Số lần đọc/download: 3254 / 11
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Tập 2 -
T
iếng Quốc Thái làm cho Thúy Vi chợt bừng tỉnh:
− Hay là chúng ta ăn ở nhà hàng nổi này đi. Bác và Thúy Vi nghĩ sao?
Ông Tường Lâm gật đầu:
− Rất tốt, ở đây cũng mát mẻ, người phụ việc lịch sự, các món ăn cũng không đến nỗi nào.
Cả ba rời khỏi xe sau khi đưa nó vào bãi đậu. Họ cùng bước xuống nhà hàng nổi Hoa Biển gió từ dưới sông thổi lên làm chúng tung bay.
Quốc Thái thầm khen vẻ đẹp kiêu sa của cô. Chợt ông Tường Lâm quay đầu lại, giọng nói có vẻ phân bua:
− Chết rồi! Bác có một cái hẹn với người bạn. Ông đưa tay xem đồng hồ rồi tiếp - đã tới giờ rồi, bác không thể lỗi hẹn. Vậy cháu với Thúy Vi cứ tự nhiên. Bác đi đây.
Quốc Thái lấy giọng lịch sự, trong khi Thúy Vi cau mày bực tức:
− Để chác lái xe đưa bác tới chỗ hẹn, như vậy có tiện cho bác không?
− Không cần đâu. Bác đón xích lô tới đó được rồi. Cháu cứ tự nhiên. Ông Tường Lâm quay người bỏ đi. Thúy Vi dậm chân tức tối:
− Cha … cô cố tìm cách tránh né cuộc nói chuyện tay đôi sắp tới với Quốc Thái. Hay là cha điện thoại cho người ta hẹn khi khác đi.
Ông Tường Lâm nói, không quay người lại:
− Không thể được đâu con, cái hẹn này rất quang trọng.
Thúy Vi thất vọng quay lại, nhìn thấy gương mặt hớn hở của Quốc Thái, cô càng thêm tức tối. Quốc Thái nói, giọng trêu chọc:
− Nhìn Thúy Vi giận dỗi, giống hệt tài tử xi nê Hồng Kông.
− Tôi ghét tài tử xi nê Hồng Kông.
Thúy Vi bước những bước rất nặng nề xuống nhà hàng. Quốc Thái nhún vai bước theo. Anh không tỏ ra tức giận trước câu nói kém lịch sự của cô.
Cả hai ngồi vào bàn ăn. Quốc Thái mời Thúy Vi chọn thức ăn, nhưng cô từ chối. Anh quay lại nói với người phục vụ:
− Anh cho vài món ăn đặc sản của xứ biển. Tôi nhờ anh chộn hộ cho cô bạn khó tính của tôi luôn.
Người phục vụ vui vẻ bước đi sau cái chào kiểu cách.
Thúy Vi bắt đầu tấn công Quốc Thái mà theo cô là anh khó ưa:
− Anh thông minh quá! Anh đã giao trách nhiệm của mình cho người khác rồi. Anh sợ tôi sẽ chê những món của anh gọi chứ gì?
Quốc Thái cười dễ dãi:
− Dường như Thúy Vi vẫn còn giận vì bác trai bỏ đi đột ngột. Anh nheo mắt trêu trọc: nếu Thúy Vi xem đó là lỗi của tôi thì cho tôi xin lỗi, có được không?
Thúy Vi nghẹn lời, cô không biết phải nối sao đây đành quay mặt nhìn xuống dòng sông. Rõ ràng đây không phải là lỗi của Quốc Thái. Cô cũng biết thái độ của cô có phần quá đàng. Nhưng cô không thể nào hạ mình xin lỗi được. Chỉ còn cách giữ im lặng.
Cả hai cùng theo đuổi những ý nghĩ riêng tư, cho đến khi thức ăn được dọn lên, Quốc Thái bắt chuyện trong khi ăn:
− Tôi đoán là Thúy Vi còn đi học, nhưng không biết cô học lớp mấy hay đã vào đại học.
Thúy Vi cũng không muốn kéo dài bầu không khí yên lặng đến khó chịu này. Cô nhập chuyện, nhưng giọng không mấy dịu dàng:
− Tôi nghĩ là cha tôi đã nói với anh rồi chứ!
− Tôi chỉ được biết Thúy Vi là con gái duy nhất của bác trai. Hiện nay chỉ có hai người sống chung với nhau. Ngoài ra tôi không còn biết gì nữa.
− Tôi đang theo học trường đại học thể dục thể thao, năm thứ hai …
Quốc Thái tròn mắt ngạc nhiên:
− Thúy Vi theo học trường đại học thể dục thể thao à?
− Anh có vẻ ngạc nhiên hả?
− Ồ không, tôi chỉ thấy bất ngờ thôi.
− Như vậy có khác nào ngạc nhiên đâu.
Quốc Thái lúng túng trước vẻ tinh ranh nghịch ngợm của Thúy Vi. Cô thản nhiên tiếp:
− Cũng không trách anh được. Đa số những người bạn của tôi đều sửng số trước cái tin tôi thi vào đại học thể thao.
− Nhưng tại sao cô lại chọn ngành ấy?
− Đơn giản là tôi thích nó, chắc anh sẽ cho là cái ý thích của tôi kỳ cục.
− Không đâu, thật ra mỗi người có một ý thích, một niềm say mê khác nhau. Thúy Vi chọn cái nghề mà mình thích thì đương nhiên là hợp lý.
Thúy Vi sửa tư thế ngồi, cô nhìn sâu vào mắt Quốc Thái, nhìn thật sâu đến nỗi anh phải lúng túng. Thật ra trong cái nhìn ấy cô đã chọn cho mình một quyết định. Thúy Vi hít một hơi dài trước khi nói:
− Như vậy hẳn là anh Quốc Hùng của anh lại không có lý khi chọn cho mình nghề viết văn. Cái nghề mà anh ấy thật sự say mê. Anh có thể giúp Thúy Vi thỏa mãn câu hỏi đó không?
Quốc Thái rùng mình. Trong tia nhìn của Thúy Vi có cái gì đó làm anh xao động, một cảm giác thân quen kỳ lạ len lỏi vào tâm hồn anh. Cử chỉ và lời nói của cô dường như anh bắt gặp ở đâu, nhưng không tài nào nhớ nổi. Cảm giác kỳ quặc đó làm anh sững sờ một lúc. Anh cố lấy giọng bình tĩnh trả lời câu hỏi hóc búa của Thúy Vi:
− Trường hợp của Quốc Hùng thì khác hẳn.
− Tại sao? Theo Tôi thấy anh Hùng theo đuổi một sự nghiệp vô cùng tốt đẹp.
Quốc Thái uống một ngụm bia rồi nói:
− Mỗi người có một quan điểm khác nhau. Theo tôi và cả mẹ tôi nữa, con đường mà em tôi chọn thật là bi đát.
Thúy Vi còn muốn tranh luận nữa, nhưng cô chợt thấy mình vô lý, cô đã can thiệp vào chuyện riêng của gia đình người ta. Trong khi giữa cô và Quốc Hùng là hai thế giới riêng biệt của mỗi người. Cô sợ Quốc Thái sẽ hỏi cô quan hệ thế nào với Quốc Hùng mà quan tâm đến em anh như vậy. Linh tính của một người phụ nữ báo cho cô biết Quốc Thái ít nhiều đã có cảm tình với cô. Cô càng quan tâm đến Quốc Hùng thì có thể Quốc Thái sẽ độc đoán hơn đối với em anh.
Nhưng Thúy Vi đề phòng thì đã muộn rồi. Quốc Thái lên tiếng hỏi:
− Dường như Thúy Vi và Quốc Hùng có vẻ quen biết từ lâu rồi?
Thúy Vi dùng khăn lau. Cô chấm dứt bữa ăn kém vui bằng một câu dỗi:
− Quốc Hùng biết về tôi không nhiều hơn anh. Thậm chí ít hơn nữa là khác. Anh thì đã tới đây và biết nhà của tôi rồi. Còn anh ấy thì chưa.
Quốc Thái cũng dừng bữa ăn. Anh trả tiền rồi đưa Thúy Vi ra xe. Từ khi bắt đầu gặp ánh mắt kỳ lạ của cô gái này, anh mất cả hứng thú .họ lên xe rồi quay lại nhà Thúy Vi.
Cả hai chia tay nhau một cách tẻ nhạt.
Quốc Thái lái xe về khách sạn. Anh nặng nề gieo mình xuống tấm nệm êm ái. Một cảm giác chán chường xâm chiếm hồn anh. Quốc Thái quyết định về thành phố sớm hơn dự tính, anh sẽ điện thoại tới xin lỗi ông Tường Lâm vì một lý do … bịa đặt.
Thời gian chờ đợi đối với Quốc Hùng thật là đáng sợ. Nhưng rồi mỗi ngày trong tháng cũng trôi qua nhường cho ngày cuối tháng. Hôm nay nhận được thư của Thúy Vi, anh định sẽ viết thư hồi âm nhưng Quốc Hùng từ bỏ ý định đó. Anh sợ Thúy Vi sẽ nghỉ " Lời nói trong thư của người yêu thích văn chương như anh thật là không thật ". Quốc Hùng quyết định tới thăm Thúy Vi ngay khi hết tháng. Có tiếng chú Tư như cắt đứt dòng suy nghĩ miên man trong đầu anh:
− Cậu Tư, bà chủ gọi cậu lên phòng riêng có việc.
Quốc Hùng chậm chạp bước về phòng riêng của mẹ trên lầu hai sát bên phòng của chị anh. Quốc Hùng đưa tay gõ cửa. Có tiếng Bà Hai vọng ra:
− Quốc Hùng đó hả? Vào đi.
Trong gia đình này Bà Hai thuộc từng cử chỉ, phong cách của mỗi đứa con. Quốc Thái thì lên tiếng trước khi bước vào phòng. Còn Phương Huyền đứa con gái duy nhất thì cứ tự nhiên không cần phải phép tắt gì hết. Riêng Quốc Hùng thì khác. Anh đưa tay gõ cửa từng tiếng một, lịch sự đều đặn, nhưng có vẻ xa cách quá. Bà Hai cũng nhận ra cử chỉ đó, nhưng bà không trách con. Chỉ vì trong cuộc sống hiện tại bà có phần nào ức chế, độc đoán với nó.
Quốc Hùng đẩy cửa bước vào. Anh thấy mẹ ngồi trên ghế vẻ chờ đợi. Căn phòng của mẹ anh toàn là màu trắng vì cái vẻ tinh khiết của nó mà vì gia đình anh đã trải qua bốn cái tang trong một thời gian ngắn.
Quốc Hùng chậm chạp ngồi xuống, lúc nào cũng vậy, anh cố ý không ngồi trực diện với mẹ. Bà Hai lấy trong ngăn bàn ra một xấp tiền trao cho Quốc Hùng. Giọng bà dịu dàng:
− Đây là tiền của con. Me rất mừng khi thấy một tháng qua con có nhiều cố gắng.
Quốc Hùng đỡ lấy xấp tiền từ tay mẹ:
− Cám ơn mẹ
Bà Hai thở dài, giọng trách móc.
− Con lúc nào cũng vậy hết. Đối với mẹ mà con khách sáo như người là vậy.
− Con xin lỗi mẹ - Quốc Hùng cúi đầu vẻ hối hận - chỉ tại con quen như vậy rồi, nên khó sửa.
− Kể cũng lạ, trong gia đình mà anh chi con lại không có thói quen như vậy. Có phải tại vì mẹ quá độc đoán đã tạo cho con thói quen đó không?
− Con …
− Bà Hai ngắt lời Quốc Hùng.
− Con không cần phải trả lời. Mẹ cũng biết là thời gian qua mẹ không để con tự do đi theo ý muốn của mình. Đáng lẽ ra me không nên làm như vậy đối với con, nhất là lúc này, lúc mà con đã lớn và trưởng thành. Mẹ chỉ mong là con không giận mẹ.
Quốc Hùng cúi đầu ân hận. Thời gian qua anh cố tình lãnh đạm tạo khoảng cách trong sinh hoạt tình cảm gia đình. Giờ đây thấy mẹ xót xa trước tình cảm mẹ con bị ngăn cách, anh thấy hối hận biết bao. Quốc Hùng lên tiếng, giọng anh khó khăn:
− Con … con xin lỗi mẹ.
− Mẹ đâu có bắt lỗi con, thật ra mẹ hành động như vậy là lo cho tương lai cho con - Bà Hai lấy giọng nghiêm nghị - mẹ muốn hỏi con một câu này, mong con trả lời thành thật. Mẹ nói trước là mẹ sẽ không buồn nếu câu trả lời của con làm mẹ thất vọng … mẹ muốn biết con sử dụng số tiền này để làm gì?
Quốc Hùng nhìn mẹ chăm chú. Suốt hai mươi năm qua bà đã vật lộn với cuộc sống để tạo dựng lên một cơ nghiệp như ngày nay. Bà phải chen chúc, lặn ngụp trong xã hội để dành cho mình một chổ đứng. Tất cả những cố gắng của bà là sau này. Quốc Hùng cũng hiểu như vậy nên anh bức rức, khi phải nói lên sự thật.
Một sự thật mà anh biết sẽ làm mẹ buồn không ít nhưng bản tánh chánh trực không cho phép anh nói dối. Quốc Hùng lảng tránh tianhìn của mẹ rồi nói:
− Con định ngày mai sẽ đi thăm một người bạn ở Bến Tre và sau đó … sau đó con sẽ tiếp tục viết văn - giọng anh cương quyết, xin mẹ hiểu và tha lỗi. Con thật sự say mê con đường mình đã chọn.
Bà Hai cố nén tiếng thở dài:
− Mẹ không hiểu tại sao con lại yêu cái nghề bạc bẽo đó như vậy.
− Theo con thì nó không hề tẻ nhạt chút nào. Ngược lại con thấy nó đầy ý nghĩa. Con thấy nó là một cái nghề đáng quý cần phải tôn trọng.
− Con hãy nói rõ hơn về cái ý nghĩa đáng quý của nghề viết văn này?
Quốc Hùng ngồi ngay ngắn lại. Anh thấy cuộc nói chuyện hôm nay không đơn giản như anh nghĩ. Quốc Hùng cố lấy giọng trầm tĩnh:
− Có thể con diễn đạt cái ý nghĩa của no chưa hoàn thiện lắm vì dù sao con cũng là cậu bé hai mươi tuổi đầu.
− Đối với mẹ con không còn là cậu bé nữa. Chính vì vậy cho nên mới có cuộc nói chuyện như thế này - có thể mẹ sẽ nhượng bộ một phần nào nếu như hôm nay con thật sự thuyết phục được mẹ. Và ngược lại, mẹ cũng không muốn con không nên ngang beóeng nữa nếu như lý lẽ của mẹ hôm nay là đúng …
− Hãy nói đi, viết văn có gì đáng quí.
− Thưa mẹ, theo con văn chương là tiếng trái tim của một dân tộc và của những con người cụ thể. Mỗi nhà văn khi cầm bút lên là họ gói trọn cả tâm tư, tình cảm của mình vào từng trang sách.
Bà Hai buông tiếng thở dài:
− Con có ý tưởng sâu xa và một ước mơ to lớn quá. Cha con ngày trước cũng vậy. Oâng ấy hận mình đã không làm được một việc gì to lơn hơn là chân tài xế lái xe.
− Vậy thì mẹ hãy cho phép con nối chí của cha đi.
− Mẹ sợ là con sẽ thất bại như cha con đã từng thất bại. Bà Hai ngã người ra thành salon vẻ mệt mỏi.
− Con ngay nay giống hệt tính cha mẹ ngày trước. Con cứng rắn, cương quyết
đến lạnh lùng. Ngay cả mẹ mà con còn tỏ ra xa cách. Mẹ sợ là tình cảm mẹ sẽ ngày một lợt lạt hơn trong con nên mẹ không muốn tiếp tục ép con đi theo con đường của mẹ nữa.
Quốc Hùng cười rạng rỡ:
− Như vậy thì mẹ sẽ cho con được tự do viết văn và giúp đỡ con.
− Ừ, nhưng mà con phải hứa với mẹ, trong một thời gian nhất định, nếu con thất bại thì phải nghe lời mẹ. Đồng thời mẹ cũng không trực tiếp giúp đỡ con. Mẹ muốn chính con tạo nên sự nghiệp mà con yêu thích. Có như vậy, tương lai của con mới chắc chắn vững bền.
− Con xin mẹ một năm tự do và thỉnh thoảng mẹ giúp con một số tiền, không lớn lắm đâu, con hứa với mẹ là sẽ thành công, nêu ngược lại con hoàn toàn nghe lời mẹ.
− Tốt lắm! Ngày xưa cha con hứa với mẹ điều gì thì nhất định ông ấy sẽ làm được. Con giống cha nhiều nhất trong ba đứa, nên mẹ tuyệt đối tin tưởng lời hứa của con. À! Con nói ngày mai sẽ đi thăm một người bạn có xa lắm không?
Quốc Hùng thoáng lúng túng trước câu hỏi hoàn toàn tự nhiên của mẹ.
Anh không giải thích được tại sao anh lại vụng về như vậy.
− Con … bạn ở miền Tây. Bến Tre là …
Bà Hai tinh ý nhìn vẻ khác thường của con. Bà nói trong khi môi điểm một nụ cười:
− Con lấy xe đi. Chắc là bạn gái hả?
− Dạ … là con gái.
− Coi con kìa. Mới nhắc tới bạn gái mà đã lúng túng rồi. Thật ra có bạn gái ở lứa tuổi hai mươi của con cũng không quá sớm. Con lại có vẻ chững chạc, trưởng thành hơn tuổi của mình. Nay thì con đã có bạn rồi. Chắc là cô gái cũng cùng một ý tưởng như con.
− Dạ, cô ấy cũng rất thích khi biết con viết văn.
− Thôi con về chuẩn bị ngày mai đi sớm. Ơû đây xuống miền Tây cũng không gần đâu. Con hãy lấy chiếc xe của mẹ đi cho tiện.
Quốc Hùng cảm ơn mẹ rồi bước ra.
Chưa lúc nào anh vui như hôm nay. Vậy la mẹ đã nhượng bộ để anh theo đuổi sự nghiệp.
Nghĩ đến vẻ mặt Thúy Vi ngày mai, nhất định cô sẽ rất vui khi gặp mình.
Quốc Hùng nhìn ra tốp thợ đang làm việc. Anh thấy tất cả họ đều có vẻ đáng yêu hơn lúc nào hết.
Nhất là mẹ anh! Mẹ đối với anh thật là bao la rộng lượng. Càng nghĩ, bản thân anh thấy hối hận về thái độ bấy lâu nay. Quốc Hùng tự hứa với lòng mình, anh sẽ gần gũi mẹ nhiều hơn để bù lại những chuỗi ngày lạnh nhạt vừa qua.
Quốc Hùng đi rất sớm. Mới sáu giờ mà anh đã qua khỏi thi xã Tân An ba mươi cây số. Quốc Hùng lái xe vào một quán ăn ven đường. Cái quán có vẻ lịch sự, sạch sẽ và tươi mát như cái tên Phượng Hồng của nó. Giờ này quán chưa đông lắm, một vài người khách ngồi rải rác. Họ có vẻ vội vả với những món ăn được bày ra trên bàn hơn là thưởng thức. Quốc Hùng chọn cho mình một cái bàn khuất trong góc. Một cô gái có mái tóc cắt ngắn làm anh chú ý, trước mặt cô là năm chai bia Sài Gòn, trong đó có ba chai đã cạn. Gương mặt cô ta bừng đỏ, dường như cô ta không có ý định ngừng uống.
Mái tóc cô ta rối bời, quần áo dường như chưa được ủi. Thật là một sự khác thường, Quốc Hùng chưa từng thấy một cô gái nào có vẻ bê bối đến như vậy.
Theo anh phụ nữ bao giờ cũng chải chuốt rất kỹ trước khi ra đường. Họ muốn làm tăng thêm vẻ đẹp vốn là xức mạnh của họ, vậy mà cô gái này … Quốc Hùng chặc lữơi bỏ ngang ý nghĩ khi thức ăn được dọn lên. Anh có vẻ hưng phấn nên tự gọi cho mình một lon 33 . Anh khoan thai thưởng thức món ăn và hương vị của bia. Thỉnh thoảng Quốc Hùng nhìn về phía cô gái. Cô ta rất đẹp, một vẻ hoang dã, được tăng thêm gấp bội bởi cách trang phục và mái tóc rối. Chợt Quốc Hùng bắt gặp hai giọt nước mắt lăn trên má cô gái khi chai bia thứ tư hết cạn. Anh lè lưỡi tỏ ra thán phục. Trong khi cô ta đưa tay cẩu thả quệt nước mắt.
Cái lè lưỡi của Quốc Hùng vô tình làm cô ta khó chịu. Cô gái bực tức vô cớ, cô đưa tay với lấy chai bia cuối cùng rồi mở nắp. Cô có vẻ lưỡng lự trước khi nâng ly, rõ ràng cô bắt đầu ngán thứ hương vị chỉ dành riêng cho đàn ông. Quốc Hùng không ngừng quan sát cô gái. Anh nhận ra vẻ đau khổ hiện lên đôi mắt to đen lấp lánh đầy nước mắt. Anh cũng thấy vẽ miễn cưỡng khi cô nâng ly lên uống. Quốc Hùng chợt nghe lòng mình xao động khi thấy hai giọt nước mắt nữa trào ra trên khoé. Không cưỡng được lòng mình, Hùng đứng lên, đôi chân anh tự nhiên bước đến bàn cô gái. Phân vân một chút rồi anh cũng kéo ghế ngồi xuống. Cả hai cùng im lặng. Cô gái mím môi vẻ bực tức, trong khi Quốc Hùng vẫn không ngừng quan sát. Bỗng cô lên tiếng:
− Anh đi chỗ khác đi, tôi không phải gái ăn sương, vả lại bây giờ là ban ngày.
Không hiểu sao Quốc Hùng chẳng giận trước câu nói khiếm nhã ấy. Mặc dù tính anh xưa nay rất tự ái, Quốc Hùng bình thản nói:
− Như vậy thì tôi sẽ không đi tới đây với mục đích tìm hoa.
Cô gái bất ngờ trước câu trả lời ngang ngược nhưng rất có lý của anh …
Cô khẽ ngẩn đầu lên nhìn rồi lại cuối xuống bên ly bia, giọng cô không mấy thiện cảm:
− Ở đây không có gì để anh tìm đâu.
− Tôi không có ý định để tìm cái gì hết, nhưng đối với cô thì ngược lại - cô gái giữ im lặng. Quốc Hùng thận trọng chọn lời nói để không làm người đối diện mất lòng.
− Tôi thấy dường như cô đang cần một người bạn, một người bạn thật sự để chia sẻ trong lúc này.
Cô gái ngẩng đầu lên nhìn. Lần này thì cô nhìn thẳng và thật lâu vào mắt Quốc Hùng. Gương mặt cô đỏ bừng vì men bia, nhưng mắt chứa đầy cảm giác. Trong đôi mắt ấy Quốc Hùng đọc được nét ngây thơ bị che phủ bởi vẻ đau buồn và một ít men bia, giọng cô gái châm chọc:
− Nhìn mặt anh tôi không thấy có vẻ gì là giả dối, xảo trá. Nhưng trong từng câu nói của anh đầy ẩn ý. Tôi không hiểu thiện ý hay ác ý, nhưng theo tôi trong trường hợp này …
Quốc Hùng không để cô gái nói hết câu, anh thừa hiểu cái ý nghĩa không mấy tốt đẹp của cô dành cho anh.
− Kể ra cô cũng còn sáng suốt lắm. Nếu cô không tiếp tục uống nữa thì sẽ không có gì đáng ngại hết.
Ngừng một lúc anh nói tiếp:
− Tôi cũng không có nhiều thời gian, trước khi đi tôi khuyên cô nên trở về. Nếu cứ tiếp tục uống nữa cô sẽ say. Lúc đó có trời mới biết được chuyện gì sẽ xảy ra.
Quốc Hùng đứng lên định bước đi, cô gái nâng ly bia lên thách thức:
− Anh xem thường tôi quá.
Rồi cô uống cạn ly, nhưng vẫn không giấu được vẻ gắng gượng. Quốc Hùng nhún vai định bỏ đi, nhưng chợt cô gái ụa lên một tiếng, Quốc Hùng thấy rõ cô hết sức kìm chế để không ói. Anh phân vân nửa muốn bước đi, nửa lại không nỡ, nhưng rồi anh cũng quyết định dứt khoát. Quốc Hùng xoay bước bỏ đi. Chợt giọng cô gái phía sau vang lên:
− Anh … Anh đi thật sao?
Quốc Hùng lặng người, anh từ từ quay lại và bắt gặp hai hàng nước mắt lăn dài trên má cô. Anh thở dài một tiếng rồi ngồi xuống chổ cũ. Cô gái ấp úng:
− Tôi… tôi không có ý định đó. Anh cứ đi đi.
Quốc Hùng phì cười trước vẻ mặt mâu thuẫn của cô gái, nhưng anh nghiêm nghị:
− Tôi hiểu, tôi hiểu là cô không có ý định nói như vậy. Nhưng có lẽ xô không gọi thì tôi cũng không thể bỏ đi được.
Anh gọi phục vụ tới tính tiền. Tuy số tiền trong túi thật ít ỏi, nhưng Quốc Hùng vẫn trả luôn phần của cô gái. Anh gọi thêm ly đá chanh rồi im lặng ngắm nhìn cô.
− Lúc nãy tôi nhớ là không có nhiều thời gian mà.
− Dường như cô chưa hề say thì phải?
− Tôi phải cám ơn anh mới đúng. Hôm nay nếu không có anh thì không chừng tôi sẽ… tôi sẽ…
− Cô uống nước chanh đi. Quốc Hùng nói khi ly nước được đặt lên bàn. Nước chanh làm người ta tỉnh rượu.
Cô gái nâng ly uống từng ngụm nhỏ. Cô hỏi khi đặt ly nước xuống:
− Tôi chưa được biết tên anh.
− Tôi tên Quốc Hùng, còn cô là Ngọc Lan.
Cô gái tròn mắt ngạc nhiên:
− Sao anh biết vậy?
− Có gì đâu, tại vì cô là học sinh. Cô học lớp mười hai phải không?
Cô gái có vẻ ngượng ngùng. Cô nhìn xuống ngực áo thêu phù hiệu và tên của cô.
− Chắc là anh khinh tôi lắmphải không?
− Vì sao?
− Tôi … vì tôi có vẻ hư quá!
Quốc Hùng nhún vai. Anh tỏ ra chửng chạc hơn nhiều so với cô gái mặc dù tuổi anh không hơn cô là bao nhiêu.
− Nếu đúng như Ngọc Lan đoán thì bây giờ tôi không còn ở đây để nói chuyện với cô.
− Vậy anh đoán sao về Ngọc Lan?
Quốc Hùng nhìn sâu vào mắt cô gái rồi nói giọng vững vàng:
− Tôi đoán Ngọc Lan có vhuyện buồn, rất buồn. Nhưng dù buồn gì đi nữa, thì Ngọc Lan hành động như vậy cũng không đúng. Bây giờ tôi khuyên Ngọc Lan nên về nhà đi. Nếu có thể tôi sẽ đưa Ngọc Lan về, cô nghĩ sao?
Ngọc Lan cúi đầu, giọng cô chua xót:
− Cám ơn anh với những ý nghĩ tốt đẹp ấy. Nhưng anh đoán chưa đúng hết đâu - giọng anh xa xôi - có những nỗi buồn làm cho con người ta hoàn toàn gục ngã. Ngọc Lan không yếu đuối đến nỗi hoàn cảnh bị chi phối đâu.
− Nhưng trong hoàn cảnh này thì hoàn toàn khác hẳn. Nỗi buồn của Ngọc Lan lớn quásẽ không có gì bù đắp nỗi- Ngọc Lan nói tiếp khi thấy Quốc Hùng định nói:
− Anh đừng an ủi Ngọc Lan sẽ không có ích. Nhưng mà dầu sao Ngọc Lan cũng cảm ơn anh đã tốt với Ngọc Lan và xin lỗi vì đã làm anh phải bận tâm.
− Ngọc Lan đã nói như vậy thì tôi cũng không biết làm gì hơn. Nếu như Ngọc Lan không chê thì tôi có lời khuyên.
− Anh nói đi.
− Dù gì đi nữa Ngọc Lan cũng nên thận trọng khi hành động, xã hội nào cũng có mặt trái của nó- Quốc Hùng khoát một cử chỉ bao quát - xung quanh chúng ta không thiếu những kẻ xấu, Ngọc Lan đừng vì đau buồn mà hành động như vừa rồi sẽ rất có hại.
Một nụ cười nở trên môi cô, nụ cười đầu tiên từ lúc gặp.
− Ngọc Lan không ngờ hôm nay mình lại may mắn được làm quen với một người như anh.
Anh tốt quá đến nỗi làm Lan phải ngạc nhiên. Suốt đời Lan sẽ không quên lần gặp gỡ hôm nay. Nếu sau này có dịp Lan sẽ trả lời cho anh. Còn bây giờ thì anh đi đi, đừng bận tâm vì Lan nữa.
Quốc Hùng đùa:
− Ngọc Lan xua đuổi con người tốt bụng này sao?
Cô gái cũng lém lỉnh:
− Tuy ngồi nói chuyện với Lan mà anh không giấu được vẻ bồn chồn. Có lẽ cái hẹn của anh rất quang trọng, Lan không muốn làm mất thời gian của anh nữa.
Quốc Hùng chấm tay lên nước, ngón tay vô tình vẽ lên một con số trên mặt bàn. Cử chỉ che giấu vẻ bối rối vì bị đoán trúng.
Anh cười thích thú:
− Ngọc Lan tài lắm. Có lẽ tôi phải đi rồi.
− Còn có lẽ gì nữa. Anh đã mất gần một tiếng đồng hồ vì cái công việc vô nghĩa này rồi.
Quốc Hùng làm mặt giận:
− Ngọc Lan nói vậy là xem thường tôi rồi đó.
− Có như vậy mới làm anh đi mà không rứt ra được chứ - cô gái lấy giọng nghiêm nghị - thôi anh đi đi, Ngọc Lan cũng về đây.
Cô lấy trong bóp ra một xấp tiền nhét vào trong tay Quốc Hùng:
− Lan muốn anh mãi mãi giữ trong lòng lần gặp gỡ hôm nay. Số tiền này cần hơn đối với anh vì bây giờ Lan sẽ trở về nhà.
Cô gái bỏ đi ngay sau khi nói. Quốc Hùng chạy theo. Anh tần ngần đứng nhìn cái dáng xiên xiên của người vừa tỉnh rượu. Anh phân vân định lấy xe đuổi theo nhưng rồi lại thôi, cô gái có vẻ cương quyết và đầy nghị lực. Anh buông một tiếng thở dài rồi lên xe phóng đi.
Thúy Vi thơ thẩn dạo trong vườn, hôm nay cô mặc bộ đầm màu trắng. Trông dáng đi của cô giống hệt cảnh trong phim. Hơn hai tuần qua cô chờ đợi thư hồi âm của Quốc Hùng, nhưng chờ hoài cũng không thấy. Thúy Vi giận Hùng và giận luôn cả chính bản thân mình nữa. Tại sao cô lại mềm yếu đến như vậy chứ?
Hôm nay cha cô đi vắng. Đối với cô chuyện phải ở nhà một mình là rất bình thường. Những lần vắng nhà của ông Tường Lâm mỗi tháng ít nhất mười lăm ngày. Vi không chê trách cha được, công việc làm ăn, buôn bán bắt buộc ông phải giao tiếp rộng, quen biết nhiều. Vả lại mỗi lần cô than buồn là cha lại bảo cô lập gia đình. Thật ra không thiếu gì chàng trai chờ đợi cái gật đầu ưng thuận của cô. Nhưng đối với Thúy Vi tất cả bọn họ đều nhỏ bé quá. Họ không đủ sức cuốn hút một cô gái có cá tính mạnh như cô.
Thúy Vi bước dạo quanh vườn. Không khí vắng vẻ cũng làm cô nhớ Quốc Hùng nhiều hơn. Chợt có tiếng chuông ngoài cổng reo vang Thúy Vi nhìn đồng hồ tay, đã hai giờ rồi, Hùng khoan thai bước về phía cổng. Thúy Vi nhìn qua khe hở của khung cửa, khuôn mặt đỏ ửng của Quốc Hùng làm tim cô sai nhịp. Thì ra anh không hề viết thư hồi âm là để trực tiếp đến thăm cô. Có lẽ muốn làm cô bất ngờ. Thúy Vi vui với ý nghĩ của mình. Cô sửa giọng trêu chọc:
− Xin lỗi, anh tìm ai?
− Chị cho tôi hỏi thăm, đây có phải là nhà của Thúy Vi không ạ?
− Đúng rồi, nhưng Thúy Vi nó không có ở nhà.
Vẻ thất vọng hiện rõ lên khuôn mặt anh. Thúy Vi không nỡ đùa nữa nên vội mở cửa cổng. Quốc Hùng nói như reo:
− Thúy Vi, em …
Anh đưa tay bụm miệng vì biết mình lỡ lời. Thúy Vi làm như không nghe tiếng em khác thường đó. Cô cố lấy vẻ giận dỗi:
− Tưởng anh quên người ta rồi chứ.
Quốc Hùng mạnh dạng hơn:
− Làm sao mà anh quên được. Một tháng qua đối với anh dài hơn một năm vậy đó.
− Thôi vào nhà đi,dù sao thì bây giờ anh cũng đã tới đây rồi.
Thúy Vi hỏi khi hai người sóng bước bên nhau:
− Tại sao anh không viết thư cho Vi?
Quốc Hùng thành thật:
− Anh sợ Vi sẽ nghĩ là anh đang viết tiểu thuyết, anh sợ Vi cho là lời lẽ trong thư của anh không thật.
− Anh cũng tâm lý dữ.
− Nếu không thì làm sao mà viết văn.
− Vi nhớ là anh chưa thành công kia mà?
− Dĩ nhiên rồi. Nhưng nếu được Vi giúp sức thì nhất định anh sẽ không bị thất bại.
− Vi giúp gì được cho anh chứ?
− Tinh thần, chỉ cần Vi luôn ở bên cạnh anh để động viên thì anh không bao giờ bỏ cuộc. Anh tinh rằng anh chỉ thất bại khi anh không có đủ ý chí.
Thúy Vi đưa Quốc Hùng vào nhà. Cô như đứa trẻ được quà. Sự có mặt của Quốc Hùng đã làm thức tỉnh tâmhồn cô gái.
− Anh ngồi nghỉ đi, để Vi đi lấy nước.
− Dường như chỉ xó một mình Vi ở nhà- Quốc Hùng hỏi khi Thúy Vi trở ra.
− Dạ, gia đình chỉ có hai người, ba Vi lại thường xuyên đi vắng vì công việc cho nên Vi thường xuyên ở nhà một mình. Mấy tháng hè đối với Vi chẳng có gì thú vị ngược lại là khác.
Quốc Hùng đùa:
− Vậy thì Thúy Vi hãy chọn cho gia đình này người thứ ba đi. Chắc chắn không khí sẽ không còn tẻ nhạt nữa.
Thúy Vi ném cho anh cái nhìn sắc như dao:
− Anh bắt đầu nói chuyện lạc đề rồi đó.
Chuông đồng hồ gõ đều ba tiếng, Quốc Hùng xoa bụng nhăn mặt:
− Ôi, anh đói quá rồi!
− Để Vi đi làm cơm nha!
Cô chợt nhớ tới Quốc Thái nên thầm quan sát thái độ của Quốc Hùng.
− Đồng ý, anh mong có một ngày thưởng thức tài nội trợ của Thúy Vi. Hôm nay thì có dịp rồi.
− Vậy anh ở nhà chơi, Vi đi chợ một tí.
− Đâu có được, hay là hai đứa cùng đi.
− Vi sợ …
− Xóm làng dị nghị phải không?
− Ưa…
Quốc Hùng cố giầu vẻ thất vọng. Thúy Vi vào trong thay đồ cô chợt thấy xao xuyến khi bắt gặp ánh mắt không vui của Quốc Hùng rất nhạy cảm, thái độ vừa rồi làm cho Quốc Hùng có cảm giác xa lạ giữa hai người, Thúy Vi không do dự trong việc lựa chọn áo, cô lấy ngay bộ bà ba màu nho mà cô ưa thích nhất. Trước mặt Quốc Hùng cô muốn mình thật tươi tắn khác hẳn khi tiếp xúc với Quốc Thái hôm rồi.
Quốc Hùng ngỡ ngàng khi thấy Thúy Vi bước ra. Trên tay cô là cái giỏ đi chợ. Anh ngắm nhìn cô say đắm, không hề biết rằng cái nhìn của mình làm cô gái đỏ bừng đôi má:
− Anh … anh làm gì mà nhìn người ta dữ vậy?
Quốc Hùng chợt thốt lên, một câu nói xuất phát tự đáy lòng trong sgiây phút bất ngờ nhất.
Câu nói tuy văn chưong hoa mỹ nhưng là tiếng nói chân thật, không hề giả dối, trau chuốt:
− Thúy Vi đẹp nhẹ nhàng nhưng sáng chói trong bộ đồ này. Càng đẹp hơn nữa khi Vi mặc nó ngay trên quê hương xứ dừa- giọng anh buồn buồn: chàng trai nào đi bên cạnh Thúy Vi trên đường đời chàng trai đó sẽ không bình thường như bao người khác.
Thúy Vi càng đỏ bừng đôi má hơn nữa. Cô nói trong khi đôi mắt không dám nhìn thẳng:
− Anh làm như Thúy Vi là một hoa hậu không bằng. Vả lại vì không muốn làm một con người đặt biệt nên cũng chẳng muốn bạn mình khác hơn mọi người.
Thấy vẻ lúng túng của bạn, nên Quốc Hùng lảng sang chuyện khác:
− Thôi, Vi đi chợ đi, anh đói rồi nè!
Thúy Vi lí nhí:
− Anh đưa Thúy Vi đi nha!
− Vi không sợ … chợt thấy vẻ ngượng ngùng của Thúy Vi, nên Quốc Hùng bỏ lửng câu nói. Cả hai cùng im lặng trên đường đi.
Lần đầu tiên ngồi trên xe của một chàng trai mà cô nhiều cảm tình nhất, Thúy Vi bối rối. Một cảm giác chưa hề có trong những lần đi chơi với các bạn trai khác. Quốc Hùng đã thật sự làm xao động tâm hồn cô. Gió từ dưới sông thổi tung mái tóc hai người, tiếng Quốc Hùng quyện trong gió:
− Con sông này đẹp quá! Nó thật lý tưởng cho những cuộc dạo chơi riêng tư của giới trẻ- anh bông đùa- chắc không ít những lời lẽ tình tự đã được thốt lên ngay cạnh dòng sông này. Giả dụ nếu chất nó được thành đống thì dòng sông này bị lấp đi rồi em nhỉ.
Thúy Vi đấm vào vai anh:
− Anh lại nổi máu văn chương nữa rồi.
Chợ không cách xa nhà Thúy Vi bao xa. Quốc Hùng luyến tiếc rẽ xe vào chợ và đến chỗ gởi xe.
Thúy Vi nhí nhảnh nói khi cả hai người bắt đầu dạo quanh những sạp buôn bán.
− Hôm nay chỉ có hai người nên Vi muốn làm hai món ăn thôi, anh Hùng nghĩ sao?
− Dĩ nhiên là đồng ý rồi, khi đã bước chân vào thị trường nội trợ thì anh luôn luôn là con chiên ngoan đạo. Còn người phụ nữ đi bên cạnh là đấng …
Thúy Vi nghiêm nghị:
− Anh không sợ mang tội hay sao mà so sánh phạm thượng như vậy?
− Trên đời nay chỉ có ba người làm anh sợ thôi.
Thúy Vi thích thú tìm hiểu:
− Là ai vậy? Anh nói cho Vi nghe với.
− Đó là cha và mẹ anh và…
− Và ai?
− Vợ anh sau này!
− Anh có sạo không đó! Vi thấy bản tính anh cao ngạo và ngang ngược nữa, dễ gì anh chịu nghe lời vợ.
− Vợ anh phải là người vợ hiền thục, ngoan ngoãn và hết lòng lo cho sự nghiệp, đồng thời phải biết tôn trọng chồng. Nếu được như vậy thì anh không lý do gì mà không sợ cô ấy.
− một tiêu chuẩn khó tìm.
− Anh đã tìm được rồi. Quốc Hùng nắm tay Thúy Vi tránh một vũng lầy. Cái va chạm làm Thúy Vi sáng suốt hơn. Cô hiểu ra cách nói bóng gió của Quốc Hùng. Thúy Vi không dám hỏi tới. Cô lảng tránh sang chuyện khác.
− Bây giờ Thúy Vi sẽ chọn một món ăn. Món còn lại anh Hùng tự chọn.
− Cũng được, cho Vi chọn trước đó.
− Ở đây không có món gì là đặt sản hết, Vi định mua ba khía không biết anh Hùng có chê không?
− Tại sao lại chê chứ, anh tin rằng món gì qua bàn tay của Vi cũng ngon miệng hết.
− Anh sẽ thất vọng. Thôi bây giờ tới lượt anh đó.
− Anh thích nhất làm món cá hú nấu canh chua.
− Vậy thì chúng ta mua nhanh rồi về…
Quốc Hùng tựa lưng lên thành salon êm ái, chưa bao giờ anh ngon miệng khi ăn một bữa ăn ngoài phạm vi gia đình, không phải do mẹ anh làm bếp. Nhưng nay thì khác hẳn không hiểu tại Thúy Vi khéo tay hay vì được ngồi cùng bàn với một cô gái dễ mến, được cô săn sóc chiều mến, yêu thương mà anh cảm thấy bữa ăn ngon hơn bao giờ hết? Thúy Vi mang đến cho anh một ly nước, không hiểu sao cô có vẻ ngượng ngùng.
− Được làm con trai thật sướng!
− Nếu có một phép lạ nào đó biến Thúy Vi thành con trai, Thúy Vi có đồng ý không?
Thúy Vi lắc đầu. Mái tóc cô vậy nhẹ, đôi mắt to tròn làm xao động lòng người. Quốc Hùng hỏi tiếp:
− Tại sao vậy? Chẳng phải vừa rồi Thúy Vi cho là làm con trai sướng đó sao?
− Vi nói con trai sướng, nhưng không hề nói là làm con gái khổ. Thật ra, con gái cũng có những hạnh phúc mà con trai các anh không có được, chẳnghạn như khi được làm vợ, làm mẹ, được chăm sóc cho chồng cho con là niềm hạnh phúc lớn nhất trong đời phụ nữ. Cô hỏi một câu ngây thơ - anh có thấy như vậy không?
− Anh có làm phụ nữ bao giờ đâu mà cảm nhận được hạnh phúc của phái đẹp.
Thúy Vi đỏ bừng mặt khi bị Quốc Hùng bắt bí. Cô quay đi giả bộ giận dỗi, nhưng lòng thì vui như mở hội.
− … Anh đã bắt đầu ăn hiếp người ta rồi đó.
Quốc Hùng ra vẻ hối hận:
− Chết! Cho anh xin lỗi đi. Được rồi, để đền bù lại lỗi lầm, ngày mai anh sẽ đưa Thúy Vi đi dạo bằng thuyền để thưởng thức vẻ đẹp của xứ sở Bến Tre.
− Anh khôn quá đi! Như vậy mà gọi là đền bù đó hả? Mà anh biết bơi không?
− Vi khỏi lo, anh đã từng bơi vượt sông Bạch Đằng đó, còn Vi…
− Anh đã quên Vi là sinh viên trường đại học thể dục thể thao hay sao?
− Như vậy thì ngày mai chúng ta cùng đi.