Most books, like their authors, are born to die; of only a few books can it be said that death hath no dominion over them; they live, and their influence lives forever.

J. Swartz

 
 
 
 
 
Tác giả: Thạch Hà
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 14
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 748 / 2
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 2 -
hường ngày Tân thích ngồi một mình, cặm cụi ỏ trước chiếc bàn nhỏ, đầy những đồ nghề và dụng cụ thí nghiệm vật lý và hoá học.
Bao nhiêu chai lọ của bà Án, Tân gom góp hết để đựng những chất thuốc bột, thuốc nước. Trên chiếc kệ cao trước mặt, hai dãy chai đã cưa cổ dùng làm bình điện. Tân nhặt những “pin” cũ của sở Bưu điện phế thải trong đống rác bên bờ sông, trước Toà Khâm sứ. Tân phá một miếng kẽm ở mái nhà bếp và làm cho “pin” cháy sáng lại bằng muối ăn mà Tân đã lấy trộm ở nhà bếp của mẹ. Cứ trông dãy bình điện thô sơ ấy người ta sẽ tưởng là phòng điện báo cuả một nhà ga xe lửa hẻo lánh nào. Giây nhợ chằng chịt, đồ nghề bừa bãi, chứng tỏ một sự cẩu thả “dễ thương” cuả căn phòng thí nghiệm. Ở góc đối diện là chiếc đi văng giường, có kệ và tủ sách. Tân dùng làm chỗ ngủ. Trên đầu giường sách vở báo chí ngổn ngang không có một thứ tự ngăn nắp nhất định.
Đã nhiều lần ông Án ghé ngang buồng Tân. Sau cái nhìn vòng quanh phòng ông chỉ nói một câu:
- Tao thấy cái phòng mầy lộn xộn mà phát đau đầu !
Câu trả lời của Tân bao giờ cũng là:
- Con có cái thứ tự riêng của con. Thế này chứ hễ mất cái gì con biết ngay.
Ba Án thì thường khuyên:
- Con đừng có cặm cụi mãi trong cái phòng điện này ! Hơi điện nó hút cho mà xanh xương rồi ho lao đó.
Tân không tin lời mẹ nhưng cũng không biết làm sao chứng minh cho mẹ hiểu là “trong điện không có cái hơi gì toa? ra để hút cho xanh xương“ được.
Người trong nhà không ai dám bén mảng đến căn phòng của Tân vì sợ điện giật. Cửa phòng có thể không khóa, nhưng hễ có người vừa hé mở là chuông reo inh tai, đèn pha chiếu vào mặt kẻ “gian phi”, bao nhiêu cơ quan báo động điều hành nghe khủng khiếp lắm.
Vừa đi học về, Tân uể oải định ngả người lên đi văng một lúc rồi sẽ dậy thay áo quần. Có tiếng chuông ở cổng reo và những bước chân đi nhanh vào sân sạn. Người khách lạ hỏi:
- Xin lỗi cậu, nhà nầy có phải là của cụ Án Vũ không ạ ?
Với một vẻ đài các khó chịu và như cố làm cho Tân thêm ngạc nhiên người ấy quay lại viên sĩ quan Nhật, vừa nói vừa cười một cách thành thạo.
Tân khiêm tốn đáp :
- Dạ thưa ông, phải ạ ! Ông hỏi có chuyện gì không ?
- Chúng tôi cần gặp ông Cụ có tí việc.
- Thưa ông, cha tôi vừa đi vắng, có lẽ chiều tối mới về.
Người khách lạ lại vừa nói vừa cưới với ông bạn ngoại quốc. Tân khó chịu vì vẻ tự đắc quá rõ rệt trên mặt ông khách. Trong thâm tâm Tân nghĩ:
- Thì đây cũng chỉ là một tay dẫn đầu thời cuộc, học được năm ba câu tiếng nhật, chạy được chân thông ngôn vội đi loè thiên hạ.
Ông khách bàn tán một hồi, lại hỏi:
-Ông Sĩ quan nầy muốn xin phép vào thăm cái nhà cậu có được không ?
Tân suy nghĩ rằng cả một cái ách đô hộ nước Pháp đặt trên nước Việt Nam gần một thế kỷ, mà chỉ trong một đêm phải bị quân đội Phù tang phá hủy. Dù cho có cha mẹ Tân ở nhà chắc cũng không thế nào từ chối được ý muốn của ông Sĩ quan Nhật bản nầy.
Hai người đi khắp cùng từ nhà trên xuống nhà dưới, xem xét qua loa và trao đổi với nhau vô số những điều gì bằng tiếng nhật mà Tân không hiểu. Đến căn phòng của mình Tân định cho bỏ qua nhưng không thể được. Tân không kịp mở cưa? sổ nên chỉ vặn đèn sáng. Viên Sĩ quan nhật có vẻ ngạc nhiên và quan sát rất tỉ mỉ, theo dõi từng đầu giây mối nhợ, nhìn theo lên trần, nhìn ra ngoài trời, nhìn dọc theo chân tường, ra sân cỏ. Tân áy náy, lo ngại viễn vông. Người Nhật thì thầm ít câu với viên thông ngôn. Hắn ta cười đắc ý, hỏi Tân:
-Tất cả những đồ nầy của cạâu hay của ai ?
- Của tôi ạ !
Tân ngạc nhiên trước câu hỏi ấy, nhất là sau câu chuyện bằng ngoại ngữ giữa hai người, lại càng khó chịu trước cái cười khinh khỉnh của người khách. Trước khi ra về, Tân còn nhớ rõ lời nói bí hiểm :
- Cậu nói lại với cụ Án là có ông Thừa Minh đưa một ông Sĩ Quan Hiến Binh Nhật đến xem nhà để thuệ Cứ bảo ông Thừa Minh ở Khánh Hoà là cụ Án biết.
Tân càng suy nghĩ về cử chỉ của ông Sĩ quan nhật lại càng phân vân thắc mắc nhất là những câu nói của ông Thừa Minh với ông Nhật và tức mình vì không hiểu được một tiếng gì để có thể đoán được phần nào của câu chuyện.
Tân kể lại cuộc thăm viếng đột ngột của hai người khách cho cha mẹ nghe nhưng không dám nói về nhận xét của Tân khi họ xem căn phòng mình.
Ông Án càng nghe càng lo ngại, cho đến khi rõ câu cuối cùng của ông Thừa Minh nhắn gởi gián tiếp thì ông chau mày suy nghĩ một hồi lâu:
- Biết rồi ! Cái lão Thừa Minh năm kia ăn hối lộ, bị hội đồng xét xử ở Khánh Hoà đó. Tôi ngồi ghế Biện lý. Hắn bị cách chức năm ấy thì phải.
Bà Án góp ý kiến:
- Chắc lại thù hằn gì đây rồi, mới đem ba lão Nhật đến sử sanh cho họ lấy nhà chứ gì !
Bữa cơm chiều hôm ấy mọi người đều mất vui vì bận đuổi những ý nghĩ riêng, chung quanh một vấn đề "ông Nhật bổn đến thăm nhà”.
Bà Án thì lo sợ dọn nhà về quê với bao nhiêu nỗi bất tiện, tốn kém vì “một lần dọn nhà ba lần mất của“. Ông Án cố moi trí óc xem vì sao ông Thừa Minh lại có thể thù oán mình, và nếu thù oán thì hậu quả sẽ đi đến đâu. Tân lo cái mối lo của cha mẹ, thêm vào sự thắc mắc của mình tự ban chiều. Trước những đại sự như thế, Hồng và Bình không dám bàn bạc gì và chỉ biết im lặng cố ăn cho nhanh để đứng dậy.
Bà Án bỗng nhiên đưa ra một ý kiến :
- E mình phải xin một quẻ âm dương thử ra sao.
Ông Án rửa mặt, rửa tay, quàng chiếc áo đen dài và cổ khăn đóng. Bà An thắp sẵn ba cây hương chuyền qua cho chồng.
Ở căn giữa tư thất, ông Án có thiết một cái bàn thờ thường trực. Trên án cao là một pho tượng đức Thích Ca, một bên là đức Di Lạc. Bên tả là một chiếc táo lung thờ Quan Công cưỡi xích thố và bên hữu một chiếc táo lung thờ Thánh mẫu thượng ngàn Thiên Y-A-Nạ Có thể xem là tóm tắt tất cả những pho tượng chính của một ngôi chùa đều quy tụ trên bàn thờ nhà.
Trước kệ lư hương có đặt một đĩa con và hai đòâng tiền Minh mạng, một mặt để nguyện, mặt kia sơn vôi trắng. Đó là hai đồng tiền để xin quẻ âm dương.
Kể ra làm như thế cũng tiện vì hễ mỗi khi gia đình có chuyện gì thắc mắc khó xử, chỉ viêc đặt tin tưởng vào ơn trên vô hình để xin chỉ giáo. Kết quả tương lai sẽ ra sao chưa biết vì còn xa nhưng hiện tại cũng giúp cho mình giải đáp được mối thắc mắc.
Quẻ âm dương ba lần xổ ra đều hai trắng hoặc hai đen trước nét mặt lo âu của ông bà Án.
X
Tân chậm rãi đạp xe dọc đường quốc lộ về quệ Ôn lại những việc làm trong tuần từ thứ hai tuần trước, Tân thấy sao mà thời gian đi nhanh quá. Có lẽ vì ngày nào cũng như ngày nào, tập dượt ở thao trường, học ở lớp, bơi lội, cưỡi ngựa, làm bếp, canh gác... chương trình quá nặng nề làm cho Tân không có thì giờ rỗi để đếm thời gian nữa.
Năm giờ chiều, cầm được giấy phép, là Tân phóng ngay đi sắm ít thức cần dùng ở phố và một bịch thuốc lá cho chạ Từ hôm nhà Tân dọn về quê để cho quân đội Nhật thuê và nhất là hôm ông Hiến binh Nhật xem xét cái phòng máy của Tân, thì Tân không còn ý muốn và cũng không có chỗ nào để trưng bày đồ thí nghiệm của mình nữa.
Rời phố Huế, Tân theo con đường đồng An Cựu, qua cầu, đến ngã “quẹo dàn xay” để về Hương Thủy. Chiều thứ bảy nào đến nhà cha mẹ cũng vào lúc mặt trời sắp lặn. Cả nhà mong đợi Tân về để nói chuyện trên Huế. Tân cũng nóng ruột, mong gặp gia đình sau một tuần xa cách.
Dạo này Tân cảm thấy thương cha mẹ hơn vì thấy hai ông bà vất vả trong cảnh sống ở nhà quê, nhất là sau khi Nhật đảo chính, không còn mấy bà Thượng đến “xây sòng” nữa nên Tân đỡ phải nghe chuyện hỏi vợ cho mình. Tân đã thường bảo với các em rằng hễ mẹ mà bỏ được cái tính hỏi vợ cho Tân thì mẹ sẽ là người hoàn toàn đáng mến nhất.
Ông Án cũng thế, dạo nầy thay đổi hẳn tính tình. Dưới mắt Tân, ông không còn vẻ nghiêm khắc độc đoán, hay thờ ơ lãnh đạm nữa. Từ lời nói đến cử chỉ, cha Tân đã trở nên hiền từ dễ dãi và rộng lượng. Ban đầu Tân tưởng vì mình sống xa nhà nên không phải thấy những sự lục đục của mặt trái gia đình nhưng sau khi hỏi lại các em gái, Tân không còn nghi gì nữa... Có lẽ những sự biến đổi bất ngờ của thời cuộc đã ảnh hưởng đến tâm tính của ông Án.
Thấy Tân dắt xe vào ngỏ, Bình và Hồng reo vang. Ông bà Án cũng đứng dậy đón con niềm nở. Tân chào hỏi mọi người rồi đưa xe vào hiên để đi rửa mặt, rửa taỵ Bình mang thêm một cái ghế bành đối diện chiếc bàn tròn nơi cha đang ngồi, và rót thêm ly rượu.
Tân tự nhận thấy mình đã là người lớn vì được cha cho uống rượu và ngồi đàm đạo cùng mâm. Ông Án kể cho con nghe những công việc sinh hoạt hằng ngày, nhất là về bộ sách Tử vi của ông đang sưu tầm biên khảo. Bà kể những chuyện báo động máy bay, cơm thua gạo kém. Thỉnh thoảng bà lại thở ra :
-Trời ! Không biết máy bay ở đâu mà dạo nầy nó đến thật là sớm và chiều tối vẫn còn báo động. Một ngày không biết mấy mươi lần.
Ông Án quay về phía Tân:
- Ba chắc dạo nầy Đồng Minh nó siết vòng vây chặt lắm và có căn cứ ở gần đâu đây nên máy bay cứ oanh tạc luôn. Không như dạo trước, mỗi ngày chừng một lần báo động vào giữa trưa mà thôi.
Tân nhận xét:
Đạo nầy con nghe nói dồng minh tấn công ráo riết và thắng lợi rất nhiều. Các ông Nhật có vẻ nao núng. Bọn Pháp bị tập trung ở Huế đều may sẵn cờ Anh Mỹ để chờ tiếp quân đổ bộ.
Tân kể chuyện hôm chiếc máy bay đồng minh thả dù tiếp tế xuống cánh đồng An Cựu cho Pháp kiều trong khu vực giòng Cứu Thế và trường Thiên Hựu, Tân và các anh em đồng đội được lệnh bố trí các nẻo đường không cho Pháp kiều nổi dậy. Tân quả quyết :
- Chính con trông thấy những thằng bạn học cũ tay đang cầm sẵn cờ để ra hiệu.
Ông cụ hỏi:
- Thế mà bọn Nhật nó để yên cho các con bố trí sao ?
- Con thấy dạo nầy nó có vẻ chán nản không nghiêm khắc lắm. Hôm ấy chúng nó chỉ can thiệp để thả những Pháp kiều bị bắt thôi chứ không làm trở ngại gì khác.
Tân lại kể sang chuyện Tân ghé thăm bà Rờ Nô ở giòng Cứu Thế. Oâng cụ ngạc nhiên:
- Con dám tìm đến đó à ?
- Con đi ngang qua, thấy họ không ngăn cấm gì nên cứ tìm vào thăm. Con bảo là con đại diện cho ba mẹ.
- Thế con có gặp ông bà ấy không ?
- Ông ta bị bắt tù binh và nhốt ở đâu xa không ai biết. Chỉ có gia đình vợ con ở lại Huế thôi. Có lẽ vì thế họ mới cho vào tự do.
Bà Án ái ngại:
- Đã chắc gì là tự do hay là nó để vậy để dò la tin tức.
Ông Án góp ý kiến:
- Ừ mà con cũng dại thật. Ai bảo đi thăm làm gì vậy ?
Tân phải tự biện hộ:
- Con thấy thương hại những gia đình bị giam cầm khổ cực. Khi nào là khi nhà cao cửa lớn, kẻ hầu người hạ, khi nào lại sa cơ lỡ vận, kể cũng tội nghiệp !
Bà Án đổi giọng:
- Mày chỉ được cái thương người ta lỡ bước, có ngày thiệt thân mày đó ! Nhà mình sa sút đến nước nầy có ai thương đâu !
Hồng nãy giờ lặng thinh, bỗng hùa theo chọc Tân:
- Con chắc anh Tân anh ấy thương hại cho bà Rờ Nô nên tìm đến thăm. Con biết lúc trước bà ta thích anh ấy lắm.
Tân tức mình vì câu đùa không phải lúc lại mắng em :
- Mày bao giờ cũng không bỏ được tật nói hùa bậy. Ai yêu thích cái gì đâu. Tính tao hay thương hại kẻ khác, thì tao bất chấp mọi hậu quả xảy ra.
Ông Án dịu giọng khuyên con:
- Ba mừng cho con có được tấm lòng tốt biết thương người. Nhưng chỉ sợ quá nhiều thương hại lại sẽ hại đến thân con. Suốt đời con sẽ đi thương những kẻ anh hùng thất bại, hết thời mà không biết rằng họ là người đang bị xã hội sa thải và con sẽ bị liên luỵ. Thương họ là thiệt đến con.
Tân suy nghĩ và tự thú:
- Con sợ con đang mang nặng những tính đó rồi lắm lúc con cũng tự hỏi tại sao con hay đi tiếc những cái hoa tàn hay những hoàng hôn buồn tẻ !
- Nếu con biết là con đang mang bệnh thì thế nào con cũng tự chữa được bệnh. Chỉ sợ là thân con mang bệnh mà con không biết. Trò đời là những màn múa rối liên tiếp. Kẻ khôn chỉ vỗ tay cho cái gì đang phơi bày trên sân khấu và mặc cho cái gì đã bước ra hậu trường, về dĩ vãng. Người đời chỉ tôn thờ mặt trời mọc chớ công đâu mà luyến tiếc mặt trời lặn !
- Ba nói vậy thì giá năm nào con bằng lòng cưới con gái Cụ Thượng Trừng, đã chắc gì cái mặt trời của cụ ấy giờ còn sáng !
Ông Án biết con đang mỉa mai chuyện cũ vội phân trần :
- Aáy thế ! Ở đời lại còn những trường hợp bất ngờ đến thế. Nói cho cùng “bôn ba cũng chẳng qua thời vận” ! Cái gì cũng có số mệnh cả con ạ !
Bà Án thấy câu chuyện đi đến chỗ bế tắc kém vui và sắp vào một hướng khác nên nói hùa theo :
- Thế còn mày dạo này có thương hại con nào không ? Nói cho tao đi cưới về cho nó yên cái phần mầy, để còn lo cho các em mầy chứ !
Tân im lặng nhìn xuống đất không trả lời. Hồng lại nhanh nhẩu :
- Con biết anh Tân yêu ai rồi ! Anh ấy yêu chi...
Tân chận đứng :
- Mày lại sắp nói bậy. Tao không yêu ai hết !
Bà Án chú ý nghe hai anh em gây nhau, mong tìm hiểu tâm sự của Tân. Ông Án đằng hắng giọng và tỏ bày ý kiến để rào đón:
- Tân ạ ! Sau nầy con có ưng đứa nào thì ba me sẽ cho tự do lựa chọn. Ba me cũng biết thời đại nầy không còn như xưa nữa để mà ép buộc gả bán hay là theo câu “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Tuy vậy kinh nghiệm ở đời cho biết hễ cưới vợ thì nên chọn một là vợ đẹp, hai là giàu, ba là sang. Được cả ba điều kiện cố nhiên là rất khó, nhưng nếu không được điều kiện nào thì tất sau nầy con sẽ thấy ân hận, khổ sở.
Ông Án ngưng nói, nâng ly rượu khai vị nốc cạn và nhìn con trai.
Tân tỏ bày ý mình :
- Con nhớ năm xưa, hồi chú Ba còn sống, chú ấy có khuyên con rằng điều kiện cần thiết để bảo tồn hạnh phúc gia đình là sức khoẻ. Bởi vậy cưới vợ nên chọn người khoẻ mạnh.
- Chú Ba mầy nói thế cũng đúng. Chính chú ấy đã khổ vì gặp thím đau xuống đau lên quanh năm suốt tháng làm cho gia đình kém vui. Nhưng tiền bạc và địa vị làm ra sức khoẻ dễ hơn là đem sức khoẻ để làm ra tiền rồi tiền ấy cũng sẽ tiêu hết vào để bồi bổ cho sức khoẻ.
Bà Án góp lời:
- Chú Ba mầy sức khoẻ biết mấy, mạnh như voi, to béo như chi, tập thể thao quanh năm mà rồi mới chưa đầy bốn mươi tuổi ngã lăn ra chết, có ai ngờ được đâu !
Tân dựa ngửa ra ghế nhìn tận lũy tre nhà dưới bóng hoàng hôn, mắt lim dim mơ mộng. Tân bàn với cha:
- Theo con nghĩ, người đàn bà cần có nết và duyên hơn là đẹp. Sắc đẹp chỉ có tính cách tạm thời và sẽ bị thời gian tàn phá nhưng cái duyên thì không bao giờ phai lạc. Như mẹ con bây giờ có già cho mấy và không cần son phấn điểm trang cũng vẫn có cái duyên ở khóe mắt hay ở nụ cười. Có lẽ lúc xưa Ba đã mê mẹ con vì duyên hơn là sắc.
Bà Án hơi thẹn thùng nhưng có vẻ rất bằng lòng:
- Thôi đừng nhắc đến cái duyên già nầy nữa ! Xin mời hai cha con vào ăn cơm thì vừa. Nãy giờ nói quá, quên cả cơm chiều !
Mặt Trời Chiều Mặt Trời Chiều - Thạch Hà