It is what you read when you don't have to that determines what you will be when you can't help it.

Oscar Wilde

 
 
 
 
 
Tác giả: Chu Lai
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Nguyen Thanh Binh
Số chương: 3
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 5338 / 81
Cập nhật: 2016-01-15 18:07:36 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Phần II
uốt đêm qua chị không ngủ.
Niềm vui cứ từng đợt tràn vào lòng đã tưởng như mòn mỏi úa héo của chị. Vậy là anh vẫn còn sống, vẫn mạnh khỏe và vẫn ngang tàn khí phách như xưa. ôi! Chị thấy nhẹ nhõm cả người. Thì ra cái tin anh bị chết, cái tin anh bị mua chuộc làm tay sai cho địch đều xằng bậy hết. cả đêm chị chờ mong một tiếng gõ cửa của anh về, dù chị thừa hiểu rằng không bao giờ anh trở về đêm nay. Anh còn sống là chị sẽ còn tất cả. Còn tình yêu, tình vợ chồng và còn được trở lại hoạt động. Nếu gặp anh, nhất định chị sẽ đòi anh cho tham gia trận này. Tình hình có khác xưa thật nhưng nằm im nuôi con từng ấy ngày là đủ rồi. Thực ra những ngày tháng đen tối vừa qua, đã có lúc chị muốn buông trôi. Các cơ sở ở nội thành không móc nối được, đường lên căn cứ bị chặn đứt, chồng thì không biết sống chết ra sao, chị có quyền kiếm gạo nuôi con lắm chứ. Đứa con đã níu chặt lấy tâm hồn và cuộc đời chị. Đời một người vợ, một người đàn bà thời buổi nào cũng nặng nỗi lo toan, ôi! Nhìn đứa con ngủ ngon lành lúc này sao chị thấy có những nét giống ba nó quá chừng! Người bán thuốc rong ấy, có gì ngay từ đầu mình lại không nhận ra? Con ơi! Đầu con mắt rồi, con không còn ho nữa, con của má khỏi bệnh thiệt rồi. Con có biết người nào chữa khỏi bệnh cho con không? Ba đó! Ba mà con chưa hề được thấy mặt... Nghĩ đến đó, chị lại rơm rớm nước mắt. Chị mong trời chóng sáng để gửi con cho má để đi tìm anh. Anh Xuân, đêm nay anh ngủ đâu? Trời trở lạnh thế này chắc cánh tay anh đau nhức lắm! Sao em lại không được ở bên anh để chăm sóc vết thương cho anh như ngày ấy? Anh đang theo đuổi một mục tiêu nào khó khăn lắm phải không? Đừng một thân một mình lận đận như thế. Hãy cho em phụ giúp anh một tay. Anh hiểu vợ anh mà. Vâng! Chuyện này chưa thể cho má biết được. Sau tất cả mọi việc hẵng hay phải không anh? Má già rồi, sợ má quá xúc động làm lỡ việc. Nhưng còn em? Em cũng làm lỡ việc của anh sao? Anh hết tin em rồi sao? Cùng với nỗi mừng vui, một sự giận dỗi vu vơ trỗi lên trong người chị. Tuy vậy em đã đến nỗi nào đâu. Em đã thành một con phản bội, một con chiêu hồi đâu. Anh đâu có biết ngày đêm em vẫn nghĩ đến anh, đến các đồng chí ở trong rừng. Trời ơi! Nếu hôm nay không gặp anh thì không biết đời em sẽ đi đến đâu. Cứ đà này sống miết vài tháng nữa, chắc đầu em sẽ nguội lạnh hoàn toàn. Gặp anh, thấy anh chống trả khôn ngoan với chúng nó, em như sống lại tất cả những năm tháng chiến đấu ngày xưa. Em đã chuẩn bị cả rồi. Không thể nhẫn nhục mãi như thế này. Không có sự yên tĩnh bên trong thì không thể sống với cuộc sống đời thường. Còn gì nhục nhã bằng ngày ngày phải sống cạnh những cái mà mình vốn căm ghét, khinh bỉ hả anh. Anh hãy về với em. về với em bằng chính ngay dáng hình méo mó dị hợm đó, cái dáng mà chỉ những người làm cách mạng mới dám chấp nhận công việc chung. Hãy về với em, anh vẫn là người đàn ông đẹp nhất trên đời. Hãy về với em! Hãy thay mặt cách mạng trao tiếp nhiệm vụ cho em! Nhiệm vụ gì cũng được, miễn là cho em được trở về vị trí cũ bên anh. Hồi khuya thấy máu anh ra nhiều quá, em đã định nhận liều tất cả rồi hậu quả ra sao cũng chịu hết. Em sợ mất anh. Nếu thế thì mẹ con em sẽ sống ra sao? Riêng em sẽ suốt đời sống trong ân hận giày vò. Nhưng rồi nhìn vào mắt anh, chỉ còn đôi mắt là giống anh ngày trước, em đã trẫn tĩnh lại. Bao giờ vợ anh cũng cảm phục anh. Anh có biết cái thằng thiếu tá tra hỏi anh là thằng nào không? Tiếng nói nghe quen quen. Hình như đã một vài làn em được nghe tiếng nói này ở hậu cứ, nơi mà một năm đôi lần chúng ta trở về phải che mặt nhìn nhau. Thằng ấy không giống những thằng sĩ quan khác em gặp trên đường phố Sài Gòn. Thái độ, giọng nói, cái nhìn của nó lạ lắm! Vừa xa vừa gần, lúc ấn lúc hiện, khi thâm độc, khi ngây ngây. Anh có thấy con mắt nó nhìn anh u uất thế nào không... Em lo cho anh quá! Không hiểu đêm nay chúng nó có để cho anh yên không? Đó. Trời lại nổi gió nữa rồi! Viết thương của anh... Tiếng xe lôi đã nổ rền rĩ ngoài đường, sắp sáng rồi!
- Đêm nay anh ở đâu?
• Có ai gõ cửa đó con ạ. Ra xem người ta hỏi gì.
Tiếng kêu của má dưới bếp đánh thức chị ra khỏi giấc ngủ chập chờn. Chị mở bừng mát. Trời đã sáng. Ai gọi cửa sớm vậy! Trời! Chị run rẩy cả người. Chả lẽ lại là anh? Nhưng sao anh đến vào giờ này? Chết thôi! Vừa mong đó là anh vừa không phải là anh, chị cứ chân đất chạy ra... Không phải! Trên khung cửa, hiện ra cùng với nắng sớm, là một đôi trai gái ăn mặc sang trọng Và phía sau là Pho du lịch đang nổ máy re re. Chi ngượng ngùng vấn lại tóc.
- Xin lỗi anh và chị. Bữa nay cửa hàng nghỉ. Xin anh chị cảm phiền bữa khác tới.
Anh con trai nhìn sâu vào mắt chị, nói khẽ:
- Không! Chúng tôi không phải là khách đến may cát. Tôi chuyển lời của một người tới chị.
Dạ! Mời anh chị vô nhà - Chị bỗng thấy bồn chồn.
- Khỏi chị! Chúng tôi đang mắc việc, hẹn chị lần khác - Anh con trai đắn đo một chút rồi nói tiếp - Có một bác người Thượng làm nghề bán thuốc nam có nhờ chúng tôi đến xin lỗi chị chưa trả được món tiền thối lại. Bác có nói chị chịu khó đến nhà ông N. ở chợ Thủ Đức lấy giùm.
- Dạ! tiền thối nào ạ?... À! Có, có - Mát chị sáng lên. Tôi nhớ ra rồi. ôi có là bao! ông chu đáo quá! Anh chị gặp ổng hồi nào, ở đâu ạ/ - Gặp hồi hôm, ngay trong nhà tôi.
- Thế bây giờ ổng ở đâu ạ? Tội nghiệp! Thằng nhỏ nhà tôi được ổng chữa cho khỏi bệnh chưa kịp cảm ơn. Nếu được, anh chị cho tôi gặp ổng một chút... hoặc chuyển lời tôi cám ơn... dạ.
Đôi trai gái nhìn nhau, rồi vẫn anh con trai trả lời:
- Chị không còn gặp được bác ấy nữa đâu.
- Sao ạ? Bác ấy trở lên núi rồi sao? Giọng chị hụt đi.
- Không! Anh con trai tránh không nhìn vào mắt chị - Người ta giết bác ấy đêm qua rồi. ở bờ sông. Đêm khuya... Chúng tôi nghe thấy một tiếng nổ...
Như có một cây gậy đánh mạnh vào đầu, chị choáng váng vịn vào cánh cửa.
Thấy vậy, cô gái vội chạy đến đỡ lấy chị dìu vào trong nhà. Họ đưa mắt nhìn nhau ái ngại. Anh con trai lặng lẽ gật đầu không nói gì... Lát sau, không rõ nghĩ ngợi thế nào, anh đi đến bên cầm lấy bàn tay xanh xao của chị, cất giọng ân cần:
- Xin lỗi đã đem tin không tốt lành đến cho chị. Tôi không biết chị là ai? Quan hệ với người đó thế nào nhưng tôi cảm phục anh ấy. Chị có nghe tôi nói không? Vâng! Chị cứ tin ở tôi. Chúng tôi không phải loại người xấu. Đây là địa chỉ của tôi. Cần gì chị cứ đến. Lúc nào tôi cũng ở nhà. Còn bây giờ... Tôi quý bác ấy, tôi xin được thay mặt bác ấy gửi lại chị số tiền thối - Anh rút ra một tập giấy bạc đặt trên bàn rồi hai nguwoif vội quay ra như trốn chạy.
Suốt trong thời gian nhận được tin ấy, chị như người mê loạn không nghe, không nhìn thấy gì hết. Đến khi láng máng thấy bong hai người đi ra xe lại nhìn thấy xấp bạc đặt trên bàn chị mới cuống lên cầm vội nắm tiền chạy theo.
- Nè!... Tiền nè!... cầm lấy tiền đi anh! Tôi không có...
Nhưng chiếc Pho đã phóng vụt đi rồi. Chỉ có đôi mắt mở to, lẫn trong khói xăng màu lam nhạt, ngoái lại nhìn chị thương cảm.
Chị nằm liệt suốt ngày hôm đó và cả đêm hôm sau. Mãi đến trưa chị mới gượng dậy được, trông già đến chục tuổi. Động tác đầu tiên là chị sà đến con, hôn lấy hôn để vào mặt vào tóc nó. Thằng bé thấy mẹ hôm nay không nằm nữa cũng bập bẹ kêu lên “Má! Má! Má hết bệnh rồi...” Hơi thở của nó phả vào mặt chị thơm nồng. Nước mắt muốn trào ra nhưng chị kìm lại cũng như suốt ngày suốt đêm qua chị đã kìm lại được. Chị không muốn cho má chị biết chuyện này. Bây giờ ôm ghì lấy tẩm thân nhỏ bé nóng hổi của con, chị bỗng hiểu trong nhưng giây phút tuyệt vọng nhất, chính con đã giằng giữ chị lại với cuộc đời. Trước cái chết thật sự của anh, còn hơn nỗi đau khổ, một sự trống vắng đến rợn người ùa vào lòng chị. Chị bỗng thấy tất cả đều là vô nghĩa. Mọi nỗi thống khổ, vui buồn, mọi cố gắng, quằn quại của con người, của chị, của kẻ thù, của cả Sài gòn ngoài kia... Hết thảy đều vô nghĩa, phù phiếm trước cái chết. Sống mệt nhoài mà chết lại đơn giản vậy thôi ư? Đã bao lần vĩnh biệt đồng đội, vĩnh biệt người thân và bản thân mình, cũng đôi bận suýt xa lìa cuộc sống, nhưng lần này, trước cái biến mất kì lạ và tức tưởi của anh, chị bang hoàng không hiểu nooiir. Trời già trớ trêu! Chờ đợi. Hi vọng. Cho gặp đấy. Lại biến đi. Biến hẳn. Còn biết chờ đợi cái gì nữa!... Thoạt đầu chị chỉ thấy một khoảng trống mông lung bày giằng trước mặt mà chưa cảm thấy cái đau đớn cụ thể. Đến khi khoảng trống hoắc ấy tan đi,sự đau đớn cào xé mới dồn về. Và chính cái cào xé cụ thể đó đã giúp chị gượng lại, dần dần ra đầu mút của mọi sự kiện. Đứa con lúc đó thực sự là chỗ dựa cho linh hồn chị. Nó là cái cụ thể nổi lên trên khoảng trống hoắc kia. Đã lâu lắm rồi, kể từ ngày theo anh vào trận, thỉnh thoảng lắm chị mới tháp nhang niệm phật để chiều lòng mẹ. Nhưng trưa nay, dưới cái nắng gay gắt và những âm thanh ồn ã của đô thành, chị muốn đốt một vài nén nhang cúng them cho anh. Chị thấy mình nhỏ bé cô đơn quá! Cõi đời tàn bạo quá! Chị muốn được sưởi ấm một chút trong đức tin đang lụi dàn...
Đi chùa về, thấy con gái đang đứng lặng trước bàn thờ, bà má nhẹ nhõm cả người. Không ngờ cái ông phật chùa Vĩnh Nghiêm này thiêng thật. Có chịu uống một giọt thuốc nào đâu mà bây giờ trông nó đã tỉnh táo ra nhiều lắm. Tội nghiệp! Nhà một mẹ một con khi ốm khi đau thật khổ cực trăm đường. Quá lao lực với thằng nhỏ mấy ngày vừa rồi mà nó lăn ra bệnh đó mà. Cuộc đời nó sao cũng giống cuộc đời bà. Sinh được mụn con rồi ba nó cũng theo anh theo em lên rừng đánh Tây, đánh Pháp mất tiêu không thấy trở về (Bà thường nói trệch đi trước mọi người là ông chết vì mủ cao su ăn mòn xương). Thương con, thương rể bà càng quý cháu. Ý bà muốn sau cái đợt Mậu Thân ấy, nhân vụ nhà cửa cháy trụi dọn về Bến Tre ở quách cho rồi. Vừa có vườn tược trồng trọt vừa có mấy người bà con quê ở ngoài Bắc mà lại được yêu thân. Bà sợ bom đạn lắm rồi. Nhưng con gái bà không nghe. Nó nói có mỗi một nghề thợ may đi nơi khác để vất vưởng. Nó nói vậy nhưng thâm tâm bà biết nó muốn ở chốn cũ để ngóng tin chồng. Yêu con và nể con, bà không muốn làm con buồn. Cũng như trước kia, nó muốn làm gì thì làm, muốn đi đâu thì đi, vì bà tin con gái bà không bao giờ làm điều quấy quả. vả lại cái nghề may của nó cũng đắt hàng thiệt. Nhà cửa chật chội, hàng hóa lơ thơ nhưng được cái khéo tay nên khách tìm đến cũng nhiều.
Bà nhét miếng trầu vào miệng nhai bỏm bẻm.
- Đã dậy được rùi ư con? - Giọng bà còn giữ nguyên được cái chất giọng ngoại thành Hà Nội ngày xưa - Khổ! Mày ốm quá con ạ! Đỡ rồi phải ráng ăn uống mới được. Quái! Cái chú bán thuốc nam đi đâu biệt tin. Lùng khắp chợ mà không thấy, tao định nhờ chú cắt cho mày thang thuốc bổ uống cho mau lại sức. Chú ấy có nói với mày đi đâu không hay lại về trên ấy rồi? Người đâu mà tốt bụng.
Câu hỏi vô tình của mẹ nghe thát ruột, thát gan. Không quay lai, chị chỉ khẽ lắc đầu. Chị biết lúc này mà nhìn vào mắt mẹ, con mắt nhân từ, suốt đời giành sự thương yêu vô hạn cho con cháu, chị sẽ khóc òa lên mất.
- Má ở nhà với cháu. Con lên Thủ Đức lấy ít vải. Hẹn người ta lâu quá sợ lỡ mất mối hang.
- Đi đâu mà đi! Cứ ở nhà tĩnh dưỡng cho khỏe. Không làm nay thì làm mai. Đã chết đói đâu mà lo.
- Dạ!... Không phải vậy đâu má à!
- Mày nghe má mày một làn đi Nhàn. Sức vóc thế kia ngồi cũng không nổi nữa là đi. ở nhà. Việc gì để đó tao đi cho.
- Má đi không được đâu má. Nước mắt chị lại chực trào ra - Con khỏe rồi. Đi lại một chút cho tỉnh táo. Má nhớ cho thằng Chu Anh uống nốt chỗ thuốc của... ông thày. Chiều con về.
Nói rồi chi chụp nón đi ra. Dòng người, xe cộ ngược xuôi lóa mắt trên mặt đường nuốt chửng lấy cái dáng mỏng manh hơi xiêu của chị. Biết tính con gái từ nhỏ, người mẹ chỉ biết ngồi thừ ra tủi thân muốn khóc.
Cũng trưa hôm ấy, Hoàng xanh tìm đến nhà cô nhân tình. Hôm qua hắn lại gặp them một chuyện bực mình. Rõ ràng lão thiếu tướng trai lơ đã ngầm ra lệnh cho hắn tùy nghi xử lí tên người Thượng, vậy mà lúc về báo cáo, lão lại nặng mặt hỏi tại sao không theo dõi đến nơi đến chốn để tìm thêm những đầu mối khác. Lại thằng ranh để ria mép khốn kiếp xúc xiểm điều gì đây.
Xin ngài cứ tin tôi “Tôi không tin thiếu tá thì còn tin ai”. Viên tư lệnh trả lời lạnh nhạt. Hắn hiểu lão ta phật lòng với cách nói năng có vẻ cá mè một lứa của mình. Nhưng hắn cóc càn. Đằng nào sau ngày lễ kỉ niệm này, hắn cũng xin thôi tất cả kia mà. Tuy vậy, do khả năng tự nhận thức khá tốt, hắn cũng dịu lại. “Mặc dầu vậy, thưa tư lệnh! Để thật chắc ăn, tôi sẽ trực tiếp điều khiển người của tôi phong tỏa tất cả các mục tiêu mà chúng ta có thể tiếp cận được.
Tuy vậy, hắn cũng thừa nhận lão tư lệnh nói đúng. Lão ta có hoc, hiểu biết rộng và bao giờ cũng tỏ ra sắc sảo khi nhận định tình hình và nám bắt ý đồ của đối phương. Chỉ hiềm lão thiếu bề dày kinh nghiệm lại sính viện sách vở nên bộ óc khá thông minh ấy không tỏa được xuống những màng lưới cụ thể và vạch được những biện pháp hành động rõ ràng. Tiếc cho lão, nếu dưới trướng lão bơn bớt những thằng trung gian sâu mọt như thằng Thuấn, hay bất cứ một thằng nào khác, với cái năng lực dù là còn khuôn cứng ấy cũng không đùa với lão được. Nghĩ về thượng cấp, đôi bận hắn cũng pha một chút kính nể tuy bằng cảm quan, nhiều lúc hắn tìm thấy trong con mắt, cái cười, giọng nói của lão đầy chất giả tạo, hời hợt. Sao có lúc nhìn lão thấy giống thằng Thuấn đến thế! Tiên sư nó. Đang bàn công chuyện chưa đâu vào đâu thì thằng mất dạy đi vào nói oang oang “Thưa thiếu tướng! Tướng Giôn bên bộ tổng tham mưu điện hỏi ta có dư cán bộ thông thạo địa hình, lề lối tác chiến, tâm lí cán binh... của Việt Cộng không? ở Pleicu đang rất cần một cỡ như thế để đập lại chiến thuật chống phá bình định ma quỷ của chúng. Tôi nghĩ là chỉ có ông Xanh đây, nhưng đời nào ổng chịu đi, phải không ạ! Nên tôi nói chờ thỉnh thị thiếu tướng sau”. Thế có láo không? Nó muốn bóng gió nói đến thân phận mình sau này đây. Thân phận sau này...
Tao cũng chẳng ở với mày lau nữa đâu mà thân phận. Nhưng trước đó thế nào tao cũng dạy cho mày biết thế nào là... hắn cay đắng thừa nhận rằng ít nhất phía bên kia, phía của những người đã có thời chia nhau một hơi thuốc rê với hắn cũng không thể có cái hạng người tồi tệ dường này.
Đến bây giờ hắn mới bàng hoàng nhận ra rằng cái chết của gã bán thuốc nam không đem lại điều gì ổn định cho hắn cả, ngược lại, nỗi ám ảnh bởi con người đó có phần còn tăng lên. Cứ nhắm mắt lại là hắn lại thấy đôi mắt của con người ấy trước khi ngã vật xuống. Đôi mắt cứ trừng lên: “Rồi mày sẽ phải trả giá, trả giá bằng hết, trả giá thê thảm cho những tội lỗi ghê tởm của mày”. Có đúng vậy không? Hắn chỉ là một thằng bán thuốc cha căng chú kiết nào đó kia mà. Nhưng tại sao cứ nhám mắt lại là... Thật kì lạ! Khi người bán thuốc còn sống, nỗi ám ảnh mới chờn vờn ở trước trán, khi người ấy chết rồi, nỗi ám ảnh đó lại chìm vào bên trong đầu hắn. Người bán thuốc và tên đội trưởng dính dáng gì với nhau? Hay tất cả chỉ do hắn suy tưởng ra? Điều đó hắn cũng không biết nữa. Những cơn thảng thốt làm mặt mày hắn nhăn nhúm lại.
Hắn đi như một bóng ma vào hành lang dẫn đến phòng riêng nữ chủ nhân tiệm Kim Hoàn.
- Buông ra! Người toàn hơi rượu. Em đã bảo anh không bao giờ được đến vào giờ này kia mà - Cô chủ tiệm xô cái thân hình run rảy của hắn ra, lạnh mặt.
- Em là của tôi, cần gì phải giờ giấc. Bữa nay em dở người?
- Nói nghe sướng chưa? Thôi, anh ngồi chơi một chút rồi về, mai sớm em mắc công chuyện.
Hắn nhìn quanh quất trong phòng:
- Đầu mẩu thuốc của ai đây?
- Em hút.
- Xưa nay cô đâu có hút thứ thuốc lính này?
- Xưa không thì nay có, làm chi mà anh hạch sách tôi dữ dậy? Ả nhướng mắt lên - Mà tôi cũng nói cho anh biết, anh chưa là cái gì của tôi đâu mà nói cái giọng đó. Mệt lắm!
Hắn ngồi phịch xuống, nói như rên:
- Trời ơi! Phải rồi, tôi có là cái gì của nó đâu. Tôi chỉ vì cái miệng lưỡi ngon ngọt của nó mà bỏ tất cả vào đây thôi. “Anh đừng lặn lội nữa, về đây em nuôi...” Ha! Tôi đã đến nỗi để cho nó phải nuôi đâu!
- Sao ông hèn thế. Tôi đâu có phải là nguyên do chính để ông bỏ bạn bè ở lại rừng. Sao ông hèn thế?
- Im mồm đi! - hắn đứng bật dậy.
- Ngày xưa nhìn ông râu ria, rách rưới khi bị cảnh sát rượt, chạy vào nhà tôi lại thấy đáng yêu hơn.
- Và bây giờ - hắn cười cay đắng - khi tôi trơn lông đỏ da, cô lại chán tôi như những thằng đàn ông sạch bóng đã qua tay cô ngày trước. Khốn nạn! Hóa ra tôi chỉ là phương tiện làm thỏa mãn cái tham lam chuộng lạ của cô?
- Có thể. Tất cả chỉ là phương tiện của nhau, ông đô trưởng dùng anh để vặn vít chặt vô ghế ngồi, anh cũng tham dự vô ông ta để trốn tĩnh đầu óc. Tôi và anh là cái cớ của nhau để lấp đầy khoảng trống trong đầu. Tuốt tuột! ông khờ vậy sao? dễ tin vậy sao?
Xanh gần như chồm lên:
• Đồ rắn độc! Mi có thể mở mồm ra mà nói thế được sao? Mà phải - Hắn rên rỉ - Tôi ngu dại, tôi cả tin, tôi không nhìn thấy được khoảng đen trong lòng dạ nó. Hừ! - Hắn bỗng nói vanh vách như đọc một bản lí lịch - Một cô bé xinh đẹp bán chôm chôm ở Lái Thiêu lọt vô mát một sĩ quan Mỹ, ít ngày sau, cô ta trở thành me Mỹ ngụ tại một ngôi nhà sang trọng ở trung tâm Sài Gòn. Không được bao lâu, gã sĩ quan này lăn ra chết. Chưa đoạn tang chồng, ả lại bập vào người chồng Mỹ thứ hai, có nhiều cổ phần ở mọi nơi. Cũng chỉ được ít tháng, anh chồng này lại được đưa gấp đến bệnh viện.
Sao vậy?
- Thôi đi - Ả tái mét mặt vì giận, ông đi ra khỏi cửa nhà tôi ngay. Đây không chứa chấp cái đồ mật vụ, tráo trở lừa thày phản bạn ấy. Mời ông!
Xanh rũ người xuống. Hắn choáng váng đến tê dại cả người. Đồ tráo trở! Chao ôi! Một con đàn bà tồi tệ như thế mà cũng còn khinh miệt mình được ư? Mình là ai?... Và hắn khóc thật sự, đôi vai đàn ông run lên...
Chính lúc ấy, dường như động lòng thương lại, dường như chạnh nhớ lại đôi chút kỷ niệm cũ, ả tiến đến gần hắn, nựng như nựng trẻ:
Thôi mà cưng! Đừng giận! Bữa nay em làm ăn thua lỗ quá. Mai mốt cưng lại, em bù cho.
Hoàng Xanh gạt mạnh những ngón tay tròn và dài của ả ra khỏi mớ tóc bù xù của mình, đứng phắt dậy và lừ lừ đi ra.
Ra khỏi nhà, chị dựng lại một lát cho quen với màu sắc chói chang và những tiếng động inh tai trên mặt đường. Mới có một ngày một đêm mà chị tưởng như đã cách biệt với thế giới bên ngoài lâu lắm rồi. Thây kệ những nỗi đau riêng, cuộc sống cứ cuồn cuộn trôi đi. Chị hít một hơi thở dài cả mùi nắng lẫn mùi xăng rồi bước lên cầu.
Tới ngã tư, chị nhìn thấy ai như Hai Băng Giá từ trong một tiệm cà phê đi ra. Đến gần, chị nhận ra đúng là anh. Bữa nay anh mặc một bộ đồ rất trang nhã, lại thêm chiếc kính gọng nhỏ đắt tiền, thoạt trông, anh giống như một kép hát chuyên đóng những vai buồn và ốm yếu. Anh đến trước chị, khẽ gật đầu chào.
- Bữa nay chị khỏi bệnh?
- Dạ! Cũng đỡ đỡ... ủa! Nhưng sao anh Lấm biết tôi bệnh?
- Cả Sài Gòn này, cái gì xảy ra tôi cũng biết hết. Tôi còn biết có mấy thằng cớm mấy bữa nay hay lảng vảng ở nhà chị nữa kia. Nhưng chị khỏi lo. Tôi đã cho bọn đàn em dọn sạch rồi.
- Chắc anh lầm đó: Tôi làm gì mà họ lảng vảng. Lần sau anh đừng làm vậy, họ có cớ gây khó dễ cho tôi.
- Dạ? Có thể tôi lầm... Nhưng mà chị yên chí đi. Không thằng nào dám qua mặt tôi cả. Tôi chỉ cần... Nhưng thôi, nói cái đó làm gì. Chị hai... Ngó bộ chị xanh quá? Nghe bọn em út nói chị nằm liệt mấy ngày không ăn không uống gì, tôi định ghé tới thăm... Còn mệt, chị định đi đâu đấy?
- Tôi lên Thủ Đức xem lại mối hàng.
- Vậy mời chị lên xe tôi chở đi luôn. Tôi... Tôi cũng có chút việc ở trển.
Không dám làm phiền anh.
- Có chi đâu mà phiền.
- Dạ thôi... Cám ơn anh.
- Hay là chị ngại đi cùng với tôi.
- Không!... Không phải vậy...
- Vậy tôi gọi riêng một taxi đưa chị đi vậy.
- Đừng... Đừng. Thôi được! Làm phiền anh lần này nữa thôi.
Thoáng chốc, chiếc Vespa đã đưa hai người sang đến bên kia cầu. Chị hỏi.
- Anh Lẩm thường uống cà phê ở đây?
- Không! Chỉ từ sau khi gặp chị.
Chị nói lảng đi.
- Anh Lẩm sao xử tốt với tôi quá vậy?
Lẩm định nói một điều gì đó xong lại thôi, anh tăng ga cho xe chạy nhanh hơn. Tới một trạm gác bên kia ngã tư Hàng Xanh, trong khi tất cả các xe cộ phải dừng lại khám xét, Lẩm vẫn thản nhiên cho xe nổ máy. Mấy người cảnh sát lực lưỡng, vũ khí đầy mình vội giơ rùi cui ra ngăn lại, nhìn rõ người ngồi trên xe, họ lại dang ra nhường lối. Anh quăng xuống một gói thuốc thơm rồi nhẹ nhàng lách xe vút qua. Đám cảnh sát cười cười búng ngón tay theo.
- Anh quen à?
- Gọi là quen cũng được mà gọi là kiêng rè nhau cũng được. Bọn chúng còn lạ gì tôi nữa mà xét với hỏi. Ngon lành thì tôi ngon lành lại. Gây khó dễ chẳng ích gì, mà dễ ăn đòn như chơi.
- Chắc anh Lầm thân thiện với họ lắm? - Giọng chị không giấu được một chút lo ngại.
- Không! - Sau miếng kính chiếu hậu, chị thấy cái miệng của anh cười vừa ranh mãnh hiểu biết vừa tỏ ra ngán ngấm.
Nghe giọng nói ngang tàng pha một chút khoe khoang của anh, chị thấy hơi yên dạ. Hoá ra sang nay gặp được con người ghê gớm này mà lại đâm may, đỡ lo phiền phức dọc đường. Biết đâu với tất cả cái ưu thế đặc biệt của anh ta, sau này nếu... Chị vội xua đi. Điều đó còn sớm quá, không thể vội vàng được. Nhưng dù sao chị cũng thấy tin cậy và gần gũi con người xa lạ này hơn. Xoè bàn tay che gió, anh hơi nghiêng mặt lại.
- Hồi nãy chị hỏi sao tôi đối xử tốt với chị? Tính nó vậy. Tôi thấy chị khá đặc biệt. Thoạt gặp là thấy nể nể liền. Vì sao tôi cũng không biết nữa. Chị khác nhiều người khác: Lớp thì kênh kiệu đua đòi, coi đời như cỏ rác, lớp lại yếu đuối hèn hạ, một ngọn gió ào tới cũng rung rinh. Tôi đã quen với cái loại ấy rồi. Bất ngờ gặp chị, tôi như sống lại những năm tháng tốt đẹp nhất của mình xưa kia. Hồi ấy... Thôi! Chuyện dài lắm! Lúc nào chị cho phép tôi kể nghe vui. Tới chợ rồi, chị ghé phố nào? Số nhà mấy?
- Thôi anh để tôi xuống đấy luôn, cảm ơn anh Lẩm nhiều.
- Bao lâu chi sẽ về?
- Tôi mua bán lâu mau chưa biết, anh Lầm cứ về trước đi!
- Đâu có được. Luật bọn tôi là làm cái gì phải làm cho trot. Chị cứ đi lo công chuyện đi. Tôi chờ ở đây.
- Anh nói anh tin tôi, anh nghe tôi - Chị dịu dàng - Thế thì anh để tôi đi một mình được không? Lần khác lại nhờ đến anh.
Ngẫm nghĩ một lúc, anh bỗng hỏi nhỏ giọng:
- Sao mắt chị buồn vậy?
- Nhiều chuyện lắm! Lâu lâu tôi nói cho anh nghe. Bây giờ anh về đi nghen!
- Được! Tôi về - Giọng anh có vẻ hơi giận.
Như thường lệ, cái quán nem chả của chú Sáu vẫn tối ngày đông đúc khách ra vào. Người ta tìm đến quán bởi những đĩa nem đặc sản một phần, phần nữa vì ông chủ quán lúc nào cũng sởi lởi và biết chêm vào những câu đùa hóm hỉnh. Vậy mà hai bữa nay, khách ăn quen thầm nhận xét thần sắc ông chủ tiệm có chiều kém vui. ông hay ngó lơ lơ ra ngoài đường, có khi đãng trí quên cả trả lời khách hang.
Sau khi cố ý lách qua lách lại các quầy hang để biết chắc không có ai theo đằng sau, ngập ngừng một chút trước cửa, chị bước hẳn vào trong tiệm. Nhà ông N đây sao? ông N là ông nào? Chưa kịp ngồi xuống ghế, mùi hành mỡ thơm nức từ trong bếp bay ra ngào ngạt khiến chị thấy đói nhũn người. Đến bây giờ chị mới nhớ rằng suốt hai ngày qua chị chưa có miếng nào vào bụng. Quán tối lại đông người, chị chưa nhận ra ai vào ai thì chợt nghe một tiếng nói trầm trầm vang khẽ bên tai.
- Trời đất! Có phải Nhàn đó không cháu?
Thấy gọi đúng tên húy, chị giật mình nhìn lên. Sau một chút ngỡ ngàng chị nhận ra khuôn mặt phúc hậu của chú Sáu, cơ sở hậu cần nội thành cũ. Mừng quá! Chị đứng dậy định nắm chặt lấy tay chú nhưng chú Sáu đã nghiêm mặt nói nhanh:
- Vô! Vô trong nhà! Nếu bọn bếp hỏi thì nói là người bà con với thím lên đặt hàng.
Lát sau, có thím Sáu ra trông thay hàng, chú đã ngồi trước mặt chị - Đến có việc chi vậy cháu? Sao dạo này cháu ốm đi nhiều quá!
- Anh dặn cháu tới đây...
Mới nói được thế, nước mắt chị đã trực trào ra. Chị cắn chặt môi giữ cho mình khỏi khóc nhưng nước mắt chị cứ từng đợt, từng đợt trào ra. Chị khóc oà lên. Khóc tức tưởi. Khóc thoả thuê cho bõ những lúc tấm tức khóc một mình. Đôi vai mảnh nhỏ của chị rung lên...
Chú Sáu bỗng hiểu cả. Ngực chú đau nhức. Thế là thằng Ba đội trưởng bị rồi! Lại thêm một người nữa ngã xuống. Đau quá! Trong vòng một năm nay, chú đã phải chứng kiến bao cái chết thầm lặng của những người thân yêu còn rơi rớt lại sau Mậu Thân. Mỗi lần như thế chú lại thấy mình già đi một chút, vỡ đi một mảng thân thể. Phải nói phải cười là gượng gạo đó thôi, để che mắt chúng nó cho anh em mình có nơi có chốn đi về. Chú không sợ chết, không sợ tù đày nhưng chú sợ ngày ngày phải chứng kiến những cái chết của động đội diễn qua trước mắt mình mà chịu bó tay không làm gì được. Nhưng chú vẫn phải chứng kiến, phải trụ bằng được ở cái ngã tư chợ ven đô này. Chú tự định ra cho mình một quy tắc hoạt động rất nghiêm ngặt. Đêm nào trước khi đi nằm chú cũng cẩn thận soát lại trong ngày xem có để xảy ra một sơ hở gì không để ngay ngày mai chỉnh lại ngay. Suốt một năm ngột ngạt trôi qua, chú đã không từ một cách thức gì để tồn tại hợp pháp, kể cả cách tung tiền tối đa cho bọn cầm quyền địa phương, bọn cảnh sát khu phố. Bữa nay gặp lại cô gái biệt động đã bặt tin từ lâu, vợ của Ba Xuân, chú ngạc nhiên hết sức, chưa kịp mừng thì đôi vai mảnh nhỏ đang rung lên kia đã cứa thêm vào lòng chú một nỗi đau héo hắt. Mới chiều qua, anh Tư phó tư lệnh có ghé qua chú báo tin Ba Xuân đã bị bắt ( chính ảnh cũng bị theo dõi nên đành tạm lui về hậu cứ dăm ngày xin ý kiến của bộ tư lệnh). Vậy mà bây giờ nó đã thiệt mạng rồi sao?
- Thôi nín đi con! Con định tính sao bây giờ?
Cô gái ngẩng phắt đầu lên, mắt còn đày nước.
- Thế mấy chú định tính sao?
Chú không chịu nổi cái nhìn ấy, vội nhìn lảng đi.
- Tại sao cháu biết chú ở đây mà tìm?
- Có một đôi vợ chồng đi xe Pho tới. Ảnh bị bắt trong nhà họ.
- Liệu có tin được không? Cháu có nghĩ đến chuyện chúng tìm cách giăng bẫy?
- Không! Cháu chưa hiểu gì về họ nhưng nhìn vào mắt họ, xét thái độ họ, cháu tin. Những năm hoạt động bí mật cháu đã nghiệm ra điều đó, nếu không, thân cô thế cô làm sao sống được đến nay. Chú đừng ngại.
- Không! Chú không ngại! Cháu tin là chú tin.
- Vậy mà anh không tin cháu. - Mắt cô gái lại mọng lên - Suốt hai đêm nằm cạnh vợ con mà chẳng hé răng một câu. Bây giờ chết rồi, vẫn không được nói thật với vợ con một lời!
- Cháu đừng phiền nó. Cháu không hiểu được tâm trạng của nó lúc ấy đâu. Để rồi chú nói cho nghe.
Chú lạnh lẹn đi ra ngoài một chốc rồi trở vào với một tô phở nghi ngút khói.
- Ăn đi cháu! Ngoài đường yên, không có gì đâu. Ăn đi! Thằng Ba ngày trước mỗi lần có việc tới đây rất ưa món này. Vào trận đợt này nó có một nỗi buồn không muốn nói với ai. Trong ban chỉ huy có người không tin khí tiết của nó ở trong tù, chưa muốn giao việc cho nó. Cháu là người cách mạng chắc cháu hiểu được điều này, chú không nói thêm nữa. Nhưng nó cứ nằng nặc đòi đi. Chính anh Tư đã thuyết phục tổ chức chấp nhận nguyện vọng của nó.
- Chú Tư hồi sáu lăm đã làm lễ cưới cho hai đứa cháu - Chị nhìn xa ra ngoài cửa sổ -Chú tốt lắm! Bao giờ chú cũng biết nhận ra mặt tốt ở mọi người.
- ừa. Vả lại cũng không tìm được ai có kinh nghiệm công tác nội thành hơn nó nên mấy anh đành ưng thuận. Thấy chồng cháu có dấu hiệu thí mạng để biện minh cho danh dự của mình, anh Tư cũng rời cứ theo chồng cháu vào thành chỉ đạo sát từng bước. Ảnh hy vọng rất nhiều vào nó trong trận đánh cực kỳ quan trọng này. Chỉ sau một tuần vào thành là nó đã lên được phương án trận đánh. Theo chú đó là một phương án táo bạo nhưng... vẫn có cái gì hơi thí mạng. Kẻ địch bây giờ có nhiều biện pháp chống biệt động tinh xảo lắm. Nhất là lại có thêm thằng phản bội Hoàng Xanh góp sức vào. Thằng này cháu không biết đâu. Khi cháu vào hợp pháp thì nó mới được điều từ miền Trung tới.
• Thằng này chán vuông, mát xếch phải không chú?
Nó đó.
Chính nó đã... Giọng chị nghẹn lại không nói được nữa.
Thằng này lợi hại lắm! Bao nhiêu cơ sở, bao nhiêu thủ đoạn tác chiến của ta nó rành hết.
Sao trên không cho khử nó đi?
- Nghe anh Tư nói, đã mấy làn ta định xửa lí nhưng nó cáo già lắm! Bây giờ thì lại không cần nữa. Nó hết hiệu lực rồi. Cứ để cho nó vậy lại có lợi cho ta hơn. Ta sẽ đánh ngay trên những nhận định đã lỗi thời của nó. Có lẽ vì thế mà thằng Ba mới vận dụng cách đánh đơn giản nhất để lừa nó. Nhưng mấy anh thấy trong phương án có một vài chi tiết phiêu lưu, nếu thắng là tháng lớn, nếu bại là bại sạch trơn nên còn nghiên cứu thêm. Mà trận này mang tính chất chính trị rất lớn, không thể để bại được. Nghĩ rằng trên không tin, nó buồn, nó tới tâm sự với chú rồi nó về bảo sẽ điều tra thêm. Chính lúc đó, không ngờ vô tình nó lại gặp mẹ con cháu. Nó cũng có chịu nói gì với chú đâu chỉ thấy mát nó lấp lánh lạ lắm! Anh Tư nói tính khí nó xưa nay vẫn thế. Kiêu hãnh, nhiều tự ái, làm cái gì cũng hết mình. Phải cái kiêu căng nhưng ở nó chú biết, dù kiêu căng hay khiêm tốn cũng rất chân tình. Cũng như mọi cái xấu cái tốt trong nó đều rạch ròi. Nó khác hẳn thằng Xanh ở chỗ đó. Cách sống của nó không phải ai cũng chấp nhận được nhưng nó thật sự cần thiết cho tất cả mọi người. Hãy để cho người ta cần mình chứ đừng để cho người ta chỉ yêu mình. Yêu có lúc ghét, còn cần thì bao giờ cũng càn. Cháu xem! Nó sâu sắc đến thế đó, đến ngay chú sống gần hết đời rồi và nghe nó mới vỡ thêm ra. Cái thằng! Quý giá biết chừng nào... Thôi, nghe vậy cháu hiểu, cháu đừng phiền trách nó. Không ai thương vợ thương con như nó đâu. Chú đoán chắc thế.
Chị nấc lên một tiếng.
- Tại cháu. Chỉ tại cháu ảnh mới bị rơi vào tay chúng nó...
- Cháu đừng nghĩ vậy. Chiến tranh mà cháu, một sự sao nhãng nhỏ thôi...
Chị đứng dậy gạt nhanh nước mắt.
- Cháu không nên ở lại đây lâu. Thưa chú! - Mát chị ráo hoảnh - Nhờ chú nói lại với tổ chức, cháu Nguyễn Thị Thanh Nhàn, chiến sĩ biệt động mặt trận Đông Nam Sài Gòn, sau một năm nằm im không hoạt động xin sẵn sàng chịu kỉ luật và nay xin tiếp tục trở lại hoạt động. Hoạt động ngay trong mục tiêu của chồng cháu. Cháu sẽ thay anh đảm nhiệm tiếp mục tiêu này. Và xin hứa sẽ hoàn thành nhiệm vụ. Chú Sáu... Cháu muốn lấy hiệu quả trận đánh để biện minh cho danh dự của ảnh. Có ai hiểu được chồng bằng vợ đâu chú ơi...
Chú Sáu khịt mũi giấu sự xúc động.
- ừa... ừ. Nhưng mà ăn đi cháu, ăn đi đã. Nguội hết rồi.
- Dạ!... Cháu sẽ ăn. Bây giờ chú tranh thủ nói cho cháu biết toàn bộ nội dung nhiệm vụ và sơ bộ phương án tác chiến của chồng cháu.
- Được rồi! Chú sẽ nói. Nhưng mà ăn đi đã. Việc đánh giặc đâu phải ngày một ngày hai, cháu. Chú sẽ nói nhưng để cháu nghe cho biết, còn nhiệm vụ phải chờ mấy anh quyết định. Chà! Hổng biết khi nào anh Tư mới quay lại đây? Lo cho anh quá!
- Trong tình hình này còn chờ gì nữa chú. Chồng cháu tuy bị giết nhưng chúng chưa biết ảnh là ai, nếu có láng máng biết đi nữa thì chúng cũng đang chủ quan, thoả mãn. Để chậm sợ chúng lại đề phòng gắt gao, lỡ việc. Chú Sáu? Chú và cháu đều là Đảng viên - Chị nhìn xuống, nói nhỏ - Nếu chú còn coi cháu là Đảng viên... Hai người không đủ ba để thành một chi bộ nhưng cháu xin được nhân danh chồng cháu nữa là ba thì có thể quyết định được rồi. Phải làm lẹ đi chú. Hình như sắp tới ngày lễ của chúng nó.
Trước thái độ kiên quyết và lí lẽ của chị, chú Sáu biết có ngăn cũng chẳng được nên đành ra ngoài làm bộ chào hỏi khách hang om xòm một chập rồi trở vào. Trong tiếng ồn ào của những bàn nhậu tan rồi hợp, hai mái đầu một già một trẻ chụm sát vào nhau.
Bỗng ở gian ngoài, giọng Huế của thím Sáu cất lên lảnh lót.
- Cô Bảy đâu! Tôi đã nói hồi mai phải đặt thêm ba chục chai la-ve mà sao bây giờ đã hết trơn rồi.
Chú Sáu vội đứng dậy.
- Có động! Cháu cứ theo cửa ngách này ra vườn, từ vườn có lối nhỏ đi ra đường, cẩn thận nghe! Đừng đến đây nhiều. Có gì chú sẽ cho người tìm. Một chú nhỏ bán báo và thuốc lá rong, mật hiệu hỏi: Cô xài Ba số 5 không? Đáp: Nhà tôi chỉ ưa Bát-stô.
- Nếu không gặp mấy ảnh cháu cứ chủ động tiến hành. Thuốc nổ sẽ cho người đi lấy, còn lực lượng, cháu sẽ tự lo.
Bóng chị vừa khuất sau cánh cửa ọp ẹp như cánh cửa dẫn vào cầu tiêu nhớp nháp, chú Sáu vội quay trở ra. Kịp nhìn thấy hai người lạ mặt bước vào quán, chú đã cất giọng oang oang:
- Xin chào! Xin chào! Chắc hai chú ở xa mới lần đầu ghé quán? Mời ngồi! Đó, ngồi gần quạt cho mát. Nào! Hai chú dùng gì? Nem chua hay nem rán? Uống đế chớ? Hay bia?
Hai người lạ mặt chưa biết trả lời sao trước hàng tràng câu hỏi giòn như nem sôi trên chảo ấy thì chú đã cúi xuống nói nhỏ, mắt nheo lại ranh mãnh.
- Tôi biết hai chú là ai rồi. Yên chí đi. Cứ nhậu thoải mái. Từ sáng đến giờ cũng có mấy chú cảnh sát quận cũng ra vô nhiều lượt rồi, tuyệt đối an ninh. Ăn gì gọi đại đi! Biết các chú đêm ngày vất vả, tôi nể lắm! - Chú quay lại gọi to - Có cái gì ngon nhất cho dọn ra đây đi bà. Người quen cả đó. Hai người lạ mặt đưa mắt nhìn nhau... Lão già này tinh tường thật! Mới nhìn sơ đã biết thật giả thì còn nước mẹ gì nữa. Thì nhậu đã. Kệ cha cái thằng thiếu tá có con mắt cô hồn nhìn đâu cũng thấy việt cộng cả ấy. Nhậu mày!
Thế là thay vì phải kín đáo do thám cái quán bình dân này, hai gã nhân viên an ninh chỉ còn thấp thỏm chung một điều: Liệu có phải trả đủ tiền cho những món ăn đáng giá đang được bà chủ tươi tắn mang tới kia không?
Khi chị ra tới bến xe xuôi Sài Gòn thì trời cũng ngả về chiều. Một buổi chiều ngoại thành đìu hiu gió. Chiếc Taxi đang đậu đợi khách. Thấy chị, anh tài tiến lại.
- Xin lỗi! Bà về Sài Gòn?
-Dạ!
- Mời bà lên xe, ta đi luôn.
- Nhưng... Một mình tôi cũng chạy?
- Vâng! Tôi được lệnh chỉ chở một mình bà. Mời bà lên ghế trên.
Chị bỗng giật thột. Mình bị bắt? Chị bất giác lùi lại. Anh tài vẫn lúi húi mở cửa xe.
- Bà đừng ngại chi hết, ông Hai Băng Giá đã bỏ tiền thuê nguyên chiếc xe này đưa bà về Sài Gòn. Tôi đã đứng chờ cả buổi. Mời bà lên ta đi tối rồi.
- Dạ! Cảm ơn anh... Không ngờ ông Hai lại chu đáo thế.
Trời mưa, đường vắng, chiếc Taxi chạy với tốc độ khá nhanh. Anh tài xế lầm lì chú mục vào đường lái không nói một câu. Chị gợi chuyện.
- Ông Hai là người thế nào hả anh?
- Đàng hoàng, một người rất đàng hoàng - Anh ta quay lại vẻ ngạc nhiên - ủa! Bộ chị muốn giỡn tôi hay sao chớ?
- Không tôi hỏi thiệt mà.
- Kỳ không! Tôi tưởng...
- Chúng tôi mới quen nhau.
- Vậy là hồng phúc cho bà đó. Xưa nay bồ bịch của ông có cả bầy, toàn đẹp cỡ hoa hậu cả nhưng ông có đối xửa với ai trân trọng như đối với bà đâu. ông vậy đó. Ghét ai thì hạ tay không thương tiếc mà thương ai thì xẻ cửa xẻ nhà. Cánh Taxi chúng tôi không có ổng ra tay bảo vệ thì bọn anh chị, bọn cảnh sát ở bến xe này còn chẹn họng cho đến lè lưỡi ra mà chết đói.
Thì ra anh chàng lái xe này cũng không đến nỗi làm lì cho lắm. Chị nghĩ vậy và hỏi tiếp:
- Ồng nguyên là người ở đâu anh? Hình như đời riêng của ổng có nhiều khuất khúc?
- Chịu! Đời tư ông kín như bưng. Hổng ai moi được chút xíu gì hết.
- Dòm ông không có vẻ gì một tay anh chị cỡ trùm cả.
- Vậy mà giữ lắm đó bà ơi! Có điều ổng có học, biết ăn nói, không chửi tục, không đập phá bừa bãi, đối xử với mọi người theo đúng luật giang hồ đâu ra đó, nên ai cũng nể. Nhưng coi chừng! ổng mà nổi giận lên thì không còn có biết phải quấy gì đâu nữa đó nghe! Hôm rồi ở giữa Bùng binh Chợ Lớn, một mình ổng đã đập nhừ tử ba thằng Mĩ về tội quit tiền của một thằng cha đạp xích lô máy. Nhưng ổng cũng đá đít cho thằng cha kia một cái nhớ đời vì “Đàn ông đàn ang gì bị ăn hiếp mà chỉ biết la lối”.
- Mấy người Mỹ họ chịu à?
- Chịu thế nào, nhưng ổng đi đâu mà chẳng có em út đi theo bảo vệ cả bầy. Mà đến cớm cũng ngán, không dại gì mà dây với tay coi đời không bằng góc chai bia xỊ đế đó.
Chiếc xe dừng lại bên một dãy hàng quán bày ra hè đường, đèn sáng trắng. Anh tài mở cửa xe từ tốn.
- Ổng có nhờ tôi đưa bà đi ăn rồi hẵng trở về nhà. Mong bà đừng từ chối. Tôi đã cầm tiền và nhận lời của ổng rồi.
Đừng chẳng được, hơn nữa cơn đói từ nãy qua đi bây giờ lại cồn cào trở lại, chị đành đi theo cái lưng đầy dầu mỡ của người tài xế trẻ trung. Trong đầu chị thoáng nghĩ đến sự góp phần của Hai Băng Giá trong trận đánh tới.
Gió Không Thổi Từ Biển Gió Không Thổi Từ Biển - Chu Lai Gió Không Thổi Từ Biển