Người khôn ngoan nhất không phải là người gặt hái được nhiều thành công, mà là người biết biến thất bại thành những lợi thế nhất định.

Richard R. Grant

 
 
 
 
 
Tác giả: Đoàn Giỏi
Biên tập: Nguyen Thanh Binh
Upload bìa: Dung Nguyen
Số chương: 5
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2828 / 40
Cập nhật: 2016-03-17 13:46:11 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chim Bay Trên Trời Hà Nội
ởi thi sĩ T. Giáo sư văn học ở Sài Gòn.
Từ lúc ngồi trong lều cỏ ở chiến khu Đồng Tháp Mười viết bài thơ Trăng mùa tháng Tám gởi bạn, đến nay dễ có trên hai mươi năm rồi... Bài thơ đăng trên tờ báo kháng chiến đã lâu, thật ra tôi ít có há vọng là nó đến với bạn giữa Sài Gòn tạm chiếm được. Cho đến một chiều nọ, tình cờ ghé vào trạm liên lạc quen bên bờ kênh Nguyễn Văn Tiếp, lục trong đống thư từ nhàu rách gởi về khu, may sao tôi đã tìm thấy hồi âm....
Ngày bạn ra đi không trở lại Lòng trai tiu nghỉu chí tung hoành! Gió chẳng về trên lầu Yên Tử Vì sao thưa thớt cái Đề oanh? Đêm qua sao lạc bên bờ suối Mà vắng đường chim... Ráng đỏ nhuốm hồng mặt giấy tìm đến tay tôi, từng cơn gió Tháp Mười mỗi lúc thổi tới khiến trang giấy rung phần phật như một con bướm to sáng màu chấp chới muốn bay lên, và những cánh chim giăng hàng trên bầu trời hoàng hôn châu thổ Cửu Long vẫn nối bóng nhau bay lướt trên tờ thư phúc đáp của bạn. Giữa hai trăm câu dài mang tâm sự một Tư Mã Giang Châu bị đầy nơi đất trích, mấy dòng đau trên của bạn cứ rưng rưng trong mắt tôi. Thương không cùng mà cũng giận xiết bao. Có phải hồi quang từ mặt nước dòng kênh làm xót mắt tôi không, mà tôi cứ đưa tay lên dụi mãi? "ôi, cái gì đã ngăn cách chúng ta? Nếu không phải tự ta?"
Chiều nay, giữa thủ đô Hà Nội, ngẩng trông những bầy chim vần vũ như những đám mây nối nhau bay về phương Nam, tôi lại nghĩ và nhớ đến bạn. Phải nói rằng năm nào cũng vậy, lúc Hà Nội sắp vào đông, hồ như thấy những bầy chim sáo đen sáo xám từ Xi- bê- ri bay tránh rét về qua trên bầu trời thủ đô, nghe tiếng kêu rộn rã và tiếng quạt cánh vù vù của chúng là tôi cứ nghĩ ngay rằng những con chim này nay mai, trên đường còn tiến sâu mãi về Nam rồi chúng sẽ bay qua Sài Gòn, qua nơi mái nhà bạn ở...
Nhớ năm khởi nghĩa Nam Kỳ bốn mươi, đang đêm cò quận nhì vào trường bắt Võ Công Danh (con Võ Công Tồn ở Chợ Lớn) cũng là năm chúng ta chia tay nhau ở Lá- xê- um Nguyễn Văn Khuê. Hồi đó bạn thường nói với tôi về "những cái hay, cái đẹp của một thế giới đại đồng" giữa lúc đêm đêm tiếng xe máy dầu trí súng liên thanh chạy tuần tiễu nổ máy inh tai và tiếng xích sắt của đoàn xe thiết giáp nghiến rung mặt đường Kit- sơ- ne, ngay dưới lầu ngủ chúng ta. Trong quyển Dédicases của tôi, bạn đã viết: "Bạn lòng một cánh hoa tim, ngày nao xa cách cánh chim giang hồ..." Chúng ta đã cùng sống những giờ phút buồn vui, đã học chung dưới một mái trường nhưng giờ đây mỗi cánh chim xưa bay về một hướng khác nhau... Tôi cứ lang thang trên đường Nam Bộ, trông vời những con chim xứ lạnh bay tìm ánh nắng, miên man nghĩ về một tình bạn cũ mà tới ga Hàng Cỏ lúc nào không hay. Chợt gặp Tô Hoài và Vân An ngồi trong quán bia đầu ga. (Vân An tức Nguyễn Vạn An, đồng hương Tây Ninh với bạn ấy mà). Nghe tôi nói chuyện chim và nhắc bạn, An vỗ đùi đánh đét:
- Hồi ta thắng lớn ở Điện Biên Phủ, T. có vào chiến khu Tây Ninh tìm mình. Cùng đi với một số trí thức. Nằm ở chiêu đãi sở khá lâu, không gặp mình, nó lại trở về Sài Gòn.
An chép miệng:
- Rủi quá, lúc đó mình đi học miền Tây. Trên đường về, chưa về kịp!
- Tao tưởng gặp mày hay không gặp mày, đâu phải là nguyên cớ chính.
An nhấc mục kỉnh lên, hấp háy mắt:
- Biết đâu đấy! Biết đâu đấy! Tô Hoài ngồi lặng lẽ xoay xoay cốc bia trong tay, mỉm cười như không mỉm cười.
Anh nói:
- Nhân Đoàn Giỏi gợi về chim, mình kể cho các cậu nghe chuyện này. Đâu khoảng năm 37 hay 40 gì đó, có một người nông dân ở Mỹ Tho bắn được một con chim. à không phải bắn, thổi bằng ống xì đồng. Con chim nó mang chiếc vòng kềnh nhỏ nơi chân, khắc bốn chữ CCCP. Anh thấy lạ, mang chim đi trình cẩm. Cẩm là cò trong đó mà. Thằng cò thấy bốn chữ CCCP, hoảng quá, thu xác con chim chết gửi về Sài Gòn báo cáo. Còn anh nông dân đi trình chim kia thì bị tống vào tù. Con chim đó, Pháp để vào viện bảo tàng...
Bỗng dưng ba người cùng nín lặng. Tôi cúi nhìn những giọt rượu bia rung rung trong lòng cốc, như bị lay động vì âm vang huyên náo của giờ phút có những đoàn tàu kéo còi chuyển bánh. T. ơi! Tôi rất hiểu lòng bạn. Vì gia biến "Từ buổi thành đô thất thủ rồi" năm 46- 47 bạn đã trở về Sài Gòn tạm chiếm đi dạy học, viết sách viết báo, bạn chẳng đã phơi bày tâm sự mình trên tờ V.B hồi đó đấy ư?...
Nắng sớm mưa chiều chẳng đổi thay
Hồn này thệ chẳng bán cho ai
Từ khi cất bút làm thơ dại
Giọng thép thương pha tiếng thở dài...
Bây giờ thì bạn Sống ra sao giữa Sài Gòn? (Tôi viết chữ Sống hoa với tất cả mọi nghĩa hàm xúc của nó). Bạn Sống ra sao, giữa bọn Mỹ hung rợ và vô văn hóa, giữa bọn Thiêu- Kỳ- Hương tay sai bán nước bò lê la dưới gót giày xâm lược Mỹ tìm đớp đô- la? Nhưng có điều tôi biết và tin chắc là tấm lòng yêu nước của bạn, dù trong hoàn cảnh nào cũng vẫn "Nhất phiến băng tâm tại ngọc hồ".
o O o
Từ Hà Nội trái tim đất nước, tôi lại ngồi viết về Sài Gòn cho T. lần nữa đây. Nhớ chăng, ngày niên thiếu mỗi khi đọc ấn phẩm của Nguyễn Tuân là trong hai ta đứa nào cũng thấy lồng lộng nổi lên một trận gió giang hồ? Mà nơi chúng ta thèm đi, khao khát tới trước nhất là thủ đô Hà Nội! Tôi vào Hà Nội tháng mười 54 sau năm tiếp quản thủ đô mươi ngày trên chiếc tàu Gaạcogne mang tên vịnh biển sóng gió nhất châu âu. Rời Cap ạt. Jacques tôi đã chịu đựng một cơn bão dữ dội kéo dài gần năm sáu ngày liền, trước khi đặt chân lên đất Bắc. Khi xe vào ngã tư Vọng, tôi bồi hồi nghĩ đến bạn và không ghìm được xúc cảm, buột miệng kêu lên: "T. ơi, giờ thì mình tới Hà Nội rồi nhé!" Đâu là gác Khuê Văn xưa? Đâu là Bích Câu? Đường hương nào đã đưa Tú Uyên gặp gỡ Giáng Kiều? Nơi nào bóng rùa vàng hiện lên dâng báu kiếm cho người anh hùng áo vải đất Lam Sơn?... Xe đưa tôi qua những phố phường của Thăng Long xưa hiện dần ra trong quang cảnh một Hà Nội điêu tàn bị đập phá, cạy gỡ, đến những cây liễu thướt tha bên hồ Gươm cũng bị chặt cụt trước khi bại quân Pháp rút lui, một Hà Nội giải phóng hiện dần ra với những gương mặt cười của người dân thủ đô vừa mới lau xong nước mắt.
Sông Hồng ơi! Giông bão chẳng thay màu Rùa thần thoại vẫn nhô lưng đội tháp Chùa Một Cột đổ trên đầu giặc Pháp Lại nở xòe trọn vẹn đóa hoa sen... Mười bốn năm qua, Hà Nội giờ đây đã thay da đổi thịt, đã cao, đã lớn, đã dài rộng thêm ra. Một thành phố ăn chơi, tiêu thụ, khi tôi vào hãy còn bừa bãi vỏ đồ hộp chiến tranh và các thứ vỏ chai rượu mạnh vất chỏng chơ trên khắp lề đường đã biến đi, một trung tâm sản xuất mới và văn hóa mới hiện lên với tất cả phong thái ôn, nhu và đĩnh đạc của những con người đứng lên làm chủ lấy mình. Suốt thời kỳ giặc Mỹ điên cuồng đánh phá Hà Nội, tôi vẫn không rời thủ đô nửa bước. Những đám cháy đầu tiên do bom giặc gây nên ngày 29 tháng 6 năm 1966 đã đốt lên ngọn lửa căm thù dữ dội trong tất cả người dân Hà Nội. Bom rơi xuống phố Nguyễn Thiệp sau chợ Đồng Xuân, bom ném xuống phố Huế cạnh chợ Hôm, bom nổ xuống Nhật Tân, Phúc Xá, xuống khu Thượng Đình, bom vãi xuống hố sát đền Ngọc Sơn, xuống cầu Long Biên...
Cơ man nào là bom tạ, bom tấn, bom bi và tên lửa bun- pớp Huê Kỳ ào ào vãi xuống Hà Nội, nơi những khu tập trung dân cư đông đảo nhất. Chúng nó huyênh hoang tuyên bố rằng không lực Huê Kỳ trong ba tháng đã oanh kích thôi, đủ đưa miền bắc Việt Nam sống lùi lại thời kỳ đồ đá. Và chúng đã mấm môi mấm lợi dồn sức đánh vào thủ đô Hà Nội, hòng đè bẹp ý chí chống Mỹ cứu nước của toàn thể dân tộc ta. Những thằng giặc cướp ngạo mạn đó, giờ đã phải cụp tai xin ngừng oanh tạc miền Bắc không điều kiện như bạn và cả năm châu bốn biển đều biết đấy. oeớc gì bạn được một chuyến ra chơi Hà Nội và sống với Hà Nội trong những ngày sống động nhất ấy! Mà xem, mà nghĩ về cách Sống và cách Đánh của người Hà Nội. Còi báo động rúc ngày đêm. Tiếng gầm rú như điên của Con Ma, Thần Sấm, Kẻ Đột Nhập... có ngày chúng tấn công Hà Nội sáu bảy trận, mỗi trận ba bốn đợt liền tiếng bom từ các tầng mây cao ào ào rối loạn tuôn xuống, và tiếng pháo cao xạ từ mặt đất thiêng giòn giã tỉnh táo đánh trả lên, các cỡ liên thanh súng trường ran ran khắp các nóc nhà, sân thượng đan thành một lưới lửa dầy đặc, những bựng khói vàng da cam của tên lửa phóng những con rồng lửa đuổi theo bọn giặc bay chạy ngoắt ngoéo trên bầu trời... cùng những chiếc dù vừa bung ra từ những chiếc máy bay giặc bị bắn cháy rừng rực đâm đầu chúc xuống, giữa tiếng hò reo vang dậy của đồng bào thành phố. Lửa dựng. Khói bay. Đất trời mù mịt. ầm ầm, đùng đùng, đinh tai nhức óc là thế. Nhưng khi còi giả an vừa dứt tiếng, là cô tự vệ thủ đô lại rút chiếc mù xoa lụa trắng phau ra lau mồ hôi trán, phủi bụi đất vương trên chiếc áo hoa ngắn tay, vai khoác súng trường, phe phẩy chiếc mũ rơm vàng óng lững thững bước về xí nghiệp sản xuất, vừa đi vừa hát: "Mỗi tấc đất Hà Nội đượm thấm mãi lòng ta". Thật lạ lùng, sau một trận chiến đấu ác liệt mọi sinh hoạt thành phố vẫn như thường. Các quán bia cũng là các nơi khá ồn ã đông vui. Mũ sắt mũ rơm lượn xô như sóng. Tay người cầm cốc bia sóng sánh cứ vung lên, khỏe nhẹ mà nheo mắt cười nhìn lên bầu trời xanh trong yên tĩnh vừa quét sạch những con bọ bay của không lực Hoa Kỳ. Quày bán hoa mậu dịch, hoa hợp tác bên bờ hồ lại tấp nập người chọn hoa, người mua hoa.
Trên công viên, các anh các chị chăm sóc vườn lúi húi đắp gốc lại một cây cảnh, trồng lại một áng cỏ xanh mượt mà vừa bị bom đạn giặc làm xây xát. Và trong những ngày thủ đô chiến đấu đánh Mỹ ác liệt đó, dù rất bận rộn việc quân quốc, thủ tướng Phạm Văn Đồng vẫn đến nói chuyện với anh chị em văn nghệ sĩ, với các giáo sư, các nhà nghiên cứu phê bình văn học về vấn đề bảo vệ sự trong sáng của tiếng nói dân tộc, anh Vũ Ngọc Phan vẫn đôn đáo triệu tập hội nghị thành lập Hội văn nghệ dân gian, Chi hội văn nghệ Hà Nội vẫn triển lãm tranh tượng... Cả văn nghệ sĩ miền Bắc đều tập trung đánh Mỹ. Đánh rất căng, rất dữ. Nhưng vừa đánh Mỹ, anh Tố Hữu vẫn nhớ cụ Nguyễn Du: "Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân, Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều". Anh Xuân Diệu vẫn viết những chùm thơ tình rất mượt, anh Hoài Thanh vẫn giọng trầm trầm phân tích thơ văn Nguyễn Trãi, anh Bảo Định Giang của đất Tháp Mười vẫn nhớ về những em nhỏ xứ đồng sen bạt ngàn: "Giữa lòng Hà Nội đêm không ngủ, Tháng Bảy nghe như nóng xé trời. Giấc mộng đêm qua còn giữ mãi..."
Huy Cận sáng tác thơ cho thiếu nhi, Lưu Trọng Lư vẫn rất trữ tình, Nguyễn Xuân Sanh vừa đi vào không quân vừa viết ca ngợi biển, Chế Lan Viên đến bên mâm pháo đọc cho chiến sĩ nghe về những suy nghĩ mới của mình. Tế Hanh vẫn không nguôi nhớ miền Nam, vẫn hoài vọng Sô- panh, Hoàng Trung Thông vẫn say tiếng đàn và những đoàn ngựa thồ vùng cao Tây Bắc. Anh Nguyễn Đình Thi, Tổng thư ký Hội văn nghệ Việt Nam lại trở về quân đội để vừa viết "Vào lửa", "Mặt trận trên cao" đang diễn ra nóng bỏng vừa tiếp tục viết tiểu thuyết "Vỡ Bờ" tập II mô tả các thời kỳ vận động cách mông trước 45... Hà Nội đánh Mỹ quyết liệt mà cũng rất ung dung với tầm vóc hôm nay, với tầm cao quá khứ của cả một dân tộc, với sự tất thắng của cả nước Việt Nam dân chủ cộng hòa rông ngời chính nghĩa. Giôn- xơn và bọn đầu sỏ chiến tranh ở lầu Năm Góc vừa đỏ mặt tía tai hạ lệnh đánh vào Hà Nội, vừa tái xanh tái xám run sợ, "Chối quanh chối quẩn, nói không có cuộc tấn công nào vào các vùng dân cư Hà Nội và những thiệt hại đó là do tên lửa Bắc Việt gây ra". Chính Harrission Salisbury trợ lý tổng biên tập báo New áork Times đã đến tận Hà Nội (25- 12- 1966), vạch trần bộ mặt kẻ cướp Mỹ chứ không ai. Thằng xua giặc bay tiến công Hà Nội thì sợ dư luận thế giới phản đối, thằng bay vào đánh Hà Nội thì cái sợ của nó càng cụ thể và to lớn hơn nhiều, bởi nó phải đem bổn mông ra bứng các cú đạn tầm cao tầm thấp của Hà Nội nhồi bằng thuốc tống thuốc nổ căm thù nhất. Trước khi bay vào Hà Nội thì đêm ở căn cứ Cò- rạt Thái Lan là những đêm thức trắng không ngủ vì hồi hộp lo sợ, vì uống quá nhiều cà phê thay thuốc an thần. Và từ các hàng không mẫu hạm, những tên giặc bay sừng sỏ nhất cũng đã cúi đầu quỳ trên đường băng để cha tuyên úy ban phước lành của Chúa cho chúng trót lọt trong từng chuyến bay. Nhưng cho đến nay thì 259 máy bay kẻ cướp Mỹ đã bị dân quân Hà Nội đánh tan xác ngay trên bầu trời thủ đô, hoặc vít cổ xuống đồng ruộng ngoại thành, bọn nhảy dù thoát chết thằng thì chúc đầu vào chuồng chồ ở Thụy Khê, đứa lọt tõm giữa hồ Trúc Bạch... để nối thêm vào đoàn tù dây lốc thốc kéo nhau đi giữa đường phố Hà Nội mà phơi bày những bộ mặt ngu, ác Mỹ.
Điều này thì hẳn bạn hiểu rõ hơn tôi. Là giặc Mỹ chạm đến Hà Nội một, thì ở khắp miền Nam nhất là ở Sài Gòn đồng bào và quân đội giải phóng đánh trả chúng đến mười. Cả nước ta và cả thế giới đều hướng về Hà Nội, nức lòng hồ hởi trước từng tin chiến thắng của thủ đô Việt Nam anh hùng. T. ơi! Tổ quốc ta phải đâu là một danh từ trừu tượng hẳn bạn cũng từng giảng cho học sinh, sinh viên của bạn về cái cụ thể con đường ta đi, mái nhà ta ở, người bạn ta yêu... Lòng yêu nước chân chính bao giờ cũng là lòng yêu Tổ quốc độc lập, tự do. Nguyễn Bính hồi kháng chiến trước, ở chung với tôi. Anh vẫn đọc và nhắc T. luôn. Năm 1954, khi mới về tiếp quản thủ đô, Nguyễn Bính và tôi vẫn thường dắt nhau đi chơi trên đường Bà Triệu, những đêm thu ngát dậy mùi hoa sữa. Có lần Nguyễn Bính bảo tôi:
- Mình liên tưởng tới Hà Nội cách đây mười mấy năm về trước. Có những đêm khuya, tôi cũng đã đi một mình trên con đường này. Tôi nện gót giày cho thật kêu nhưng cõi lòng thì lạnh ngắt, nặng chĩu sầu tư. Hồi đó, tôi đương lứa tuổi thanh niên, nhưng hồn tôi thật chẳng bao giờ có bướm bay hoa nở. Tôi từ một tiệm thuốc phiện ra, tôi từ một nhà cô đầu về... hoặc tôi đã đi qua nhà người yêu để nhìn những cánh cửa sổ sơn xanh khép chặt, lòng thổn thức bồi hồi song vẫn biết rằng chẳng bao giờ mình cưới được người mơ ước. Và trong những đêm khuya ấy, tôi đã gặp những tên lính, những tên lính lê dương say rượu, nó nện gót giày mạnh tưởng đến nỗi có thể vỡ cả mặt đường. Tôi sợ hãi, cố ý tránh xa nó, nhưng tôi vẫn ngửi thấy mùi rượu nồng nặc.
Thường thì nó không đi một mình, nó đi với người con gái hoặc nhiều tuổi, hoặc ít tuổi, đó là những gái mãi dâm. Tôi rất sợ anh ạ! Nó có thể cứ việc đánh mình một cái tát nếu nó cao hứng muốn đánh mình một cái tát. Nó có thể rút súng sáu ra bắn chỉ thiên vài phát, hoặc ngắm phía ngay giữa ngực mình để bắn chơi vài phát. Nó vẫn thường làm như thế, mà nó không bị tội, bởi vì nó là lính đế quốc. "Tôi là một nhà thơ, chỉ ca tụng ái tình, hoa tươi và bướm trắng. Tôi là một người rất lương thiện, tôi đi đường nếu gặp một cái gai nhọn, hay một cục đá to, dù vội mấy tôi cũng nhặt bỏ sang vệ đường sợ người khác dẫm phải, vấp phải..."
Vậy mà tôi vẫn phải sợ từ một tên lính Tây say. Tôi thấy bực tức và tủi hổ quá. Tôi đi trên đường Hà Nội, tôi đi trên đất nước tôi, mà tôi cứ tưởng chừng như mình là một người Do Thái, lang thang đi tìm Tổ quốc. "Rồi lang bạt vào Sài Gòn. Tôi đã gặp cách mông. Nếu không có cách mông nổ ra thì đời tôi sẽ ra sao? Trước, cuộc đời tôi là cuộc đời của một con ốc, thu mình trong một cái vỏ cứng tối tăm chật hẹp. Nó cúi gầm mặt xuống, bò lê la khắp các chỗ bùn nhơ. Nó bò chậm chạp, gặp một tiếng động mạnh hay một trở ngại gì là nó nằm lăn ra, chẳng biết trời đất là gì nữa. Cứ như thế nó sống mà chính nó cũng chẳng trả lời được câu hỏi: Ta sống để làm gì? Cách mông đến bảo tôi "Anh không phải là một con ốc. Anh là người. Anh có quyền sống và anh phải sống cho ra sống. Anh hãy ngẩng mặt lên mà đón hưởng ánh sáng... Tôi hiểu ngay rằng sống là phải chiến đấu". Khi tập kết ra Bắc, Nguyễn Bính còn để lại người vợ trẻ ngoan hiền và đứa con gái nhỏ ở xã Hưng Mai. Thỉnh thoảng, anh buồn nhớ vợ con, lại uống rượu. Có lần anh gọi tên vợ con, nước mắt nước mũi ràn rụa:
- Phải đấu tranh, em ạ! Nỡ nào để con gái yêu quý của chúng ta đến tuổi trăng tròn lại bị những thằng lính Mỹ bụng chứa mười chai rượu mạnh, kéo lê con ta đi khắp phố Sài Gòn. Chúng nó lôi con ta đi xem phim khỏa thân, chúng nó ép con ta uống rượu mạnh...
Giọng anh nén xuống mà vẫn cứ như gào lên: "Phải chặn tay chúng nó lại! Đạp dập đầu chúng nó. Phải tống cổ chúng nó!". Bẵng đi có đến năm, sáu năm anh không uống rượu. Nhưng hồi nghe tin miền Nam đồng khởi, anh lại rủ tôi đi mua rượu. Anh uống đến say. Lần say này, anh luôn luôn cười ha hả... Nguyễn Bính giờ đây đã nằm xuống yên nghỉ trên đất quê hương Nam Định. Anh đã có thể yên trí về tương lai con gái anh ở miền Nam bước đầu giải phóng rồi đấy!
o O o
T. ơi! Chiều nay trông những cánh chim bay trên bầu trời Hà Nội, sao mà da diết nhớ bạn, nhớ anh em bạn bè ta trong đó! Lâu mới viết cho bạn thành ra chuyện gì cũng muốn nói. Mà nói sao cho hết những điều chứa chất đằng đẵng bao nhiêu năm dài xa cách chứ. Phần tôi thì bây giờ cũng đã yên bề gia thất. Vợ tôi là một Việt kiều, xa xứ sang Lào rồi sang Thái Lan từ bé, một trong số mười ba người Việt kiều Thái Lan về nước đầu tiên năm 1957. Tiếng gọi của quê hương cứ thôi thúc, giục gọi những người con xa đất mẹ tìm về Tổ quốc góp phần xây dựng đất nước, mà bấy lâu mối tình hoài hương cứ ngày ngày kết đọng thành một nỗi nhớ không nguôi.
Con trai tôi nay đã lên mười, đặt tên là Viễn lót chữ Quang. Dù ở nơi xa lòng vẫn sáng. Cũng hàm nỗi nhớ về Định Viễn - tên đất cũ của Tây Nam Bộ thuở ông cha ta tiến về khai quốc ở phương Nam. Thằng con trai độc nhất ấy tưởng đã bỏ hồi sáu tháng. Nó vướng bệnh bại liệt, toàn thân bất động, đến hai con mắt là cửa sổ cuối cùng nhìn ra sự sống cũng cứ nhắm thiêm thiếp kể như cháu chết rồi, bạn ạ! Nửa đêm tôi bồng con trốn ra bệnh viện Bạch Mai. Tôi muốn thằng bé được nằm lại một chút trên chiếc nôi nhỏ của nó, trước khi nó đi. Mờ sáng hôm sau, khi tôi chạy mua vàng hương về thì thấy gian buồng mình đầy các bác sĩ, y tá, hộ lý.
- Còn nước còn tát! Đồng chí cứ để chúng tôi cố gắng...
Người bác sĩ già phụ trách khoa lây của bệnh viện và những cộng sự của ông khi biết mất thằng bé, đã đuổi theo tôi đến tận buồng. Ngày đêm luân phiên có mặt những người thầy thuốc xã hội chủ nghĩa đó ngồi bên nôi cháu. Và họ đã giành được một sinh mệnh ra khỏi tay tử thần. Cháu lớn lên, đi đứng bình thường. Nhưng mỗi lúc chạy, thì do chứng teo cơ của bệnh dữ lúc sơ sinh khiến một bên chân thằng bé thành khập khiễng. Giặc bay Mỹ đánh vào trung tâm Hà Nội, thằng bé xách mũ rơm sơ tán ra ngoại thành tiếp tục học. Tiếng ríu ran trẻ thơ như tiếng chim non dưới mái trường lợp rạ. Nền lớp âm sâu xuống khỏi mặt đất đến ngang ngực, hầm Cồn Cỏ thay chỗ sân chơi. Ngày ngày con tôi và các bạn nhỏ ngồi nghe cô giáo Liên (cô giáo trẻ nội thành cùng sơ tán với học trò) giảng về sự sinh trưởng của cây lúa, về mầm sống trong quả trứng, giữa khi những Con Ma, Thần Sấm của giặc Mỹ không ngớt bay lượn gieo chết chóc, tàn phá khắp chung quanh.
Có lần, chủ nhật tôi vào thăm con. Trời đang mưa phùn. Gió đồng thổi lạnh. Lũ trẻ, đứa xúc đất đắp nóc hầm, đứa đội than xỉ rải góc sân chơi nhỏ. Thằng bé tôi đang đội chiếc chậu thau con đựng than xỉ, bươn trên đường ruộng lầy. Thấy tôi vẫy gọi, nó chạy vụt lên. Thân hình mảnh khảnh của nó vươn tới, tay giữ chiếc chậu trên đầu, tay quạt ra sau, hai chân nhỏ chạy lia lia, người niễng một bên khác nào con chim có một cánh vẫn cố bay lên. Trông nó bây giờ thật như một cái tượng nào đó của Diệp Minh Châu vậy. Bạn nhớ Diệp Minh Châu Bến Tre chứ? Diệp Minh Châu là một nghệ sỹ lỗi lạc, một tâm hồn yêu cuộc sống chiến đấu và cái Đẹp không bờ bến. Tượng về miền Nam của anh cái nào cũng phơi phới, cũng đều như mọc cánh bay lên. Tượng nói chung bao giờ cũng nặng, cũng đè xuống. Như con người bị sức hút của quả đất, của những thói tật trì trệ cũ kéo xuống, giữ lại. Độc đáo của tượng Diệp Minh Châu là phương pháp, làn nét bay lên, vọt lên, khiến người đứng trước khối đá được tâm hồn anh thổi vào sự sống, cảm thấy mình cũng bay theo.
o O o
Chim nào có cánh mà không thèm bay, hở bạn? Còn gì tự do hơn con chim bay lượn giữa trời! Con chim ngày nay có đôi cánh tha hồ vùng vẫy trong không trung, nó đã phải trải qua hơn 600 triệu năm liên tục phát triển và hoàn thiện phương tiện bay của mình, nếu không phải từ con thằn lằn nguyên đại cổ sinh đến kỷ Đệ tam Nê- ô- gên, một con vật bò sát bốn chân trèo cây... Thì cũng từ một con thằn lằn hai chân chạy nhanh: để lao tới, phải vận dụng hai cánh tay trước mà bơi không khí cho đến khi hai tay biến thành đôi cánh. Con người, chúa tể của muôn loài, không cánh cũng bay lên được là nhờ những phương tiện do bộ óc thông minh nghĩ ra. Chúng ta là nghệ sỹ. Nói nghệ sỹ trước nhất phải nói tâm hồn. Nếu như tâm hồn ta không có cánh, không khỏe thì làm sao mà bay thoát ra khỏi sức hút của cá nhân, vượt qua lớp u u minh minh vốn bao quanh tâm hồn ta tự nhiều đời mà vút lên tới chỗ Cao, Sáng để nhìn ra đâu là ưu Việt? Bạn ơi! Từ khi đồng bào ta ở miền Nam đồng khởi, nhất là từ bước đầu Tổng tiến công nổi dậy đánh địch dữ hơn, mạnh hơn, đánh liên tục và đều khắp, càng trông những cánh chim bay về Nam, tôi càng nhớ bạn hơn bao giờ hết. si, có lẽ những tiếng chim Việt ngựa Hồ của người xưa, chưa bao giờ ngân giữa lòng tôi thành một nỗi thương đau như chiều nay! Gởi đến bạn mấy dòng lạo thảo, mong lại gặp nhau một ngày không xa ở Sài Gòn giải phóng, tôi lại được thấy bạn khỏe và vui hơn xưa.
(20- 12- 1968)
Tiếng Gọi Ngàn Tiếng Gọi Ngàn - Đoàn Giỏi Tiếng Gọi Ngàn