Số lần đọc/download: 2734 / 53
Cập nhật: 2016-03-29 17:20:54 +0700
Chương 2
N
GƯỜI TRONG GIA ĐÌNH NÊN LÀM GÌ KHI NGƯỜI THÂN SẮP MẤT?
Khi có người thân sắp qua đời, chúng ta nên có thái độ, hành động và việc làm hợp với hoàn cảnh lúc đó.
Sau đây là một số điều cần làm.
Điều quan trọng nhất cũng là điều khó nhất, đó là khi người thân sắp qua đời hay mới lìa đời, thì thân nhân không nên khóc lóc, kêu gào vật vã, vì người sắp chết sẽ rất khổ đau, ray rứt khó ra đi. Bề ngoài thấy là họ đã mất, tim ngừng đập, nhưng thực sự là họ vẫn còn nghe, biết những gì xảy ra chung quanh họ. Do đó, thân nhân nên cố gắng tránh khóc lóc, kể lể làm đau lòng người sắp mất. 2. Không nên đụng chạm, tắm rửa, thay quần áo hay di chuyển thân xác người mới mất trong khoảng thời gian 12 tiếng đồng hồ, kể từ khi người ấy mất.
Trong khoảng thời gian 12 tiếng kể từ khi mất, người thân nên tụng kinh siêu độ liên tục cho vong linh người mất được ra đi một cách an lạc... Dĩ nhiên là trong thời gian đó nên giữ yên lặng, chỉ có tiếng kinh thôi, cố tránh không có tiếng than khóc đau thương. Khi tụng kinh, âm điệu cũng không nên ai oán bi thương. 4. Cần nhớ rằng trong thời gian 49 ngày, kể từ khi mất, vong linh nầy là Thân Trung Ấm. Người mới mất ấy còn trong tình trạng hoang mang, mơ hồ, phân vân trước những cõi giới không biết đi vào đâu. Thời gian nầy cần thân nhân hỗ trợ bằng lời cầu nguyện, cầu siêu, nhất là sự bố thí giúp người, ăn chay hay in kinh sách phổ biến, hoặc nhờ Tăng ni cầu nguyện cho linh hồn người mới mất được siêu thoát. Những việc làm vừa kể rất quan trọng và rất có hiệu quả. Hãy quan tâm vào những điều vừa kể, hơn là chú tâm vào nghi lễ phiền toái linh đình, đám cho to, giỗ cúng cho lớn, thết đãi, xe cộ xênh xang, đó chỉ là hình thức bên ngoài, giúp cho người sống có hư
danh, còn người chết thì vong linh dật dờ, lênh đênh, vô định...! 5. Người sắp mất ra đi với tâm trạng lo buồn, đau khổ. Vì họ còn rất nhiều việc chưa hoàn tất, nhiều ước nguyện chưa thành, còn nhiều tình cảm quyến luyến... Do đó, phút lâm chung, người thân phải hiểu rõ, cố động viên họ, làm cho họ an tâm tuyệt đối, đừng khơi dậy những nỗi đau mà họ đang hay đã trãi qua lúc còn sống, tránh nhắc lại những thứ ấy. Hãy trấn an họ rằng: “... cứ yên tâm, mọi việc đều ổn thoả, gia đình sẽ lo chu đáo, không có gì phải lo cả...”. Có người lúc lâm chung, họ luôn nhớ lại những gì xảy ra, nhất là quá khứ. Có người nhớ là họ còn nợ ai số tiền chưa trả chẳng hạn, họ muốn được thanh thản, nếu thân nhân nghe họ phàn nàn lo âu điều đó thì tìm cách nói làm sao để họ an tâm. Nếu có thể, nên thanh toán nợ dùm họ, vì đó quả là một việc phúc đức đáng làm. Nói tóm lại, ta hãy cố tạo sự thuận lợi an ổn cho người sắp ra đi, để họ khỏi bận tâm, nuối tiếc, dùng
dằng... Người bệnh sắp mất, thân nhân hãy chờ lúc họ tỉnh táo, hãy hỏi họ cặn kẽ những gì họ mong muốn, những gì họ căn dặn và hứa làm cho họ yên lòng. Dĩ nhiên lời hứa phải thành thật, không gian dối, dù sau đó vì quá sức mình không chu toàn được. Làm được vậy là giúp người sắp mất thanh thản ra đi một cách nhẹ nhàng – Nhờ đó mà vong linh sẽ sáng suốt, không bận tâm, không u buồn nên khỏi phải đi vào đường lầm mê của lục đạo. 6. Trước mắt thân nhân sắp mất, chúng ta hãy làm những điều tốt lành như: những người trong gia đình bấy lâu xung khắc gây gỗ, tránh mặt nhau thì khi đó hãy đứng bên nhau hoà đồng vui vẻ để người sắp mất hài lòng. Tránh gây gỗ, tranh cãi nhau. Người sắp lìa đời nằm đó nhưng tai nghe rõ hết, ngay cả khi họ nhắm mắt xuôi tay, thần trí họ vẫn còn hoạt động. 7. Tránh khuyên răn người sắp mất tin theo một tôn giáo nào đó, khác với tôn giáo mà họ đang theo. Làm như vậy
tạo nên hoang mang tâm thức họ, khi đang đứng ở ngưỡng cửa của sự chết, khiến họ không biết phải bước vào cõi giới nào. Chỉ trừ người sắp mất tự nguyện hay đề nghị mà thôi. Việc tụng kinh cũng nên theo ý muốn của người sắp mất, đừng ép uổng họ, không nên tự mình đưa họ vào hoàn cảnh hay niềm tin mà họ không muốn. 8. Những bà con, bè bạn tới thăm muốn gặp thì nhớ đừng tỏ vẻ lo sợ về cái chết sắp đến, đừng nói lời tiếc thương u buồn, phải tỏ ra tự nhiên, xem cái chết là điều bình thường mà ai cũng trải qua. Đừng làm cho họ sợ, chán nản, lo lắng... 9. Vấn đề dùng thuốc an thần, chỉ nên dùng khi bệnh nhân ở tình trạng đau đớn, nhưng chưa đi vào giai đoạn hấp hối. Nếu họ đi vào giai đoạn sắp thở hơi cuối cùng thì tốt nhất là không nên dùng thuốc. Khi thấy người đang hấp hối tỏ vẻ lo sợ, kêu la hay nói hoặc mô tả những hình ảnh mà họ đã thấy, lúc đó các y bác sĩ cho rằng họ đang mê sảng, nên trấn an bằng cách cho họ uống thuốc an
thần. Họ không biết lúc ấy người sắp mất đang ở biên giới của cửa tử sinh, mà cõi giới khác thì có biết bao hình ảnh kỳ bí lạ lùng, có khi đáng sợ mà người sắp lìa đời thấy được, trong khi những người đang sống không thể thấy... Giây phút ra đi tâm trí phải an bình, sáng suốt mới nhận thức được đâu là nơi nên tới, nơi nào không nên vào. Vì theo Phật giáo, khi chết, bất cứ ai cũng phải vào 1 trong 6 cõi giới là lục đạo, chỉ ngoại trừ những bậc tu hành thanh cao đắc đạo. 10. Tại các bệnh viện thường có dụng cụ giật điện, giúp hồi sinh cho người bị kích ngất. Vấn đề sử dụng loại giật điện giúp hồi sinh này cần phải cẩn thận, nên dùng như trường hợp đứng tim chẳng hạn. Còn trường hợp chết vì ung thư hay những bệnh khác không thể chữa khỏi, thì không dùng là tốt hơn. Có khi vì muốn thấy mặt lần cuối hay nghe lời trăn trối sau cùng, mà phải dùng tới dụng cụ giật điện, giúp người mới chết hồi sinh chốc lát, thì
-12-
quả sai lầm. Sai lầm thứ nhất là: làm người sắp qua đời phải chịu đau đớn khủng khiếp, nếu vài phút hồi sinh rồi mất thì tâm trí người ấy đâu còn minh mẫn an bình nữa? Sai lầm thứ hai: Người mất nên ra đi đúng giờ, không dùng dằng hay bị níu kéo. Giờ phút quan trọng đã tới mà lại làm họ “trễ chuyến đi”, cũng như gây hoang mang nghiệt ngã tâm hồn thì quả thật là vô cùng tai hại. Chết trong khi được cầu nguyện là điều vạn hạnh. Những bậc tu chứng thường cho rằng: một người đang chú tâm cầu nguyện, tụng kinh mà tự nhiên bị chết thì tâm linh người ấy đã được trong sáng, đã đi vào trong lời cầu nguyện nên họ chết trong an lạc, sẽ tái sinh vào một kiếp người đầy hạnh phúc an vui. Nếu người qua đời để lại một số của cải, hoặc người đó mất đi thân nhân sẽ hưởng một số tiền như: đền bù vì tai nạn, bảo hiểm, chết trận, v.v... thân nhân không nên tiêu dùng hết số tiền đó, mà nên trích ra một ít cho xã hội từ thiện hay đích thân đi làm việc thiện, cứu giúp người
nghèo, làm được như vậy giúp tâm bớt áy náy, vừa làm vui lòng vong linh người đã khuất. Muốn vơi đi thật nhiều nỗi đau thương về người thân mất thì không gì hơn là: Hãy tiếp tục thực hiệc những gì mà khi còn sống người ấy mong ước hay còn dang dở. Ngay cả những lầm lỗi mà lúc sống họ đã gây ra, ta cũng phải tha thứ; cũng như những gì ta đã làm họ khổ đau, thiệt hại, ta cũng phải ăn năn sám hối.