Sự khác biệt giữa người thành công và những người khác không nằm ở chỗ thiếu sức mạnh, thiếu kiến thức, mà là ở chỗ thiếu ý chí.

Vince Lambardi

 
 
 
 
 
Tác giả: Đức Hoàng
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: tieutung
Upload bìa: tieutung
Số chương: 5
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1569 / 58
Cập nhật: 2017-05-20 08:51:15 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 3
.
Tôi lại nhớ đến chuyện này.
Năm 1999, bằng một chiếc máy ảnh
“bẫy” chờ trong rừng, WWF phát hiện ra
tê giác Java ở rừng quốc gia Cát Tiên.
Ngày ấy, các chuyên gia của WWF khẳng
định rằng có thể còn tới hơn tám con tê
giác sống trong khu rừng. Giới tự nhiên
học xôn xao: đấy là giống tê giác quý
hiếm nhất thế giới.
Nhưng rồi sau một thập kỷ, người ta
chẳng còn biết trong rừng Cát Tiên còn
lại bao nhiêu con tê giác. Chỉ biết rằng
chắc chắn số lượng đã giảm.
Có quá nhiều thứ mà con người tạo ra
ảnh hưởng đến đời sống của chúng.
Người ta xây đường qua rừng, người ta
định cư luôn trong rừng, người ta khai
thác lâm sản. Các chuyên gia bảo: tê giác
không sinh sản được vì stress.
Ban quản lý rừng nói rằng hiện còn “ba
đến năm con”, nhưng tôi tự hỏi rằng liệu
tê giác Java có thực sự còn trong khu
rừng ấy. Bây giờ, cứ mỗi lần bàn đến tê
giác Java ở Việt Nam, người ta lại lấy
những tấm ảnh mà WWF đã chụp cách
đây một thập kỷ ra như một minh chứng.
Không có tấm ảnh nào được chụp thêm
để khẳng định số lượng tê giác nữa. Như
một ký ức mơ hồ. Người ta tự thuyết
phục mình rằng nó vẫn đang tồn tại vì nó
đã từng tồn tại. Có khi nó đã mất đi từ
lâu rồi.
Trong lòng tôi dường như cũng có những
thứ đã biến mất như thế. Tôi chỉ còn biết
chắc rằng mình đã thực sự sở hữu tâm
trạng ấy, suy nghĩ ấy, từ lâu lắm, như là
một bức ảnh chụp và được lưu giữ cẩn
thận từ hơn mười năm về trước mà thôi.
Bây giờ, nó còn trong tôi hay không,
không thể biết được. Tôi nhìn vào lòng
mình mà như một người đứng trước khu
rừng nguyên sinh: âm u và rậm rạp, có
muôn vàn những thứ tối ám và rêu mốc
bám rễ trong ấy, lại có cả những con
đường và sự hỗn loạn mà xã hội đầy bi
kịch của loài người mang tới, không thể
tìm ra điều mình thực sự
muốn tìm.
Đấy là lòng yêu thương. Những bức ảnh
lưu trong tâm trí tôi nói rằng cũng đã có
thời là một cậu bé có trái tim ấm áp lắm.
Tôi nhớ rằng ngày ấy, mình đã rất thích
một cô bé cùng lớp. Bạn cũng thích tôi.
Cứ mỗi sáng, bạn đi bộ ra khỏi nhà rồi
đến đầu phố, tôi đã đứng chờ ở đấy cùng
chiếc xe đạp của mình. Tôi đưa bạn đi
học, rồi đến chiều lại đưa về, và gặm
nhấm niềm vui nho nhỏ ấy với một niềm
vui thú bất tận. Có lần chúng tôi đã bí
mật cầm tay nhau khi đứng cạnh trong
buổi chào cờ đầu tuần. Tim tôi khi ấy đã
như nổ tung vì vui sướng.
Tôi cũng nhớ có một lần, khi tôi và bạn
đang đi cùng nhau trong một buổi trưa
nắng tháng Tư, hai chúng tôi cùng nhìn
thấy một cô bé đang loay hoay với chiếc
xe đạp tuột xích trên vỉa hè. Không có ai
giúp em cả. Tôi đã đắn đo đi qua một
đoạn, rồi bạn nói rằng thấy em bé khổ
thân quá. Tôi quay lại và mất nửa tiếng
để lắp lại xích xe cho cô bé kia, tay lấm
lem dầu mỡ. Tôi đã rất áy náy vì phải để
bạn nhắc mới quyết định quay xe quay
lại giúp người ta. Bây giờ, những khi tôi
giúp đỡ một ai đó ngẫu nhiên nhìn thấy
trên đường phố, hình như cũng chỉ để cố
chụp lại những bức ảnh ngày cũ trong
tâm trí mình. Những con tê giác Java
không biết còn sống hay đã chết lâu rồi.
Ngày ấy tôi cũng hay cười, và tất nhiên
là tôi vẫn còn có một gia đình hạnh phúc.
Giờ thì tôi đang nằm đây, giữa căn phòng
trống của mình, ngửa mặt lên nhìn ngón
trỏ của mình cử động vô thức. Tôi còn
không biết phải nghĩ gì. Tôi đã trở thành
một cái máy, hay tôi vẫn bình thường, vì
mọi con người xung quanh tôi đều đang
làm những cử động vô thức theo thói
quen, chẳng ai khác ai?
Tôi quyết định sẽ bắn ông ta ngay trước
cổng trường của cô con gái.
Ngày thường, chỉ có tài xế và vệ sĩ đưa
cô bé đi học, nhưng ông đưa đón cô vào
mỗi ngày thứ Sáu hàng tuần, đều đặn. Đó
là địa điểm thuận lợi nhất. Tôi sẽ đứng
trong căn phòng khách sạn đã dùng để
theo dõi cô bé mà bắn. Sẽ không ai phát
hiện ra, vì khách sạn cách ngôi trường
đến hơn một ki lô mét theo đường chim
bay, còn ngăn bởi hai dãy nhà thấp và
một con phố. Tôi đã tập bắn ở một vùng
đồi ngoại ô trong hai ngày. Ở khoảng
cách này, độ chệch của viên đạn so với
đích ngắm chỉ là vài phân. Bề
ngang của đầu người lớn hơn mười
centimet.
Một buổi chiều thứ Sáu, tôi kê súng lên
cửa sổ, ghé mắt nhìn toàn cảnh ngôi
trường qua ống ngắm. Tôi ngắm khuôn
mặt cô bé qua cửa sổ lớp học, rồi lại di
chuyển nòng súng, chỉnh thước ngắm,
nhìn những tán bằng lăng đã lên màu tím
ngắt dưới sân trường. Mười giờ sáng,
phố vắng người qua, màu của nắng và
màu của hoa bằng lăng làm thành một
không gian đẹp và yên tĩnh đến êm dịu.
Tôi cứ đứng như thế một tiếng đồng hồ,
khi nhìn cô bé, khi nhìn những tán bằng
lăng, khi nhìn sân bóng rổ với những
người trẻ đang chơi đùa, có lúc chừng 5
phút, tôi còn quan sát khuôn mặt của
người bảo vệ đang trầm ngâm trong căn
phòng trước cổng trường. Tôi đã tìm
được vị trí thoáng đãng mà khi đối tượng
của mình di chuyển đến đấy, tôi sẽ bắn
ông.
Mười một rưỡi, chiếc Bentley đã đỗ
trước cổng trường. Cô gái nhỏ tung tăng
chạy băng qua sân trường về phía người
bố. Ông đã đứng trước cổng trường, tay
khẽ giơ lên chuẩn bị tư thế để ôm con gái
mình. Tôi đặt ngón trỏ lên cò súng.
Tôi không bóp cò được. Động tác ấy, tôi
đã làm thành thục suốt gần mười năm.
Bây giờ tôi không làm được mà không
hiểu tại sao.
Cô bé đã đi vào trong ống ngắm. Tôi vẫn
di chuyển nòng súng bám theo hai bố con
khi họ đi bộ về phía chiếc xe. Cô bé
đang kể cho cha mình một chuyện gì đó.
Có thể là một lời cầu xin, vì ông bố đang
ngửa mặt lên trời, nhíu mày lại, làm bộ
như suy nghĩ. Cô bé cứ níu tay ông mà
lay lay, vẻ mặt phụng phịu. Cô bé xinh
đẹp quá. Tôi sắp phải phá hủy cái thế
giới thơ ngây ấy, giết chết bố em ngay
trước mặt em. Máu sẽ bắn lên khuôn mặt
xinh xắn ấy, và cô bé sẽ hét lên, thế giới
bình yên của em sẽ vỡ tan như một vụ
nổ hạt nhân, chỉ còn lại nỗi đau và sự
hận thù.
Những người mà tôi từng giết, tôi chỉ đối
mặt với một mình họ thôi, mang trong
đầu sự mặc định rằng đây là một người
không còn cần thiết trên cõi đời này nữa.
Sự tồn tại của hắn ta chống lại ông chủ,
lợi ích của tôi hay những người mà tôi
gọi là anh em. Tôi chưa bao giờ có ý
thức rằng những người ấy, hay là những
khối thịt mềm nhũn sau khi tôi bóp cò ấy,
cũng có một đời sống rất bình thường: họ
là chồng của một ai đó, cha của một đứa
trẻ nào đó, họ cũng ngồi xem TV sau bữa
cơm và có thể là dạy con học bài, họ
cũng đưa vợ đi shopping, cũng thăm mẹ
bị cao huyết áp đang nằm viện và cũng
đứng trước bàn thờ cha mà khóc sụt sùi
trong lễ
giỗ đầu…
Nhưng tôi vẫn bóp cò. Nghiến răng lại,
gắng chặt đứt dòng suy nghĩ
đang chi phối mình, tôi kéo ngón trỏ.
Một tiếng động rất khẽ vang lên từ
ống giảm thanh, và viên đạn bay đi.
Năm giây sau tôi mở mắt ra. Lúc ấy tôi
mới nhận ra rằng mình đã nhắm mắt trong
lúc bóp cò. Tôi đưa ống ngắm tìm lại vị
trí của hai bố con. Ông ta vẫn chưa chết.
Tôi đã quá xúc động và lệch nòng súng.
Viên đạn chỉ xuyên qua cánh tay ông.
Ông ta đang ôm cánh tay, chạy lại căn
phòng bảo vệ
bằng kính tìm chỗ nấp. Tôi giật mình với
ý nghĩ rằng lúc ấy ông đang quàng tay
qua người cô bé. Tôi rời khẩu súng,
luống cuống lấy ống nhòm của mình lia
xuống tìm vết tích của cô bé trong đám
đông hỗn loạn.
Viên đạn đã không chạm đến em. Hai tay
vệ sĩ đang che cho em quay trở về phía
chiếc xe. Bây giờ thì tôi hiểu tại sao ông
bố không quay về nấp sau chiếc xe, vốn
ở gần mình hơn, mà chạy về phía phòng
bảo vệ. Ông không muốn con gái mình
phải nhận một viên đạn lạc. Khi tôi định
thần lại, ông đã chui vào chỗ nấp của
mình. Cuộc ám sát đã thất bại.
Lúc ấy, tôi đã tự trách mình. Tôi đã trở
nên quá mềm yếu. Tôi đã không cho phép
mình có một chút cảm xúc nào trong suốt
hơn mười năm về
trước. Chỉ là một công việc, chỉ là sự tồn
tại - tôi đã tự nhủ với mình như
thế không biết bao nhiêu lần. Tôi không
hiểu tại sao, và cũng không thể
tưởng tượng rằng sau này, suy nghĩ ấy rồi
sẽ tạo ra những biến chuyển vô cùng lớn.
Tôi gặp ông chủ ở sân tennis sáng hôm
sau. Ông đang ngồi một mình, quan sát
người phụ nữ trung niên hành hạ thằng bé
nhặt bóng để học cho bằng được thú chơi
tân thời của mình. Tôi chào Hiệp, nhưng
không dám ngồi xuống ngay, cứ đứng đấy
chừng năm phút. Ông ngước lên, nhìn tôi
một hồi lâu rồi cười.
“Không thể tin được, thằng Davydenko
còn chưa bao giờ qua được tứ
kết Australia mở rộng”
“Nadal không có duyên khi gặp
Davydenko chú ạ, hai trận chung kết
trước cũng toàn thua 2 set trắng”
Ông lại cười. Kiểu cười rất đặc trưng,
như là chỉ cử động cơ mặt một cách
nhuần nhuyễn thôi, tiếng phát ra nửa
giống “hừ”, nửa giống “hì”, khiến người
ta bối rối rằng ông đang mỉa mai khinh bỉ
hay thực sự cười vui, để rồi lại càng
kính sợ trước uy quyền của ông hơn.
“Bây giờ thì chính tôi là người đang bị
chĩa súng vào đầu ông biết không? Làm
sao nó không đoán được là ai đạo diễn?”
- ông gào lên, đạp đổ chiếc bàn trước
mặt. Người phụ nữ trong sân bối rối nhìn
ra, thằng bé nhặt bóng thì vẫn cắm cúi
chạy theo quả bóng mà bà vừa đánh, nó
không xa lạ gì những cảnh này.
Tôi cũng không xa lạ gì thái độ ấy, nên
im lặng chờ đợi. Tôi biết rằng ông chẳng
mất tin tưởng gì ở tôi. Ông hiểu rằng một
sơ suất là điều hoàn toàn có thể xảy ra,
nhất là khi viên đạn cũng chỉ đi chệch
mục tiêu mấy chục centimet. Nhưng ông
cần thể hiện một chút quyền lực, dù biết
rằng tôi chẳng hề sợ hãi. Chúng tôi đã
quá hiểu nhau.
“Hai ngày. Tớ sẽ giấu mình hai ngày.
Cậu giải quyết cho xong chuyện này.
Bằng mọi giá”.
Câu chuyện kết thúc ở đấy. Tôi ra xe và
đi về nhà mình. Trên đường về, tôi bỗng
nhiên cảm thấy mình thật buồn cười vì đã
yếu đuối. Tôi nhớ có lần, Hiệp khoe với
tôi một lọ penecilin đựng một loại thuốc
không màu, không mùi vị. Cậu hớn hở
nói rằng chỉ cần dốc lọ thuốc ấy vào
nước uống, con gái uống vào sẽ không
còn biết gì nữa, nước cứ ứa ra và mong
muốn được thỏa mãn sẽ đẩy lên cực
điểm. Bất cứ người đàn ông nào có mặt
lúc ấy, chỉ cần chủ động một chút thôi là
sẽ chiếm được cô ta. “Anh hiểu không?”
- Hiệp lúc nào cũng kết thúc một câu nói
bằng cái câu hỏi vô thức ấy, phát âm
theo một giọng rất buồn cười. Bây giờ thì
tôi mới hiểu. Tôi tưởng tượng ra kịch
bản về một ông giám đốc đã quá ngũ
tuần, bụng đã tròn căng vì bia, đầu óc đã
chán ngán những ả gái gọi sặc mùi son
phấn.
Chỉ cần một lọ thuốc ấy thôi, thêm một
cái lý do công việc trời ơi nữa, có khi
ông ta sẽ chiếm được một cô nhân viên
trẻ trung chất phác vừa mới ra trường
nào. Cô gái sẽ thức dậy trong phòng
khách sạn, thấy bên cạnh mình có một cái
phong bì đựng tiền và một lá thư xin lỗi,
rằng chú đã say quá, chú không làm chủ
được mình. Có thể câu chuyện sẽ chấm
dứt ngay sau lần ấy, có thể nó sẽ là cớ để
có những cuộc thỏa mãn khác. Rồi cô gái
sẽ phải nói dối người yêu, cũng là một
chàng trai chất phác mới ra trường, đang
cố gắng làm việc như một con bò để đủ
tiền xây dựng hạnh phúc cho cả hai. Cô
ta sẽ trườn ra khỏi chăn, với lấy điện
thoại, nén những tiếng kêu để trả lời
người yêu rằng em đang bận làm báo
cáo, không đi ăn trưa được đâu, còn ông
giám đốc ở dưới vẫn đang hẩy mông
điên dại. Rồi chàng trai kia, một ngày sẽ
đọc được một tin nhắn, sẽ đến gặp với ý
định đánh ông giám đốc, nhưng rồi lại
được cho xem một đoạn băng quay hay
những tấm hình khiến anh ta muốn mình
chết đi.
Tôi chẳng xem nhiều phim truyền hình
quá. Cuộc sống đã tạo ra đầy rẫy những
kịch bản như thế, nghe đã đến nhàm tai.
Nó bình thường lắm, bởi một thằng đàn
ông bình thường nhất trong xã hội này
cũng có thể tự nghĩ
ra cho mình một kịch bản tương tự. Chỉ
có điều anh ta dám làm và tìm được chỗ
mua thuốc mà không hay thôi. Có bao
nhiêu ông giám đốc bỗng dưng cảm thấy
đũng quần mình quá chật trong một buổi
phỏng vấn tuyển nhân viên?
Và tôi tự hỏi rằng việc giết người và
việc tạo ra hai con người như thế, có gì
khác nhau? Sẽ chỉ khác khi đứng trước
vành móng ngựa. Có khi việc tôi bắn vào
đầu một người, còn nhẹ nhàng hơn việc
ông giám đốc chìa những tấm hình cho
chàng trai xem. Họ đã thường xuyên tạo
ra cho nhau những tâm trạng còn tồi tệ
hơn cái chết. Họ chiếm đất của nông dân,
đẩy bao nhiêu con người bò ra trên mặt
đất để liếm từng miếng ăn rơi vãi. Họ
buôn bán ma túy, khiến bao nhiêu bà mẹ
ngửa cổ lên trời than rằng thà con mình
chết đi. Họ bán sữa giả, làm bao nhiêu
đứa trẻ tàn phế. Nhiều lắm. Tôi dường
như đã quá sòng phẳng trong việc phán
xét mình.
Căn nhà của người bạn ông chủ được
bảo vệ rất kỹ. Ba mặt là nhà, mặt còn lại,
nhìn ra phố, được che chắn bởi những
bức tường cao gần ba mét.
Trong nhà còn nuôi hai con chó lai to.
Khuôn viên rất rộng nhưng không có chỗ
ẩn nấp ngay cả khi đã trèo được vào. Tôi
đã đứng theo dõi trước cửa nhà trong
suốt một ngày. Ông ta không đi ra khỏi
nhà, cô con gái thậm chí cũng không đi
học nữa. Có lẽ ông cũng đã ra thời hạn
cho một sát thủ nào đó “giải quyết cho
xong chuyện này khi tôi giấu mình”.
Chỉ có một cách duy nhất để vào căn nhà
ấy: đi qua cửa chính. Trong nhà lúc này
hình như có 5 hoặc 6 người bảo vệ, đầy
đủ súng. Tôi chỉ đếm được từng ấy qua
cánh cổng sắt dày sau một ngày nấp bên
kia phố quan sát. Có thể còn nhiều hơn,
nhưng tôi chẳng còn lựa chọn nào.
Buổi tối, tôi đến trước cổng và bấm
chuông. Từ loa phát ra một giọng hỏi rất
dè chừng. Tôi nói rằng mình đến để đưa
thư theo lệnh của bạn ông chủ. Người kia
hỏi rằng tại sao lại phải chuyển tận nơi
mà không thể gọi điện thoại. Tôi nói rằng
điện thoại của ông chủ tôi đã bị công an
theo dõi rồi. Tôi đột nhiên nghĩ đến công
an một vài phút trước, hi vọng rằng nói
như thế có thể khiến ông ta nghĩ rằng
chính công an là những người đã dựng
lên vụ ám sát, mà bớt dè chừng đi.
Cánh cổng sắt nặng nề mở ra. Tôi leo lên
xe và lái vào trong. Hai khẩu súng ngắn
đã để sẵn trong tầm tay ở ghế bên. Khi
tôi dừng xe trước cửa nhà, có hai người
đang đứng trên bậc cửa. Cả hai tiến lại
gần xe tôi, một người còn cố tình vén áo
lên để lộ súng như một lời đe dọa. Rất
nhanh, tôi với lấy súng bắn xuyên qua
kính xe vào đầu cả hai khi họ tiến lại đủ
gần.
Không có tiếng động. Khi tôi bước ra,
một người khác đang giữ xích của con
chó khổng lồ trong góc vườn mới nhận ra
rằng bạn mình đã gục. Tôi giơ súng lên
bắn nốt anh ta và con chó. Vẫn không có
tiếng động nào, chỉ
là tiếng ngã rất nhẹ lên thảm cỏ mềm. Tôi
nhét cả hai khẩu súng vào túi áo
, đi vòng ra sau nhà rồi mở cửa bước
vào, bên trong có một người đang lăm
lăm khẩu AK. Anh ta giật mình quay lại.
Tôi giơ súng lên và bóp cò ngay khi
nòng nâng đến yết hầu anh ta.
Tôi đi qua bếp để vào phòng khách. Sẽ
nhanh thôi. Tôi sẽ bắn tất cả
những người trên đường đi của mình cho
đến lúc giết được ông ta và đi ra.
Tôi đã thuyết phục mình làm việc ấy với
một thái độ cương quyết, không nửa giây
đắn đo, cho dù có rất nhiều lúc hình ảnh
cô bé mười tám xinh như thiên thần kia
choán lấy đầu óc. Tôi hiểu rằng chỉ cần
lặp lại việc chần chừ ấy một lần nữa,
chính tôi sẽ chết. Tôi sẽ bước vào phòng
khách, ông ta ngồi ở bàn chờ đợi người
đưa tin, tôi bắn, và câu chuyện này kết
thúc.
Đúng là ông ta đang ngồi trên bàn.
Nhưng cô gái cũng đang ở đó. Cô vừa
mang một ly café cho bố mình, vẫn đang
đứng cạnh bàn. Tôi đã giơ
súng lên, nhưng cứ đứng đấy, không thể
bóp cò. Khuôn mặt ấy, đôi mắt ấy, cái
vành tai ấy, những hình ảnh hòa quyện lại
thành một mũi dùi đâm thẳng vào lòng
tôi. Tôi không rõ tại sao, không lý giải
được não bộ mình đã xử lý hình ảnh cô
bé như thế nào, nhưng đột nhiên tôi thấy
đau quặn. Tôi nghiến răng, tôi nhắm mắt
lại, nhưng vẫn không thể bóp cò.
Ông bố vớ lấy chiếc đèn chân cao ngay
cạnh ghế sa lông lao về phía tôi. Rất
nhanh, như phản xạ của một kẻ đã mấy
mươi năm lăn lộn trong giang hồ. Sau
một cú đập, khẩu súng trên tay tôi văng
đi. Tôi túm được cái chân đèn trong nhát
quật thứ hai, nhưng đã kịp thấy một cơn
đau buốt ở
cánh tay phải. Tôi giơ chân đạp vào bụng
ông ta, nhưng lại bị túm lấy. Cả
hai chúng tôi ngã ra, túm lấy nhau lăn
trên sàn. Không phải là một cuộc đánh
nhau tay đôi bình thường mà tôi đã luôn
chiếm lợi thế từ khi bước qua tuổi mười
tám nữa. Ông ta không khỏe, nhưng quá
nhiều kinh nghiệm.
Cánh tay vẫn còn bị thương vì phát súng
của tôi, nhưng lực tỳ của nó lên ngực tôi
vẫn mạnh một cách đáng sợ. Đấy là sức
mạnh tạo thành từ bản năng sống của một
con người. Nó phi lý đến mức sẽ chẳng
ai hiểu, nếu chưa từng ở trong những tình
huống tôi và người đàn ông ấy từng trải
qua.
Rồi tôi nghe thấy tiếng cô bé quát lên.
Tôi ngước lên thì đã thấy khẩu súng chĩa
về hướng mình. Bây giờ tôi mới nhìn
thấy rõ sự căm giận trong đôi mắt ấy.
Không phải là sự căm giận bình thường
nữa, mà nó toát lên một ngọn lửa hận thù
bừng bừng cháy. Tôi chưa bao giờ thấy
đôi mắt nào đáng sợ như thế, ngay cả
trên khuôn mặt của những kẻ thù đã mất
một cánh tay, cố dốc chút sức lực còn lại
lao về phía tôi với con dao đầy máu.
Tôi buông ông ta ra, nhắm mắt lại, sẵn
sàng đón nhận cái chết. Cũng nhẹ
nhàng thôi, điều này trước sau gì cũng
xảy ra. Cái chết, tôi đã nhìn thấy nó từ
khi bắt đầu công việc của mình, và cũng
chẳng luyến tiếc cuộc đời đủ
nhiều để cảm thấy sợ hãi.
Lại một tiếng rít rất nhẹ vang lên từ ống
giảm thanh, rồi tôi cảm thấy khuôn mặt
của mình đầy máu. Tôi không thấy đau ở
đâu cả, chỉ cảm nhận được máu đang
chảy thành dòng trên mặt. Hình như là
năm hay sáu giây, tôi vẫn không cảm
nhận được sự thay đổi nào trong cơ thể,
chỉ thấy những giọt máu vẫn đang trôi
chậm chạp xuống cằm. Rồi tôi mở mắt
ra. Người đàn ông bên cạnh tôi đã chết,
viên đạn đi xuyên qua mắt ông ta và đi ra
gáy, làm thành một vết đỏ dài bắn tóe ra
trên tấm thảm Ba Tư. Ông ta đã chết.
Tôi quay đầu lại phía cô gái. Cô ta đang
đưa súng vào miệng mình. Đấy không
phải là một vụ bắn nhầm, vì cô đã chẳng
thèm đoái hoài đến tôi sau khi nổ súng.
Cô ta đã giết cha mình và đang muốn tự
sát.
Tôi chẳng kịp suy nghĩ gì, vùng dậy
cướp khẩu súng của cô gái, túm chặt lấy
tay cô ta và lôi ra xe. Trên đường ra, tôi
gặp một vệ sĩ đang ngơ
ngác đứng trước xác của anh em mình.
Có lẽ anh ta vừa ngủ dậy. Tôi bắn rất
nhanh, rồi nhét cô gái đang chống cự
quyết liệt vào cốp xe.
Aquarius Hay Là Chuyện Dân Gian Ở Thời Đại Chúng Ta Aquarius Hay Là Chuyện Dân Gian Ở Thời Đại Chúng Ta - Đức Hoàng Aquarius Hay Là Chuyện Dân Gian Ở Thời Đại Chúng Ta