Số lần đọc/download: 57428 / 3813
Cập nhật: 2014-12-05 06:32:21 +0700
Chương 2
S
au này khi có được một chút gọi là sự nghiệp, việc đầu tiên Năm Cam làm là: dọn nhà ra khỏi khu hẻm Sáu Căn!
Giải thích cho việc này, Năm Cam chỉ nhúng vai với giọng khôi hài: ….
- Cứ ở đây miết, trong xóm lấy trong xó… tới lúc nào mới ngửa mặt nhìn đời nổi, hồi đó tụi mình cũng vậy… vợ chồng cùng xóm không hà!
Quả thực, như một phong trào, thanh niên nam nữ thời Năm Cam có đi đâu xa hơn con đường Tôn Đản để kén vợ tìm chồng?
Thoạt đầu anh Mười Côn Lôn với mã ngoài đẹp trai, đàn giỏi hát hay, đã cưa đổ chị Kiên cùng xóm. Họ nên vợ nên chồng bất chấp sự ngăn cản của cha mẹ chị Kiên vốn sợ có một anh con rể là dân anh chị. Kế đến, Nô cao giò lấy chị Nữa- em gái của anh Mười Côn Lôn.
Năm Cam, dù lúc ấy còn là một cậu bé con 16 tuổi, chộn rộn với những cuộc tình quanh phong ten, gò mã của các bậc đàn anh, cũng bắt đầu để ý và xoắn xuýt cạnh một cô gái lớn hơn nó một tuổi.
Là con của một ông gác dan trường Maria Curie, Trúc theo chị Kiên vợ anh Mười Côn Lôn đi gánh nước mỗi tối và được mọi người cắp đôi cho Năm Cam.
Một vài lần họ cùng hẹn hò và cùng nhau uống đậu đỏ bánh lọt ở gần xóm ở gần xóm, một hành vi gan dạ của đôi lứa thuở bấy giờ.
Tư Xẩm thương em nên cũng nhờ người đến nói chuyện cùng bà Sáu, mẹ của Trúc. Bà Sáu cau mày trả lời:
- Hai đứa còn con nít trân, lấy nhau về rồi sống làm sao?
Buồn tình, Năm Cam bỏ nhà đi bụi…
Vợ chồng Bảy Long vốn thương Năm Cam như em thời còn ở hẻm Sáu Căn, nay họ đã dọn qua khu trại gà Thanh Tâm, bèn cho Năm Cam tá túc.
Trúc lén mẹ theo chị Kiên đi qua tìm Năm Cam. Qua được vài lần, Trúc quyết định trốn theo Năm Cam.
“Em gởi quần áo ở nhà chị Năm Cây, anh qua đó lấy về…” Trúc nói với Năm Cam.
Và thế là, năm 16 tuổi- chưa thực sự bước qua khỏi tuổi thiếu niên, Năm nghiễm nhiên có vợ và động trời hơn- chỉ vài tháng sau Trúc đã có thai!
Bất đắt dĩ, Năm Cam đưa vợ về xóm cũ, Năm Cam đã bắt đầu cú trượt đầu đời. “Ê Năm Cam…anh Bảy của mày bị đón đường kìa! ” - Rễ Đen một thanh niên ở cùng hẻm chạy hớt hơ hớt hải vào báo.
Buông chén cơm xuống bàn, Năm Cam lật đật chạy ra… Đi ngang ngạch cửa, Năm Cam rút luôn con dao lạn cá của Tư Xẩm dắt từ lúc trưa.
Vừa ra đến đầu hẻm 148, Năm Cam nhìn thấy chiếc xe đạp nằm chỏng chơ giữa lộ nhựa. Được, Lót- hai anh em khét tiếng của con đường Tôn Đản đang vây Bảy Xi và Nô cao giò.
Chợt Được vung dao. Nô cao giò dính một nhát vào lưng vội co giò chạy. Ngay lập tức Lót ôm chặt hai tay Bảy Xi cho em trai vung con dao phở chém tới tấp.
Bảy Xi cố vùng vẫy nhưng vô vọng bởi sức khoẻ của Lót hơn anh ta xa. Trúng liên tiếp mấy nhát dao, trong đó có nhát ở gần cổ khá sâu, máu loang ướt cả chiếc áo Bảy Xi đang mặc, Bảy Xi coi như chỉ còn chờ chết. Vừa chém hai anh em Lót-Được vừa chửi thề om tỏi.
- Anh Lót, buông anh Bảy tui ra…Năm Cam la lớn.
Thay vì buông ra, Lót cười lạt co giò đạp thằng nhóc phá đám đi chỗ khác. Trong tíc tắc Năm Cam quyết định, nó rút dao đâm mạnh gần nách Lót vói ý đồ làm anh ta bị đau phải buông Bảy Xi ra.
Vừa rút dao ra, máu từ hông nạn nhân đã vọt ra như ống nước bị bể! Trong nháy mắt, vòng tay ôm Bảy Xi nới lỏng và Lót khuỵu xuống đất.
Thấy anh bị đâm, Được khựng lại. Bảy Xi chỉ chờ có vậy, vội giật lấy dao trên tay Năm Cam lao vào. Ởđàng sau, Nô cao giò đã quay lại với khúc gậy tre trên tay vụt thẳng cánh vào tay Được.
Dính cả chục nhát dao vào vùng bụng, Được gục xuống, con dao phở văng ra khỏi tay…
“Dọt lẹ! ” Bảy Xi nói.
Bảy Xi, Nô cao giò và Năm Cam lập tức trốn qua nhà Bảy Long sau khi đi băng bó vết thương.
Ngay hôm sau, Tư Xẩm qua nhà Bảy Long báo cho cả ba biết: Lót đã chết tại chỗ còn Được đưa đi cấp cứu, chưa biết cụ thể tình trạng sức khoẻ!
Nô cao giò, với bản tính đa tình, đã có cho mình một gia đình thứ ba từ lâu, nay lập tức cuốn gói lên Lái Thiêu để ẩn náu. Bảy Xi dắt em vợ đi theo Nô nhưng nhanh chóng nhận ra khó tồn tại nổi nếu bám vào cây cọc mục là cô vợ bé của Nô cao giò. Cô ta chỉ quen được chiều chuộng và chấp nhận làm vợ bé cho gã giang hồ quận 4 này vì có thể dựa hơi gã để sừng sộ với các bạn hàng khác ở chợ. Nay Nô cao giò chỉ có thể chường mặt vào ban đêm, không dám to tiếng với cả một đứa trẻ con, cô đâm ra ngán ngẩm và tỏ ra thái độ không mấy gì niềm nở với cả ba kẻ đào tẩu!
Túng thế, Bảy Xi tìm cách liên lạc với gia đình. Dì Hai Ngọt, chị ruột của mẹ Bảy Xi, đã tìm lên để gặp cháu trai.
- Để tao liên lạc với thằng Đạo xem sao! Dì Hai Ngọt nói
Đạo, anh con trai lớn của gì Hai Ngọt, thoát ly gia đình để theo kháng chiến từ sau ngày đạo luật 10/59 của cố vấn Ngô Đình Nhu ra đời, đem máy chém đi khắp nơi chặt rơi khoảng hơn 3. 000 cái đầu được coi là cộng sản. Anh Đạo được tổ chức đưa vào chiến khu theo ngõ Tân Uyên – Bình Dương. Nghe đâu, anh ta cũng có một chức vụ không xoàng…
Dì Hai Ngọt tổ chức đưa cả ba kẻ đào tẩu đến Bến Cát và tạm thời trú ngụ ở một gia đình có cảm tình với Việt cộng. Vốn đã nhiều lần lui tới thăm con trai nên mạng lưới liên lạc của chiến khu Tam giác Sắt đã thông báo cho Đạo biết việc mẹ con anh ta đến tìm.
Sau cả tuần lễ chờ đợi. Đạo đột ngột xuất hiện vào lúc nửa đêm.
- Để tôi hỏi qua ý kiến của tổ chức mới được? Đạo nói.
Gần sáng Đạo ra đi mang theo toàn bộ lý lịch của cả ba nhân vật đang trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật chế độ Sài Gòn. Ởlại, Bảy Xi và em vợ thắp thỏm chờ đợi trong khi Nô cao giò vẫn không dứt khoát hẳn.
- Vào trong chiến khu để làm gì cớ chứ? Nô cao giò hỏi.
- Ít ra, cũng khỏi ở tù! Bảy Xi trả lời ngắn gọn.
- Nhưng cũng phải cầm súng đánh nhau, lỡ có gì…Nô rụt rè nêu lên ý kiến.
- Mẹ kiếp, sống chết có số… Cậu sợ gì? Bảy Xi cáu kỉnh.
- Nếu thế, thì vào trong chiến khu hay vô tù, có khác gì nhau cơ chứ?
- Sao không khác? Ở tù… Vừa tính trả lời. Bảy Xi chợt nhận ra Nô cao giò nói có lý. Với ai, có lý tưởng thì vào chiến khu cầm súng là mục đích ở đời, còn với bọn giang hồ đâm chém như gã và Nô cao giò, vào tù để sau đó ít lâu trở về xem ra có lý hơn! Tuy vậy, lỡ nhờ dì Hai Ngọt và anh Đạo rồi, cứ chờ xem sao đã!
Năm Cam, với nhận thức còn non nớt của mình, chẳng để ý gì đến cuộc tranh luận của hai ông anh. Tuy nhiên, nó lại tỏ vẻ thích thú khi được đi đây đi đó, dù có phải trốn chui trốn nhủi…
Ba ngày sau, đột nhiên người chủ nhà gọi cả dì Hai Ngọt lẫn ba kẻ trốn chạy vào phòng khách để thông báo:
- Ở trong đó, mấy anh không chấp nhận việc bỏ vào chiến khu chỉ vì phạm pháp hình sự… Tóm lại, dì đưa mấy chú ấy về đi!
Thế là, cuộc đào tẩu bằng cách trốn vào chiến khu coi như bất thành…
“Coi như để mình tôi chịu cho! Anh Bảy có về lo giùm vợ con tui…” Năm Cam nói.
Ba hôm sau, cả ba anh em lên xe hơi của luật sư TrầnVăn Trai một thành viên của đảng Cần Lao, đến trình diện ở văn phòng dự thẩm.
Họ được chuyển qua giam ở Khám Chí Hòa. Trung tá Luyến, giám thị trưởng trại Chí Hòa, theo hình dung của Năm Cam là một người đàn ông ốm, cao và hách dịch. Ông ta thường vào trại với cây paton trên tay vụt vào đầu một ai đó mà ông cho là bất trị.
Chí Hòa lúc bấy giờ cũng khác về sau, chủ yếu công việc được giao cho tù công vụ và mục tiêu cần bám sát của bọn an ninh là tù chính trị. Tù thường phạm được giao hết cho Bé Bòn nếu vi phạm kỷ luật, riêng khu vực BC- nơi giam Đại Cathay, trùm du đãng Sài Gòn, do Của Gia Định làm trật tự.
Phòng đầu tiên cả ba anh em Bảy Xi, Nô cao giò và Năm Cam bước vào là 1B4, cách phòng Đại Cathay không xa.
Những câu chuyện về giới anh chị Sài Gòn liên tục vỡ ra trong Năm Cam nhiều điều hết sức lạ lùng.
Năm Cam nhận ra: nếu là một tay giang hồ có tầm cỡ, việc kiếm tiền chẳng có gì là khó khăn và càng kiếm được nhiều tiền càng dễ tạo thêm vây cánh, nghĩa là thêm thanh thế, danh tiếng!
Quan sát Đại Cathay từ xa và để ý từng cử chỉ, từng thái độ của người được xem là số một của giới giang hồ, Năm Cam ngạc nhiên khi phát hiện ra: Đại Cathay cũng hết sức bình thường chẳng có một ưu điểm phi phàm nào.
Và Năm Cam đã được nhìn tận mắt một vụ đụng độ của cả hai tay anh chị thuộc vào loại nhứt nhì lúc bấy giờ.
Hôm ấy Ba gà-một anh chị hùng cứ khu vực Bến đò Thủ Thiêm, cùng Đại Cathay đánh cờ tứơng. Hệt như hai đúa trẻ con xóm nhỏ ngoại ô, hai kỳ thủ bắt đầu cãi nhau bởi một nước cờ. Cãi nhau càng lúc càng hăng, cuối cùng thì:
- Nếu anh ngon, tui với anh chơi tay đôi! Đại Cathay nói.
- Được thôi… Ba gà nhận lời thách thức.
Đại Cathay to lớn như hộ pháp và nổi danh lì lợm. Ba gà nhỏ con hơn nhưng nghe đâu “nghề” rất khá.
Cuộc tỉ thí kéo dài suốt cả giờ đồng hồ đến độ cả hai chẳng ai giở nổi tay chân và được anh em của cả hai bên can ra.
- Mai tiếp! Ba gà tuyên bố.
- Chớ sao… Đại Cathay tiếp luôn.
Sáng hôm sau khi biết chuyện, những kẻ gác ngục ngay lập tức đem Đại Cathay qua phòng giam khác trước khi xảy ra những chuyện tồi tệ hơn.
Năm Cam thoáng một chút suy nghĩ: làm anh chị kiểu đó coi vậy cũng dễ chớ có nguy hiểm gì đâu? Với cách nghĩ ấy, Năm Cam bắt đầu cảm thấy rạo rực bầu máy nóng và khát vọng đổi đời bằng con đường tắt kiểu các tay anh chị nó đã nhìn thấy…
Lưng Đại Cathay có một số thẹo nằm chằng chịt trên lưng, dĩ nhiên toàn ở những nơi không mấy gì hiểm yếu… Năm Cam đem thắc mắc hỏi một tay anh chị cùng băng Đại Cathay và được kể lại…
Vùng Aristô- Lê Lai, thuở ấy là nơi hùng cứ của Huỳnh Tỳ, Thế Cái và Hùng Fox. Đại Cathay lọ mọ dẫn xác lên để giành lấy quyền lợi. Dĩ nhiên băng Huỳnh Tỳ, Thế… đâu để yên.
Hùng Fox, Thế phục kích và dùng dao chém gục Đại Cathay.
Ngay hôm sau, Đại Cathay cùng các chiến hữu mở cuộc tấn công phục thù. Buổi sáng, Huỳnh Tỳ và băng của y tụ tập ăn sáng uống cà phê ở trước nhà hàng Lê Lai, Đại Cathay, Tư mỏ chuột, Nhứt…đi một chiếc Taxi ập tới chém loạn xạ.
Sau cuộc trả thù vang dội ấy, Huỳnh Tỳ và các chiến hữu chấp nhận quy phục Đại Cathay.
Năm Cam chợt nghĩ khi nghe qua câu chuyện: nếu ra tay nặng hơn, liệu Đại Cathay còn sống để phục thù hay không? Quả là thời bấy giờ, giang hồ chỉ chém sơ sịa gọi là “để thẹo”, chỉ có vậy cũng có thể thành danh, mà như vậy, có gì là quá sức của Năm Cam?
Thế là liên tục Năm Cam lao vào các trận đánh nhau trong tù, dĩ nhiên trong giới lóc chóc, cắc ké kỳ nhông trong con mắt của hạng tầm cỡ như Đại Cathay.
Do quậy phá, đánh nhau, Năm Cam bị chuyển qua 3H2, phòng kỷ luật được chuyển giao cho Bé Bòn- hung thần phòng an ninh quản lý. Tất cả tù nhân khi chuyển qua phòng này đều sợ mất mật.
Bé Bòn hung ác có tiếng. Y vẽ một vòng phấn ở giữa phòng cho tên tù mới vào ngồi, đến tối sau khi đóng cửa, y mới tính sổ.
Loại nhãi nhép, Bé Bòn để cho đám đàn em tay chân làm thịt. Loại có tên tuổi, đích thân Bé Bòn ra tay.
Thanh Năm Nghệ, bạn thuở còn bé lăn lộn với thùng đánh giày với Đại Cathay, người duy nhất dám gọi Đại bằng biệt danh xách mé: “Huê kỳ ghẻ” mà Đại vẫn cười hì hì, khi bước qua 3H2 cũng không được miễn trừ trận đòn do đích thân Bé Bòn ra tay. Chỉ có điều, sau khi anh đòn, thành phần có tên tuổi như Thanh, Sắc đầu lâu, Rớt võ sĩ, được Bé Bòn nâng lên thành dạng tay chân thân tín.
May mắn cho Năm Cam, có lẽ ừ còn quá nhỏ tuổi nên Bé Bòn đặc cách miễn cho thủ tục chào phòng.
Và cũng ở 3H2, Năm Cam được chứng kiến một trận thanh toán lật đổ Bé Bòn của Cấy Thị, Phúc đầu lâu, Ngọc đầu lâu… Một cuộc thanh toán hèn hạ nhưng rõ ràng hết sức hiệu quả.
Bé Bòn to lớn như một gã Tây đen và võ nghệ đầy mình. Buổi tối, Bé Bòn hút thuốc phiện nằm trên tấm nệm của mình, hai bên là hai cây sắt dài được mài nhọn lểu để hộ thân.
Cấy Thị, một tay anh chị có tên tuổi ở vùng Cầu Muối, để chuẩn bị một cục đá xanh lớn bỏ vào ống quần để sử dụng như một cái chuỳ. Cả bọn tiến đến chỗ Bé Bòn nằm và kẻ giữ tay, người giữ chân cho Cấy Thị vụt tới tấp vào mặt, vào đầu cổ Bé Bòn!
Cuộc thanh toán diễn ra chớp mắt đến độ Bé Bòn chưa kịp chụp lấy hai thanh sắt của mình đã gục luôn tại chỗ. Thanh Năm Nghệ, ngay từ lúc Cấy Thị bước qua phòng đã lặng lẽ trở cờ, đơn giản vì y cùng Cấy Thị vốn là chiến hữu cùng vụ án buôn vải mới phải vào Chí Hòa!
Sau đó, Bé Bòn được chuyển đi bệnh xá và phòng kỷ luật 3H2 đương nhiên giải tán.
Năm Cam rút ra một điều từ vụ thanh toán Bé Bòn này, miễn là loại bỏ được địch thủ, còn phương tiện gì, thủ đoạn nào cũng tốt cả!
Sau 18 tháng giam giữ, Năm Cam, Bảy Xi, Nô cao giò bước ra toà.
Cuộc đảo chính 1-11-63 lật đổ Ngô Đình Diệm và chế độ gia đình trị đã buột hàng loạt đảng viên Cần Lao phải đi tù, trong đó có cả ông luật sư Trai, người biện hộ cho Năm Cam.
Do nhận việc đâm Được trọng thương, ngoài nhát đâm gây tử vong cho Lót, Năm Cam- dù 16 tuổi, vẫn bị kết án 3 năm tù.
Bảy Xi, Nô cao giò được trả tự do ngay tại tòa.
“Em yên chí, hàng tháng anh sẽ trợ cấp cho vợ em nuôi nấng em đầy đủ…” Bảy Xi vỗ vai Năm Cam hứa một cách hết sức chắc nịch.
Bằng tiền bạc và sự vận động, Bảy Xi đưa Năm Cam qua đội Văn Nghệ của Chí Hòa với nhiệm vụ: nhắc tuồng và kéo màn!
Có lẽ trong lịch sử cải lương chưa bao giờ có kẻ nhắc tuồng hoàn toàn mù chữ như Năm Cam và cũng chưa bao giờ có một thằng nhóc vào tù vì tội giết người lại có thể cùng ban Văn Nghệ với nghệ sĩ cải lương số một thời đó Thành Được!
Thành Được bị tù vì một tội hết sức dở hơi: để trốn lính, ông ta chấp nhận làm mật vụ “kiểng” cho Trần Kim Tuyến và được cấp một khẩu ruleau. Sau ngày đảo chính thay vì đi nộp khẩu súng, Thành Được dấu biến đi và nghĩ rằng chẳng ai biết tới…
Giai đoạn này Năm Cam chứng kiến hàng loạt bi hài kịch của các nhân vật chế độ Ngô Đình Diệm bị xộ khám.
Cảnh Ngô Đình Cẩn- cậu Uùt hay còn gọi là Mệ Trầu, nằm co quắp suốt ngày cho đến hôm bị xử bắn, làm Năm Cam rùng mình khi nghĩ đến kết quả của người dính líu đến chính trị.
Ngày chuyển các nhân vật chóp bu của Ngô triều đi Côn Đảo, họ dùng cá hộp, trứng và đủ loại qùa cáp để ném vào quân cảnh.
Dưới lệnh của trung tá Luyến, Huỳnh Tỳ đãn toàn bộ du đãng Sài Gòn tấn công vào khu yếu nhân này.
Xe đưa họ ra đến cổng, gia đình họ còm làm trở ngại cho chuyến đi bằng cách đổi thật nhiều tiền cắc, tiền đồng vãi ra đường cho trẻ con nhặt.
Huỳnh Tỳ vớ bẫm nhứt. Y lấy được hàng loạt hình ảnh vợ con của các nhân vật chóp bu gỏi vào cho chồng, tất nhiên mặc toàn độ tắm và quần áo hở hang. Đối vớimột tên du đãng, như thế là quá sức ngon lành! </div></div>Sơn Vương, Trương Văn Thoại được đưa về Chí Hòa để chuẩn bị phóng thích sau hằng nữa thế kỷ giam cầm nơi Côn Đảo.
Thoạt đầu, ông ta được đưa về đội Văn Nghệ để viết tuồng, soạn kịch. Hải mặt mụn, một tay anh chị có tài đánh đàn, tuyên bố:
- Nếu đưa Sơn Vương về đội văn nghệ tôi nghỉ!
- Dĩ nhiên, tay đờn quan trọng hơn. Yhế là Sơn Vương ngậm ngùi về quản lý khu nhi đồng.
Một buổi trưa Hải mặt mụn thơ thẩn trước khu I ca vọng lên khu tù chính trị những bài ca não ruột.
“Ê Hải mặt mụn, không đi ngủ đi, ca hoài vậy? ” Thạnh một thằng lỏi con nói xách mé từ sau song sắt.
Hải đỏ mắt. Dẫu sao y cũng lớn tuổi và cũng có tên tuổi.
- Thằng chó chết nào vừa nói vậy? Hải hỏi một cách giận dữ.
- Tao nè! Cả bọn nhao nhao. Những trận cười rộ vang lên.
Giận quá mất khôn, Hải kéo cửa vào phòng nhi đồng toan hỏi tội kẻ láo xược. Nào ngờ, như đã chuẩn bị trước, lập tức có hai tên lẻ ra ngoài gài cửa lại. Bọn nhi đồng, do Sáu nhỏ và Thạnh đầu lâu ào ào xông vào, trên tay là đủ loại vật cứng…
Hải mặt mụn tả xung hữu đột nhưng càng lúc càng đuối sức nên bị nện vào đầu và máu me tung toé. Sơn Vương nằm ở chiếc ghế gần đó chỉ cười khì. Hải mặt mụn so với ông ta, chỉ là thằng nhóc hữu dõng vô mưu.
Năm Cam và một số tù nhân thuộc đội văn nghệ nghe động chạy ra.
- Anh Hải bị hội đồng kìa tụi bay ơi! Ai đó la lên.
Năm Cam chụp cặp gươm bằng nhôm, ai cũng vơ lấy một thứ gì đó gọi là “đồ chơi” để ào lên khi I.
Hung hãn như một kỵ binh Mông Cổ, Năm Cam vụt lấy vụt để. Thấy thằng Thạnh ngã xuống đất, Năm Cam bồi luôn mấy gót chân vào hông. Thạnh ngất đi bởi những cú đạp hiểm của Năm Cam…
Cho đến lúc giám thị chạy lên thì trận hỗn chiến đã ngưng với kết quả hết sức tồi tệ
Thạnh bất tỉnh nhân sự được đưa đi cấp cứu và toàn bộ những kẻ tham gia đều đi cùm ngay lập tức.
Đến tối, Thạnh vẫn chưa tỉnh. Thế là, theo yêu cầu của ban giám thị trại, cảnh sát quận 3 được gọi đến để lập biên bản.
May sao, vài ngày sau, Thạnh hồi phục.
Năm Cam bị tống lên khu Điện Ảnh. Vừa bước lên, một tù lao dịch đã nháy mắt cười và dặn:
- Ở vài bữa nhớ kêu lên là gặp ma vú dài, sợ ma quỉ xin tha…
Đúng theo kịch bản, Năm Cam khóc lóc với trung tá Luyến.
Nó được tha ra khỏi kỷ luật nhưng, vượt ra ngoài qui luật, trại quyết định đưa nó xuống khu giam tù chính trị! Nhóm chính trị phòng OF4 vây quanh chú nhóc mặc đồ tây khác hẳn với qui luật thông thường. Họ hỏi tới tấp:
- Cưng ở cánh nào bị vậy? Cháu hoạt động ở vùng nào?
Câu trả lời của chú nhóc làm họ chưng hửng:
- Dạ, con ở trên lầu chuyển xuống!
- Ủa, kỳ vậy ta? Cưng tội gì? Ai đó hỏi.
- Con, tội đánh lộn đâm chết người… Năm Cam trả lời.
Họ đưa mắt nhìn nhau, đầy ngạc nhiên. Thằng nhóc chưa đến tuổi trưởng thành này hẳn không phải là người do bọn an ninh nhà tù cài vào để theo dõi hoạt động của họ rồi, nhưng vì sao nó lại bị đưa vào đây? Tù hình sự và tù chính trị có khi nào nhốt chung?
- Ở trên đó có mấy anh lớn ăn hiếp con hoài, con canh tụi nó ngủ con đánh lén! Năm Cam giải thích qua loa.
Câu trả lời tạm thời giải toả được thắc mắc cho những người lớn. Họ hối thúc thằng bé:
- Thôi, thu xếp đồ đạc, đi tắm rửa rồi tính!
Đến tối, Năm Cam ngạc nhiên khi thấy cả chục người ngồi ngay ngắn trước một bức tường bị bôi đen. Một người ăn mặc tươm tất có tác phong đạo mạo hỏi nó:
- Con có biết đọc biết viết không?
- Dạ…không! Nó rụt rè trả lời.
- Vậy thì ngồi xuống đây chú dạy cho… Khổ thân cho con, nếu nước nhà độc lập thì tuổi tụi con là tuổi ăn học, sao phải tù tôi như vầy…
Ông ngừng một lúc rồi bắt đầu quay qua giảng giải. Theo trí óc non nớt lúc bấy giờ của Năm Cam, nó chỉ biết: ông ta nói rất hay và nó cảm thấy xúc động thực sự.
Và, Năm Cam đã được những người Việt Cộng lúc đó trong cảnh tù đày dạy cho biết chữ. Nếu không có cơ hội ấy, có lẽ mãi đến sau này, Năm Cam cũng chẳng biết lấy một chữ bẻ đôi đừng nói chi đến làm được bốn phép cộng trừ nhân chia và đọc báo!
Người thầy dạy học ấy, Năm Cam chỉ còn nhớ mài mại là ông Sáu Hoa. Sau này, Năm Cam nhiều lần dò hỏi nhưng chẳng ai biết…
Được hơn sáu tháng sống trong sự đùm bọc của những người tù chính trị, Năm Cam đã chứng kiến khá nhiều việc nó cho là không thể hiểu nổi, dù hết sức khâm phục.
Mỗi buổi chiều, bọn an ninh vào tận mỗi phòng để bắt họ phải hô đả đảo Cộng Sản và đủ loại khẩu hiệu chống lại lý tưởng của chính họ. Mặc cho roi vọt và đòn thù quật lên những thân xác gầy guộc vì thiếu ăn, họ vẫn ngậm tăm! Vì sao họ gan dạ như vậy, Năm Cam không thể hiểu nổi nhưng nó hết sức nể phục, thương mến họ.
Mãi đến sau này, có lần Năm Cam đã tâm sự:
- Nếu lúc đó tôi khôn lớn hơn và có một cơ duyên may mắn hơn để đứng luôn vào hàng ngũ của họ, cuộc đời của tôi có một kết thúc sáng sủa hơn nhiều!