Số lần đọc/download: 441 / 7
Cập nhật: 2019-12-06 08:59:00 +0700
Những Gì Không Có Trong Sách
D
iều trước tiên cần phải thú nhận rằng tôi đã say sưa đọc cuốn sách này bằng tiếng E-xtô-ni-a, rồi sau đó dịch sang tiếng Nga. Tất cả những gì viết trong sách thật thú vị và dễ hiểu. Mặc dù tôi không có mặt ở E-xtô-ni-a trong thời kỳ được Ê-nô Ra-út đưa vào truyện, nhưng qua bạn bè người E-xtô-ni-a tôi đã biết được nhiều về cuộc sống của họ những năm chiến tranh dưới ách bọn chiếm đóng.
Tôi cho rằng không phải bạn đọc nhỏ tuổi nào của chúng ta cũng thông hiểu đất nước E-xtô-ni-a, lịch sử, địa lý và các phonq tục tập quán ở đó, và những gì mà một em học sinh ở Tan-lin hay ở Ta-rơ-tu-xơ [1] hiểu rõ, thì không nhất thiết một em học sinh Mát-xcơ-va, Nô-vô-xi-biếc, Vla-đi-vô-xtốc, hay ở một nơi nào đó ngoài lãnh thổ E-xtô-ni-a cũng hiểm rõ như vậy, khi đọc sách của Ê-nô Ra-út. Bởi thế cần phải nói với độc giả cuốn sách này đôi điều không thừa và cần nhớ trong khi đọc “Lửa trong thành phố sẩm tối”.
[1] Tên các địa danh ở E-xtô-ni-a - N.D.
Điều thứ nhất, Ê-nô Ra-út là ai? Có thể đây là lần đầu tiên độc giả được làm quen với tên của người này. Thế nhưng tại các trường phổ thông, các lớp mẫu giáo ở E-xtô-ni-a hiếm có em trai em gái nào không biết một trong hai chục cuốn sách của nhà văn thiếu nhi Xô-viết nổi tiếng ấy. Một trong những cuốn sách ông viết cho các em nhỏ nhất có tên là “Cô-rô-tư-sơ” đã được đặc biệt phổ biến ở E-xtô-ni-a. Thậm chí cửa hàng bán đồ chơi ở Tan-lin cũng lấy tên là “Cô-rô-tư-sơ” theo tên chú bé búp bê - nhân vật của cuốn sách. Tuy vậy, Ê-nô Ra-út đâu chỉ viết sách cho các em nhỏ nhất.
Các truyện ông viết cho các em lứa tuổi 12 - 15 cũng rất quen thuộc đối với các em học sinh E-xtô-ni-a. Ngoài tiếng Nga và một số tiếng khác trong liên bang, truyện ngắn và truyện vừa của Ê-nô Ra-út còn được dịch sang tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Tiệp, tiếng Ba Lan và Phần Lan.
Cuốn truyện vừa mà các em sắp đọc đây phần lớn là tự thuật của tác giả. Nhà văn không chút hư cấu: các sự việc dẫn ra trong sách khi thì xảy ra với ông, khi thì với bạn bè thân thuộc của ông. Tác giả chỉ sắp xếp các sự kiện ấy rồi hầu như gắn chúng với một nhân vật của truyện là I-u-lô Pi-khơ-lát.
Các sự việc xảy ra rải rác trong chiến tranh, nhưng trong đó thời điểm xác định là từ tháng 7 năm 1941 đến 22 tháng 4 năm 1943.
Độc giả hẳn đã từng được đọc những cuốn sách tuyệt đẹp viết về cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại, về việc các em đội viên thiếu niên tiền phong và các đoàn viên thanh niên cộng sản tham gia chống quân thù như các cuốn “Đội thanh niên cận vệ”, “Đường phố người con út”. [2]
[2] Nhà xuất bản Thanh niên và Nhà xuất bản Kim Đồng đã dịch in hai cuốn này - N.D.
So sánh “Lửa trong thành phố sẩm tối” với các cuốn đó ta có thể nhận thấy rằng hành vi của bọn xâm lược ở E-xtô-ni-a có phần nào khác với ở các khu vực bị chiếm đóng trong nước Nga, U-cra-i-na và Bạch Nga. Ở đây kể từ khi bọn xâm lược tràn đến các làng mạc, thành phố thì cuộc sống có thay đổi, nhưng không bị đổ vỡ hoàn toàn như ở các nơi kia.
Có thể có người nghĩ rằng cái năm l941 ấy tác giả mới 13 tuổi (đúng như tuổi của nhân vật trong truyện), trí nhớ còn chưa tốt, hiểu chưa chính xác, nên miêu tả sai cuộc sống tronq một thành phố E-xtô-ni-a nhỏ bé dưới ách phát xít Đức. Nhưng tất nhiên không phải như vậy.
Chớ nên quên rằng bọn phát xít khi chiếm đóng nước người đã dùng một mánh lới rất xảo quyệt.
Ngay sau khi xảy ra chiến tranh, các nước cộng hòa vùng Ban tích bị chiếm đóng trước tiên. Và mùa đông năm 1941 khi quân đội phát xít Đức đang tiến về phía Mát-xcơ-va, thì E-xtô-ni-a đã nằm sâu trong hậu cứ của quân đội Đức.
Chú trọng việc giữ yên vùng hậu cứ, bọn Đức đã sớm thi hành mánh lới xảo quyệt, tạo ra một chính quyền tự trị ở E-xtô-ni-a dưới trướng viên tướng tư lệnh Đức. Cũng phải nhớ thêm một bối cảnh rất quan trọng nữa. Đó là trước tháng 6 năm 1940 đất nước E-xtô-ni-a vẫn còn là một nhà nước dân chủ tư sản. Tính cho đến ngày mở đầu cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại, thì chính quyền Xô-viết ở E-xtô-ni-a chỉ mới được 11 tháng. Trong thời gian ngắn ngủi như gậy, quả thật chính quyền Xô-viết ở E-xtô-ni-a chưa thể được củng cố như ở U-cra-i-na, Bạch Nga hay nước Nga là những nơi hầu như đã có gần 25 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tình hình xã hội, kinh tế của E-xtô-ni-a trong những năm 1940 - 1941 cũng khác hẳn tất cả các nơi khác trong Liên bangXô-viết. Ví dụ, ta nhớ thật chính xác thì mãi cho đến trước cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại ở E-xtô-ni-a mới chỉ xây dựng được một ít nông trang, còn việc chuyển sang dùng tiền tệ Xô-viết thì phải đến cuối tháng 11 năm 1940 mới thực hiên được.
Vào cái năm đầu tiên trước chiến tranh và cũng là năm chính quyền Xô-viết được hình thành ở E-xtô-ni-a ấy, trong các trường phổ thông và trung học hầu như vẫn chưa xuất hiện tổ chức Đội thiếu niên tiền phong và Đoàn thanh niên cộng sản. Việc thành tập các tổ chức ấy khi đó mới chỉ bắt đầu và tiến hành trong điều kiện của cuộc đấu tranh chính trị phức tạp.
Giờ đây hẳn độc giả sẽ hiểu được vì sao I-u-lô Pi-khơ-lát và các bạn của em không phải là đội viên thiếu niên tiền phong và vì sao trong sách không thấy nói đến hoạt động bí mật của các tổ chức Đoàn và Đội.
Mặc dù I-u-lô, Ô-lép và Lin-đa không tuyên thệ trước Đội, nhưng các em đó đã hành động như những đội viên thiếu niên tiền phong, như những người yêu nước thực sự.
Lúc đầu I-u-lô và các bạn hiểu một cách ngây thơ theo kiểu trẻ con: chủ nghĩa phát xít là sự thể hiện nỗi bất công, nhưng dần dần các em đã nhận ra một cách nhanh chóng và đầy đủ bản chất thú vật của chủ nghĩa phát xít.
Chăm chú quan sát cuộc sống một thành phố nhỏ bị chiếm đóng, các em khẳng định rằng chủ nghĩa phát xít sinh ra và nuôi dưỡng trong con người tính phản trắc, phản bội, hèn hạ tàn nhẫn đối với kẻ yếu và lòng hằn thù dân tộc.
I-u-lô nói ở trong sách: “Khi đó tôi mới nghĩ ra rằng chủ nghĩa phát xít đang biến con người thành những con thú như vậy đấy. Anh là người Đức, người E-xtô-ni-a, hay người của một dân tộc nào đấy - điều đó không sao cả - nhưng nếu anh trở thành tên phát xít, thì như vậy anh không còn là con người… Và tôi còn nghĩ thêm: khủng khiếp nhất là nhìn bề ngoài những tên phát xít giống hệt con nqười”.
I-u-lô và Ô-lép với tư cách là những hiệp sĩ chân chính của công lý đã tuyên chiến với chủ nghĩa phát xít, và khi đọc sách, hẳn độc giả cũng thấy tính mạng của trẻ em sẽ nguy hiểm và nghiêm trọng biết chừng nào một khi các em hoạt động chống lại bọn chiếm đóng.
Trong truyện của Ra-út chỉ nói về cuộc sống của một vài em học sinh E-xtô-ni-a, nhưng một độc giả có đầu óc suy xét và tập trung tư tưởng sẽ hiểu rằng ở E-xtô-ni-a còn có các em khác cũng giống như I-u-lô và Ô-lép.
Có thể có người sẽ hỏi: tại sao các nhân vật “Lửa trong thành phố sẩm tối” không tìm đến với các du kích hoạt động bí mật, tại sao hoạt động của các em không do người lớn, các đảng viên cộng sản điều khiển? Để trả lời câu hỏi này, ta lại phải quay trở về lịch sử cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại.
Năm 1941 - 1942 phần lớn các chiến sĩ yêu nước E-xtô-ni-a đã gặp phải thảm họa. Do cuộc đấu tranh giai cấp ác liệt và do sự phản bội của một trong những người lãnh đạo hoạt động bí mật ở E-xtô-ni-a mà rất nhiều đảng viên, đoàn viên trụ lại trong vùng giặc chiếm đóng để hoạt động bí mật và tổ chức phong trào du kích đã bị bọn giặc chiếm đóng và bọn tay sai của chúng bắt bớ, bắn chết.
Mãi đến năm 1943 cuộc đấu tranh du kích mới thực sự được triển khai rộng rãi ở E-xtô-ni-a.
… Tôi sẽ rất sung sướng một khi cuốn truyện của Ê-nô Ra-út làm cho các em thích thú và các nhân vật I-u-lô Pi-khơ-lát, Ô-lép Ki-vi-mi-a-ghi, Lin-đa Ve-xcôi-a sẽ trở thành bạn của các em.
Để kết thúc lời tựa nho nhỏ trên đây, tôi muốn nói: cuốn sách này được dịch ra vào đúng dịp hai ngày kỷ niệm vĩ đại của đất nước chúng ta và toàn thế giới. Đó là 100 năm [3] ngày sinh Lê-nin và 25 năm ngày chiến thắng phát xít Đức. Hai ngày kỷ niệm này gắn liền với nhau bởi vì trong cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại, các dân tộc trong đất nước chúng ta đã bảo vệ thành quả cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng 10 vĩ đại mà lãnh lụ là Lê-nin.
Việc dịch và xuất bản cuốn sách này sẽ là một đóng góp nhỏ bé của chúng ta vào ngày hội mừng hai ngày lễ vĩ đại đó.
G.MU-RA-VIN
[3] Cuốn sách này dịch sang tiếng Nga và nhà xuất bản “Văn học thiếu nhi” Mát-xcơ-va in năm 1970.