Dịp may ưu ái những ai can đảm

Publius Terence

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Mai Phương
Số chương: 10
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 7636 / 11
Cập nhật: 2016-06-09 04:33:21 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 2
nh Mai giật mình vì ngôi nhà đang yên bỗng Hoàn, ba bé Ta Nô quát to:
– Đã nói được thì chắc chắn phải được. Cô cãi lời tôi là có chuyện đó.
Tiếp theo giọng Hoàn là giọng chua loét của Tuyết, mẹ thằng bé:
– Chưa thấy ai thủ đoạn như anh. Anh chả ưa gì mẹ con tôi, nhưng anh sẵn sàng lợi dụng họ nếu có cơ hội.
– Đó không phải lợi dụng, cô đừng quá lời. Tốt nhất là im lặng, tôi làm gì mặc tôi:
Ánh Mai nghe tiếng xô mạnh cửa, tiếng xe rồ lên giận dữ rồi tiếng thằng nhóc Ta Nô rụt rè bên tai:
– Ba mẹ cãi nhau đó cô... Con ghét ba mẹ.
Ánh Mai kéo nó vào lòng:
– Không được nói như vậy.
Vì như vậy là không ngoan chớ gì. Con không cần được khen ngoan. Vì ngoan ba và mẹ cũng có chơi với con đâu.
Ánh Mai không biết nói sao với Ta Nô, cô đành đánh trống lảng:
Rồi ba mẹ sẽ chơi với con. Còn bây giờ chúng ta sẽ học bài tiếp.
Ta Nô lắc đầu:
– Con không học. Bà ngoại và cậu Thắng sẽ nói tiếng Việt với con.
Ánh Mai nhìn nó:
Con học tiếng Anh đế biết chớ đâu phải để nói chuyện với bà ngoại. Nào, đọc theo cô Ta Nô nhăn nhó:
– Con không đọc... không đọc.
Rồi nó lăn ra đất nằm vạ. Ánh Mai ngao ngán nhìn. Cô cũng chả có tâm trạng dạy, bảo sao Ta Nô có tâm trạng học. Thằng nhóc già trước tuổi buồn nhiều hơn vui ấy bắt đầu kiếm chuyện rồi đấy.
Kéo tay Mai, nó yêu cầu:
– Mở máy tính cho con chơi...
Ánh Mai lắc đầu:
– Lúc đi học về, cô đã cho con chơi rồi.
Con muốn chơi nữa.
Ánh Mai cương quyết:
– Không được. Chơi nhiều sẽ hại mắt.
– Con không sợ. Ba nói trước sau gì người ta cũng chết, chơi cho sướng rồi chết.
Mai suýt bật cười vì những lời của Ta Nô:
Nhưng cô đã kịp nghiêm lại. Cô không biết ba mẹ thằng bé nghĩ gì khi nghe con mình nói thế, nhưng riêng Ánh Mai, cô chợt hiểu hơn cuộc sống gấp hiện đại của ba mẹ Ta Nô, Họ sống vì bản thân, cho bản thân nhiều hơn cho gia đình.
Tuyết bước ra với cái váy khá ngắn, với gương mặt nhiều phấn nhưng đăm chiêu thấy rõ.
Chị chưa nói câu nào, Ta Nô đã giẫy đành đạch:
– Mẹ đi nữa hả? Hông chịu đâu!
Tuyết dỗ dành:
– Ngoan, lúc về mẹ mua Lego xếp hình cho con.
– Không thèm!
– Mẹ mua đĩa trò chơi mới nhé!
– Không. Mẹ ở nhà hà.
Tuyết nhăn mặt nạt:
– Im đi! Mẹ phải đi. Con có cô Mai là đủ rồi. Thiếu gì đứa con nít phải ở một mình với chuột. Con mà khóc mẹ bao cô Mai về để con ở với... chuột đó.
Ta Nô không im. Nó gào to hơn khi mẹ nó bước ra sân. Ánh Mai cũng không buồn dỗ. Cô mệt lắm rồi. Suốt ngày nay cô làm không hết việc ở công ty, lẽ ra giờ này cô được nghỉ ngơi thì cô phải dạy dỗ Ta Nô.
Điều khiến Ánh Mai oải nhất là cô dỗ nhiều hơn dạy. Làm gia sư như cô dễ tồn thọ lắm. Thấy Mai chả thèm quan tâm tới mình, Ta Nô càng rống to. Bà Chín từ nhà bếp lạch bạch chạy lên.
Mặt đầy ngạc nhiên, bà hỏi:
– Ủa, sao cháu không dỗ nó?
Ánh Mai bức bối:
– Cháu chịu hết sức rồi. Ba mẹ nó cứ giao khoán nó thế này, sớm muộn gì cháu cũng xin nghỉ thôi:
Bà Chín nói:
– Mẹ Ta Nô ra sân bay đón bà ngoại và cậu nó, chớ không phải đi chơi, cháu có thương thằng nhỏ thì thương cho trót.
Ánh Mai ngạc nhiên:
– Ủa! Sao cháu nghe nói tuần sau bác ấy mới về mà dì Chín?
– Lại thay đổi nữa rồi. Ba mẹ Ta Nô cũng vì chuyện này mà gây nhau, rất cuộc thằng nhỏ là nạn nhân. Nó bị khủng hoảng quá đâm ra ghét ba mẹ mình.
Ánh Mai nuốt tiếng thở dài, cô lấy khăn lau mặt cho Ta Nô rồi nhỏ nhẹ bảo:
– Ngoan! Một lát bà ngoại về thể nào cũng có đồ chơi cho con.
Bà Chín ậm ự:
Ngoại nó chắc không về đây đâu.
Ánh Mai buột miệng:
– Chả lẽ anh Hoàn hẹp hòi đến thế?
– Cậu ta ghét mẹ vợ chớ không phải hẹp hòi. Ngày xưa ngoại thằng Ta Nô chê cậu Hoàn nghèo, không xứng làm chồng cô Tuyết.
Bời vậy dù bây giờ đã lấy nhau có một mặt con rồi, cậu Hoàn vẫn còn hận mẹ vợ.
Ánh Mai tò mò:
– Bác ấy không ở đây thì ở đâu?
– Ôi dào! Có tiền ở đâu chẳng được.
Ánh Mai nhìn Ta Nô lủi thủi ngồi xếp Logo một mình mà tội. Có tiền mua gì cũng được, trừ hạnh phúc.
Bà Chín chép miệng:
– Nếu có một đứa em, chắc thằng nhỏ đỡ buồn hơn.
Ánh Mai gặt đầu đồng tình, rồi cô lại nghĩ khác. Nếu có một đứa em, anh em Ta Nô sẽ nhân đôi nỗi buồn.
Chuông ngoài cổng reng. Bà Chín nhíu nhíu mày:
– Ai thế nhỉ?
Vừa lẩm bẩm bà vừa đi ra sân, Ánh Mai vỗ vỗ trán. Cô thật sự mệt mỏi nên xuống bếp rứa mặt cho tỉnh táo. Nhìn mình trong gương cô cố mỉm cười. Ngay lúc đó, cố nghe ồn ào ngoài phòng khách.
Bước ra, Ánh Mai đụng ngay một gã đàn ông. Gã mang dáng vẻ một người vừa đi xa về, nhưng trên tay lại chả có món hành lý nào. Gã ta đang nói chuyện với bà Chín nhưng mắt lại hướng về Ánh Mai. Đôi mắt của gã vừa lạnh vừa soi mói khiến cô hết sức bối rối.
Đan những ngón tay vào nhau, Mai khẽ gật đầu chào gã người lạ.
Bà Chín nói với Ánh Mai:
– Là cậu Thắng, em của cô Tuyết. Còn cô Mai đây là cô giáo của Ta Nô.
Thắng nheo mắt:
Chào cô giáo.
Ánh Mai không ngăn được tò mò:
– Bác gái không về với anh sao?
Thắng cười cười:
– Tôi về nước lâu rồi nhưng hôm nay mới tới Sài Gòn vì còn mãi rong chơi từ Hà Nội vào tận đây. Bữa nay má tôi sẽ về, tôi mà không xuất hiện chắc khó sống với bà cụ.
– Bà Chín hỏi:
– Hôm rày cậu ở đâu?
– Nhà trọ, chung với bạn bè. Vừa vui, vừa tự do, vừa không phiền ai.
Bà Chín chắc lưỡi.
– Vậy mà cô Tuyết đâu có biết.
Thắng ngồi xuống salon:
– Chị ấy biết làm gì cho mệt à, dì làm ơn cho tôi xin ly nước.
Bà Chín khựng lại rồi giả lả:
– Chà! Tôi sơ ý quá. Xin lỗi cậu nghen.
Mải 1o chuyện mà quên nước nôi.
Ánh Mai lúng túng nói:
– Để tôi đưa Ta Nô ra chào anh.
Thắng kêu lên:
– Đừng bỏ tôi một mình như vậy chớ.
– Nào! Ngồi xuống đây cô giáo.
Rồi anh cất giọng gọi to:
– Ta Nô ơi... Ta Nô à?
Thắng vừa dứt lời, Ánh Mai để nghe tiếng chân lạch bạch của Ta Nô. Nó chạy ra đứng cạnh cô và nhìn Thắng như nhìn người ngoài hành tinh.
Ánh Mai nhỏ nhẹ bảo:
– Đây là cậu Thắng, em của mẹ. Con chào cậu Thắng đi Ta Nô.
Ta Nô cộc lốc:
– Không quen, không chào.
Nhìn nó lạch bạch chạy trở vào, Ánh Mai nóng mặt vì ngượng. Dẫu gì cô cũng mang tiếng là cô giáo của nó. Có học trò... mất dạy như thế đúng là ê ẩm.
Cũng may đúng lúc bà Chín bưng nước ra. Bà lắc đầu nói đỡ hộ Mai:
– Cái thằng hết sức nói.
Thắng tỉnh bơ bênh vực thằng cháu:
– Trẻ con là vậy, nó sống rất thật. Ngày xưa còn bé, tôi nhớ mình cũng từng nói thế và ăn đòn là điều đương nhiên.
Ánh Mai ngập ngừng:
– Anh uống nước đi ạ.
Thắng bưng ly lên uống một hơi y như người từ lâu không được uống nước.
Nhìn đồng hồ, anh nói:
Giờ này chắc má tôi đã tới sân bay, làm thủ tục hải quan này nọ chắc ít nhất cũng cả tiếng nữa mới về tới nhà.
Bà Chín thắc mắc:
– Sao cậu không đi đón bác?
– Để chị Tuyết đón hay hơn tôi.
Ánh Mai nhìn Thắng:
Xin phép anh, tôi vào với Ta Nô Thắng có vẻ giễu cợt:
– Ôi! Tôi không dám. Cô giáo cứ tự nhiên.
Vào phòng của Ta Nô, Ánh Mai nghiêm mặt hỏi:
– Sao con không chào cậu Thắng?
Thằng bé làm thinh. Mai nói tiếp:
– Vậy là không ngoan, cô không thương đâu. Bắt đầu ngày mai, cô không đến đây dạy con nữa.
Ta Nô máy móc vòng tay lại:
– Con xin lỗi cô.
Mai hất mặt lên:
– Con ra xin lỗi cậu Thắng ấy.
Ta Nô lắc đầu:
– Con hổng quen cậu Thắng.
Ánh Mai cao giọng:
– Sao lại không quen. Mẹ con vẫn nhắc đến bà ngoại và cậu Thắng mà. Con phải chào hỏi, nói chuyện với cậu, từ từ con mới quen chớ. Nào! Đi với cô ra chào cậu.
Ta Nô xụ mặt tỏ ý không thích. Ánh Mai vỗ về:
– Có cô bên cạnh, con không phải sợ.
Thằng nhóc bước một cách miễn cưỡng khiến Ánh Mai thấy ngại cho Thắng và lo cho mình. Nhỡ nó giở chứng, cô sẽ phải ê mặt lần nữa. Nhưng Ta Nô đã không làm thế, nó lễ phép vòng tay thưa cậu trông thật ngoan hiền.
Thắng vò đầu thằng bé, giọng hóm hỉnh:
– Phải công nhận cô giáo Mai tài thật.
Kéo Ta Nô ngồi vào lòng, Thắng nói:
– Cậu có quà cho con, nhưng cậu gởi bà ngoại, lát nữa ngoại về sẽ đưa cho con.
Ta Nô hỏi tới:
– Cậu mua gì cho con vậy?
Thắng hấp háy mắt:
– Lego. Mẹ Tuyết nói con rất thích lắp ráp. Cậu đã đóng nguyên một thùng to. Con tha hồ ráp nhóc ạ.
Ta Nô nhe răng cười:
– Con cám ơn cậu.
Ánh Mai cũng cười. Cô bắt gặp ánh mắt của Thắng. Anh đang nhìn cô và tủm tỉm.
Bỗng dưng Mai đỏ mặt, cô lảng đi.
– Anh Thắng có vẻ thích trẻ con nhỉ!
Thắng nói:
– Vì tôi vốn là một đứa trẻ con to xác, mà trẻ con chỉ thích trẻ con thôi.
Giọng anh chợt trầm xuống:
– Khi rời Việt Nam, tôi đã để lại tuổi thơ của mình, sang xứ người tôi trở thành người khác, già cỗi, lìa đời, nhưng lúc nào cũng hụt hẫng, thiếu một điều gì đó thuộc về tâm linh...
Ánh Mai tò mò:
– Đó là gì? Anh đã tìm ra chưa?
Thắng không trả lời, anh kể:
– Tôi thường có những giấc mơ. Trong mơ tôi thấy mình đi học, một trường trung học nối tiếng ơ Sài Gòn, nhưng tôi toàn đi trễ, nên cố đạp xe thật nhanh.
Khô nỗi, tôi chưa bao giờ đến lớp được vì cứ mơ giữa chừng tôi lại giật mình thức giấc trong nuối tiếc. Nửa tháng trời ở Việt Nam, tôi cũng mơ. Trong mơ tôi cũng đạp xe đi học. Hạnh phúc sao tôi không bị đi trễ, vào lớp tôi gặp thầy cô, bạn bè với những gương mặt tơ non, thời niên thiếu. Khi thức giấc, tôi có cảm giác được giải thoát. Tôi rất thanh thản.
Ánh Mai gật gù:
– Điều đó có nghĩa khi về Việt Nam, anh đã tìm lại được chính mình ngày xưa?
– Có lẽ đúng vậy!
Chúc mừng anh. Nhưng tôi có hơi tò mò, không biết trong những gương mặt tơ non thời niên thiếu mà anh gặp trong mơ, cớ bao nhiêu là gương mặt con gái nhỉ?
Thắng so vai:
– Nhiều lắm! Kể không hết được.
– Anh đã gặp lại họ ngoài đời chưa?
Có gặp một vài người, khỗ nỗi tôi và họ đều thành những kẻ xa lạ cả rồi.
Ánh Mai ngạc nhiên:
– Sao lại như thế? Hay tại họ là những người anh không thân?
Thắng nhìn Mai và trầm giọng:
– Chắc vậy. Có những người mình quen biết rất nhiều năm nhưng họ lại chăng để lại chút ấn tượng nào. Trái lại, có người mới gặp mà tưởng như đã thân thiết từ kiếp nào.
Ánh Mai chớp mi. Cô không cho là Thắng nhấn nhu gì với mình, nhưng lòng cô chợt lâng lâng, thích thú.
Ta Nô ngoan ngoãn ngồi trong lòng Thắng, nó không tỏ vẻ gì xa lạ với anh như biểu hiện lúc nãy của nó. Tội nghiệp, thằng bé thiếu tình cảm họ hàng cứ tròn xoe mắt nhìn và nghe Mai trò chuyện với Thắng.
– Thì ra anh sống ở nước ngoài đã hơn mười năm, đây là chuyến về quê đầu tiên của anh, nên Thắng ít nhiều có bỡ ngỡ.
Ánh Mai nhận xét:
– Anh không có vẻ gì là Việt kiều hết.
Thắng hóm hỉnh:
– Thế nào mới giống một Việt kiều?
Mai ngập ngừng:
– Tôi không giải thích hay miêu tả được.
Nhưng những Việt kiều tôi đã gặp không giống anh, ít ra ở cách:
''à há!'' và ''OK'' của họ.
Thắng hấp háy mắt:
– Mai gặp nhiều Việt kiều lắm sao?
Ánh Mai hồn nhiên:
– Chỉ vài người thôi. Họ là chỗ quen biết với ông chú của ba tôi.
Thắng so vai kiêu hãnh:
– Vì vậy họ không giống tôi là đúng rồi.
Tôi thuộc tầng lớp khác kìa.
Ánh Mai buột miệng:
– Đó là điều anh tự hào à?
Thắng bình thản:
– Tự hào về bản thân đồng nghĩa với tự đào hố chôn mình. Tôi đâu muốn chết kiều ủ như vậy.
Cúi xuống nhìn Ta Nô, Thắng nói:
– Chà! Cu cậu ngáy khò khò rồi. Chả biết tại nó dễ ngủ hay tại vì tôi và cô giáo đã ru ngu nó nữa.
Ánh Mai vội vàng:
– Để tôi bế Ta Nô vào phòng.
Thắng nhẹ nhàng:
– Để cho tôi.
Rồi anh từ từ bế Ta Nô đứng dậy, Ánh Mai đi trước. Cố dọn sơ lại giường ngủ, vuốt tấm nệm cho thẳng trước khi Thắng đặt Ta Nô xuống.
Thắng kéo mền đắp cho thằng bé.
Trẻ con, đứa nào cũng như thiên thần.
Đến lúc là người lớn, lắm khi thiên thần lại thành ác qủy.
Ánh Mai im lặng, cô không hiểu sao Thắng lại nói thế. Hiện tại anh ta là người lớn. Vậy người lớn đó đang là hiện thân của thiên thần hay ác quỷ?
Nhìn đồng hồ, Ánh Mai xin phép về. Hồn cô cứ bay bổng khi Thắng ngọt ngào nói. Nhất định chúng ta sẽ còn gặp lại.
Gặp lại để làm gì khi từ đầu hai đã nhận ra giữa cô và Thắng là một khoảng cách thật to về không gian và tầng lớp xã hội.
Dừng xe ngay cổng, Ánh Mai nhấn kèn hai hồi cửa mới mở.
Thấy Ánh Minh, cô hỏi ngay:
– Ba đâu?
Ánh Minh trả lời:
– Đi với ông chú rồi. Nghe đâu ông chủ đi đón Việt kiều, bà sui tương lai ấy.
Ánh Mai tò mò:
– Chị Nghi lấy chồng hay anh cưới vợ Việt kiều vậy?
Ánh Minh cao giọng:
– Đương nhiên là chị Nghi lấy Việt kiều rồi.
– Ủa! chị không biết gì sao?
Mai ngạc nhiên:
– Biết gì?
– Thì đó! Sui gia của ông chủ là bà ngoại thằng,Ta Nô, học trò cưng của chị đó.
Ánh Mai thảng thốt:
– Thật hả? Ai nói với em vậy?
– Dì Am chứ ai. Bộ mẹ Ta Nô không kể gì về chuyện này cho chị nghe sao?
Tự nhiên Ánh Mai bực giọng:
– Không! Bà ấy làm gì có thời gian.
Dựng xe ngoài sân, Ánh Mai không vào nhà mình:
Cô ngồi xuống bậc tam cấp của ngôi nhà lớn cùa gia đình ông Yên. Nhửng tam cấp này ở phía sau bếp dẫn xuống sân sau, tới khu nhà kho mà bây giờ ca nhà Ánh Mai tá túc.
Những bậc tam cấp ấy như một ranh giới phân chia sự cao thấp, sang hèn.
Nó cho Mai biết cô muốn vào ngôi nhà lớn ấy thì chỉ lên đi bằng cửa sau, và phải bước từ sân lên chứ không được đi cửa trước. Chuyện đó cũng bình thường như gia đình cô khi vào hay ra khỏi biệt thự này, cũng phải sử dụng công phụ ở bên hông rào chớ không được đi lối cổng chính.
Từ khi dời về đây, Ánh Mai chỉ một lần vào trong nhà ông Yên. Đó là ngày đầu đọn tới chị em cô vào chào ông bà chu, rồi thôi.
Ánh Mai không quan tâm đến những người sang trọng sống trong đó, vậy mà bây giờ bỗng dưng cô muốn biết thật nhiều về gia đình ông chú Yên, nhất là về chị Xuân Nghi.
Ánh Mai ngập ngừng.
– Chị Nghi có thích anh chàng đó không?
– Đương nhiên là thích rồi. Không chị thích gã đó mà bà Nghi còn thích đi nước ngoài nữa. Lấy Việt kiều đê đi nước ngoài là điều bà Nghi luôn mơ.
Ánh Mai kêu lên:
– Vậy thì đâu phải là yêu.
Ánh Minh ngạc nhiên:
– Sao bữa nay chị có hứng thú với chuyện yêu đương của người khác vậy?
Ánh Mai nhìn lên trời và cố kiếm một vì sao, cô nói:
– Chị ngẫm chuyện đời ấy mà. Bà Xuân Nghi lấy anh chàng đó với mục đích đi nước ngoài, còn anh ta lấy chị Nghi với mục đích Ánh Minh tài khôn:
– Mục đích có được một cô vợ chớ gì nữa.
Bộ chị tưởng ơ nước ngoài muốn cưới một cô gái Việt Nam dễ lắm sao?
Ánh Mai im lặng một vài giây sau cô lại thắc mắc:
– Không biết họ đã biết nhau chưa nhỉ?
Minh liếc bà chị mình:
– Chị nghĩ đi đâu vậy? Gia đình hai bên quen nhau, thậm chí là chỗ thâm tình, sao họ lại không biết nhau? Nghe đâu hồi xưa họ là hạn học.
Ánh Mai chợt nhếch môi khi nhớ tới những lời của Thắng lúc nãy. Chắng biết Xuân Nghi có nằm trong danh sách những cô bạn gái tơ non thời niên thiếu đã trớ thành những ké xa lạ với anh không?
– Mà sao cô lại thắc mắc nhỉ? Chuyện người ta không liên quan tới cô, không liên quan một chút nào hết. Ánh Mai thật viễn vông khi tin vào lời có cánh cua Thắng. Lúc anh ngọt ngào nói:
''Nhất định chúng ta sẽ còn gặp 1ạí'.
Dĩ nhiên cô và anh sẽ gặp lại. Nhưng với những thông tin Mai vửa nghe, cô không mong ngày trùng lai hội ngộ ấy chút nào. Đứng dậy, Ánh Mai vào nhà để mặc một mình Ánh Minh thơ thần ngoài sân. Cô nghe con nho hát một tình khúc cua Ngô Thụy Miên. Giọng hát Ánh Minh nhè nhẹ, êm dềm.
Dường như con bé đang mơ mộng. Chắc chắn con bé hát về một anh chàng nào đó. Không biết chàng ta đang ở đâu mà đê tiếng hát cua Ánh Minh tan vào bóng đêm nhạt nhòa.
Bỗng dưng Mai nhớ tới những hạt dẻ cho cô bé lọ lem.
– Ước gì cô có những hạt dê thần kỳ ấy nhỉ?
􀃌 􀃌 􀃌 Đang cho gạo vào nồi cơm điện, Ánh Minh giật thót người khi nghe bà Uyên gọi tên mình bằng giọng hốt hoảng.
Đặt vội nồi cơm lên bàn, cô chạy ra sân và thấy bà Uyên đứng ở cửa bếp, réo vọng xuống.
Bà Uyển lấp ba lắp bắp:
– Mau...mau lên đây giúp bác một tay.
Lại chuyện gì đây? Sau sự cố lần đó, Minh lất sợ mỗi khi nghe bà Uyền gọi mình. Dĩ nhiên Minh đã chuẩn bị mọi lý do để từ chối nếu bà Uyển nhờ cô theo làm cận vệ cho bà đi bắt ghen lần nữa, nhưng Minh vẫn lo ngay ngáy trong lòng. Cô sợ mình không đủ sức để từ chối một người như bà Uyển.
Bà Uyển hồn hển thơ:
– Anh... Cường té... xỉu trong nhà tắm. Con... con phụ bác dìu anh vào giường.
Ánh Minh hết hồn:
– Vâng... Vâng...
Ba chân bốn cẳng, Minh leo vun vút lên lầu, bà Uyển ráng sức leo theo cô.
Tới căn phòng đang mơ cửa, Minh nhào vào đại. Cô hăm hớ lao vô tận nhà tắm và đứng chết sưng ngay ngưỡng cửa khi thấy Cường ngồi tựa vào vách, trên người chỉ có chiếc slip nho xíu.
– Chúa ơi! Ánh Minh dội ngược ra, mặt đỏ bừng vì xấu hổ.
Bà Uyển đẩy cô vào:
– Mau đỡ anh Cường đứng lên với bác.
Ánh Minh vuốt mặt bước đến bên Cường.
Mắt nhắm lại, cô nắm vai anh lắc mạnh nhưng Cường không có chút phàn ứng nào.
Bà Uyên liền... chỉ đạo:
Con xốc nách anh Cường, kéo anh đứng Ánh Minh đành bấm bụng làm theo.
Cô ngồi xuống choàng tay Cường qua vai mình rồi cùng bà Uyển cố hết sức nâng anh lên.
Cường to, cao hơn Minh cá một cái đầu, nên cô vất vả vô cùng môi vục anh lên nổi. Hai bác cháu ì à ì ạch mới vừa đỡ vừa lôi Cường ra tới giường.
Buông tay cho Cường té bịch xuống nệm, Ánh Minh lại nhắm mắt, mím môi phụ bà Uyển đặt Cường nằm ngay ngắn trên giường rồi lấy mềm đắp kín người anh lại.
Bà Uyển cuống quýt sờ nắn tay chân cậu quý tử:
– Trời ơi! Không biết nó bị làm sao đây nữa. Sao người nó lạnh ngắt thế này?
Minh ơi! Anh Cường chết rồi phải không con?
Ánh Minh nổi da gà khi nghe bà Uyên thều thào như thế. Cô sợ lắm nhưng vẫn lấy hết can đảm kéo mền xuống và áp mặt lên ngực Cường. Tim anh chàng vẫn đập khỏe.
Lúc này Minh mới ngửi thấy mùi rượu. Chắc chắn Cường quá say nên mới dẫn tới tình trạng té khi vào nhà tắm. Đúng là...đáng ghét.
Minh kêu lén đầy ấm ức:
– Anh Cường say rượu bác ơi.
– Bác biết. Những lần trước nó say đâu té ra đất như vầy. Lỡ... nghẹt thở là chết như chơi.
Dứt lời, bà lay mạnh Cường. Anh vẫn nằm im không cực quậy.
Bà Uyên lại rối rít:
Người... thằng bé lạnh ngắt. Phải xoa dầu cho anh, con ạ. Nó chết mất thôi Ánh Minh rối lên theo bà. Bỏ mặc cô với thằng bé trên giường, bà Uyên tất tả chạy đi tìm đâu.
Còn lại một mình, Ánh Minh mới dám nhìn kỹ Cường. Rõ ràng anh chàng đang ngủ vì say. Nhưng nếu Cường ngã trong phòng tắm người lại trần trùi trụi, khả năng anh ngủ giấc nghìn thu rất cao, Minh từng nghe ba mình kể ông có người bạn chết vì say rượu ngã trong buồng tắm mà người nhà không ai hay.
Thật kinh khung nếu gã hiêu gia này chết vì lý do tương tự bạn của ba Ánh Minh.
Bất giác cô lại áp mặt lên ngực Cường đến xem tim anh còn hay đã ngừng đập.
– Mô phật! Vẫn chưa sao! Ánh Minh rờ bàn chân lạnh toát cua Cường. Rồi không ngăn thói nghịch ngợm, cô lấy tay cù nhẹ vào lòng bàn chân Cường. Anh chàng bỗng rụt chân vào và tiêp tục nằm im.
– Trời đất ạ! Có khi nào nãy giờ Cường giả vờ không? Người Minh nóng ran lén vì ngượng. Mím môi, cô véo mạnh hết sức vào bắp tay anh, vừa véo cô vừa nghiến răng day mạnh hai ngón tay cho bõ ghét.
Cô xuất chiêu này đúng là lợi hại. Đang nằm ngay đó, Cường bỗng mở mắt ra to:
– Ui! Đau quá!
Hết hồn, Minh buông tay ra và đứng thụt lùi.
Mắt lờ đờ nhướng lên rồi khép lại, Cường làu bàu:
– Để người ta ngủ mà...
Dứt lời, anh chàng tiếp tục nằm im. Ánh Minh thở phào nhẹ nhõm. Gã cọp ăn bảy ngày không hết này dễ gì chết. Tội nghiệp bác Uyển cứ lo xạ khiến Minh phải rơi vào thế chắng đặng đừng.
Càng nghĩ, Minh càng tức, đã tức thì phải trả thù. Một lần nữa, cô mím môi kéo vào Cường lại ré kêu đau nhưng mắt vẫn mờ không lên.
– Đáng đời? Ánh Minh thấy hả hê hết sức.
Cô nghe tiếng bà Uyển sau lưng:
Dầu xanh đây con.
– Vừa nói, bà vừa kéo cao mền lên để thò hai chân Cường ra. Thấy Minh cứ ngần ngừ, bà Uyển báo:
– Xoa dầu vào lòng bàn chân anh đi con...
– Làm như bác vậy nè.
Minh đành ngoan ngoãn:
– Vâng.
Ánh Minh cổ tình xoa thật nhẹ, nhẹ như cù lét khiến Cường rút chân về theo phản xạ khi bị nhột.
Cô liền nói:
– Anh Cường không chịu bác ơi!
Bà Uyên nghiêm giọng:
– Mặc nó! Con cứ làm theo lời bác bảo.
Bà càu nhàu:
– Uống rượu cho cố vào. Thật khổ!
Ánh Minh đành xoa xoa, bóp bóp cho vừa lòng bà Uyển. Thừa lúc bà không để ý, Minh nghiên ráng véo mạnh vào bắp vế non cua Cường liên tục hai ba cái.
Anh chàng ré lên:
– Á! Đau!
Ánh Minh lật đật thưa:
– Anh Cường tỉnh rồi. Con về thôi bác ơi!
Không đợi bà Uyển nói lời nào, cô hay ba bốn bậc thang xuống dưới đất và chạy ào về nhà.
– Hú vía! Trong đời mình lần đầu Ánh Minh hiểu thế nào là thoát nạn. Ngồi xuống ghế, Minh đưa tay lên ngưc và nghe tim đập thình thịch. Cô hồi hộp chờ nhưng bà Uyển đà không réo cô nữa. Chắc... lão trời đánh ấy đã ôn rồi.
Ánh Minh rót một ly nước và uống một hơi xả xui. Bữa nay cô đúng là xui tận mạng. Đầu óc Minh toàn những chuyện liên quan tới Cường, cô không sao học bài nổi.
Ủê oải đứng dậy, Minh tiếp tục công việc dở dang lúc nãy. Cô nấu cơm trưa và thắc mắc không hiếu Cường uống rượu lúc nào mà mới mười giờ sáng đã ngã lăn quay vì say lượu Cường đâu giống người mê nhậu nhẹt, trái lại anh thích chơi thê thao hơn ở Cường toát lên vê năng động, nhanh nhẹn và mạnh mẽ cũa một vận động viên. Thân thể anh cao, to rắn chắc.
Bỗng dưng Ánh Minh nóng bừng cả mặt.
Cô nhớ hình ảnh Cường trong nhà tắm, nhớ tới lúc cô phải ì ạch lôi anh lên giường mà tức cô tức cả bà Uyên nữa. Lẽ ra bà không nên kéo cô trong trường hợp này. Mà tức cũng đâu làm được gì. Tốt hơn hết là quên phứt chuyện xui xẻo này đi.
Mơ tập, học bài, Ánh Minh cố đọc to tập trung tư tương nhưng chưa được mấy câu thì chuông gọi cổng reo. Ánh Minh đành kéo lê dép ra mơ cửa.
Khách là một cô gái chạy chiếc Spacy trắng đeo khâu trang kín mít khiến Ánh Minh không biết là ai.
Lúc Minh còn đang ngập ngừng, cô gái đã cất giọng lo lắng:
– Nè! Cậu Cường thế nào rồi?
Minh nhận ra ngay:
– À, bác sĩ Bạch Diệp. Mời bác sĩ vào.
Bạch Diệp phóng thắng xe vào săn, miệng tiếp tục hỏi vội Cường.
Ánh Minh trả lời:
Anh Cường đang ngủ.
Diệp kêu lên:
– Sao lại ngủ? Lúc náy bác Uyển báo với tốt anh Cường bị ngất mà?
Dựng chống xe, cơi khấu trang, Bạch Diệp hất hàm:
– Dẫn tôi tới phòng anh Cường.
Ánh Minh hết sức khó chịu vì kiểu ra lệnh đó. Cô cộc lốc:
– Anh Cường ở trên lầu. Chị cứ lên đó là gặp.
Dứt lời, Ánh Minh đóng mạnh cánh cửa sắt và te te về nhà mình. Cô không chút cảm tình với bác sĩ Bạch Diệp. Bữa nay Minh càng thấy ghét Bạch Diệp hơn. Cô ta luôn tỏ vẻ mình là người quan trọng. Hôm ở bệnh viện đã thế, bây giờ càng rõ nét.
Ngồi nhìn quyển vơ, Ánh Minh buồn so.
Cô không thích ganh tỵ, nhưng dường như cô đang ganh tỵ với bác sĩ Bạch Diệp. Chi ấy có nghề nghiệp, có địa vị hẳn hoi chứ đâu lôm cốm như Ánh Minh.
Chị Diệp xứng với anh Cường, xứng lắm kìa. Nuốt nghẹn xong, Ánh Minh cố học bài đế khỏi phải nghĩ vấn vơ tôi những điều cô cần quên. Ánh Minh cố đọc to và nghe giọng mình lạ hoắc.
Cuối cùng cũng tới lúc Bạch Diệp về, cùng bước ra sân với Diệp là bà Uyển.
Với giọng ngọt ngào xời lời, bà Uyển bao Bạch Diệp phải thường ghé nhà chơi.
Minh thấy bác sĩ Diệp cười tít mất vì thích.
Thay vì tự mình mơ cống, bà Uyên lại quay người, về phía nhà Minh và gọi cô rõ to ỉ Ánh Minh miễn cưỡng đi ra, bà Uyên bảo:
Mở cổng cho bác sĩ Diệp hộ bác. Minh lễ phép:
– Vâng.
Bạch Diệp ném vào Minh cái nhìn khinh khỉnh:
Nhà có sẵn người thế này cũng đỡ bác nhỉ! Lỡ gặp chuyện là có người để sai bảo.
Bà Uyên có ve hãnh diện:
– Đúng vậy. Bác nhờ con bé Minh nhiều lắm đó. Chị Nghi và Cường đi suốt ngày, may 1à bác có Ánh Minh bên cạnh, nếu không thì buồn chết. Con bé được việc lắm.
Bạch Diệp đeo khẩu trang vào:
– Cháu về đây:
Bác vào xem anh Cường hộ cháu ạ.
Ánh Minh khịt mũi. Chà! Cô ta nói cứ như... lão Cường là của riêng cô ta không? Cười thầm trong bụng Minh mơ rộng cổng để Diệp phóng xe ra cho rồi.
Nhưng Bạch Diệp không rồ ga phóng vút đi như Minh tương, cô ta chạy chậm rồi dừng xe trước mặt Minh.
Với gương mặt ẩn sau khẩu trang chỉ còn chừa đôi mắt, Diệp đanh giọng:
– Nè! Đừng kiếm cớ quanh quấn bên anh Cường nghen. Liệu nhìn lại mình đi. Hừ. Đề đũa móc mà chòi mâm son. Trong mắt Cường, em chi là đầy tớ thôi.
Nhớ đó?
Lúc Ánh Minh còn đang sững sờ, Bạch Diệp đã phóng vút đi. Minh chớp mi,cô đứng như trời trồng một hồi mới đóng mạnh cửa lại – Sao Bạch Diệp lại hạ mình nói những lời xúc phạm người khác nhỉ? Chắc cô ta ghen.
– Nhưng sao lại ghen với Ánh Minh? Đúng là hàm hề, dễ ghét. Bạch Diệp là người lớn, cô ta nói thế không sợ Minh coi thường sao.
Thấy bà Uyển vẫn còn ngoài sân, Ánh Minh buột miệng:
– Bác sĩ Diệp là người yêu của anh Cường phải không bác?
Bà Uyển tươi cười khoe:
– Còn hơn thế nữa. Con dâu tương lai của bác dó. Cô dâu bác sĩ thật không gì bằng phải không Minh?
Rồi bà lắc đầu:
– Cái thằng buồn cười thật. Lúc Bạch Diệp đo huyết áp cho nó, nó cứ nhè tên con mà gọi. Đã vậy nó còn bào con đừng nhéo nó nữa chớ. Người này đo huyết áo mà cứ tưởng người nọ nhéo mình. Đúng là say xin. Hà hà!
Ánh Minh đỏ mặt, lòng thầm rủa Cường.
Anh nhầm 1ẫn như thế bảo sao Bạch Diệp không hầm hừ với Minh. Anh gọi tên cô nghĩa là lúc đó dù mắt nhắm như chết nhưng Cường vẫn còn đủ sức nhận ra Minh, điều đó cũng có nghĩa anh ta biết ai đã đỡ anh ta từ nhà tắm ra giường.
Ôi trời! Thật là qúa đáng.
Minh chạy vội vào nhà và vái trời bà Uyển sẽ không gọi mình thêm lần nào nữa.
Trao Về Em Trao Về Em - Trần Thị Bảo Châu Trao Về Em