Ancient lovers believed a kiss would literally unite their souls, because the spirit was said to be carried in one’s breath.

Eve Glicksman

 
 
 
 
 
Tác giả: Trần Đức Lai
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Ha Ngoc Quyen
Upload bìa: Ha Ngoc Quyen
Số chương: 43
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 25
Cập nhật: 2020-11-02 22:24:48 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Nhớ Về Trần Đức Lai
hi Ngọc Lan (tức Lan caysu) chuyển tiếp truyện ngắn của Tràm Cà Mau mang tựa “Tấm lòng Cậu Chó” được chuyển đăng dưới đây. Tôi lại nhớ về bác Tô Văn tức nhà văn Trần Đức Lai, tác giả tác phẩm tiểu thuyết nổi tiếng “Cậu Chó” của thập niên 70, được đăng hằng ngày trên nhật báo Trắng Đen.
Bác Tô Văn người cao to hơn 1,80m, tính tình vui vẻ và rất hoà đồng với mọi người. Khi ấy, tôi vừa là thư ký tòa soạn vừa là người phụ trách trang trong (bổn phận phải nhận – hối thúc hay phải “tám” cho vừa chỗ trống khi không có bài để đăng, vì rằng với tôn chỉ không được để trắng cùng câu “xin cáo lỗi cùng độc giả, hôm nay tiểu thuyết xxxx xin tạm ngưng 1 kỳ vì tác giả bị bệnh bất ngờ v.v…” nếu là tác giả bị bệnh hay vì một lý do nào đó, thì người phụ trách như tôi phải “tám” tiếp như đả nói (theo kiểu viết nối đuôi, diễn tả tâm trạng của nhân vật đang xuất hiện), còn như bác Tô Văn tuy không bệnh nhưng thường xuyên nằm “ngậm dọc tẩu” trong con hẻm gần đền Sòng đường Nguyện Thiện Thuật, nên thường trễ giờ giao bài, vì vậy tôi hay chạy đến lấy bài cho typo kịp giờ sắp chữ lên báo.
Nhân đây cũng nói, bác Tô Văn cũng từng lên chuyên mục “Người Dân muốn biết” phát trên đài truyền hình số 9 do trung tá Lâm Giám đốc VTX dẫn chương trình, buổi đó còn có chiêm tinh gia Huỳnh Liên, ký giả Cát Hữu (những người thường xuyên làm bạn với cô ba Phù Dung) cùng “bàn luận” về đề tài ‘tôi đã bỏ hút thuốc phiện như thế nào”.9 To Van 1
Nói vế tiểu thuyết Cậu Chó đăng báo hằng ngày trên Trắng Đen, lúc đó rất ăn khách. độc giả luôn theo dõi không thua gì truyện chưởng của Kim Dung thời đó như Tiếu Ngạo Giang Hồ rồi Lộc Đỉnh Ký (do cha con ông Từ Khánh Phụng đến Từ Khánh Vân chuyển ngữ từ tờ Minh Báo của Hong kong, được độc quyền gửi sang Trắng Đen trước 1 ngày, theo thỏa thuận đã ký kết giữa đôi bên: nhà văn Kim Dung và chủ báo Trắng Đen)
Cũng nói thêm, vào đầu thập niên 70 của thế kỷ 20 vừa qua, về nhật báo ở miền Nam chỉ chưa đầy 25 tờ được phép xuất bản hằng ngày và đều tập trung biên tập in ấn ngay tại Sài Gòn – dù năm 1974 có tờ Miền Tây do nhà văn An Khê phụ trách cùng ông Nguyễn Hồng Sơn, được tiếng in ngay ở Cần Thơ, nhưng thực tế đều do ê kíp Tia Sáng của ông Nguyễn Trung Thành thực hiện ở Sài Gòn, rồi cho xe chở bản kẽm xuống Cần Thơ – và cũng không phải “nổ”, phải nói rằng tờ Trắng Đen là tờ nhật báo bán chạy nhất lúc đó, dù có 2 tờ Tin Sáng, Điện Tín của Dân biểu Ngô Công Đức và Thượng Nghị Sĩ Hồng Sơn Đông loại báo đối lập với nhà nước, cũng được người dân ủng hộ, nhưng số bán vẫn kém tờ “lá cải” Trắng Đen (bởi tờ Trắng Đen chỉ chuyên khai thác các chuyện 4T là tình tiền tù tội…. oan trái, hay những vụ án kinh thiên động địa hoặc những chuyện kinh dị v.v… và v.v…)
Ngoài nhà văn Kim Dung bán bản quyền tác phẩm như đã kể trên đây, tờ Trắng Đen còn ký kết in độc quyền tác phẩm của nữ sĩ Quỳnh Dao ở Đài Loan trên trang báo mỗi ngày (hình như tiểu thuyết có tựa gần như là “hoa chùm gởi” gì đó) và cả Lệ Hằng nhà văn nữ đang được tuổi học trò hâm mộ lúc đó ở miền Nam.
Trở lại chuyện bác Tô Văn, vì năm đó tôi chỉ mới 26 – 27 tuổi nên kêu ông là bác. Và vì ký giả Tô Văn còn lớn tuổi hơn cả ông chủ nhiệm Việt Định Phương, bác còn là tham mưu về tin tức chính trị – kinh doanh cho chủ báo cùng với các bác như, bác Tam Mộc (nguyên chủ báo Buổi Sáng9 To Van 3) bác Việt Nhân (chủ nhiệm báo Tin Điển, là anh em kết nghĩa với ông Việt Định Phượng) và bác Cát Hữu.
Tiểu thuyết Cậu Chó được bác Tô Văn ký tên Trần Đức Lai, viết bằng giọng văn Huế, và theo bác nhân vật chính phóng tác về cậu Út Trầu của gia đình họ Ngô, nhưng không thể thẳng thắn nói tên trắng trợn trong tiểu thuyết, dù rằng gia đình họ Ngô đã sụp đỗ và cậu Út Trầu cũng đã dựa cột quy tiên đã lâu.
Cậu Chó sở dĩ “ăn tiền” vì thời gian đầu được đăng cùng lúc với thiên phóng sự điều tra về “Vụ Martin Bokassa, con gái của Tổng Thống Cộng Hòa Trung Phi”. Sau khi thiên điều tra về con gái TT Bokassa kéo dài hơn 5 tháng thì chấm dứt, đọc giả đã say với tiểu thuyết Cậu Chó, cho nên tiểu thuyết này lúc đó trở thành tác phẩm đang “nuôi” tờ báo về sau.
ADVERTISEMENT
REPORT THIS AD
Đó là chuyện nói về tiểu thuyết Cậu Chó vì sao ăn khách, nổi tiếng, dù bác Tô Văn không phải là nhà văn chuyên nghiệp như Lê Xuyên, Thanh Nam, Trọng Nguyên, Dương Hà, bà Tùng Long, bà Lan Phương v.v…
Rồi cái ngày tháng 4/75 định mệnh, người người ùn ùn di tản ra nước ngoài, kẻ chạy vô sân bay Tân Sơn Nhất, người chạy ra Bến Bạch Đằng hay Tiòa Đại Sứ Mỹ. Tôi còn nhớ buổi sáng ngày 29/4, bác Tô Văn cùng gia đình, mượn được chiếc xe hơi chở hàng của bà chủ quán cơm Lê Lai để đưa bầu đoàn thê tử từ hẻm Quốc Thanh đến tòa soạn báo Trắng Đen để hỏi thăm tôi, tin về chiếc tàu chở gia đình ông chủ nhiệm Việt Định Phương đang đậu khúc nào trên Bến Bạxh Đằng, để bác cùng gia đình ra đó Ng Viet 1cùng ra khơi.
Tôi biết chiếc tàu đang đậu gần Cột cờ Thủ Ngữ, gia đình chủ nhiệm Trắng Đen cùng một số phóng viên đang có mặt ở trên chiếc tàu này cùng một vài đại gia khác hùn hạp để mua tàu cùng đi di tản.
Nhưng vì Trọng Viễn (em ruột ông Việt Định Phương) có dặn tôi, không được chỉ cho bất kỳ ai đến chỗ neo tàu, vì tàu đã quá đông người. Cho nên tôi phải nói dối với bác Tô Văn, là tàu đả chạy từ đêm 28/4, đồng thời chỉ dẫn bác ra chỗ sông trước nhà thương Chợ Quán, đang có tàu thiện nguyện đón người chạy di tản ra nước ngoài. Bác Tô Văn rất mừng và cho xe chạy ngay ra đó. Và sau đó…. Không bao giờ còn tin gì về bác Tô Văn – Trần Đức Lai nữa.
Nguyễn Việt
Cậu Chó Cậu Chó - Trần Đức Lai Cậu Chó