Số lần đọc/download: 1428 / 11
Cập nhật: 2016-05-20 19:50:22 +0700
Chương 2
B
uổi tối, chị Hải Cát không còn đi dạo tha thẩn trước sân nữa. Chị ghét anh chàng chùi bụi.
Vì tôi, do tôi và bởi tôi. Do cái miêng láu lỉnh ăn mắn ăn muối của tôi, anh chàng không dưng biến thành đại thi sỉ, tác giả của một tập thơ vô tiền khoán hậu. Thỉnh thoảng chị Hải Cát lại cười cười hỏi tôi:
- Nhà đại thi sĩ của chúng ta có gửi thêm bài "diễn văn" mô nữa không mi?
Tôi vờ ngớ ngẩn:
- Đại thi sĩ mô?
- Thì thằng cha, à quên, anh chàng chùi bụi đó.
- Bộ chị bắt đầu bị gió tương tư thổi hồn đi muôn phương rồi à?
Chị Hải Cát ngượng:
- Đồ quỉ nà. Ai thèm!
Anh chàng chùi bụi trở thành nhân vật trong những câu chuyện tán giẫu của hai chị em, dù tôi và chị Hải Cát chưa thấy rõ anh chàng mặt vuông, hình thoi, tam giác hay da vàng, da xám, da đỏ, da xanh thế nào cả. Mỗi đêm anh chàng lại tới, lênh đênh bóng khuất dưới bóng những lùm cây, đầu điếu thuốc kẹp giữa hai ngón tay hoặc ngậm trên môi, đỏ hực di động như con mắt quỉ hí.
Chưa rõ mặt mày ra sao, chỉ thấy dáng anh chàng dong dỏng cao, tôi và chị Hải Cát tha hồ tưởng tượng.
Anh chàng đến đều đặn, đúng giờ in đồng hồ Thụy Sĩ và, lui tới khoan thai giống con thoi cần cù.
Chị Hải Cát tưởng tượng anh chàng có khuôn mặt thanh dễ thương như con gái, cười có cả má lúm đồng tiền nữa. Nhưng từ sau khi anh chàng bị tôi biến thành nhà đại tài thi sĩ, chị Hải Cát quả quyết thế nào anh chàng cũng vổ răng, vì nói khoác quá nên răng vổ ra như mái hiên chùa.
Tôi thấy hình ảnh đẹp đẽ dễ thương của anh chàng trong trí chị Hải Cát bị gọt bỏ do tôi. Tôi là kẻ "vu oan giá hoạ" cho anh chàng làm đại thi sĩ vổ răng, nên tôi cải lại dung mạo một tí cho anh chàng đỡ tủi:
- Chị vẽ vời bậy. Em tin anh chàng không đến nỗi vổ răng mô.
- Rứa theo mi thì răng?
- Anh chàng có bộ mặt coi được.
Chị Hải Cát nheo mắt chọc:
- Mi gặp chàng trong mộng à?
Tôi ngượng chín người:
- Mô có. Em đoán rứa. Thi sĩ thường có đôi mắt mơ mộng, ngơ ngác.
Chị Hải Cát tiếp:
- Như nai vàng đi lang thang ba năm chưa "chộ" mùa thua, vì ngơ ngác quá nên không "chộ" chi được hết. Thu về thu đi mô không hay.
Tôi cười:
- Em nói chuyên đứng đắn mà chị cứ đùa.
- Bộ mi từng thấy đôi mắt của một đấng thi sĩ rồi há?
- Rồi.
- Mô?
- Trên bìa một tờ báo. Đôi mắt thi sĩ Bích Khê đẹp tuyệt vời. Tiếc rằng đôi mắt nớ chừ đã khép.
- Cho biết cảm tưởng?
- Nhìn đôi mắt Bích Khê em muốn khóc và tiếc...
Tôi bỏ lửng câu nó, thoáng xúc động xưa cũ bỗng chớm lùa về. Dường như nghe giọng tôi hơi khác lạ, chị Hải Cát hỏi dồn:
- Tiếc răng?
Tôi đánh bạo thốt điều tôi nghĩ ra môi:
- Tiếc đã không sinh cùng thời ông ta.
- Để chi?
- Để được làm nàng thơ của ông ta.
Không ngờ tôi bạo miệng thế, chị Hải Cát nhìn tôi bằng mắt vừa ngạc nhiên vừa âu yếm. Hẳn chị cũng nhận rằng em gái chị đã lớn, nó đã biết yêu cái vẻ buồn và bạc mệnh trong mắt một thi sĩ đáng yêu. Nhưng không phải đến bây giờ tôi mới thấy thương đôi mắt Bích Khê, từ lâu rồi, từ cuối năm mười lăm tuổi, một chiều đi học về, đứng trú mưa dưới hiên một quán sách, giữa hàng chục tờ báo màu sặc sỡ, đôi mắt lặng buồn của Bích Khê in trên một tờ bán nguyện san thu hút ngay khi tôi vừa lướt nhìn quạ Tôi ẵm tờ tập chí về nhà. Đêm đó, tôi say mê đọc thơ Bích Khê, ngắm không biết chán tấm ảnh bán thân của "chàng" in ngoài bìa. Tấm ảnh, chụp ngày "chàng" còn thơ bé: đôi mắt mở lớn, thăm thẳm trăm ngàn tia nhìn nhung nai, thầm lặng, phóng thẳng tới những mùa đông dài hút phía trước, vạn mùa thu nguội kín phía sau (?). Tôi mơ hồ cảm thấy giá lạnh những đông thu đó phút chốc mang mang thổi về. Trùng trùng điệp điệp những trời mây non yểu. Ngày ấy, cuốinăm mười lăm tuổi, đêm ấy, mưa buốt thinh không, có ai tưởng tượng nổi, tôi, cô bé chưa đầy mười sáu tuổi, đã đọc thơ Bích Khê, thương đôi mắt hương trầm của "chàng" và bật khóc không?
Từ đó, tôi thường nghĩ thi sĩ hết thảy đều có những đôi mắt tương tự Bích Khệ Nhưng đôi mắt rất giống mắt tôi, trong chiếc ảnh chụp năm lên ba, trần trường, thánh thiện, không qua lớp kính màu nào cả.
Liệu anh chàng chụi bụi, nhà đại thi sĩ của óc tưởng tượng thôi, có được một phần trăm tia nhìn choáng ngợp men thơ của Bích Khê không? Ai biết?
Hạt Tiêu. Hãy thu nhỏ trí tưởng tượng lại bằng một phần tư... hạt tiêu ngay tức khắc. Tưởng tượng phóng đại tô màu một chập, tất cả nhân loại trước mắt mi đề trở thành thi sĩ, tiểu thi sĩ, choai choai thi sĩ và đại thi sĩ hết.
Lỡ đọc phịa cho chị hải Cát nghe cái thư tưởng tượng của anh- chàng- chùi- bụi rồi, tôi giấu, không nói cho chị chuyện Thiên linh chuỗi. Giữ riêng cho mình một chuyện bí mật, kể ra cũng thích thú lắm chứ.
Đã qua thời hạn ấh định 24 giờ, tôi cứng đầu không chịu chép 1973 bản như lời đe dọa, tôi soi gương và cảm động thấy đôi tai không dài thêm ly tấc nào.
Thiên linh chuỗi chỉ là trò đùa do bộ Óc siêu tưởng tượng nào đó bày đặt ra. Tôi tin thế, nhưng kẻ nào đã gửi tôi cái Thiên linh chuỗi lạ tặc kiả Tôi suy đoán tới độ nhức đầu, phải tọng vào cổ họng 2 viên ẠP.C.
Và lần nữa, 2 viên ẠP.C. lại gởi hứng cho tôi viết nhật ký:
Chẳng biết gió heo mây, nồm nam hay gió Lào, gió gì đã thổi cái gọi là Thiên linh chuỗi phiêu bạt vào nhà tôi, làm tôi bối rối vô hạn. Từ độ nằm nôi đến nay, có ai gửi thư cho tôi đâu, không dưng nhận thư người xa lạ thấy tên mình bâng khuâng mềm mại trên nền giấy trắng, hồng, mắt, tay chân tôi luống cuống ngơ ngác.
Bóc thư, càng ngơ ngác hơn. Phản ứng tự nhiên là tôi muốn thu nhỏ mình lại bằng cho con kiến, một con kiến cận thị 10, 15 độ càng tốt, để hỏi đọc thấy những lời tà ma quỉ mị. Nhưng tôi có phép lạ chi đâu để biến hình đổi dạng? Dù tôi mang tên là Hạnh Tiên, nàng tiên đức hạnh. Nàng tiên không biết rời bỏ thiên đường lúc nào.
Tác giả Thiên linh chuỗi là ai? Làm ơn lên tiếng cho biết tí đi! Làm ơn hiện ra cho chiêm ngưỡng nhan sắc tí đi.
Tôi, Hạnh Tiên tức Hạt Tiêu xin hứa: dù khuôn mặt người có xấu cách chi, tôi cũng không thèm ngất xỉu, tôi sẽ dẫn người tới tiệm chụp ảnh ngoài phố, chụp cái ảnh căn cước để dán vào cuốn sổ đọc nhật ký tôi lưu niệm chơi.
Cuốn sổ nhật ký nhét giấu dưới gối, trên đầu tường, tôi mang Thiên linh chuỗi đến lớp học.
Cuốn sổ nhật ký nhét giấu dưới gối, trên đầu giường, tôi mang Thiên linh chuỗi đến lớp học.
Giờ ra chơi, bọn nhỏ bạn chuyền tay nhau Thiên linh chuỗi để đọc, mắt chớp chớp môi thì thầm, tóc nghiêng cúi, đứa nào trông cũng thiết tha ghê lắm. A! Té ra đứa mô cũng thèm ăn ước mơ! Chúng bu quanh tôi hỏi quấn quít:
- Bài thần chú ni mi lấy mô ra?
- Ai cho mi bài văn ma thơ quỉ nỉ...
Tôi vui vẻ phịa:
- Đêm qua, tau mơ một giấc mơ kinh dị. Mơ thấy tau cải nhau với chị Hải Cát, việc vặt vãnh chi đó, mạ lại bênh chị, mắnt au tưới hột sen, tau bèn giận dỗi, quyết chí khăn gói ra đi, phiêu lãng gian hồ. Lang thang ham bắt bướm bẻ hoa, lạc vào khu rừng không tên. Một con cọp không biết núp chờ tau từ mấp kiếp rồi, bỗng nhảy vồ ra, dĩ nhiên lão định mời tau vào "bộ tiêu hóa" của lão ở chơi. Run bắn người, nhưng tau vẫn đủ can đảm cười một nụ thật duyên dáng trước khi chết. Tau cười duyên quá, lão cọp bèn ngất xỉu chừng 12 phút rưỡi rồi tỉnh dậy và thật là ngạc nhiên kinh khủng, trước mặt tau không phải là lão cọp già hom hem nữa,mà là một nàng tiên xinh đẹp. Đến lượt tau suýt xỉu vì nụ cười hàm tiếu của nàng. Nàng vỗ vai tau hai cái, tức khắc đôi cánh vùn vụt mọc ra. Nàng khẽ bảo hãy tho chị. Lạ ghê, tau liền cánh nhau in chim uyên ương. Lúc bay qua nhà tụi bây, tau đều đáp xuống đứng ngoài cửa sổ dòm vô, thấy con Việt Nữ đang cạp bắp nướng, con Thu Thu đang chải đầu, con Ngọc Qúy đang làm nũng với mạ, con Cẩm Anh đang học bài...
Quỳnh Thư, Cát Tiên, Cẩm Lai nguýt tôi:
- Mi ghé nhà mấy đứa tê, không thèm ghé nhà tụi tau à?
Tôi cười:
- Có chứ, tau cũng muốn ghé hết thảy mọi nhà, rình coi tụi bay đang làm chi, nhưng nàng tiên nhăn nhó: coi tề, coi tề, ghế nhà ni nhà tê hoài, bắt ta chờ rục xương...
Cả bọn cùng cười ồ. Tôi tiếp:
- Tau đành nghe lời nàng. Rồi tụi bay biết tau bay về mô không? Trước hết là Sài Gòn. Nàng tiên dẫn tau đi ăn phở, hủ tiếu, xíu mại to kềnh, vô Sở thú coi khỉ, cọp, chồn cáo diễn trò; về Lái Thiêu, Bình Dương ăn trái cây, vào phòng trà nghe Khánh Ly, Thái Thanh.. hát tình ca, đoạn cất cánh nhắm Thăng Long thành hoài cổ thẳng tiến. Đường bay hơi dài nên tau đói bụng liền tù tì. Tới Hà Nội, nàng tiên lại dẫn tau đi ăn bánh cuốn, bánh tôm, bún thang... tha thẩn buồn theo liễu bênhồ Hoàn Kiếm, Trúc Bạch, nhặt lá vàng rơi dọc đường Cổ Ngự, đứng trên cầu Thê Húc trông vời cánh nhạn lưng trời, tau bỗng chạnh lòng sầu xứ, nhớ Huế quay quắt. Tau nũng nịu nói: em ăn chán chê những món Sài Gòn, Hà Nội, coi chán mắt phong cảnh hữu tình của Hà Nội, Sài Gòn rồi, chừ em bắt đầu thèm dấm nuốt, bánh bèo, bánh nậm, bánh khoái của Huế, nhớ cây cầu Trường Tiền, trường Đồng Khánh và lũ bạn của em quá, chị đưa em về Huế gấp gấp. Nàng tiên cười: coi tề, coi tề, mới đi Sài Gòn, Hà Nội chơi có tí ti đã nhớ mạ đòi về rồi, ở chơi tí nữa, đợi sương mù xuốnt ta còn lên thăm chùa Một Cột, coi ngôi chùa bềnh bồng giữa biển sương tuyệt ghê lắm. Nghe nàng tiên nhắc tới mạ, tau chợt nhớ mạ ghê gớm, tau dậm hân tưởng chừng muốn sập cầu Thê Húc: không, không, một về, hai về, em không thể nán lại thêm, dù chỉ một phần mười giây. Tau làm dữ, hàm hồ hàm chứ quá, nàng tiên hoảng vía cất cánh lướt gió mây.. hồi hương. Về tới Huế, tau đáp ngang xướng, cúi hôn đất 15 miếng vẫn chưa đã nự Rồi về Vĩ Dạ ăn dấm nuốt, bánh bèo, về Gia Hội ăn bánh khoái... cuối cùng nàng tiên dẫn tau bay về thăm nhà nàng. Tụi bây biết nhà nàng itên ở mô không? Trên chót vót đỉnh tháp chùa Linh Mụ. Chính trên đỉnh cao thật cao này, tau đọc thấy Thiên linh chuỗi khắc ghi trên một tấm bia đá xanh. Nàng tiên dịu dàng bảo: em đã ăn đủ món ăn của Huế, Sài Gòn, Hà Nội, nhưng chị biết em vẫn cón đói, đói và khát Hòa Bình. Ta chép tặng em món ăn ước mơ ấy, giữ lấy và mang về. Vậy, Thiên linh chuỗi đã từ giấc mơ của tau "bước" ra.
Biết tôi nói phịa chơi cho vui, nhưng các nhỏ bạn đứa nào cũng nói giấc mơ tội thật đẹp. Chúng đều ao ước có lần được mơ như thế và, tôi chủ quan nghĩ rằng, đó là giấc mơ chung của mọi cô học trò chúng tôi.
Không còn thắc mắc xuất xứ nữa, vài đứa hân hoan lấy giấy bút ra chép Thiên linh chuỗi, nhiều đứa khác bắt trước theo. Phút chốc cả lớp xôn xao thành một "hiện tượng" Thiên linh chuỗi.
"Bạn hãy chép đúng 1973 bản, gửi cho 1973 người bạn quen biết. Không sai mộ dấu chấm, dấu phẩy. Bằng không, tai bạn sẽ dài thành tai lừa trong vòng 24 giờ". Câu này bị ném vào vòng luân hồi, biến đổi tùy theo khả năng sáng tạo và óc hài hước của các nữ sĩ học trò.
Lan Khuê hoa tay múa chân:
- Bạn hãy chép đúng 1973 bản, qua tận sứ Công- gô trao tận tay cho 1973 ông Hynos. Bằng không, bạn sẽ biến thành bà Hynos đen in cục than.
Trận cười mở màn làm chim chóc trên mái ngói, ong bướm ngoài các đỉnh cây giật mình bay tán loạn, lôi theo một lố những đứa ở lớp khác tới dự thính.
Cẩm Anh khiêm tốn hơn, giảm bớt số lượng.
- Bạn hãy chép đúng một bản, gửi cho người bạn thương. Bằng không người ấy sẽ cắm sừng bạn trong vòng một phần mười tích tắc.
Tiếng cười mỗi lúc một phồn thịnh. Cả bọn đông đảo tranh nhau cười nói, sáng chế lẹ như chớp hàng chục câu đe dọa rùng rợn. Nhưng nội dung Thiên linh chuỗi không thấy đứa nào đề cập chuyện cải đổi. Dường như tất cả cùng đồng ý Thiên linh chuỗi rứa là tới rồi, hay rồi.
Tôi hoan hỉ, không ngờ Thiên Linh chuỗi đã gây cho cả một "phong trào" chép, phát biểu, cười, thịnh hỉ đến thế.
Tôi tạm chiếm chỗ ngồi của Giáo sư đưa tay cao khoát bảo tụi nó im lặng. Trí tôi vừa nảy ra một sáng kiến tinh nghịch:
- Ê tụi bay im lặng ghe tau đề nghị một cách chơi tuyệt cú mèo.
Đám đông lao nhao:
- Nói lẹ đi Hạt Tiêu.
- Tụi tau bầu mi làm nữ chúa.
- Ệ Hạt Tiêu, bộ định đại náo hả?
Tôi hét to:
- Tụi bây ồn ào như bồ chao làm hư cả kế hoạch bí mật.
Mọi cái miệng đều ngậm lại, vẽ thành những nụ cười chờ đọi thật dễ thương. Tôi hạ thấp giọng, làm ra vẽ... nữ chúa:
- Tụi mình chép mỗi đứa một Thiên linh chuỗi, đưa cho tụi lớp khác chép thêm càng nhiều càng tốt. Dĩ nhiên chép nguyên văng Thiên linh chuỗi thôi, còn lời đe dọa tùy theo tài sáng tạo siêu quần bạt chúng của mỗi đứa. Ví dụ: Bạn hãy chép 1.001 bản gữi cho 1.001 người bạn quen biết. Bằng không bạn sẽ biến thành con chó, con mèo, chuồn chuồn, bươm bướm, cào cào, châu chấu, trâu, bò vân vân và vân vân. Tùy thích.
Quỳnh Hương, Nhuệ Giao, Ngọc Qúy nóng nảy:
- Rồi để làm chi?
- Ra chợ Đông Ba phát cho mấy chị tiểu thương à?
- Gửi khắp nước hả?
Tôi lắc đầu, chậm rãi:
- Giờ ra chơi sáng mai, tụi mình chơi trò thả thư vào khuôn viên trường Quốc Học.
Vài đứa xôn xao thắc mắc:
- Để cho mấy cu cậu Quốc Học tưởng mìn thả thư thư tỏ tình à?
Tôi xua hai tay, đỏ au má:
- Không phải, không phải. Thiên linh chuỗi chỉ là cái cớ, những lời dọa: biến thành chó, mèo, chuồn chuồn, châu chấu mới quan trọng. Mình gián tiếp mắng cu cậu là chó, mèo, chuồn chuồn, châu chấu... để trả thù sự chọc ghẹo, tinh nghịch của các cu cậu lâu nay làm tụi mình quệ Bữa nay chọc quê lại chơi.
Nghịch tinh là "nghề" của lũ ma học trò từ nghìn xưa đến sau, không phân biệt giỏi, dốt, trai, gái. Những bạn nhỏ của tôi, ai cũng yêu nghề... tinh nghịch. Những mắt sáng môi cười đồng loạt ngước lên, hứa hẹn chiến thắng. Từng tràng vỗ tay hưởng ứng tưởng chừng sập cả dãy lầu, kéo dài.
Mặt trận chép Thiên linh chuỗi theo chiến thuật vết dầu loang, dây chuyền, lan rộng.
Trường Quốc Học sát nách trường Đồng Khánh, chỉ cách nhau con đường hẹp.
Với hai hàng cây đổ bóng rợp quanh năn, con đường vừa là lằn ranh phân chia hai ngôi trường con trai con gái, vừa là khu chợ nho nhỏ, họp bởi các bà bán hàng rong ngồi dọc dài hai bên lề. Hàng bán đủ thứ: khoai sắn luộc, ổi mận, cam quýt, bánh kẹo, chưa kể những xe bán nước giải khán, bò khô, mực khô ép vân vân và vân vân.
Trước giờ vào học, xe đạp hàng nối hàng, con đường tràn ngập áo trắng của học trò trai gái. Các cô nương Đồng Khánh tóc dài, tó kẹp, tóc thề, tóc ngắn, mắt mộ mí, hai mí, mí rưỡi trong sáng hồng nhiên: nón nghiêng, nón che, nón cầm tay đủ bộ điệu và, phần nhiều những chiếc cặp sách thường sẵn sàng mở ra, dồn vào đó đủ thứ đồ ăn vặt, từ củ sắn béo ngậy, tới trái ổi, trái dâu, bò khô, xi- rô đông lạnh... Các cu cậu Quốc Học ít ăn quà vặt, đứng dài thành hai hàng rào danh dự, lấy những thân cây làm điểm tựa, cặp sách ôm ngang ngực, hoặc thỉnh thoảng vở cuốn tròn giắt túi quần, hiên nang hoặc len lén đưa những đôi mắt sáng quắc "ăn" từng dáng đi mướt mượt lông măng của các cô trường bạn. Vài cậu bạo miêng bạo mồ ê, ê, a a! Chọc các cô trổ tài lườm, háy, nguýt.
Giờ ra chơi, sinh hoạt thả bô, mua quà lại tái diễn. Và sau này hình như có quá nhiều cặp Quốc Học - Đồng Khánh chọn "Con đường biên giới" làm nơi hò hẹn, tặng vật tỏ tình là những củ sắn, trái ổi... Mùi hương tình họcc trò thoảng bay tới tận chỗ quí vị sư phụ, nên một biện pháp dịu dàng đã được thi hành: Giờ ra chơi của Quốc Học chậm hơi Đồng Khách 15 phút.
Lớp tôi ở sát lề đường, những cu cậu Quốc Học ra chơi thường ném giấy vò cục viết vài câu vớ vẫn bắn ra cửa sổ, hoặc nói vọng sang hàng rào những lời ghẹo chọc:
- Ê! Tụi bây thấy không? Cô nàng ngồi sát cửa sổ đang ngủ gật.
- Coi tề, mới bị "hột vịt" hay răng mà mặt ủ mày chau rứa ô tê...
Người cảnh sát già đứng đầu ngã ba cười theo bọn trẻ, rồi trịnh trọng nâng chiếc xúp lê đeo tòng teng trước ngực lên môi thổi roét roét mấy hồi dài. Bọn trẻ hè nhau bỏ chạy. Cứ thế lập đi lập lại, hàng ngày.
Tiếng cười đùa của lũ nam sinh vào giờ chơi dưới òng đường, vọng rõ mồn một vào tai bọn nữ sinh, làm các cô bồnc hồn, mắt kiên cường trực chỉ bảng đen, nhưng lòng cơ hồ chùng sát xuống tận "con đường biên giới"! Những lúc đó, lời giảng của thầy, cô mơ hồ huyền gửi vút theo gió ngàn bay.
Đồng Khánh, Quốc Học: hai ngôi trường gái trai đứng gần nhau ngót nửa thế kỷ rồi, lứa môn sinh đầu tiên, hẳng giờ có lắm người đã lên chức ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. Hai trường cùng khoác chung áo màu hồng thẫm, cùng mang vẻ quí phái cổ điển, cùng ngước mặt trông ra sông Hương, ngậm ngùi nhìn lớp lớp triều đại đóng rêu xanh dưới chân kỳ đài Phú Văn Lâu lừng lững. Tiếng kiểng từ trường này, âm vọng sang tim trường kia. Tiếng học trò nô đùa trường này, rung động tới mành lòng trường kia, chung lẫn khí hậu trầm trầm của Huế. Hai ngôi trường tựa đôi tình nhân thủy chung sát vai nhau từ ấu thơ cho tới thuở bạc đầu.
Ngoài "con đường biên giới", các cô cậu Đồng Khánh - Quốc Học còn có chung khu công viên rợp bóng cây chạy dọc bờ sông, trước mặt trường. Chung những chuyết buýt vàng, xanh, chiều chiều, sớm sớm.
Công viên: Rải rác rất nhiều ghế đá xanh kê ngu ngơ dưới những giàn bông giấy, đỏ nồng thằm và tím mộng mơi. Những ngày chớm thu, buổi sáng, sương mù bàng bạc ngủ muộn trên mặt sông, công viên vàng hoàng thức dậy bởi gót hài, tiếng guốc nhẹ nhàng của những cô học trò từ bên tê sông tới trường sớm, phiêu bồng lướt trên thảm cỏ xanh nhung, mắt gửi xa lên những chiếc lá óng mướt men mùa, khẻ nâng tà lụa ngồi xuống mặt ghế đá ẩm lạnh hơi sương, chụm đầu vào nhau, thì thầm chuyện kể. Rồi nắn glên, rực rỡ tả ngạn - hữu ngợp hơn, tiếng cười, nói, chuyện kể đầy hơn. Công viên mở rộng lòng ra đón lũ học trò gái trai trẩy hội. Bên ngoài cổng trường nghiêm kín, công viênc hính là thiên đường bao lạ Áo lụa lồng gió dạ bay, tóc thơ ôm vai gầy nhớ, mắt háy nguýt gởi trao dước một vòm trời óng ả và bao dung, giữa khung cảnh quá thơ rất mộng: chính là những tình tự tiên khởi, cưu mang từ thuở học trò, để rồi phôi dựng nên linh hồn đa cảm, đa sầu, lãng mạn của những gái Huế và trai Huế. Những gái trai không bao giờ thấy rõ lòng thương thành phố, quê quán còn ở, khi xa lại quay quắt, đòi đoạn nhớ về. Khi a mới nhìn rõ mặt yêu thương. Coi tề, tình cảm chi mà lạ kỳ! Nhớ Huế bất chết cha! Nhớ rứa thê.
Công viên trải dài dọc sông tới hôn núi cầu Trường Tiền, mơn man mép lề trường Đại học, lê thê những sớm tối mưa. Mưa hát trên cây, mưa ngùi ngùi cất giữ chất nồng trong tóc, mưa khoan thai những bước dìu nhau, và mưa ràn rụa qua lòng. Một chiếc lá nhặt từ mặt đường cầm lên tay theo mưa mà đi, đi miết, một mình. Thế nào mắt cũng ứa lệ, nếu lắng lòng trầm xuống sẽ nghe bầy cuội nhỏ trên lối mòn, những cọng cỏ trẻ mạnh sức sống của công viên bảo rằng: Buồn lắm phải không, bạn hảy khóc cho thỏa thích đi!
Và, những chuyến buýt màu xanh: không có chuyến buýt nào đẹp bằng những chuyến buýt ngày ngày ngang qua Đồng Khánh - Quốc Học, trần bán đầy lá me và lòng đầy những cô những cậu học trò. Những chuyến xe khởi đi từ chợ Đông Ba mênh mông phồn tạp, xuyên qua trung tâm thành phố, vượt cầu Trường Tiền rồi êm đềm lăn bánh dưới những tàn cây chụm đầu nhau thăm thẳm xanh lòng đường Lê Lợi. Dọc đường hình ảnh đáng yêu nhất là những cánh tay áo trắng của các cô học trò đưa ra cửa xe ngoắc vẫy gọikêu các cô bạn đi xe đạp, ngoắc vẫy tay chưa đủ, kể xe đạp người xe buýt, bất kể thiên hạ trời đất, ríu ríu bắt chuyện với nhau. Vừa rò chuyện vừa nhai bánh mì, bánh ú... tỉnh khộ Rồi xe dừng lại trước cổng trường, có những đôi mắt ngầm hẹn nhau gặp gỡ ở "con đường biên giới" hoặc giữa công viên có cát chờ cỏ hẹn.
Chị Hải Cát bảo: con đường biên giới, công viên và những chuyến buýt là "ông Tơ bà Nguyệt" thắt kết nên quá nhiều cuộc tình Đồng Khánh, Quốc Học. 100 cuộc tình có tới 99 mới đi tới hôn nhân, chỉ có một cuộc tình lỡ dở vì chàng trể chuyến buýt, hay nàng lỡ đứt quai guốc không tới kịp giờ hẹn ở công viên gì gì đó. Nên tin không?
Tôi bảo cho tôi nghe: Hạt Tiêu. Đừng quá phiêu lưu nghĩ xa tới những cuộc tình vội. Hảy tạm tin lời chị Hải Cát một nửa thôi, nửa ki đợi tới mùa sau sẽ xét lại, chừ, trò chơi Thiên linh chuỗi vừa khởi đầu, hứa hẹn nhiều hấp dẫn. Hãy nhớ mi là "nữ chúa" lãnh đạo cả một bầy nữ binh lận!