Dịp may ưu ái những ai can đảm

Publius Terence

 
 
 
 
 
Tác giả: Honoré de Balzac
Thể loại: Truyện Ngắn
Dịch giả: Đào Đăng Vỹ
Biên tập: Lương Duyên
Upload bìa: lê thị ái vân
Số chương: 25
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1435 / 31
Cập nhật: 2015-05-04 14:39:47 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 2
ột tập đoàn kiều này đáng hàm súc và thật sự đã hàm súc một cách tóm lược tất cả những yếu tố của một xã hội rộng lớn. Trong mười tám khách trọ ở đây, cũng như ở một trường học, cũng như ở thế gian, vẫn có một người bị ghét bỏ, bị ngược đãi mà ai cũng diễu cợt. Qua đầu năm thứ hai, con người nảy lại là người được chàng Eugène de Rastignac để ý nhất giữa những kẻ mà chàng buộc phải chung lộn trong hai năm nữa. Con người chịu đựng ấy là ông già Goriot, nguyên trước là một nhà buôn bún: một hoạ sĩ hay một sử gia có lẽ sẽ chú trọng dồn đầy ánh sáng của bức tranh lên bộ mặt của nhân vật này. Do ngẫu nhiên nào mà người khách trọ lâu năm nhất ở đây lại bị khinh bĩ lẫn thù ghét, bị ngược đãi lẫn thương hại, do ngẫu nhiên nào mà cảnh khốn khổ lại không được kính trọng? Ông già đã biểu lộ những cái lố bịch hay kỳ cục mà người ta còn khó tha thứ hơn những tật xấu chăng? Vấn đề này liên quan mật thiết đển nhiều mối bất công khác ở xã hội. Có lẽ bản tính của người đời là làm cho ai đã bị đau khổ càng phải chịu đựng thêm đủ mọi nỗi, chịu đựng vì lòng khiêm tốn thật sự, vì yếu ớt hay vì vô tâm. Có phải ta thường ưa tỏ lộ sức mạnh của ta bằng cách làm thiệt thòi cho kẻ khác hay làm cho một vật gì? Dầu kẻ ấy chỉ là một thằng nhỏ yếu ớt, một thằng bé đến gõ cửa mỗi nhà lúc bị giá lạnh, hay đứa trẻ con cố với lên để viết tên nó trên một đền đài mới mẻ.
Ông già Goriot đã sáu mươi chín tuổi và đến ở tại nhà bà Vanquer từ năm 1813, sau khi đã rời bỏ công việc kinh doanh. Trước tiên ông thuê mấy phòng mà hiện nay bà Couture đang ở và trả một ngàn hai trăm quan tiền trọ, ông đã tỏ ra là người không coi việc thêm bớt một trăm quan là đáng kể, bà Vanquer đã lấy trước một số tiền của ông ta để tu bổ lại ba căn phòng này và mua thêm một mớ đồ đạc tồi tàng như mấy cái màn vải vàng, mấy cái ghế bành bằng gỗ sơn bọc nhung, và tấm tranh và những giấy mà các quán ăn ở ngoại ô đã bỏ. Có lẽ sự rộng rãi vô tâm của ông Goriot để bị lừa dễ dàng làm người ta xem ông như một người dại dột chẳng hiểu gì, tuy trong thời gian ấy ai cũng kính cẩn gọi ông là cụ Goriot. Ông ta đến ở đây với một tủ áo rất đầy đủ, với những áo quần đẹp đẽ của một thương gia tự tặng cho mình đủ thứ trong khi rời khỏi doanh trường. Bà Vanquer đã trầm trồ khen ngợi mười tám cái sơ mi bằng vải Hoà Lan rất mịn mà vẻ đẹp càng tăng thêm vì nhà thương gia còn đeo thêm trên ngực hai cái kim găm do một dây chuyền nối liền mà mỗi kim găm còn nạm thêm một hột kim cương lớn. Thường ông già mặc một áo dài xanh mỗi ngày ông: mang một áo gi-lê trắng trùm lên cái bụng bự hình quả lê và lúng lẵng có sợi dây chuyền vàng đeo những đồ chơi nhỏ. Trong hộp thuốc cũng bằng vàng của ông có cái mề đay nhỏ đựng mấy món tóc, làm người ta có thể nghi ông đã có vài thắng lợi trong tình trường. Lúc bà chủ nhà gọi ông là ông già phong tình, ông ta chỉ để hé trên môi ông một nụ cười của một trưởng giả bị người ta trêu ghẹo mối sở thích lố bịch của mình. Các tủ của ông chất đầy những muỗng nĩa và đồ dọn ăn bằng bạc. Cặp mắt của bà quà phụ sáng rực lên trong lúc bà ân cần giúp ông ta mở các gói đồ và sắp đặt các thứ muỗng nĩa, đồ đựng dầu giấm, dĩa, các khay chén bằng bạc mạ vàng để đồ ăn bữa sáng, tất cả các thứ đều đẹp đẽ và khá nặng, nhưng ông ta đã không chịu bán đi. Đấy là những tặng vật làm cho ông nhớ lại những buổi trọng thể trong đời sống gia đình của ông.
Cái này, ông ta nối với bà Vanquer vừa nắm chặt một cái dĩa và một cái tô có cái nắp hình dung hai con chim cu mớm mỏ nhau, là tặng vật đầu tiên của vợ tôi biếu tôi ngày kỷ niệm thứ nhất của hôn nhân chúng tôi. Tội nghiệp thay, nhà tôi đã tiêu phí vào đây tất cả tiền dành dụm lúc còn con gái. Bà thấy không, thà tôi lấy móng tay cạo đất mà sống chớ không khi nào tôi đem bán những kỷ vật như vậy. Nhờ trời, từ nay tôi sẽ dùng chén này để uống cà-phê mỗi buổi sáng cho đến hết đời tôi. Tôi cũng chẳng đáng than phiền gì, vì tôi cũng còn đủ miếng ăn trong một thời gian khá lâu.
Với con mắt diều hâu của mình, bà Vanquer còn thấy rõ những hàng chữ trong sổ kế toán của ông già, những con số tổng cộng lại cũng được cái lợi tức từ tám đến mười ngàn quan cho con người quý báu này. Từ ngày ấy bà Vanquer, dòng dõi quý phái de Conflans, nảy ra nhiều ý tưởng, tuy bà đã đến bốn mươi tám tuổi, nhưng thường chỉ nhận mới có băm chín cái xuân xanh. Tuy khóe mắt ông già đã lận lên, sưng húp và xệ xuống, làm ông ta thường phải chặm con mắt, bà vẫn thấy ông có vệ khả ái và đứng đắn. Bắp chân đầy thịt ú lên, cũng như cái mũi đài và vuông vức... lại chứng tỏ những phẩm cách mà bà ta ra chiều mến chuộng, những phẩm cách càng lược xác định tiêm vì khuồn mặt tròn vạnh và khờ khạo và chất phác của ông. Ông cổ vẻ một con người tráng kiện, khả dĩ đem hết trí tuệ ứng dụng cho tình cảm. Tóc ông như cánh chim bồ câu mà mỗi sáng anh thợ cạo trường Bách nghệ đến phun phấn săn sóc cho ông (13), đầu tóc ấy có năm mối xoã xuống cái trán thấp và trang trí rất hợp với khuôn mặt ông. Tướng ông hơi cục mịch nhưng ông ăn mặc quá sửa soạn, ông hút thuốc một cách rất sang trọng, ông hít khói thuốc một cách người ta có thể thấy ông là một người vững tâm lúc nào cũng có thuốc thơm đầy hộp... cho đến nỗi từ ngày ông đến ở trọ nhà bà, bà Vanquer tối nào đi ngủ cũng nóng nảy như thiêu đốt, trong lòng ham muốn thay đổi cái lốt Vanquer để sống lại trong cái lốt Goriot, chẳng khác gì con chim đa đa bị quay trong một lớp mỡ bọc quanh. Tái giá bán cái nhà trọ, cặp tay anh chàng tinh hoa của giai cấp trưởng giả, trở thành một phu nhân danh tiếng trong xóm, đi quyên tiền cho trẻ nghèo, tổ chức những cuộc vui mỗi chủ nhật ở Choisy, Gentilly, đi xem hát tuỳ thích ở hàng ghế lô, khỏi phải chờ những giấy mời của soạn giả mà các khách trọ thỉnh thoảng biếu bà về tháng bảy. Bà ta mơ mộng cả một thế giới cực lạc của những gia đình bé nhỏ ở Paris. Bà ta không nói với ai bà có cả một số tiền bốn mươi ngàn quan dành dụm từng xu một. Và về phương diện tiền tài, bà thật cũng tự xem mình là nhà gái xứng đáng.
“Về các phần khác, ta cũng xứng với anh chàng lắm chứ!”. Bà ta tự bảo trong lúc trằn trọc trên giường, tựa hồ như muốn tự chứng tỏ với mình những nét đẹp mà mỗi sáng mụ ở Sylvie tìm thấy ấn khuôn trên giường.
Từ ngày ấy, và trong khoảng ba tháng trường, bà quả phụ Vanquer lợi dụng anh thợ cạo của ông Goriot và chịu chút ít phí tổn để làm tốt, một phí tổn cần thiết để đem lại cho nhà cửa một nghi thức thích đáng với những nhân vật danh giá đã lui tới nhà bà. Bà mưu mô vận động để thay mới cả đám khách trọ, bà rêu rao xa vọng từ nay chỉ thâu nạp toàn những người cao quý về mọi phương diện. Có người lạ nào đến là bà khoe ngay sự ưu đãi mà ông Goriot một thương gia danh vọng và đang kinh doanh vào bậc nhất ở Paris đã đành cho bà. Bà phát những giấy quảng cáo với nhan đề phía trên: Ký túc xá Vanquer. Đây là một nhà xưa nhất và có tiếng nhất của xứ la tinh, có thể nhìn ra những cảnh sắc thanh thú ở vùng thung lũng Gobelins (từ lầu ba nhìn ra), có cảnh vườn xinh đẹp, cuối vườn có đường đi trồng cây điền ma (cây tilleul, thân cây cao và hoa rất thơm,người ta dùng lá làm nước uống cho dễ ngủ, an thần). Trong quảng cáo còn nói đến bầu không khí lành mạnh, và cảnh tịch mịch... Quảng cáo này đã đem lại cho bà ta nữ bá tước Ambermesnil, một phụ nữ ba mươi sáu tuổi đang đợi việc thanh toán và nhận số tiền tuất bà được cấp dưỡng, vì bà là quả phụ một đại tướng tử trận. Bà Vanquer săn sóc các bữa ăn, sưởi ấm các phòng khách trong gần sáu tháng liền, và giữ lời hứa trong quảng cáo đến phải tốn cả công lẫn của. Vì vậy bà Bá tước bảo - mà bà nữ Bá tước gọi là bạn thân của bà - sẽ đem thêm cho bà nữ nam tước Vaumérland và một quả phụ của Đại tá Bá tước Picquoiseau là hai bạn của bà sắp hết hạn trọ ở xóm Marais, tại một nhà đắt tiền hơn nhà bà Vanquer. Hai bà này sẽ sáng thong đong lúc các Văn Phòng Bộ Chiến tranh kết thúc công việc của họ.
Nhưng, bà Bá tước nói, các văn phòng ấy chẳng làm xong được việc gì cả?”.
Cơm tối xong là hai bà cùng lên phòng bà Vanquer ngồi nói chuyện gẫu vừa nhấm rượu Cassis và dùng kẹo là các món dùng riêng của bà chủ nhà. Ambermesnil phu nhân rất tán thành quan điểm của nữ chủ nhân về ông Goriot, những quan điểm rất hay mà bà ta đoán được ngay từ ngày đầu. Nữ Bá tước cũng cho ông Goriot là một người đàn ông hoàn toàn.
- Ồ bà bạn ơi! Ông ta là một người lành mạnh chẳng khác gì con mắt tôi này, một người còn hoàn toàn tráng kiện, và còn có thể đem lại nhiều lạc thủ cho đàn bà.
Bá tước phu nhân tỏ lòng rộng lượng phê bình giùm Vanquer về cách ăn mặc của bà mà phu nhân cho là phù hợp với kỳ vọng của bà.
- Bà bạn phải chuẩn bị chiến đấu mới được.
Sau khi tính toán kỹ càng, hai bà quả phụ cùng đến xóm Đền Vua và mua tại nhà Hàng Cây một mũ có cắm lông và một mũ trùm. Bà Bá tước lại đem bạn bà đến hàng cô bé Jeannette để chọn một áo dài và một khăn quàng.
Khi các quân nhu ấy đã được sử dụng và bà quả phụ đã trang sức đủ chiến cụ, bà ta hoàn toàn giống cái hình ở tấm biển của nhà hàng “Con bò đúng thời thức”. Nhưng bà ta lại tự xem mình như đã được biến đổi một cách khả quan nên bà đã xem nữ Bá tước là một ân nhân, và tuy bà ít biếu xén ai, bà cũng yêu cầu Bá tước phu nhân nhận cho bà tặng một cái mũ giá hai mươi quan. Thật ra bà cũng tính nhờ phu nhân giúp bà mà dò ý ông Goriot và nói tốt bà ta với ông này. Bà Ambermesnil rất vui lòng thi hành thủ đoạn này, và bắt đầu bao vây ông lão thương gia, và được ông ta hội thảo một buổi. Nhưng sau khi bà ta cố tình quyến dụ ông cho riêng bà, và thấy ông ta tỏ ý bẽn lẽn nếu không nói là chống báng bẳn, bà ta phẫn uất cho lối thô lỗ của ông.
Bà bạn quý và phúc hậu ơi! Bà chẳng làm gì được anh chàng này! Anh chàng có một thái độ ngờ vực thật lố bịch, lại keo cú, ngu đần, u độn và chỉ làm bà bạn bực mình khó chịu thôi!
Giữa ông già và bà Ambermesnil đã có những việc xảy ra đến nỗi bà Bá tước không còn muốn ở chung một nhà với ông ta nữa. Ngày hôm sau, bà ta bỏ đi và quên trả sáu tháng tiền trọ, chỉ để lại một cái áo cũ đáng giá năm quan. Bà Vanquer tìm tòi gắt gao bao nhiêu cũng không thể nhận được một tin tức gì về bà Bá tước Ambermesnil trong cả Paris. Bà nói luôn về câu chuyện đáng tiếc ấy và phàn nàn vì quá tin người, tuy bà là người đa nghi hơn mèo cái; nhưng bà ta giống như nhiều người thường nghi ngờ kẻ thân cận mình mà lại đem nộp mình cho một người chỉ mới sơ ngộ. Một sự việc thuộc phạm vi tinh thần lạ thường nhưng có thật và nguyên nhân dễ tìm ở tâm lý người đời. Có lẽ một số người còn thu lượm được gì ở những kẻ sống chung với mình; sau khi đã tiết lộ cho những người ấy cái trống rỗng của tâm hồn mình, họ cảm thấy các người kia âm thầm chỉ trích họ một cách nghiêm khắc mà đích đáng; nhưng họ quá cần được tâng bốc bợ đỡ, hoặc quá thèm ra vẻ có những phẩn cách mà họ không có, họ hy vọng nhận được ở kẻ xa lạ lòng mến chuộng hay yêu thương, dầu một ngày kia phải mất lòng mến yêu kia chăng nữa. Lại có những kẻ sinh ra đã có cái bản tâm vụ lợi, chẳng lúc nào làm được điều gì tốt với bạn bè hay bà con họ vì bổn phận; trái lại lúc giúp đỡ người xa lạ, họ lợi được phần nào cho lòng tự ái: cái vòng yêu mến càng gần họ bao nhiêu, thì tình yêu thương họ nhỏ hẹp bấy nhiêu; vòng tình cảm càng xa rộng bao khoát, họ càng tỏ vẻ ân cần hảo tâm bấy nhiêu. Bà Vanquer hẳn là thuộc về hai loại tâm tính này, hoàn toàn đê tiện, giả dối và khả ố!
- Nếu trong thời gian có tôi ở đây - ông Vautrin nói với bà Vanquer - tai nạn kia đã không xảy đến cho bà. Tôi đã lật mặt con mẹ phóng đãng kia. Tôi biết rõ mặt lũ ấy lắm.
Cũng như mọi trí óc hẹp hòi, bà Vanquer quen quanh quẩn trong vòng các sự việc xảy ra mà không xét đoán đến nguyên nhân. Bà ưa đổ lỗi cho kẻ khác những lầm lẫn của bà. Lúc bà phải chịu đựng món thiệt hại kia, bà xem ông cựu thương gia bán bún kia, là nguyên lý của tai ách của bà, và từ đó bắt đầu, theo lời bà nói, vỡ mộng về ông ta. Lúc bà nhận thấy mọi cử chỉ châm chọc của bà cũng như mọi phí tổn về giao tế đều vô hiệu quả, bà đoán ngay ra được nguyên do. Bà nhận thấy ông khách trọ của bà, cũng theo lời bà, đã có chỗ đi lại. Sau cùng bà được chứng minh rằng mầm hy vọng được bà ôm ấp một cách tha thiết đã đặt trên một nền tảng hão huyền và bà sẽ không lôi kéo gì được con người này theo lời nói mạnh mẽ của bà Bá tước mà bà này đã tỏ ra là người sành sỏi. Trên đường thù ghét bà lại tiến xa hơn trên đường hữu nghị. Bà thù hận không phải vì tình yêu mà vì thất vọng. Nếu lòng người ta trong con đường tiến lên nguồn thân ái còn thỉnh thoảng dừng bước, thì lúc xuống dốc hẳn hiềm thù, ít khi mà ngừng lại. Nhưng ông Goriot lại là khách hàng của bà nên bà phải dằn bớt mà không bùng nổ lúc lòng tự ái bị động chạm phải chôn kín những lời than thở chán nản và cố nuốt ước vọng trả thù, chẳng khác gì một tu sĩ bị vị viện trưởng làm phật ý. Những người trí óc nhỏ mọn thoả mãn tình cảm xấu hay tốt của họ bằng những hành vi ti tiện mà liên tiếp. Bà quả phụ dùng hết óc tinh quái của đàn bà để bày đặt những cách ngược đãi âm thầm đối với nạn nhân của bà. Khởi đầu, bà bỏ hết những cái dư thừa bà đã dặm thêm trong nhà trọ:
- Không có dưa chuột, không cá đối nữa nghe: đó là những cái hớ cả. - Bà ta bảo ngay mụ ở Sylvie sáng hôm bà ta định trở lại cái chương trình cố hữu của bà.
Ông Goriot lại là người rất thanh đạm: ở con người này, tính tằn tiện dè xẻn của những kẻ tự mình gây dựng sự nghiệp cho mình đã thành một thói quen. Một dĩa xúp, một bát thịt hầm, mấy món rau... là bữa ăn lúc nào cũng được ông ưa thích nhất. Vì vậy cũng khó cho bà Vanquer quấy rày được ông khách trọ của bà, vì bà không thể phá được sở thích của ông. Tức tối vì gặp phải con người bất khả xâm phạm, bà ta bèn làm cách khinh thị ông và làm cho các khách trọ của bà đều theo bà mà ghét ông già Goriot và giúp bà trả thù ông ta để đùa chơi. Vào cuối năm đầu, bà quả phụ sinh nghi ngờ đến nỗi bà tự hỏi tại sao nhà doanh nghiệp kia, giàu có đến bảy tám ngàn bảng(14), và có những đồ dọn ăn bằng bạc và những đồ trang sức đẹp như của một cô gái được cấp dưỡng, lại phải trọ ở nhà bà, phải trả một số tiền trọ rất kém cỏi đối với gia sản ông. Trong khoảng thời gian lớn nhất của năm đầu ấy, ông Goriot thường ăn ngoài một hai lần mỗi tuần; rồi lần lần ông chỉ ăn ngoài hai lần một tháng. Những cuộc đi chơi kín đáo của ông già Goriot quá thích hợp với quyền lợi bà Vanquer, nên càng thấy ông khách trọ dùng bữa ở nhà càng thường bao nhiêu, bà càng bất bình bấy nhiêu. Bà ta cho là những thay đổi này vừa do ông già ít tiền dần đi vừa do ông ta muốn làm khó chịu bà. Một thói đáng ghét của những cái óc nhỏ nhen kia là nghĩ rằng người khác cũng ti tiện như mình. Khốn thay sau năm thứ hai ở đấy ông Goriot lại chứng minh cho những lời bàn tán về ông, bằng cách yêu cầu bà Vanquer cho ông đổi lên ở trên tầng lầu hai và giảm số tiền trọ xuống chín trăm quan. Ông ta lại cần kiệm khít khao đến không sưởi lửa trong phòng ông suốt một mùa đông. Bà Vanquer bèn đòi ông trả tiền trước, ông Goriot cũng chịu, nhưng từ đây bà gọi ông là lão già Goriot. Bây giờ mọi người mới đua nhau tìm đoán nguyên nhân sự suy vi của ông. Sự tìm tòi rất khó. Vì bà bá tước giả hiệu đã nói ông Goriot là một người sâu hiểm mà lại ít nói. Theo cái lý luận của những người rỗng óc, toàn là những hạng tọc mạch không kín đáo vì họ chỉ có những chuyện vô bề để nói, thì những ai không hay tự kể công việc mình ra tất nhiên những công việc người ấy toàn là xấu. Nhà thương gia lỗi lạc kia bỗng trở thành một tên bịp bợm, con người hào hoa bỗng trờ thành một lão già lưu manh. Lúc thì, theo lời anh chàng Vautrin tới trọ nhà Vanquer trong thời gian này, ông già Goriot là một người hay lui tới thị trường chứng khoán và chơi gian về các niên kim sau khi đã bị khánh tận ở thị trường ấy. Lúc thì người ta bảo ông là một tay cờ bạc vặt, mỗi đêm đều đi cầu may để ăn mười quan tiền. Có khi người ta còn cho ông tay gián điệp thuộc quyền cơ quan công an cao cấp. Nhưng chàng Vautrin cho ông ta không đủ xảo quyệt để làm công việc ấy. Ông già Goriot còn được xem là một bợm hà tiện cho vay tiền tuần, một người nuôi số ở các cuộc xổ số. Người ta buộc cho ông tất cả những cái bí ẩn mà các tệ tập, ô nhục, thất thế có thể sản xuất ra. Tuy nhiên dầu tánh hạnh hay tật xấu của ông khả ố đến đâu, dẫu người ta hờn ghét ông đến đâu cũng chưa đến nỗi ông bị trục xuất: ông vẫn trả sòng phẳng tiền trọ của ông. Và ông cũng là người hữu ích, mỗi người gặp lúc vui hay buồn đều có thể đổ lên những lời giễu cợt hay mắng nhiếc thô lỗ. Ý kiến có vẻ hữu lý nhất, và thường được tán thành là ý kiến của bà Vanquer. Theo lời bà thì con người còn tráng kiện kia, lành mạnh như con mắt bà ta và có thể đem lại nhiều lạc thú cho người ta, con người đó là một kẻ phóng đãng có những phong vị lạ lùng. Và đây là những sự việc đã giúp cho bà Vanquer căn cứ cho lời vu cáo của bà. Mấy tháng sau lúc con mẹ Bá tước tai hại đã ăn bám của bà ta được sáu tháng, một tảng sáng kia, trước khi dậy, bà ta nghe tiếng áo tơ lụa sột soạt ở cầu thang và tiếng chân bước dịu dàng của một thiếu nữ trẻ và vội vã đi lanh lại phòng ông Goriot mà cánh cửa đã lẹ làng mở ra. Ngay khi đó, mụ Sylvie lên báo cho bà chủ hay có một cô gái quá xinh để có thể là một người lương thiện, ăn mặc như một nàng tiên, đi giày ống bằng hàng len mỏng không lấm một chút bụi đường, đã từ đường cái lướt vào thấu nhà bếp và hỏi mụ phòng ông Goriot ở đâu. Bà Vanquer và mụ bếp bèn rình xem và thoáng nghe nhiều tiếng êm ái đã nói qua lại trong buổi hội kiến có hơi dài. Lúc ông Goriot đưa bà đầm ông ra, mụ mập Sylvie với rỏ để đi chợ để theo dõi cặp nhân tình.
- Bà chủ ơi, mụ ta kể lại lúc trở về, ông Goriot phải khá giàu có, mới cung cấp được những cách thức này. Bà có tưởng tượng được là cô nàng đã lên đi một cỗ xe lộng lẫy chực sẵn cô ta ở đầu đường không?
Đến bữa cơm nhiều, bà Vanquer đi lại kéo bức màn để che cho ông Goriot khỏi bị một luồng nắng chói mắt ông ta.
- Người đẹp yêu ông, và mặt trời cũng đến tìm ông, ông Goriot à! Bà ta nói để gợi cuộc thăm viếng của ông ta vừa tiếp. Chà, ông thật có thẩm mỹ đấy, cô ta thật xinh đẹp làm sao ấy!
- Con gái tôi đấy, ông ta trả lời với một vẻ hãnh diện. Còn các khách trọ cho là ông già nói hợm để giữ thể diện.
Một tháng sau cuộc gặp gỡ này ông Goriot lại tiếp khách lần nữa. Con gái ông hôm trước đến với quân áo buổi sáng, thì hôm nay lại đến sau bữa cơm chiều và ăn mặc như sắp dự một buổi tiếp tân sang trọng. Các khách trọ đang nói chuyện ở phòng khách thấy rõ một thiếu nữ tóc vàng, thân hình mảnh mai duyên dáng, và quá thanh nhã để có thể là con một lão già Goriot.
- Thế là hai! - mụ Sylvie nói, vì không nhận ra cô khách hôm trước.
Mấy ngày sau, một thiếu nữ khác cao lớn đẹp đẽ, tóc đen có cặp mắt rất sắc sảo, lại đến hỏi ông Goriot.
- Thế là ba nhá! - mụ Sylvie nói.
Cô gái thứ hai này, lần đầu lại thăm ông già cô buổi sáng, mấy ngày sau lại trở lại vào buổi tối với y phục khiêu vũ và đi xe.
- Thế là bốn - cả bà Vanquer và mụ mập Sylvie nói, cả hai đều không nhận ra trong vị phu nhân hôm nay một dấu vết nào của thiếu nữ đã ăn mặc rất giản dị hôm buổi sáng nàng đến lần thứ nhất.
Lúc này ông Goriot còn trả một ngàn hai trăm quan tiền trọ. Bà Vanquer cho rằng một phú gia có bốn năm nhân tình là lẽ tự nhiên, và còn cho ông nhận các cô này làm con gái ông là một điều khôn khéo. Ông ta vời các cô ấy lại nhà trọ Vanquer, bà cũng không lấy làm phật ý. Tuy nhiên vì các cuộc gặp gỡ này chứng minh cho bà tại sao ông ta lạnh nhạt với bà, nên lúc đầu năm thứ hai, bà ta gọi ông là ông “già dê”. Sau cùng lúc ông khách trọ xuống giá chín trăm quan tiền trọ, thì bà ta vừa thấy một thiếu phụ kia ở phòng ông đi xuống, hỏi ngay ông một cách rất xấc xược là ông định xem nhà bà như một chỗ gì? Ông già Goriot trả lời rằng bà kia là con gái đầu lòng ông.
- Vậy thì ông có những băm sáu cô con gái kia à? Bà Vanquer nói một cách rất chua ngoa.
- Tôi chỉ có hai đứa con gái, ông khách trọ trả lời với giọng êm dịu của một người bị phá sản nay đã chịu nhận tất cả những cái ngoan ngoãn của một cảnh tỉnh nghèo khổ.
Đến cuối năm thứ ba, ông già Goriot giảm bớt tiền chi phí nữa và lên ở trên tầng lầu ba với bốn mươi lăm quan tiền trọ mỗi tháng. Ồng ta bỏ cả thuốc hút, bỏ thợ làm tóc và không dùng phấn tóc nữa. Lần đầu tiên, ông xuất hiện với đầu tóc không xức phấn, bà chủ buộc miệng kêu lên rất ngạc nhiên lúc thấy tóc óng với một màu xám bẩn và hơi xanh lục. Vẻ mặt mà những ưu tư bí ẩn đã làm cho ông mỗi ngày mỗi sầu muộn hơn, vẻ mặt ông nay thấy càng tiêu điều hơn tất cả những khách trọ ngồi cùng bàn. Thế là không còn nghi ngờ gì nữa: ông già Goriot là một lão già phóng đãng mà đôi mắt còn giữ được khỏi hỏng vì thuốc men của bệnh tật là chỉ nhờ tài ba của một bác sỹ. Màu tóc ghê tởm của ông là do sự chơi bời và những thuốc nhảm ông phải uống để tiếp tục phóng túng mà ra cả. Tình trạng vật chất và tinh thần của ông lại chứng minh cho những lời bàn tán nhảm nhí kia. Lúc tủ áo ông mòn dần, ông mua thứ vải chúc bâu mười bốn xu một thước để thay thế những áo lót đẹp đẽ của ông. Những kim cương, hộp thuốc bằng vàng, dây chuyên cùng đồ trang sức... biến mất dần từng cái một.
Chú thích:
(13) Xưa người Pháp và người Ý thường nhuộm tóc cho vằng hoe. Đến đời Charles IX người ta lại xức tóc với những phấn màu tím hay hung hung đỏ. Dưới triều vua Louit XIII, bột hung đỏ được dùng nhiều hơn, sau đến phấn trắng được dùng cho đến đời Đệ Nhất Đế quốc (dịch giả chú thích)
(14) Livre: bảng, một đơn vị tiền tệ xưa của Pháp, ngang giá 400 gr bạc. Sau được thay bằng đồng franc
Ông Già Goriot Ông Già Goriot - Honoré de Balzac Ông Già Goriot