Sometimes your joy is the source of your smile, but sometimes your smile can be the source of your joy.

Thich Nhat Hanh

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Upload bìa: Hoàng Huyền
Số chương: 18
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 10
Cập nhật: 2023-11-05 19:15:22 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 3
ên thang gác đến tầng thứ ba, Ác-tê-mi-ép nhìn ngay thấy trước cửa buồng mình, dưới đất, một chiếc túi du lịch loại những túi lớn, đôi lúc người ta vẫn dùng thay va-li trong những hành trình ngắn ngày; chỉ một lát sau, anh mới nhìn thấy bóng một người lòng khòng đứng trên sàn cầu thang đang cầm một cuốn sách gập đôi giơ rất cao quá đầu đọc ngay dưới ngọn đèn.
Con người cao lêu nghêu ấy là Xin-xốp, bạn thân nhất của Ác-tê-mi-ép từ ghế nhà trường - Sau khi tốt nghiệp ở Viện báo chí, anh ra công tác từ hai năm nay, làm tổng thư ký của tờ báo huyện Vi-a-dơ-ma. Anh đến trước ngày Ác-tê-mi-ép đợi một hôm, 30 tháng tư chứ không phải mồng một tháng năm như đã hẹn.
Thấy Ác-tê-mi-ép, Xin-xốp nhét sách vào túi và chìa tay không nói một lời.
Mười lăm phút sau hai người vào bàn ăn.
«Lúc này có nên nói cho anh ta biết, là em mình đã về hay không?» Ác-tê-mi-ép tự hỏi - Anh biết rằng từ ngày Ma-sa đi sang Viễn Đông bốn năm về trước, Xin-xốp vẫn viết thư cho cô ta, quan hệ giữa hai người, mới chớm trước lúc Ma-sa đi, không những không giảm sút do xa cách, mà hình như trái lại còn trở nên càng ngày vững chắc hơn.
Xin-xốp không bao giờ nói nhiều đến chuyện đó nhưng không phải khó khăn lắm cũng có thể đoán ra được qua những bức thư của Ma-sa, và nhất là bức thư gần đây, Ma-sa viết trả lời thư mẹ, trong đó bà khẩn khoản đòi rằng nay bố chết rồi, chị phải trở về Mạc-tư-khoa. Bức thư gần đây của Ma-sa có một câu khá mơ hồ về tương lai mà chị «phải quyết định khi trở về». Đối với Ác-tê-mi-ép thì những chữ này có liên quan đến Xin-xốp, và anh lại càng tin chắc thế khi em anh, về đến thủ đô chỉ hỏi vỏn vẹn có một điều với một thái độ dè dặt khá đáng ngờ, là Xỉn-xốp có đến ngày mồng Một tháng Năm không, ngoài ra không nói thêm gì nữa.
«Không, mình sẽ chẳng nói gì với anh ta cả, Ác-tê-mi-ép quyết định sau khi liếc nhìn đồng hồ. Cô ấy cũng sắp về rồi»
Từ ba hôm nay, chiều nào Ma-sa cũng đi nghe nhạc hay đi xem hát, với Hi-ta A-cô-pô-va, một người bạn ở Kom-xo-môn-scơ trên sông A-mua, cùng về nghỉ phép như chị, và khi còn ở Kom-xô-môn-scơ, chị đã định làm mối cho anh mình - Và cũng từ ba hôm nay, chị bực tức với Ác-tê-mi-ép vì anh không chú trọng gì đến Ri-ta A-cô-pô-va, trước hết bởi vì anh không có thì giờ, và cũng bởi người phụ nữ này, mặc dù rất xinh, nhưng quá to lớn và ồn ào, làm anh rất không thích.
- Cậu cười cái gì thế? - Xin-xốp nói, vừa đẩy đĩa súp bắp cải ra ngoài.
- Không có gì cả, mình vừa nghĩ đến một dự định lấy vợ. Mặt Xin-xốp sầm xuống, lo ngại - Anh biết Na-đi-a, không thích Na-đi-a và cũng vừa nghĩ đến chị ta.
- Cậu cứ yên tâm, Ác-tê-mi-ép, điều mà cậu vừa nghĩ tới đã chấm dứt hẳn rồi. Cậu cứ ăn cho hết món xúp ấy đi còn tốt hơn, mẹ mình sẽ bằng lòng lắm.
- Bà Ta-ti-a-na Stê-pa-nốp-na đâu? - Xin-xốp hỏi.
- Thời gian gần đây hầu như mình không trông thấy bà cụ đâu. Ngay cả những ngày thường! Và ngày mai mồng Một tháng Năm, thì hôm nay lại càng ít triển vọng nữa. Bà cụ cứ nghĩ rằng tất cả sụp đổ nếu không có bà, nếu bà không thức trong một đêm: bà chắc chắn rằng xưởng không thể nào dự được cuộc biểu tình, bữa ăn nóng sốt sẽ trở thành nguội lạnh, và vườn trẻ sẽ không có gì để cho các cháu ăn! Ác-tê-mi-ép tủm tỉm cười lúc bắt đầu nói một đoạn dài như trên, nhưng nghĩ đến bố, anh cảm thấy hổ thẹn ngay về sự châm biếm nhẹ nhàng ấy. Trong một thời gian dài, mẹ anh dù chăm sóc công việc nhà, và chỉ ở xưởng có nửa ngày, ở đó bà tự coi mình là «con mắt xã hội», và tham gia vào các thứ Hội đồng phụ nữ, Hội đồng hợp tác xã và còn nhiều việc cũng ít tiếng tăm như thế, nhưng không kém phần bắt bà phải lo nghĩ. Từ khi chồng chết, bà phụ trách quán ăn của xí nghiệp; các bạn của chồng thuyết phục bà làm việc đó cũng dễ dàng: họ nghĩ đến bà nhiều hơn là đến quán ăn, vì họ biết rằng trong cảnh đơn chiếc sau ba mươi năm sống cạnh Tơ-rô-phim Xi-ki-tít-sơ, niềm an ủi độc nhất của bà là được đem hết tâm lực chăm sóc những người khác và hơn nữa được lo lắng đến nhiều người cùng một lúc.
- Bà cụ điều khiển quán ăn rất khá - Ác-tê-mi-ép nói, sau một lát im lặng - Các bác già ở xưởng nói với mình là họ cũng không ngờ. Nhưng tâm trí của bà đều bị xáo trộn bởi việc ông bố mình chết. Ngoài công việc thật sự phải phụ trách, bà còn nghĩ ra nhiều việc để làm, cho khỏi phải ngồi một mình.
«Thật vậy, Xin-xốp nghĩ bụng vừa đưa mắt nhìn căn phòng, làm sao bà cụ lại có thể quen với ý nghĩ rằng Tơ-rô-phim Ni-kí-tít-sơ không còn có mặt ở đây nữa, bản thân mình cũng không thể hình dung được gian phòng này mà lại không có bóng dáng nhỏ bé và nhanh nhẹn của ông cụ, chiếc điếu hút thuốc lá tự ông chế lấy, khuôn mặt khô và mệt mỏi, mắt nhiều nếp răn, nghiêm nghị, nhưng vẫn in rõ nét nhân hậu, mà lại không có những lời đùa cợt vô tận của ông với bọn trẻ và sự quan tâm lúc nào cũng nồng nhiệt và nhân hậu đối với tất cả những gì làm họ say mê. Ông có một tài năng hiếm có là nhận xét nhanh chóng, sâu sắc và nghiêm khắc về tất cả mọi người thường lui tới nhà ông, cảm tình hết lòng đối với một vài người nào đó nhưng cũng có tài dùng một chữ rất đúng, làm nổi bềnh lên như một chiếc nút chai, tất cái gì rỗng tuếch và nông cạn».
Chiều hôm đó, ngoài tấm ảnh cũ ngày cưới, chụp từ hồi trước cách mạng tháng Mười, trong phòng còn vài vật nhắc nhắc nhở đến Tơ-rô-phim Ni-ki-tít-sơ, một chiếc kìm thợ khóa, và một chiếc máy tiện nhỏ kê tựa vào cửa sổ trên một tấm gỗ to. Tơ-rô-phim Ni-ki-tít-sơ thích làm những công việc tẩn mẩn khi ông ở nhà, những giờ rỗi, nhất là vào năm cuối cùng từ khi ông thôi không làm thợ đồ mẫu mà trở thành trưởng kíp - Không phải sự đề bạt đó làm ông phật lòng nhưng như ông vẫn nói «nó buồn chân buồn tay lắm», Căn nhà hẹp chỉ có hai phòng rộng vào loại vừa, nên ông không tìm được chỗ nào đặt dụng cụ ngoài chỗ tựa cửa sổ.
Trong phòng này, tất cả đối với Xin-xốp đều quá quen thuộc. Anh vẫn còn nhớ rõ là khi dọn đến đây những đồ đạc này còn mới tinh, đã mười hai năm rồi còn gì, hồi ấy anh đang học lớp sáu với Ác-tê-mi-ép. Gia đình vừa nhận nhà. Hầu như đồ đạc không có gì thay đổi hoặc sửa sang, người trong nhà cũng không đặc biệt chú ý đến khoản đó lắm. Gần như vẫn nguyên những thứ ngày mới dọn đến. Chỉ có sách là thêm vào nhiều, thoạt tiên là sách của Ma-sa mua trước khi đi, và những năm vừa qua, sách của Ác-tê-mi-ép đem về.
Chỗ nào cùng có sách, ngay cả trên sàn nhà; dưới gầm bàn làm việc của Ác-tê-mi-ép, đồ đạc duy nhất mới thêm vào từ ba năm nay, một chồng báo «Tin tức quân sự» xếp thành từng tập và buộc lại, từng năm một.
- Thế nào, Pôn, công tác thế nào? - Xin-xốp hỏi - Cậu đi hay ở? Buổi lễ bế mạc, sắp tổ chức rồi chứ?
- Buổi lễ trọng thể bế mạc chắc là vào khoảng một tuần nữa, nhưng công tác của mình đã quyết định rồi, một ngày nào đó mình sẽ đi Viễn Đông.
- Rứt khoát địa điểm nào chưa?
- Bản thân mình cùng chưa biết gì cả.
Xin-xốp bỏ bàn ăn đứng dậy, và đôi chân dài của anh chỉ cần hai bước là đã đến bàn làm việc của Ác-tê-mi-ép. Anh ngồi vào bàn, kể ra cũng hơi khó khăn. Anh rất muốn nói rằng trong trường hợp ấy, có thể là Pôn sẽ ở cũng không cách xa chỗ cm gái là bao nhiêu, nhưng anh nhớ rằng anh đã nhất quyết không nói tới Ma-sa trước nhất, nên anh chỉ hỏi:
- Thế nào, bằng lòng chứ? Thật đúng với điều cậu mong muốn, phải không? - Anh hỏi cốt để cho có chuyện.
- Bằng lòng lắm - Ác-tê-mi-ép trả lời, cùng một giọng.
- Cậu làm nhiệm vụ gì. chỉ huy hay ở ban tham mưu?
- Chắc là trong một ban tham mưu.
- Điều đó không làm cậu khó chịu chứ?
- Biết nói với cậu thế nào...
Ác-tê-mi-ép suy nghĩ trước khi trả lời - Anh muốn nói với Xin-xốp một câu trả lời chính xác và chân thật, như là một kết luận cho chính bản thân mình. Mặc dù trong thời gian học ở trường đại học anh thấy thích công tác tham mưu. Ác-tê-mi-ép vẫn thiết tha với ý muốn được công tác ở một đơn vị chiến đấu. Anh chưa biết rồi hai khuynh hướng đó cái nào sẽ thắng.
- Phải, mình thích công tác tham mưu-anh nói quả quyết sau một lát im lặng - Mình thích được có khả năng thai nghén những dự án! Mình thích việc phác ra một kế hoạch theo một dự án và rồi đưa ra thực hiện trong tác chiến. Mình thích cái sức mạnh đó của trí tuệ. Biểu hiện ở những nét chì vạch trên bản đồ. Mình thích sự vững chắc đó của bàn tay. Sự vững chắc đó có thể nhìn thấy được trên bản đồ - Mũi tên vạch trên một bản đồ có thể đánh giá được một người, tính khí và nghị lực của anh ta. Công tác tham mưu, cậu biết đấy, có khía cạnh lãng mạn đặc biệt của nó - Các chiến sĩ ở đơn vị không biết rằng chính anh ở bộ phận tham mưu. sau khi nhận được của ban chỉ huy những nét lớn về cách giải quyết, đã vạch ra kế hoạch bảo đảm thực hiện trận đánh: anh đã nghĩ, đã nghiên cứu, đã làm tất cả mọi con tính. Anh mang kế hoạch của anh lên thủ trưởng và thế là hàng nghìn người sẵn sàng tác chiến theo kế hoạch ấy. Cả ban tham mưu, cũng như mọi sĩ quan khác, anh bắt đầu nhận được những báo cáo - Anh thấy các đơn vị tiến đánh, ngừng, ngủ, chuẩn bị tác chiến - Bút chì cầm tay. anh lại biểu hiện mọi hoạt động của những lực lượng anh phụ trách trên bản đồ mà ban chỉ huy sẽ nghiên cứu buổi tối cùng với bản báo cáo trong ngày hôm đó trước khi ra một quyết định nào. Hàng trăm sự việc bất ngờ như mưa đổ xuống kế hoạch mà anh đã chuẩn bị kỹ càng thử thách nó. Trong khi đó, anh đã nghiên cứu những biện pháp tương phản, những kế hoạch sửa đổi, sau này ban chỉ huy, chọn một trong những kế hoạch sửa đổi này đem thực hiện, dựa vào tất cả những cái anh đã chuẩn bị. Không chui ra khỏi lò của anh, không làm ồn, có ý thức và sức mạnh và trí thông minh của mình anh làm việc trong bóng tối, như người ta thường nói, nhưng anh cảm thấy hài lòng tột độ vì biết rằng anh cần thiết đối với quân đội. Đấy, công tác tham mưu là như vậy. Không thích nó sao được? Ác-tê-mi-ép không nói nữa, mỉm cười, sự say mê trong lời nói làm anh ngượng.
- Chẳng cần phải mỉm cười - Xin-xốp nói - Cậu không thể giấu được ngọn lửa ánh lên trong mắt.
- Mình không có ý định giấu. Đó là tất cả đời mình. Mình chọn quân đội không phải là để mặc những bộ quân phục đẹp. Mình yêu khoa học quân sự của mình, cũng như người ta có thể yêu môn hóa học của người ta, như cậu yêu nghề viết báo của cậu. Chỉ có một điều khác là khoa học quân sự, không còn nghi ngờ gi, rộng lớn hơn, thích thú hơn vì bản thân một mình nó gồm hàng trăm khoa học khác: khoa chiến lược, chiến thuật, đồ họa, hóa phất, xạ thuật, ngụy trang, chiến xa, phòng không, chống chiến xa, quân nhu, tài chính.
- Và, như cậu vừa nói, lãng mạn nữa.
- Đúng thế. Cậu tưởng mình có thể quên được buổi diễu hành mình đã tham dự ở quảng trường Đó với Trường Đại học Phơ-run-dê qua trước Xta-lin sao. Suốt đời mình sẽ không bao giờ quên. Mình sẽ đi chiến đấu như mình đi diễu qua mộ Lê-nin. Lẽ dĩ nhiên mình sẽ không xung phong thành hàng như ở quảng trường Đỏ; người ta không xung phong như thế; nhưng mình cũng sẽ có cảm giác như thế, cậu hiểu không? Ngày nào mà đất nước của chủ nghĩa xã hội còn bị phe thù địch bao vây, đối với mình, sẽ không có gì thân thiết bằng nghề cầm súng. Vả lại, mình cũng không thấy lý do tại saọ mình lại định thuyết phục cậu! Như là cậu không đồng ý kiến với mình - Ác-tê-mi-ép nói thêm, vừa mỉm cười.
Nhưng Xin-xốp nhìn anh nghiêm chỉnh, không cười, vẻ trìu mến. Có phải tại cái mũi hơi hếch, đôi má tròn đầy tàn nhang, cặp mắt màu hạt dẻ lốm đốm chấm vàng khiến cho anh có vẻ tinh quái của con mèo, tại bộ tóc hung và rối xù, hay tại tất cả những cái đó mà trên bộ mặt rắn rỏi của Ác-tê-mi-ép dù sao cũng vẫn có một cái gì «trẻ con» không thể xóa được.
Trong những tháng gần đây, Ác-tê-mi-ép vốn đã lực lưỡng, nay đôi vai lại to rộng thêm ra. Chiếc dây da sĩ quan bó chặt lấy người anh, đôi bốt in khớp với quần như cái đui với đầu đạn, chiếc cổ giả của chiếc áo quân phục hằn sâu vào thịt cho người ta cảm giác rằng do đó mà da mặt anh đỏ thẫm lại. nhưng sự thật là da mặt Ác-tê-mi-ép chỉ rám đi qua những buổi tập luyện thể thao mùa đông.
- Có gì mà cậu nhìn mình ghê thế - Ác-tê-mi-ép hỏi. khi thấy Xin-xốp vẫn tiếp tục nhìn mình chằm chằm.
- Quả là cậu đã trở thành một lực sĩ!
- Mình tập thể dục đấy! Báo của cậu năm nào cũng mở chiến dịch tuyên truyền cho việc chuẩn bị tốt trước thời kỳ tuyển binh, nhưng khi người ta gọi đến cậu, thì lại tha hồ mà lúng túng! Cậu khó có thể phân biệt nổi tay phải với tay trái!
- Mình nghĩ nhiều đến chiến tranh - Xin-xốp nói nghiêm trang - Nhất là những ngày gần đây, từ khi xảy ra chuyện Tiệp-khắc, mình nghĩ rằng mình đã chuẩn bi tinh thần tốt. Để làm bất cứ một cái gì, báo chí, công tác chính trị hay vác súng.
- Như cậu nói, «về mặt tinh thần» - Ác-tê-mi-ép nhắc lại giọng chế riễu - Nhưng khi cậu ra đến mặt trận thì những sĩ quan chúng tôi, trông đợi cái khác với sự chuẩn bị tinh thần của cậu. Ví dụ như cần hành quân một ngày với đầy đủ trang bị mà không bò lê ra - và không những chỉ...
- Về cái món những ngày hành quân - Xin-xốp ngắt lời - nhất là vào khoảng các vụ cấy, gặt, bọn nhà báo địa phương chúng mình, có lẽ còn đi nhiều hơn các cậu.
- Nhưng đã bao giờ cậu thử đi với toàn bộ trang bị quân sự chưa?
- Về điểm này, mình thú thật là mình chưa nhét gạch vào đầy ba-lô bao giờ - Xin-xốp vừa nói vừa đứng dậy vươn vai.
- Mình thấy cậu có vẻ buồn ngủ - Ác-tê-mi-ép nói.
- Không, mình chưa muốn ngủ, nhưng mệt, thì thú thật là có mệt. Đêm vừa qua mình thức chuẩn bị số báo mồng Một tháng Năm, và suốt ngày ở trên tầu. Mình đã do dự ngay cả không biết có nên đến đây không: chủ bút chỉ cho mình đi hết ngày mồng hai tháng năm.
- Vẫn không ăn ý với lão chủ bút à? Về phương diện này có gì mới không? - Ác-tê-mi-ép hỏi, đặt tay lên vai Xin-xốp, và mặc dù anh đã cao mà vẫn phải ngước nhìn bạn.
- Còn có cái gì mới? Mình không thay đổi, anh ta cũng vẫn thế. Đó là một người chân thật, nhưng anh ta không làm báo như đáng lẽ cần phải làm. Có thể anh ta nghĩ mình là một thằng xấu nhưng nếu để mình làm chủ tờ báo sẽ trở thành một tờ báo tốt, dù sao cùng tốt hơn bây giờ.
- Nhưng lại sao cậu lại là một thằng xấu, có thể biết được không?
- Một thằng chúa hay tranh luận! Hai năm nay mình làm việc với anh ta, thì cũng là hai năm chỉ luôn luôn tranh luận
- Về cái gì?
- Về tất cả... - Bỏ tay ra, cậu làm mình khó lập luận. Xin-xốp nói, mỉm cười - Ví dụ, trong phạm vi khu vực chúng mình một vấn đề nào đó có một tầm quan trọng lớn, lớn một thước chẳng hạn. Anh giang rộng hai cánh tay dài để chĩ rõ sự to lớn của vấn đề. Mình, mình thấy cần phải đặt vấn đề đó ra. Anh ta cũng tán thành, nhưng mình chủ trương rằng tờ báo cần phải đặt nó ra với kích thước thật của vấn đề, lớn đúng cỡ của nó, như thế này... Anh ta... Thước của anh ta là một thước gỗ, gấp vào được, như của thợ mộc. Và khi mình muốn rằng vấn đề đó, người ta không thể thú tiêu hoặc bỏ qua, thì về phía anh ta, điều mong ước duy nhất của anh ta là có thể xếp nó vào túi.
- Mình thấy rằng cậu bắt đầu xấu tính thật đấy!
- Mình bắt đầu có cá tính thì đúng hơn. Mình cũng may mà gặp được anh chàng chủ bút này. Cứ như va mãi đầu vào tường, người ta sẽ tự rèn luyện...
Ác-tê-mi-ép phá lên cười:
- Rèn luyện cái đầu.
- Không phải, cá tính.
- Thôi được, đồng ý - Ác-tê-mi-ép nói - hãy để mặc lão chủ bút của cậu đấy. Tiểu thuyết của cậu đến đâu rồi?
- Tiểu thuyết nào? - Xin-xốp, đỏ mặt - Chuyện quái quỷ gì thế?
- Không cần phải chối. Dù sao thì Ma-sa cũng đã kể hết với mình... trong thư - Ác-tê-mi-ép nói nắn lại - Cậu có viết thư cho cô ta nói về vấn đề ấy, có đúng không?
- Phải, đáng tiếc quá.
- Sao lại đáng tiếc?
- Vì tất cả cái đó không đi đến đâu, những cố gắng toi công vì thiếu phương tiện, những cố gắng tuyệt vọng của một anh chàng viết báo ở tỉnh nhò?
Không tìm ra được một cái gì để chê cuốn truyện của mình. Xin-xốp đứng im một cách bực bội. Mãi sau, anh mới nói:
- Ma-sa viết thư nói với cậu về chuyện đó bao giờ?
- Cách đây một tháng - Ác-tê-mi-ép lúng túng.
- Kỳ thật! Hai tháng rồi mình không nhận được thư cô ta.
- Thế thì cũng kỳ thật - Ác-tê-mi-ép nói, vừa nghĩ rằng điều đó cũng chằng có gì lạ. Chỉ vì Ma-sa sợ phải gặp Xin-xốp, cô tránh không muốn báo cho anh biết tin cô trở về, nhưng chính lại vì cô khao khát gặp anh.
Xin-xốp nhìn Ác-tê-mi-ép không rời mắt. Anh thấy hình như Ác-tê-mi-ép riễu anh.
- Cậu không nên quên rằng - Ác-tê-mi-ép nói giọng đứng đắn thương cảm - mình là anh cô ta; mà trong bốn năm trời cô ta chỉ gửi cho mình rặt những bưu ảnh, mà toàn vào dịp những ngày lễ lớn cả; cậu là người ngoài mà tháng nào cô ta cũng gửi cho cậu một bản báo cáo chi tiết với những tài liệu về tiểu sử đầy đủ và những bản tóm tắt về tất cả những bài diễn thuyết đọc ở buổi họp thanh niên cộng sản. À, ông bạn thân mến ơi, mình ngại dù có chuyện gì xảy ra ở Kom-xô-mon-scơ trên sông A-mua lắm!
Không còn mảy may nghi ngờ gì nữa: Ác-tê-mi-ép riễu anh, và rất không đúng lúc, theo ý anh.
- Chắc cậu biết rằng - Xin-xốp nói -về vấn đề thư từ mình viết cho Ma-sa, hay Ma-sa viết cho mình, nó dài hay nó ngắn, nó đến hay nó không đến, đó là việc của mình! Mình chỉ hỏi cậu một điều: vì cậu nhận được một bức thư của cô ta, cậu hãy nói cho mình biết cô ta có khỏe không. Mình chỉ muốn biết có thế thôi.
- Cô ta bảo vẫn khỏe mạnh, thành phố Kôm-xô-môn-scơ vẫn trên sông A-mua, mùa đông ở đấy lạnh, mùa hè thì không nóng lắm...
- Sao cậu lại thấy cần phải trêu tức mình? - Xin-xốp nói mặt đỏ bừng hẳn lên và cáu thực sự - Tại sao, cậu hãy nói cho mình biết?
- Rất đơn giản - Ác-tê-mi-ép vẫn một giọng hết sức riễu cợt - vì ở địa vị một người anh, mình nghĩ rằng đã đến lúc cậu nên cưới em mình rồi. Thế là cô gái đáng thương ấy ở Kom-xô-môn-scơ trên sông A-mua của cô ta được bao nhiêu năm rồi nhỉ?
- Thôi - Xin-xốp hét lên, và đứng bật dậy đấm tay xuống bàn làm rung tất cả đồ đạc trong phòng. Ít khi anh cáu, nhưng trong những lúc cáu, anh không tự chủ được mình nữa.
Lấy khóa riêng mở cửa và qua cánh cửa hé mở, từ hành lang nhìn vào phòng, Ma-sa chưa hiểu ngay rằng cái người vừa ngồi phịch xuống ghế và hiện giờ quay lưng lại về phía chị chính là Xin-xốp chứ không phải ai khác, vì sự có mặt của anh lúc đó thật là một điều chị hoàn toàn không ngờ tới. Một lát sau, nhận ra đúng là Xin-xốp, chị đứng ngay người ra ở sau cánh cửa đến nửa phút sau mới nói được, một giọng nói hình như không phải của mình:
- Chào anh.
Tiếng nói mà chị tưởng như không phải của chị vừa vang lên trong phòng, thế mà lại đúng là tiếng chị. Và Xin-xốp, dù đang ở bên kia đầu dây nói xuyên Xi-bê-ri, o o vì tất cả những tiếng động của các trạm trung gian, cùng vẫn sẽ nhận ra giọng nói ấy.
Anh đứng lên đi ra đón Ma-sa, đưa tay về phía chị. Anh vẫn còn chưa thật hiểu sao chị lại có thể ở đây, chị vào đây như thế nào, và tất cả cái đó nghĩa ra sao, nhưng anh hiểu rõ đúng là Ma-sa, và thân hình đồ sộ với đôi cánh tay mênh mông và đôi chân dài nghêu của anh, cái thân hình lòng khòng ấy lao qua căn phòng về phía Ma-sa như một súc gỗ lao theo sức nước cuốn mạnh không thể cưỡng lại được của một dòng sông.
Một lát sau, bàn tay nhỏ bé của Ma-sa nằm gọn trong tay Xin-xốp, anh vừa lắc mạnh nó vừa nhìn vào mắt Ma-sa, anh phải cúi lom khom quá đến nỗi Ma-sa muốn trèo lên một chiếc ghế đẩu hay chiếc ghế tựa để không phải ngước nhìn anh mà mặt đối mặt, mắt nhìn mắt.
Anh vẫn cứ đung đưa bàn tay của chị trong tay mình, đột nhiên anh thấy hoàn toàn yên tâm và sung sướng chỉ riêng vì một lẽ là Ma-sa có mặt ở đây, giờ phút này anh không nghĩ đến điều gì khác, đến sự im lặng kéo dài của anh, đến câu chuyện với Ác-tê-mi-ép vừa làm anh tức nổ ruột. San bốn năm xa cách, giờ lại gặp chị ở đây, tưởng không gì có thể làm cho anh lúc ấy cảm thấy mình có hạnh phúc đầy đủ hơn nữa, kể cả niềm vui được ngắm nhìn và nói chuyện với chị.
- Thì hẵng bỏ tay cô ấy ra, không có thì cầm lấy tay kia. Cậu làm cô ấy gãy tay bây giờ - Ác-tê-mi-ép ngắm hai người, vẻ thán phục. Nhưng hai người nào có nghe thấy tiếng đâu, chung quanh họ là một sự im lặng không gì có thể làm khuấy động, sự im lặng của hạnh phúc át hết tất cả. Chỉ mãi đến lúc Ác-tê-mi-ép, sau khi đợi một lát lâu, lại nói tiếp «thì ít nhất hai người cũng có thể ngồi xuống được chứ!» họ mới nghe thấy, hay đúng hơn là Ma-sa mới nghe thấy, và vẫn để yên bàn tay trong tay Xin-xốp, chị kéo anh theo sau chị về phía bàn.
- Chúng mình ngồi xuống đây - chị nói khẽ, khi hai người đứng sát bàn.
Và lúc ngồi xuống, tay Ma-sa vẫn nắm trong tay Xin-xốp. Đến lúc ấy, chị mới nhận thấy là mình vẫn còn mặc nguyên cả áo khoác ngoài và mũ nồi. Về cái mũ nồi, thì dễ thôi, chỉ cần dùng bàn tay kia nhắc nó ra; ngược lại không thể nào cởi áo khoác mà không bắt Xin-xốp bỏ tay ra, điều mà chị chẳng muốn chút nào. Hơn nữa chị còn mong anh càng lâu nhận thấy việc bỏ quên bàn tay trong tay chị cùng tốt.
Ác-tê-mi-ép từ phía sau đến gan hai người, thân mật đẩy vào vai Xin-xốp và nói:
- Hãy bỏ ra một lát nào.
Xin-xốp bỏ tay Ma-sa ra. Ác-tê-mi-ép giúp Ma-sa cởi áo khoác ngoài, và sau khi nói: «cậu có thể cầm lại được rồi đấy», đi ra phòng ngoài treo áo.
«Ai biết được, có thể là họ không muốn ôm nhau trước mặt mình» anh tự nói. Trở vào, anh hiểu là họ đã không lợi dụng sự vắng mặt của anh. Xin-xốp vẫn giữ lấy tay Ma-sa trong tay mình, anh ngắm chị với sự ngưỡng mộ thầm lặng của một người đã nghe kể suốt một giờ về những chuyện phiêu lưu lạ lùng nhất đã dồn đôi tình nhân đến với nhau một cách rất kỳ diệu.
Ma-sa, thường ngày vốn mau miệng, lúc này cũng không nói một câu nào; điều đó làm Ác-tê-mi-ép ngạc nhiên. Thật không thể thế được, nhưng sự thật là như thế. Em anh đang ngồi trên ghế, im lặng, vẻ nhút nhát không thể tưởng được, Ác-tê-mi-ép còn có cảm giác như cô ta sợ hãi nữa. Và cảm giác của anh rất đúng. Trong khi Xin-xốp không nghĩ gì đến dĩ vãng tương lai, lòng lâng lâng sung sướng chỉ vì được gặp Ma-sa thì chính chị sợ hãi bởi sự có mặt của anh hay đúng hơn sợ hãi bởi cảm súc chị thấy khi gặp anh.
Đột nhiên chị có cảm giác rằng đây không còn phải là anh chàng Xin-xốp xa xôi, mà chị đã ôm hôn một vài lần cách đây bốn năm, và chị đã hứa không biết đích xác là đùa hay là thật sẽ suy nghĩ về ý kiến lấy anh khi chị ở Kom-xô-mon-scơ trở về, không phải anh chàng Xin-xốp đã ròng rã bốn năm trời nay luôn luôn viết cho chị những bức thư kỳ lạ hay anh chàng Xin-xốp, mà những lần đọc đi đọc lại thư của anh ta đã khiến chị khi nhớ đến và đôi lúc đã nói với cô bạn gái trong những phút tâm tình.
«Cậu biết không, dù sao mặc lòng, đôi khi hình như mình cũng thấy yêu anh ấy». Giờ đây, là anh chàng Xin-xốp thật, với đôi bàn tay to và nóng, cặp mắt sung sướng chứa chan nhân hậu, những nếp răn nhỏ mới rải rác nhiều nơi trên mặt, anh chàng Xin-xốp thật, mà hôm nay, ngày mai hay ngày kia, cần phải trả lời rõ ràng xem có yêu và có sẵn sàng lấy anh ta hay không.
Và tất cả cái đó, lại chính bản thân chị phải quyết định, vì Xin-xốp không quyết định gì cả. Anh không quyết định gì cả, hiện nay, cũng như anh đã không quyết định gì cả, bốn năm trước - Không phải vì anh là một người hay do dự, mà bởi vì từ lâu rồi anh không thể nói thêm gì vào điều anh đã nói với chị, tất cả đều lại được biểu hiện một lần nữa vào giờ phút này trong ánh mắt đầy trìu mến của anh, một tấm lòng trìu mến nó làm cho chị gần như muốn khuỵu ngã lúc chị đứng ở ngưỡng cửa nom thấy đôi mắt anh sau khi gọi
Chị sợ không dám đứng dậy, chị hình như thấy đôi chân mình sẽ không đứng vững nữa và chị sẽ ngã vào đôi cánh tay Xin-xốp, hay sẽ chạy đi khóc nức nở trong căn buồng khác, hay sẽ có một cử chỉ vô lý, mà bình thưởng, chị không bao giờ có
- Hãy nói bất cứ một câu gì, nếu không tôi sẽ đi đây - Ác-tê-mi-ép đứng lên, năn nỉ - Hình như tôi làm phiền hai người thì phải?
- Cậu làm sao thế? - Xin-xốp hỏi, lần đầu anh chợt nghe thấy tiếng bạn nói.
Ma-sa nhổm dậy, đến gần Ác-tê-mi-ép và lấy tay ôm chặt lấy anh không cho đi, cử chỉ này làm Ác-tê-mi-ép nghĩ rằng không khi nào họ chịu để anh đi, mặc dù lẽ dĩ nhiên, là anh làm phiền họ. Thực ra, Ma-sa rất chân thật khi nài anh ở lại, Chị sung sướng rằng có anh ở đó, chị có thể vừa nói với anh vừa nghĩ đến Xin-xốp và chị có thể hoãn, dù chỉ là đến ngày hôm sau, câu chuyện chị phải nói với Xin-xốp, một khi chỉ có hai người với nhau.
Còn về phía Xin-xốp, giờ phút này đứng trước mặt Ác-tê-mi-ép hay là hàng chục người khác nữa đối với anh cũng hoàn toàn không thành vấn đề. Anh nhận thấy sự có mặt của họ chẳng qua là vì lễ độ, thật ra anh chỉ nhìn thấy có Ma-sa, sự có mặt của Ma-sa đã bao trùm tất cả những mối quan hệ của anh với thế giới bên ngoài - Trừ chị ra, anh không chú ý đến một điều gì khác.
- Pôn nói với em là ngày mai anh mới đến - Ma-sa nói, chị lại ngồi xuống bên Xin-xốp, và đột nhiên nói vội - Mà làm sao anh ấy lại có thể không cho anh biết là em về đây đã ba hôm rồi?
- Trăm sự tại tôi!(1) - Ác-tê-mi-ép vừa nói vừa giơ hai tay lên trời - Như kiểu con nhà lính thưởng nói, cần bảo đảm tác dụng đột ngột cho cả hai bên.
________________________________________ (1) Nguyên văn: Mea culpa Anh cười sượng sùng, khi thấy nét mặt cau có của Xin-xốp và sợ anh chàng lại nổi cáu một lần nữa - Nhưng Xin-xốp không còn thể cáu được nữa, anh đã thấy Ma-sa, về tất cả những gì đã xảy ra lúc trước không làm anh bận tâm mảy may. Anh không có vẻ cau có, mà rất chăm chú: vừa nghĩ đến Ma-sa, anh vừa tính từ nay đến lúc anh trở về Vi-a-dơ-ma, đi chuyến tầu đêm cuối cùng ngày hôm sau, còn bao nhiêu thời gian nữa.
Ác-tê-mi-ép nóng lòng muốn nói cho em biết tin mình đi công tác sang Viễn Đông, nhưng sau một lát do dự, anh quyết định đợi, để không phá ngang câu chuyện mà Ma-sa và Xin-xốp cố mào đầu, gần như đã mào đầu, nhưng dù sao cũng không thật sự mào đầu được.
Để hai người có thể cứ lặng im không nói gì, hay nói chuyện hay đi ra khỏi buồng, nghĩa là muốn làm gì tùy thích, Ác-tê-mi-ép đứng dậy và đến nằm dài trên đi-văng, chân thả xuống sàn, tay đặt gối đầu, mắt lim dim.
Vừa theo dõi một cách mơ hồ câu chuyện thì thào bên cạnh bàn, anh vừa nghĩ đến chuyện mình với Na-đi-a. Bản chất, Ác-tê-mi-ép vốn rất ghét thái độ hai mặt trong quan hệ với người khác, nhưng anh vừa tự nói với mình rằng chính tình cảm của anh đối với Na-đi-a từ ít lâu nay cũng mang dấu vết của sự lập lờ hai mặt đó: anh gần như không còn tưởng gì đến khả năng của một tương lai chung, nhưng anh cùng không định xếp những mối liên hệ giữa hai người vào dĩ vãng. «Cũng may mà do tình hình bắt buộc tất cả bây giờ đều đã dứt khoát trở thành chuyện cũ; mình sắp đi và sẽ không bao giờ còn gặp lại cô ta nữa». Nhưng ngay sau đó, tự nhiên, theo bản năng anh lại tự hỏi «Có thể là sẽ không bao giờ ta còn gặp cô ta nữa chăng? Phải, rất đơn giản, không bao giờ ta còn gặp lại cô ta nữa» anh tự trả lời, bực tức. «Ta sẽ không gặp lại cô ta, như ta không thể thấy một người không còn nữa một người đã chết. Như là không bao giờ ta còn thấy Hê-len Pô-pô-va, bọn cùng lớp với cô ta, chết vì bệnh lên châu(1) hồi học lớp sáu - Phải đúng như thế, ta không gặp lại cô ta nữa. Vả lại một người như mình, đáng lẽ ra, cách đây hai năm, không nên yêu một người đàn bà như Na-đi-a, mà phải yêu một người như Ma-sa, anh tự nói vừa trìu mến nghĩ đến cô em. Và một người đàn bà như Ma-sa tất nhiên phải yêu như Ma-sa yêu Xin-xốp.
Anh sung sướng cho em gái, nhưng trong thâm tâm anh vẫn không hiểu - không bao giờ anh hiểu - tại sao Ma-sa lại ưa Xin-xốp. Anh mến Xin-xốp vì mười lăm năm trước, khi anh còn là một chú bé con, Xin-xốp tiêu biểu cho tinh thần của cả lớp. Tốt và dễ thương, anh ta đã sống, theo một số nguyên tắc thiêng liêng, mà không một sức mạnh nào trên đời có thể bắt anh từ bỏ. Nếu anh cho rằng một việc nào đó là bất chính, không những anh không tham dự vào, mà còn đứng lên phản đối công khai, dù làm thế anh có phải đương đầu với cả lớp. Nếu anh tự thấy có lỗi, anh có thể hai má đỏ tía lên, xin lỗi ngay cả đối với nữ sinh. Nhưng nếu anh cho rằng anh vô tội, người ta không thể nào bắt anh xin lỗi, dù có dọa đuổi anh khỏi trường, chính anh cũng suýt bị một lần như thế.
Ác-tê-mi-ép còn mến Xin-xốp vì theo anh, Xin-xốp hiểu thế nào là tình bạn, vì anh ta hiểu đó là một trong những tình cảm cao thượng nhất mà con người có thể có. Sau hết, Ác-tê-mi-ép quý và mến Xin-xốp về nhận thức sáng suốt của anh đối với nhiệm vụ một thiếu niên tiền phong khi anh là thiếu niên tiền phong, một thanh niên cộng sản khi anh gia nhập Đoàn thanh niên cộng sản, và một người cộng sản khi bây giờ anh trở thành đảng viên.
Bao giờ Xin-xốp cũng có một quan điểm nghiêm ngặt về cách xử thế của một thanh niên cộng sản hay một đảng viên trong từng trường hợp nhất định, và Ác-tê-mi-ép không nhớ một lần nào, dù chỉ một lần, Xin-xốp tỏ ra dễ dãi với bản thân - Đó chính là lý do, trong nhiều lý do khác, khiến anh mến Xin-xốp.
Nhưng, kể cũng lạ, anh không thể hiểu được rằng Ma-sa đã yêu Xin-xốp cũng vì những lý do ấy. Đối với anh hình như tất cả những đức tính của Xin-xốp đều lẩn kín, em gái anh khó có thể nhận thấy, mà dù có thấy, cô cũng không bao giờ biết đánh giá như anh. Mặt khác, tất cả bề ngoài của con người Xin-xốp, tất cả những cái gì bề ngoài đập vào mắt người ta quá dễ dàng - thiếu quả quyết trong những việc lặt vặt, câm bặt và vụng về trước phụ nữ, dáng người lênh khênh, hơi gù, «khoa học», như Ác-tê-mi-ép thường nói, tay, và chân lòng thòng ra ngoài tay áo và ống quần quá ngắn mặt dài thưỡn, hiếm hoi lắm mới nở một nụ cười, cái đầu trên đó cặp kính to có thể như đôi khách quỷ, tất cả cái đó, theo ý Ác-tê-mi-ép không thể làm Ma-sa thích thú được, tuy nhiên cũng phải kết luận rằng tất cả những cái đó đã làm Ma-sa thích thú hay Ma-sa cứ yêu Xin-xốp bất chấp tất cả những cái đó. Giải quyết dứt khoát cái nào là đúng, cái nào là không đúng cũng không phải dễ dàng gì; điều duy nhất rõ ràng là em anh yêu cái anh chàng Xin-xốp cao lêu nghêu như cây sào ấy và Xin-xốp cũng yêu cô ta.
Ác-tê-mi-ép đứng dậy. Ma-sa và Xin-xốp vẫn ngồi bên cạnh bàn. Cũng như lúc nãy, Xin-xốp hai tay nắm lấy tay Ma-sa và nhìn vào mắt chị.
- Này, Ma-rút-xi-a - Ác-tê-mi-ép nói, nghĩ rằng tình hình có thể kéo dài không biết đến bao giờ và cũng muốn trêu Ma-sa, như hồi còn bé bằng cách dùng cái lối gọi mà chị rất ghét, anh tưởng rằng đã đến lúc phải nghĩ đến chuyện đi ngủ rồi đấy - Em đi chuẩn bị giường cho Xin-xốp và anh, để anh ta nằm trên cối ghế ngựa ấy, đối với anh ta thì đi-văng nhỏ quá.
________________________________________ (1) Nguyên tiếng Pháp: Scarlatine Ma-sa đứng lên đi lấy khăn giải giường ở phòng bên. Để cho rộng chỗ, Xin-xốp ngồi vào bàn làm việc, trong khi Ác-tê-mi-ép kéo chiếc ghế ngựa để lấp giữa chiếc bàn và tủ áo - Muốn thế, trước hết anh phải bỏ tất cả mọi thứ để ở trên: súng săn, bao đạn, túi dết, khung xe đạp, giầy trượt tuyết và chiếc gậy bi-a để trong túi bọc.
- Mình đã mua một chiếc - anh nói, vừa chống chiếc gậy bi-a cẩn thận vào tường - Mùa đông này mình tham gia cuộc đấu ở Mạc-tư-khoa, chiếc gậy này tốt lắm và dễ sử dụng một cách kỳ lạ, đấy cậu xem.
- Mình không thích cái thứ này - Xin-xốp nói - Trái lại đưa cho mình xem khẩu súng! Hình như mình chưa được nhìn thấy khẩu này bao giờ.
- Đó là kiểu mới không cò. Người ta đổi cho mình lấy khẩu kia trả bù tiền. Một khẩu súng chính xác kỳ lạ!
- Nói khoác! - Xin-xốp vừa cười vừa nói.
- Tại sao?
- Cậu cũng biết rõ đấy. Đưa khẩu súng đây cho mình - Xin-xốp, vẫn ngồi cạnh bàn làm việc, rút khẩu súng ra khỏi bao, lên nòng và xem xét tỉ mỉ.
- Ma-rút-xi-a cô có thể đi chuẩn bị giường nệm được rồi đấy - Ác-tê-mi-ép nói, sau khi đã kê xong chiếc ghế ngựa và đưa mắt nhìn cô em gái vừa mang khăn giải giường vào đứng im sau lưng - Ngắm Xin-xốp thế là đủ rồi! Anh ấy có gì là kỳ lạ đâu!
Ma-sa không trả lời và bắt đầu trải giường, trước hết sửa soạn chiếc trường kỷ, rồi đến chiếc ghế ngựa, vừa tiếp tục thỉnh thoảng nhìn về phía Xin-xốp, đương làm ra vẻ say mê khẩu súng, chăm chú xem xét nó, cái khẩu súng trứ danh chính xác kỳ lạ.
«Trời ơi, anh ấy cao lớn quá! Mà lại cao thêm ra! Ma-sa nghĩ thầm trong bụng. Và lúc nào trông anh ấy cùng có một cái gì khập khiễng! Anh ấy ngồi kia, lưng cúi lom khom, thế mà đôi vai rất rộng, ít nhất cũng rộng bằng của Pôn. Chắc là anh ta cạo mặt lấy; cứ nhìn hai bên thái dương thì thấy rõ, bên này thì còn được, nhưng bên kia thì mất một đốt ngón tay tóc. Và còn mái tóc! Có lẽ anh cũng tin chắc rằng anh đã rẽ đường ngôi; nhưng thế kia ai gọi là đường ngôi được! Thật ra, thì anh ấy cũng chẳng cần có đường ngôi. Tóc anh ấy đẹp là đằng khác, những sợi tóc mềm và sáng. Chỉ cần chải lật về phía sau là đủ, thế thôi. Anh ấy cũng cần một chiếc ca-vát khác - Và không thắt quá chặt như thế, cứ như một chiếc dây thừng buộc ở cổ! Ngược lại, cổ áo khuy phải gài chặt hơn, và không để lùng thùng như thể, như là xỏ áo vào đầu một con ngỗng. Anh ấy có một chiếc cổ rất là bình thường, không to quá, như Pôn... và còn chiếc áo này nữa!»
Một cuộc khảo sát chăm chú một lần nữa về quần áo của Xin-xốp cuối cùng làm chị phải thở dài. Với tính khí kiên quyết chị những muốn làm lại, sửa sang lại ngay tức khắc mọi cái đó: đầu tóc, thói quen ngớ ngẩn lúc nào cũng đứng khom khom, ca-vát, áo lót, áo vét. Chị tự nói cần phải ngay hôm sau, rút món tiền lớn mà chị gửi ở quỹ tiết kiệm sau bốn năm ở Viễn Đông, và mua cho anh một bộ com-lê mới hay là mua len đến hiệu may cắt cho anh một bộ. Sau khi đã vạch kế hoạch với những chi tiết tỉ mỉ nhất, chị bỗng tự nói với mình rằng tính nết Xin-xốp và tình hình quan hệ giữa hai người hiện nay khiến kế hoạch đó không thể thực hiện được.
- Đấy, sẵn sàng cả rồi - chị nói và đứng thẳng dậy sau khi đã chuẩn bị giường ghế xong.
Ác-tê-mi-ép tháo dây lưng, bỏ áo ngoài và đi ra, xắn tay áo lên để rửa mặt.
Ma-sa tựa lưng vào tường, phía sau Xin-xốp, và không thể dừng được, chị đưa bàn tay vuốt nhẹ tóc Xin-xốp. Anh vẫn lặng yên, tay cầm khẩu súng - Chị mong anh sẽ nói bất cứ một câu gì, nhưng anh không nói; thấy anh im lặng chị sợ hãi, bỏ tay xuống.
- Sớm mai, anh làm gì? - Chị hỏi.
- Không làm gì cả.
- Anh có muốn chúng ta cùng đi biểu tình với xưởng của em không?
- Đồng ý - Xin-xốp sung sướng.
Một phút trước, anh đã nghĩ đến điều đó, nhưng chưa dám nói.
- Em nghĩ rằng người ta cũng đồng ý cho anh đi biểu tình với xưởng của em sao? - Anh hỏi, mặt quay lại phía Ma-sa với một nụ cười e dè.
- Lẽ dĩ nhiên, vì anh đi với em - giọng chị nói vững vàng.
Anh ngắm Ma-sa, lúc này, đang đứng hơi nghiêng mặt về phía anh. Chị đứng, rất gần anh, mành dẻ, nhỏ quá, chỉ cao hơn anh đang ngồi ghế một chút, rất quả quyết nhưng bẽn lẽn quá sá. Điều đó, chỉ duy một mình anh rõ, tất cả mọi người không ai biết. Lông mày của chị kẻ rất nhỏ nhíu lại một cách nghiêm khắc; dưới đáy đôi mắt mầu hạt dẻ như cặp mắt của Ác-tê-mi-ép, lấp lánh cũng những đốm sáng tinh quái và tất cả bộ mặt, có lẽ không đẹp lắm. nhưng dễ yêu trong chiếc khăn quàng với chiếc mũi hếch nhỏ, mái tóc đẹp màu sẫm, mặc dù đôi lòng mày nhíu lại nghiêm khắc, mặc dù những nếp hằn ở khóe miệng, nom đắm đuối và tràn ngập một niềm trìu mến ẩn sau một vẻ ngoài rụt rè đến độ Xin-xốp thấy cảm động nghẹt thở.
- Mình xong rồi-Ác-tê-mi-ép nói vừa đi vào. Cậu lấy chiếc khăn mặt sạch ở bên trái la-va-bô ấy.
Xin-xốp bất đắc dĩ đứng dậy, anh muốn cởi áo vét khoác lên một chiếc ghế, nhưng không dám vì Ma-sa còn ở đấy và anh cứ thế đi rửa mặt.
Khi anh trở về, Ma-sa không còn trong phòng nữa.
Ác-tê-mi-ép, ngồi trên trường kỷ, đang lấy sức tháo đôi bót quá khít với bắp chân.
- Tắt đèn trần đi, anh nói, và cứ để chân đi bít-tất, đến ngồi vào bàn làm việc. Anh bật đèn và mở số tạp chí «Lá cờ» có bài:
«Bút ký của một phi công» do Ma-ri-na Rát-cô-va viết. Xin-xôp tắt đèn trần ở gần cửa, nhanh chóng cởi quần áo và chui vào chăn.
- Cậu không ngủ à? - anh hỏi, sau dăm phút.
- Từ ít lâu nay, mình tự đặt cho mình kỷ luật, tối nào cũng phải đọc, dù chỉ là nửa giờ trước khi ngủ, đọc gì cùng được miễn là ngoài chuyên môn của mình, và điều đó đã trở thành một thói quen - Ác-tê-mi-ép vừa nói, vừa ngẩng mặt lên nhìn bạn - Chỉ đọc sách quân sự, óc mình nó đâm khô khan.
Có tiếng gõ khe khẽ. Ma-sa đứng ngoài cửa. Chị vào buồng thứ hai nơi kê chiếc giường lớn cũ kỹ; ông cụ trước đã mất ở đấy, và tuy là tối thứ ba chị ngủ trong buồng này, chị vẫn rùng mình khi nghi đến chuyện đau buồn đã qua, đến cảnh cô đơn mà chị chưa chịu quen. Hai tối trước chị cũng ngủ ở đấy, nhưng ngủ với mẹ - Chị biết rằng rồi mình cũng sẽ tự chủ được nhưng trước khi ở một mình trong gian phòng này, chị muốn nghe một lần nữa những tiếng nói đầy sinh lực và âm vang của anh mình và của Xin-xốp, và dự định nói bất cứ gì trong một phút.
- Các anh chưa ngủ à? - chị hỏi.
- Chưa - Ác-tê-mi-ép nói - Gì thế?
- Trước hết chúc các anh ngủ ngon - Ma-sa nói phía bên kia cánh cửa - Sau, để biết mấy giờ phải đánh thức anh dậy?
- Không cần phải đánh thức. Mai, tôi ngồi ở khán đài tôi có thể dậy muộn hơn cô, hồi tám giờ. Cô có thể ngủ yên được.
- Được - Ma-sa nói - Em ngại mai anh dậy quá muộn. Lúc đi em sẽ để đồng hồ báo thức bên cạnh anh, trên ghế ấy.
- Cảm ơn cô.
- Còn anh, anh I-văng - Ma-sa vẫn tiếp tục nói qua cánh cửa - em sẽ gọi anh vào hồi bảy giờ, lúc em đã sẵn sàng đâu vào đấy cả rồi. Chắc anh mặc quần áo cũng không lâu lắm.
- Em có thể tin chắc thế được - Xin-xốp nói.
- Anh có thể ngủ thêm nửa giờ nữa. Đêm qua anh đã thức làm báo rồi từ tòa báo, ra ga ngay.
- Đúng - Xin-xốp hết sức cảm động.
Anh còn muốn nói thêm một điều gì để bộc lộ rõ hơn tình cảm của mình, nhưng trong khi anh đang nghĩ thì Ma-sa tắt đèn ngoài và đi về buồng chị.
Khi đã về buồng mình, hay đúng hơn là buồng mẹ, chị tháo giày và nằm dài trên giường, không cởi quần áo, chân co lại và tay tì vào cằm, mơ mộng.
Chụp đèn đầu giường phủ một chiếc khăn quàng nhỏ của bà cụ, bằng len rất mịn; một đốm lửa trại tí hon hình như bập bùng dưới đáy mảng sương mù đó nhắc nhớ chị thời kỳ, ít lâu sau khi đến Com-xô-môn-scơ trên sông A-mua, buổi tối chị đứng ngắm ánh lửa trại, và tự nói với mình rằng tất cả đều tốt đẹp, mình đến đây thật là đúng, nhưng đồng thời vẫn bâng khuâng nhớ đến đời sống ở nhà.
Chị đến Com-xô-môn-scơ giữa lúc việc xây dựng thành phố sôi nổi. Ban chấp hành thành đoàn thanh niên cộng sản đã rời bỏ căn nhà gỗ đến một căn nhà rộng hai tầng. Nhưng trước khi Ma-sa có thể bắt đầu vào nhà máy làm việc, cần phải hoàn thành việc xây dựng chị tham gia những công việc linh tinh nhất, từ việc đào đất đến việc trát tưởng. Nhà máy dựng ở một khu ngoài thành phố, giữa rừng, và những đoàn viên thanh niên cộng sản, cũng như những thiếu niên tiền phong ở Côm-xô-môn-scơ, phải sống qua mùa xuân, mùa hè và mùa thu năm đầu tiên dưới lều vải, sưởi quanh những đống lửa trại và để nguyên cả quần áo mà ngủ.
Thời kỳ đó, Ma-sa mới chỉ trải qua một khoảng đời con gái ngắn ngủi: bảy năm ở nhà trường, hai năm làm thợ phay ở xưởng dụng cụ của cùng nhà máy, nơi cha chị đã làm việc cho đến lúc chết, và một năm học trong một trường kỹ thuật vẽ điện cơ.
Theo ý ông cụ, chị hoàn toàn không bị bắt buộc phải đi Com-xô-môn-scơ, nhất là trước khi tốt nghiệp. Nhưng chị tha thiết đi vì chị có nhiều bạn, trong số những đoàn viên thanh niên cộng sản, cũng đi Com-xô-môn-scơ và vì việc đó đối với chị có vẻ thích thú và lãng mạn. Khi ông cụ bà cụ và cả ông anh nữa, lúc đó về phép biết quyết định của chị, tất cả đều tranh luận với chị... trong thảo luận sôi nổi, chị tìm đủ mọi lý do để chứng minh rằng Viễn Đông là nơi khó khăn nhất vậy đấy là nơi mà những đoàn viên thanh niên cộng sản cần phải đi đến, chị không thuyết phục nổi gia đình, nhưng tự rút ra kết luận là mình không thể làm gì khác ngoài việc đi.
Mãi đến lúc cuối cùng đêm trước khi đi chị mới nói với Xin-xốp. Chị không sợ anh làm chị thay đổi ý kiến, chị biết tính nết của anh, thà anh chịu chết chứ không làm chị nản lòng - nhưng đến phút cuối cùng, chị vẫn sợ thổ lộ với anh vì chị hôn anh lần thứ nhất, lần thứ nhì và lần thứ ba mới chỉ cách đây vài ngày. Buổi tối, hai người đứng hàng giờ dưới cửa sổ phòng Ma-sa, và chị đợi mãi anh nói một cái gì để có thể trả lời anh rằng tất cả cái đó chỉ là chuyện vớ vẩn, rằng anh phải chờ đợi và thử thách tình cảm của mình. Nhưng mãi anh chẳng thốt được một lời, và như thế khiến cho Ma-sa không đưa ra được những câu mà chị đã chuẩn bị quá cẩn thận từ trước.
Giữa thời gian ấy, chị quyết định đi; ngày khởi hành đến gần và anh vẫn chưa biết gì cả. Sau cùng, lấy hết can đảm, chị quyết định nói với anh. Xin-xốp không nói gì nhưng mặt anh tái hẳn đi, hỏi chị đi chuyến tàu nào và ở toa số mấy.
Rất nhiều người ra ga tiễn chị: các bạn học, bạn làm ở xưởng cả ông anh, mấy ngày nữa cũng sắp đi đến đơn vị ở Trung Á, ông cụ, lầm lì dứt khoát không bằng lòng cho chị đi và bà cụ muốn tỏ ra vẻ sung sướng đã cố gắng đền độ mỗi lần nhìn thấy nét mặt tươi cười của bà, nước mắt chị lại trào ra.
Mưa trút nước như những trận mưa chỉ có về mùa xuân, nhưng Xin-xốp vẫn đứng đó dưới mưa, người lom khom, cổ áo quá ngắn kéo bẻ lên, tay rét run thọc sâu vào túi. Anh đã tặng Ma-sa một bó hoa nhỏ rồi đứng đây, im lặng, phía sau mọi người, mặt tái nhợt như lúc chị báo cho biết tin chị ra đi.
Khi tàu sắp chuyển bánh, anh đột nhiên rẽ mọi người ra đến bậc lên xuống nơi Ma-sa đứng, cầm tay chị không nói năng gì và dắt chị ra một chỗ, cách đấy dăm bước.
- Ma-sa - giọng anh nói bỗng làm cho người con gái trẻ quên bẵng đôi vai thụt so vào, chiếc cổ áo kéo bẻ lên, mái tóc dính chặt, để những giọt nước mưa chảy xuống mũi trông rất buồn cười - Ma-sa, anh nhắc lại, anh yêu em. Em hãy hứa với anh là em sẽ làm vợ anh.
Ma-sa rùng mình - Chị đưa tay quàng lấy cổ Xin-xốp, vè thu hết can đảm hôn anh thật mạnh vào mắt, vào môi.
- Em hãy nói đi, em có đồng ý hứa với anh không? - Xin-xốp nhắc lại.
- Anh hãy im đi, im đi! Anh có nghe thấy em nói không, im đi - chị nói thều thào, sợ hãi, và vẫn tiếp tục hôn anh.
Đột nhiên chị bỗng thấy quên hết tất cả những lời chị đã chuẩn bị cho dịp này, như chưa hề nghĩ đến bao giờ. Chị chỉ mong ước một điều, anh đừng nói một lời nào nữa, anh im ngay tức khắc.
- Anh đừng nói nữa, em van anh... Đồng ý... em không biết, nhưng anh hãy im đi, em van anh - chị nhắc lại, vừa nhìn anh, hốt hoảng.
- Em không đi nữa à? - Ác-tê-mi-ép nói, vừa đặt tay lên vai chị với nụ cười luôn luôn riễu cợt. Chị quay đầu lại và nhìn thấy một trong những cửa sổ toa tầu từ từ lướt qua trên vai chị. Bước gấp mấy bước, chị đến chỗ toa mình và nhảy lên bậc tầu. Tất cả đám người ra tiễn chị đi theo con tàu. Từ bậc lên xuống, níu một tay vào thành tàu, chị còn thì giờ ôm mẹ và cha, đưa tay cho Pôn, và cho một người nào khác. Xin-xốp không đụng đậy vẫn đứng sững, ở ngay chỗ mà chị đã từ biệt anh, và vừa nhìn theo chị, vừa ngậm chặt một điếu thuốc lá và đánh hết chiếc diêm này đến chiếc diêm khác tắt ngấm dưới mưa.
Chị viết thư cho anh trước nhất. Anh đã đặt ra với chị một câu hỏi, và chị cảm thấy không thể không trả lời - Bức thư này chứa đựng những cảm tưởng đầu tiên của chị tô điểm thêm cho sự vật, làm cho nó tăng thêm vẻ thích thú hơn là trong thực tế. Chị muốn làm cho anh tưởng rằng chị rất sung sướng và rất vui vẻ nữa, trong khi thật ra khó khăn còn đầy rẫy chung quanh chị và chị cũng cảm thấy hơi buồn. Còn về câu hỏi chủ yếu, ngay sau khi cầm bút viết thư, vẫn chưa rứt khoát, chị để sau sẽ trả lời. Trong thư chị viết:
«Từ biệt I-văng thân yêu, em nóng lòng đợi tin anh. Còn về câu chuyện nói với nhau ở ga, chúng ta sẽ cùng suy nghĩ chung, anh và em, khi nào em trở về».
Hai tháng sau, chị nhận được thư trả lời: một bức thư rất dài và lời lẽ rất dễ thương, nhưng không một chữ nào nhắc đến chuyện Xin-xốp hỏi chị ở ga. Anh muốn được chị hứa sẽ lấy anh, mà chị chỉ hứa là sẽ suy nghĩ. Về phía mình, anh cũng không thể thêm gì vào điều anh đã nói. Chị giải thích sự im lặng của anh đại khái là như thế, và chị không lầm. Suốt bốn năm trời, trong tất cả những bức thư anh viết không có một chữ nhắc đến chuyện đó.
Hai năm sau, khi chị nhận được một bức thư của anh báo tin là anh đã tốt nghiệp ở trường báo chí và đi Vi-a-dơ-ma, chị nghĩ là anh đã lấy vợ. Sau khi kết luận nhanh chóng là sự việc xảy ra như thể, chị tự bảo mình rằng, xét cho cùng, việc đời thế tất phải xảy ra như thế, anh ấy hoàn toàn có quyền và xử sự rất phải vì hai người ở xa nhau lâu quá. Đi đến kết luận hợp lý đó, chị buồn mất hai ngày. Sau, chị lại nảy ra ý kiến đọc lại bức thư và hiểu ra rằng tất cả chuyện Xin-xốp lấy vợ chị hoàn toàn là tưởng tượng. Một người đàn ông có vợ không thể viết cho một người đàn bà nào ngoài vợ mình những bức thư như chị đã nhận được, trong đó anh phơi bầy tất cả cuộc đời của mình, kể hết những thành công thất bại, anh nói về những sách anh đọc, những câu chuyện trao đổi, bộ mặt của thành phố Vi-a-dơ-ma, cảm giác đầu tiên của anh (rất tốt) đối với đồng chí chủ hút, ý anh muốn đi Tây-ban-nha, cùng quyết định không làm thơ nữa vì dù sao thì nó «cũng không đi đến đâu cả» và dự định viết một cuốn tiểu thuyết lớn nhan đề là «Hồi ký của một nhà báo tỉnh nhỏ».
Không một chữ nào trong bức thư này, cũng như trong những bức thư trước, nói đến tình yêu, nhưng Ma-sa nghĩ rằng nếu Xin-xốp có thể nói với chị tất cả những điều đó, những điều chính là toàn bộ cuộc đời của anh, thì không còn gì cho người đàn bà kia, nếu người đó có thật.
Không còn mảy may nghi ngờ gì, anh chưa lấy vợ. Thật là ngốc! Dù sao, nếu chị lấy chồng, chị cũng không thể viết cho ai ngoài chồng mình những bức thư như thế.
Dòng dã bốn năm trời, Xin-xốp viết thư cho chị rất đều, cứ mười lăm ngày một bức. Lúc thì tương đối ngắn «chỉ nói về một việc gì nhất định» như anh nói, lúc thì rất dài, nói về tất cả một lúc. Anh đã bắt đầu ngay bằng những câu «Chào em, hãy chuẩn bị hết tinh thần. Hôm nay, anh có thì giờ và anh sẽ nói tất cả mọi chuyện».
Chị đặc biệt thích những bức thư đó. Chị thấy hình như mình được ngồi cạnh chuyện trò với anh thoạt tiên ở nhà sinh viên, ở Mạc-tư-khoa, rồi trong phòng anh, ở Vi-a-dơ-ma, mà theo yêu cầu của chị anh đã tả chi tiết, có chỉ dẫn về tất cả mọi thứ đồ đạc trong đó. Rất có thể là khi viết những bức thư này ngoài ý muốn kể đời mình cho chị nghe, anh vô tình thỏa mãn sự tha thiết được viết của anh, được ghi lại những cuộc tiếp xúc với mọi người, trình bày những nhận xét và ý nghĩ tất cả những thứ tất yếu nằm trong cuộc đời viết báo của anh, nhưng lại không thể có cho trong bốn trang báo nhỏ của tờ «Sự thật Vi-a-dơ-ma».
Năm này sang năm khác, thư của Xin-xốp trở nên một cái gì cần thiết với Ma-sa mà chị càng ngày càng thấy không thể thiếu được.
Một năm sau khi đến Côm-xô-môn-scơ, trong một lúc thân mật, chị đưa cho một người bạn, Ri-ta A-cô-pô-va, xem một bức thư của Xin-xốp. Muốn làm cho Ri-ta chia xẻ tình cảm của mình, nhưng đồng thời lại khó nói, chị đưa cho bạn bức thư và với điệu bộ cố làm ra thản nhiên, chị nói:
- Đây có một anh chàng viết thư cho mình. Cậu đọc xem có thú không?
Ri-ta đọc rất lâu và chăm chú.
- Đứng đắn đấy! Chị nói.
Chị thích câu nói đó, mà chỉ họa hoằn Ri-ta mới dùng để hết sức khen ngợi một người. Ri-ta, nói chung là một người phụ nữ nghiêm nghị, và Ma-sa làm việc dưới quyền điều khiển của chị ta. Lúc đầu Ma-sa vào làm thợ lắp máy, và sau khi học xong chương trình những lớp buổi tối, chị được chuyển làm thợ điện ở bộ phận do Ri-ta phụ trách.
- Cậu không nhận được thư của anh chàng ấy nữa à? - Một hôm vào khoảng gần một tháng sau, tự nhiên Ri-ta hỏi chị.
- Có.
- Đưa xem nào.
Ma-sa đưa chị xem một bức thư khác của Xin-xốp. Và chẳng bao lâu anh trở nên một người vô hình của thành phố Com-xô-môn-scơ trên sông A-mua, người thuê nhà thứ ba của phòng Ma-sa và Ri-ta.
- Xin-xốp nhà cô không khen cô đâu - Ri-ta nói mỗi khi Ma-sa có một quyết định mà chị thấy hình như ít hợp lẽ. Hay, ngược lại - Xin-xốp nhà cô chẳng phản đối đâu - mỗi khi Ri-ta muốn tán thưởng việc làm của Ma-sa.
Nhưng, mặc dù thư từ trao đổi liên tục trong bốn năm đã tạo nên sự gần gũi trong tư tưởng Ma-sa, thời gian không phải trôi qua không để lại dấu vết. Chị bắt đầu quên nét mặt của anh, mầu tóc, mầu đôi mắt. Câu hỏi mà anh đặt ra bốn năm trước hình như đã xa quá lắm rồi. Và ý nghĩ một ngày kia sẽ trở về gặp và làm vợ anh đối với chị ngày càng trở nên ít có hy vọng thực hiện, kỳ lạ nữa là đằng khác. Khó mà có thể nói được con đường mà cuối cùng người con gái trẻ sẽ chọn là thế nào, nếu ông cụ chị không mất đột ngột, như điều vẫn thường xảy đến cho những người suốt đời không đau ốm gì, ông cụ bị bệnh quật ngã nhanh đến nỗi Ma-sa nhận được gần như là cùng một lúc hai bức điện của anh mình; bức thứ nhất nói «Về, bố ốm nặng» và bức thứ hai báo tin ông cụ mất.
Ma-sa, điên lên vì đau khổ, nhưng cũng vẫn do dự chưa muốn về, một bức thư của mẹ đã khiến chị quyết định hẳn. Bà ít khi viết cho chị. nhưng lần này, bức thư ngắn của bà làm chị khóc suốt đêm.
«Hôm nay là ngày sinh nhật của mẹ, năm mươi lăm tuổi - con quên rồi. Pôn bận học ở trường đại học. Có một mình mẹ ở nhà. Mùa xuân này, nó học xong chắc là phải đi. Trên đời mẹ chỉ còn có hai con. Nếu có thể, con cố thu xếp về nhà dù chỉ là nghỉ phép, hãy gần mẹ ít lâu. Sau hết, tùy con làm mà ý con cho là phải nhất. Mẹ cũng không muốn làm lỡ cuộc đời của con!
Ma-sa trả lời thế nào chị cũng về. Mặc dù chị chưa biết là có về hẳn không; đến tháng tư chị được nghỉ phép sáu tháng, quyền lợi chị được hưởng sau bốn năm làm việc, chị sẽ về, chị báo trước đoàn thanh niên cộng sản là chị về nhà và thành thật nói thêm là có thể chị không trở lại nữa. Chị hoàn toàn thấy rõ ràng ngoài lý do bức thư của mẹ, ý nghĩ rằng anh mình sắp sửa đi xa Mạc-tư-khoa, và ý muốn thiết tha được sống lại ở thủ đô ít lâu, quyết định của chị một phần lớn còn bị chi phối bởi khao khát được gặp lại Xin-xốp, được biết anh ra sao và quyết định về quan bệ giữa hai người.
Vừa sợ vừa mong mỏi sự gặp gỡ đó, chị tránh không trả lời bức thư cuối cùng của anh. Ngày đến Mạc-tư-khoa, hôm sau, và cả ngày hôm đó nữa, chị vẫn cảm thấy khao khát muốn gặp và muốn hoãn giờ phút đó một ít lâu.
«Mình ngốc quá!» chị nằm dài trên giường, vừa nghĩ, vừa hồi hộp tưởng tượng không biết ngay hôm sau, lúc đi biểu tình chị sẽ giới thiệu Xin-xốp như thế nào với Ri-ta A-cô-pô-va, một người đã từng cảm phục những bức thư của anh ở Com-xô-môn-scơ và luôn luôn đứng về phía anh trong những lúc thảo luận về tương lai Ma-sa.
«Chắc anh ấy cũng không ngủ được» chị nói một mình, gần thiu thiu ngủ, chị nghĩ cần phải dậy tắt đèn, cởi quần áo và nằm đắp chăn, nhưng cũng đã có cảm giác là chị không đủ sức làm những việc đó.
- Ma-sa! - Ác-tê-mi-ép nói khẽ lúc bước vào phòng.
- Gì thể? - Ma-sa nửa tỉnh nửa mê, giật mình hỏi.
- Chẳng có gì cả. Anh không ngủ được - Ác-tê-mi-ép trả lời vừa ngồi xuống giường, cạnh em - Thật thế. Xin-xốp mệt, đã ngủ từ lâu; còn anh, mới đầu đọc báo và sau ngồi không làm gì cả, năm ngón tay lùa trong mái tóc hung, nghĩ đến tất cả mọi thứ lẩn quẩn trong đầu trước lúc ra đi.
- Vậy thì anh đến đây làm gì, anh tóc hung kia?
Chị nói giọng ngái ngủ, nhớ lại danh từ trên mà chị dùng để trêu anh hồi nhỏ và sau này, trong những năm lớn lên thành một lối gọi trìu mến.
Ác-tê-mi-ép đến định kể với em về chuyện mình đi, và nói với cô ta về điều mà từ ngày hôm đó, hình như đã trở nên một việc rõ ràng đối với anh, anh sẽ đi một mình - Nhưng thấy em đương gà gật, anh không nói gì về chuyện ấy và chỉ hỏi:
- Cô bằng lòng chứ?
Trong giấc ngủ chập chờn, Ma-sa hiểu rằng câu hỏi đó dính đến Xin-xốp, nhưng chị không muốn và không thể nói chuyện đó ngay với cả anh mình vào lúc này. Chị giả vờ ngủ lại, ngoảnh đầu và vùi hơi thở ấm vào lòng bàn tay to và cứng của anh, để bên cạnh gối. Dăm phút sau, chị ngủ thật.
Ác-tê-mi-ép nhẹ nhàng rút tay ra, đứng dậy và đi về phía cửa sổ - Cửa sổ buồng anh ngủ mở ra phía sân, đây là chiếc cửa sổ duy nhất của ngôi nhà nhìn ra phố. Những khung kính rung khe khẽ, pháo binh người ngựa kéo đi rậm rịch ngoài phố.
Ác-tê-mi-ép nhìn về phía em, thấy Ma-sa ngủ say, anh kéo rèm và để mở một cánh cửa sổ. Tất cả âm thanh giờ phút này vang đến tai anh: lệnh chỉ huy, tiếng sắt móng ngựa va vào mặt đường tia lửa bắn lên như mưa, tiếng bánh lộc cộc quay nặng nề. Đội ngũ pháo binh như dài vô tận trong những phố vắng đêm hôm khuya khoắt. Mặt trăng tiến nhanh trong những áng mây, và đường phố, lúc sáng, lúc chìm trong tối, ầm ã tiếng động của những cỗ pháo lăn trên mặt đường và âm vang ngắn của những lệnh chỉ huy, có một cái gì vừa vui, vừa rờn rợn, vừa trang trọng, cùng một lúc.
Bạn Chiến Đấu Bạn Chiến Đấu - Công-Stăng-Tanh Xi-Mô-Nốp Bạn Chiến Đấu