Số lần đọc/download: 17873 / 51
Cập nhật: 2015-05-24 22:30:50 +0700
Chương 2
S
au vụ Đánh ghen đêm đó, Hạnh Phượng trở thành người “có thế lực” nhất trong nhóm phục vụ, vì cô chủ Nhỏ Tú Anh trở nên ưu ái cộ Nguyệt hết dám kiếm chuyện với cộ Thảo cũng được yên ổn theo. Nói chung là Hạnh Phượng hoàn to…àn thỏai mái khi đdi làm, nếu không xảy ra một chuyện.
Tối nay trên đường về, cách quán khỏang hơn trăm thước, Hạnh Phượng thấy hai thanh niên đứng chận đầu xe cộ Trong một thoáng, tim cô đập loạn vì sợ. Nhưng nhìn cách ăn mặc và thái độ Lịch sự của hai người, cô bớt run. Và cô lấy giọng hiên ngang:
- Các anh muốn gì ở tôi? Tôi không có tiền nhiều đâu, tôi làm chạy bàn đấy.
- Tụi tôi không chận đường giật tiền của cô, cô đừng sợ.
- Thế anh muốn cái gì? Nè! Tôi la lớn lắm đó. Tôi không sợ ai đâu đấy.
Anh ta vội khóac tay như ngăn lại:
- Cô đừng la, đừng làm lớn chuyện. Tụi tôi chỉ mời cô đdi theo tụi tôi, không hại gì cô đâu.
Hạnh Phượng bất đầu run, nhưng vẫn nói cứng:
- Tại sao tôi phải theo anh? To…^i chẳng đdi đâu hết.
- đdến chỗ này chỉ có lợi cho cô thôi.
- Tôi… không tin, đừng có gạt. Tránh đường cho tôi đdi! Nếu không, tôi sẽ la lên đó.
- Xin cô đừng la, tôi mời rất lịch sự mà.
- đân lịch sự chả ai mời người ta vào đêm khuya, áp tải th`i có. Tôi chẳng đi dâu cả.
Thấy hai người nhìn nhau như dò ý, cô bèn buông xe bỏ chạy. Hành động đột ngột của cô làm cả hai chẳng thể Làm gì khác, ngòai việc hành động chớp nhóang. Thế là một người phóng tớI chụp lấy Hạnh Phượng. Việc đầu tiên của anh ta là giữ chặt miệng cộ Sau đó, một chiếc xe màu đen lướt tớ Hạnh Phượng bị đặt vào trong xe gọn gàng như một chiếc hộp.
Chiếc xe lướt đi, cánh cửa khép kín. Đến lúc này, hai người thanh niên mới buông Hạnh Phượng ra. Cô ngồi ngay ngắn lên, nói như hét:
- Các anh làm gì vậy, sao lại bắt tôi?
- Xin cô đừng giận. Tại cô làm dữ nên tụi tôi phải dùng cách này, sợ Gặp công an.
- Y như một vụ Bắt cóc vậy. Tại sao các anh bắt tôi chứ?
- Không phải bắt, mà mời cô đến gặp một người. Người đó chỉ mời cô đến chơi thôi. Lát nữa gặp, xin cô đừng kể lại việc làm của tụi tôi.
- Nếu tôi kể thì sao?
- Thi tụi tô sẽ bị mắng, xin cô giúp giùm cho.
Cách nói chuyện quá khiêm tôn đó khiến Hạnh Phượng thấy lạ Cô lạ lùng nhìn ngưòi bên trái, rồi xoay qua nhân vật bên phải:
- Vậy các anh đưa tôi đi đâu vậy? Người đó là ai?
Hai người kia chưa kịp trả lời thì xe đã rẽ vào sân một khu nhà lớn rồi chạy thẳng vào garạ Họ mở cửa lịch sự mời Hạnh Phượng bước xuống. Hạnh Phượng nhìn quanh:
- đdây là đâu vậy?
- Mời cô đi lối này.
Mọi người vào cửa nhỏ. Hạnh Phượng nhìn ra ngườioai. Cô thấy gian tiền sảnh rộng, rất sang trọng. Phía tường la `quầy dài, các cô gái mặc đồng phục đứng sau quầy, một cô đang đưa chìa khóa cho khách.
Hạnh Phượng buột miệng:
- Ở đây là khách sạn ha?
- Khách sạn Giang Đông.
- Hả!
Thấy cô tròn xoe mắt, một người giải thích:
- Anh Đông mời cô đến chơi. Xin mời cô đi lối này.
Hạnh Phượng máy móc đi theo họ Moi ngoi băng qua gian tiền sảnh, vào phòng bên cạnh. Đó là nhà hàng cũng rộng không kém. Bàn ghế sang trọng, bài trí rất đẹp. Hạnh Phượng nhìn quanh. Cô nhận ra chỗ này mình đã đến rồi. Cách đây mấy năm, lúc đó ba cô đưa cả gia đình đến ăn, nhưng lúc đó cô còn nhỏ nên không để ý xung quanh, và cũng không quan tâm đó là chỗ nào.
Giang Đông đang ngồi ở một bàn cuối phòng. Giờ này vắng khách nên rất yên lặng. Thấy Hạnh Phương, anh đứng dậy, chìa tay ra:
- Chào cô bé.
Anh ra hiệu cho hai người kia rút lui, rồi ngồi xuống. Hạnh Phương cũng ngồi theo phía đối diện. Cô bất mãn nhìn Giang Đông:
- Tôi không đồng ý anh làm như vậy.
Mặt Giang Đông khẽ nhướng lên như ngạc nhiên. Có lẽ Hạnh Phương là người đầu tiên có thái độ như vậy. Những cô gái được anh mời đến trước đây cô thì làm ra vẻ e thẹn nhút nhát, cô thì sóng mắt đưa tình sành sỏi. Hình như cái cô chạy bàn này không cảm nhận được sự hân hạnh của mình.
Tuy vậy, anh ta cũng mỉm cười:
- Cô bé không thích?
- Tất nhiên rồi. Làm sao tôi thích nổi kiểu mời áp đặt như thế, mà tôi cũng đâu có quen anh.
- À!
- Anh gọi tôi đến chi vậy?
Giang Đông có vẻ bất ngờ vì cách nói thẳng thừng đó. Anh mỉm cười. Vẫn là nụ cười ngọt ngào mà luôn ẩn chứa một cái gì đó, có thể là đe dọa.
Thấy anh ta không trả lời, Hạnh Phương cố hỏi cho bằng được:
- Anh muốn tôi đến đây chi vậy, có chuyện gì không?
- Em bao nhiêu tuổi vậy, cô bé?
Hạnh Phương hơi khựng lại, nhưng cũng trả lời:
- Hai mươi.
Giang Đông gật đầu liền mấy cái như nghĩ chuyện gì đó, rồi lại hỏi chuyện khác rất thẳng thắn:
- Anh đã cho em cái hẹn, sao em không đến?
- Tôi thấy đâu có chuyện gì đâu mà tìm anh. Mấy người đó đâu có tới gây hấn với tôi, mà nếu gây, chắc tôi cũng tự xoay xở được.
- Chắc không?
Hạnh Phương hơi ngần ngừ. Cô biết mình hơi "nổ". Dĩ nhiên làm sao mà cô xoay xở nổi với mấy bà chằn to đùng như thệ Nhưnmg đã lỡ nói nên cô phải nói tới. Cô gật đầu:
- Chắc chứ.
Giang Đông như lo lắng:
- Hôm đó, anh thấy bà ta hất nhẹ một cái, em đã bay xuống đất như chú gấu nhồi bông bị ném.
Hạnh Phương hơi quệ Cô vô tình luồn tay trong tóc, vuốt mãi mấy sợi tóc rối và nói như bào chửa:
- Vì lúc đó bất ngờ quá nên tôi né không kịp.
- Vạy sao.
Giang Đông làm ra vẻ rất tin, nhưng cách nói của anh thì rỏ ràng là chăm chọc hài hước, kín đáo.
Hạnh Phương liếm môi:
- Anh gọi tôi đến chỉ vì hỏi chuyện đó thôi à?
- Tất nhiên. Ngoài ra, anh cũng muốn ca ngợi tính can đảm của em.
- Anh đừng có mỉa mai tôi đấy.
- Hoàn toàn không. Em rất gan khi dám nhảy vào can thiệp. Sao vậy?
- Đâu có gì. Tại thấy mấy người đó ngang quá, nên tôi tức mình nhào vô đại.
- Không suy nghĩ đắn đo à?
- Suy nghĩ gì bây giờ?
- Phải biết sợ chứ.
- Lúc đó, tức quá tôi không thấy sợ.
Một nụ cười thoáng trên môi Giang Đông, rồi anh ta trở lại vẻ trầm tĩnh:
- Nếu tôi không cấm họ, có lẽ em chẳng được yên thân từ hôm đó rồi.
Hạnh Phương lúng túng:
- Ờ... Tôi không nghĩ gì xa cả. Cám ơn anh nghè.
- Anh muốn em tới đây để bồi thường cho em. Anh đã có ý trông em đến.
Hạnh Phương xua tay:
- Thôi khỏi. Té chút xíu có gì đâu mà đòi bồi thường. Má nếu có, thì phải để chị Tú Anh, chứ đâu phải anh.
- Có lẽ em không biết bắt lấy cơ hội đó, cô bé.
- Anh nói vậy là sao? Tôi không hiểu.
- Khi anh cho em danh thiếp, tức là anh muốn dành một đặc ân cho em. Không phải bất cứ ai, anh cũng cho địa chỉ nầy.
Hạnh Phương vẫn không hiểu:
- Thì sao? Hãy nói cụ thể hơn đi.
Giang Đông nhìn cô thật lâu rồi ngả người ra sau:
- Từ đây về sau, nếu muốn em có thể đến gặp anh bất cứ lúc nào, dĩ nhiên là phải gọi điện trước.
- Chắc không cần gì đâu. Dù sao tôi cũng cám ơn sự can thiệp của anh, anh tốt thật đó. Cám ơn anh nghe.
Giang Đông không nói gì, chỉ tiếp tục nhìn cô đăm đăm. Hành Phương thấy sợ, cô len lén nhìn quanh rồi dè dặt:
- Tôi về nha, chào anh.
Cô định đứng dậy, nhưng Giang Đông đã lên tiếng:
- Em khoan về.
- Sao vậy? Anh còn muốn gì nữa đây?
- Anh đã chuẩn bị tiền bồi thường cho em, coi như thay cho bảo hiểm.
Vừa nói, anh vừa lấy một bao thư trong túi áo đến trước mặt Hạnh Phương. Cô lập tức lắc đầu:
- Tôi không có bị thương, té chút xíu thôi mà. Tôi không lấy đâu, cám ơn anh nghe. Thế tôi về được chưa?
Giang Đông đứng dậy:
- Để anh đưa em về.
Anh nghiêng người cầm bao thư trên bàn, nhưng không bỏ vào túi áo. Bằng một cử chị lịch sự, anh chỉ tay về phía bên trái.
- Em đi ngã nầy.
- Dạ.
Hạnh Phương lững thững đi theo Giang Đông. Đến ngang cầu thang, cô chợt thấy Thuý. Cô ta đứng chỗ khuất ánh sáng, tay khoát trước ngực. Cô ta tựa vào lan can trong một tư thế bất động. Đôi mắt cô ta nhìn Hạnh Phương chầm chầm, cái nhìn tối tâm và mệt mỏi.
Hạnh Phương cũng nhìn lại cô tạ Vừa đi, cô vừa suy nghĩ về sự có mặt kỳ lạ của cô ta ở đây, đến nỗi ra đến cửa có còn ngoái lại nhìn.
Giang Động quay lại, nhìn theo hướng mắt Hạnh Phương. Khuôn mặt anh ta chợt trở nên lạnh lùng và anh ta choàng tay qua lưng cô.
- Đừng nên quan tâm những gì không liên quan đến em.
- Có lẽ chị ấy tưởng tự tôi đến tìm anh, hoặc hiểu xa hơn. Anh giải thích đi nhé. Không ấy lại giống như lần trước.
Hạnh PHương vừa nói vừa lách người khỏi tay Giang Đông.
- Em đã biết sợ?
Anh hỏi với một nụ cười. Bị chạm tự ái, Hạnh PHương hếch mũi lên:
- Tại sao tôi phải sợ chứ? Tôi không sợ ai cả.
- Dù sao em cũng nên tập sợ, nhất là sự quấy nhiễu.
- Anh nói cái gì?
Giang Đông cầm tay cô lên, đặt bao thư vào rồi khép những ngón tay cô lại:
- Đừng từ chối, cầm đi!
Hạnh Phương lắc đầu:
- Tôi không nhận đâu.
Cô chợt quay đầu nhìn vào trong kia. Thủy đã rời cầu thang cô ta đứng giữa phòng nhìn ra. Một bên khóe mép của cô ta nhếch lên nụ cười mỉa mai, răn đẹ Hạnh Phương chợt thấy tức, nhưng không có thời giờ để phân tích mình tức cái gì. Cô mím môi:
- Bộ anh hay cho tiền con gái lắm hả? Tôi không muốn chị ta hiểu lầm tôi đâu. Nếu chị Thủy kéo người đến đánh tôi như chị Tú Anh, tôi sẽ...
Không tìm ra cách gì để dọa được Giang Đông, có hừ một tiếng rồi ngoe nguẩy bỏ đi. Được một đoạn, cô dừng lại:
- Anh đừng có đưa tôi về đấy, vô mà thanh mình với chị ấy đi.
Thấy Giang Đông cười, cô háy anh ta một cái và quay người lại đi tiếp. Chuyện như vậy chẳng có gì đáng cười, vậy mà anh ta có thể vui được, thật bực mình.
Hạnh Phương ra đến cổng lớn thì chiếc xe màu đen lúc nảy chạy ra, rồi cũng người thanh niên lúc nảy bước xuống, khoát tay lịch sự:
- Anh Đông bảo tôi đưa cô về. Mời cô lên xe.
Hạnh Phương quay đầu vào sân tìm Giang Đông, nhưng anh ta không còn đứng đó. Cô ngần ngừ một lát rồi bước lên xe.
Anh ta đưa cô về nhà, rất nhã nhặn và gà lăng, chứ không có vẻ kiêu ngạo ngầm như Giang Đông.
Vào nhà rồi, Hạnh Phương mới nhớ đến xe của mình. Cô đứng tựa tường một mình, rầu rĩ. Lúc nảy, bị bất ngờ quá nên quên bẳng nó, mai biết đi làm bằng gì đây? Giang Đông tưởng cho cô đặc ân, nhưng thực tế anh lại hại cô nhiều hơn, và cô vừa cám ơn, vừa tức anh ta.
Cô băn khoăn vì không biết hai người đó để xe ở đâu. Ngồi phịch xuống ghế, cô cố nhớ lại sự việc xảy ra, rồi tự kết luận rằng, họ đã làm mất nó rồi.
Hôm sau, Hạnh Phương quyết định đến tìm Giang Đông. Lúc đó, anh ta còn ngủ ở nhà. Cô tiếp viên đưa Hạnh PHương vào phòng làm việc của anh ta rồi rút lui.
Ngồi chờ một mình, tự nhiên cô nổi sùng lên. Chẳng phải tức vì chờ lâu, mà lọ Cô sợ rủi Thúy xuất hiện, rồi cô ta nện cho một trận giống như cô ta đã làm với Tú Anh. Bị đánh như vậy oan ức lắm.
Nghĩ đến đó, Hạnh Phương tức mình đứng dậy, định bỏ về. Thì vừa lúc đó, cửa phòng bật mở, rồi Giang Đông xuất hiện. Anh ta hết sức ngạc nhiên khi thấy cô, nhưng vẫn không để lộ ra, giọng anh ta hòa nhã:
- Em đến có lâu không, sao không gọi điện trước cho anh?
- Mấy chuyện thế này, tôi không nói qua điện thoại được.
- Nghiêm trọng lắm à?
- Với anh thì không, nhưng với tôi thì rất quan trọng.
Không đợi Giang Đông hỏi, cô nói tiếp luôn:
- Hôm qua, người của anh làm mất xe tôi. Chiều, tôi phải nhờ bạn tôi đưa đi làm. Lỗi là tại anh đấy.
- À! Thì ra là chuyện đó.
- Tôi muốn biết họ còn giữ nó không?
Giang Đông khoát tay:
- Chuyện đó khogn nghiêm trọng lắm đâu, em chờ chút nhé.
Anh ta đi ra ngoài, và lập tức trở vào, cười điềm đạm:
- Tụi nó bỏ ngoài đường, có lẽ mất rồi, cô bé ạ.
Hạnh PHương thở dài, vẻ mặt âu sầu.
- Tôi đoán không sai mà. Thế anh sẽ đến cho tôi chứ?
- Tất nhiên.
Giang Đông rút trong túi áo ra một xấp tiền, rồi đi về phía bán lấy chiếc phong bì bỏ vào. Anh đến đặt trước mặt Hạnh Phương:
- Của em.
Nhìn thấy, cô thở phào. Anh ta mỉm cười:
- Cái gì làm em căng thẳng vậy? Sợ tôi không đền à?
Bị nói trúng ý nghĩ thầm kín, Hạnh Phương hơi ngượng, nhưng cũng nói thật:
- Suốt đêm qua, tôi không ngủ được. Tôi biết anh thừa sức đền, nhưng...
- Nhưng cái gì?
Hạnh Phương liếm môi, lúng túng:
- Nói anh đừng giận. Tôi đã nghĩ đến trường hợp nếu anh làm khó, tôi cũng chẳng làm gì được anh.
- Em hoài nghi con người quá. Ở tuổi em, các cô gái thường dễ tin, và chỉ nhìn khía cạnh tốt đẹp của cuộc sống.
- Trước đây thì tôi nhìn như thế, nhưng sau này thì không thể được. Cuộc sống đã đảo lộn tất cả. Ai cũng muốn ăn hiếp tôi, tôi tin sao nổi.
Giang Đông có vẻ chú ý, anh nói với một chút giễu cợt kín đáo:
- Mọi người hiếp đáp em à? Chuyện đó xảy ra được với một cô gái như em sao?
Hạnh Phương vô tư nhún vai:
- Ở chổ tôi làm, vài người thích ăn hiếp tôi lắm. Đụng độ hoài, nhưng giờ thì hết rồi.
Cô chợt đứng dậy, cầm bì thư bỏ vào giỏ. Cô đứng thẳng trước mặt Giang Đông, cười mỉm:
- Cám ơn vì anh không gây rắc rối cho tôi. Tôi về. Hôm nào rảnh, anh ghé quán chị Tú Anh chơi, chị ấy nhớ anh lắm đó.
- Em khoan về, chờ một chút!
Anh trở lại bàn, và đến trước mặt cô chìa ra một thiệp mời:
- Tặng em.
Hạnh Phương tò mò nhìn:
- Cái gì vậy?
- Em giữ thiệp này, bất cứ lúc nào thích, em có thể đến khách sạn chơi. Sẽ có một phòng đặc biệt dành cho em, vì em là khách quý.
- Hả! Thật không?
Đôi mắt Hạnh Phương tròn xoe.
Giang Đông nhìn cô hơi lâu, và trả lời bằng một cái gật đầu. Hạnh Phương hồ hởi:
- Tôi chưa bao giờ ở khách sạn cả. Xem phim thấy nó đẹp, tôi thích lắm. Vậy mai mốt tôi có thể rủ bạn đến chơi chứ? Chỉ ở một buổi thôi, được chứ?
- Tất nhiên. Và em có thể yêu cầu nhân viên phục vụ bất cứ điều gì.
- Thế có được ăn bánh không?
- Tất nhiên.
Giọng cô xuýt xoa một cách vui thích:
- Anh tốt thật đó. Cám ơn anh nghe.
Cô chợt khựng lại, băn khoăn:
- Nhưng chị Thúy sẽ không hiểu lầm tôi chứ?
- Cô ấy không còn ở đây nữa, và em cũng sẽ tuyệt đối an toàn.
Hạnh Phương cười hồ hởi. Khuôn mặt ngây thơ của cô sáng bừng lên, rạng rỡ và tươi tắn. Khi cô có tâm trạng vui thích, nét mặt cô trở nên sáng rõ, đáng yêu lạ lùng. Đó là một ưu điểm mà cô không nhận thức được, nhưng tất cả những ai đối diện với cô đều thấy điều đó ngay.
Giang Đông nhìn cô hơi lâu, rồi đưa mắt đi chổ khác.
- Nếu cảm thấy ở lại đó không vui, em hãy nói với tôi. Công việc ở đó thoải mái không?
- Lúc trước thì bực mình lắm, nhưng giờ thì hết rồi.
- Bực đến nỗi quăng giẻ lau vô mặt người khác lận à?
Bị nhắc chuyện đó, Hạnh Phương thoáng đỏ mặt xấu hổ. Cô cười khì:
- Lần đó anh có biết tại sao không? Vì chị Mai Nguyệt bắt nhỏ bạn tôi lau cầu thang, bà ấy làm biếng lắm, cứ ỷ mình đàn chị rồi ăn hiếp con nít, tôi ghét.
Giang Đông nghe rất chăm chú, rồi hỏi lại:
- Em thể hiện cái ghét kiểu đó à?
- Tại bà ấy gay với tôi trước đấy chứ. Có lần còn cấm chổi doa. tôi nữa.
- Gay cấn vậy sao? Rồi em làm gi?
- Tôi cầm ngày chiếc bình pha trà lên, và bảo bỏ xuống. Thế là bà ấy quăng chổi và đi ra.
Giang Đông chợt cười lên, cười rung cả vai. Anh ta có vẻ cười thật sự chứ không phải là những cái nhếch môi như cười mà ẩn chứa sự đe doạ.
Hình như anh ta thấy cô hơi ngộ, nên cứ hỏi tỉ mỉ chuyện của cộ Còn Hạnh Phương thì liến thoắt kể về chuyện ở quán rượu. Cô nói rất vô tư mà không hề nhận thức rằng, cô đã làm một ông chủ nhỏ hào hoa phải chăm chú nghe chuyện con nít của mình.
Đến gần trưa, Hạnh Phương đứng lên:
- Tôi ở đây lâu quá rồi. Thôi, tôi về nhẹ Hôm nào anh nhớ đến thăm chị Tú Anh, chắc chị ấy mừng lắm.
Cô đi ra, Giang Đông tiễn cô đến tận sân, và cho xe đưa về giống như hôm qua.
Buổi chiều đi làm, Hạnh Phương kéo Thảo ra một góc hớn hở chìa tờ thiệp ra. Thảo cầm lên, nhìn nhìn:
- Cái gì vậy?
- Cái này là thiệp mời đặc biệt. Mày đến khách sạn Giang Đông, chỉ cần đưa nó ra thì sẽ được dành cho một phòng đặc biệt, muốn ăn gì cứ gọi tùy thích.
Mắt Thảo sáng lên:
- Khách sạn của anh Giang Đông hả? Ảnh cho mày hả, thích quá ha.
- Ừ, tao cũng thích. Hôm nào hai đứa mình tới đó chơi đi.
- Tao đi được không?
- Được chứ! Anh Đông nói là có thể rủ bạn bè mà.
- Ảnh tốt thật.
- Tụi mình là lính của chị Tú Anh mà, được ăn theo đấy. Anh ấy ga lăng với cả người làm của chị Anh, quá chừng rộng rãi luôn.
Thảo phát vào vai Hạnh Phương một cái:
- Mai mốt đừng có bướng với chị Anh nữa, nghe "ông".
- Tất nhiên rồi.
Và cô khẽ nhắm mắt, vẽ vời:
- Khách sạn lớn như thế, chắc là phòng phải đẹp lắm. Tuyệt nhất là ăn gì cứ gọi. Mà... mày thích ăn gì Thảo?
- Tôm chiên bột chấm với tương.
- Gì nữa? Cứ gọi nữa đi.
- Gà ăn với xôi.
- Còn món ngọt?
- Bánh kem có không nhỉ?
- Chắc phải có chứ.
- Thế thì ăn bánh kem.
- Gọi thêm nữa đi.
- Để về nhà tao nhớ thêm, tao sẽ ghi lại. Còn mày?
- Tao cũng suy nghĩ nữa. Bình thường thích nhiều món lắm, bây giờ quên hết rồi.
Cả hai cười rúc rích với nhau, sướng mê tới viễn cảnh được đi chơi suốt ngày, nhất là tha hồ ăn tùy thích.
Đến tối, khi Tú Anh đi chơi về, Hạnh Phương chạy theo cô đến cầu thang. Khuôn mặt cô rạng rỡ:
- Chị Anh! Chủ nhật nầy, chị đi chơi với tụi em nghe. Chỉ có em, chị với nhỏ Thảo nữa.
- Đi đâu?
- Bí mật. Nhưng em bảo đảm chị sẽ thích lắm và sẽ cảm động nữa.
Tú Anh khẽ nhướng mắt, rồi cười kín đáo. Cô mà thèm đi chơi với người làm của mình à? Mấy con bé nầy trèo cao thật.
Nhưng cô vẫn nói ngọt xớt:
- Lúc này, chị bận lắm. Mấy đứa đi với nhau đi.
- Không đi, chị sẽ tiếc đấy chị Anh.
Ngay lúc đó, có tín hiệu phát ra. Tú Anh bèn mở giỏ lấy mấy ra nghe. Cô khinh bỉ bỏ đi lên lầu. Hạnh Phương thấy cô có vẻ không thích, nên không nói thêm nữa.
Thật ra cô rủ Tú Anh vì bổn phận, chứ có mặt cô chủ kiêu căng này, cô không thích lắm. Nghĩ tới lúc có một mình cô với Thảo đi chơi, cô thích chí hát khe khẽ một mình.
Sáng chủ nhật, Hạnh Phương gọi điện cho Giang Đông sớm. Cô dậy từ lúc sáu giờ. Vừa thức dậy là gọi ngaỵ Tâm trí cô chỉ nghĩ đến đi chơi nên quên bẵng phép lịch sự tối thiểu. Thậm chí khi nghe chuông reo thật lâu rồi giọng nhừa nhựa trong mấy, cô vẫn không để ý. Giọng cô hội họp:
- Anh Đông nầy! Lát nữa, tôi đến khách sạn, được chứ?
- À! Phương hả? Anh đã nói rồi, em có thể đến bất cứ lúc nào em thích.
- Với nhỏ bạn nữa, được không?
- Tất nhiên là được.
- Anh Đông nầy! Tôi có rủ, nhưng chỉ Tú Anh không đi. Vậy anh cho chị ấy thiệp khác đi.
- Sao?
Hạnh Phương nhắc lại một lần nữa, Giang Đông bật cười:
- Đừng quan tam đến chuyện đó. Em là em, Tú Anh là Tú Anh, không có sự quan hệ nào cả.
Hạnh Phương không hiểu tại sao Giang Đông lại nói vậy. Cô buông một tiếng "vậy hả" vô nghĩa rồi cúp máy, rời buu điện trở về nhà.
Khi cô và Thảo rụt rè chìa tờ thiệp ra, cô tiếp viên nhã nhặn cười với hai người, rồi đưa chìa khóa phòng. Cả hai cười khúc khích với nhau và đi lên cầu thang. Vừa đi, vừa nhìn nhau thích thú.
Hạnh Phương mở cửa phòng, Thảo theo cô đi vào. Việc đầu tiên là chạy đến cửa sổ, vén rèm nhìn xuống, xuýt xoa:
- Đẹp quá!
Cả hai say sưa nhìn xuống dưới đường, rồi Hạnh Phương kéo tay Thảo, chạy qua xem phòng khách, xem phòng ngủ và phóng tấm. Căn phòng tỉnh lặng bị khuấy lên bởi tiếng cười nói líu lo của hai cộ Họ không để ý là mình đã nhảy nhót như hai đứa trẻ.
Hạnh Phương đến mở nhạc. Cả hai nhịp nhịp chân theo, rồi Hạnh Phương bỗng nhảy một cách ồn ào. Cô bay lên giường, chạm xuống gạch rồi thoát lên xa lông, tung tăng một cách nhẹ nhàng, không biết là giống con sóc, hay con bướm.
Cả hai không ai nghĩ rằng mọi hành động của mình điều được hiện trên màn hình ở phòng bên cạnh. Giang Đông ngồi trước ti vi, mỉm cười theo dõi và anh không khỏi bật cười khi thấy vẻ ngạc nhiên của hai cô gái. Lúc tiếp viên mang một khay lớn có đến mười món ăn vào phòng. Hạnh Phương đống cửa phòng, rồi tần mần đếm các món. Sau đó, hai cô nằm sấp luôn dưới sàn phòng vừa ăn, vừa nói ríu rít.
Đôi mắt Giang Đông không rời khuôn mặt láu lỉnh của Hạnh Phương. Cô không biết rằng cô đã gây cho anh một ấn tượng đặc biệt, như một khẩu vị mới lạ mà anh thích thưởng thức.