Số lần đọc/download: 7267 / 12
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Tập 2
B
à Mai Phương vừa dũa móng tay, vừa đưa mắt nhìn Đan Trường:
- Theo mẹ đoán không lầm, thì hình như con đang trông ngóng một người nào đó, có phải không?
Đan Trường giật thót người, chẳng có điều gì qua khỏi mắt mẹ cả. Đúng là chàng có trông, nhưng chẳng lẽ nói thật với mẹ.
- Trả lời mẹ đi, có gì mà phải lúng túng?
Mai Thi, em gái Trường đang xem báo cũng bỏ xuống nhìn chàng:
- Anh Hai à. Anh đang mong chờ ai thật hả?
Trường xoa hai tay vào nhau, càu nhàu:
- Con có trông ai đâu mà mẹ và Thi hạch hỏi con như thế.
Mai Thi dẩu môi.
- Khi không anh lại la oan cho người ta. Ai dám hạch hỏi anh?
Bà Mai Phương phì cười:
- Thôi, thôi. Không đúng thì thôi. Có gì đâu mà con nhăn nhó, trông xấu trai quá đi. Con không nghe người ta nói, những người hay nhăn nhó sẽ mau già à? Thấy mẹ không? Mẹ sợ già nên lúc nào cũng tươi cười.
Thật vậy, mặc dầu ở độ tuổi ngoài ngũ tuần, nhưng bà Mai Phương hãy còn rất trẻ. Đối với con cái bà rất cưng chiều, dễ dãi, nhưng cũng không kém phần khắt khe. Đối với quan hệ xã hội, bà luôn đặt danh dự lên hàng đầu, điều ảnh hưởng đến danh dự bản thân cũng như gia đình thì tuyệt đối phải tránh xa.
- Đan Trường. Mấy hôm nay, sao mẹ không thấy Hải Đăng về vậy con?
- Anh Đăng này kỳ thiệt. Hứa đem về cho em bức chân dung, tự dưng đi mất tiêu. - Mai Thi càu nhàu.
- Thi ơi. Em lắm điều quá đi. Anh Đăng rất bận, bận túi bụi không có thời giờ nghỉ ngơi, làm gì rảnh mà vẽ với họa.
Bà Mai Phương đưa tay sửa lại gọng kính, mắt vẫn không rời chiếc dũa.
- Bận gì thế con?
- Dạ thưa mẹ, ảnh đang thảo mấy bản hợp đồng với khách Đài Loan. Mấy ông bạn Đài Loan thích anh Đăng lắm, rủ anh ấy đi chơi miết.
- Con dặn nó đi chơi vừa thôi. Xã hội bây giờ phức tạp lắm, nhất là nói nó không được vào những quán mờ ảo, không tốt đâu con.
Đến lượt Mai Thi vênh mặt.
- Mẹ nói chuyện nghe mắc cười quá. Nếu ai cũng thực hiện đúng như lời mẹ nói, chắc là các nhà hàng phải đóng cửa hết. Xấu tốt ăn thua bản tánh của mỗi người kìa.
- Thì mẹ dặn vậy đó, đứa nào nghe được thì nghe. Nếu cãi lời mẹ mà xảy ra chuyện gì thì đừng mong mẹ tha thứ.
Đan Trường lắc đầu:
- Mẹ đừng lo. Tụi con là thanh niên mà. Mẹ à. Con định năm sau con mở riêng cho anh Đăng, chớ làm chung với con hoài, con cũng ngại.
- Trường nè. Tuy mẹ không sanh ra anh Đăng con nhưng đối với gia đình này, nó như ruột thịt. Con không được suy nghĩ như vậy, đợi sau này nó lập gia đình hẵng tính.
Mai Thi nhún vai:
- Tánh tình anh ấy khó quá, chắc cũng khó chọn vợ. Con gái bây giờ thích mô đen, còn anh ấy thì nhìn thấy là ớn lạnh, phải không anh Hai?
- Lo gì chuyện đó. Rồi cũng có cô sẽ thích cái tánh khí đó. Thi nè. Nghĩ hè, em có đi du lịch với ba hôn?
Mai Thi phụng phịu:
- Ghét anh lắm. Lúc nào anh cũng giành đi với em. Hình như em thấy ba lúc nào cũng thương anh nhiều hơn em.
Bà Mai Phương tươi cười:
- Đừng có ganh tị, xấu lắm nghe con. Con là con gái út, sao lại không thương. Hè này, mẹ sẽ nói ba cho con đi, anh con sẽ ở nhà.
Mặt Mai Thi rạng rỡ hẳn lên:
- Thật hả mẹ?
-Con bé này. Không lẽ mẹ lại gạt con?
- Ôi. Con thật là sung sướng.
Mai Thi chạy lại ôm mẹ nhỏng nhẽo:
- Mẹ thật là hết ý.
Đan Trường lấy ngón tay quẹt vào má:
- Lêu lêu. Lớn rồi mà như con nít. Nịnh vừa phải thôi, nịnh quá khó coi lắm.
- Vô duyên chưa.
Thi nhào đến đấm vào lưng anh thùm thụp. Trường bỏ chạy trong tiếng cười giòn tan. Ngừng lại giữa sân, Trường ngồi lên băng đá nhìn ra cổng. Tại sao cô bé ấy không đến theo lời hẹn chứ? Đúng là quá vô ý khi không hỏi tên và địa chỉ, nếu như cô ta không đến thì biết tìm lối nào? Gương mặt với chiếc răng khểnh thật dễ thương làm sao, biết tìm nàng ở nơi nào?
- Dạ, thưa cậu Hai.
- À. Gì đó, chị Ba?
- Xin cậu... xin cậu...
Trường mỉm cười:
- Có chuyện gì mà chị rụt rè thế? Mạnh dạn nói đi.
Chị Ba bóp chặt hai tay vào nhau, bối rối:
- Xin cậu tha lỗi. Nhiều chuyện quá nên tôi quên. Ngày hôm qua có một cô gái...
- Đến tìm tôi phải không? - Trường nóng nảy cắt ngang.
- Dạ, không. Tìm...
Đan Trường thở hắt ra.
- Cô gái nào? Nói mau đi.
- Dạ, cô ta rất đẹp. Cô ta gởi cho cậu cái gói, tôi chẳng mơ nên không biết là cái gì ở bên trong.
- Trời ơi. Có vậy mà nói cũng lâu. Đưa gói ấy cho tôi, mau lên.
Trong khi chị Ba bước đi, Đan Trường nghe lòng buồn rười rượi.
- Đây, thưa cậu.
Đan Trường đưa tay cầm gói giấy được bọc bằng tấm giấy hoa thật đẹp.
- Chi Ba à. Chị có mời cô ta vào nhà không?
- Dạ, cô ấy không vào. Đâu phải cô ấy định đưa cho tôi. Tình cờ tôi mở cửa đi chợ, thấy cô ta đang loay hoay tìm cách nhét cái gói này vào, thấy tôi, cô ấy gởi luôn đó chứ.
- Cô ấy nói gì không?
- Dạ không. Chỉ nói cám ơn rồi dẫn xe đi ngay.
- Được rồi. Chị vào đi.
Đan Trường mở lớp giấy ra, bên trong là chiếc áo mưa với tấm giấy có hàng chữ nghiêng nghiêng mềm mại:
"Gởi trả ông với muôn vạn lời cám ơn.
Người bạn quen biết giữa chiều mưa.
M-T-TĐD"
Đan Trường vò đầu bứt tóc. Có đến tên, cô ta cũng cố tình giấu, xem như mình không còn hy vọng gì rồi. Làm sao tìm được nàng giữa thành phố đông dân thế này. M-T-T- Đ là gì? Là gì nhỉ.. Có phải là Mại thị Thúy Đan hay là Thủy Đào. Trời ơi. Kể từ đây xem như không còn chờ đợi hy vọng gì nữa rồi. Đan Trường ơi. Nàng không muốn làm bạn với mi rồi. Đành chịu thôi.
Trúc Đào mặc chiếc áo dài trắng có vẽ những đóa hoa hồng màu đỏ thắm, trông thật dễ thương. Hai bím tóc được thắt lại bởi hai chiếc nơ đung đưa theo mỗi bước chân của nàng.
- Trúc Đào. Em mới tới đó hả? Thu Trang hớn hở đón cô.
- Chị à. Sáng giờ có khách hôn?
- Có thêm vài người thuê phòng. Sao? Gặp Minh Bảo chắc là nó vui lắm hả em?
Trúc Đào rạng rở hẳn lên, nhớ đến gương mặt của em khi cô nhét cho cậu ta một số tiền.
- Vui lắm chị ạ. Nó cứ níu kéo, nhưng em nhất định phải về. Nè chị...
Trúc Đào ngập ngừng.
- Gì đó Đào?
Trúc Đào cười e thẹn.
- Chị thấy em mặc chiếc áo dài này có hợp không?
Thu Trang vỗ vỗ vào trán:
- Chị thật là vô ý. Nào. Để chị xem. Đứng lên quay một vòng coi nào.
- Hì... Hì.. Chị làm như là đang chấm điểm biểu diễn thời trang vậy.
- Trúc Đào nè. Hôm nay nếu Jim gặp mặt em, chắc là chết giấc liền.
Trúc Đào đỏ mặt:
- Chị kìa. Sao...
- Sao chị biết có phải không?
- Dạ. Jim đã nói với chị vậy ư?
- Lại đây ngồi xuống, chị sẽ kể từ từ.
Trúc Đào vừa ngồi xuống. Chợt nhìn thấy Jim đang bước xuống cầu thang, Thu Trang cười cười bước đi.
- Tiếp khách đi. Chị đi chợ nghe.
Trúc Đào gật đầu chào Jim với nụ cười bẽn lẽn:
- Chào anh, đêm hôm qua anh ngủ có ngon giấc không?
Jim mỉm cười lắc đầu nhè nhẹ:
- Đêm mơ nhiều quá nên sáng nay hơi mệt. - Nhìn cô bé đối diện với cái nhìn là lạ. Jim tiếp: - Trúc Đào hôm qua đi chơi, sao không rủ anh đi với.
- Em đi với ba mà.
- Đâu có sao.
- Anh bận nhiều việc, làm sao mà đi được.
- Nếu Đào rủ, anh sẽ có cách. Bà chủ của em thật là vui vẻ và cởi mở hết sức.
- Vâng. Chị Trang tốt lắm. Nhờ chị ấy nên em mới có được ngày hôm nay.
- Và cũng nhờ chị ấy mà anh mới hiểu một phần về em.
Trúc Đào cắn môi:
- Thế là hai người đã nói lén gì em vậy?
- Không có gì, chỉ hỏi sơ sơ vài điều thôi, chiều nay em có rảnh không?
Trúc Đào đưa tay vén những sợi tóc lòa sòa trước trán, thừa hiểu anh chàng này hỏi điều này với mục đích gì nên Trúc Đào hơi lưỡng lự:
- Có chi không, anh Jim?
- Anh muốn mời em dùng bữa cơm chiều, mong em đừng từ chối. Chúng ta sẽ dùng cơm tại nơi này, nếu như em ngại cùng anh ra phố.
- Anh... anh Jim. Nếu có ra phố, em cũng không ngại đâu. Anh đừng nghĩ như vậy.
- Anh rất hiểu một cô gái VN đi dạo với khách nước ngoài sẽ có nhiều người đàm tiếu. Chiều nay khi đổi ca, anh sẽ chờ em ở lầu ba, ngoài ban công nha.
Không hiểu sao Trúc Đào lại chấp nhận một cách dễ dàng như vậy? Có lẽ vì lời nói của Jim quá thiết tha trìu mến.
Chiều hôm ấy, sau khi sắp xếp lại giấy tờ, Trúc Đào dò xét ý kiến của Thu Trang:
- Chị Ơi. Em có nên dùng cơm với Jim không? Thân thiết quá có sao không chị?
Thu Trang nắm lấy tay Trúc Đào bóp nhè nhẹ.
- Jim rất tốt. Chị đã điều tra anh ta là một người đột thân lại vui tánh nữa. Vấn đề quan hệ, em không có gì phải ngại, còn về tình cảm tùy em quyết định.
Thu Trang lại cười vang:
- Nếu có về Đài Loan cũng phải từ từ, đừng gấp rút bỏ chị lại buồn lắm đó nghe.
Trúc Đào phụng phịu:
- Chị này. Em không nghĩ đến điều đó đâu.
Thu Trang nhìn đồng hồ.
- Trễ rồi, em lên đi.
Tâm hôn nàng nặng oằn những suy nghĩ, thật ra nàng không muốn đùa giỡn với ái tình, đừng để Jim ngộ nhận. Jim tốt thật nhưng còn có nhiều điều bất ổn.
- Trúc Đào. Nãy giờ anh sống trong hồi hộp, anh sợ em không đến.
- Em hứa với ai là em sẽ giữ lời.
- Nếu anh biết trước điều này, anh đâu phải hồi hộp thế này. Đào à. Anh đã gọi món ăn, nếu em không thích thì gọi lại.
Trúc Đào nghiêng đầu, cử chỉ thật đáng yêu làm Jim ngẩn người.
- Tất cả các món ăn ở nhà hàng này đều ngon và hợp khẩu vị với em.
Jim bật cười:
- Anh quên nữa. Em là khách đặc biệt của nhà hàng này mà, có phải không?
Trúc Đào mỉm cười không trả lời. Cô tiếp viên đem lên hai chén xúp và hai dĩa mì xào giòn, trước khi đi không quên để lại cho Trúc Đào một cái nheo mắt tinh nghịch.
- Ăn đi em.
- Vâng, mời anh.
Trúc Đào thật tự nhiên nên Jim cảm thấy nàng thật đáng yêu. Trong chốc lát hai người đã cạn hết cả hai dĩa mì xào giòn.
- Em uống chút xíu bia đi Đào.
- Không được đâu. Em dễ chóng mặt lắm. Em uống coca được rồi.
Thấy ép phụ nữ là điều không tốt nên Jim lấy ly bia chạm nhẹ vào ly coca của Đào.
- Chúc mừng tình cảm của hai chúng ta. Trúc Đào ơi. Mỗi buổi chiều nếu được nhìn thấy em chắc là cuộc đời anh sung sướng lắm.
Trúc Đào cười nhẹ.
- Anh nói quá lời.
- Không quá đâu. Một ngày nào đó, em sẽ hiểu được tình cảm của anh.
Trúc Đào không muốn cuộc nói chuyện tiến xa hơn, nên lảng qua chuyện khác.
- Này, anh Jim. Sao anh nói tiếng Việt rành quá vậy?
- Vì mẹ anh là người Việt Nam.
- A. Em hiểu rồi. Lúc đầu nghe anh nói, em cứ ngớ người, không biết anh có phải là người Đài Loan không đó. Cả đoàn chỉ có mình anh nói tiếng Việt thôi.
- Vâng, các bạn khác chỉ dùng toàn tiếng Anh thôi. Nghe mấy người ấy khen em, anh muốn gặp mặt em ngay.
- Nói vậy không sợ em xấu hổ hả? Em có gì đâu để mà được khen?
- Khen về mọi mặt, thật mà. Trúc Đào. Bắt đầu từ ngày mai, anh sẽ rất bận, có thể về đến khách sạn là lúc em đã ra về. Em nhín chút thời gian nán lại để cho anh gặp mặt được không?
Trúc Đào tròn mắt:
- Không được đâu. Mà anh gặp mặt em để làm gì kia chứ?
Jim phì cười trước câu hỏi thật ngây ngô.
- Em hỏi như thế, anh chẳng biết phải trả lời ra sao?
Nắng chiều đã tắt từ bao giờ. Trúc Đào xoay xoay chiếc ly. Những lời nói của Jim càng ngày càng thắm thiết, Trúc Đào đã lờ mờ nhận ra những suy nghĩ của mình quả thật không sai.
Jim ơi. Xin đừng nói. Chúng mình là hai con người ở hai phương trời cách biệt.
oOo
Hải Đăng đang đứng sau lưng nhìn chằm chằm vào tờ giấy trên tay Đan Trường. Chàng ngạc nhiên với hành động quá ư là kỳ lạ, đã gần nát tờ giấy mà Trường vẫn còn viết mãi:
- M. T. T. Đ., M. T. T. Đ. là gì... là gì? là Mai Thị...
- Là Mai Thị Tránh Đòn.
Đan Trường giật mình quay lại.
- Anh Đăng. Làm em hết hồn. Tại sao anh lại dịch như vậy?
- Vì cô ấy sợ trúng đòn tâm lý và tiếng sét ái tình của em nên tránh, nói cho anh nghe đây là mật mã gì?
Đối với Hải Đăng, Trường không cần giấu diếm, chàng kể hết mọi chuyện và kết thúc thiểu não.
- Đây là tên của cô ta. Mà nè, anh Đăng. Theo em nghĩ... mà thôi, hôm nay em giận cô ta rồi. Thật là đáng ghét, người ta có lòng tốt cho mượn áo mưa, vậy mà không một lời cám ơn. Từ nay không thèm nhắc đến cô ta nữa.
Đăng bật cười ha hả:
- Có chắc hôn? Theo anh nhìn thấy, hình như em đang mắc bệnh tương tư rồi.
- Không dám đâu.
- Anh bảo đảm là dám. Em không nghĩ cho hoàn cảnh của cô ta, nhiều khi thấy nhà em quá sang trọng nên ngại. Con gái là chúa mặc cảm.
Đan Trường trợn mắt.
- Sao anh rành tâm lý con gái quá vậy?
Đăng kéo ghê" ngồi trước mặt Đan Trường:
- Đó là bí mật mà. Theo anh hình như cô ta là con nhà nghèo.
Trường cau mày:
- Lại suy luận nữa rồi.
- Em thử nghĩ xem. Nếu gia đình giàu có thì cô ấy đâu có đi xe đạp và không có áo mưa để cho em gặp đâu.
Đan Trường gật gật đầu.
- Có thể như thế. Nhưng mặt mày cô ấy trông sáng sủa, chắc không đến đỗi nào đâu.
- Cô ta đẹp lắm à? Em nghĩ người nào đẹp cũng là con nhà giàu hết sao?
Trường bóp nhẹ vầng trán. Điều ấy cũng đúng. Nhớ đến cô gái co ro trong buổi chiều mưa và chiếc cà mèn nằm trong cổ xe... Có thể lắm.
- Đan Trường thấm ý chưa?
- Thấm rồi anh ạ. Càng thấm, càng buồn.
Đăng ngâm nga hai câu thơ làm Trường càng buồn thêm.
"Người đâu gặp gỡ làm chi
Trăm năm biết có duyên gì hay không?"
- Đừng chọc ghẹo em nữa, em đang buồn thật sự đó. Bây giờ không biết được là cô ấy ở đâu, nếu cô ta có khó khăn gì thì mình giúp đỡ.
- Em đừng lo. Nếu có duyên nhất định em sẽ gặp lại. Đan Trường nè. Chiều nay oc phái đoàn Đài Loan mời mình dự tiệc ở nhà hàng Lan Anh, em có đi không?
Đan Trường nhăn nhó:
- Em không thích những nơi đó. Anh đi đi.
- Ê. Đừng có nghĩ vậy nha. Nhà hàng người ta làm ăn đàng hoàng. Nghe nói ông Jim khen con nhỏ tiếp tân đáo để.
- Cái ông mà nói tiếng Việt rất rành phải không?
- Đúng vậy. Ngày mai đi nha.
- Không. Em không đi.
- Em cứ dồn hết cho anh, chắc mai mốt anh ế vợ quá.
Đan Trường phì cười:
- Em chỉ lo có người còn khoái vào đó mặc sức tung hoành.
- Người ta vào đó để nhậu, chớ có làm gì đâu mà nói bậy. Nè. Em đừng ngồi đó mà nghiên cứu M. T. T. Đ. hoài, coi chừng điên đó.
- Còn gì nữa đâu mà nghĩ ngợi.
Hải Đăng bước đi ra ngoài, cầm theo xấp giấy hợp đồng. Đan Trường cảm thấy buồn, chàng mong lời anh Đăng nói, nếu có duyên chắc chắn sẽ gặp lại nàng (p 62)
oOo
Đăng và Trường cho xe chạy thẳng vào sân, đã nghe tiếng cười của Mai Thi vang vang, khi cô đang đùa giỡn với chú chó Mina.
- Kìa, hai anh. Ba đợi hai anh về nhập tiệc đó, vào lẹ đi.
Đăng vuốt tóc Thi:
- Để làm việc xong hết tuần này, anh sẽ thu xếp nghĩ một ngày họa cho em, không chỉ một mà nhiều nữa kìa.
Mai Thi dẩu môi:
- Thôi, cho em xin đi. Chỉ có một tấm mà em chờ đợi dài cả cổ luôn kìa.
Một người đàn ông bước ra:
- Ba anh em nói chuyện gì mà nghe rôm rả quá vậy?
- Chào bác.
- Chào ba.
- Ờ. Vào ăn cơm. Sao hôm nay về trễ vậy? Ba đợi từ nãy giờ.
- Dạo này bận lắm ba à. Còn Đan Trọng đâu ba?
- Đây, nó đây. Đợi hai anh đói rã ruột.
- Cho xin lỗi. Ai biểu về mà không thông báo?
Hải Đăng kè tai Đan Trọng thì thầm:
- Lát nữa đi dự tiệc với anh nha.
- OK. Đi với anh là em chịu liền.
- Hai đứa xù xì cái gì vậy?
- Dạ, đâu có gì đâu ba.
Bà Mai Phương đã ngồi đợi sẳn. Cả bọn vừa bước vào đã bị lên lớp ngay:
- Mai mốt hai đứa con thu bớt công chuyện lại, mẹ thấy tụi con không tôn trọng giờ giấc gì cả.
Bốn anh em nhìn nhau le lưỡi, Mai Thi nhanh miệng nhất:
- Ba ơi. Ba mở đầu chương trình đi ba.
Ông Đan Trình bật nắp chai rượu và rót cho mỗi người một cốc.
- Nào. Khai vị đi.
- Chúc mừng ba mẹ. Mẹ hãy cười tươi lên nha mẹ.
Bà Mai Phương thấy bọn trẻ cười giòn giã cũng cười theo. Ông Trình nói:
- Các con à. Kỳ này ba định cưới Thủy Tâm cho Đan Trọng, các con coi có được không?
- Rất tuyệt vời.
- Chúc mừng Đan Trọng.
- Không dám đâu. - Đan Trọng nhăn mặt. - Ba cưới cho anh hai kìa. Ai lại làm em mà dám qua mặt.
Đan Trường trợn mắt:
- Thật là kỳ. Cô ta là bạn của em mà, sao lại đẩy cho anh?
- Em thấy cô ta hạp với anh hơn.
Bà Mai Phương xua tay:
- Gì mà lôi thôi vậy chứ? Đâu đó phải rõ ràng. Cưới vợ mà đứa này đẩy qua, đứa kia xô lại. Mẹ không đồng ý đâu.
- Nếu mẹ không bằng lòng thì nói ba kìa, tự nhiên đi ép con.
- Thôi. Ba không ép nữa. Ăn đi, thức ăn nguội hết bây giờ. Đan Trường. Công ty của con dạo này làm ăn ra sao?
- Thưa ba, không có gì trở ngại. Sắp tới đây có lẽ phải thâu thêm công nhân, ít người quá làm không xuể.
Ông Trình cười hài lòng.
- Ba rất vui lòng khi các con ai cũng thành công trong sự nghiệp. Riêng Đan Trọng, khi nào cưới vợ, ba sẽ hướng dẫn mở một công ty như anh con. Hiện giờ cứ đi theo làm trợ lý cho ba.
- Còn con thì sao? - Mai Thi nha)n mũi.
- Con gái cưng ạ. Lo là lo cho con trai kìa. Còn con bây giờ phải lo học hành cho tốt, đến kỳ hè này ba sẽ cho con đi.
- Hoan hô ba. Ba là số một.
Cử chỉ của Mai Thi làm không ai nín được cười. Hải Đăng khều nhẹ vào chân Trọng. Trọng hiểu ý đứng lên tươi cười.
- Thưa ba mẹ, con xin phép đi thăm một người bạn. Anh Đăng sẽ đi với con.
Bà Mai Phương dặn dò:
- Đi chơi không được để mang tai tiếng, nghe chưa?
- Bà thật lạ. Chúng nó là con trai mà. Thôi, hai đứa đi đi.
- Dạ, cám ơn ba.
Đăng và Trọng khoác tay nhau đi.
Trọng hỏi nhỏ:
- Nè, anh Đăng. Mình có độ Ở đâu vậy?
- Ở nhà hàng Lan Anh.
- Em khác với anh Trường nha, em thích nơi nào có nhiều tiếp viên và nhất là trẻ đẹp.
Đăng cười lớn:
- Thôi đi, anh Ba. Chừa chỗ mà còn cưới vợ nữa.
Hai người leo lên chiếc Toyota và lao vút đi trong cái lắc đầu sợ hãi của chị Ba.
- Lái xe kiểu gì mà như tên bay.
- Nè, chị Ba.
Giật nảy người, chị Ba quay lại:
- Gì đó cậu Hai?
- Hôm nay, chị có thấy cái cô trả áo mưa cho tôi đi ngang qua đây không?
- Ngoài giờ đi chợ, tôi có đi đâu nữa. Mà nè. Bộ cậu cho mượn cái gì nữa hả?
Đan Trường buồn bã:
- Tôi cho mượn trái tim.
Chị Ba trố mắt kinh ngạc:
- Trời ơi. Mượn trái tim... trái tim gì vậy hả trời.
Đan Trường đang buồn bã cũng phải cười.
oOo
Nhà hàng khách sạn Lan Anh về đêm thật lộng lẫy, đẹp mắt nhờ hàng ngàn bóng đèn màu nhấp nhánh xanh, đỏ. Trúc Đào cứ đi ra, đi vào nhìn đồng hồ nôn nóng:
- Trúc Đào. Giờ này mà chưa về sao?
- Dạ, thưa bác. Hôm nay sao giờ này mà Thúy Ái chưa đến thay ca cho con?
- Cô về tối, chắc là ba cô trông lắm.
- Dạ, ba con là người lo xa. Giờ này không chừng ông đang đợi con ở đầu hẽm.
Chiếc du lịch đỗ xịch lại cắt đứt cuộc nói chuyện của hai người.
Bác bảo vệ hướng dẫn chỗ đậu xe, còn Trúc Đào bước trở lại quầy.
- Chào cô bé.
- Dạ, hai anh cần gì ạ?
Đan Trọng và Hải Đăng cứ nhìn chằm chằm làm Trúc Đào ngượng ngập.
- Này. Tôi đã nhiều lần vào đây, nhưng đâu có gặp, cô bé mới vào làm phải không? - Một trong hai chàng trai cất tiếng.
Trúc Đào mỉm cười:
- Dạ, không. Em làm lâu rồi, nhưng chỉ làm ban ngày, các anh đến ban đêm thì làm sao gặp được.
- Chúng tôi mời cô dùng bữa có được không?
- Dạ, hai anh thông cảm. Em sắp sữa giao ca rồi.
- Ôi. Quả là tiếc thật. Xin cho hỏi, ông Jim ở phòng mấy?
- Dạ, 205.
- Cám ơn cô và hẹn gặp lại.
Hai người bước đi, không quên ngắm nhìn cô tiếp viên xinh đẹp một lần nữa. Trúc Đào nhăn nhó:
- Thật là hết sức phiền phức.
Reng... reng... reng...
- Alô. Nhà hàng Lan Anh đây.
-...
- Thúy Ái. Em ở đâu vậy?
-...
- Vậy à? Em cứ an tâm ở đó lo cho bác. Nãy giờ chị ngỡ em đi chơi quên lối về, chị sẽ nói lại với chị Trang.
-...
- Có gì mà phải cám ơn. Chị em giúp đỡ nhau là chuyện thường mà. Thôi, tạm biệt nha.
Tội nghiệp Thúy Ái, hoàn cảnh còn khổ sở hơn mình nhiều. Ba thì nát rượu, mẹ thì cờ bạc, em út thì hàng tá. Thúy Ái vừa đi làm, vừa làm chị, làm mẹ. Tháng lương nào cô cũng ứng trước. Trúc Đào lắc đầu, mỗi người mỗi hoàn cảnh, có ai mà giống ai. Còn giờ này chắc là ba cô đang lo lắng lắm. Phải chi có Anh Kiệt và chị Trang ở đây thì đỡ quá.
Trong khi đó tại phòng riêng của Jim, Trọng đang điều tra:
- Này, Jim. Nếu anh không nói thật lòng mình thì có ngày anh sẽ hối hận. Tôi thấy mình có đủ điều kiện hơn anh rồi, cô bé ấy thật là đẹp.
- Vâng. Rất đẹp. Nhưng chỉ là bạn thôi.
- Tôi không tin là bạn bình thường, vì theo mô đen bây giờ, lấy chồng nước ngoài là chuyện lý tưởng nhất đó nghe.
Jim cười tít mắt:
- Mô đen đâu không thấy, chỉ thấy mỗi lần mời dùng cơm là cả một vấn đề.
- Cô ấy có giả vờ không vậy? Nè. Anh phải cảnh giác. Bây giờ nhà hàng phức tạp lắm, nhền nhện giăng dây đó, bị quấn vào là tiêu đời.
- Hãy tin vào đôi mắt tôi. Cô ta tốt lắm. Tôi yêu cô ta chân thành, yêu tha thiết. - Hơi men chếnh choáng là Jim không giữ mồm, giữ miệng.
- Jim. Anh đã yêu cô ta? - Hải Đăng lập lại.
- Vâng. Yêu đến mức có thể vỡ tim ra mà chết. Trong khi cô ta vẫn đối xử với tôi bình thường, nhưng có điều an ủi là không đến đỗi lạnh lùng lắm. Nào. Chúng ta cùng nâng ly. Đừng nói chuyện này nữa, không khéo đêm nay tôi lại mất ngủ.
- Xin chúc mừng anh có những ngày tuyệt vời trên đất nước Việt Nam.
Jim cười thật tươi, trước mặt anh như có hình ảnh Trúc Đào ẩn hiện.
oOo
Thấm thoát ngày về nước của Jim gần kề. Khi cả hai cùng ngồi ngoài ban công, Jim nhìn Trúc Đào với đôi mắt u buồn.
- Ngày thứ ba, em xin chị Trang nghĩ một ngày để tiễn anh nha.
Trúc Đào tránh cái nhìn của Jim.
- Có thể không được. Vì dạo này chị Trang rất bận, mà khách đến đây lại càng nhiều, em đi sẽ không có ai tiếp khách.
- Trúc Đào à. Nếu hôm nay anh có nói điều gì không phải thì em đừng buồn và giận anh nha.
- Nếu biết trước có điều đó thì tốt hơn anh đừng nên nói.
Jim nắm chặt bàn tay Trúc Đào, siết nhè nhẹ.
- Anh phải nói.
- Em xin anh đừng nói.
- Như vậy em đã hiểu?
Trúc Đào lắc đầu nhè nhẹ:
- Em hiểu và hiểu rất nhiều. Nhưng anh hãy thông cảm. Hai người chúng ta ở hai hoàn cảnh khác nhau, chúng ta không thể tiến xa hơn nữa.
- Như vầy có phải là tình cảm của chúng ta phải dừng lại ở đây ư? Trúc Đào. Anh xin em đừng nói điều đó.
- Phải nói thôi, Jim à. Em chỉ xem anh như một người anh trai mà thôi, em không nghĩ gì cả. Em cám ơn anh đã dành cho em những tình cảm tốt đẹp nhất. Anh hãy xem Trúc Đào này là một đứa em gái thôi.
Jim ôm đầu khổ sở.
- Làm sao được, khi anh yêu em, yêu em đến điên cuồng, Trúc Đào ạ. Nếu em hiểu được nỗi lòng của anh, có chết đi anh cũng không tiếc nuối. Đào. Em nói đi. Tại sao em lại từ chối tình yêu của anh?
Rất khó khăn, Đào mới mở lời được:
- Bởi vì em... em...
- Em sao? - Jim bóp chặt bàn tay Trúc Đào.
- Thật sự thì em chỉ thấy mến anh. Nếu như chúng ta có thể làm anh em kết nghĩa thì hay biết mấy.
Jim cười buồn:
- Vâng. Về bên ấy, anh sẽ viết thư thường xuyên. Dù thế nào em cũng viết cho anh vài chữ hồi âm nha.
- Anh về rồi, có khi nào anh sẽ trở lại VN không?
- Cũng phải tùy theo công việc. Anh mong rằng lần sau trở qua anh không phải mang theo trái tim nhức nhối về nước. Nếu gia đình có gì khó khăn, nhớ gởi thư báo cho anh, anh sẽ qua ngay.
- Em cám ơn anh thật nhiều. Anh làm em xúc động quá. Anh không giận em chứ?
- Ngược lại anh càng trân trọng em ở tánh tình nhu mì, chân thật. Về Đài Loan, anh sẽ nhớ mãi hình bóng của em.
- Kìa, đã là anh em, ai lại nói điều đó.
- Anh xin lỗi. Cho anh gửi lời thăm ba và em trai của em.
- Em xin thay mặt gia đình, cám ơn anh. Bây giờ em phải về.
- Vâng. Em cứ về.
Jim nhìn theo Đào rồi thừ người, thật lâu sau anh mới nhìn lên chiếc ghế Đào ngồi đã bỏ trống không. Chàng bắt đầu khui chai bia liên tục. Uống đi. Uống đi để chôn mối tình này chặt vào lòng. Không thể nào anh quên em được đâu. Trúc Đào ơi.
oOo
Trúc Đào vừa về đến nhà đã thấy ông Nhân đang chăm chú đọc bức thư. Dựng chiếc xe đạp vào góc nhà, nàng chạy ào tới.
- Thư của em con hả ba?
- Ừ.
Trúc Đào ngạc nhiên, tại sao đọc thư con mình mà ba buồn thế.
- Ai đem về vậy Ba?
- Của một đứa bạn học chung lớp đem đến. Nè, con đọc đi.
- Dạ, để con tắm trước cái đã. Ba ăn cơm chưa ba?
- Chưa, ba đợi con.
- Từ nay ba đừng đợi con nữa. Chiều nào con cũng ăn chung với mấy đứa bạn.
- Dạo này ba thấy con đi làm về giờ giấc thất thường, có hôm đến khuya mới về, sao vậy con?
- Dạ, ba biết Thúy Ái hôn?
- Con bé cũng ngồi bàn tiếp tân chứ gì?
- Dạ, đúng rồi. Mẹ nó bị bệnh hoài nên con phải thế ca cho Thúy Ái. Con bé có hoàn cảnh thật đáng thương.
- Con đi tắm rồi ra ăn cơm.
Trúc Đào bước vào phòng tắm với nỗi lo lắng. Bão đã nói gì khiến ba buồn quá vậy? Mà sao ba lại dò xét luôn cả mình? Mùi thơm của xà bông Lux làm Đào cảm thấy dễ chịu. Cô chợt nhớ đến Jim, không biết giờ này anh ta đang làm gì? Có cho ta là một cô gái kiêu căng không? Tại sao Jim không chịu hiểu chứ, khi không lại nói thẳng thừng như vậy, không sợ người ta ngượng. Mà kể cũng lạ, đứng trước Jim, Đào chưa hề biết bâng khuâng hay xao xuyến gì cả.
Trúc Đào bước ra khỏi phòng tắm. Lau khô mái tóc, nàng bước đến nhìn dĩa cá chiên. (p77)
Nhón một miếng vào miệng, nàng nói, khi thấy ba xuống:
- Con ăn như vầy, thế nào con cũng lên cân thường xuyên. Ở nhà hàng món ăn nào cũng ngon lắm, nhưng chắc là ba sẽ không thích vì món nào cũng bơ và mỡ rất nhiều, ăn dễ ngán lắm ba ơi.
- Ờ. Ba rất ít ăn đồ béo.
Trúc Đào bới cơm đưa cho ba và dò hỏi:
- Ba à, hôm nay con thấy ba không được vui, có chuyện gì vậy ba?
Ông Nhân để chén cơm xuống bàn, tư lự:
- Trúc Đào. Theo ba biết, con thiếu tiền Thu Trang rất nhiều phải không?
Trúc Đào cố giấu vẻ bối rối.
- Sao ba lại hỏi như vậy? Ba đừng có cho là quan trọng. Vài tháng nữa là con sẽ trả hết số tiền trên vì chị ấy đã tăng lương cho con.
- Ba không tin. Lúc ba bị bệnh tiền thuốc lên đến mấy triệu đồng, rồi tiền cho thằng Bảo đi học. Ba khổ quá, Đào à. Ba không muốn bao nhiêu nặng nhọc đều trút lên đôi vai bé bỏng của con. Sức ba giờ đã kiệt...
Ông Nhân giọng nghẹn ngào. Trúc Đào ôm chầm lấy Ba.
- Đã có chuyện gì mà ba lại suy nghĩ nhiều chuyện mông lung như vậy hở ba? Con là chị lớn trong nhà thì trong lúc ba sức khỏe kém, con phải có trách nhiệm với ba và em con mới phải chứ.
- Con à. Sở dĩ ba suy nghĩ lung tung vì em con đã gởi thư về.
- Nó nói gì vậy ba?
- Xin tiền để đóng học phí luyện thêm Anh văn. Ba buồn lắm, nó biết gia đình mình nghèo.
- Ba à. Đáng lẽ ba phải vui vẻ nữa kìa, vì em con rất là ham học.
Ông Nhân lắc đầu. Ông không giận Minh Bảo, chỉ giận cho hoàn cảnh gia đình. Trúc Đào mới hai mươi tuổi đã phải gánh vác bao nhiêu khó khăn, cứ dồn ép nó bằng chữ "tiền", nếu có gì chắc là ông ân hận suốt đời.
Trúc Đào cười xòa:
- Thôi, ba đừng buồn nữa, vì buồn rầu mãi là ba đã gián tiếp hại bản thân mình. Ba không nghe bác sĩ họ bảo bệnh tim không được lo nghĩ nhiều hay sao?
- Ba biết, nhưng con người thì phải có lúc buồn, lúc vui chứ.
- Chuyện đâu có gì quá đáng đâu ba. Bảo nó xin tiền là chuyện thường. Bây giờ con ráng nuôi nó ăn học, sau này nó sẽ nuôi lại con.
Ông Nhân mỉm cười:
- Sợ nó chưa nuôi con thì con đã có người khác rước đi rồi.
Trúc Đào nũng nịu:
- Con gái của ba xấu lắm, có ma nào mà thèm rước.
- Đâu có. Con gái của ba đẹp lắm, và còn được ba coi là một bảo vật quí nữa.
- Không dám đâu, ba ơi.
Hai cha con cười nói vui vẻ, dĩa cá chiên cũng vơi đi rất nhanh.
Khi nằm trên giường, Trúc Đào mới cảm thấy buồn bã. Nàng lăn lộn mãi vẫn không hề ngũ được. Thật ra nàng cũng mượn tiền chị Trang rất nhiều, không thể lợi dụng lòng tốt của chị ấy mãi, cũng phải có lòng tự trọng một chút.
Trúc Đào chợt nhớ tới lời nói của Mẹ: "Con người trơ lì, không tự ái, không có lòng tự trọng thì chỉ vứt đi." Ngày mai với số tiền lương, cộng với số tiền từ lâu dành dụm chắc đã đủ cho Minh Bảo đóng học phí. Nhưng chẳng lẽ xòe tay lấy tiền, khi mình còn thiếu nợ. Suy nghĩ mãi cuối cùng Đào cũng có cách giải quyết, cô tạm dẹp lòng tự trọng qua một bên, phải lo việc học của Bảo mới là tất yếu.
Xem như đã tìm ra được diệu kế, Đào nghiêng người, ôm chiếc gối vào lòng, tiếng thở đều đều của ba làm cho Đào yên tâm nhắm mắt.
oOo
- Trúc Đào. Nếu bây giờ ra sân bay chắc là còn kịp mà. - Thu Trang nhìn đồng hồ rồi chép miệng.
- Tội nghiệp Jim, cứ đi ra đi vào chờ đợi em mãi. Đi đi. Còn nửa tiếng nữa máy bay mới cất cánh, giờ này chắc là Jim cứ để mắt ngoài cổng. Để chị bảo chú Tài chở em đi.
Trúc Đào mỉm cười lắc đầu:
- Anh ta nịnh hót thế nào mà chị có vẻ tin anh ta dữ vậy?
-Tại chị thấy tội cho anh ta thôi. Thân xác thì về Đài Loan nhưng trái tim thì còn ở lại VN. Em hãy ra tiễn anh ta đi.
- Thôi, chị Ơi. Em không muốn anh ta lại nhầm tưởng, tai hại lắm. Tánh em thích dứt khoát. Anh ấy đã nhận em làm em kết nghĩa rồi.
- Hèn gì. Tự nhiên làm một người anh bất đắc dĩ nên đêm đó, anh ta uống say mèm, chú Tài phải đưa về phòng.
- Chị Đào ơi... Chị Đào...
Lan Thanh vừa chạy xuống cầu thang, vừa la lớn.
- Gì vậy, Thanh? Chạy vừa thôi, té bây giờ.
Lan Thanh nhìn Thu Trang, cười toe toét, rồi quay sang nhìn Trúc Đào với vẻ bí mật:
- Chung em một chầu kem thì em sẽ bật mí cho chị điều này.
- Í cha. Làm tiền gì mà trắng trợn quá ta. Nè. Có chuyện gì, nói đi.
- Nhưng có chịu ký vào hợp đồng không hả?
- Rồi, một ly.
- Không. Hai ly đặc biệt.
Trúc Đào bật cười:
- Người gì đâu mà tham ăn quá. Được rồi nếu quan trọng thì chị sẽ bao luôn ba ly.
Thanh quay qua Trang:
- Chị nhớ làm chứng cho em nha.
- Được. Chị sẳn sàng. Nào, nói đi.
- Nè. Chị Đào trong lúc dọn phòng ông Jim, em nhặt được một mảnh giấy.
- Ông ta để đâu mà em nhặt được?
- Ở dưới gối. Nè, em giao cho chị, mong chị đừng quên ba ly kem.
Trúc Đào đón nhận mảnh giấy đã đầy chữ. Thu Trang nháy mắt với Lan Thanh rồi hai người bỏ đi.
"Đêm đầu tiên đến VN, tại sao mình không ngủ được chứ? Đôi mắt và nụ cười của cô bé cứ ám ảnh mình. Người sao mà dễ thương lạ. Cách giới thiệu tên chứng tỏ cô ta không phải là người nghiêm nghị, tên nghe nhẹ nhàng, thanh nhã vô cùng".
"Sáng hôm nay, mình cảm thấy như hụt hẫng. Trúc Đào đã đi thăm em trai, nếu được đi cùng với nàng chắc mình vui sướng biết bao. Không hiểu sao không gặp nàng mình cảm thấy buồn vời vợi.
Trúc Đào. Mai Thị Trúc Đào. Nếu em biết được tôi sung sướng thế nào khi được ngồi đối diện với em.
"Ngồi làm việc với công ty bạn, nhưng hồn mình để tận nơi đâu, nhớ Trúc Đào da diết. Sáng hôm nay mình đi sớm nên không được gặp nàng".
" Một giấc mơ thật đẹp làm sao. Trúc Đào mặc chiếc áo dài trắng quý phái, cùng mình dạo quanh các phố phường, Trúc Đào ơi. Ta yêu em. Ngay phút đầu tiên gặp gỡ, em đã làm tôi choá[ng ngợp... Mình mong rằng giấc mơ kia sẽ biến thành sự thật".
Trúc Đào xếp mảnh giấy lại và cảm thấy buồn buồn. Co ^ tự hỏi lòng mình, đối xử với Jim như thế có tàn nhẫn lắm không? Đồng hồ điểm chín tiếng, Trúc Đào nhìn lên bầu trời, có lẽ giờ này Jim đang bay cao vút.
Hải Đăng đấm thùm thụp vào lưng Đan Trọng, miệng cười toe toét.
- Bây giờ phân công rõ ràng, cô gái ấy để em hay anh chinh phục?
Đan Trọng le lưỡi.
- Phần của anh Jim đó, đừng nhảy vào để mích lòng.
- Bộ em không nhớ ông ta đã về nước hay sao?
- Nhưng mà biết đâu, mai mốt ổng sẽ trở lại.
- Đi, em đừng lo. Dạng tiếp viên nhà hàng thì mai là của người này, nhưng mốt lại của người khác.
- Điều đó anh nói đúng, nên em sẽ nhường phần còn lại cho anh.
Đăng bật cười ha hả.
- Em thật là hiểu ý, kể từ nay khi khách mời mình cứ việc Lan Anh Hotel trực chỉ.
Đan Trọng lắc đầu, anh chàng ham gái cực kỳ.
Đan Trường ngồi bàn bên làu bàu:
- Hai người gặp nhau như là cá với nước vậy. Này, anh Đăng. Em xem bản hợp đồng với Jim còn nhiều chỗ chưa thỏa đáng, chút xíu anh xem lại giùm em nghe.
- Đan Trường à. Jim rất buồn khi mời em dự tiệc không được đó. Nè, Trọng. Theo anh thấy, nếu anh Hai em gặp cô bé ấy chắc cũng cầm lòng không đậu, phải hôn nào?
- Thôi, anh Trường định đi tu mà.
- Tu hú thì có. Ảnh đang tương tư con bé buổi chiều mưa, thật là lãng mạn.
- Lại có chuyện đó nữa à. - Trọng trố mắt nhìn anh Hai.
- Sao lại không? - Đăng tiếp lời. - Cô nàng đã để lại mật mã và ra đi biền biệt.
- Ôi. Thật là mộng ảo. Anh Hai à. Hãy quên đi. Giám đốc như anh, búng tay một cái khối cô nhảy vào. Hay là anh cưới Thu Trâm đi, cô ta đẹp thấy mồ.
- Thôi, đừng nói lãng nữa. Hai người đừng bày đặt cứ nhà hàng khách sạn hoài, có ngày hối hận không kịp.
- Anh cứ hay lo xa. Nè. Chiều nay, hay là anh đến đó có cô tiếp viên đẹp lắm.
- Không bao giờ lung lay được lòng anh đâu.
- Vậy thì anh hãy cố gắng mà chờ đợi cô nàng buổi chiều mưa, ráng mà hy vọng để rồi có ngày chết lần, chết mòn. Thời đại bây giờ, người như anh thật là hiếm thấy.
- Hai người này thật là kỳ. Làm gì mà cứ nhắm anh chỉ trích. Anh Tuấn Kiệt là chủ khách sạn đó, mời mãi mà có khi nào anh đến đâu.
Đăng và Trọng cười chảy cả nước mắt làm Đan Trường đâm nổi quạu.
- Làm gì mà cười hoài vậy? Đừng nghĩ tôi là ông cụ non, tại tôi không thích thôi.
Trường bỏ đi ra ngoài, chàng lặng lẽ ngắm dòng người qua lại. Chàng thấy nhớ cô bé có chiếc răng khểnh, cô ta cười mới dễ thương làm sao.
- Anh Trường. Bộ giận em hả?
- Có gì đâu. Anh muốn ra đây để đầu óc được thanh thản một chút. Mà nè, Trọng à. Anh thấy độ rày anh Đăng hơi kỳ kỳ, cứ muốn nhậu với khách đến hợp đồng. Chuyện làm ăn mà cứ thông qua bàn nhậu là điều anh không thích.
- Em nói anh nghe nè. Anh không đi nhậu cũng là một lợi thế cho anh, anh muốn điều kiện sao sao đó, anh cứ đặt thẳng vấn đề với người ta. Em thấy anh Đăng có nhiều điều mờ ám nhưng chưa tiện nói ra. Anh ấy không thành thật lắm đâu, anh hãy cảnh giác.
Đan Trường ngoái lại, không thấy ai chàng lắc đầu thì thầm:
- Anh hiểu chứ, nhưng chẳng lẽ gia đình mình đối xử tốt với ảnh như vậy, mà ảnh lại...
- Chuyện đó là thường. Anh đừng nghĩ đến điều đó mà nhân nhượng, anh không nghe người ta thường nói "cứu vật trả ơn, cứu nhân trả oán" hay sao?
- Anh có bàn với mẹ, định mở cho anh ấy một công ty riêng, nhưng mẹ không chịu. Có lúc anh muốn nói thẳng ra cho mẹ biết, nhưng anh sợ mẹ sẽ đau lòng khi bao nhiêu niềm tin, mẹ đều đặt vào anh ấy.
- Đã biết thế, mình từ từ lo liệu, đừng cho ba mẹ biết. Anh cứ giao chuyện này cho em. Anh hiền quá nên thua thiệt, nếu là em thì đừng hòng mà qua mặt. Anh nè. Hay là anh cưới vợ đi, cho anh ấy ra riêng.
- Em làm như dễ lắm vậy? Muốn cưới là cưới liền?
- Anh rắc rối đủ thứ hết, mai mốt coi chừng ở giá luôn. Mà nè. Chứ bộ anh yêu cô bé chiều mưa thiệt hả?
- Cũng thấy mến nhưng có tiếp xúc nhiều đâu mà yêu hay không yêu.
Tiếng anh bảo vệ vang lên làm hai anh em giật mình quay lại. Trường reo lên:
- Hoài An. Cậu đi đâu mà biệt tăm vậy, cũng đã mấy năm rồi phải không? Nào. Vào phòng chơi.
Khi cả hai ngồi đối diện nhau, Đan Trường nhìn Hoài An rồi cười vang.
- Bộ Ở nông trường về hay sao mà nhìn cậu rám nắng quá vậy? Hãy kể cho mình nghe, mấy năm qua cậu làm gì và ở đâu?
Hoài An rút điếu thuốc, bật quẹt đốt và rít một hơi thật dài. Với sóng mũi thanh tú, đôi mắt ánh lên sự nghiêm nghị cương trực, Hoài An dễ làm cho những kẻ yếu bóng vía phải chùn bước.
- Đan Trường. Mấy năm qua mình đã sống cuộc đời lang bạt. Cậu dùng tiếng nông trường cũng đúng, mình vừa ở Đắc Lắc về đây.
- Ôi trời. Sao cậu đi xa thế? Bộ muốn trở thành "giang hồ lãng tử" hay sao vậy?
Cô thư ký đặt hai ly cà phê xuống bàn, không quên nhoẻn miệng cười. Trường đẩy ly cà phê trước mặt An.
- Uống đi rồi kể tiếp cho mình nghe, cậu về khi nào?
Hoài An húp một ngụm cà phê rồi gật gù:
- Cà phê ở đây cũng tuyệt lắm. Mình về gần cả tuần rồi. Từ lúc ba mẹ mất, mình thấy không còn thiết tha với cuộc sống này nên bỏ đi xa cho khuây khỏa.
- Ở trên ấy cậu làm được gì?
- Mình làm đủ thứ: thư ký, lái xe, có khi còn làm công nhân. Nhưng với tính thẳng thắng của mình nên bị Ông giám đốc cho nghĩ việc rồi.
- Đời là vậy mà, cậu cương quá thì phải dứt thôi. Nếu đã về đâu thì đến với mình, thời kỳ mở cửa lo chi thiếu việc làm.
- Có gì phiền không? Tánh mình không thích phiền phức đâu.
- Gì mà phiền? Chắc là ba mẹ mình sẽ vui lòng và con bé Mai Thi sẽ có dịp mà nũng nịu với người anh mới.
- Mai Thi bây giờ chắc lớn lắm phải không?
- Đến nhà thì biết ngay. Hành lý cậu để ở đâu?
- Tại khách sạn Minh Châu.
- Sang quá ta. Ăn ngủ ở khách sạn. Thôi, cậu đi lấy đồ rồi trở lại, lát trưa về nhà mình luôn.
Hoài An vỗ vai Đan Trường:
- Tánh cậu vẫn như xưa, nói là làm liền. Mình đi nha.
- Mình trông cậu đó nghe.
Đưa Hoài An ra cửa, khi quay vào Trường bắt gặp ánh mắt không vui của Hải Đăng. Trường mỉm cười cúi xuống tìm gì trong đống hồ sơ.