Số lần đọc/download: 1434 / 36
Cập nhật: 2017-04-04 13:33:11 +0700
Chương 2
T
huận đã thay chiếc áo bay, sửa soạn lấy Lambretta ra về thì ba thằng bạn cùng phi tuần vẫy gọi và kéo Thuận vào câu lạc bộ sĩ quan. Cả bốn cùng ngồi trên chiếc ghế cao lênh đênh ở ngay quầy rượu. Bọt bia từ đáy ly dàng lên trắng sốp như...mây stratus.
Một đồng tiền cho lọt qua khe, hai lần ấn xuốngtouche, một dĩa hát tự dộng tách ra, cần kim tư động hạ xuống..Tiếng hát trầm trầm của nàng ca sĩ Pháp tiếng hát trễ nải như dòng sông lưới lĩnh chảy lặng lờ trong một ngày không có mưa nhưng nhiều mây, rất nhiều mây, âm u:
On se quitte toujours
On se quitte trop vite
Mais quand le cœur hésite
C’ est que se meurt l’amour
Trước đây hồi còn sống, chú Quát ôm Huyền, Huyền cũng trễ nải như dòng sông lười lĩnh đó ư?
Mais quand le coeur hésite
C’est que se meurt l’amour
On se quitte toujours
Ngày chú Quát ở Pháp về mang theo Huyền đến thăm vợ chồng chị Ninh, lúc đó Thuận giúp chị Ninh tiếp hai người. Hai người đứng dậy từ biệt khi trời sắp đỗ mưa lớn. Mưa đã bắt đầu lất phất rơi. Cái áo đi mưa màu trắng của Huyền tung ra thật đẹp. Và Huyền đi vào mưa thì muôn vàn sợi mưa biến thành đồ trang điểm cho cả một vùng Huyền đi vào. Ngay buổi đầu vừa gặp Huyền đó, Thuận đã khăng khăng thấy rằng bất cứ cái gì của trời hay của người cũng chỉ để trang điểm cho Huyền.
- Chú Quát sang Pháp đã lâu quá rồi chị Ninh nhỉ?
- Ngày đó Thuận hỏi chị.
- Mười lăm năm! - Chị Ninh đáp.
- Giá không lấy thím Huyền chú dám ở lì bên đó.
- Có thể.
- Họ cưới nhau ở Paris phải không chị?
- Tháng trước I
- Vừa rồi chú bảo về đây chú phụ trách công việc ở đâu chị Ninh nhỉ?
- Cậu không nghe à? Ở Thủ Đức! Trông nom cả nhà máy biến điện ở đấy.
- À vâng em nhớ ra rồi, chú đỗ kỹ sư điện ở bên đó từ lâu, thím Huyền mới đỗ cử nhân vạn vật học. Chắc thím Huyền về đây sẽ đi dạy học.
- Chắc thế.
Thuận sung sướng thấy dòng họ mình có truyền thống cứ gọi nhũ danh người đàn bà, dù nội dù ngoại, không kể là còn không hay đã xuất giá: chị Ninh, anh Bảng, thím Huyền, chú Quát v.v... Thuận nói:
- Chú Quát hôm nay không gặp anh Bảng rồi!
- Để chủ nhật này anh chị lên Thủ Đức đáp lễ vậy.
- Chị cho em đi với nhé.
- Càng vui chứ sao!
-
Ấy đấy, Thuận lại bị lôi cuốn vào việc ôn lại kỷ niệm rồi. Cảm giác cho phi cơ lao vào cái trống rỗng vô tận vừa qua không còn, cái trống rỗng vô tận đó giờ đây tràn ứ hình ảnh Huyền. «Phải xua đuổi hình ảnh Huyền! Phải xua đuổi hình ảnh Huyền! Đó là thứ tình cảm bất chính » - Thuận nghĩ vậy. Thuận nâng cao ly bia với các bạn làm như vẫn tham dự vào câu chuyện của họ, rồi uống một hơi.
- Nữa chú mày? — Hội hỏi.
- Nữa!
- Xin cô bốn chai 33 nữa.
« Huyền đẹp như một trái nho mọng! Thuận không thể cấm mình không được nghĩ thế. Ngay từ buổi gặp mặt đầu tiên Thuận đã nghĩ như vậy. Nhan sắc Huyền có nhiều phúc hậu nhưng vẫn sắc sảo. Khỉ chú Quát đã mang Huyền ra về rồi - Huyền khoác áo mưa trắng, đi vào trong mưa - Thuận cũng trở về góc cũ của mình, uống nốt ngụm cà phê sữa bỏ dở đã nguội tanh, chỉ cốt để suy nghĩ. Phải, cái đẹp của Huyền có nhiều phúc hậu nhưng cũng sắc sảo. Khuôn mặt tròn, khuôn mặt bầu bĩnh, khuôn mặt đó hiếm khi đẹp tuyệt vời! Dáng Huyền vừa phải, không cao thon, Huyền chỉ vừa tầm thước, mà sao rõ ràng Huyền đẹp tuyệt vời! Huyền ưng nói thẳng ý nghĩ của nàng, vui như tiếng than nổ trong lò sưởi, rồi nàng cười ròn tan, rất thẳng thắn, Huyền có một chút lẳng lơ nào đâu, mà sao Thuận điên đảo tâm hồn! Lúc tiếp chuyện Huyền, Thuận phải gọi bằng ‘‘thím” như chị Ninh, lẽ dĩ nhiên, nhưng Thuận hết sức tránh việc phải xứng ‘‘cháu’’ luôn. Huyền còn kém Thuận ít ra là hai tuổi mà! Huyền đã đi vào trong mưa với chú Quát, Huyền khoác áo mưa trắng đi vào một vùng đan lát bằng muôn vạn sợi mưa trang điểm, Huyền đi đã lâu rồi nhưng hình ảnh Huyền càng đầy ắp lên. Thuận biết trước trong giấc ngủ tới sẽ mơ thấy Huyền. Quả nhiên Thuận mơ thấy Huyền đến ăn cơm với chị Ninh, anh Bảng, Trong mơ Huyền mặc áo cánh để hở hai cánh tay trần mũm mĩm - đúng như Thuận đã ức đoán, Huyền xuất hiện trong mơ nói cười y hệt bên ngoài, dáng người y hệt bên ngoài, vẫn bộ ngực nhũn nhặn hơi cao một chút, và tròn trịa, và mềm mại, đâu có cao vồng, nhọn hoắt, rắn đanh, mà sao Huyền có sức quyến rũ tuyệt vời?
Thuận lại cười góp với ba thằng bạn, lại nâng ly bia lên cao rồi uống một mạch mong xóa được hình ảnh Huyền. Chúng nó đương ca ngợi một đào chiếu bóng Mỹ mà chúng cho là tuyệt thế giai nhân. Chúng thật ngu! Việt Nam mình có Huyền kia thừa đủ đánh đổ bất cứ minh tinh màn bạc quốc tế nào. À phải cái chết bất ngờ và thảm thương của chú Quát đã mài dũa mọi ý nghĩ quyết liệt của Thuận, mài dũa cho mòn những góc cạnh đi thôi nhưng chúng vẫn xuất hiện đày đủ:
«Đã gặp Huyền, chắc Thuận suốt đời không còn đam mê một người con gái nào khác nữa, như một người đã nghiện a phiến, không còn thứ nghiện gì vượt nổi thứ nghiện a phiến! Đài phát thanh Hà Nội, chúng thường chửi giai cấp tiều tư sản, ôi nhan sắc Huyền là một kiêu hãnh cho tiểu tư sản, là một cứu rỗi cho tiểu tư sản, là lý do sống cho cả trái đất này!»
- Đánh đổ ược chai băm ba nữa không mày, Thuận? - Hội hỏi.
- Được chứ!
- Xin cô bốn chai 33 nữa!
Lúc đó Thuận mới nói với một thằng bạn khác bên cạnh:
- Ờ mày còn viết văn nữa hả, mày tả cho tao nghe một tình yêu đam mê đi. Mày có thấy tình yêu đam mê đẹp không? Sức mạnh của nó đẩy vút mình ra tận biên giới vũ trụ, nó còn muốn giúp mình thiêu cháy cả cái biên giới đó nữa ha ha, được đẩy vút ra tận biên giới vũ trụ thênh thang lắm, thênh thang mà vẫn hướng về tâm điểm, mày có biết tâm điểm đó là gì không? Là tình yêu đam mê đó mày!
Thằng bạn trả lời ra sao, Thuận không nghe rõ, chỉ thấy ùng ùng trong tai, nhưng khi nó dứt lời thì Thuận giải thích tiếp:
- Tao không phải là nhà văn, nhưng tao tin là nhà văn mà không biết đam mê tình yêu thì viết được con mẹ gì. Cả cuộc đời bàng bạc lạnh như Nam, Bắc cực, nặng như băng sơn, không có tình yêu làm hỏa diệm sơn thi làm sao phá vỡ nổi cái đống cuộc đời vô tri và lạnh giá đó mà thăng hoa lên cao cho thế nhân chiêm ngưỡng?
- Đánh đổ được chai băm ba nữa không mày Thuận? - Vẫn lời Hội hỏi.
- Được chứ, chai thứ tư nếu tao không lầm.
- Xin cô bốn chai 33 nữa - giọng Hội đã lè nhè lắm - Cô cho ăn luôn đi, có gi ăn nấy. Cô bảo sao? chỉ còn trứng gà thôi à? Thi làm omelette, mỗi dĩa bốn quả đi, ăn với bánh mì, chúng tôi làm sao về được nữa, ngủ ngay ở ghế bố trong phòng kia, miễn là lết được tới đó, hê hê.
Cô chiêu đãi viên không lạ gì mấy tướng phi công trẻ này, họ đã có vợ con gì đâu, chợt ăn, chợt bỏ, chợt đi, chợt ở. Khi say bí tỉ rồi họ vào một phòng sơ cua dành riêng cho họ, ngủ gục trên ghế bố ngon lành như những em đánh giày ngủ gục ngon lành bên hè phố sau một ngày ngược xuôi vất vả.
Thuận đã ngả lưng trên ghế bố, thoải mãi, mắt díp lại nhưng trí tĩnh, vẫn nghĩ về Huyền, về cái ngày biến cố Huyền trở thành góa bụa. Hôm đó Thuận nhận ra chú Quát trước nhất:
- Ủa chú Quát?
- Kìa anh Thuận,
- Chú đi đâu?
- Tôi đi Vĩnh-Long bằng chiếc Cessna kia. Tôi, người phụ tá và người phi công, có ba người! Giá ngày nghỉ anh muốn đi Vĩnh Long chơi, tôi có thể để anh đi cùng, còn những ba chỗ nữa cơ mà.
Cả hai cùng cười, chợt chú Quát hỏi:
- Sao anh ở bên phi trường quân sự lại lạc loài sang bên dên sự này?
- Cháu cũng vừa sang tiễn một người bạn, hắn đi tu nghiệp sáu tháng ở Hawaï, có thể là lần sau đến lượt cháu. Thế chú đi Vĩnh Long làm gì?
- Tôi xuống đó nghiên cứu đặt một máy phát điện lớn thay cho chiếc máy cũ.
Trên đường trở về phi trường quân sự, Thuận phải thầm nhận là dạo này chú Quát trông trẻ hẳn, tráng kiện hẳn. Người ta bảo người hàng thịt không cần ăn nhiều thịt cũng vẫn béo, người bán hoa quả không cần ăn nhiều hoa quả mà nước da vẫn tươi mát, khoa học giải thích là vì có những quang tử điện, tử gì đó từ những chất đó bắn sang trực tiếp ảnh hưởng vào những cơ thể sống gần gũi, vậy thì việc chú Quát đuợc gần gũi Huyền tất phải trẻ ra, tráng kiện lên là dĩ nhiên rồi! Huyền đẹp như một trái nho mọng! Bao giờ Thuận cũng nghĩ thế! Máy phóng thanh cho hay tin một phi cơ hỏng máy rơi xuống gần một bụi tre Gò Vấp, nhưng Thuận không hề ngờ đó là chiếc phi cơ taxi trên có chú Quát.
Khoảng trưa, xe hồng thập tự mang về khu cấp cứu quân sự ba xác người, thì Thuận giật mình, và khi biết thêm chiếc phi cơ ngộ nạn là chiếc Cessna thì không còn hồ nghi gì nữa, Thuận xin vào khu cấp cứu ngay. Thuận là người đầu tiên nhìn thấy xác chết cháy đen và co quắp của chú Quát.
Trưa hôm đó Thuận ở lại câu lạc bộ và cũng cùng các bạn uống bốn chai bia như hôm nay. Khoảng 2 giờ chiều ước lượng Huyền đã được báo cho hay tin dữ, Thuận mới tới. Đúng như dự tính, Huyền đương khóc. Huyền nói với Thuận là người ta có dặn mai hãy đến nhà thương Gia Định nhận xác, hiệu giờ xác còn ở khu nhà thương quân sự, thường dân không thể vào được. Thuận không hề tiết lộ mình đã thấy xác chú Quát, Thuận chỉ nói để Thuận hoàn toàn cáng đáng mọi công việc xin giấy tờ, khai giấy tờ, khâm liệm..v..v.. Cả dịp nghỉ cuối tuần đó, xin nghỉ thêm ngày thứ hai nữa, Thuận đã thu xếp xong xuôi mọi việc cho đến lúc áo quan chú Quát đưa về chùa Phổ Quang. Thuận bằng lòng với mình nhất là suốt thời gian này Thuận đã cầm chân được Huyền, tránh cho Huyền thấy tận mắt cái chết thê thảm của chồng. Thuận coi đó là bổn phận thiêng liêng của mình, và Thuận đã làm tròn bổn phận thiêng liêng đó.
«Ba thằng khốn nạn chúng ngáy gì mà ngáy dữ!" — Thuận cất đầu nặng như chì của mình lên và cố nhướn mắt nhìn ba chiếc ghế bố có nệm trắng tinh kế bên - «Ba thằng khốn nạn thi nhau kéo gỗ, chúng nỏ thật vô tư! »
Cái ngày anh Bảng, chị Ninh đến đáp lễ chú Quát tại Thủ Đức Thuận có đi... tháp tùng - Thuận tiếp tục ôn, ý nghĩ chờn vờn trên gối.
Nơi sống và cách sống của Huyền thật thần tiên. Không phải chỉ chú Quát chiều Huyền, mà cả cuộc đời chiều Huyền, cả khung cảnh Thủ Đức đây chiều Huyền..Chiếc nhà ba từng ngăn nấp dành cho vợ chồng Huyền ở nằm giữa một khung cảnh bát ngát nhìn rõ cả bốn phương tám hướng chân trời như gìữa biển khơi. Những cột điện cao lớn là vậy mà đặt giữa khung cảnh này cũng trở thành bé bỏng mong manh như trò trẻ; những phi cơ qua qua lại lại. trên đỉnh trời không làm vẩn đục bầu không khí yên tĩnh của thiên nhiên nơi đây, những phi cơ đó nhiều khi lẫn vào những cánh diều hâu bay lặng lờ; chiếc phi cơ trực thăng bay thấp nghiêng nghiêng vội vã rồi cũng mờ dần về phía xa cho tới khi chỉ còn là một chấm lay động mơ hồ, những tiếng động cơ khác từ xa lộ vẳng lại có đấy mà không đấy, thiên nhiên ở đây quả đã đủ rộng lớn để làm chủ những tiếng động ngu xuẩn của máy móc!
Trong khi chị Ninh, anh Bảng nói chuyện với chú Quát, Huyền đưa Thuận đi xem chỗ nuôi gà của Huyền. Huyền nuôi gà mới được hai tháng nay. Huyền giải thích huyên thuyên, trong phòng nuôi gà đôi chỗ tranh tối tranh sáng. Tiếng Huyền như tiếng dòng suối xuân đương lách vào rừng sâu kể lể những chuyện đâu đâu với hoa với lá:
- Tôi chỉ khởi sự nuôi có hai trăm năm mươi gà con thôi, nuôi hai trăm năm chục mà rồi tổng số sẽ là một nghìn, vi sau mỗi tháng lại đổi sang một chuồng khác một lần, anh để ý sẽ nhận thấy ngay là mỗi chuồng một cỡ gà; chuồng này gà được gần hai tháng rồi đấy; sang tháng thứ ba tôi sẽ chuyển sang chuồng này (Huyền chỉ một chuồng còn bỏ trống): sang tháng thứ tư chuyền một lần chót sang chuồng này (Huyền chỉ một chuồng trống khác ở góc trong)
- Sang tháng tư là bán được rồi ư hở thím Huyền
- Ba tháng rưỡi trở đi gà trên một kí là nhậu tạm được rồi, hết tháng thứ tư gà đã được một kí rưởi, lúc đó chúng ăn tốn mà lớn càng chậm, bán là vừa. Kể ra nếu thật sự muốn nuôi gà để bán thì phải nuôi một vạn con mới bõ; đây tôi nuôi để thí nghiệm phương pháp khoa học, việc bán là phụ, mỗi lứa 250 có là bao.
- Cũng có những con bị toi nữa chứ thím Huyền?
- Có chết chỉ chết vào tháng thứ nhất lúc chúng còn bé. Chỉ mất hai hay ba phần trăm là cùng, vì tôi nuôi cẩn thận và dùng khoa học lắm, Anh Thuận có thấy đèn tôi mắc trong này không?
- Để soi sáng cho chúng chứ gì, thím Huyền!
- Để soi sáng sao tôi lại chụp vào trong những ống guigoz? Chính là để giữ cho khí hậu bên trong luôn luôn ấm áp! Thức ăn của chúng nghiền ra như cám là mua của chính phủ, trong có đủ các loại vitamine, nước uống có pha thêm những chất trụ sinh. Anh nhận thấy không, chỗ cho chúng uống là chiếc ống cao đỗ đầy nước rồi lật úp xuống một cái đĩa sâu lòng tức là áp dụng theo nguyên tắc tube Torricelli, uống đến đâu nước xuống đến đấy.
- Không còn toi vào đâu được nữa thím Huyền nhỉ.
- Tuần lễ đầu mới mua về là đã nhỏ thuốc trừ tả vào mũi rồi, tuần lễ thứ hai trồng trái ở cánh, rồi ăn như vậy, làm sao mà toi được, chỉ con nào yến lắm mới chết.
Huyền đã dẫn Thuận ra khỏi phòng nuôi gà. Thuận ngửa mặt nhìn trời cao rồi đảo mắt về bốn phía, cả vòm trời như chiếc vung mênh mông chụp xuống tạo vật, xa lộ là một đường kỷ, hà kẻ thẳng, những nét đồi nhấp nhô nhưng không hề che khuất chân trời, xa xa vài xóm dân cư với hàng rào tre thưa thớt, với những hàng dừa nước thấp lè tè soi mình trên bờ lạch. Thuận quay nhìn lại Huyền nói:
- Kể ra có cử nhân vạn vật học như thím Huyền thì vào dạy trường công lập nào mà họ không chuộng, nhưng thím Huyền hãy giữ lấy tự do nuôi gà giữa vùng thiên nhiên rộng thênh thênh này thêm năm nào hay năm ấy.
- Anh cũng thủ thế hả? - Huyền hỏi.
- Thần tièn lắm chứ nhất là nuôi gà cốt để thể nghiệm phương pháp khoa học, thật vô tư lợi! Khi gà đã trên một kí thì chiều chiều ta có thể làm lông một chú cho vào lò gaz, một tiếng đồng hồ sau mang đặt ra bàn ăn, trời!
Huyền cười khanh khách:
- Trời, thật vô tự lợi hả? Các chính khách thật lòng yêu nước thương dân làm được cho nước giầu dân mạnh cũng chỉ vui đến thế là cùng nhỉ?
Thuận nghĩ thầm thì ra người dân Việt nào của mình ngày nay cũng biết nói mỉa tụi chính khách và Thuận gật đầu nghiêm trọng một cách không cần thiết?
- Vô tư lợi thật đấy chứ thím Huyền!
Huyền khẽ vuốt tóc rồi nói:
- Anh có biết chú Quát của anh thường bảo tôi ra sao không?
- Bảo sao thím?
- Ổng thường bảo tôi mỗi khi tôi bướng không nghe lời ông: « Này cô, nói thật cho cô hay chứ giá tôi lấy vợ sớm thì đẻ rốn cũng có cô rồi! »
- Thế thím trả lời ông ra sao?
- Tôi trả lờl: « biết thế tôi lấy cái thằng Tây trẻ cùng học với tôi ở Faculté des Sciences, nó vẫn theo đuổi tôi hoài. »
Thuận cười lớn nói ngay với Huyền:
- Ấy ấy, nếu thím Huyền lấy Tây ở lại Paris, cả thanh niên Việt Nam chúng tôi sẽ thành lập một thứ đoàn quân quyết tử còn cuồng tín hơn đoàn thập tự quân thời Trung cổ, vượt trùng dương sang đánh chiếm thủ đô nước Pháp chỉ để bắt cóc thím về.
Huyền ngửa cổ cười, bộ ngực thanh tú rung động một cách đáng yêu. Thuận vẫn biết chắc Huyền kém mình ít nhất hai tuổi và tiếp:
- Tất cả con gái Việt Nam cở tuổi thím Huyền cứ việc mà lấy ngoại nhân, trừ thím Huyền!
Cái nhìn của Thuận thẳng thắn lắm, nhưng Huyền chớp mắt rồi nhìn đi. Chắc là trong sự thẳng thắn đó vẫn gờn gợn có cái gì, tương tợ các loại ánh sáng cực tím cực hồng mà chỉ đài radar giác quan thứ sáu của nữ giới mới khám phá thấy để né tránh kịp thời.
Rồi hai người vào phòng khách. Thuận thấy chú Quát vừa kể chuyện gì với anh Bảng, chị Ninh và cho chị Ninh xem ảnh. Thuận chọn chiếc ghế nhỏ khuất trong góc nhưng đổi chếch với Huyền đương ngồi thênh thang ở chiếc ghế Iớn đủ cho ba người ngồi có thể dùng tạm như một thứ đi văng để nằm đọc sách buổi trưa.
Sau lần thứ hai gặp Huyền đó về. Thuận nghĩ việc Huyền chịu lấy chú Quát gần gấp đôi tuôi nàng có lý do của nó. Hai người lấy nhau bên Pháp mà, Thuận biết tại các nước Tây phương vì dáng người Việt mình nhỏ nhắn quá nên nói rút tuổi đi bao nhiêu người ta vẫn kêu là trẻ. Chắc chắn sống ở Paris, Huyền cũng bị rơi vào huyễn tượng đó, nên chi chú Quát hỏi, Huyền ưng liền. Giả sử ở nước nhà làm sao Huyền ưng lấy chú Quát, làm sao chú Quát dám hỏi Huyền!
Rồi khoảng hai tuần sau chính Thuận giục chị Ninh đi thăm Huyền, chỉ một mình chị Ninh đi. Thuận đèo chị ngồi phía sau xe của mình. Khi chiếc Lambretta của Thuận bắt đầu vào xa lộ, chị Ninh nói:
- Chú Quát mua một chiếc villa xinh lắm để mỗi cuối tuần thì đưa thím Huyền lên cùng « nghĩ ngơi » trên đó.
Thuận muốn bật cười vì hai chữ « nghỉ ngơi » quá ngây thơ của chị Ninh - hay chị cố làm ra thế - nhưng Thuận đáp:
- Tuyệt nhất là chiếc villa xinh đó ở ngay sát với villa của ba me thím Huyền, chỉ cách có một cái dốc, đứng bên này nhìn thấy bên kia.
- Như vậy khi chú thím về Sàigòn chỉ việc khoá cửa lại khỏi cần nuôi một người coi chị nhỉ.
- Đúng thế
- Sao chị biết rõ thế?
- Thì lần trước lúc thím Huyền đưa cậu đi xem những chuồng gà của thím, chú Quát nói với anh chị và cho chị xem ảnh. Hai villa đó ở đường Nguyễn T. cách villa của anh chị Hoa có một quãng đường và một lần sang cầu, lẽ cố nhiên là tính theo đường đi tắt xuống bực.
Thuận nói ngay:
- Một dịp cuối tuần nào chị em mình cùng lên Đà Lạt đi, rồi rủ chú Quát thím Huyền cùng ra chợ mua dâu, đương mùa dâu đấy chị ạ.
- Được chứ! Để cuối tuần nào!
Chị Ninh thỉnh thoảng vẫn bị mất ngủ phải lên Đà Lạt, nơi này cặp bạn thân của gia đinh là anh chị Hoa có chiếc villa lớn đường Pétrus Ký vá thường xuyên nhường cho chị Ninh hay cho Thuận một cái phòng riêng đầy đủ tiện nghi. Chị Ninh chỉ khi nào mất ngủ mới lên, còn Thuận thì hứng bất tử là lên liền.
Lần thứ hai tới Thủ Đức đó hai chị em Thuận chỉ gặp có Huyền ở nhà. Chị Ninh ngồi trong nhà một lúc rồi ra sân ngắm trời ngắm đất. Câu chuyện giữa Thuận và Huyền đã thân mật, Thuận cười nhiều không kém Huyền. Huyền hỏi:
- Cảm tưởng anh Thuận lái phi cơ khu trục lần đầu một mình ra sao?
Thuận đáp:
- Câu đó cũng là câu nhiều người đã hỏi các phi công và một anh bạn phi công đã trả lời: « Y hệt cảm tưởng của anh chàng lần đầu tiên hay tin mình là bố» Cháu chưa có vợ mà thím Huyền chưa có con nên câu trả lời ỡm ờ đó chúng mình không thông cảm nổi. Theo như kinh nghiệm riêng của cháu thì đó là cảm giác say say của một người thấy mình làm chủ mình, làm chủ một bộ máy tinh xảo, thấy mình hoàn toàn tự do nhưng đồng thời cũng thấy hai vai chợt nặng chĩu trách nhiệm. Hoặc giả ý anh bạn phi công trên muốn nói thế chăng.
Đó có lẽ là lần đầu tiên Thuận xưng cháu với Huyền hơi nhiều, có chút ngượng ngập.
Huyền gật đầu kèm theo câu « có lẽ» rồi Huyền bỗng hướng tia nhìn vào thẳng đôi mắt Thuận, hơi dướn lông mày giữ im lặng vài giây mới hỏi:
- Thế tại sao anh Thuận chọn ngành không quân? _
Thuận cười lớn. Thực ra không phải là câu hỏi của Huyền đáng buồn cười mà vì Thuận chưa biết trả lời sao. Tiếng cười lớn vừa thân mật vừa cho Thuận đủ thời gian ôn lại để tìm thấy lý do đích thực vì sao mình vào không quân. Và Thuận tiếp tục cười lớn hơn, lần này cười thật tình vì chợt nhớ ra câu chuyện bi hài sảy ra khi Thuận đã là sĩ quan không quân. Thoạt Thuận nói:
- Vì lý do gì cháu vào không quân thực khó biết trả lời thím Huyền sao cho thỏa đắng. Đương theo học chứng chỉ Háa học đại cương tại Khoa học đại học đường Sài Gòn thì có hôm đọc một bài báo nói về đám thanh niên chán đời quá trớn của thế giới, tại Ý là bọn Teppisti - chết vì buồn - tại Thụy Điển bọn Raggare - chờ đợi không mục đích - tại Nam Phi bọn Tsotsis, tại Ba Lan bọn Hooligans. Bọn chúng có những tên khác nhau nhưng cùng một thái độ muốn nổi loạn và phỉ nhổ vào cuộc đời đầy rẫy bất công và bẩn thỉu trong đó những người thực thà, trung hậu thì cam chịu nghèo hèn và bị chà đạp, tiền tài danh vọng lại dành cho bọn tinh ma, đều giả. Cháu cũng muốn nổi loạn với xã hội quá nhiều cặn bã bẩn thỉu của mình. Cách nổi loạn của cháu là bỏ học vào không quân để bay trên cao, luôn luôn trên cao những bẩn thỉu của thế nhân.
Giọng Huyền ấm cảm tình:
- Anh là chàng trai có lý tưởng đấy chứ.
- Thím lầm đấy. Lý tưởng gì đâu! Chỉ là một cách nổi loạn, nhưng vì chịu ảnh hưởng nền giáo dục khoan hòa của cậu cháu xưa nên cách nổi loạn mới... hợp lý như vậy.
(Thuận kêu cha là cậu như phần nhiều tại các gia đinh khá giả miền Bắc thời Pháp thuộc)
Huyền cười rung động cả thân hình, tiếng nói càng ròn tan:
- Anh nói hay, một cách nổi loạn hợp lý.
Thuận tiếp:
- Vừa rồi cháu cười lớn vì chực nhớ ra một bi hài kịch mà mình vừa là khán giả vừa là nạn nhơn bất đắc dĩ trên... sân khấu.
Huyền mở to đôi mắt rất đáng yêu đượm vẻ ngạc nhiên chờ đợi. Và Thuận kể lại:
- Cách đây chừng một năm đúng ngày cháu lên lon trung úy, một thằng bạn thân tên Hội buổi tối, kéo cháu đi nhảy với ông anh ruột của hắn mà cháu cũng thường gọi một cách thân mật là anh Cả, anh vừa là giáo sư trung học vừa là bỉnh bút cho một tờ báo nổu tiếng nọ. Thằng bạn tuyên bố là khao cháu lên lon. Lúc đó mới khoảng mười giờ chưa khuya lắm nên vũ trường chưa đông. Bản slow vừa dửt chiếc màn nỉ tím dầy và nặng phía cửa ra vào bỗng lật tung sang một bên, một sĩ quan nhảy dù từ ngoài xấn xổ bước vào nhảy phóc lên dàn nhạc thẳng chân đạp cho chiếc trống lăn chiêng xuống sàn nhảy. Ba người lính thuộc hạ cũng vừa buớc vào thoạt đứng sát cánh nhau chận ngang cửa: Viên sĩ quan nhảy dù đứng trên dàn nhạc bắt dầu diễn thuyết, nói là quát mắng thì đúng hơn:
-
« Ha ha, chúng bay ở thủ đô yên vui quá nhỉ! Rượu nồng, dê béo, gái xuân xanh! Máu của chúng ông đổ ra ở ngoài kia, chúng bay có biết không?
Anh em, đánh!
Có những thằng nhờ chiến tranh mà xây được nhà cao cửa rộng, mở miệng ra là ca tụng Cộng sản, nhưng không một thằng náo dám dời nơi này mà ra với Cộng sản.
Anh em, đánh!
Chúng bay hưởng bình yên, rực mở ở đây, nay biểu tình, mai đảo chính, tự do mà, dân chủ mà, chúng bay đâm sau lưng chúng ông có biết không?
Anh em, đánh!
Chúng bay hãy đến nghĩa trang quân đội bên Gò Vấp mà nhìn mồ mả. Chúng bay đến đấy mà căng biểu ngữ biểu tình. Chúng bây không bao giờ đông bằng những thằng chết nằm dưới đất đâu.
Anh em, đánh!
Chúng bay hãy đến nghĩa trang quân đội bên Gò Vấp giải chiếu lên những nấm mồ mà hội thảo về những nhiệm vụ này, nghĩa vụ nọ, những người nằm dưới không phát biểu tranh ý kiến chúng bay đâu.
Anh em, đánh!
Chúng bay hãy khuân quỷ đen quỷ đỏ, khuân tiền thụt két đến nghĩa trang quân đội mà kiểm lại tiền, những người nằm dưới không ai tơ hào của chúng bay một đồng một chữ nào đâu.
Anh em đánh!
Cứ mỗi lần anh ta hô ‘‘anh em đánh!’’ là ba người lính tùy tùng lại tiến tới trước mặt ba kẻ đi du hývđể đấm hoặc tát hai cái.
Huyền hơi nghiêng đầu, đôi mắt chớp chớp, có thể là vì cách kể chuyện vui và linh động cùa Thuận có thể là Huyền hơi trạnh lòng vì lời viên sĩ quan phẫn uất nguyền rủa cả lũ « cửa cao nhà rộng ».Thuận tiếp:
- Không một ai dám phản đối, đúng hơn không ai còn mặt mũi nào mà phản đối, lời nói nghẹn ngào phẫn uất của viên sĩ quan đi thẳng vào lương Iri mọi người. Lần thứ tư là lần ba người lính tiến tới bàn cháu, Hội, thằng bạn, muốn xuất trình giấy mình là sĩ quan không quân, cháu cản đi và bảo nó: ‘‘Hôm nay mày mừng tao lên lon thì hảy ráng chịu hai cái tát. Sen này đương hào hứng đừng nên cản trở!»
- Thế cả ba anh chịu nhận mỗi anh hai cái tát? - Huyền vừa cười vừa hỏi.
- Riêng cháu bị hai cú đấm - giọng Thuận càng vui - có lẻ vì anh lính thấy cháu tương đối to con nên đấm cho hả, thằng cha đấm nhanh ra phết thím Huyền ạ.
-
Tiếng Thuận cười vang xen với tiếng Huyền cười ngặt ngẽo. Khuôn mặt Thuận bỗng nghiêm lại đôi chúttrước khi tiếp lời:
- Nhưng cũng kể từ ngày tự ý nhận hai cú đấm cháu mới ý thức được rằng việc mình gia nhập quân đội là hợp lý. Ông anh thằng bạn - anh Cả - vừa là giáo sư trung học vừa là nhà viết báo, đã quá tuổi động vièn, cảm động theo dõi từng lời của viên sĩ quan. Lúc viên sĩ quan cùng ba người lính ra khỏi vũ trường, anh ta còn nghiêng tai lắng nghe những lời ném vẵng lại tự ngoài đường: « Chúng bay đâm vào sau lưng chúng ông, chúng bay có biết không »? Khi ra về anh Cả giơ tay lên xoa hai bên má một cách trìu mến rồi nói: «Người ta nói đúng! Thế hệ các cậu ngày nay phải có mặt ở chiến trường về sau mới không bị mặc cảm. Các cậu chiến đấu cho lịch sử dân tộc, lịch sử vẫn tiến đấy chứ, lũ khốn nạn chúng sẽ bị đào thải mà. Một ngày gần đây thôi».
Thuận ngừng nói đưa mắt nhìn Huyền, Huyền im lặng nhưng miệng vn giữ nụ cười. Thuận hỏi để thay hướng câu chuyện:
- Thím Huyền ở Paris về đây thấy sao?
Huyền suy nghĩ một chút rồi đáp:
- Tôi sang Paris theo học ba năm mà khi hồi hương đi thăm các ông chú bà bác thấy hình như chẳng có gì thay đổi trừ việc nguời bạn này lấy vợ, người bạn kia lấy chồng, ông anh này thêm một đứa con trai, bà chị kia mắn hơn thêm được hai đứa - ba năm đôi mà lị! Dồ đạc kê trong các nhà cũng y nguyên như vậy.
Nghe Huyền nói, Thuận cho rằng con người đẹp tuyệt vời đó cũng có những thắc mắc trong tâm tư chứ không phải hoàn toàn vô tư như tiếng cười giọng nói của nàng. Và Thuận hỏi đùa:
- Thế thím Huyền muốn cuộc sống phải làm sao, phải đảo lộn chăng?
Huyền chưa kịp trả lời Thuận đã tiếp:
- Đúng, thím Huyền nghĩ đúng, cuộc đời phải cho nghiêng ngả, đảo lộn lung tung beng đi mới thú.
Thuận vẫn thích gọi đến tên Huyền luôn và vẫn luôn luôn hết sức tránh trong câu chuyện phải xưng ‘‘cháu’’ nhiều. Xưng ‘‘tôi’’ thì không được rồi.
Thuận và Huyền cùng rời phòng khách ra đứng ngoài hiên. Chị Ninh đứng tận phía hàng rào xa đương vịn ngắt một cụm hoa tường vi màu hoa cà.
Chương trình radio Của Việt nhi đến đoạn kể chuyện vui, về câu chuyện vui có liên hệ đến không quân nên cô chiêu đãi viên ngoài câu lạc-bộ kia mới có nhã ỹ vận to để bốn ‘‘ tướng’’ phi công trong phòng này cùng nghe rõ. Đó là chuyện hai anh phi công say bí tỉ, dìu nhau vô nằm chung một ghế bố xây lưng vào nhau, một anh ngứa gãi nhưng lại gãi nhầm sang lưng anh kia, gãi mãi không thấy hết ngứa tức mình làu nhàu:
" Quái mình gãi mình mà như gãi ai! '' Anh kia cũng mắt nhắm mắt mở nghiêng tai nghe ngóng rồi nói thầm:
«Quái rõ ràng mình có gãi mình đâu mà cứ như có ai gãi mình!»
Cả bốn phi côngng trên bốn ghế bố đều đã tỉnh ngủ và cùng cất tiếng cười vang, hòa với tiếng cười của các em trong ban Việt nhi. Một chàng nói:
- Mẹ kiếp say thế chắc hai thằng cha đó dám đánh đổ trọn một chai whisky!
Họ tuần tự vào douche tắm. Thuận vào sau cùng!
Chú thích:
( Lời bài hát On se quitte toujours do ca sĩ Françoise Hardy trình bày)