Bạn nhìn thấy sự việc và hỏi “Tại sao?”, nhưng tôi mơ tưởng đến sự việc và hỏi “Tại sao không?”.

George Bernard Shaw

 
 
 
 
 
Thể loại: Tuổi Học Trò
Upload bìa: Lý Mai An
Số chương: 10
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2190 / 54
Cập nhật: 2015-12-22 12:32:38 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 2/10
gôi nhà đó tôi đã đi ngang qua rất nhiều lần vào những đêm khuya. Lúc đó ngôi nhà đối với tôi không có ý nghĩa gì, ngoài vẻ đẹp ấm cúng xa vời của nó. Từ bên ngoài, những đêm khuya đi lang thang từ một quán cà phê về với người bạn, tôi đã trông thấy một ngọn đèn thắp sáng cái bao lơn im lìm bất động. Tôi nhìn vào khoảng sân chìm lấp bóng tối của đêm, của bóng cây và những tàu lá chuối to lớn. Ánh đèn bên trên hiu hắt như bóng trăng của những đêm nguyệt xế. Những chấn song sắt rào cao ngang tầm với nnững ngọn đèn bên trong. Cánh cổng bao giờ cũng đóng kín im lìm, và cái nút chuông điện nhỏ bé như mắt của một con chim ngủ nhờ trong khóm lá thơ dại qua đêm. Ngôi nhà đó tôi đã quen thuộc mỗi ngày thường xuyên đi qua mà không hề nghĩ sẽ có một ngày dừng lại trước cánh cổng lớn, ấn ngón tay vào nút chuông gọi cửa và chờ đợi.
Một lúc, có người từ bên trong đi ra, hình như là người giúp việc. Chị dòm tôi qua khoảng rào sắt có nhiều lá xanh. Tôi gật đầu chào chị và hỏi:
- Cô Vân có nhà không chị?
Chị lại gật đầu và tự động mở cánh cửa sắt nặng nề qua một bên rồi nhường lối cho tôi bước vào. Tôi nghe cánh cổng đóng lại rồi tiếng chân chị bước theo phía sau. Vân hiện ra trên lối đi trong lúc tôi nhìn quanh khu vườn tràn ngập nắng chiều. Tiếng Vân như reo mừng:
- Tưởng chú không bao giờ để ý tới con bé. Chú tới, ngạc nhiên ghê.
Tôi cười:
- Có gì mà ngạc nhiên. Mời thì chú tới chứ bộ.
- Nhưng chú khác. Chú khó tìm thấy mồ.
- Chú rất dễ tìm. Lúc nào Vân muốn gặp cứ nhắm mắt lại rồi mở mắt ra là gặp liền.
- Thôi đi chú. Cháu và nhỏ Chi đi tìm chú mấy ngày. Ðến không khi nào gặp được chú. Người ta bảo chú đi vắng. Ði đâu mà vắng hoài vậy chú?
- Ừ, chú chạy lung tung khắp nơi ấy mà.
- Cháu hết dám tìm chú rồi. May nhờ nhỏ Chi nhắc cháu viết giấy để lại chứ không cháu chẳng biết đường nào mà lần. Cháu lính quýnh mà cái ông gì ngồi phía gần gần cái máy điện thoại đó càng làm cháu sợ thêm. Ông ấy nói chuyện cứ như là hét vào tai người ta.
- Ông đùa đấy, đừng có sợ.
- Dù sao, cháu cũng không đến chỗ đó tìm chú nữa.
- Vì chú đã tới đây rồi.
- Không. Cháu nói mai mốt cơ. Bây giờ chú tới đây nhưng mai cháu về rồi.
- Sao về sớm vậy?
- Cháu ở đây cả tuần rồi. Tìm chú mất ba bốn ngày còn gì?
Ðến bây giờ Vân mới nhớ ra là chúng tôi đứng ngoài sân, trên một lối đi thẳng tắp sạch bóng. Vân cười:
- Mời chú vào nhà chơi, cháu quên.
- Nhà có ai không?
- Không chú ạ. Ði vắng cả rồi. Chỉ có mình cháu với chị Như, chị lúc nãy mở cửa cho chú đó. À quên, còn có con mèo của cháu nữa chứ. Lúc nãy ngủ dậy nó chạy mất tiêu rồi.
Tôi cũng thích những con mèo nhỏ nhỏ, dễ thương nhưng lúc này chả thích tí nào nếu Vân ẵm con mèo đó trong lòng, tôi mong cho nó chạy mất đi biệt và đừng về nữa.
Tôi cười:
- Chắc nó chạy chơi rượt bắt trên các mái nhà ngày mai mới về.
- Không, nó quanh quẩn đâu ngoài này, chút cháu đi tìm nó.
- Tìm làm gì. Mình vào nhà nói chuyện vui hơn.
Vân cười khẽ. Nàng dẫn tôi vào nhà qua cánh cửa nhỏ. Nàng chỉ cây khế đứng ở một góc sân lá xanh um tùm rồi nói:
- Cây khế đó nhiều trái lắm. Cháu và Chi hay leo lên đó lắm. Ăn đã thì xuống. Có khi ở cả ngày. Hái khế ném chọc mấy đứa bé con nhà người ta.
- Cháu mà cũng biết leo nữa sao?
- Trời ơi, cháu leo giỏi lắm chứ chú tưởng.
- Có ngày té chắc cũng ngon lành lắm.
Vào nhà, tôi gặp chị Như, chị đang dọn những cái ly thủy tinh trong suốt và lạ mắt. Tôi rất thích ngắm những cái muỗng nhỏ nhỏ, bóng ngời, hay những chiếc ly thủy tinh trong suốt xinh xắn. Vì thế nên tôi thường đến quán có những món đồ như vậy để uống cà phê, dù có khi cà phê ở đấy không ngon lắm.
Tôi trầm trồ:
- Nhà Vân có những món đồ đẹp quá.
Vân nói:
- Không phải nhà cháu đâu. Cháu làm gì có nhà ở đây. Nhà của dì Phước cháu đấy.
Tôi cười:
- Nhưng cháu đang ở trong nhà này thì là nhà của cháu.
Vân lườm tôi:
- Không cãi với chú nữa.
Tôi cười. Theo Vân bước lên nhà trên. Ðó là một phòng khách thật rộng. Ðối với tôi thì nó rộng mênh mông. Ðồ trang hoàng dùng toàn gỗ quý. Bộ sa lông cũng bằng một thứ gỗ quý mà tôi không biết tên. Bốn phía tường có gắn gương lững, phủ những tấm màn bằng vải dày màu và hoa trông rất đẹp mắt. Một góc tường có để bức chân dung của người đàn bà mà Vân vừa chỉ cho tôi xem vừa nói:
- Ðó là dì Phước đấy.
Tôi gật đầu ngắm bức chân dung một lúc. Người đàn bà qua nét vẽ hãy còn trẻ, và đẹp. Tôi hình dung ra gương mặt mẹ Vân. Tôi nghe Vân nhắc nhiều tới mẹ trong thư. Lúc đó tôi và Vân chưa gặp nhau. Vân tự nhiên gọi tôi bằng chú và xưng cháu từ những bức thư xa xôi đó. Tôi ngạc nhiên không hiểu sao Vân lại gọi như vậy. Tôi vừa thích thú vừa buồn. Gọi chú cháu cũng thơ mộng nhưng làm tôi có cảm tưởng mình đã ở yên trong một vị trí cố định. Vân đã có một ý nghĩ như thế chăng? Tôi nhìn chiếc máy điện thoại đen bóng đặt trên cái ngăn nhỏ vừa tầm tay trong cái kệ đựng sách. Rồi Vân sẽ cầm chiếc máy ấy gọi tới tôi, và tôi với nàng sẽ nói chuyện với nhau qua đường dây điện thoại, mỗi bên sẽ nhớ thuộc lòng con số để gọi nhau.
Chị Như bưng hai ly nước chanh đầy ngập đặt trước mặt tôi và Vân. Chị mời tôi xơi nước. Tôi gật đầu cám ơn. Vân cười khúc khích, chị Như cũng cười và bỏ đi vòng qua một lối nào đó trong phòng khách, rồi biến mất. Vân nói:
- Mời chú Lam xơi nước. Chú thích nước chanh chứ?
Tôi cười:
- Nước gì cũng thích. Có uống là tốt rồi.
- Chú xui quá. Nhà vừa hết cam. Mấy hôm cháu có cả chục cơ, làm nước cam uốn glia lịa. Chú ghé lại hết.
Tôi bưng ly nước chanh đứng lên uống một ngụm. Cái ly vừa gọn vừa xinh, nó nhỏ bé, sang trọng. Tôi cầm chiếc muỗng nhỏ khuấy đều những viên đá vụn và cảm thấy thích thú tuy nước chanh làm hơi chua.
- Chi mới tới lúc sáng đó chú. Kêu Chi ở lại chơi cả ngày, Chi không chịu. Chiều nay cháu ở nhà một mình.
- Cháu không đi chơi đâu hết sao?
- Không chú ạ. Cháu có biết đi chơi đâu đâu. Với lại cháu cũng không biết đường.
- Ở nhà hoài buồn chết.
- Cháu hay sợ ma nữa cơ. Mà nhà này có ma thật chú ơi. Hôm trước cháu cũng bị nó nhát nữa đấy.
Tôi cười hồ nghi. Vân biết tôi không tin nên dẫn chứng:
- Cháu đang ngủ nhé, nó kéo chân cháu. Trời ơi cháu hét quá cỡ. Dì Phuớc của cháu cũng bị nữa. Rồi mẹ cháu cũng gặp như thế. Dì Phước bảo có ma thật mà chú.
- Ừ thì có ma thật.
- Chú không tin à?
- Cháu nói thì phải tin.
- Chú làm bộ tin cho cháu vui lòng phải không?
Tôi miễn cưỡng làm nghiêm:
- Không. Chú tin thật. Chú tin lời cháu thật mà.
- Chứ chú không tin là có ma sao?
- Chú chưa gặp bao giờ.
- Hôm nào chú sẽ gặp.
- Gặp nó chú không hét bậy đâu. Chú chỉ kêu tên Tường Vân là nó chạy mất.
Tường Vân nghinh mặt:
- Trời ơi, chú dem cháu ra nhát ma, bộ cháu là con ngáo ộp sao mà nó sợ?
Tôi đánh trống lảng:
- Cháu cũng uống nước đi chứ.
- Thôi, cháu nhìn chú uống.
- Chú cũng lại thích ngồi nhìn cháu uống.
- Cháu mắc cỡ lắm. Chú quay nhìn chỗ khác đi.
Tôi làm theo lời Vân, dù vẫn liếc mắt nhìn thấy Vân bưng ly nước chanh đưa lên miệng uống. Khi Vân để xuống tôi quay lại. Tôi và Vân cùng im lặng một lúc. Hai người ngồi cách nhau một cái bàn dài và rộng. Ghế ngồi cũng dài và rộng. Tại sao cái gì trong nhà này cũng có vẻ mênh mông và to lớn quá. Tôi nhìn quanh, từ một phía gương xa tắp kia, thấy bóng tôi và Vân mờ mờ phản chiếu lại. Căn nhà thạt vắng như lời Vân nói. Ở một mình suốt ngày trong căn phòng này buồn chết được. Tại sao có một khu vườn rất đẹp ngoài kia mà tôi và Vân không ra ngoài đó chơi, đi dạo, hay ngồi trên cỏ nhìn những bông hoa nhỏ nở ven chân rào.
Giọng Vân ngập ngừng:
- Ngày mai cháu về rồi. Hôm nay thứ mấy chú?
- Thứ hai.
- Ngày mai thứ ba, đúng rồi, cháu phải về rồi.
- Cháu không ở chơi được vài ngày nữa sao?
- Cháu phải về với mẹ. Cháu không về thẳng Ðà Lạt đâu. cháu ra Nha Trang rồi mới về Ðà Lạt.
- Chú mời cháu ở lại Sài Gòn cháu ở lại không?
- Cháu muốn lắm. Nhưng cháu không ở lại được. Cháu ở lại với ai khi mẹ cháu đã về. Vả lại cháu còn phải về thi nữa chứ. Chúc cháu thi đậu nghen chú. Thi rớt cháu không dám gặp chú đâu.
- Sao không? Rớt hay đậu với chú ăn nhằm gì.
- Buồn lắm chú ơi.
Vân nhìn đi đâu không biết. Qua tấm gương trong có che màn hoa dày, Vân định tìm gì. Tôi không thấy gì cả, chỉ thấy trong căn phòng rnộg mênh mông này có một buổi chiều vừa vui vừa buồn, và Vân hãy còn bé, như cô bé tóc cài hoa trong truyện cổ tích. Nhưng tóc Vân không cài hoa, tóc Vân dài, đen mượt, những sợi tóc vừa chấm bờ vai. Mắt Vân long lanh, xinh xắn. Nụ cười làm êm ấm buổi chiều. tôi vừa thấy được hai chiếc răng khểnh của Vân. Người ta hiếm người có răng khểnh, hoặc nếu có, chỉ có một chiếc thôi. Ðằng này Vân lại có đến hai chiếc, vậy là dư. Tôi nói điều đó với Vân làm nàng đỏ mặt, không dám cười nữa. Gương mặt Vân cúi xuống, như muốn giấu trong tay áo, che khuất dưới gầm bàn. Tôi ngồi thầm tiếc những ngày qua Vân đi tìm mà không gặp tôi. Nếu gặp nhau sớm hơn, chắc vui lắm. Tôi đề nghị đưa Vân đi chơi đâu đó và Vân vui vẻ nhận lời. Căn phòng này ngăn cách Vân với thành phố bên ngoài nhưng làm Vân gần gũi với con ma gì đó Vân thấy trong lúc ngủ và đày Vân chìm ngập trong một nỗi bơ vơ.
- Vân ngước mắt lên đi chứ.
- Chú chọc làm cháu mắc cỡ muốn chết.
- Chú hết dám chọc nữa rồi.
Vân ngước mặt lên. Gương mặt hãy còn đỏ hồng. Tôi lại càng thấy Vân nhỏ bé thơ dại trong căn phòng im vắng, rộng đến bao la này. Tiếng điện thoại bất ngờ reo lên. Vân ngần ngừ xin phép tôi rồi nhấc máy lên nghe. Ở đầu dây là một người đàn bà. Tôi mừng lắm. chỉ sợ là một người đàn ông nào đó dù ở bên ngoài hay là người quen biết trong gia đình nàng chắc cũng làm tôi buồn. Vân đáp nhát gừng từng câu bên đầu dây bên kia hỏi. Tôi thoáng hiểu người ấy hỏi thăm dì Phước, và một cái hẹn gì đó. Vân gác máy và quay lại chỗ ngồi. Tôi bảo:
- Hôm nào gọi cho chú?
- Hôm nào. Xa xôi lắm phải không chú. Ngày mai cháu về rồi. Cháu đâu còn ở Sài Gòn nữa mà gọi?
- Hôm nào cháu trở lại Sài Gòn?
- Cháu phải thi đậu cơ.
- Chú ghi số điện thoại cho cháu nhé?
Vân lắc đầu, cười:
- Khỏi chú à, cháu biết lâu lắm rồi. Cháu có gọi chú mà. Nhưng chú đi vắng luôn. Ông già khó khăn ấy hỏi như nạt cháu, làm cháu không dám gọi lần thứ hai.
- Mai mốt chắc chú có số điện thoại khác, cháu gọi dễ hơn.
- Chú không còn ở chỗ cũ nữa à?
- Chưa biết.
- Phải rồi. Chú vẫn nói chú như con chuồn chuồn mà, khi vui thì đậu, khi buồn thì bay. Buồn chú cũng quên tuốt con bé phải không?
- Không. Chú nhớ cháu chứ. Nhớ buổi chiều hôm nay.
- Không tin chú đâu.
- Chú nói thật.
Vân cười. Tôi uống hết ly nước chanh. Bóng chiều sầm lại ngoài kia, nắng nhạt qua cửa gương một màu vàng nhẹ hẫng. Từ bây giờ, ngôi nhà đã trở ngên quen thuộc đối với tôi. Những đêm khuya đi uống cà phê với bạn về ngang chắc tôi sẽ nhìn vào, sẽ thấy hiu hắt một nỗi buồn thắp sáng các đỉnh cây, trong khi ngọn đèn thả một vệt khói mù trên khoảng bao lơn lạnh lùng trống vắng. Tôi nhớ lại buổi chiều ngồi với Vân, và chúng tôi đã quen nhau. Chấm dứt những ngày tháng dài ngu ngơ tìm nhau qua những tờ thư. Bây giờ thời gian đã đổi khác. Chúng tôi sẽ nhận ra nhau và thảng thốt gọi tên khi chợt gặp nhau ở ngoài đường.
- Chú nghĩ gì thế chú Lam?
- Chú nghĩ tới một hôm nào đó Vân trở lại Sài Gòn.
- Chú nghĩ như thế nào?
- Nghĩ đủ thứ hết
- Có quên cháu không?
- Ðã bảo không rồi mà.
- Bây giờ cháu hơi tin tin.
- Tin nhiều đi cô bé.
Vân cong môi:
- Cháu mà bé hả? Ở nhà bảo cháu lớn rồi, sắp đuổi cháu về nhà người khác rồi đó.
Tôi hơi buồn:
- Cháu thích không?
- Buồn thấy mồ chứ thích gì, chú hỏi kỳ.
- Ai cũng nói thế nhưng đi mất lúc nào chả hay.
- Cháu đi nhiều người hay chú ơi. Cả một thành phố, cả một lớp học, và cả bạn bè của cháu nữa. Nhưng cháu không đi đâu. Cháu phải học nữa, và cháu phải thi đậu để còn về Sài Gòn gặp chú chứ.
- Thi rới cũng về như thường nghe.
- Cháu ngại lắm.
- Còn ngại ngùng là còn bé hoài đó.
- Người lớn mới mắc cỡ chứ chú, mà này chú, cháu lớn rồi chứ bộ, năm nay cháu đi thi tú tài. Cháu cùng một tuổi với Hạ, cháu còn có vẻ lớn hơn Hạ nữa là. Mai cháu về, chú gởi gì lên cho Hạ không?
Tôi ngẩn người:
- Biết gì mà gởi bây giờ?
- Một ít nhớ thương chẳng hạn.
Tôi không biết trả lời Vân thế nào. Người con gái mang tên Hạ và thành phố ấy đối với tôi bây giờ có một cái gì rưng buồn, xót xa như những con dốc đầy hoa quì vàng của tháng mười Ðà Lạt. Những bức thư gần đây Hạ gửi cho tôi, cũng như tôi gửi cho Hạ trở nên tẻ nhạt và dần thưa thớt như lá cuối mùa. Một đêm tháng 12 năm nào tôi còn nhớ lắm, nhưng đồng thời cũng nhớ ra rằng ngày tháng sẽ bào mòn tình cảm, như nước chảy qua những viên đá dọc lòng suối. Tôi và Hạ ở trên một đỉnh trời mơ hồ, sương khói quanh năm, mưa nắng suốt những ngày tháng. Hai thành phố xa cách nhau ở hai đầu đường. Núi rừng, thông ngàn, hồ lặng. Hình như có một điều gì bất ổn trong tình cảm giữa tôi và Hạ. Người con gái ấy với Ðà Lạt, có phải rồi sẽ như những cánh hoa quì tàn phai rơi rụng khi hết tháng giêng.
- Viết một bức thư đi chú ạ. Cháu làm người đưa thư cho.
Tôi chỉ nhìn Vân không nói. Vân lại càng thích trêu tôi. Làm sao tôi nói được những điều tôi nghĩ.
- Nhắn gì Hạ, cháu nhắn cho.
- Chú có chuyện buồn với Hạ. Không gởi và cũng không nhắn gì hết. Cháu hỏi hoài làm chú khó trả lời.
- Chuyện buồn gì chú? Cháu làm sứ giả cho.
- Thôi, cám ơn sứ giả trăm nghìn lần.
- Chú giấu phải không? Về gặp Hạ là cháu biết liền. Người ta là bạn nhau chứ bộ.
- Ra ngoài vườn chơi cháu nhỉ?
- Còn nắng không chú?
- Hết rồi. Nắng nhạt. Cháu nhìn qua cửa kính mà xem.
Vân nhìn ra theo lời tôi bảo. Nàng chớp mắt, đứng lên đi lại phía cửa kéo tấm màn che qua bên, chợt reo:
- Ồ, nắng đẹp quá chú ơi! – Chú đã thấy từ lúc nãy.
- Cháu cứ tưởng còn nắng gắt. Về đây cháu sợ nắng lắm. Nắng làm cháu đau đầu. Hồi hôm cháu bị đau đầu đấy, chú còn thấy cái mặt cháu nhăn nhăn, cháu biết mà.
Vân quay lại cho tôi nhìn. Tôi lắc đầu:
- Chả thấy nhăn nhăn một chút nào hết.
- Chú xạo rồi. Cháu xấu lắm. Mặt cháu nhăn nhăn, cháu biết mà.
Tôi đứng lên nói:
- Thôi ra ngoài kia đi cô bé.
K Khu vườn buổi chiều trông những ngọn cỏ như mới mọc. Màu xanh của cỏ nhuộm vàng bởi màu nắng, cái vẻ non nớt yếu đuối của những bãi cỏ hiu quạnh bên đường. Tôi và Vân đi vòng vòng qua những tàng cây thấp. Màu hoa tím trong chân rào dịu mát, màu nắng vàng nhẹ hẫng, những cành nhài đưa hương thơm ngát ở bậc thềm. Mấy bụi bùm sụm cắt tỉa tròn trịa đầy trái, những trái chín ửng vàng, hoặc chín đỏ xinh xắn trong đám lá xanh mướt. Tôi hái mấy trái đưa cho Vân, đố nàng. Vân lắc đầu cuời chả biết là trái gì. Tôi bỏ những trái bùm sụm vào miệng nhai lốc cốc. Vân ngạc nhiên:
- Ăn được sao chú?
- Ngon lắm.
- Cho cháu mấy trái.
Tôi hái một nắm đưa cho Vân, nhưng nàng chỉ ngắm nghía, dòm rồi cười:
- Dễ thương thế này ai mà ăn cho đành.
- Nhưng mai mốt chắc chắn sẽ không còn.
Vân cười. Nụ cười của Vân lồng trong nắng. Tôi thấy những con bướm cái xinh tươi, nhỏ bé, với đôi cánh vàng đang nhởn nhơ vờn trên các khóm hoa. Vân mải mê ngắm, bộ quần áo mặc ở nhà của Vân bay bay trong trận gíó mạnh thốc từ ngoài đường vào, những cái hoa trắng nhỏ xíu trên áo Vân cũng muốn bay theo. Tóc Vân mượt buồn, từng sợi nhỏ dạt sang bên má. Mặt Vân ửng đỏ. Tôi đá mấy viên sỏi, nói:
- Chú thích có một căn nhà và một khu vườn nhỏ thế này.
- Cháu chỉ thích khu vườn chư không thích căn nhà rộng quá, nhiều ma.
- Lại ma.
- Chú biết có nhữn ghôm cháu học bài khuya lắm, nghe tiếng động nào cũng sợ. Nghe những tàu lá vỗ bên ngoài mới kinh khiếp hơn nữa. Nhất là những đêm có mưa khuya. Cháu như thót cả tim lại. Rán học được thêm một chữ sợ hết hơi. Cuối cùng cháu lên giường trùm chăn kín mít từ đầu đến chân.
- Sợ thế làm sao mà ma không nhát.
- Ma nhát những người nào sợ nó hả chú?
- Dĩ nhiên. Cháu thử không sợ nữa xem. Nó chán nhát cháu ngay.
Vân cười:
- Khó quá.
Vân ngồi xuống bậc thềm. Hai cây hoa nhài to lớn ở hai bên, cành lá gần che khuất cả người Vân.
- Chiều nay trời lại không mưa chú nhỉ?
- Cháu mong mưa lắm sao?
- Mưa thích hơn.
- Mưa Sài Gòn chán lắm cháu ơi. Không đi đâu được. Chú cũng thích mưa. Nhưng là những cơn mưa nhỏ thôi. Lúc đó ngồi quán nhìn mưa mới thú.
- Chú ngồi quán một mình?
- Thường thì một mình. Nhưng cũng có khi với vài người bạn.
- Còn cô Nấm Hương chú bỏ đi đâu?
- Chú bỏ trong túi áo.
- Lâu lâu lấy ra nhìn hả chú?
Tôi gật đầu cười:
- Ðùa chứ, người ta đã xa xôi như một cánh mây rồi. Bây giờ người ta đã có bồ.
- Tại chú hay tại ai?
- Tại chú.
- Chú ác lắm.
Tôi mỉm cười. Tường Vân đã biết hết những gì tôi chưa kịp nói. Nhớ lại những ngày tháng cũ với những buổi chiều mưa đến một cổng trường nhìn lá bay xao xác đón người về. Tôi quả thật là một gã mơ mộng vào bậc nhất. Nhưng cũng chán đời không ai bằng. Tự nhiên rồi chán nản, tự nhiên rồi đánh chết, buông rơi một mối tình, từng mối tình. Bây giờ tôi nhớ những chiếc lá bay trong mưa, buổi chiều trên một con đường dẫn ngang trường của Nấm Hương. Những chiếc lá ấy đã được người phu quét đường gom lại mang tới một nghĩa địa nào. Hay đã mục trơ xương, tan nát dưới chân người, mấy mùa mưa qua.
Vân ngồi nhìn tôi trong bóng lá. Những đóa hoa nhài hương thơm ngát, hòa lẫn trong gió. Vân cắn trên môi một cọng cỏ. Tôi có cảm tưởng Vân như con thỏ bạch. Mắt Vân tối trên gương mặt buồn. Tôi là người yêu nỗi buồn nên có lẽ tôi yêu Vân mất.
Như Mưa Ngọt Ngào Như Mưa Ngọt Ngào - Từ Kế Tường Như Mưa Ngọt Ngào