòa xử tòa án dị giáo cũng phải thèm.
Thénardier đẩy cái bàn lại gần ông Leblanc, lấy mực, bút và một tờ giấy trắng từ chiếc ngăn kéo để ngỏ trong đó còn có một lưỡi dao dài lấp lánh.
Hắn đặt tờ giấy trước mặt ông Leblanc.
- Viết đi! - Hắn bảo.
Cuối cùng thì người tù cũng cất tiếng nói: - Làm sao tôi viết được? Tôi bị trói cơ mà.
- ừ nhỉ, xin lỗi! - Thénardier nói. - ông nói đúng.
Và quay về phía Bigrenaille: - Cởi trói cánh tay phải ông đây ra..Bigrenaille thi hành lệnh của Thénardier. Khi bàn tay phải của người tù đã được tự do, hắn chấm bút vào mực rồi đưa cho ông.
Thénardier bắt đầu đọc.
- "Con gái tôi..." Người tù rùng mình đưa mắt lên nhìn Thénardier.
- Hãy viết "Con gái yêu quý". - Thénardier bảo.
ông Leblanc vâng lời.
Thénardier tiếp tục: - "Con hãy đến ngay..." Hắn dừng lại.
- ông vẫn xưng hô thân mật cha, con phải không? - Ai cơ? - ông Leblanc hỏi.
- Tất nhiên là với con Alouette chứ còn ai nữa? ông Leblanc trả lời không hề xúc động: - Tôi không hiểu ông nói gì.
- "Con hãy đến ngay. Cha cần con vô cùng.
Người cầm giấy này sẽ chịu trách nhiệm đưa con đến với cha. Cha chờ con. Cứ tin tưởng mà đến." ông Leblanc viết đúng như thế. Thénardier lại nói: - ôi, thôi bỏ câu cứ tin tưởng mà đến đi.
Nó lại làm người ta nghĩ sự việc không đơn giản và có thể phải nghi ngại.
ông Leblanc gạch đi mấy chữ cuối cùng.
- Bây giờ thì ký vào. ông tên là gì nhỉ? - Urbain Fabre. - Người tù nói.
Thénardier, cử động nhanh như một con mèo, thò tay vào túi lôi ra chiếc mù-xoa lấy của ông Leblanc. Hắn đưa chiếc mù-xoa đến gần cây nến xem dấu hiệu.
- U. F. Đúng đấy. Urbain Fabre. Vậy ký U.
F. đi.
Ký xong Thénardier nói tiếp: - Đề địa chỉ vào. Cô Fabre, ở tại nhà ông.
Người tù nghĩ ngợi một lát rồi cầm bút viết: Cô Fabre, ở nhà ông Urbain Fabre, phố Saint - Dominique - d’Enfer, số nhà 17.
Thénardier cầm lấy lá thư, tay run lên vì bồn chồn.
- Mẹ nó đâu? - Hắn kêu.
Mụ Thénardier chạy tới..- Thư đây. Mẹ mày biết phải làm gì rồi. Dưới đường có cái xe ngựa. Đi ngay và về ngay.
Chưa đến một phút đã thấy tiếng roi vụt ngựa. Tiếng roi ngựa nhỏ dần rồi mau chóng mất hẳn.
- Được rồi! - Thénardier lẩm bẩm. - Họ đi nhanh đấy. Cứ cái đà này thì mụ tư sản chỉ bốn mươi nhăm phút nữa là về đến đây thôi.