Love is always within. When you try to dramatize your love, you lose the depth of the love.

Charan Singh

 
 
 
 
 
Tác giả: Hạ Thu
Thể loại: Tiểu Thuyết
Upload bìa: Mai Phương
Số chương: 10
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 6695 / 17
Cập nhật: 2016-06-04 20:06:12 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 2 -
nh chỉ biết là... mỗi lúc đến đây, anh vẫn thích giở lồng bàn xem mẹ con họ ăn uống thế nào. Để trăm lần như một, anh phải tung chân đá đổ tất cả đi, lòng xốn xang nhìn Nhã Chi hèn hạ nhặt lên từng hạt một
- Dẹp, dẹp hết đi. - Nhã Chí đánh văng tô cơm khỏi tay con bé khi nó vừa lồm cồm đứng dậy: - Hạ mình năn nỉ tao một tiếng, tao sẽ cho mầy xấp tiền này
Những tờ năm chục ngàn cứng mới chìa ra sau câu nói. Không rõ bao nhiêu nhưng chắc là nhiều lắm. Trong đời, Nhã Chi chưa từng thấy số tiền lớn đến thế bao giờ:
- Nói đi - Nhã Chí hươ xấp tiền qua đôi mắt sáng ngời của nó. Nói rồi cầm lấy chỉ cần một tờ thôi là mầy mua được một con gà đó.
Nước bọt ứa ra đầy lưỡi, Nhã Chi nghe bàn tay mình động đậy sau lớp áo. Nói đi... nói đại đi... con người háu ăn trong áo lên tiếng giục
Nhưng... như vậy là hèn nhục lắm. Một con người khác trong người nó lên tiếng cản. Tại sao phải hạ mình năn nỉ van xin chứ. Bộ cứ tiền là lớn lắm sao? Muốn cho, không năn nỉ. chưa chắc người ta lấy.
- Sao hả? - Nhã Chí nóng lòng dùng sấp tiền quẹt ngang má Nhã Chi.
Lập tức, con bé phình to chiếc má:
- Không, tôi thà ăn cơm với muối cũng không cần đồ bố thí của anh.
- Sao chứ? Cảm thấy bất ngờ, Nhã Chí lùi về sau một bước: - Hay là... còn chê ít.
- Tôi không chê ít - Nhã Chi trừng đôi mắt: - Số tiền đó tôi và mẹ có thể sống cả năm, nhưng không phải vì vậy mà tôi bán rẻ nhân cách của mình.
- Cái gì? - Như nghe chuyện khôi hài, Nhã Chí bật cười giòn: - Mày mà cũng biết nói hai chữ nhân cách nữa ư?
- Anh không được coi thường tôi. Dù sao, tôi cũng học xong cấp II. Ít ngày nữa sẽ là nữ sinh lớp 10 trường chuyên đó. Tôi sẽ vào đại học, sẽ đi làm kiếm tiền nuôi mẹ. Không thèm cần những đồng tiền bố thí của anh...
Ngây người nhìn Nhã Chi nói luôn một hồi dài, Nhã Chí chợt nghe tâm tư mình rúng động. Con bé đã lớn thật rồi. Biết ăn nói đàng hoàng, chững chạc. Không như mười năm trước, chỉ biết đứng yên khóc oà cho anh ăn hiếp. Thời gian trôi qua nhanh quá, thấm thoát đã mười bốn năm rồi... Vậy mà... anh cứ ngỡ... mới hôm qua. Sự việc như vẫn còn in rành trong óc...
Nhã Chi bị sốt mấy ngày rồi, phải đưa đi bệnh viện. Chẳng biết con bé bịnh gì mà trông mặt cha căng thẳng lắm. Bỏ hết việc cung ứng, ông ngồi đứng không yên. Về... chưa kịp nói với Nhã Chí câu nào đã vội vàng vào bệnh viện.
- Ba, em bịnh gì vậy? Cho con vào thăm em với - Một buổi chiều, nhớ em quá, Nhã Chí đòi theo, nhưng ông đã lắc đầu.
- Không được, em mắc bệnh truyền nhiễm, phải cách ly. Con không vào thăm được đâu...
- Vâng! - Cha chạy đi rồi. Ở nhà... dù chỉ mới mười sáu tuổi thôi, Nhã Chí đã biết đốt nhang cầu Phật trời, phò hộ con em mau hết bệnh...
Một tuần sau, mẹ bế em bé về nhà. Bác tài xế bảo em đã hết bịnh rồi, nhưng... Nhã Chí thấy mặc mẹ cha vẫn còn căng thẳng lắm. Cả hai như giận hờn, một buổi cơm chẳng ai mở miệng nói với ai lời nào cả.
Linh tính như báo điều chẳng lành, đêm đó nép mình sau kẹt tủ. Nhã Chí đã nghe hết những chuyện chẳng nên nghe.
- Em trả lời đi - Đầu tiên là giọng cha, trầm trầm đầy đau khổ. Vì sao Nhã Chi không cùng nhóm máu với tôi? Có phải nó là giọt máu của em và tên khốn Khải Minh?
Khải Minh! Tên của bác tài xế đấy mà! Nhã Chí nghe trống tim mình đập mạnh. Không... cậu không tin. Không thể không tin được. Cậu quý và thương bác Minh nhiều lắm. Bác rất hiền, rất vui, thường kể chuyện và dạy cậu luôn luôn làm điều thiện tốt.
- Anh không được nghĩ oan cho người tốt. - Giọng mẹ rõ nhưng rành rọt.
- Vậy thì... Nhã Chi là con của ai? Bây giờ thì tôi nhớ ra rồi, em có bầu Nhã Chi khi tôi sang nước ngoài ký hợp đồng. Trời ôi! Tôi thật là mù quáng và ngu ngốc. Tin vào lời em nói. Sự thật Nhã Chi không sanh thiếu tháng. Nó là đứa con ngoại tình không có tôi ở nhà... Đúng không?
Nắm lấy vai mẹ, ba lay mạnh:
- Tại sao? Tại sao em lại phản bội tôi? Tôi đã làm gì lầm lỗi với em đâu? Suốt ngày vật lộn với thương trường, tôi chỉ mong tạo cho em, cho con một tương lai sáng lạn.
Không trả lời ba, mẹ chỉ khóc. Và... trong góc kẹt tủ, Nhã Chí cũng âm thầm khóc thương ba. Cậu đã nhớ ra rồi... lúc đi... Một lần... cậu đã thấy mẹ... nằm trong vòng tay gã đàn ông lạ.
Không phải bác Minh, nhưng gã ấy là ai? Nhã Chí không biết được. Lúc ấy trời nhá nhem, chập choạng nên cậu không nhìn rõ. Chỉ nhớ, hắn có một cái bớt màu đen rất lớn ở trên vai.
Kinh hoàng lắm, cậu những mong ba về thật mau để kể ông nghe. Nhưng... chuyện làm ăn ấy gặp chút trở ngại về thủ tục, ông phải ở lại nốt hai tháng dài ròng rã.
Hai tháng! Thời gian không lâu nhưng đủ làm cho cậu bé bình tâm nghĩ lại. Thương cha gặp trở ngại trong công việc làm ăn. Cậu không nỡ tạo thêm áp lực.
Lặng im, nhưng không phải bỏ qua tất cả. Nhã Chí đã viết cho mẹ một lá thư dài. Trong thư cậu bảo mình đã biết tất cả, gián tiếp đe dọa sẽ tố cáo với ba nếu mẹ còn dám tái phạm.
Nhận thơ, một tuần liền mẹ xấu hổ không dám ngó mặt cậu. Rồi một hôm gom hết hùng tâm, dũng khí, mẹ lén vào phòng Nhã Chí. Ôm cậu vào lòng bà khóc như mưa. Hôn thật lâu lên mái tóc của con, bà hứa sẽ không tái phạm và sau xin con đừng nói gì cho ba biết. Bằng không bà sẽ cắn lưỡi chết ngay.
Giấy không gói được lửa, cây kim giấu trong bọc lâu ngày cũng lòi ra. Huống chi, việc làm vụng trộm của mẹ năm xưa lại tạo ra oan nghiệt. Nhã Chi! Hừ! Nhã Chi thật không ngờ con bé lại là con của mẹ và người đàn ông khốn nạn kia. Uổng công cậu đã yêu thương, lo lắng cho nó bao ngày, có cái bánh cũng nhường, cục kẹo cũng chia.
- Em nói đi, có phải Nhã Chi là nghiệt chủng của em và tên khốn Khải Minh? - Không còn kiên nhẫn nữa, ba hét lớn.
- Em sẽ nói - Giọng mẹ nghẹn ngào trong nước mắt:
- Nhã Chi đúng không phải là con của anh... Càng không phải là con của Khải Minh. Anh đừng vu oan cho người tốt.
- Vu oan cho người tốt. - Giọng cha cười cay đắng - Đến giờ tưởng tôi mù mà hòng qua mặt. Từ lâu, tôi đã nhận ra sự thân mật của hai người.
Điều này thì... ba nói không sai. Gật đầu thầm công nhận lời cha, Nhã Chí nghe cơ thể rã rời hụt hẫng. Lẽ nào... như vậy được... Mẹ đã hứa rồi... sao còn tái phạm? Và bác Minh... người... vốn được xem là đàng hoàng, đạo đức nhất công ty... lại... Trời ơi! Những điều tốt đẹp thiêng liêng nhất trong đời phút chốc... bị mẹ... phá tan rồi. Nắm chặt tay, Nhã Chí không hay nước mắt tuôn ràn rụa trên má của mình.
Lần đầu tiên trong đời... cậu khóc. Khóc thương cha... và khóc cho nỗi căm thù dành cho mẹ. Mẹ Ơi sao mẹ lại làm như vậy... Mẹ có biết con đang xấu hổ với những hành vi khốn nạn của mẹ không?
Ba đáng ghét, đuổi mẹ và bé Nhã Chi ra khỏi cổng nhà. Nhìn mẹ cúi đầu lầm lũi bước trong mưa. Nghe em khóc thét lên mà con tưởng mình đang chết dần đi. Con thương mẹ lắm... nhưng con không tha thứ cho mẹ. Càng không thể tha thứ cho người đàn ông khốn kiếp kia. Các người là một lũ đê hèn. Đã phá tan hạnh phúc, phá tan gia đình yên ấm của tôi...
Từ sau ngày đó. Cùng với sự vắng vẻ lạnh lùng của căn nhà, Nhã Chí như vụt trở thành một con người khác... Cậu không thường nói chuyện với cha như trước. Chỉ lặng lẽ thở dài nhìn cha mỗi lúc ông trầm tư bên ghế salon. Cha nhớ mẹ! Nhã Chí biết và càng nghe hận mẹ nhiều hơn. Bà đã làm tóc trên đầu cha trắng dần lên. Một nhân viên thầm báo với Nhã Chí rằng vô tình đã phát hiện ra chỗ cư ngụ mới của bà chủ cũ. Bề ngoài thản nhiên... nhưng lòng cứ tò mò muốn biết. Chiều hôm đó, lén cha... Nhã Chí đã tìm đến nơi nầy...
Không vào nhà, cậu ném mình sau bức vách lén nhìn mẹ qua khe cửa. Mới mấy tháng mà trông mẹ tiều tụy hẳn đi. Mẹ đang ngồi đưa võng hát ru em ngủ. Cũng câu ca dao cũ nhưng giọng mẹ khàn đi... buồn thảm...
Nghe mẹ hát... nước mắt Nhã Chí tuôn dài. Cậu muốn thèm quay ngược thời gian trở về ngày tháng cũ. Để được cười giòn tan cùng mẹ. Được ngúng ngẫng giận hờn mỗi khi bà lén hôn nhanh lên mái tóc. Thiệt... chẳng thấy ai kỳ như mẹ, con trai người ta lớn chồng ngồng, cứ ôm hôn chùng chụt như con nít. Không sợ... mấy con nhỏ học chung thấy sẽ chọc cho.
Rồi cậu lại nghe thèm món gà chiên của mẹ, thèm được chạy nấp sau lưng mẹ để được chở che mỗi khi phạm lỗi với cha... thèm được thấy cả nhà đi chơi trên chiếc Ronrol, cậu vờ ngủ để ba mặc tình hôn mẹ.
Mẹ Ơi! Về đi mẹ... năn nỉ ba... xin tha hết lỗi lầm... con sẽ năn nỉ vào phụ mẹ. Ba nguôi giận rồi, chắc sẽ nghĩ lại mà... Trong phút yếu lòng, Nhã Chí suýt tí đã bước vào nói cùng mẹ những lời tha thứ. Cậu đã nói nếu như đúng lúc đó gã đàn ông tên Khải Minh đừng bất ngờ xuất hiện với một giỏ đầy những vật dụng gia đình...
Là như thế đó... Cơn giận vừa tan nguôi lại bùng lên dữ dội. Đá mạnh vào vách cửa, Nhã Chí đâm đầu chạy ra đường, đôi mắt tối xầm đi, cậu không hay mình đã bị một chiếc xe tông phải.
Vết thương không nặng nhưng đã khiến vết thương lòng trở lên trầm trọng. Một ngón chân út chặt đi với câu thề độc trọn kiếp này sẽ khkhông^ng tha thứ cho người đàn bà đó cũng như cậu sẽ không lần thứ hai trở lại căn nhà lá lụp sụp này.
Nhã Chí chỉ làm được nửa câu thề độc. Không tha thứ cho mẹ, xong cậu không thể không trở lại đây. Để làm gì? Nhã Chí hoàn toàn không biết được. Cậu chỉ biết rằng, nếu tuần nào mình không đến quấy rầy, quát nạt, bạt tai Nhã Chi, tuần đó mình nghe lòng bứt rứt không yên. Lâu dần, quan hệ đó như trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống của anh, như cơm ăn, áo mặc không thiếu được...
- Nhã Chí, con mới đến à? Chi, con lấy nước mời anh uống chưa vậy hả? - Dòng hồi tưởng cắt ngang bởi một giọng phụ nữ nghe ngọt ngào trìu mến. Cái giọng thật quen, thật thân thương để... trăm lần như một. Mỗi lần nghe đến nó là Nhã Chí phải rùng mình, chết lặng...
- Khoẻ không con? - Một bàn tay nhẹ đặt lên vai âm ấm, Nhã Chí vội quay người né rồi như bất động.
Nếu như lúc nãy anh phát hiện ra Nhã Chi đã lớn, đã đẹp ra nhiều thì bây giờ anh cũng phát hiện ra người đàn bà trước mặt mình già đi nhiều lắm. Làn da mịn năm nào giờ xạm đen vì nắng gió, đôi mắt không còn long lanh làm nao lòng cha nữa, chỉ còn đó đôi hốc mắt trũng sâu vì mất ngủ, lo toan...
- Con ăn chè nhé! Để mẹ múc cho con một chén chè. Chè đậu đen nước dừa tự tay mẹ nấu, ngon lắm...
biết con sẽ lạnh lùng, nên bà không ngạc nhiên cũng chẳng ngại ngùng. Như bao nhiêu lần trước, bà đon đả để nhận về... tủi nhục...
- Không phải múc... - Một cái gì chợt dâng trong ngực, để Nhã Chí nghe giọng mình bỗng khàn đi. Xấp tiền ném mạnh về phía sau, anh thấy mình rảo bước chân như trốn chạy. Phía sau, giọng Nhã Chi vang lớn đuổi theo:
- Nè! Anh quay lại lượm tiền của mình đi. Hỏng ai thèm.
- Đừng nói vậy con. Anh nó có lòng... mình đừng phụ, nó buồn... - Giọng mẹ nhẹ như làn gió.
Mẹ lại nhặt, Nhã Chi bực bội:
- Nhặt làm gì rồi không xài chứ? Trong tủ... còn cả đống kìa...
- Mẹ thương nó!
Không! Bà nói láo... nhắm đôi mắt lại, Nhã Chí hét to. Tôi không tin, không bao giờ tin đâu.
Ầm!...
Một tiếng đổ vỡ chợt vang lên thật lớn bên tai. Mở bừng mắt dậy... Nhã Chí mới hay mình vừa gây tội tày trời. Nằm ngửa trên chiếc môtô bị ngả chỏng queo, anh đưa mắt nhìn nạn nhân của mình đang được đám đông giúp đỡ.
- Cô... cô có sao không? - Đưa tay kéo cô gái ngồi lên... Nhã Chí bỗng đứng yên chết lặng. Cô gái cũng tròn xoe mắt nhìn anh quên mất chiếc xe bò viên chiên của mình bị thiệt hại nặng nề.
- Không sao, không sao cả.
Sợ đám đông sẽ làm khó dễ anh, Kỳ Duyên, phải, cô gái chính là Kỳ Duyên, xua tay loạn xạ:
- Tự tôi giải quyết được mà.
- Xin lỗi. - Gật đầu rồi cho tay vào túi lấy tiền để bồi thường, Nhã Chí mới hay trong túi mình không còn đồng nào cả. Bao nhiêu tiền có được lúc nẫy, anh đã ném hết trong nhà Nhà Chi rồi.
- Tôi quên không đem tiền. Nhưng không sao, đây là danh thiếp của tôi. Cô có thể đến đó nhận bồi thường. Tôi hứa sẽ trả gấp đôi.
- Được, được mà! - Cười tươi, Kỳ Duyên dễ dãi nhận tờ danh thiếp... - Ôi! Tay anh chảy máy rồi kìa, để tôi băng cho.
- Không cần! - Bực bội gạt tay Kỳ Duyên, Nhã Chí lầm lỳ dựng chiếc xe lên. Đạp máy, Kỳ Duyên lại gọi theo.
- Ê, chạy cẩn thận, coi chừng lại đụng người ta đó.
- Bộ quen hả? - Một người trong đám đông hiếu kỳ lên tiếng hỏi.
Kỳ Duyên gật đầu ngay:
- Ừ quen - Nói xong, cô cúi xuống tờ danh thiếp lầm bầm đọc:
- Trần Nhã Chí. Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á. Ái chà! Không ghi rõ chức danh thì biết phòng nào để tìm chứ. Hừ!
Cất tờ danh thiếp vào túi áo, Kỳ Duyên bỗng giật mình như chợt tỉnh. Vỗ mạnh tay lên trán, cô ngơ ngẩn hỏi sao mình lại dễ dãi với người ta như vậy? Hắn đã dám xúc phạm, đề nghị một câu vô cùng khiếm nhã... Sao cô lại quên được chứ? Ôi! Thật là tức mình quá! Kỳ Duyên ngồi bệt luôn xuống đất.
Ngân Hàng Nam Á!
Sau gần một giờ, hỏi lung tung, cuối cùng Kỳ Duyên cũng tìm ra địa chỉ trên tờ danh thiếp. Thì ra nó nằm ngay trước mắt. Đối diện với điểm bán bò viên chiên của cha con cô. Ngày ngày nhìn thấy nó, vậy mà... cô phải chạy đúng một vòng thành phố mới tìm ra. Đúng là buồn cười quá!
Để chuộc lại sai lầm hôm qua, sáng nay Kỳ Duyên tìm đến ngân hàng thật sớm. Dù cô biết rõ, mới bảnh mắt ra đã tìm người ta đòi nợ là không lịch sự chút nào. Nhưng ai bảo hắn... thiếu tế nhị với cô trước.
Cạnh bên lý do vô cùng chính đáng kia, cô còn một lý do phụ không kém phần quan trọng. Đó là số tiền sửa chữa chiếc xe đẩy vượt quá mức giới hạn tiền dành dụm của cha con cô. Tối hôm qua, ông thợ bảo... nội tiền kiếng thôi đã sáu trăm ngàn. Chưa nói đến số chén dĩa keo lọ bị bể không còn một cái.
Nhìn trước, nhìn sau, chẳng thấy điểm gởi xe đâu, Kỳ Duyên dựng đại chiếc mini của mình vào cạnh chiếc RonRoll của ai đó mới tinh khôi. Xe không có chống, nên buộc lòng, cô phải dựa hẳn nó vào nhẹ nhẹ thôi. Kỳ Duyên biết nếu mình không cẩn thận sẽ làm trầy chiếc xe đạp của người ta.
Mỉm cười với bóng mình trong gương một cái, Kỳ Duyên đẩy mạnh cửa bước vào. Tay nắm chắc tờ danh thiếp.
Ồ! Đẹp quá! Một khung cảnh huy hoàng tráng lệ đập nhanh vào mắt, làm Kỳ Duyên phải ngây người ra sửng sốt. Cánh mũi phập phồng, cô sung sướng tận hưởng mùi nước hoa thơm ngất quanh mình. Hồn lơ lửng bay theo giai điệu, bỗng trầm một tiếng đàn hòa tấu.
- Xin lỗi, cô cần chi ạ?
Giọng cô thư ký êm như gió, giật mình quay lại, một lần nữa Kỳ Duyên phải ngẩn người ra trước sắc đẹp và cách ăn mặc sang trọng của cô thư ký.
- Có phải cô đến theo thư mời phỏng vấn không? - Nhìn cách ăn mặc của Kỳ Duyên, cô thư ký đoán.
- À... Dạ... - Bỗng trỗi lên ý định muốn tham quan một lần cho biết khung cảnh ngân hàng, Kỳ Duyên gật đầu ngay.
- Vậy thì... mời cô theo tôi - Cô thư ký đi trước dẫn đường. Kỳ Duyên thơ thẩn bước theo sau. Bàn tay cứ rờ mãi lên tường, cô thầm hỏi gạch ở đâu sao đẹp thế? Láng và lạnh, trong như ngọc vậy.
- Cô ở đây đợi đến lượt mình nhé! Tôi đi đây.
Đưa Kỳ Duyên đến một căn phòng có rất đông cô gái trẻ, cô thư ký mỉm cười quay gót. Không cần đoán, cô cũng biết Kỳ Duyên rớt ngay từ cái nhìn đầu tiên của tổng giám đốc rồi. Ai đời đi xin việc mà ăn mặc... kỳ cục vậy.
- Xin cô vui lòng cho xem giấy hẹn - Anh thư ký ngồi ở bàn lên tiếng nhắc. Khi thấy Kỳ Duyên cứ mãi ngẩng đầu ngắm chùm đèn pha lê treo giữa phòng.
- À... hả? - Giật mình, quýnh quáng... không hiểu sao Kỳ Duyên lại chìa ra tờ danh thiếp.
- Giấy hẹn của cô đấy ư? - Giọng anh thư ký ngạc nhiên, lạ lẫm, sợ anh ta đuổi mình ra Kỳ Duyên gật đầu:
- Phải... Anh ta hẹn tôi đến...
- Vậy... cô chờ tôi một lát. - Nói xong anh đứng dậy khẩn trương cầm theo tờ danh thiếp bước vào phòng giám đốc. Đám đông cô gái trẻ đồng hướng mắt ngó Kỳ Duyên chăm chú. Nhún vai, hai tay xòe ra như bảo mình chẳng biết gì, Kỳ Duyên tiếp tục rảo mắt nhìn quanh. Thầm mong người ta đừng vội đưa mình đến gặp Nhã Chí. Cô muốn một lần vào phòng giám đốc. Chắc là... đẹp ghê ghớm lắm.
- Mời cô vào! - Viên thư ký đã trở ra. Anh gật đầu lễ phép.
- Vào đâu cơ? - Chớp mắt, Kỳ Duyên ngây ngô hỏi: - Có phải... phòng giám đốc không. Ôi... Mừng quá!... nhìn anh thư ký gật đầu, cô mừng quá, nhảy cẩng lên hét lớn, mặc cho các cô gái nhìn mình như quái vật: - Cuối cùng rồi mộng ước cũng đạt thành.
- Mời cô! - Một lần nữa viên thư ký chìa tay... Không khách sáo, Kỳ Duyên bước vào ngay. Nghe giọng một người đàn ông cười lớn:
- Mộng ước gì mà cô bé mừng quá vậy? Có thể kể cho ta nghe một chút được không?
- Dạ! - Sựng lại một giây, nhìn kỹ người đối diện. Thấy ông ta sồn sồn trạc tuổi cha mình. Nét mặt hiền hòa, nụ cười độ lượng. Kỳ Duyên không sợ, nói ngay:
- Có gì mà không được, nhưng trước khi nói bác cho cháu hỏi, bác có phải là giám đốc ở đây không?
Vốn nụ cười hiền nở trên môi, ông chậm rãi gật đầu.
- Ồ, hay quá! Vậy là mộng ước của cháu đạt thành một trăm phần trăm rồi đó.
Đôi mày nhíu lại tò mò, ông náo nức:
- Mộng ước gì, cháu nói đi.
Cháu sẽ nói... nói từ đâu cơ. Hai bàn tay chặp vào nhau, đôi mắt Kỳ Duyên liếc về phía bộ salon:
- Nhưng... bác cho phép cháu ngồi vào ghế chứ?
- Ừ... ta quên mất, mời cháu ngồi - Ông vội gật đầu ngay, tự cười cho sự đãng trí của mình.- Cháu uống gì? Bia hay... À không ta quên mất cháu là con gái, không nên uống bia. Ta khui cho cháu một lon coca nhé!
- Không! - Kỳ Duyên lắc đầu ngay - Nếu bác cảm thấy không bị làm phiền, thì xin bác cho cháu một ly rượu trên quầy kia vậy.
- Hả? - Đôi môi ông mở lớn bất ngờ. Chai rượu Kỳ Duyên vừa chỉ chính là chai rượu quý, được sản xuất hơn tám chục năm rồi. Ông chỉ dành đãi bạn thận, và những kẻ biết thưởng thức thôi - Cháu... biết uống rượu ư?
- Dạ không. - Kỳ Duyên cười bén lên - Cháu chưa từng uống bao giờ.
- Vậy sao... - Ông... càng ngạc nhiên hơn. Kỳ Duyên chơm chớp mắt:
- Vì cháu được voi đòi tiên đấy mà. Xin lỗi bác. Cháu sẽ ra ngay không dám làm phiền bác nữa.
- Ồ không! - Ông vội đưa tay cản khi thấy cô dợm đứng lên - À, không cảm thấy phiền. Ta chỉ ngạc nhiên thôi. Sao cháu lại đòi uống rượu khi không biết uống.
- Vì... thưa bác... - Kỳ Duyên nghiêm giọng. Lần đầu tiên được đặt chân vào nơi cao sang quyền quý, cháu bất ngờ và thú vị thật nhiều. Nên... muốn thưởng thức qua một lần cho biết. Đọc sách, xem phim... nghe người ta tả rượu whisky, champagne hoài, cháu không biết mùi vị ra sao, nên mới tự tiện xin bác một ly uống thử.
- Lần đầu tiên cháu đến đây ư? - Ông nhìn cô chăm chú. Kỳ Duyên gật đầu.
- Dạ.
- Thế cảm giác của cháu thế nào? - Như quên mất cương vị của mình và các cô gái chờ đến lượt phỏng vấn ngoài kia, ông để mình bị Kỳ Duyên dắt đi bởi những câu nói ngây ngô, chân thật.
- Tuyệt vời... Hạnh phúc và vô cùng thú vị. Để cháu cứ ngỡ mình lọt vào chốn thiên đàng - Hai tay áp má, mặt Kỳ Duyên mơ mộng - Cháu không thấy mình đang đi trên đôi chân nữa, mà cháu đang bay. Bay giữa không gian thơm ngát và vang lừng tiếng nhạc. Cháu thấy mình như tan biến vào hư ảo... Bao âu lo toan tính đời thường tan biến. Cháu thấy mình là người hạnh phúc nhất đời.
- Chỉ vừa mới đặt chân vào đây thôi. Cháu đã có từng cảm giác rồi ư? Ta thật là không tin nổi...
- Bác không tin cũng phải thôi - Kỳ Duyên chợt trở giọng buồn: - Suốt đời bác sinh ra đã sung sướng thế này rồi. Bác đâu hiểu thế nào là cảm giác bất ngờ, thú vị. Muốn gì được đó nên bác đâu còn mơ ước, hy vọng như những người nghèo bọn cháu.
Thật vậy ư? Ông bỗng ngơ ngẩn hỏi mình. Cái chân lý giản đơn kia sao bấy lâu nay mình không sớm nhận ra được nhỉ? Để cứ phải ray rứt băn khoăn tự hỏi sao cuộc đời mình vô vị quá. Cực cái, bạc tiền, quyền uy có cả... mà cứ nghe thiếu một cái gì. Phải chăng... vì mình đã sống một đời vô vị quá, đơn điệu và buồn tẻ.
- Cháu vẫn chưa trả lời câu hỏi của ta. Lúc nãy cháu bảo mộng ước đã thành. Vậy mộng ước đó là gì?
- Là được vào đây, được gặp bác - Kỳ Duyên nói gọn.
- Hả? - Cái miệng ông há hốc, tròn vo.
Kỳ Duyên cười khúc khích:
- Cháu nói thật. Lúc nãy nói đại với cô thơ ký đến để phỏng vấn, nên khi nghe anh thư ký đòi giấy hẹn. Cháu sợ bị đuổi quá... nên đã vái trời cho mình được vào đây, gặp bác...
- Để làm gì? Cháu muốn xin gì?
- Không! - Kỳ Duyên lắc đầu - Cháu chỉ tò mò muốn xem vẻ sang trọng của phòng giám đốc và nhìn xem sự cách biệt giữa một tỷ phú và một người bán vò viên chiên thôi.
- Chỉ vậy thôi ư? - Ông cảm thấy buồn cười quá - Rồi cháu... đã thấy gì?
- Chẳng thấy gì - Kỳ Duyên nhẹ nhún vai - Cũng giống nhau thôi. Cũng hai con người, có mắt mũi tay chân. Khác chăng là bộ áo quần khoác bên ngoài.
- Lý luận của cháu thật ngộ nghĩnh, khác người ta... - Ngọn đèn đỏ trên bàn chợt sáng, cắt ngang câu nói của ông.
Kỳ Duyên chợt đứng lên:
- Cảm ơn bác đã hạ cố nói chuyện với cháu. Thôi, cháu không làm phiền bác nữa. Xin bác trả lại cháu tờ danh thiếp. Cháu còn phải tìm người.
- Hả?... Cháu đợi ta một lát - Nhấn tay vào nút điện đàm, ông nói - Phiền cậu hủy hết các cuộc hẹn giùm tôi. Buổi phỏng vấn sáng nay tạm ngưng... tôi bận...
- Bác bận ư? - Kỳ Duyên áy náy - Vậy mà cháu...
- Ta bận... là bận tiếp cháu ấy, ngốc ạ! - Với tay lấy chai rượu xuống, ông cười giòn - Uống cùng ta một ly cho biết nhé, thứ rượu này, ngon lắm.
- Vâng! - Không khách sáo, Kỳ Duyên nâng ly uống cạn rồi đắng quá, cô phun ra đất, ho sặc sụa - Ôi... cay quá! Vậy mà bác bảo ngon, bác dụ cháu.
Nhìn Kỳ Duyên ôm cổ chạy nhanh vào toa lét, ông phá lên cười sặc sụa. Thú vị làm sao. Lâu lắm rồi... Ông mới có được một ngày vui như thế. Và... Ô! Hình như... Ông đã hết nhức đầu rồi... Thì ra... thuốc để chữa chứng căng thẳng thần kinh là những câu nói tầm phào, bâng quơ với cô gái trẻ này...
Cô ta là ai thế nhỉ? Tờ danh thiếp xoay nhẹ trên tay, bây giờ ông mới nhớ đến nguyên nhân khiến mình bảo viên thư ký mời ngay Kỳ Duyên vào phỏng vấn mà ông phải chờ theo thứ tự.
Bởi không xa lạ, ông chính là Tổng giám đốc Trần Hữu Vinh, là... cha của... của chủ nhân tờ danh thiếp. Lúc viên thư ký vào chìa ra tờ danh thiếp. Ông cứ ngỡ Kỳ Duyên là cô vợ đã hứa hôn của Trần Nhã Chí. Vì... loại danh thiếp mạ vàng 18 K này... rất được giới hạn phát ra. Chỉ những người thân nhân, thật quan trọng mới nhận được thôi.
Hơn nữa, Nhã Chí là người rất thận trọng và khiêm tốn. Nó không thích phân phát bừa bãi danh thiếp của mình. Nhất là với phái nữ. Dường như... ngoài cô vợ hứa hôn của mình ra... Kỳ Duyên là người đầu tiên nhận được loại danh thiếp mạ vàng này.
- Một lần xin tởn tới già, cháu không bao giờ uống rượu nữa đâu - Kỳ Duyên đã trở ra bàn tay vỗ vỗ vào đầu, than thở.
- Ai uống lần đầu cũng thế - Giật mình ngẩng dậy, ông cười - Ngồi đi cháu. Uống chút nước trà sẽ thấy đỡ hơn.
- Dạ - Kỳ Duyên bưng tách trà ông vừa rót uống ngay. Không ngờ, ly trà nóng quá. Để một lần nữa cô búng văng tất cả ra ngoài đất.
- Cháu thật là... - Tật lưỡi... Ái ngại nhìn cô nhưng ông không thấy bực chút nào. Ngược lại, thái độ của cô càng khiến ông thấy gần gũi, cởi mở hơn.
Rút từ trong túi ra chiếc khăn, ông bảo:
- Lau đi - Rồi mỉm cười, ông nói thêm - Vì nếu ta đoán không lầm, cháu cũng chẳng có khăn đâu.
- Đúng rồi! - Kỳ Duyên gật đầu ngay - Sao bác biết?
Không trả lời, ông lườm yêu cô một cái rồi chìa ra tờ danh thiếp.
- Cháu là bạn của Nhã Chí à? Có phải nó bảo cháu đem tờ danh thiếp này đến đây xin việc làm không?
- Dạ không... - Lại nâng tách trà lên uống, Kỳ Duyên nói thản nhiên - Cháu đến gặp anh ta để đòi nợ thôi.
- Cái gì? - Tờ danh thiếp rớt vội xuống bàn. Đôi mắt ông tròn vo kinh hãi - Nhã Chí thiếu nợ cháu ư? Không thể được.
- Sao không thể? - Kỳ Duyên ngây ngô cãi - Anh ta là người chớ phải thần thánh đâu mà trong người lúc nào cũng sẵn tiền.
- Thế... thế... nó thiếu cháu bao nhiêu? Sao lại thiếu? - Mồ hôi ướt thái dương, trái tim ông đập mạnh, phập phồng - Chắc số tiền lớn lắm Nhã Chí mới phải mượn thôi.
- Dạ... - Không để ý đến thái độ của ông. Kỳ Duyên thao thao nói rõ nguyên nhân khiến Nhã Chí phải thiếu nợ mình - Tất cả tám trăm ngàng. Cháu có chứng từ hoá đơn. Tuyệt đối không ăn gian một đồng một cắc nào.
- Có thế thôi ư? - Nhìn sững Kỳ Duyên, ông bật lên cười sặc sụa - Ôi... vậy mà... cháu làm ta lo lắng suýt chết.
Ngả đầu ra sau, ông trầm giọng:
- Chẳng giấu cháu làm gì. Nhã Chí là con trai ta đó.
- Con trai của bác? - Qúa bất ngờ, Kỳ Duyên nhảy dựng lên, hét lớn - Hèn gì, bác lo cũng phải - Rồi cô hạ giọng - Có phải, bác sợ cháu đến báo mình có thai với Nhã Chí rồi không?
- Hả? - Tóc trên đầu như dựng cả lên, ông quay nhìn Kỳ Duyên trân trối... Vấn đề này... xưa nay ông chưa hề nghĩ tới... Và... dường như... Nhã Chí cũng chưa gặp rắc rối gì... về vấn đề này - Sao cháu lại nói như vậy chứ?
- Vì tư cách của Nhã Chí đã khiến cháu nghĩ đến điều này - Kỳ Duyên đáp gọn, rồi bằng một giọng ấm ức, cô kể ông nghe những lần gặp gỡ của mình cùng Nhã Chí. Cả lời đề nghị khiếm nhã của anh, cô cũng nói huỵt toẹt luôn.
Nó là con bé may mắn được Nhã Chí tha cho như lời viên tài xế nói đấy sao? Ông bắt đầu nhìn kỹ Kỳ Duyên hơn chút nữa. Nhan sắc rất bình thường, nếu không bảo là có chút khó coi. Nhưng... bù lại... con bé có một sức thu hút lạ lùng. Như ngọn lửa ấm áp, như ngọn gió trong lành. Con bé tạo cho người đối diện một cảm giác thân thiết và gần gũi. Có một sức mạnh tiềm tàng, ẩn sâu trong đôi mắt long lanh, sáng rực kia. Cô có thể thuyết phục được trái tim băng giá của ông với những câu bâng quơ, vô nghĩa. Niềm tin về cuộc đời, hạnh phúc, tương lai trong cô không tự tin, mặc cảm, Kỳ Duyên đã khiến mình toa? sáng bằng sự sôi nổi, trẻ trung. Luôn lạc quan tin vào những điều tốt lành, tươi đẹp nhất mà cuộc đời đã tặng cô. Cô đúng là... mẫu người hoàn toàn đối lập cùng Nhã Chí.
- Bác à, Nhã Chí ở phòng nào. Bác có thể chỉ cháu đến gặp không? - Mãi nghĩ ngẩn ngơ ông nghe Kỳ Duyên hỏi, đến khi bị cô kéo tay, ông mới giật mình chợt tỉnh.
- À... Ờ... Nhã Chí không đi làm. Nó ở nhà... cháu có thể đến địa chỉ này tìm nó - Thêm một tờ danh thiếp mạ vàng được trao đi. Không quan tâm đến sự khác biệt của tờ danh thiếp, Kỳ Duyên cho vào túi, nói luôn một hơi dài:
- Cám ơn bác. Bác thật là tốt bụng và nhân hậu. Cháu mời bác, nếu rảnh thì đến nhà cháu chơi. Không thì ghé xe bò viên chiên của cháu. Xe cháu đậu bên kia đường, đối diện với ngân hàng của bác. Cháu sẽ đãi bác ăn một bữa mệt xỉu luôn.
- Được, ta sẽ ghé! - Gật đầu, ông mỉm cười với sự hồn nhiên của Kỳ Duyên. Chà! Tổng giám đốc ngân hàng Nam Á, ăn bò viên chiên lề đường. Một tin đáng được các phóng viên quan tâm đấy...
- Tạm biệt.
Cánh cửa khép nhanh trước mắt. Nghe chuông đồng hồ thánh thót ngân. Ông giật mình chợt nhớ ngân hàng đã đóng cửa lâu rồi.
Mười một giờ ba mươi, một cô gái trẻ không rõ họ tên, rất đẹp đến gặp...
Reng, Reng, Reng...
Bị tiếng chuông làm gián đoạn, Phi Hùng dừng viết, đứng dậy càu nhàu:
- Lại ai nữa đây? Trưa rồi, chẳng để người ta nghỉ...
Cánh cửa mở ra, câu nói một lần nữa bị bỏ ngang. Đôi mắt trợn tròn lên, Phi Hùng lắp bắp:
- Là cô ư? Xin lỗi... cô muốn tìm ai?
Hỏi cho có lẽ vậy thôi, chớ cô gái không cần đáp, Phi Hùng cũng biết. Cô ta đến gặp cậu chủ Nhã Chí đào hoa của nhà mình.
Thế đấy! Nghe cô gái đép đúng dự đoán của mình, Phi Hùng nhẹ thở ra tiếc rẻ. Chẳng ai thoát khoải ma lực của Nhã Chí đâu, cuối cùng rồi... cô gái mà anh khâm phục, cho rằng khác thiên hạ đâu dám từ chối lời mời của Nhã Chí, cũng tự đem thân đến. Chẳng khác gì lũ thiêu thân, không hay mình sắp làm mồi cho lửa. Thật là tội nghiệp.
- Anh à, anh vẫn chưa trả lời tôi. Nhã Chí có nhà không vậy?
- Không! - Phi Hùng nói dối. Nửa không muốn làm phiền Nhã Chí cùng người đẹp đến trước, nửa muốn cứu cô gái trẻ này.
- Không ư? - Đôi môi cô gái khẽ chau - Xe anh ta vẫn còn ở trong nhà kia mà? À... Hay là anh không tin tôi - Như chợt nhớ, cô chìa ra trước mặt Phi Hùng hai tờ danh thiếp.
Ồ! Có cả hai danh thiếp đặt biệt của ông chủ ư? Phi Hùng sững sờ ngó kỹ Kỳ Duyên. Phải cô gái mới đến chính là Kỳ Duyên, cô đã chạy một mạch từ ngân hàng Nam Á đến đây. Quên cả việc phải nhét vào bụng mình một chút gì để lót lòng.
- Tôi không phải tự đến đâu. Ông chủ của anh bảo tôi đến. - Sợ lời nói mình không trọng lượng, Kỳ Duyên đưa ông Vinh ra làm chứng.
- Vậy thì mời cô vào - Mở rộng cánh cửa Phi Hùng bắt đầu nghe nan giải. Không muốn làm mích lòng một trong hai ông chủ của mình, anh đùn hết trách nhiệm này cho Kỳ Duyên.
- Cô lên lầu quẹo trái là đến phòng Nhã Chí. Nhưng tôi nói cho cô biết, cậu ta đang có khách không thích bị ai quấy rầy đâu.
- Không sao đâu - Kỳ Duyên cười thoải mái - Tôi chẳng quấy rầy gì. Chỉ nói vài câu là đi thôi anh đừng ngại.
- Tôi không biết! - Đóng cánh cửa lại, Phi Hùng không bước theo Kỳ Duyên, thầm mong cuộc chạm trán bất ngờ này sẽ làm các cô sáng mắt ra...
Mở cửa, ung dung bước vào nhà, Kỳ Duyên không vội lên thẳng lầu ngay. Một mình... cô thỏa thích tham quan tất cả ngóc ngách của căn biệt thự. Trầm trồ khen ngợi, cô thầm hỏi bao giờ cha con mình mới được hưởng thụ những vật chất tiện nghi này dù chỉ một ngày thôi...
Phòng của Nhã Chí đây - Kỳ Duyên nhận ra ngay qua đôi giày của hắn đặt trước cửa phòng. Cạnh bên còn một đôi giày nữ nữa. À... nhớ rồi, lúc nãy... anh tài xế bảo Nhã Chí đang có khách.
Bạn gái của hắn ư? Kỳ Duyên bỗng thấy tò mò. Cô ta có đẹp không? Hai người đang làm gì trong ấy thế? Có hôn nhau như trong phim không nhỉ?
Mặc dù... rất nhiều lần... nhỏ Như Nguyện kể về nụ hôn của mình với Duy Thành cho cô nghe, nhưng Kỳ Duyên vẫn không sao hình dung nổi. Tại sao yêu nhau là phải hôn nhau. Để hai bờ môi chạm vào nhau như vậy có gớm không? Lỡ người ta có bịnh gì? Ôi... thật là kinh dị. Nhắm đôi mắt lại, Kỳ Duyên rùng mình ghê rợn với cảm giác bị ai đó vừa ăn mắm xong lại hôn mình... Cô không biết ăn mắm tôm đâu...
Mắt Giai Nhân Mắt Giai Nhân - Hạ Thu Mắt Giai Nhân