Số lần đọc/download: 4411 / 93
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Chương 2
R
ừng núi chớm mùa nắng hanh. Đêm, sương rơi lộpđộp, lá rừng lay động nhẹ theo từng tiếng sương rơi. Vài con sóc bong, chồnhương rón rén trên các cành cây cổ thụ, nhe răng cạp lớp vỏ cây cho đỡ khát,lại ngoạm ngon lành vài trái cam chín nẫu.
Đi một đoạn nữa, chàng trai Suman dừng đột ngột, lên dây ná:
- Dừng lại, bố. – Suman bắt chước cô gái Lâm Huỳnh, gọi ông già Kỳ bằng bố đã quen miệng rồi…
Ông già Kỳ đánh lửa cành cạch bằng miếng thép mỏngđập mạnh vào cục đá lửa, đầu ngón tay cái giữ miếng bùi nhùi bằng lông tơ câyđủng đỉnh. Lửa xanh xẹt trong đêm tối, bắt vào cục bùi nhùi, ngún khói. Thổimạnh vài hơi, đã đốt ngọn đèn dầu chai đặt giữa chiếc lồng bằng gỗ. Một luồngánh sang chiếu lên ngọn cây cổ thụ. Ông già Kỳ chỉ thấy lá đen sì, một đôi mắtthú ánh xanh. Khỉ. Đàn khỉ đang say ngủ.
- Đi tiếp bố - Suman bảo, rảo bước.
- Không bắn à?
- Cao quá, khó bắn trúng. Có trúng đêm tối cũngkhông theo dấu nó được đâu. Để nó chết khô, mang tội với Giàng.
Đã quá nửa đêm, hai người, một già, một trẻ nằmbên bờ con suối không tên, ngửa mặt nhìn trời qua kẽ lả. Gió rừng ào ào thâuđêm. Sương rơi lộp độp nhắc nhớ ngày xưa. Dưới suối, cá đớp móng, quậy song lăntăn. Một con thú rừng bị con thú khác rượt đuổi, chạy bán mạng đến sát chỗ haingười. Ông già Kỳ giật mình, quơ chiếc dao đi rừng. Suman cười, hàm răng trắngloá trong đêm: “ Đừng sợ, chúng giết nhau để sống. Con mạnh sẽ thắng. Cây rừngcũng vậy. Cây nào mạnh mẽ sung sức, cao vượt lên hứng nắng ông Giàng. Cây yếuđành còi cọc, quấn vào thân cây mạnh, như rong rêu. Ở rừng xứ này, phải mạnh,phải gan dạ mới sống được.” – “Ở đâu cũng thế thôi. Ngoài xứ Bắc, cũng thế. Kẻmạnh nắm toàn quyền sinh sát, bóc lột kẻ yếu.”
- Bố mà là kẻ yếu à?
- Nếu là kẻ mạnh, gia đình tôi và hàng ngàn giađình cô thế khác không rời bỏ quê hương xứ sở, kéo vô đây với các anh, với rừngnúi phương Namnày.
- Thì ở đây với buôn sóc chúng tôi. Sống sổ lòng.Rừng đại ngàn, mặc sức vẫy vùng. Vài mùa rẫy, lại kéo buôn sóc đi tìm đất mới.Sống với chúng nó ngoài ấy làm gì cho khổ.
Ông già Kỳ thèm muốn sức sống tràn trề, tự do củaSuman, của gái trai buôn sóc vùng này. Bất giác, ông nhớ vợ, nhớ con gái LâmHuỳnh, nhỏ nhỏ Lâm Kỳ. Cây yếu phải bám vào thân cây mạnh, sung sức, như Sumannói. Gia đình mình đành phải sống cái thế cây yếu, dây leo thôi.
Suman đánh lửa, đốt đèn, cầm dao xuống suối, nóivới ông già: “Bố cứ nằm ngủ một giấc. Tôi đi chém cá suối cho sáng mai”
Thế là Suman rọi đèn dầu chai men theo bờ suối,chém một lúc được hàng chục cá trào bằng cổ tay, cá trê trắng, lại bắt đầy giỏmây nào cua đá, ếch, nhái.
Buổi sang giữa rừng, hai người ăn cá nướng với khoai nướng bên bờ suối. Suman bứt mấy đọt lá trâm lan, đọt bứa chua chua nhaingon lành, bảo ông Kỳ ăn thử. Cũng ngon thật. Nếu thành người rừng phương Nam như Suman,sống cũng không khó lắm, ôngnghĩ.
Chiều hôm sau, đang đi thì Suman hít hít mũi, rahiệu dừng lại. Gần đây có tiếng cây rừng đổ ầm ầm, tiếng voi téc vang rừng. Nhiều cây cổ thụ bị đàn voi đi ngang chen lấn, vẹt ra hai bên, gãy răng rắc.Suman nắm tay ông già, lôi ông chạy vòng vèo quanh đám cây cổ thụ giữa ngọn đồicao. Hai con voi có vẻ dữ tợn, quơ vòi như chiếc cọt nhà tìm kiếm, hít hít,phun nước thối đầy đầu cổ hai người. Con voi đi giữa đàn, chốc chốc lại quayvòng tròn như làm xiếc, bị voi mẹ quơ vòi cuốn theo một cách nhẹ nhàng.
Đàn voi đi xa rồi, khuất bên kia thung lũng, dãynúi đá trắng tái trong ánh mặt trời, ông già Kỳ mới hoàn hồn, lau mồ hôi.
Suman nhìn ông cười khoái trá: “Đừng sợ. Ông Tượngđó mà. Chúng tôi có thờ ông, ông không hại buôn sóc đâu.Chỉ sợ lúc đói, ông kéocả bầy đến quấn lúa rẫy đang chín, đập tơi tả”.
Ông già nhìn những đống phân voi to bằng những cáithúng, bốc hơi mà rùng mình.
Chiều tối, hai người đến bờ một dòng song trôngrất quen, cũng rất lạ. Dòng sông phì phò sương sớm. Đàn chim công xoè cánh baysà sát mặt sông, tố hộ rền mặt song. Đàn cò trắng hàng trăm con thành hình mũitên quạt cánh là là mặt song như đang đuổi theo hình bóng chúng in dưới mặtsông lăn tăn. Bên kia song, hai con nai chậm chạp lần xuống bến nước, nhe răngnhìn ngóng hướng mặt trời tắt nắng, chao đảo. Say sưa ngắm cảnh thanh bình hiếmcó mấy năm nay từ khi rời xa quê hương sông Hồng, ông già ngồi xuống tảng đánhẵn thin chồm ra dòng song. Đàn cá trắng chao lượn quanh chân ông.
- Con sông này tên là gì? – ông hỏi Suman giọngnghẹn ngào.
- Đạ Đồng. Giống con song Hồng của bố không? –Suman vừa tiếp chuyện ông già, vừa bóc vỏ khoai, sắn cho vào đống lửa. Thuậntay, anh chàng vung dao chém một lúc được hơn dăm con cá song, quăng vô đónglửa.
- Đạ Đồng là Đồng Nai. Chỗ nào cũng thấy Nai, haythật…À, con sông Hồng chảy giữa đồng bằng phì nhiêu, ít rừng lắm.
- Có sông, có suối, có rừng là có cuộc sống. Ôngbố nhìn bên kia sông coi. Vui không? Chỗ bố định tìm bạn đó.
Ông già giật mình nhìn sang bên kia sông. Một cáilàng nhỏ nhỏ bên kia song, giống hệt cái làng quê của ông bên bờ con sông Hồngđỏ mặn phù sa. Dưới bến, thuyền bè san sát. Nhiều cô gái giặt giũ quần áo. Trẻcon bơi lội tung tăng. Nhiều bóng cô gái uốn lưng gánh nước sông bám theo bậcđất lần lên bờ cao. Khắp xóm, khói bếp quấn quit, tiếng chày giã gạo nhộn nhịp.Trâu nghé ngọ vang trời chiều.
Suman che tay hú nhiều hồi, sang sảng mặt sông.Một con thuyền độc mộc do một cô gái trẻ mặc quần áo bà ba đen, cổ quấn khănrằn đu đưa mái chèo…
Bồi hồi bước xuống mũi con thuyền độc mộc, ông già nhìn cô gái da trắng bóc, khuôn mặt thanh tú, đôi mắt lung linh, giống sao con gái Lâm Huỳnh của ông. Suman biết ý, im lặng. Con thuyền cắm mũi vào bên nước có cây gáo già lão, có chiếc cầu ván bị hà ăn lỗ rỗ. Ông già cám ơn cô gái,bước lên bờ. Theo Suman, ông già băng qua một cánh đồng lúa vàng, bong sai oằn,hạt rất mẩy. Ông thò tay ngắt vài bông lúa vàng, cho vào miệng nhấm nháp, hai mắt rưng rưng. Đồng bằng sông Hồng của ta đây rồi, sông Hồng…Giữa cánh đồng,lác đác còn vài người địa phương lom khom cắt lúa. Trong vài chiếc bồ quay trònbằng lá buông chầm, người dân địa phương gộp từng bó lúa đập mạnh xuống nhữngchiếc ghế đập bằng gỗ. Hạt lúa bắn vào bồ lá buông rơi rào rào. Trên các bờruộng nứt nẻ, vài chú bé lom khom rình mò đàn chim cun cút đỏ như lửa bay vùsát mặt đất. Chúng ngửa cổ cười sằng sặc, tay vung vẫy xâu cá cạn, mỗi xâu đếnhàng chục con cá rô, trê, cá lóc. Cái làng ta hằng mơ ước từ khi phải lìa cái làng sông Hồng xa xôi. Ông già ngây ngất.
Ông bạn già người Quảng Ngãi lật đật xô đám trẻcon ra bên, chạy ra ôm chầm ông Kỳ. Cả hai nghẹn ngào. Nước mắt ràn rụa trênhai khuôn mặt phong trần, sạm đen. Ông quát bảo lũ trẻ bắt gà nấu cơm đãikhách. Ông quay sang nắm tay Suman, hỏi: “ Có phải Suman không?” Suman ngạcnhiên nhìn ông, đặt chiếc ná khổng lổ và con dao rừng vào vách nhà, gật gật.
- Tôi đã bỏ hai tháng trời ngược xuôi theo consông Đồng Nai này, lội khắp cánh rừng già đất đỏ miền Đông phương Nam này để tìmông bạn già này. Tôi có gặp và đánh bạn với ông cụ Bách, già làng sóc Po. Lần thứ nhất, sóc Pobị bọn quan lính đốt phá khi truy tìm ông già Kỳ đây. Được biết ông cụ Bách đãcứu ông bạn Kỳ, tôi yên tâm. Vậy là tứ hải giai huynh đệ! Phúc đức. Mừng lớn,hỉ?
Lát sau, có đến hàng chục người làng do ông Sáu Đồng Nai kéo đến theo lời mời của ông già Quảng Ngãi. Họ ăn cháo với gà xép hay, theo phong tục của người bản địa, uống rượu nếp với ớt hiểm. Suman không quen uống rượu nếp, lăn ra say mèm. Nhiều cô gái nhìn lén anh chàng người rừng Suman to lớn, vạm vỡ, tóc xoăn, râu bó hàm, mắt sang quắc, ngực như tảng đá,che miệng cười đùa, đấm nhau thùm thụp.
Ông già Quảng Ngãi giơ cao chén rượu nếp, cất tiếng cười:
- Chúng mi có thích anh chàng người hùng sóc Po này không? Nếu thích kêu ông bạn già Kỳ của tao là bố. Nghe chưa?
Đến tuần rượu thứ ba, ông già Đồng Nai tổ tiên lâu đời bên dòng sông Đồng Nai đứng lên, vuốt ba chòm râu dài tận rộn, cười khà khà, nâng ly rượu đế, giọng sang sảng:
- Buổi gặp mặt này, coi như trời định. Tụi mình,dân sông Hồng, dân Ngũ Quảng, dân Đồng Nai bản địa xin cạn chén, kết nghĩa. Từ nay, sống chết có nhau. Vui buồn có nhau… Hoạn nạn tương cứu. Sanh tử bất ly…
Ông già Kỳ cảm động nâng ly, chạm khẽ vào ly của ông già Đồng Nai, ông già Quảng Ngãi, ngửa cổ uống cạn.
Ông già Đồng Nai bản địa vỗ tay bồm bộp: “Bay đâu,múa võ mừng khách”.
Thế là giữa sân rộng, còn rơi vãi vỏ đậu xanh, vỏđậu phộng, nhiều hạt lúa đầu mùa, các cô gái khăn rằn quấn ngang bụng, tay cầm sông đao, kiếm múa vi vút, lăn nhiều vòng, tấn, thối loang loáng. Rồi nhiều chàng trai Đồng Nai vạm vỡ, cao to cầm côn bằng những cây tầm vông vạt nhọn rám lửa, bay trên không, quay phắt sang tả, sang hữu, lăn tròn nhiều vòng dưới mặt sân, bụi cùng vỏ đậu, vỏ trấu bay mù trời.
Bỗng văng lên tiếng hú kinh dị như hổ gầm, và nháy mắt một bong đỏ rần tay cầm con dao rừng, tay cầm chiếc ná khổng lồ từ chạc ba cây bằng lăng cổ thụ sát mái hiên nhà lao vồng cầu ra giữa sân, quay tít trên thinh không lúc lâu, mới nhẹ nhàng đặt một chân xuống sân, lại búng nhẹ chân kia, tung lên cao, hú vang một tiếng, lên dây ná khổng lồ, mũi tên lao đi, cắm phập vào thân cây bằng lăng cổ thụ. Bất chấp tiếng vỗ tay, tiếng gào thét khoái trá của dân làng, Suman tung con dao rừng lên cao, búng người bay theo chụp lấy cán dao, múa vun vút. Chỉ thấy hào quang toe toé trong ánh trăng…Bỗng cái ánh hào quang đó hú vang ba tiếng đến đàn chó trong làng phải cứng chân, cụp đuôi,mới là là từ trên chạc ba cây bằng lăng đáp xuống giữa sân, vòng tay bái tổ,kính chào ba ông già Đồng Nai, Quảng Ngãi, sông Hồng.
Trai gái vỗ tay rần rần, xúm đen xúm đỏ quanh chàng trai rừng núi đỏ như đồng hun, râu ria dựng ngược.
Ông già Đồng Nai vuốt râu khoái trá tột độ, bước đến mời chàng trai một chén rượu đầy:
- Giỏi. Giỏi lắm. Xứng đáng là trai đất rừng miềnĐông. Làm một ly chúc mừng kết nghĩa. “Tứ hải giai huynh đệ”.
Chàng trai xứ rừng hai tay cung kính nâng ly rượu,gật đầu chào và ực một cái, như đổ rượu vào chỗ chân không. Ông già Đồng Nailại bưng ly rượu thứ hai, cung kính hơn, nói:
- Ly này, dân làng Đồng Nai chúng tôi và dân QuảngNgãi tha phương kính chúc ông già làng Bách trăm tuổi, cùng chúng tôi chia bùi,sẻ ngọt.
Lần này, chàng trai Suman cúi thấp mái đầu xoắntít, cháy đỏ, nâng cao chén rượu kính mời bốn phương, mới uống từ từ.
Một thanh niên Đồng Nai, một cô gái xứ Quảng thaphương bước vào cung kính mời chàng trai xứ rừng:
- Chúng tôi muốn học ở huynh vài đường phòng thân.
Nhìn cô gái xứ Quảng, chàng trai Suman bỗng thụtlùi vài bước. Sao giống con gái Lâm Huỳnh của ông già Kỳ đến thế? Một ở tậnsông Hồng xa xôi, một ở xứ Quảng cách trăm cánh đồng, vạn vách núi, sao giốngnhau như tạc?
Thấy chàng trai xứ rừng phương Nam nhìn mình nhưnuốt, cô gái xứ Quảng đỏ mặt, cúi đầu e thẹn, đưa tay sờ chuôi gươm lấp lánh trong ánh đuốc. Vạt áo bà ba xứ Nam-Đồng Nai của cô rung rinh theo nhịp thở, như có đôi chim bên trong đòi sổ lồng.
Chàng trai Đồng Nai nóng mặt: “ Làm gì mà nhìn cô ta ghê thế. A, mê nhau rồi hả anh bạn núi rừng. Thì cứ thử vài đường với ta, ai thắng sẽ được cô ta đoái hoài vậy?”
Ông già Đồng Nai vuốt râu cằm, cười hề hề, hắng giọng:
- Dẹp. Gươm giáo vô tình, mất tình keo sơn của con dân ba xứ. Dẹp. Muốn thử tài, lúc khác. Hôm nay thì không…Tình hình này, tau nghe chúng nó muốn kéo quân truy lùng cái làng của mình đó. Chưa yên thân đâu.
Nghe thế, chàng trai xứ Đồng Nai lùi lại ba bước,cung tay cáo lỗi chàng trai xứ rừng, kéo tay cô gái xứ Quảng bước vào đám đông.Ông già Kỳ vẫn trong thấy được ánh mắt của chàng trai Đồng Nai còn toé lửa hằn học, ghen tị, nghĩ: Các chàng trai xứ Đồng Nai này thẳng tính, trung thực và bộc trực, ruột để ngoài da, không kín đáo như các cô gái xứ Quảng. Hai chàng trai xứ Quảng và Suman rất giống tính khí nhau. Có lẽ khi xưa, họ cùng một chi tộc, rồi họ biến thiên đất trời, thời thế của đất nước, mà kẻ lên rừng sâu,người bám lại mảnh đất lưu vực sông Đồng Nai này. Còn cái cô gái đẹp đất Quảng kia, sao có né hao hao giống nhỏ Lâm Huỳnh của mình quá? Hay là thuở xa xưa,ông bà, tổ tiên nó cũng từ đồng bằng sông Hồng trôi giạt vô đây? Mà cái đôi mắt một mí của nó, lại giống mắt con gái Tàu, con gái Nhật mới lạ.
Bây giờ, đầy sân, trên thềm nhà, gần trăm gái, trai, người già, dân làng gọi là dân Đồng Nai tụ tập quanh những mâm thức ăn,trái cây gọi là cây nhà lá vườn, rượu rót đầy chén. Họ cười nói rổn rảng, thẳng tuột, đốp chát, và cười. Chao, tiếng cười của các chàng trai xứ trẻ này khiến cả bầu trời kia cũng ngả nghiêng, cả dòng sông Đạ Đồng kia cũng chung chiêng,ầm ào, muốn cất cao để vượt qua các dãy đá hàn. Chim đêm quạt cánh khua gió trên bầu trời trong veo mùa nắng, lấp lánh vô vàn vì sao.
Ba ông già Đồng Nai, đất Quảng và sông Hồng ngồi chung mâm cùng nhiều ông già Đạ Đồng cố cựu, râu ba chòm, khăn rằn vắt vai, da sạm đen, tay chân gân guốc. Đàn trâu trong chuồng khua sừng đập rống đòi nhai rơm rạ.
Cái không khí đêm nay sẽ mãi mãi ghi tạc trong tâm khảm ông già sông Hồng và ông già đất Quảng vùng đất eo hẹp, sỏi đá.
Ông già đất Quảng giọng eo éo, cảm động:
- Lúc tạm chia tay anh ở Vũng Rô khi thuyền tôi bị bão đánh đắm, tôi không tin có ngày gặp lại. Cả gia đình bảy người, chỉ sống sót có mỗi mình tôi với con nhỏ đó đó- Ông đưa tay chỉ cô gái đòi thử tài Suman ban nãy. Nó chưa được gặp mặt anh, vì mấy ngày đó, nó mãi còn học võ trên núi.Sau đó, vô đây, mới tìm được tung tích nó. Ơn trời phật phù hộ, độ trì. Tôi cho nó làm con nuôi anh Sáy đây- ông già Quảng Ngãi vỗ vai ông già Đạ Đồng- Đồng Nai- Bây giờ, đêm nay, tôi tính bàn với hai anh như vầy, hỉ? Ba chúng ta có nên gom lại một chỗ không? Một cánh rừng hỉ? Một thung lũng màu mỡ như thung lũng Đạ Đồng này hỉ? Hay tại sóc Po, quê anh Suman?Chúng nó truy lùng dữ lắm. Sớm muộn chúng cũng tìm ra tung tích anh, tôi. Còn anh Sáu và dân làng Đạ Đồng này, không sao. Dân cố cựu hàng ba, bốn trăm năm khai phá nơi đây rồi. Đất này, sông này, trời này…là của anh Sáu. Chúng lấy lý nào để…..
Ông già sông Hồng nói:
- Lý của chúng nó. Lý của kẻ mạnh, kẻ cầm quyềnsanh quyền sát trong tay, còn hơn quyền của Nam Tào, Bắc Đẩu.
Ông già Đạ Đồng mắt nảy lửa, cất tiếng cười gằn, lông mày dựng đứng:
- Trời đất, sông núi này là của tui. Tổ tiên, cha mẹ tui đã khai phá thung lũng Tri Ân này hàng hai trăm năm qua. Mồ mả tổ tiên tui chôn ở đây. Chúng nó làm gì được tui? Hoạch hoẹ, lâu lâu lấy cớ này, cớ nọ kéo lên ăn uống, càn phá, tìm soi, bắt rượu lâu, dòm ngó bọn con gái đẹp. Tui thách chúng nó dám bứng cả cái thung lũng Tri Ân, mồ mả tổ tiên chúng tui đó?
Ông già sông Hồng từ tốn, nâng ly rượu đầy ngang ngực:
- Trước giờ, chúng không làm gì cái thung lũng Tri Ân này được…Nhưng từ nay về sau, chúng sẽ âm mưu, bày cách. Tôi nghĩ vậy, hai anh nghe có được không? – Ông già nhúm đậu phộng rang bỏ thành ba nhúm trên chiếu, chỉ từng nhúm nói- Hiện nay, ba anh em chúng ta ở thành ba nơi, cách nhau khoảng vài tiếng hú, vài quăng rựa. Tuy có nhớ nhau thật nhưng như thế tiện hơn. Có động một nơi nào, hai nơi khác còn có thể ứng cứu được. Hai nơi khác là chỗ lùi tạm của nơi này, đúng không? Nếu gộp chung lại một chỗ, bị một trận là tiêu tang sạch sành sanh. Chỉ bằng giữ thế ở thành ba nơi như hiện nay,chúng ta bàn cách khai khẩn các vùng rừng, vùng đất, cày cuốc, phát rừng, trồng lúa nước như cái thung lũng Tri Ân của ông Sáu và anh Quảng đây. Chăn nuôi, mùa nào thức ấy, như đồng bào sông Hồng chúng tôi mấy nghìn năm qua. Còn cái sóc Po của ông cụ Bách và Suman, ta vẫn giữ, và phát triển chăn nuôi, trỉa lúa rẫy, lấy gỗ, tre, trao đổi cùng sản vật của thung lũng Tri Ân này. Chỗ trao đổi coi như cái chợ sông Hồng tổ tiên chúng tôi. Ngoài ra, anh Sáu có thể cho gái, trai người già gồng gánh sản vật xuống xóm làng, chợ búa dưới hạ lưu sông Đạ Đồng-Đồng Nai trao đổi lấy vải, lụa, thức ăn khác- Ngừng một lát, ông già sông Hồng ngập ngừng mãi mới nói tiếp- Tôi có nghe nhiều tin không vui: cái bọn mũi lõ, mắt đục, râu xồm bên trời Tây đã đi tàu biển nhập vô đất ta, trà trộn vào dân ta miệt biển, miệt rừng, tận trên Đà Lạt cũng có.Trong đó lại có bọn xấu gây chia rẽ dân ta..Tình hình này sẽ có loạn. Có loạn,chúng sẽ thừa cơ dẹp loạn mà đánh phá, cướp buôn sóc, làng xóm ta, bắt ta đóng trăm thứ thuế, trăm thứ sưu…Ta phải làm trâu ngựa đấy, thưa hai anh…
Ông già Đồng Nai đập mạnh bàn tay cứng như thép xuống chiếu, chửi đổng:
- Đ.má mấy cái thằng chó đẻ đó. Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng.
Ông già sông Hồng giật mình, vội vàng nâng ly rượu đầy tận mặt ông già Đồng Nai: “ Là tôi thứ đoán mò thôi, anh Sáu. Chưa chắc sẽ vậy.” Ông già xứ Quảng cũng áy ngại cho viễn cảnh ấy, trầm ngâm: “Giống như lưới trời lồng lồng. Chúng nó là cái lưới hỉ? Ai cho hắn quyền cái lưới hỉ?
Đằng kia giữa đám thanh niên trai tráng, chàng trai Suman cất tiếng cười sằng sặc, mặt ngửa cao, rượu chảy tràn trên khuôn mặt. Cô gái xứ Quảng nói lí nhí gì đấy, anh chàng hứng chí cất tiếng hú kinh động cả xóm làng, vụt đứng dậy nhảy múa một mình, loang loáng trong ánh trăng và ánh đuốc dầu chai bập bùng. Trai gái xứ Đạ Đồng vỗ tay hoà theo nhịp nhảy bốc lửa của anh chàng xứ rừng. Vòng tròn nới rộng ra, thắt hẹp lại, nới rộng ra theo từng tiếng hú của Suman. Không có cồng, chiêng, anh chàng quờ tay chụp chiếc vung nồi đập vào sống dao rừng, người cuồn cuộn, đôi vai run giật, ròng ròng mồ hôi lẫn rượu. Cuối cùng, anh chàng thét man rợ như lời thề hứa: “Tới chớ. Tôi sẽ tới. Sẽ ở lại đây. Sẽ ở sóc Po của tui. Có chuyện thú mạnh ăn thịt thú yếu, cứ hú một tiếng, tui sẽ tới. H..u..ú.Vậy đó.”
Giờ chia tay rồi cũng đến. Ông già sông Hồng lưu luyến ôm chầm hai ông già xứ Quảng và ông già bản địa Đạ Đồng-Đồng Nai khi tiếng vượn hú thâm trầm trên đầu non. Hai con chim hồng hoàng già lão đập đôi cánh hiên ngang là là cất bay trên mặt con song Đạ Đồng, qua hướng sóc Po thâm u, đại ngàn.
Cô gái xứ Quảng e thẹn nấp phía sau lưng chàng trai Đồng Nai, đưa đôi mắt đẹp nhìn trộm chàng trai Suman sừng sững giữa con thuyền độc mộc. Tri Ân, thung lũng Tri Ân, rồi đây, hai tiếng ấy rất khó phai trong con tim chàng trai sóc Po hoang dã...