Hãy xem mỗi trở ngại là một cơ hội.

Tiến sĩ Wayne Dyer

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Oanh2
Upload bìa: hoang viet
Số chương: 17
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2711 / 11
Cập nhật: 2015-12-04 17:43:12 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 3
ễ chúc thọ của mẹ Kỳ Long bắt đầu. Thư Thư với gói quà trên tay, cô nhẹ nhàng bước đến, chúc mừng bà. Mẹ Kỳ Long vui vẻ lắm, bà luôn tạo cơ hội cho con trai mình gần gũi Thư trong từng lời gán ép theo ý mình. Thư đến bàn, nắm tay gã "bạn tình", dìu anh lại gần Kỳ Long. Giọng cô thật ngọt ngào, cử chỉ tình tứ khi giới thiệu:
- Kỳ Long! Đây là bạn trai của Thư. Tình cờ gặp nhau trên phố, em cùng anh ấy đến chúc thọ của bác cho phải đạo.
Ngắm gã với ánh mắt ganh tỵ, khinh thị Long noí:
- Em có bạn trai, sao anh không biết vậy? Mới gặp đầu hôm à?
Thư bóp tay gã, mỉm cười với Long:
- Anh nghĩ gì vậy? Chẳng lẽ Thư có bạn trai cũng thông báo cho anh sao? Đó là chuyện thầm kín, riêng tư mà.
- Kỳ Long à! Tôi với Thư quen nhau nhiều năm nay. Có lẽ ít khi gặp và đi phố cùng nhau nên không có cơ hội giới thiệu với anh. Bây giờ vẫn chưa muộn mà, phải không?
Dù bắt tay với gã, nhưng ánh mắt của Kỳ Long vẫn nằm trên khuôn mặt Thư. Giọng Kỳ Long gằn gằn:
- Thư Thư! Em cho rằng anh không xứng đáng chứ gì? Có cần giới thiệu anh bạn này trong đêm nay không vậy? Anh ta hơn hẳn anh sao?
- Kỳ Long à! Lâu lắm anh ấy mới về. Tụi em đi phố, sẵn dịp đến chúc mừng bác. Có gì anh phải cay đắng như vậy chứ?
Gã chỉ tay vào người, cười cười, lên tiếng noí về mình:
- Tôi là Quốc Huy. Vì ít khi về nước nên tôi và Thư Thư thỉnh thoảng mới gặp nhau, chứ không phải đợi phút giây này mới đến chào anh.
- Anh đi học nước ngoài hay là Việt kiều "hồi hộp" đây, phải vậy không? Đừng có nổ với tôi nhá. Kỳ Long chứ không phải "hai lúa" đâu.
Anh ngắm Quốc Huy như đang xem món hàng trên sạp vậy. Quốc Huy xoay người như biểu diễn thời trang cho Kỳ Long ngắm toàn diện một cách thoải m''ai. Thật lâu, anh đáp bởi ánh mắt trách móc của Thư:
- Kỳ Long à! Ai dám nổ trước mặt một công tử giàu có, sang trọng và hào hoa như anh chứ. Tôi được may mắn ra nước ngoài học mới về tuầnnay. Đối với anh, vạn điều tôi thua kém, chỉ với Thư Thư là tôi đến trước anh mà thôi. Đó là duyên phận mà, xin lỗi nha.
Bàn tay anh bị Thư bóp liên tục, ý muốn nhắc anh đừng có nổ quá trời vậy. Thế mà anh vẫn vui vẻ, thản nhiên ca cẩm về mình. Thật hết noí nổi. Dù hiểu ý Thư, nhưng anh vẫn phớt lờ:
- Kỳ Long! Anh xem bộ tôi giống con bác Ba Phi lắmsao mà không đủ điều kiện du học vậy? Chẳng lẽ khi yêu Thư, tôi p hải đem lý lịch trích ngang trình làng cho bạn bè Thư mới đúng thủ tục sao?
Thư e ngại trước gương mặt tự tin và giọng rắn rỏi của Quốc Huy. Cô cho rằng Huy nóng mặt nên tự giới thiệu cho ngon hơn trước ánh mắt kỳ thị của Long, để anh thỏa mãn cơn giận trong lòng mà thôi.
Kỳ Long đưa tay mời Thư ra sàn nhảy, bất cần Quốc Huy có thích hay không. Để xoa dịu tự ái của Huy, Thư ôm cánh tay anh, cười nhỏ giọng:
- Anh cho phép em nhảy với Kỳ Long nha.
- Ừm. Lịch sự mà, phải vậy thôi. Chúc vui vẻ.
Mắt Thư thỉnh thoảng liếc về Huy khi cô thấy mẹ và bạn bè của Kỳ Long đến bàn có vẻ khích bách cho Huy uống rượu. Cô biết mẹ Kỳ Long không vui khi cô đưa Quốc Huy đến, nhưng Thư nhất định thế ma `. Cho bà biết cô không bao giờ chấp nhận lời cầu hôn của cậu công tử hào hoa, ăn chơi khét tiếng của bà. Nếu cần, cô sẽ không dạy kèm cho cháu nội của bà luôn.
Sau những chén đầy vơi nghĩa tình một cách miễn cưỡng ấy, Quốc Huy ngồi nhìn Thư Thư. Dưới ánh đèn mờ nhạt ấy, trông cô cũng thanh thoát dịu dàng xinh đẹp, dù trang phục đơn giản trong những màu rực rỡ vây quanh. Ngẫm lại chuyện hai người, anh bật cười nhìn lại mình. Chuyện ngộ nghĩnh khó mà tin. Hai người chưa hề quen nhau, bước lên sân khấu mới biết tên nhau và mình phải làm gì trong từng giai đọan của phối cảnh, cũng như có lăn xả vào nghề mới thấy tìm được một cuốc xe không phải là dễ dàng. Huy ngắm mình rồi bật cười:
- Cũng đẹp ra phết chứ. Áo quần, cà vạt chỉnh tề, xứng với Thư quá chứ. Trách gì chàng Kỳ Long ganh tỵ ra mặt.
Người ta cho rằng, phụ nữ đẹp vì lụa, nam tử hán, nhìn quân phục biết tư cách. Khóac áo màu tài xế giống y chang, giờ thay đổi y phục Huy có thua ai trong nhóm bạn bè của Long đâu.
Ngày đầu trở về nhà, anh chưa biết làm nghề gì để có được một cuộc sống tốt, nên chạy khắp thành phố, không ngờ người ta tưởng anh hành nghề Honda ôm. Từ đó, sẵn thế anh tới luôn. Lăn lộn vất vả trong nghề đưa rước khách thập phương, anh mới tìm thấy được hai bữa cơm không phải điều dễ dàng. Và trong chiếc áo bạc màu mưa nắng ấy, Huy mới hiểu tình người cho nhau vui buồn, đắng cay bạc bẽo cũng từ bộ quần áo và thân phận hiện tại của mình. Kể từ lúc nhận buồn vui ấy, nên Huy mới có kinh nghiệm trong mọi mặt, kể cả với người thân.
Thư trở về bàn và ra sàn nhảy với Huy theo phép lịch sự. Cô ngước nhìn anh, cau mày trách cứ:
- Đã noí với anh sao, chỉ cần xuất hiện thôi, ai kêu anh nổ như đại bác vậy. Nhìn kỹ môi đâu có mỏng, sao cương ẩu thần trời vậy ông? Nghe ông trơn miệng mà tôi nổi da gà đầy mình vậy.
- Nếu không em chịu nổi trước ánh mắt khinh người của anh ta. Anh không đập cho người yêu của em mộ Thư Thưrận là tốt rồi. Còn noí.
- Hớ! Nếu yêu được, ai mượn mấy người thế thân. vậy cũng noí. Phát ngôn bừa bãi, không ngượng miệng là bản tính của anh à?
- Làm tốt cho cô, còn trách cứ là sao. Chẳng lẽ tôi bảo với chàng công tử bột này nghề nghiệp thật sự của tôi, để anh ta có dịp nhạo báng chúng ta à. Cô đó, tôi mệ tquá đi.
- Ai làm gì anh mà mệt với không. Người ta dặn sao, cứ chào hỏi rồi ngồi đó ăn và uống ít rượu giùm tôi cho đủ lễ thôi. Ai kêu anh ăn nhiều, uống cả đống luôn, còn bày đặt nổ nữa. Tôi mới mệ tnè.
- Bộ cô xấu hổ vì cho rằng khả năng tôi không hơn gã trời đánh đó à?
- Tôi mượn anh đóng kịch một lần thôi, có lần thứ hai sao mà làm nổi. Lúc noí, anh đâu có nhìn mà thấy người ta "ngưỡng mộ". Hứ!
- Nghi ngờ khả năng của người yêu cô chứ gì?
Thư liếc Huy, tay nhéo vào hôn ganh, nghiến răng:
- Có chuyện đó sao hả? Nhiều chuyện chưa từng thấy, tôi còn sợ anh mà.
- Sợ hay hãnh diện? Cho Thư hay nha. Có lúc nào đó, cô thương tôi không hay đó nha. Bộ tôi tệ như Hai Lúa à? Nhìn vào không xứng với Thư sao?
- Xứng chứ, để thôi anh buồn sao. Đóng kịch hay như thật vậy. Phim giả tình thật là anh đó sao? Mệt anh ghê vậy.
Càng nhéo Quốc Huy theo cơn tức giận của mình, anh càng cười. Thư liếc dài, cô cao giọng khi hai người rời khỏi nơi ấy.
- Tôi đưa anh đến đây làm nhiệm vụ đóng cửa cho Kỳ Long không tìm cách vào nhà. Anh thông minh sao chậm hiểu quá vậy? Nếu tôi dùng ngôn ngữ được thì một năm nay tình trạng đeo đuổi của Kỳ Long không còn nữa. Ai mượn tay anh khóac lên vai tôi chi, bộ không tốn tiền và công sức sao?
- Thì đóng cửa rồi đó, còn đòi gì nữa mà cằn nhằn.
- Bực mình quá đi. Rồi ngày mai, lỡ tôi có người yêu không giống như anh tuyên bố thì sao? Ham lắm. Hết chuyện noí lại tự giới thiệu mình từ nước ngoài về. Sao không bảo rằng, mới chia tay với chị Hằng Nga nên buồn quá trở về trần gian làm lại từ đầu luôn đi.
Thư đứng lại, giậm chân, tay đấm lên vai anh:
- Bộ nghĩ rằng, trong buổi tiệc hôm nay toàn dân Hai Lúa hay sao á? Tự biên, tự diễn không biết ngượng mà.
- Làm gì mà kêu lên như bà Tám mất của vậy? Thấy ghế chưa?
- Bực quá, không noí ai chịu nổi đây. Anh noí đi. Kịch bản một nơi, anh diễn một nẻo, không thấy mình lố bịch hay sao?
Quốc Huy nắm tay cô, siết chặt:
- Nếu thật sự tôi từ bên ấy về thì sao? Thư có bằng lòng làm bạn đời của tôi không? Sao Thư hay đánh giá người qua màu áo vậy?
Cô giật tay lại, mắt mở to, đẩy anh xa mình:
- Ông là ai? Làm ông tướng hay nô tỳ gì không cần biết. Tôi đưa đến để ông xuất đầu lộ diện cho tôi bình yên thôi. Còn người tôi yêu là ông xe kéo, xe ôm hay làm bất cứ nghề nào cũng được, chỉ cần sự thương yêu thực sự mà thôi. Ông nghe chưa hở?
- Làm gì dữ thấy ghê vậy chị Hai? Bất quá tôi không lấy tiền thù lao thôi. Bộ đánh k hông biết đau, nhéo không cảm giác sao mà xâm phạm thân thể người ta thoải mái vậy, bà chị?
Mùi rượu phà vào mặt cô, Thư thở dài:
- Bộ say sao dẫ xe không nổi vậy?
- Thấy mặt bà, tôi sợ quá, đâu còn sức đâu dẫn xe. Đàn bà con gái dáng mảnh khảnh, lúc đầu ăn noí diu. dàng nên tôi thương cảm hoàn cảnh khó khăn của cô, tôi mới hy sinh mà đi bên cô với vai nhân tình yêu dấu ấy. - Thật lâu, giọng anh nhừa nhựa tiếp - Nếu biết cô dữ như vậy, thà chạy long nhong ngoài đườngmà mũi không ngột ngạt khó thở, tay và đùi không bị đau, nhất là không bị ba ly rượu tình nghĩa đó là mắt tôi không thấy đường nè. Cô thấy khổ không?
- Ai kêu uống quá chi. Người ta nháy mắt ra dấu cũng còn đưa ly lên môi, giờ than thở là sao. Bụng làm dạ chịu, bộ quênrồi à?
- Thì cũng tại cô thôi, noí gì nữa. Tôi ghét nhất là bị vợ cằn nhằn, hầm hừ trước đám đông. Cô trợn mắt, hăm he, tôi không uống, người ta coi tôi ra gì. Thằng Huy này sợ vợ, sợ con bé Thư Thư à? Không dám đâu. Tôi chơi tới luôn, cho cô bỏ tật.
- Thì ráng chịu cho đã tật, than van, ôm đầu là gì.
- Cô về ngủ cho thoải mái đi. Tôi ngồi đây, bao giờ khoẻ tôi về.
- Vậy cũng noí được. Say như chết, người ta lấy xe rồi sao chạy?
- Cô ở hội từ thiện ra hồi nào, tự nhiên dịu dàng thấy sợ luôn. Phải lúc nãy cô biết nể tôi, tôi đâu có uống quá trời như vậy chứ. Đắng mắc chết cũng phải chơi luôn.
Thư chắc lưỡi khi Quốc Huy ngồi bên lề đường mặc cho đồ ăn ụa ra. Anh ôm đầu vẻ uể oải, giọng nhừa nhựa:
- Tôi đâu có biết uống rượu. Vậy mà tức cô, tôi mới nốc cạn luôn, giờ mới hối hận nè.
Thư biết anh say quá rồi. Cô kêu xe đưa Huy về nhà trọ của mình. Còn cô chạy xe của anh dẫn đường. Thật lòng cô sợ bỏ Huy ở đấy kẻ gian sẽ lợi dụng mà lấy xe. Ngày mai, anh sẽ sống ra sao đây?
Bà chủ sau khi nghe cô giải thích, bà cho Huy vào ngủ tạm phòng con trai của mình, bởi anh ta đi công tác chưa về. Trong mắt bà, Huy là bạn trai của Thư. Bạn bè tha hồ chế giễu, nhưng Thư đâu dám bật mí. Đành ngồi canh anh chàng say đang thả mình trong giấc ngủ vậy.
Cảnh Xưa Người Cũ Cảnh Xưa Người Cũ - Nguyễn Thị Phi Oanh Cảnh Xưa Người Cũ