Tôi chưa từng biết ai phải khổ sở vì làm việc nhiều quá. Chỉ có rất nhiều người khổ sở vì có tham vọng nhiều quá mà lại không có đủ hành động.

Dr. James Mantague

 
 
 
 
 
Tác giả: Franz Kafka
Thể loại: Tiểu Thuyết
Nguyên tác: Das Schloss
Dịch giả: Trương Đăng Dung
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Lê Huy Vũ
Số chương: 20
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2887 / 134
Cập nhật: 2017-05-10 22:13:21 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 2
hi gần đến quán trọ, - K. nhận ra điều này nhờ chỗ rẽ của con đường - rất bất ngờ đối với K. là trời đã tối hoàn toàn. Chàng đã đi khỏi đây lâu như thế ư? Không, theo tính toán của K. thì cùng lắm chỉ mới độ một - hai giờ, chàng xuất phát buổi sáng, đến giờ chưa hề thấy đói, với lại vừa mới đây vẫn còn ánh sáng ban ngày, vậy mà giờ đây bóng tối đột ngột tràn xuống. "Ngày thật ngắn ngủi, thật ngắn ngủi!" chàng thầm nói rồi nhoài người xuống khỏi chiếc xe trượt tuyết, đi về hướng nhà trọ.ười chủ quán đã đứng trên bực tam cấp dẫn vào nhà, đón K. hết sức nồng nhiệt, với chiếc đèn giơ lên cao chiếu thẳng vào chàng. K. chợt nhớ đến người đánh xe, chàng dừng lại, nhưng chàng nghe tiếng ho ở một nơi nào đó trong bóng tối, có thể là ông ta đã đi khỏi. Rồi họ sẽ gặp nhau một dịp gần đây nhất thôi mà! Khi bước đến bên người chủ quán đã chào chàng một cách nhún nhường, chàng thấy cạnh cửa, ở hai phía phải, trái đều có một người đang đứng. Chàng lấy đèn ở tay người chủ quán soi vào mặt họ, và đã nhận ra họ là ai. Chàng đã nhìn thấy họ, tên họ là Artúr và Jeremiás. Họ chào chàng theo lối nhà binh. K. bật cười, sự kính trọng của họ làm chàng nhớ đến thời đi lính hạnh phúc của mình.
- Thế các anh là ai? - chàng hỏi, hết nhìn người này đến người khác.
- Những phụ tá của ông, — họ trả lời.
- Phải, họ là những người giúp việc, - người chủ quán nhấn mạnh, giọng nhẹ nhàng.
- Sao? - K. hỏi. - Các anh là những phụ tá cũ mà tôi đã bảo đi theo, những người mà tôi đang đợi ư?
- Vâng. - họ đáp.
- Được rồi, - K nói sau một lúc im lặng. - Các anh đã đến, thế là tốt. Tuy nhiên, - chàng lại nói thêm sau một lúc im lặng. - các anh đến muộn quá đấy, các anh thật là lười biếng.
- Đường xa quá, — một người trong bọn họ nói.
- Đường xa, — K. nhắc lại. — Nhưng tôi đã thấy các anh đến từ Lâu đài.
- Vâng, — họ trả lời mà không giải thích dài dò
- Thế dụng cụ đo đạc đâu cả rồi? - K. hỏi.
- Chúng tôi không có dụng cụ đo đạc, - họ nói.
- Những dụng cụ đo đạc mà tôi đã giao cho các anh giữ ấy? - K. nói.
- Chúng tôi không có dụng cụ đo đạc, - họ nhắc lại.
- Không thể chịu đựng nổi các anh! - K. nói. - Thế các anh có hiểu gì về công việc đạc điền không?
- Không! - họ nói.
- Nhưng nếu các anh là những phụ tá cũ của tôi thì các anh cần phải hiểu việc đó chứ? - K. nói.
Họ im lặng.
- Nào, các anh hãy theo tôi! - K. nói và bước qua trước mặt họ, vào nhà.
Sau đó, ba người ngồi trong quán không nói một lời cạnh một chiếc bàn nhỏ, bên những cốc bia, K. ngồi ở giữa, những người giúp việc của chàng ngồi ở hai bên. Ngoài chiếc bàn của họ ra, chỉ mới có một chiếc bàn duy nhất có người ngồi, ở đó những người nông dân đang uống như tối hôm qua.
- Tôi sẽ khó khăn với các anh đay, - K. nói, và không ngừng so sánh mặt của họ với nhau. - Tôi phải phân biệt các anh thế nào đây? Chỉ có tên của các anh là khác, còn các anh đều giống nhau như... - Chàng ngắc ngứ, rồi nói tiếp một cách miễn cưỡng - Còn các anh đều giống nhau như là hai con rắn.
Những người đó chỉ cười.
- Người ta vẫn dễ phân biệt được chúng tôi đấy, - một người nói như để tự bào chữa.
- Tôi tin thế, - K. nói, - vì chính tôi đã được chứng kiến, nhưng tôi chỉ nhìn được bằng đôi mắt của mình, và tôi không thấy được sự khác biệt giữa các anh. Cho nên tôi sẽ đối xử với các anh như thể các anh là một người duy nhất, và tôi sẽ gọi cả hai người là Artúr, vì đó là tên của một trong hai người. Có phải tên của anh không? chàng hỏi một trong hai người.
- Không phải, - người đó trả lời, - tôi là Jeremiás.
- Thế nào cũng được, - K. nói - tôi sẽ gọi cả hai anh là Artúr. Nếu tôi bảo đi đâu thì cả hai người cùng đi; nếu tôi giao việc cho Artúr thì cả hai người cùng làm. Đối với tôi, làm như thế rất bất lợi, vì không thể dùng các anh vào từng việc riêng biệt, nhưng lại có lợi thế là các anh phải cùng chịu trách nhiệm đối với tất cả những việc tôi giao phó. Còn các anh phân chia công việc như thế nào, chuyện ấy không dính dáng gì đến tôi, nhưng các anh không thể đổ lỗi gì cho nhau vì trong mắt tôi các anh chỉ là một người duy nhất.
Những người giúp việc nghĩ ngợi rồi nói:
- Điều đó rất khó chịu đối với chúng tôi,
- Tất nhiên, - K. nói, - tất nhiên là khó chịu đối với các anh, nhưng sẽ phải làm như thế.
K. nhìn thấy một người nông dân cứ quanh quẩn hồi lâu bên chiếc bàn của họ, và cuối cùng ông ta mạnh dạn bước đến một trọng hai người phụ tá để thì thầm điều gì đó.
- Xin lỗi, - K nói, rồi đập tay xuống bàn chàng đứng dậy, - đây là những người giúp việc của tôi, bây giờ chúng tôi đang trao đổi, không ai có quyền quấy rầy chúng tôi
- Ô, xin ông cứ việc ạ! - người nông dân nói vẻ sợ hãi rồi lùi về với những người cùng hội.
- Các anh cần phải đặc biệt ghi nhớ điều này, - K. nói và lại ngồi xuống. - Không được chuyện trò với bất kỳ ai nếu không được phép của tôi. Ở đây tôi là người lạ, và nếu các anh là những phụ trá cũ của tôi thì ở đây các anh cũng là người lạ. Chúng ta, ba người lạ, cần phải gắn bó với nhau. Các anh chìa tay ra!
Họ chìa tay về phía K. rất sẵn sàng.
- Các anh hãy đi đi,- K. nói,- lệnh, là lệnh. Bây giờ tôi đi ngủ và tôi khuyên các anh cũng làm như vậy. Chúng ta đã không hoàn thành công việc ngày hôm nay, hôm mai cần phải bắt tay vào công việc sớm. Các anh cần phải kiếm xe trượt tuyết để tôi có thể đi đến Lâu đài, sáu giờ sáng các anh hãy có mặt ở trước nhà với xe trượt tuyết
- Được thôi, - một trong hai người giúp việc nói.
Nhưng người kia nói chen vào:
- Mày nói được thôi, trong khi mày biết là không thể được.
- Im đi! - K. nói. - Các anh đã bắt đầu khác nhau đấy hả?
Bây giờ thì người giúp việc thứ nhất cũng nói:
- Nó nói đúng đấy, người lạ không thể vào Lâu đài nếu không được phép.
- Cần phải xin phép ở đâu?
- Tôi không biết, có lẽ xin ở Quan phòng
- Thế thì chúng ta gọi điện thoại cho ông ta. Các anh hãy gọi điện cho Quan phòng thành ngay bây giờ, cả hai người!
Cả hai người giúp việc đều cùng chạy đến chỗ để máy điện thoại, xô đẩy nhau tỏ ra vâng lời một cách lố bịch, và đã nhận được đường dây liên lạc. Họ hỏi rằng sáng mai K. có thể đi cùng với họ vào Lâu đài được không?
K. ở bên bàn cũng nghe trả lời "không"! Nhưng câu trả lời không chỉ có thể:
- Ngày mai cũng không mà lúc khác cũng không!
- Để tôi gọi cho, - K. nói và đứng dậy.
Không kể đến ông nông dân lúc nãy, cho đến lúc này trong quán rượu người ta không quan tâm nhiều đến K. và những người giúp việc của chàng. Nhưng những lời vừa rồi của K. đã làm cho mọi người chú ý. Những người nông dân đứng cả dậy, và mặc dù chủ quán đã cố gắng giữ họ lại, đám đông vẫn dồn đến bên máy điện thoại, làm thành vòng tròn xung quanh K. Họ đều cho rằng K. sẽ không nhận được câu trả lời. Chàng đã phải yêu cầu họ giữ trật tự, nói chung K. không quan tâm đến ý kiến của họ.
Có tiếng vo ve phát ra từ ống nghe mà K. chưa bao giờ gặp khi gọi điện thoại, như thể đó là sự ồn ào được tạo nên từ vô số tiếng trẻ con - nhưng cũng không phải tiếng vo ve thật mà là tiếng hát xa xôi, bất tận - như thể từ tiếng vo ve ấy, một âm thanh cao duy nhất và mạnh mẽ được tạo ra một cách vô lý, nó đập vào tai như muốn vào sâu hơn cái màng nhĩ mong manh của chàng. K. không nói, chàng chỉ lắng nghe, tay trái chống lên hộp máy. Chính K. cũng không biết mình đã đứng như thế được bao lâu, cho tới khi người chủ quán kéo áo bành tô của chàng vì có liên lạc viên nào đó tìm chàng.
- Đi đi!át giọng tức tối, có lẽ chàng quát thẳng vào ống nghe nên bất ngờ đầu dây đằng kia có người đáp lại. Cuộc nói chuyện đã diễn ra như sau:
- Oszvald đây, ai ở đó? - một giọng nghiêm khắc, kiêu ngạo vang lên. K. nhận thấy giọng nói của người này có một khuyết tật nào đó nên ông ta che giấu nó bằng vẻ nghiêm khắc cố ý.
Chàng ngập ngừng, không muốn xưng danh. Đối diện với máy điện thoại chàng cảm thấy bất lực: người kia có thể nổi cơn thịnh nộ hoặc vứt ống nghe đi và như vậy thì ai mà biết đươc con đường quan trọng nào đó đã khép lại trước mặt K.
Người kia sốt ruột trước sự do dự của chàng.
- Ai đấy? - ông ta lại hỏi và nói thêm: - Tôi rất mừng nếu ở đây các vị gọi điện thoại ít hơn cho, các vị vừa mới gọi chưa đầy một phút.
K. để ra ngoài tai lời nhắc nhở, với quyết định bất ngờ, chàng nói:
- Tôi là phụ tá của ngài đạc điền.
- Phụ tá nào? Ngài đạc điền nào?
Lúc này, bỗng nhiên K. nhớ tới cuộc nói chuyện qua điện thoại hôm qua.
- Ông hãy hỏi Fritz ấy! - chàng nói cộc lốc.
Điều này, thật bất ngờ, đã có tác dụng. Nhưng chàng còn ngạc nhiên hơn, là sự phục vụ nơi văn phòng ở trên đó mới thống nhất làm sao. Người kia trả lời:
- Tôi đã biết. Lại cái ngài đạc điền ấy. Phải, phải. Sao nữa? Phụ tá nà
- József, - K. nói.
Tiếng ồn ào của đám nông dân sau lưng K. đã quấy rầy chàng, rõ ràng họ không thích việc chàng đã nói tên giả. Nhưng K. không có thời gian để ý tới họ, cuộc nói chuyện đã thu hút mọi sự chú ý của chàng.
- József à? - người kia hỏi. - Nhưng tên của các phụ tá là... - ngừng một lúc, chắc chắn ông ta hỏi ai đó, - là Artúr và Jeremiás!
- Đó là những phụ tá mới, - K. nói.
- Không phải. Họ là những phụ tá cũ.
- Họ là những người mới, chỉ có tôi là cũ, hôm nay tôi đến sau ngài đạc điền.
- Không phải, - ông ta kêu lên.
- Thế thì tôi là ai? - K. hỏi với giọng thản nhiên như từ đầu.
Sau một lát im lặng, vẫn cái giọng đó, với cách nói không chuẩn nhưng dường như đã khác, trầm hơn, oai vệ hơn, người kia nói:
- Anh là phụ tá cũ.
Trong khi chú ý đến âm vang của giọng nói ấy, K. suýt nữa buột miệng hỏi:
- Ông muốn gì?
Chàng muốn để quách ống nói xuống cho rồi. Chàng không chờ đợi gì nữa ở cuộc nói chuyện này.
Tuy vậy, gần như bị thôi thúc, chàng vội hỏi
- Thế bao giờ thì ông chủ của tôi có thể đi đến Lâu đài?
- Không bao giờ cả, - ống nghe trả lời.
- Được rồi, - K. nói và treo ống nghe về chỗ.
Ở phía sau, đám nông dân đã chen lấn đến gần chàng hơn. Hai người giúp việc vừa liếc mắt nhìn chàng vừa lo giữ họ lại. Nhưng họ làm việc đó chỉ cho có vẻ, và đám đông thôi không chen chúc nữa, chắc là kết quả của cuộc nói chuyện đã làm họ thỏa mãn. Lúc đó đám đông bị rẽ ra bởi một nguòi đàn ông đi đến từ phía sau với bước chân nhanh nhẹn, người đó cúi xuống trước mặt K. và trao cho chàng một lá thư. K. nhận lá thư, nhưng trước hết chàng nhìn người đàn ông vì đó là việc quan trọng nhất lúc này. Anh ta cực kì giống những người giúp việc, cũng với dáng người dong dỏng trong bộ quần áo chật căng, cũng với cử chỉ hoạt bát và khéo léo như họ. Mặc dù vậy, anh ta vẫn hoàn toàn khác. Nếu anh ta là phụ tá của chàng thì chàng vừa ý hơn biết mấy. Anh ta phần nào làm chàng nhớ tới ngượi đàn bà với đứa trẻ sơ sinh mà chàng đã gặp ở nhà ông thợ thuộc da. Anh ta mặc gần như toàn màu trắng, áo ngoài không phải bằng lụa vì đấy là quần áo mùa đông như của mọi người, nhưng trông mịn màng và sang trọng như lụa. Khuôn mặt anh ta trong sáng với đôi mắt to, cởi mở. Anh ta lấy tay vuốt khắp khuôn mặt có nụ cười rất đáng tin cậy như thể muốn lau đi nụ cười đó mà không lau được.
- Anh là ai? - K. hỏi.
- Tôi tên là Barnabás, - anh ta trả lời, - tôi là ngươi đưa thư.
Anh ta nói năng một cách đàn ông mà môi vẫn khép mở dịu dàng.
- Anh nghĩ thế nào về họ? — K. hỏi và chỉ vào đám nông dân mà chàng vẫn chưa mất hết sự quan tâm. Với những khuô mặt đau khổ, (như thể sọ của họ bị đập từ trên xuống, dẹt ra, và sự đau đớn đó đã tạo nên nét mặt của họ) môi sưng lên, miệng há ra, họ hết nhìn K. lại nhìn sang chỗ khác, ánh mắt họ chỉ lướt qua và trước khi lẽ ra quay trở lại thì nó đã bám vào một vật xa lạ nào đó. Sau đó K. chỉ vào những người giúp việc đang đứng tay khoác tay, má áp vào nhau mỉm cười, không thể biết được họ cười khúm núm hay mỉa mai. Chàng chỉ cho anh ta tất cả những người đó như là đoàn tùy tùng buộc phải có do hoàn cảnh đặc biệt, và chờ đợi - vì cuối cùng sự tin cậy đó chính là điều mà chàng mong đạt được - Barnabás một lần và mãi mãi nhìn thấy sự khác biệt giữa họ và chàng. Nhưng Barnabás, với một vẻ hoàn toàn ngây thơ, đã không hiểu ý, anh ta chỉ nghe chàng như người đầy tớ có giáo dục nghe mọi lời nói của ông chủ, kể cả những lời không liên quan với mình. Anh ta ngoan ngoãn đưa mắt nhìn quanh, vẫy vẫy một hai người nông dân quen biết, và nói vài lời với những người giúp việc. Anh ta làm những việc này một cách thoải mái, tự nhiên mà vẫn không hòa lẫn với họ. Còn K. sau khi bị từ chối như vậy, mà không bị người ta làm cho xấu hổ, chàng nhớ tới lá thư có trong tay, liền mở ra. Thư viết:
"Thưa Ngài rất tôn kính! Như Ngài đã biết, chúng tôi đã nhận Ngài vào phục vụ Bá tước. Cấp trên trực tiếp của Ngài là ông trưởng thôn, người sẽ thông báo cho Ngài về những gì liên quan tới công việc và tiền lương của Ngài, đồng thời Ngài phải chịu trách nhiệm trước ông ta. Tuy vậy tôi sẽ không bỏ quên Ngài. Barnabás, người chuyển lá thư này thỉnh thoảng sẽ quan tâm đến Ngài để biết và chuyển cho tôi những yêu cầu đột xuất của Ngài.
Tôi sẵn sàng làm theo yêu cầu của Ngài trong khả năng có thể. Tôi cho rằng, điều quan trọng nhất là làm cho những người lao động được hài lòng."
Cạnh chữ ký không thể đọc được là hàng chữ: "Chánh văn phòng X."
- Đợi đã! - K. nói với Barnabás đang cúi xuống trước mặt chàng rồi bảo người chủ quán mở cửa một căn phòng, chàng muốn ở một mình chốc lát với lá thư. Cùng lúc đó, chàng nhớ ra rằng Barnabás cho dù hấp dẫn thế nào thì anh ta cũng không có gì khác hơn một người đưa thư; và chàng gọi bia cho anh ta. Chàng để ý xem anh ta đón nhận việc đó như thế nào, và thấy anh ta mừng rỡ uống ngay cốc bia. K. liền đi theo người chủ quán. Trong ngôi nhà nhỏ này, người ta không thể tìm cho chàng một căn phòng nào khác ngoài cái gác xép. Cả đến việc này cũng gặp khó khăn vì phải chuyển hai cô hầu gái ngủ ở đó đi nơi khác. Thực ra thì người ta không thu dọn gì ngoài việc các cô hầu bị đưa ra ngoài: một chiếc giường duy nhất chưa trải ga, vài chiếc gối và một tấm vải thô, tất cả vẫn y nguyên như khi người ta bỏ ở đấy từ đêm trước. Trên tường treo mấy tấm ảnh thánh và ảnh về những người lính. Người ta cũng không thông gió, rõ ràng họ hi vọng rằng người khách mới sẽ không nghỉ ở đây lâu, và họ cũng không giữ chàng ở lại. Nhưng K. hài lòng với những gì đã đạt được. Chàng quấn tấm vải thô quanh người, ngồi xuống bên chiếc bàn và bắt đầu đọc lại lá thư trong ánh sáng của một ngọn nến.
Lá thư không nhất quán, có chỗ người ta nói với chàng như nói với một người tự do, có ý chí riêng: cách xưng hô, hoặc chi tiết nói về những yêu cầu của chàng là những chỗ như thế. Ở chỗ khác thì một cách thẳng thắn hoặc bóng gió, người ta xử sự với chàng như với một người lao động vô danh tiểu tốt, người mà từ chiếc ghế của một ngài Chánh văn phòng nào đó thì khó mà có thể nhận ra, quả là ngài Chánh văn phòng cần phải cố gắng lắm mới không "bỏ quên" chàng. Cấp trên trực tiếp của chàng là ngài trưởng thôn, thậm chí chàng phải báo cáo công việc với ông ta. Và thật chẳng tốt đẹp gì nếu người đồng liêu duy nhất của ông ta là công an thôn. Ở đây rõ ràng có những mâu thuẫn hiển nhiên đến nỗi phải cố ý đưa vào trong thư. K. lập tức gạt ngay ý nghĩ vô lý đối với một đối tượng như thế: phải chăng có cái gì không dứt khoát đằng sau sự việc? Chàng thiên về ý nghĩ coi đây là một sự lựa chọn đưa ra để chàng quyết định: chàng phải đưa ra những kết luận rút ra từ nội dung bức thư; chàng muốn trở thành người như thế nào: một người lao động ở trong làng, với mối quan hệ phô trương nhưng thực chất chỉ là hình thức bề ngoài với Lâu đài; hoặc bề ngoài là người lao động ở làng nhưng trong thực tế thì toàn bộ công việc đều tuân theo những chỉ dẫn của Lâu đài do Barnabás truyền đạt. K. quyết định ngay, mà giá như không được biết gì thêm trong thời gian gần đây thì chàng cũng đã có sự lựa chọn của mình. Chàng chỉ có thể đạt được một điều gì đó trong Lâu đài nếu chàng là một người lao động ở làng, tránh càng xa càng tốt các quan chức ở Lâu đài, mà cả dân làng hiện nay tạm thời chưa tin cậy chàng, họ sẽ có thái độ khác với chàng khi chàng nếu không phải là bạn thì ít ra cũng là người cùng làng với họ. Và nếu không còn có thể phân biệt chàng với Gerstäker hay Lasemann, - một việc cần phải xảy ra gấp vì tất cả đều phụ thuộc vào nó - thì lúc đó chắc chắn cùng một lúc mở ra trước mặt chàng mọi con đường mà đối với chàng sẽ vĩnh viễn khép lại, thậm chí mãi mãi không thể nhìn thấy nếu sự việc chỉ tùy thuộc vào lòng nhân từ của các vị ở trên đó; Tất nhiên một nguy cơ đang tồn tại mà lá thư cũng đã nhấn mạnh, thậm chí là đã vẽ ra có phần thích thú, dường như không thể nào tránh khỏi là phương diện địa vị người lao động của chàng. Lá thư đầy rẫy những chữ phục vụ, cấp trên, công việc, tiền lương, báo cáo, người lao động, kể cả khi nói đến chuyện riêng tư khác thì lá thư cũng xuất phát từ quan điểm đó. Nếu K. muốn trở thành người lao động, thì chàng sẽ trở thành người lao động, nhưng lúc đó là vĩnh viễn, không đường lùi, không có viễn cảnh nào khác. K. biết rằng người ta không đe dọa chàng bằng sự cưỡng chế thật sự, chàng không sợ điều đó mà lại sợ cái quyền uy của ngoại cảnh làm cho mình chán nản, sợ sự dửng dưng, mệt mỏi của mình trước những thất vọng, sợ sức mạnh của những tác động không thể nhận thấy đang từng giây lát có thể đến với chàng. Chàng cần phải chấp nhận cuộc đọ sức với nguy cơ này. Lá thư cũng không giấu giếm rằng nếu phải chiến đấu thì chàng đã có đủ sự dũng cảm để bắt đầu. Lá thư chỉ mới ám chỉ một cách tinh tế mà điều đó chỉ có lương tâm bất ổn, bất ổn chứ không phải xấu thì mới nhận thây; nó ẩn chứa trong ba chữ liên quan đến việc tiếp nhận chàng: "như ngài biết”. Từ khi có mặt, K. có thể biết được, như lá thư nói, là người ta đã tiếp nhận chàng.
Chàng lấy một tấm ảnh từ trên tường xuống và gắn lá thư vào cái đinh ở đó. Chàng sẽ ở trong căn phòng này, lá thư cũng phải nằm ở đây.
Sau đó chàng đi xuống quầy; Barnabás đang ngồi cạnh một chiếc bàn cùng với những người giúp việc.
- Ô, anh đấy à! - K. nói nhưng chàng không có ý định gì với anh ta cả, chỉ tỏ ra vui vì được gặp lại.
Barnabás liền bật dậy. K. vừa mới bước vào, đám nông dân đã đứng lên để được đến gần chàng hơn, dường như họ đã quen túm tụm quanh chàng.
- Các người muốn gì tôi hoài vậy? K. kêu lên. Họ không phật ý, quay lại lê bước về chỗ của mình. Một người trong số họ vừa đi vừa buông một câu có ý phân bua, với nụ cười nghi hoặc (nụ cười đó còn xuất hiện trên vài khuôn mặt khác):
- Biết đâu có thể được nghe tin gì mới.
Rồi y liếm mép, như thể mép là món ăn mới vậy. K. không nói một lời nào làm lành với họ, không sao nếu họ biết kính trọng chàng đôi chút. Nhưng K. chưa kịp ngồi xuống cạnh Barnabás thì đã cảm thấy hơi thở của gã nông dân trên gáy mình. Gã nông dân nói hắn đến lấy hộp đựng muối, nhưng K. đã hét lên giận dữ làm cho gã nông dân bỏ cả hộp đựng muối, chạy mất. Chẳng có gì dễ hơn việc chọc tức K., không cần làm gì khác, chỉ cần xúi giục đám nông dân quấy chàng, chàng thấy sự quan tâm bướng bỉnh của họ còn tồi tệ hơn cả sự xa lánh của những người khác. Đây cũng là một sự xa lánh, bởi vì nếu chàng đến ngồi vào bàn họ, chắc họ sẽ lập tức đứng lên bỏ đi. Nhờ sự có mặt của Barnabás mà chàng không làm ầm lên. Tuy nhiên, chàng cũng đã quay về phía đám nông dân, vẻ hăm dọa, và đám nông dân cũng quay về chàng. K. thấy họ đều ngồi im như hến, không thể nhận thấy có mối quan hệ nào giữa họ với nhau, chỉ có một việc liên kết họ lại đó là ai cũng chăm chăm nhìn chàng. Đột nhiên K. cảm thấy việc họ quanh quẩn bên chàng không phải vì độc ác, có lẽ là họ muốn cái gì đó ở chàng mà không nói được, hoặc nếu không phải thế thì vì thói trẻ con, chỉ vì tính trẻ con thôi, tính trẻ con xem ra phổ biến ở đây. Chủ quán mà không trẻ con à? Lẽ ra phải mang bia đến cho một người khách hàng nào đó thì anh ta lại đứng mọc rễ xuống đất, hai tay bưng hai cốc bia nhìn K. chằm chằm, không nghe thấy chị vợ đang thò đầu ra ngoài cửa sổ nhỏ của nhà bếp mà gào lên điều gì đó.
K. đã phần nào yên tâm, quay về phía Barnabás, chàng muốn đuổi những người giúp việc đi chỗ khác, nhưng không tìm được lý do. Thật ra những người giúp việc chỉ im lặng, chăm chú nhìn vào cốc bia của họ.
- Tôi đã đọc xong lá thư, - K. nói. - Anh có biết thư viết gì không?
- Không, - Barnabás trả lời, nhưng ánh mắt của anh ta dường như nói nhiều hơn.
Có thể là K. đã nhầm, khi thấy ở Barnabás nhiều điều tốt, còn ở những người nông dân là điều xấu, nhưng sự có mặt của anh ta vẫn làm cho chàng thích thú.
- Trong thư cũng nói tới anh, thỉnh thoảng anh cần phải chuyển những lời nhắn tin giữa tôi và ban quản lý, chính vì vậy mà tôi nghĩ là anh biết lá thư viết gì.
- Người ta chỉ giao cho tôi, - Barnabás nói, - chuyển lá thư và chờ ông đọc xong, sau đó, nếu ông thấy cần thiết thì tôi phải mang trở lại ý kiến trả lời bằng lời hoặc bằng văn bản.
- Được rồi, - K. nói. - Không cần phải viết gì cả, anh báo với ngài chánh văn phòng... Tên ông ta là gì nhỉ? Tôi không đọc ra chữ ký của ông ta.
- Klamm, - Barnabás nói.
- Anh báo với ngài Klamm là tôi cảm ơn sự tiếp nhận và sự giúp đỡ đặc biệt của ông ta. Tôi biết đánh giá điều đó một cách thành thực, bởi vì cho đến hôm nay tôi đã làm được việc gì cho ông ta đâu. Tôi sẽ thích ứng với các ý định của ông ta trong mọi việc. Hôm nay tôi chưa có yêu cầu gì đặc biệt cả.
Barnabás chăm chú lắng nghe và đề nghị K. để anh ta nhắc lại lời nhắn tin trước mặt chàng. K. đồng ý, và Barnabás đã nhắc lại tất cả, đúng từng lời, sau đó anh ta đứng dậy, chào tạm biệt.
Suốt thời gian K. đã quan sát khuôn mặt của anh ta. Giờ đây chàng càng nhìn kỹ anh ta hơn. Barnabás cao như chàng, thế mà dường như anh ta nhìn xuống chàng mặc dù nhìn với vẻ khúm núm, vì không thể tưởng tượng được rằng con người này có thể muốn hạ nhục ai đó. Anh ta đúng chỉ là một người đưa thư, thậm chí không biết trong lá thư mà anh ta cần trao tận tay nói gì, nhưng ánh mắt, nụ cười, dáng điệu cử chỉ của anh ta đều như ẩn giấu một thông tin nào đó, mặc dù chính anh ta có lẽ không cảm thấy như vậy. K. chìa tay cho anh ta, chàng nhận thấy ngay là anh ta bị bất ngờ, bởi vì anh ta chỉ muốn tạm biệt bằng một cái nghiêng mình chào.
Anh ta vừa đi khỏi, trước khi mở cửa, anh ta dứng tựa cửa một lúc và nhìn lướt khắp quán trọ nhưng cái nhìn đó không giành cho ai cả, - K. nói với những người giúp việc:
- Để tôi lấy sổ ghi chép ở trên phòng xuống, sau đó chúng ta trao đổi những công việc tiếp theo.
Những người giúp việc muốn đi với chàng.
- Các anh ở lại, - K. nói.
Họ vẫn cứ với chàng, đến nỗi chàng phải nghiêm khắc ra lệnh cho họ một lần nữa.
Barnabás đã không còn ở hành lang nữa, nhưng anh ta chỉ có thể vừa mới đi khỏi đây thôi, cả ở trước nhà K. không nhìn thấy ai. Tuyết lại rơi.
- Barnabás! - chàng gọi.
Không có tiếng trả lời. Anh ta còn ở trong nhà chăng? Chỉ có khả năng đó mà thôi. Mặc dù vậy, K. vẫn lấy hết sức để gọi tên anh ta lần nữa. Tiếng gọi vang lên, lan dài trong đêm. Và từ nơi xa vọng lại tiếng trả lời yếu ớt, Barnabás đã đi xa như thế. K. gọi anh ta quay lại và tự mình cũng đi đến gặp anh ta. Họ đã gặp nhau ở nơi mà từ quán trọ không thể nhìn thấy.
- Barnabás, - K. nói giọng run rẩy, không kìm được - Tôi còn định nói vài điều với anh. Bây giờ tôi mới nhận thấy cái cơ chế này dở quá, nếu tôi cần gì ở Lâu đài thì tôi phải phụ thuộc vào những cuộc thăm hỏi tình cờ của anh. Vừa rồi nếu tôi không đuổi kịp anh. (anh đi như bay ấy, tôi cứ tưởng anh còn ở trong nhà) ai mà biết được tôi phải đợi đến bao giờ mới gặp được anh.
- Ông có thể đề nghị với ngài chánh văn phòng. - Barnabás nói, - rằng tôi hãy đến vào thời gian quy định do ông đặt ra.
- Điều đó sẽ không phù hợp. - K. nói. - Có thể cả năm tôi không có gì để nhắn tin, nhưng có khi anh vừa đi khỏi mười lăm phút là lại có việc gì không thể trì hoãn được.
- Vậy tôi phải báo cáo với ngài chánh văn phòng, - Bamabás hỏi - là phải thiết lập một mối quan hệ khác giữa ông và ông ta không thông qua tôi?
- Không, không, - K. nói, - hoàn toàn không cần làm thế, tôi nhắc đến việc này vì may mắn đuổi kịp
- Chúng ta có cần quay lại quán trọ để ông giao nhiệm vụ mới không?- Bamabás hỏi.
Và anh ta đã bước một bước về phía ngôi nhà.
- Không cần gì phải làm như vậy, Barnabás - K. nói, - để tôi tiễn anh một đoạn thì tốt hơn.
- Tại sao ông không muốn quay lại quán trọ? - Barnabás hỏi.
- Ở đó người ta quấy rầy tôi, - K. trả lời, - chính anh cũng đã thấy đám nông dân làm phiền như thế nào.
- Chúng ta có thể đi lên phòng ông, - Barnabás nói.
- Đó là phòng đầy tớ, bẩn và không được thông gió, - K. nói, - chính vì thế mà tôi muốn đi với anh một lúc để khỏi phải ngồi co quắp ở đó. Nhưng, - chàng nói có vượt lên nỗi e ngại, - anh cho phép tôi được khoác tay anh, anh đi chắc chắn hơn.
Nói rồi chàng khoác tay Barnabás. Trời đã tối hẳn, chàng không nhìn thấy mặt và không thể nhận ra hình dáng của anh ta, nhưng chàng mò mẫm tìm tay anh ta.
Barnabás không phản đối, họ đi ra xa quán trọ. Tất nhiên K. cảm thấy rằng dù cố gắng bao nhiêu chàng cũng không thể theo được Barnabás và kìm bước chân anh ta, rằng điều này trong những hoàn cảnh bình thường còn làm hỏng hết mọi chuyện, nhất là nếu họ rơi vào những ngõ hẻm mà sáng nay K. đã bị ngập trong tuyết thì có lẽ Barnabás phải lôi chàng ra. Nhưng lúc này chàng không lo lắng về những chuyện như thế, và việc Barnabás không nói một lời càng làm cho chàng nhẹ nhõm. Nếu họ đi im lặng như thế này thì rõ ràng là đối với anh ta mục đích duy nhất của họ là đi.
Họ cứ đi mà K. không biết là đi đâu, chàng không tàio định hướng nổi, K, không còn biết là họ đã đi quá nhà thờ chưa? Việc đi bộ đơn điệu càng làm chọ chàng mệt mỏi không làm chủ được những ý nghĩ của mình: những ý nghĩ thay vì hướng tới mục đích, lại cứ rối tung lên. Chàng da diết nhớ quê hương đầy ắp những kỷ niệm. Ở đó cũng có một cái nhà thờ đứng giữa quảng trường chính, bên cạnh khu nghĩa địa cổ có tường cao bao quanh. Có rất ít chàng trai trèo qua được bức tường, một thời gian dài K. cũng không trèo qua được. Không phải họ làm việc đó vì tò mò, cái nghía địa đã từ lâu không còn bí ẩn đối với họ, họ đã nhiều lần đi qua cái cổng có chấn song của nó. Nhưng họ muốn chinh phục bức tường cao, phẳng phiu đó. Một buổi sáng, - ánh sáng tràn ngập quảng trường vắng lặng, K. chưa bao giờ được thấy quảng trường như thế cả trước đấy và về sau này nữa. - K. đã chiến thắng bức tường một cách dễ dàng, bất ngờ. Ở một chỗ thường xuyên chịu thất bại, K. trèo lên bức tường ngay từ cái đà đầu tiên, miệng cắn chặt lá cờ nhỏ. Khi nơi dấu chân chàng những mảnh tường vỡ vụn còn rơi lả tả thì chàng đã ở trên cao. Chàng cắm lá cờ, gió thổi căng tấm vải. Chàng nhìn xuống, nhìn quanh ra cả phía sau nơi có những cây thánh giá gắn sâu vào đất, lúc ấy ở nơi đó không có ai vĩ đại hơn chàng. Nhưng cũng vừa lúc ấy có ông giáo đi qua, ông ta đuổi chàng xuống với cái nhìn tức giận. K. nhảy xuống, đầu gối bị va mạnh, chàng đau đớn lê bước về nhà. Dù thế thì chàng cũng đã ở trên bức tường! Lúc đó K. cảm thấy chiến công ấy tăng thêm sức mạnh cho chàng suốt cả cuộc đời. Mà cảm giác đó đâu phải là vớ vẩn vì cho đến lúc này đây, sau nhiều năm trôi qua, nó lại đến giúp chàng, bên cạnh Barnabás, trong đêm tuyết phủ.
Chàng bám chặt hơn vào Barnabás, anh ta hầu như lôi chàng đi, họ vẫn không phá tan sự im lặng. Họ đang đi về phía nào? Qua trạng thái con đường, K. chỉ biết là họ chưa hề rẽ vào con đường phụ nào cả. K. tự khen mình, vì con đường khó ải và nỗi lo sẽ trở về nhà ra sao đã không cản được bước tiến của chàng. Chàng còn đủ sức để tiếp tục cho con đường lôi cuốn đến cùng. Chẳng lẽ con đường này không bao giờ kết thúc? Ban ngày, Lâu đài ở trước mặt chàng như một cái đích dễ dàng đạt tới. Người liên lạc chắc chắn biết được con đường ngắn nhất đến đấy.
Nhưng bỗng nhiên Barnabás đứng lại. Họ đang ở đâu? Họ không đi tiếp tục được sao? Barnabás muốn chia tay với K.? Anh ta sẽ không làm được điều đó. Chàng nắm chật vào cánh tay anh ta đến mức chàng cũng cảm thấy đau. Hay là đã xảy ra điều không thể ngờ tới: phải chăng họ đã ở trong Lâu đài, hoặc trước cổng của nó? Nhưng theo như chàng quan sát thì họ không hề đi lên phía đồi. Hay Barnabás đã dẫn chàng đi theo con đường dốc khác?
- Chúng ta đang ở đâu? - K. thầm hỏi chính mình hơn là hỏi Barnabás.
- Ở nhà, - Barnabás cũng trả lời như là cho chính mình.
- Ở nhà ư?
- Ông chú ý kẻo ngã, thưa ông. Đường dốc đấy!
- Dốc à?
- Chỉ dốc một vài bước thôi, - Barnabás vừa nói dứt lời đã gõ cửa.
Một cô gái mở cửa, họ đứng trên bậc cửa của một căn phòng lớn, gần như trong bóng tối vì chỉ có một chiếc đèn dầu nhỏ tồi tàn treo ở phía sau, bên trái, trên một chiếc bàn.
- Ai đi với anh đấy, Barnabás? - cô gái hỏi.
- Người đạc điền, - Barnabás trả lời.
- Người đạc điền. - Cô gái nhắc lại giọng to hơn hướng về phía chiếc bàn.
Nghe thế, ở chỗ chiếc bàn, hai người già - một đàn ông, một đàn bà và một c đứng dậy chào K. Barnabás giới thiệu họ là bố mẹ, chị gái và em gái Amána của anh ta. K. không nhìn họ, chàng để cho người ta lột cái áo bành tô ẩm ướt của mình để đem hơ cạnh lò sưởi.
Vậy là không phải họ đã tới đích, mà chỉ là Barnabás đi về nhà. Nhưng nói chung, họ đến đây làm gì chứ? K. kéo Barnabás sang một bên, hỏi:
- Tại sao anh về nhà? Hay là các anh đang ở trong khu vực của Lâu đài?
- Khu vực của Lâụ đài ư? - Barnabás nhắc lại như thể anh ta không hiểu ý K.
- Nhưng từ quán trọ anh đã muốn đi đến Lâu đài cơ mà? - K. nói.
- Không, thưa ông, - Bárnabás trả lời. — Tôi muốn đi về nhà, buổi sáng tôi mới vào Lâu đài, tôi không bao giờ ngủ đêm ở đó.
- À, thì ra vậy, - K. nói, - tóm lại anh không muốn đi đến Lâu đài, mà chỉ muốn đến đây.
Nụ cười của Barnabás dường như nhợt nhạt hơn, và toàn bộ con người thực của anh ta toát lên vẻ kém cỏi, vô vị.
- Tại sao anh không nói trước cho tôi điều đó?
- Ông không hỏi, thưa ông, - Barnabás trả lời. - Ông chẳng bảo là còn muốn giao một việc gì đó, nhưng không phải ở trong quán, cũng không ở trong phòng ông. Tôi nghĩ rằng ở chỗ bố mẹ tôi đây ông có thể giao nhiệm vụ cho tôi một cách đàng hoàng. Nếu ông ra lệnh, họ sẽ rời khỏi đây ngay. Ông có thể nghỉ đêm ở chỗ chúng tôi nếu ông thích ở đây hơn. Có lẽ tôi đã làm một việc không đúng?
K. không biết trả lời gì. Tóm lại là một sự hiểu lầm, một sự hiểu lầm tầm thường, tai hại và chàng đã mình cho sự hiểu lầm đó vô điều kiện. Chàng đã để cho chiếc áo chẽn, màu lục của Barnabás quyến rũ. Giờ đây, khi anh ta mở khuy, trên bộ ngực khỏe mạnh, rắn chắc của một kẻ đầy tớ, phía trong lớp áo chẽn thò ra chiếc áo sơ mi thô, cáu bẩn và xám xịt đã vá chằng vá đụp. Tình cảnh của anh ta thật là ngao ngán quá mức: một ông bố già nua, bị bệnh thống phong, bàn tay mò mẫm bước đi bằng đôi chân cứng đờ; một bà mẹ hai tay áp chéo lên ngực, béo đến mức không bước đi nổi. Cả hai người, ông bố và bà mẹ, đều đã tiến về phía K. từ nãy, ngay khi chàng mới bước vào, vậy mà họ vẫn chưa đến nơi. Hai cô gái tóc vàng đều giống nhau và giống cả Barnabás nữa, nhưng họ sắc nét hơn và to người hơn. Họ đứng bên người lạ và đợi K. chào hỏi ít ra chỉ một lời thôi. Nhưng K. không biết nói gì. Chàng tưởng rằng ở trong làng ai cùng có tầm quan trọng đối với chàng. Điều đó quả là đáng như vậy, chỉ có ở đây, những người này là không liên quan gì tới chàng. Nếu còn đủ sức một mình vật lộn với con đường để trở về quán trọ thì ngay lập tức chàng đã lên đường. Cái khả năng sáng sớm mai K. cùng Barnabás đi vào Lâu đài lại càng không quyến rũ chàng. Ngay bây giờ, trong đêm, chàng muốn lọt vào Lâu đài với sự dẫn đường của Barnabás mà không ai có thể nhìn thấy, nhưng đó là với một Barnabás mà chàng biết trước đây: người gần gũi nhất đối với chàng so với bất kỳ ai chàng đã gặp giữa đám dân làng, người mà chàng cứ tưởng là có quan hệ mật thiết với Lâu đài. Nhưng đi với một đứa con trai của gia đình này, - anh ta hoàn toàn thuộc về gia đình, và đang ngồi bên bàn với họ - khoác tay với người mà rõ ràng là ngủ ở Lâu đài cũng không được phép, giữa ban ngày ban mặt như vậy thì chàng xin chịu, việc đó sẽ là một thử nghiệm vô vọng, buồn cười.
K. ngồi xuống bệ lò sưởi ở dưới cửa sổ với quyết định sẽ nghỉ đêm tại đây, và sẽ không nhận một sự phục vụ nào của gia đình. Chàng cảm thấy những người dân làng đã đuổi hoặc sợ chàng đều ít nguy hiểm hơn: thực ra, họ bỏ mặc chàng và cho chàng tập trung sức mạnh; còn những kẻ giúp việc giả vờ thì chỉ với màn kịch nhỏ đóng mau lẹ như thế này họ đã đưa chàng đến nhà thay cho Lâu đài, thực chất là đánhạc hướng chàng, dù họ muốn hay không, làm cho sức chàng suy kiệt. Không để ý là người ta đã mời mình đến chiếc bàn gia đình, chàng tiếp tục ngồi trên bệ lò sưởi, đầu gục xuống.
Lúc này Olga, người hiền lành nhất trong số hai cô gái, với cử chỉ bối rối của thiếu nữ đứng dậy đi đến bên K., và mời chàng tới bên bàn. Bánh mỳ và thịt mỡ đã được bày ra, bây giờ cô ta sẽ mang bia tới nữa.
- Lấy bia ở đâu? - K. hỏi.
- Ở quán rượu, - Olga trả lời.
K. mừng vì câu trả lời, và đề nghị cô gái đừng đi lấy bia nữa, mà hãy đưa chàng đến quán rượu, ở đó chàng còn một vài việc quan trọng khác. Nhưng hóa ra Olga không muốn đi đến quán trọ xa của K. mà đến một quán rượu khác, gần hơn, quán Ông chủ. Mặc dù thế K. vẫn yêu cầu cô ta cho chàng đi cùng, chàng nghĩ mình có thể ngủ ở đó. Dù có phải nhận một chỗ nghỉ tồi tàn như thế nào thì chàng cũng cứ quý hơn cái giường tốt nhất mà người ta dành cho chàng ở đây, trong cái nhà này. Olga không trả lời ngay, mà quay nhìn lên phía trên chiếc bàn. Em cô đứng dậy gật đầu và nói:
- Nếu ông ấy muốn thì…
Sự đồng ý này suýt nữa đã làm cho K. từ bỏ yêu cầu của mình: chàng sẽ không đạt được gì nhiều với việc người ta đồng ý dễ dàng như thế. Nhưng khi họ bắt đầu tranh luận rằng người ta có để K. vào quán rượu không, và mọi người đều tỏ ra nghi ngờ điều đó, thì chàng lại muốn đi với cô gái bằng bất kỳ giá nào. Chàng cũng không có nghĩ ra lý do gì hợp lý đối với yêu cầu của mình cả, gia đinh này cứ việc hiểu như họ hiểu, thật sự chàng không cảm thấy có điều gì xấu hổ trước mặt họ. Chỉ có một mình Amália trong sự thờ ơ của mình đã làm chàng lúng túng bằng ánh mắt nghiêm nghị, nhìn thẳng, không xúc động, thậm chí hơi đần đ
Trên đoạn đường ngắn đến quán rượu, K. đã khoác chặt tay Olga, vì không thể tự giúp mình bằng cách nào khác, gần như chàng để Olga kéo đi như trước đấy đã làm với em trai cô. K. được biết thực ra cái quán này chỉ phục vụ cho các quý ông ở Lâu đài: nếu họ có việc gì trong làng, họ sẽ ăn và ngủ ở đây. Olga nói với chẳng một cách nhỏ nhẹ gần như là tin cẩn, đi với cô thật thích, gần giống như đi với em trai cô vậy. K. cảnh giác với cảm giác thích thú đó, nhưng tuy thế, chàng vẫn cảm thấy nó.
Quán này, bề ngoài rất giống với quán trọ mà K. đã ở. Ở trong làng nói chung không có những sự khác biệt gì lớn, nhưng có thể nhận thấy ngay những khác biệt nho nhỏ tại đây: Trên bậc thang của lối đi vào có lan can, phía trên cánh cửa có ngọn đèn đẹp soi sáng. Khi bước vào, trên đầu họ có tấm vải gì khẽ đung đưa: đó là lá cờ gắn gia huy bá tước. Ở hành lang, họ gặp ngay người chủ quán, chắc là ông ta đang thực hiện vòng tuần tra của mình. Ông ta nhìn K. dò xét từ đầu đến chân một cách buồn ngủ bằng đôi mắt ti hí, nói:
- Ngài đạc điền không được đi quá quẩy bán rượu.
- Tất nhiên, - Olga nói, cô lập tức đứng về phía K, - anh ấy chỉ tiễn tôi.
K. thì ngược lại, đã bỏ Olga ở đấy một cách bạc bẽo và gọi người chủ quán ra một chỗ. Suốt thời gian đó, Olga kiên nhẫn chờ đợi ở cuối hành lang.
- Tôi muốn ngủ ở đây, - K. nói.
- Rất tiếc, việc đó không thể được, - người chủ quán nói. - Hình như ông chưa biết quán này chỉ dành riêng cho các quý ông của Lâu đài.
- Tôi tin rằng đây là nguyên tắc, - K. nói. - Nhưng dù thế nào thì tôi cũng có thể ngủ ở đây, trong một góc nào đó chứ!
- Tôi rất sẵn sàng làm theo ý ông, - người chủ quán nói. - nhưng, chưa nói đến sự nghiêm ngặt của quy định, mà ông là người từ xa đến nên chưa rõ, yêu cầu của ông không thực hiện được còn vì các quý ông của Lâu đài cực kỳ nhạy cảm, tôi tin là họ không chịu nổi dù chỉ tình cờ phải nhìn thấy người lạ. Nếu tôi cho phép ông ngủ đêm ở đây, nhưng do một sự ngẫu nhiên nào đó họ phát hiện ra, mà sự ngẫu nhiên thì bao giờ cũng ưu ái cho các quý ông, thì chẳng những tôi hết đường sống mà ông cũng thế. Điều này nghe buồn cười, nhưng đúng như vậy đấy.
Cái ông cao lớn, quần áo nai nịt bó sát người này một tay chống lên tường, tay kia chống vào hông, chân đứng bắt chéo, đầu hơi cúi xuống phía K., đã nói chuyện với chàng một cách tin cẩn như thế ông ta không liên quan lắm đến làng, dù rằng bộ quần áo màu tối của ông ta vẫn toát lên vẻ trịnh trọng một cách quê mùa.
- Tôi tin từng lời ông nói, - K. nói, - và cũng không hạ thấp ý nghĩa của các quy định, khi tôi diễn đạt một cách vụng về. Tôi tha thiết muốn lưu ý ông rằng tôi có những mối quan hệ quý giá trong Lâu đài, và tôi sẽ còn có được những quan hệ quý giá hơn thế. Những mối quan hệ này bảo đảm cho ông đối mặt với mọi sự nguy hiểm xảy ra do tôi ngủ ở đây, và cam đoan với ông rằng tôi sẽ có dịp đền ơn hậu hĩ cho ông vì một chút hảo tâm này.
- Tôi biết, - ông chủ quán nói, và nhắc lại: - Tôi biết điều ấy.
K. đã định đề đạt rõ hơn yêu cầu của mình, nhưng câu trả lời này đã làm chàng bối rối, nên chỉ hỏi:
- Hôm nay, có nhiều quý ông ở Lâu đài ngủ tại đây không?
- Về phương diện đó thì hôm nay tình hình thuận lợi, - ông chủ quán nói với vẻ gần như là khích lệ, - chỉ có một quý ông ở lại đây.
Nhưng K. vẫn cứ do dự, mặc dù hi vọng rằng chàng đã được chấp nhận, chàng chỉ quan tâm đến cái tên của quý ông của Lâu đài.
- Klamm, - ông chủ quán trả lời vẻ không quan trọng, rồi quay lại với bà vợ đang loạt xoạt bước đến gần họ trong bộ quần áo người thành phố cũ kỹ một cách kinh ngạc, dầy đặc nếp gấp và đường viền xoăn tít, may từ một loại vải mịn màng. Bà ta đến gọi ông chủ quán vì ngài chánh văn phòng muốn nói với ông ta điều gì đó. Ông chủ quán trước khi đi khỏi đã liếc nhìn K. như thế giờ đây không phải ông ta mà chính chàng phải tự quyết định lấy việc ngủ đêm ở đó. Nhưng K. không biết nói gì cả, chính việc ông chánh văn phòng của chàng đang ở trong ngôi nhà này đã làm cho chàng lúng túng. Tuy không ý thức rõ điều này, nhưng chàng cảm thấy mình bị trói buộc bởi sự hiện diện của Klamm hơn là các quy định của Lâu đài. Chàng không sợ bị Klamm bắt gặp chàng ở đây trong ý nghĩa mà ông chủ quán nghĩ, thế nhưng lại rất khó xử, như thể chàng gây ra nỗi đau khổ một cách nông nổi cho người mà chàng chịu ơn. Bên cạnh đó điều tác động mạnh đến chàng là chàng đã thấy trong sự do dự của mình cái cảm giác đáng sợ của sự phụ thuộc đối với ông chủ và cái cảm giác đó mạnh đến mức chàng không đủ sức vượt qua. Chàng đứng cắn môi, im lặng. Ông chủ quán, trước khi biến mất sau cánh cửa, còn quay lại nhìn K. lần nữa, K. nhìn theo ông ta, và đứng yên không nhúc nhích cho đến khi Olga bước đến, đưa chàng đi ra nơi khác.
- Anh muốn gì ông chủ quán? - cô hỏi.
- Tôi muốn ngủ đêm tại đây, - K. nói.
- Nhưng anh ngủ ở chỗ chúng tôi cơ mà,- Olga ngạc nhiên, nói.
- Tất nhiên, tất nhiên. - K. nói, và Olga có thể hiểu câu đó như thế nào tùy ý.
Lâu Đài Lâu Đài - Franz Kafka Lâu Đài