Love is hard to get into, but even harder to get out of.

Unknown

 
 
 
 
 
Tác giả: Hồng Kim
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Mai Phương
Số chương: 10
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1802 / 4
Cập nhật: 2016-06-08 09:12:07 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 2
ột mình Hạnh Chi lặng lẽ làm cơm hến, chiên bánh khoái và nấu chè cung đình.
Vừa làm, Hạnh Chi vừa cất tiếng hát dịu êm bài "Huế thương".
"Trờ lại Huế thương bài thơ khắc trong chiếc nón.
Em cầm trên tay ra đứng bờ sông.
Sông Hương nước chảy thuyền trôi lững lờ.
Em trao nón đợi và em hẹn hò.
Tôi nhớ khúc ca.
Tôi nhớ khúc ca mỗi lần đến Huế.
Nam Ai, Nam Bình mà sao thương thế.
Lắng trong vui buồn mộng mơ.
Em hát nghe thân thương ư, Huế ơi...".
Nấu nướng xong các thứ Hạnh Chi thẹn thùng. Cô không thể đem đến mời Lãm Khương.
Một lời cảm ơn Hạnh Chi vẫn chưa nói được với Lãm Khương, cô ái ngại mãi không thôi.
Định nấu vài món ăn Huế để đãi ân nhân nhưng không thể gặp để mời vì quá rụt rè, Hạnh Chi không biết tính sao?
Khải Danh đi làm về xuống bếp gặp Hạnh Chi và reo lên:
- Ồ! Bữa ni, chị cho ăn món gì mà thơm rứa?
Khải Danh vừa hỏi vừa hít hít mũi như trẻ con.
Hạnh Chi phớt lờ:
- Có món gì mô. Bình thường thôi.
Nhưng Khải Danh đã phát hiện các món ăn để bàn.
- Chị nấu cơm hến và chiên bánh khoái hỉ? Cho em ăn hỉ!
Hạnh Chi mỉm cười:
- Chị đãi khách đấy.
- Răng chị ưu tiên những người khách trọ rứa?
Hạnh Chi giải thích:
- Người ta là Việt kiều đến đây công tác; chị muốn giới thiệu vài món ăn Huế.
Mắt Khải Danh sáng lên vẻ thích thú:
- Em mời các anh ấy qua bên ni nhé!
Hạnh Chi lắc đầu:
- Qua bên ni kỳ lắm! Em bưng sang bên nớ mời các anh!
Khải Danh gật nhẹ.
- Vâng? Em sẽ bảo chị em ưu tiên đãi các anh khách trọ:
Hạnh Chi vỗ vai em trai:
- Thằng ni kỳ?
Để các thứ vào mâm cho Khải Danh bưng sang phòng của Lãm Khương biếu ân nhân thay cho lời cảm ơn, tuy nhiên Hạnh Chi lại không nói điều này với Khải Danh, chỉ khẽ khàng bảo.
- Bưng đi Khải Danh! Em làm du lịch thì biết giới thiệu và mời khách như thế nào rồi hỉ?
Bưng mâm lên, Khải Danh đùa đùa giọng:
- Chị định giới thiệu sản phẩm, ra thị trường răng mà bắt em tiếp thị kỹ rứa?
Hạnh Chi lắc đầu nguầy nguậy:
- Chị mô dám!
Khải Danh lại khuyến khích:
- Chị mở nhà hàng, quán ăn bán cơm hến đi. Em vừa tiếp thị vừa làm phục vụ cho!
- Cái thầng ni! Thôi, lo làm nhiệm vụ đi!
Bưng các món sang phòng của Lãm Khương, Khải Danh cất tiếng gọi to:
- Hai anh ơi! Xin mời ẩm thực văn hóa!
Thấy Khải Vãn khệ nệ bưng mâm thức ăn đi vào, Lãm Khương ngạc nhiên kêu lên:
- Ồ! Tiệc gì đây?
- Tiệc cưới!
Khang Vỹ thốt lên với giọng bông đùa.
Lãm Khương nhăn mặt:
- Thằng quỷ! Đám cưới mày hả?
Khang Vỹ nhe răng cười hì hì:
- Không mày thì tao. Đứa nào mà chẳng làm chú rể.
Đặt mâm thức ăn lên bàn, Khải Danh xen hai bàn tay vào nhau:
- Chị em chiêu đãi hai anh món Huế:
Khang Vỹ thích thú reo lên:
- Ồ tuyệt quá! Chủ nhà đãi khách trọ?
Khải Danh nở nụ cười hóm hỉnh:
- Mời hai anh ẩm thực các mớn ăn. Thường thức xong rồi cho ý kiến xem gia đình em có mở quán ăn được không nhé!
Lãm Khương vui vẻ đáp:
- Được thôi! Tôi và Khang Vỹ sẽ là khách đầu tiên đó.
Khang Vỹ tiếp lời Lãm Khương:
- Và mỗi ngày nữa!
Ba người cùng ngồi vào bàn ăn. Khang Vỹ nhìn vào mâm thức ăn:
- Để xem chủ nhà chiêu đãi món gì đây.
Khải Danh cầm đũa đưa Lãm Khương và Khang Vỹ:
- Xin mời hai anh?
Cầm đũa chén lên, Lãm Khương tươi cười đề nghị:
- Cậu Khải Danh hãy thuyết minh từng món ăn đi!
Chỉ các món ăn trên mâm, Khải Danh lém lỉnh thuyết minh:
- Đây là cơm hến nấu với con hến. Món ni là bánh khoái, ai cũng khoái ăn.
Còn chè cung đình, ăn xong thì vào cung đình ở luôn.
Lãm Khương kêu lên:
- Cậu mà thuyết minh như thế thì khách du lịch có biết gì?
Khải Danh cười xòa, còn Khương Vỹ thì bông đùa:
- Biết ăn là đủ!
Khải Danh xới cơm hến ra chén một cách thành thạo và mời hai người khách.
Lần đầu tiên được ăn cơm hến, Lãm Khương cứ xuýt xoa khen ngon vì lạ miệng.
Đến món bánh khoái và chè cung đình cũng thế, Lãm Khương ăn rất ngon.
Món ăn của xứ Huế rất hấp dẫn Lãm Khương. Nhìn thì đơn giản, nhưng Lãm Khương nghĩ cách chế biến không đơn giản chút nào.
Lãm Khương không hiểu sao cô chủ nhà Hạnh Chi lại ân cần chiêu đãi anh và Khang Vỹ các món Huế này?
Đưa mắt nhìn hai người khách thuê nhà đang thưởng thức món Huế, Khải Danh hỏi khẽ:
- Hai anh thấy thế nào, cho em ý kiến nhé!
Khang Vỹ gật gù lên tiếng trước:
- Rất ngon!
- Thế mà hôm nọ mày chê món ăn dân dã Bị Lãm Khương bắt bẻ, Khang Vỹ cười khì:
- Ngon vì lạ miệng!
Lãm Khương cười hỏi:
- Bánh khoái ăn có khoái không?
- Tất nhiên là khoái.
Lãm Khương pha trò:
- Còn tao ăn chè cung đình muốn vào cung đình ở luôn.
Khang Vỹ tán đồng:
- Mày vào cung đình để nghiên cứu nhạc là phải.
Khải Danh dí dỏm bảo:
- Anh Lãm Khương vào cung làm hoàng đế đi Lãm Khương hỏi khẽ:
- Hoàng đế không ngai hả?
Khải Danh cười thản nhiên:
- Hoàng đế có ngai đàng hoàng nghe anh?
Khang Vỹ cười châm chọc:
- Hoàng đế hóa trang để chụp ảnh đó mà.
Lãm Khương gật đầu:
- Vậy ai làm hoàng đế cũng được cả.
Khang Vỹ xúi bảo:
- Mày nên chụp nhiều ảnh làm hoàng đế nghe nhạc lễ hội để làm tư liệu cho bài nghiên cứu Nhã nhạc cung đình.
Lãm Khương cười nhẹ:
- Hoàng đế thật kìa ông ơi! Tôi giả mạo chụp ảnh chắc là bị đình chỉ công tác.
Khải Danh ôn tồn giải thích:
- Các anh chụp ảnh làm hoàng đế để kỷ niệm và sau này cho con cháu biết.
Khang Vỹ đồng tình:
- Phải đó Lãm Khương! Ráng làm hoàng đế cho bọn trẻ ngắm. Đến đời chúng đâu có biết hoàng đế.
- Còn mày làm hoàng đế nên kiếm thêm hoàng hậu đứng bên cạnh nữa.
Khang Vỹ cợt đùa:
- Trẫm đồng ý ngay! Khi trẫm làm vua thì khanh phải tuân lệnh đó.
Khải Danh hồn nhiên nhận định:
- Thời vua chúa lạ ghê các anh nhỉ? Giàu sang uy quyền tột đỉnh.
Lãm Khương cười bảo:
- Gia đình em cũng thuộc dòng họ hoàng tộc danh giá, uy quyền.
Khải Danh nhún vai:
- Thời của tổ tiên ông bà em. Chứ gia đình em thì chầng có gì.
Khang Vỹ thản nhiên:
- Thuộc dòng họ hoàng tộc cũng đáng hãnh diện chứ.
Khải Danh buông giọng khôi hài:
- Hãnh điện nhưng gia đình em có tiếng mà không có miếng.
Lãm Khương bắt chước giọng Huế của Khải Danh:
- Rứa là thiệt thòi quá hỉ?
Khang Vỹ nháy mắt châm chọc Lãm Khương:
- Mới ăn có ba món Huế mà mày đã lai Huế rồi sao?
Mắt Lãm Khương sáng lấp lánh:
- Tao có gốc Huế chứ đâu phải lai.
- Ở Pháp mãi coi chừng mất gốc Huế đấy?
- Mất sao được? Tao rất yêu Huế, nhất là yêu - Món ăn Huế!
- Chảng những món ăn mà giọng nói nữa.
Lãm Khương trả lời rồi ngâm nga:
"Ai sinh giọng nói dễ thương.
Rót ra có mật cỏ hương trong lời.
Ngọt ngào chi lắm Huế ơi.
Để cho ta khát một đời bóng môi".
Khang Vỹ cười phá lên rồi tiên tri:
- Tao chắc mày sẽ chết vì Huế.
Khải Danh ré lên:
- Chết vì Huế của em hỉ? Em không chịu mô Khang Vỹ đính chính:
- Chết vì giọng nói, vì người chứ không phải vì Huế, em ơi?
Khải Danh nhỏ nhẹ:
- Điều đó thì em không biết mô.
Lãm Khương la Khang Vỹ:
- Cái thằng? Mày tiên đoán tầm bậy không hà.
Khanh Vỹ ra bộ dễ dãi:
- Ừ, không chịu thì thôi, mà có chết thì báo nhé!
Lãm Khương cười khà:
- Lo chết thì làm sao mà báo.
Nghe hai người đùa nhau vui vẻ, Khải Danh chen vào hỏi:
- Hai anh ơi! Cơm hến, bánh khoái, chè cung đình ngon thật chứ?
- Ngon tuyệt!
Khang Vỹ trả lời rồi khuyến khích:
- Cậu mở nhà hàng đi, hai anh quảng cáo và ủng hộ cho.
Lãm Khương buông lời nhận định:
- Ngày nào cũng đòi quảng cáo và ủng hộ chắc cậu Khải Danh dẹp nhà hàng.
Quảng cáo không công, đôi bên cùng có lợi Khải Danh lên tiếng:
- Em đùa thôi chứ làm gì có vốn mà mở quán.
Khang Vỹ vờ ỉu xìu mặt:
- Thế à? Vậy mà tưởng mở quán ăn thật, tụi này có chỗ ghé!
Lãm Khưởng lại xúi:
- Bảo chị cậu mở quán đại đi!.
Khải Danh bộc bạch:
- Chị em chỉ nấu cho gia đình thưởng thức thôi. Nghe hai anh khen, chị em sẽ rất vui Khàng Vỹ bật thất lên:
- Mong rằng sẽ được thưởng thức tài nấu ăn của chị cậu nữa.
Lãm Khương nhìn bạn phê phán:
- Ôi! Sao mày tham quá vậy? Thưởng thức một lần thôi chứ!
- Một lần chưa đủ.
- Chưa đủ thì ra hàng quán ngoài chợ.
- Tại muốn thưởng thức tài của cô chủ nhà đó chứ. Mình còn ở đây lâu dài mà.
- Mày đúng là được voi đòi tiên. Lãm Khương chỉ trích Khang Vỹ rồi quay qua Khải Danh, ôn tồn bảo:
- Em đừng chú ý đến lời của anh Khang Vỹ Hãy chuyển lời đến chị em là anh rất cảm ơn các món ăn Huế của chị em hôm nay nhé?
- Ngon lắm! Đúng là bọn anh rất muốn ăn hoài.
Khang Vỹ cười bắt bẻ lại Lãm Khương:
- Mày có hơn gì tao đâu. Làm bộ hoài!
Khải Danh thu dọn mâm bưng ra ngoài mà vẫn nghe tiếng cười vui của hai người khách trọ.
Hạnh Chi và Lam Mỹ làm việc trong dàn lễ nhạc của cung đình Huế.
Trưởng nhóm là Hải Cầm đàn kìm. Còn Hạnh Chi và Lam Mỹ đàn tranh và các bạn khác cùng phụ trách dàn nhạc.
Buổi chiều, Hải Cầm đến nhà Hạnh Chi. Gặp Hạnh Thơ, anh hỏi ngay:
- Chị Hạnh Chi có nhà không em?
- Vừa mới đi phố về, Hạnh Thơ rất diện, cô mặc bộ váy áo màu xanh điểm hoa vàng xinh xắn. Bộ váy mềm mại ôm sát thân hình thon thả.
Hạnh Thơ chanh chua hỏi Hải Cầm:
- Anh kiếm chị Hạnh Chi chi rứa?
Hải Cầm cười vui vẻ:
- Anh báo cho Hạnh Chi biết ngày mai dàn nhạc lễ cung đình trình diễn.
Hạnh Thơ buông gọn.
- Chị Hạnh Chi đi vắng rồi.
Hải Cầm đưa tay gãi đầu:
- Rứa à? Tiếc hỉ?
Liếc Hải Cầm ánh mắt sắc như dao cạo, Hạnh Thơ bắt bẻ:
- Anh đến đây chỉ biết có chị Hạnh Chi và công việc thôi hỉ?
Hải Cầm cười phân bua:
- Thì anh với Hạnh Chi chung trong dàn nhạc lễ, anh đến đây là vì công việc.
- Xí!
Sợ Hạnh Thơ bắt bẻ nữa, Hải Cầm nhanh miệng nói thêm:
- Ngoài ra anh đến đây còn để thăm bác gái nữa.
Hạnh Tơ hếch mũi lên:
- Thăm người lớn thì phải đặt lên hàng đầu Hải Cầm nhăn mặt:
- Răng mà em cứ bắt lỗi anh hoài vậy?
Đưa mắt ngắm nghía Hải Cầm, Hạnh Thơ dài giọng lý sự:
- Em biết tỏng bụng anh nghĩ gì, muốn gì Mắt Hải Cầm vụt sáng lên:
- Biết tỏng bụng anh muốn gì thì em giúp anh hỉ?
Hạnh Thơ cong cớn đôi môi hồng.
- Còn lâu em mới giúp anh.
- Răng mà em không giúp anh?
Hạnh Thơ bực dọc không đáp. Cô thừa biết Hải Cầm có cảm tình vởi Hạnh Chi và cô rất ghét. Hạnh Thơ không thể chịu nổi khi mọi người thích và ca ngợi Hạnh Chi.
Mẹ cũng luôn lấy Hạnh Chi ra làm tấm gương răn dạy Hạnh Thơ, bắt Hạnh Thơ phải sống như Hạnh Chi. Nào là Hạnh Chi nhu mì nề nếp, hiền thục đoan trang. Nề nếp như nữ tu khổ hạnh mà bảo Hạnh Thơ sống theo.
Lúc nào Hạnh Chi cũng la rầy nhắc nhở Hạnh Thơ:
- Em phải biết giữ gìn nề nếp của con gái Huế, nhất là nề nếp Tôn Nữ của mình.
Dòng họ Tôn Nữ thế gia vọng tộc thật đáng kiêu hãnh. Hạnh Thơ đâu có làm gì sai trái hay làm mất nề nếp Tôn Nữ. Thế mà mỗi lần mặc bộ váy mới, ánh mắt Hạnh Chi ghim vào người Hạnh Thơ như mũi kim ghim.
Thấy ghét! Hạnh Thơ ăn mặc mô đen một chút có gì mà phê phán.
Có lần bị Hạnh Chi chê trách vì bộ quần áo mới mua, Hạnh Thơ tức khí cự nự:
- Chị sợ em ăn mặc đẹp hơn chị, nổi tiếng hơn chứ gì?
Hạnh Chi cứng họng không nói nữa.
Hạnh Thơ ganh tỵ với Hạnh Chi khi biết Hải Cầm cảm mến chị. Hạnh Chi khó tánh, khô khan như ngói mà Hải Cầm yêu mến ư?
Hậm hực không muốn thua Hạnh Chi, Hạnh Thơ bắt chẹt Hải Cầm đủ điều.
Cô luôn tìm cách công kích anh làm cho anh chán nản bỏ cuộc.
Thế nhưng Hải Cầm không bỏ cuộc, mà càng ngày anh càng tỏ ra thân thiết với Hạnh Chi hơn.
Bất chợt, Hạnh Thơ đề nghị Hải Cầm:
- Anh cho em vào ban nhạc lễ của cung đình nghe!
Hơi ngạc nhiên nhìn Hạnh Thơ, Hải Cầm không tin Hạnh Thơ vào ban nhạc để đàn.
Nhưng anh cũng nhạy bén trả lời:
- Em hãy xin ban lãnh đạo dàn nhạc, anh nghĩ chắc là được.
Hạnh Thơ mè nheo:
- Anh xin giùm cho em hỉ?
Hải Cầm lắc đầu từ chối:
- Không được mô!
- Răng mà không được?
Hạnh Thơ giận đỗi hỏi Hải Cầm, rồi cô phụng phịu trách móc:
- Em nhờ vả anh không giúp, chứ chị Hạnh Chi đòi chi anh cũng lo.
Hải Cầm cười cầu hòa:
- Anh giúp Hạnh Chi là việc chung, răng mà em lại so bì?
Hạnh Thơ lại bắt chẹt Hải Cầm:
- Rứa là anh thừa nhận luôn lo lắng giúp đỡ chị Hạnh Chi?
Hải Cầm trả lời gần như thừa nhận:
- Anh với Hạnh Chi làm chung công việc mà em.
Liếc Hải Cầm bằng đuôi mắt, Hạnh Thơ vặn vẹo:
- Còn em không làm chung nên anh không thèm giúp.
Hải Cầm phân bua:
- Anh mô có ý đó.
Hạnh Thơ năn nỉ:
- Rứa thì anh giúp em hỉ?
- Anh nghĩ là em không vào ban nhạc được mô?
- Tại răng?
- Em có biết đàn tranh như Hạnh Chi không?
Biết tỏng là Hạnh Thơ không biết nhưng Hải Cầm vẫn hỏi.
Hạnh Thơ rất điệu đàng kiểu cách. Cô luôn chê bai các nhạc cụ dân tộc. Đàn tranh, đàn bầu, đàn kìm gì Hạnh Thơ cũng chê nốt.
Ông nội và cha là nhạc sĩ tài hoa đàn nhạc cụ dân tộc nổi danh mà Hạnh Thơ chẳng có chút "gien" nào.
Bị Hải Cầm tỏ ý xem thường và châm chọc, Hạnh Thơ nghênh cằm lên:
- Đàn tranh quê lắm, em chơi nhạc Rock hà!
Hải Cầm cười nói thẳng:
- Chơi nhạc Rock, bởi vậy em mô có vào được dàn nhạc lễ của cung đình.
- Anh hãy xin cho em!
- Không được mô, xin mất công?
- Em sẽ xin cho anh thấy.
- Có Hạnh Chi trong dàn nhạc rồi.
- Em xin vào để hát xem có hơn chị Hạnh Chi không.
Hải Cầm khẽ đùa giọng:
- Chắc em thua quá.
Hạnh Thơ ấm ức:
- Anh lúc nào cũng thiên vị chị Hạnh Chi.
Hải Cầm cười phê phán:
- Còn em lúc nào cũng so bì với Hạnh Chi.
Hạnh Thơ phồng mặt lên:
- Xí? Ai thèm so bì. Tại chị Hạnh Chi cứ muốn hơn em.
Hải Cầm nheo mắt với Hạnh Thơ:
- Nhỏ ni lạ rứa? Chị em mà lại so bì hơn thua.
Hạnh Thơ vẫn cứ hỏi:
- Rứa anh có thấy chị Hạnh Chi hơn em không?
Hải Cầm khéo léo đáp:
- Hai chị em "mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười".
- Rõ ràng anh thiên vị chị Hạnh Chi.
- Mô có thiên vị, anh khen đều mà.
Hạnh Thơ hất đầu khầng định:
- Em hơn hẳn chị Hạnh Chi.
Mỉm cười trước sự trẻ con của Hạnh Thơ, Hải Cầm khẽ giọng:
- Em muốn hơn cứ hơn, không ai chấp.
Hạnh Thơ "hứ" Hải Cầm một cái dài ngoằng:
- Rứa mà cũng nói? Em hơn thật đấy!
- Anh bảo rồi, em cứ hơn.
Hải Cầm trông cho Hạnh Chi đi đâu mau về Lần nào đến đây cũng gặp cô bé Hạnh Thơ lý sự khiến anh ngao ngán.
Không thấy vẻ khó chịu, nôn nóng của Hải Cầm, Hạnh Thơ cất tiếng hỏi như truy vấn anh:
- Răng mà anh thích chị Hạnh Chi?
Hải Cầm nhăn mặt:
- Chuyện tình cảm không lý giải được đâu em.
Giận dỗi, Hạnh Thơ lộ vẻ bất cần:
- Anh không giải thích thì thôi, em chẳng cần.
Rồi cô bé lại phê phán Hạnh Chi:
- Chị Hạnh Chi vờ nề nếp, đạo đức hiền thục, sống gò bó khuôn khổ.
Hải Cầm khẳng định:
- Hạnh Chi sống mẫu mực như rứa là tốt chứ em.
Bùng thùng mặt, Hạnh Thơ hờn dỗi:
- Em biết là anh bênh chị ấy mà?
Cùng là hai chị em ruột thịt mà tính tình Hạnh Thơ khác xa Hạnh Chi. Hải Cầm không hiểu sao Hạnh Thơ cứ hay so đo ganh tỵ với Hạnh Chi. Hạnh Thơ sống ích kỷ cá nhân chỉ nghĩ đến bản thân, trong khi Hạnh Chi sống vì gia đình luôn lo cho mẹ và các em.
Nhìn xoáy vào Hạnh Thơ, Hải Cầm nghiêm giọng bảo:
- Lẽ ra... sống mẫu mực và biết lo cho gia đình như Hạnh Chi...
Hạnh Thơ mím môi cáu kỉnh bảo:
- Sống gò bó, khuôn mẫu mới đúng nề nếp của cô gái Huế. Răng anh không nóí như chị Hạnh Chi luôn?
Hải Cầm bông đùa cho không khí dịu lại:
- Hạnh Chi đã nói rồi thì anh không nói nữa.
Hạnh Thơ buông gọn:
- Anh có nói cũng bằng thừa.
Hải Cầm đứng lên:
- Anh đi về đây. Chừng nào Hạnh Chi về nhờ em nhắn lại.
Hạnh Thơ đáp tỉnh bơ:
- Em sẽ nhắn là anh Hải Cầm bảo chị Hạnh Chi đàn dở ẹc.
Dứ tay trước mặt Hạnh Thơ rồi Hải Cầm bước thẳng ra ngoài.
Lãm Khương cùng Khang Vỹ tham dự nhạc lễ của cung đình Huế được Nhà Văn hóa tổ chức.
Dán mắt lên sân khấu, Lãm Khương vừa ghi nhận chương trình, quan sát, theo dõi, chụp ảnh.
Lãm Khương thích thú như đang sống lại nhạc lễ của cung đình ngày xưa.
Khang Vỹ hỏi khẽ:
- Nhạc lễ có gì hấp dẫn không mày?
- Mày xem thì sẽ biết.
Khang Vỹ láu táu ngồi không yên. Lãm Khương mặc kệ thằng bạn xoay lung tung.
Anh chú tâm vào việc của mình.
Lãm Khương đâ thu thập tài liệu nghiên cứu viết bài, rồi đi thực tế xem các nghệ nhân biểu diễn. Anh rất bận rộn những công việc có nhiều lý thú.
Có nghệ nhân đang đàn, có nghệ nhân đang biểu diễn từng động tác của lễ nghi triều đình.
Đang say sưa theo dõi, bất chợt Lãm Khương giật mình khi nghe lời giới thiệu của ban tổ chức:
- Sau dây là phần biểu diễn đàn tranh của Tôn Nữ Hạnh Chi. Tôn Nữ Hạnh Chi là cháu nội của quan nhạc nổi tiếng trong triều đình Huế Tôn Thất Khải Vinh và là con của nhạc sĩ tài hoa Tôn Thất Khải Thanh. Hạnh Chi nối nghiệp cha ông.
Những tràng vỗ tay vang lên tán thưởng.
Lãm Khương quá bất ngờ khi gặp Hạnh Chi trong không khí lễ nhạc cung chi.
Hạnh Chi là Tôn Nữ chơi đàn dân tộc thế mà Lãm Khương không biết. Biết Lãm Khương đang nghiên cứu Nhã nhạc cung đình Huế mà hai chị em nín thinh. Lạ thật?
Còn gì thú vị hơn khi Lãm Khương ở trọ ngay trong nhà của con cháu quan nhạc cung đình. Chị em Tôn Nữ Hạnh Chi cũng là tư liệu quý để anh nghiên cứu về các quan nhạc cung đình.
Lãm Khương lâng lâng một niềm vui khó tả. Anh ngẩn ngơ lắng nghe tiếng đàn tranh của Tôn Nữ Hạnh Chi. Tiếng đàn ngọt ngào du dương. Tiếng đàn bay bổng ru hồn Lãm Khương. Bài Nam Ai, Nam Bình truyền cấm lắng sâu.
Phần biểu điễn tiếp theo là tiếng đàn của Lam Mỹ.
Nhìn thấy Lam Mỹ, Lãm Khương nhớ ngay cô gái Huế chanh chua đã mắng Lãm Khương té tát hôm đụng xe ở cầu Trường Tiền, mặc dù Lam Mỹ không phải là người bị đụng. Không biết có phải vì ấn tượng vởi Lam Mỹ, không biết có phải vì thiên vị Hạnh Chi mà Lãm Khương cảm giác tiếng đàn của Hạnh Chi mượt mà, dịu êm hay hơn tiếng đàn Lam Mỹ nhiều. Sau nhạc lễ của cung đình là phần văn nghệ với chương trình ca Huế, hát về Huế.
Hạnh Chi và Lam Mỹ hò mái nhì, mái đẩy các bài quen thuộc gắn liền với đất Huế ngàn năm.
"Đò từ Đông Ba đò qua Đập Đá.
Đò từ Vỹ Dạ thẳng ngã Ba Sình.
Lờ đờ bóng ngã trăng chênh.
Tiếng hò xa vọng nhắn tình nước non...".
Câu hò mà Lãm Khương đã quen và anh rất hào hứng muốn lên hát cùng các nghệ sĩ.
Nhưng Lãm Khương tự nhủ nhiệm vụ của anh là phải biết quan sát và lắng nghe.
Những bài hát về Huế vang lên trong trẻo như dòng Hương Giang, êm ái như làn gió thổi qua đồi thông xanh bát ngát.
Tiếng hảt sâu lắng mênh mông của Hạnh Chi cất lên bài "Ngự Bình Xuân".
thơ mộng.
Lãm Khương ngây ngất như chìm vào vùng lãng đãng khói sương:
"Nửa tà áo tím thướt tha.
Tơ lòng giăng mắc buộc ta với mình.
Anh như một kẻ đa tình.
Bỗng dưng lên núi Ngự Bình đề thơ.
Trăng mơ hồ, gió mơ hồ.
Thẳm xa một cõi hư vô ngọt ngào.
Trời thì thấp, đất thì cao.
Thông xanh, rẽ một nẻo vào suới mơ...".
Ôi! Có lẽ Lãm Khương đã rẽ vào một nẻo suối mơ lồi!
Tiếp theo Lam Mỹ hát...
"Ai ra xứ Huế thì ra. Ai về Núi Ngự thì về".
Nhưng Lãm Khương không còn tâm trí để nghe. Anh dã bị cuốn hồn bởi lời ca man mác của Tôn Nữ Hạnh Chi rồi - cô gái Huế với mái tóc thề đen nhánh bềnh bồng, chảy dài như dòng suới uốn lượn trên bờ lưng thon thả, chiếc áo dài tím mộng mơ.
Khang Vỹ khều tay Lãm Khương:
- Cô gái hát với cô chủ nhà tên gì vậy?
- Lam Mỹ!
- Trông điệu đàng quá nhỉ?
- Hợp với mày đấy!
Mặt Khang Vỹ sáng rỡ hẳn lên:
- Mày thấy thế à? Bảo Hạnh Chi giới thiệu Lam Mỹ cho tao nhé!
Lãm Khương phàn nàn:
- Thằng quỷ? Im nghe hát kìa!
Nhưng Khang Vỹ đâu có chịu im, anh chàng nhìn Lam Mỹ, cười tít mắt rồi bình luận:
- Trông Lam Mỹ mới đỏng đảnh làm sao?
Cô nàng vừa hát vừa nhấp nháy đôi con mắt liếc Lãm Khương ngắt lời Khang Vỹ:
- Liếc mày đấy.
Khang Vỹ cười khì khì:
- Mày đừng ấm ức, ganh tỵ nghe.
Lãm Khương nhún vai:
- Thằng quỷ? Ai mà thèm?
Khang Vỹ buông gọn:
- Tao biết mày đang mơ cô chủ nhà.
Lãm Khương nhăn mặt:
- Đừng có đoán mò nghen mày!
Khang Vỹ ưỡn ngực.
- Để xem tao đoán mò có đúng không?
- Đúng với mày đấy!
Lãm Khương trả lời Khương Vỹ rồi hướng mắt nhìn lên trên. Chương trình đang tiếp tục với tiết mục múa.
Và cuối cùng buổi biểu diễn văn nghệ kết thúc.
Lãm Khương cố ý đợi Tôn Nữ Hạnh Chi để cùng về. Còn Khang Vỹ thì chạy đi tìm Lam Mỹ để làm quen.
Lãm Khương đợi Hạnh Chi ở trước cổng trung tâm văn hóa. Hạnh Chi vừa bước ra, anh vội cất tiếng:
- Chúng ta cùng về nhé Hạnh Chi.
Hạnh Chi ngạc nhiên ngẩng nhìn Lãm Khương.
- Ồ, anh Lãm Khương? Anh chưa về hỉ?
- Tôi muốn cùng về với Hạnh Chi.
Hai người đi song song bên nhau. Chưa vội về nhà, những nhịp chân thong thả bước chầm chậm trên cầu Trường Tiền.
Hạnh Chi không phản đối, nhẹ nhàng đi bên cạnh Lãm Khương. Tà áo dài quấn quít bước chân. Mái tóc thề bay bay. Cầu Trường Tiền gió lộng...
Giọng Lãm Khương vang lên thân thiết:
- Tôi thật bất ngờ khi thấy Hạnh Chi là một thành viên trong dàn nhạc lễ của cung đình Huế. Hạnh Chi thật giỏi.
Nụ cười e ấp nở trên môi Hạnh Chi.
- Em có giỏi chi mô, chỉ theo nghề của ông nội và cha.
Lãm Khương vẫn thích thú khen ngợi:
- Hạnh Chi chơi đàn thật tuyệt, ngón đàn ngọt vô cùng.
- Anh quá khen Hạnh Chi.
- Thật đó! Hạnh Chi hát cũng hay nữa.
Lãm Khương tươi cười khắng định rồi bảo:
- Tôi đang nghiên cứu Nhã nhạc cung đình mà Hạnh Chi lại là thành viên của dàn nhạc cung đình thì hay quá. Hạnh Chi sẽ giúp đở tôi Hạnh Chi khiêm tốn:
- Rứa em giúp được cho anh điều chi?
- Nhiều lắm! Rồi từ từ tôi sẽ nhờ Hạnh Chi.
Hạnh Chi cười dịu dàng:
- Em hồi hộp quá, chẳng biết có giúp gì được cho anh.
Chắc chắn giúp nhiều. Hạnh Chi là con cháu quan nhạc trong cung đình mà tôi thì đang nghiên cứu nhạc cung đình, - Nghe Khải Danh bảo anh nghiên cứu Nhã nhạc cung đình Huế, em rất thích.
Lãm Khương vờ trách:
- Thế mà Hạnh Chi chảng giới thiệu cho tôi biết.
- Em không dám mô.
- Tại sao?
- Em xấu hổ với anh lắm.
Lãm Khương ngạc nhiên:
- Có gì đâu nhỉ?
Hạnh Chi líu lo cất giọng:
- Một lời cảm ơn anh hôm nớ mà em chưa dám nói.
Mắt Lãm Khương nhìn Hạnh Chi lấp lánh nét cười - Ồ! Hạnh Chi đừng ngại chuyện đó.
Rồi anh đưa tay ra chỉ và hóm hỉnh bảo:
- Ở ngay đầu cầu này phải không Hạnh Chi?
Hạnh Chi gật đầu:
- Vâng, chỗ ni. May mà có anh. Bọn họ giở thói côn đồ vởi em và Lam Mỹ.
- Cô bạn Lam Mỹ của Hạnh Chi dữ quá cứ mắng tôi tới tấp vì tông xe vào Hạnh Chi.
Thật ra tại em. Sợ bọn họ mà em với Lam Mỹ cắm cổ chạy.
- Thế mà Lam Mỹ lại đổ lỗi cho tôi.
Hạnh Chỉ thanh minh cho bạn:
- Tính Lam Mỹ hơi nóng, nhưng nhỏ nớ không để bụng đâu anh.
Lãm Khương hóm hỉnh hỏi:
- Còn Hạnh Chi có để bụng không?
Hạnh Chi ngây thơ hỏi lại:
- Em để bụng chuyện chi?
Không trả lời mà Lãm Khương mỉm cười giở giọng trách khéo:
- Không để bụng nên Hạnh Chi quên tuốt, không nhận ra tôi.
Đôi má Hạnh Chi đỏ ửng như pha một lớp phấn hồng mịn màng, giọng véo von phân trần:
- Em nhận ra anh ngay khi Khải Danh đưa anh về ở trọ.
- Thế sao Hạnh Chi lặng thinh?
Hạnh Chi bẽn lẽn:
- Em không dám nhận vì có bạn anh nữa. Em muốn xin lỗi và cảm ơn anh nhưng không biết nói sao, phải chờ dịp.
- Dịp gì?
Lãm Khương hỏi rồi tự reo lên trả lời:
- A! Anh biết rồi, bữa ăn các món Huế phải không?
- Vâng, các món Huế thay cho lời cảm ơn.
Lãm Khương tấm tắc:
- Cơm hến, bánh khoái ngon tuyệt.
Hạnh Chi thắc mắc:
Còn chè cung đình thì răng?
- Rất ngon. Nhưng anh sợ ăn xong chè cung đình phải vào cung đình ở.
- Răng rứa anh?
Lãm Khương trả lời giọng Huế:
- Tại Khải Danh nói rứa?
Hạnh Chi cười hồn nhiên:
- Thằng nớ nói kỳ!
Lãm Khương buột miệng:
- Mong rầng có dịp sẽ được thưởng thức món Huế của Hạnh Chi nữa.
- Em không hứa mô.
- Mẹ tôi bảo món bún bò Huế ngon lắm.
Hạnh Chi vờ lắc đầu:
- Em không biết nấu!
Lãm Khương lém lỉnh:
- Chè cung đình cho vua chúa ăn Hạnh Chi còn nấu được kia mà.
- Anh khéo nói hỉ.
Lãm Khương bật cười. Thích nghe mãi giợng Huế líu lo, ngọt lịm của Hạnh Chi.
Cao hứng, Lãm Khương chợt ngâm nga:
"Ai sinh giọng nói dễ thương.
Rót ra có mật có hương trong lời.
Ngọt ngào chi lắm Huế ơi.
Để cho ta khát một đời bỏng môi".
Đang nhìn dòng nước Hương Giang lặng lờ trôi chảy, nghe Lãm Khương hát, Hạnh Chi bỗng giật mình ngó sững anh.
- Anh Lãm Khương hát bài Huế dễ thương chi lạ.
Lãm Khương cười rạng rỡ:
- Tôi bắt chước Hạnh Chi.
- Không dám mô.
- Tôi muốn nghe Hạnh Chi hát nữa đây.
Hạnh Chi thẹn thùng.
- Ở đây à? Dị chết!
Lãm Khương nhẹ nhàng động viên:
- Trên sân khấu có biết bao người xem mà Hạnh. Chi còn hát. Ở đây chi có mình tôi thưởng thức mà Hạnh Chi ngại gì?
- Em sợ anh cười.
Lãm Khương cất giọng Huế:
- Không dám cười mô!
Không biết có phải vì ngại Lãm Khương cười mà Hạnh Chi không hát và cô lảng sang chuyện khác.
- Anh ở trọ nhà em thấy thế nào?
Lãm Khương đáp nhanh:
- Rất tuyệt? Ngôi nhà cổ kính rêu phong rất thích hợp cho công việc nghiên cứu Nhã nhạc của tôi.
Hạnh Chi vẫn hỏi:
- Anh nói thật hỉ? Anh không có gặp trở ngại gì chứ?
Lãm Khương pha trò:
- Tôi còn muốn nghiên cứu ngôi nhà cổ của dòng họ hoàng tộc nữa đó. Hạnh Chi đồng ý không?
Hạnh Chi lắc đầu:
- Ngôi nhà của tổ tiên em để lại chẳng có ý nghĩa gì để anh nghiên cứu.
- Nó ý nghĩa chứ, nó là di sản.
- Chỉ là tài sản của gia đình em thôi.
Hạnh Chi trả lời rồi liến thoắng bảo:
- Có thể em sẽ khoe với mọi người ngôi nhà cổ có ông tiến sĩ đến nghiên cứu Nhã nhạc cung đình Huế ở trọ.
Lãm Khương bật cười sảng khoái.
- Hạnh Chi nói thêm:
- Nhã nhạc cung đình Huế mà có người nghiên cứu cũng là niềm kiêu hãnh của gia đình em. Phải chi ông nội và cha em còn sống hỉ!
Lãm Khương cất giọng nhẹ nhàng:
- Người đã khuất rồi. Chúng ta sẽ làm điều gì có ý nghĩa để tưởng niệm họ.
Hạnh Chi bày tỏ:
- Anh là Việt kiều mà về đây nghiên cứu Nhã nhạc cung đình Huế. Thật lạ, em không thể tưởng tượng được điều đó.
- Tại anh thích âm nhạc, nhất là nhạc dân tộc.
- Mong là công trình nghiên cứu Nhã nhạc của anh sẽ thành công tốt đẹp.
Lãm Khương khẽ cười:
- Anh chỉ mới bắt đầu thôi.
- Khi mô anh kết thúc?
- Chắc phải cần nhiều thời gian.
- Chúc anh kết thúc thắng lợi.
- Anh chỉ mong là công trình nghiên cứu góp phần cho Unesco công nhận Nhã nhạc cung đình Huế là di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc.
Hạnh Chi trịnh trọng bảo:
- Được như rứa thì dân Huế rất cảm ơn anh.
- Anh không thích cám ơn đâu.
- Vậy cảm nghĩa hỉ?
Hai người cùng cười thật vui.
Hạnh Chi hỏi khẽ:
- Anh Khang Vỹ về trước anh rồi hỉ?
- Chưa đâu? Khang Vỹ đang tìm cách kết thân với Lam Mỹ.
- Rứa à!
- Lúc nãy Khang Vỹ bảo sẽ nhờ Hạnh Chi giới thiệu Lam Mỹ. Bây giờ thì khỏi, tự lo rồi!
Hạnh Chi mỉm cười:
- Anh Khang Vỹ hoạt bát cần chi đến em.
Lãm Khương buông cầu nhận định:
- Cái thằng mới gặp Lam Mỹ đã bị "cú sét" rồi, đòi làm quen ngay.
Hạnh Chi tự khoe bạn:
- Nhỏ Lan Mỹ dễ thương lắm đó anh!
Dễ thương mà Lam Mỹ chửi Lãm Khương té tát khi tông xe Hạnh Chi, không cần biết anh có lỗi hay không.
Lãm Khương định phản đối với Hạnh Chi nhưng nói ra thì anh có vẻ hẹp hòi quá.
Anh nhìn Hạnh Chi hỏi vui:
- Dễ thương bằng Hạnh Chi không?
Ngượng ngùng cúi mặt, Hạnh Chi khẽ lắc đầu:
- Hạnh Chi tệ lắm chẳng bằng ai mô.
Lãm Khương pha trò.
- Chỉ bằng Hạnh Chi thôi hỉ?
- Hạnh Chi bằng Hạnh Chi. Đúng rứa! Nói chuyện với Lãm Khương thật vui.
Anh rất cởi mở tự nhiên nên Hạnh Chi đã mất dần sự rụt rè e thẹn.
Từ Pháp về đầy, Lãm Khương làm một công việc cực kỳ có ý nghĩa. Nghiên cứu Nhã nhạc cung đình Huế. Nhã nhạc cung đình gắn bó với ông nội Hạnh Chi ngày xưa.
Giá như còn ông nội, ông sẽ kể cho Lãm Khương nghe bao nhiêu chuyện ly thú.
Ông nội đã mất, cha cũng mất, ai sẽ kể cho Lãm Khương nghe nhỉ? Hạnh Chi là con cháu phải kể. Nhưng Hạnh Chi có biết chi mô. Cô chỉ hiểu loáng thoáng Nhã nhạc cung đình. Cô chắng giúp gì được cho Lãm Khương.
Một Thời Tôn Nữ Một Thời Tôn Nữ - Hồng Kim Một Thời Tôn Nữ