Số lần đọc/download: 5600 / 91
Cập nhật: 2016-03-25 13:00:58 +0700
Chương 2
T
hế rồi cái ngày đáng ghét ấy lại đến. Cơm tối xong, tôi ngồi tựa lưng bên khung cửa ngắm mưa đang đầy trờị Ngoài hiên, những sợi dây điện đọng nước lóng lánh trong như những chuỗi ngọc trắng toát. Nước tuôn theo tàu lá chuối đổ xuống vũng bùn bên nhà, trong khi trời vẫn mưa ào ào một cách vô duyên. Vạn vật mang nét buồn ủ rũ. Hàng cột điện dang lạnh lùng cao ngạo tỏa ánh sáng vàng vọt xuống một vùng đất bên dướị Tôi thở dài đứng dậỵ Dù sao thì tôi cũng phải lo cho xong mọi việc.
Mẹ từ trong bếp hỏi vọng ra:
- Bình ơỉ Con đi chưả
Hình như mẹ vừa rửa bát xong, người đang lau đôi tay ướt nước vào chiếc khăn xanh cột ngang bụng. Tôi lại góc nhà lui cui tìm cây dù đi mưạ
- Con đang sửa soạn đi đây mẹ
- Nhớ là đến đó đừng có gây lộn với người ta nghe con. Nói với cha là nhà thiếu tiền nhà hơn hai tháng rồi, không thể khất được nữạ
Tôi vẫn chưa tìm ra chiếc dù, đáp vọng vào:
- Vâng, con hiểu rồi, xin mẹ yên tâm, con sẽ dùng mọi cách để mang tiền về cho mẹ mà!
- Tìm dù hả, hôm trước con bỏ nhà bếp kìa, con không nhớ saỏ
Nói xong, người chạy đi lấy chiếc dù cho tôị Nhìn ra ngoài mẹ lo ngại dặn dò:
- Nhớ về sớm nghe con. Nếu có tiền thì đi xích lô về. Trời mưa to quá.
Tay cầm dù, tôi bước ra ngạch cửa, xỏ chân vào đôi giầy mưa nắng hai mùạ Đôi giày duy nhất mà mẹ đã mua cho khi tôi vừa đậu tốt nghiệp. Một năm rưỡi rồi, ông già sửa giày đầu ngõ đã thay đế, và mõm mấy lượt, đến nỗi mỗi lần thấy tôi mang nó ra là ông lại lắc đầu:
- Sao, đôi giầy đó nữa à? Hư nát thế này còn sửa cái chỗ nào được nữả
Gần đây, giầy lại sút chỉ, mỗi lần mang nó đi trong mưa nhất là qua những vùng lầy lội đất với bùn lại chui vào kêu lép nhép như một điệu khúc buồn. Bây giờ thì tôi chẳng dám mang ra cho ông thợ nữa vì... Vả lại, ở “đằng kia” nhà lót bằng đá mài nên vào nhà phải bỏ giày ra, tôi sẽ cố gắng chùi thật sạch thì đôi chân lấm bùn của tôi chắc chẳng ai trông thấy đâụ
Mẹ đưa tôi ra đến cổng, bà đứng trong mưa ngừng trước bước đi của tôi:
- Bình này...
Tôi quay lại, mẹ lại dặn dò lần nữa:
- Nhớ đừng gây gổ với người ta nghen con!
Tôi gật đầu, bước đi được một quãng tôi quay đầu lại, bóng mẹ tựa cửa nhìn theo, tôi thấy yếu đuối và cô độc làm sao! Tôi ra dấu bảo mẹ vào, mẹ mới chịu quay vộ Cánh cửa lớn đã đóng lạị Gió có vẻ lớn. Tay kéo cao cổ áo, tay nắm chặt cán dù, tôi tiếp tục bước tới trước.
Từ nhà đến “đằng kia” không xa lắm nhưng không có xe buýt nên tôi lội bộ hơn nửa tiếng mới đến nơị Tháng nào may mắn, xin được tiền thì chỉ cần đi một lần, ngược lại, nếu chẳng may, tôi phải đi ba, bốn lần mới xong.
Trời lạnh thật, gió thổi như cắt vào mặt. Con lộ này tuy tráng nhựa bằng phẳg, nhưng mỗi bước đi đất cát lại theo kẽ hở chui ra chui vào khiến tôi đau điếng. Chân tôi ướt lạnh, cái lạnh từ lòng chân xoáy thẳng lên tim.
Một chiếc xe chạy vượt qua, bắn tung bùn đất, trước khi tôi kịp phản ứng, thì chiếc váy xanh duy nhất của tôi đã lấm đầỵ Tồi buồn bã vuốt nhẹ mái tóc. Mưa càng lúc càng to, mỗi lỗ mọt nhỏ trên nóc dù nhỏ nước xuống, tôi phải xoay tròn liền tay, nhưng làm thế nào thì làm, nước vẫn rớt trên đầu, trên trán. Mưa càng to, gió càng lớn, những cơn gió lạnh đầy ác ý, mang đầy bụi nước, tung cả váy tôi lên. Người ngợm tôi như chuột lột. Tôi cắn răng tính toán số tiền cần cho tháng này để quên cái lạnh. Tôi phải đến người tôi gọi là cha để nài nỉ xin xỏ năm chục ngàn đồng tiền chợ, năm chục ngàn đồng tiền nhà, tất cả là một trăm ngàn đồng. Nếu có thể, tôi sẽ hỏi xin thêm vài chục để may quần áo mùa đông. Còn đôi giày chắc xài không qua khỏi mùa mưa nàỵ
Qua một khúc quanh, tôi dừng lại trước cổng màu đỏ chóị Cánh cổng có lẽ mới được sơn lại còn hăng hắc mùi dầụ Hai bên cổng có hai ngọn đèn soi sáng nét chữ vàng trên tấm bảng “Biệt thự Lục Chấn Hoa”. Tôi đưa tay nhận chuông và khẽ nguýt tấm bảng kia một cáị Nhà của người đàn ông có tên Lục Chấn Hoa! Tôi cũng họ Lục, nhưng tôi là người ở trong hay ở ngoài nhà này đâỷ
Cửa mở, cô Lan, người làm, nhe hai chiếc răng vàng ánh với đôi mắt cá tàu, tay cầm chiếc dù nghểnh cổ rạ Hình như cô ta chẳng ưa mấy người khách đến viếng trong cơn mưa nàỵ Lan đưa mắt nhìn tôi từ đầu tới chân, khi bước vào xong, vừa cài cửa lại cô ta vừa hỏi:
- Mưa lớn thế này sao cô chẳng đi xe đến?
Hứ! Có bao giờ đến đây mà tôi được ngồi xe bao giờ đâủ Giọng tôi nghe gắt gỏng lạ:
- Có ông ở nhà không?
- Có.
Lan gật đầu, đi vào! Theo con đường tráng xi măng giữa sân tôi bước vào nhà. Chiếc sân thật rộng, hai bên đường xi măng trồng đầy những đóa hoa lài, cánh hoa trắng nở đầy thoảng hương thơm dịụ Hình như có cả mùi hoa quế nữa thì phảỉ Mẹ thích nhất loại hoa này, nhưng mà nhà tôi chỉ trồng mấy cây chuối xứ mà thôị
Tôi khom xuống cởi giày, rồi cẩn thận chà đôi chân lên thảm, xếp dù lại đặt nằm sát tường mới bước vộ Hơi ấm từ bên trong ùa ra, tôi cảm thấy dễ chịu ngaỵ Giữa phòng khách, một lò sưởi thật lớn nằm chễm chệ le lưỡi thật dàị Gian phòng ấm cúng làm saọ Nhạc mở thật to, tiếng nhạc kích động ồn ào man dạị Mộng Bình, cô em gái cùng cha khác mẹ của tôi, đang nằm dài trên ghế cạnh đó, cô ta mặc áo thun màu đỏ chói, chiếc quần cao bồi bó sát chân, mái tóc dài tỏa tung trông thật khiêu gợị Cái đẹp như được đúc khuôn của mẹ nó, một cái đẹp quyến rũ đầy nhục dục. Thấy tôi, Mộng Bình thờ ơ gật đầu, rồi nói vọng ra sau:
- Mẹ ơi, chị Y Bình đến.
Tôi ngồi xuống chiếc ghế gần đó, cẩn thận kéo chỗ váy bẩn sang bên, đút đôi chân thật sâu vào bên trong ghế. Tự ái không muốn tôi để cho gia đình này trông thấy sự nghèo nàn của mình. Nhưng Mộng Bình nào có để ý gì đến tôi đâụ Cô ta chỉ lưu ý đến âm nhạc mà thôị Vuốt lại mái tóc, tôi ngẩng đầu lên quét nhanh một lượt khắp phòng khách, bấy giờ tôi mớt phát giác ra trong phòng còn một nhân vật nữạ Kiệt, câu út mới mười hai tuổi ngồi im lìm như xác chết trên một chiếc xe máy nhỏ mới toanh ở góc nhà. Một chân nó đạp lên bàn đạp, chân kia chống dưới đất, lạnh lùng nhìn tôị Đôi mắt tinh quái của nó rảo khắp người tôi như dò xét. Đôi chân tôi chắc đâu dấu chẳng nổi nó. Kiệt chẳng chào tôi nên tôi cũng không buồn hỏi đến nó. Năm cha tôi năm mươi tám tuổị Kiệt mới chào đời, nó nhỏ hơn Mộng Bình những bẩy tuổi, và là con muộn lại út, nên Kiệt được yêu nhất nhà, nhưng chính nó là thằng bé tôi ghét nhất. Cha tôi thường đắc ý khoe khoang:
- Con của Lục Chấn Hoa bất luận trai hay gái đứa nào cũng đẹp cả!
Câu nói ấy chẳng sai lắm, vì trong đám anh chị em tôi con bà nào cũng đều đẹp cả. Như mẹ tôi, bà có hai đứa con là chị Tâm Bình và tôị Chị Tâm Bình từ năm mười lăm, mười sáu tuổi đã vang danh khắp nơi về cái đẹp lộng lẫy của chị. Chị là đứa con được cha cưng nhất nhà, bất cứ tiệc tùng, dạ hội nào hay trong những cuộc đua ngựa cha đều cho chị Tâm Bình theọ Ngồi trong xe, chị đội nón rơm vành to trong khi cha lái xe chạy như bay trên đường phố, người hai bên đường phải ngẩn ngơ nhìn. Nhưng chị sống không thọ, năm mười bẩy tuổi chị đã lìa đời vì bệnh phổị Khi đã chết rồi, nghe đâu còn có một sĩ quan trẻ tuổi mỗi ngày đến cắm hoa trên mộ chị. Mãi cho đến ngày chúng tôi dọn nhà đi nơi khác mà người sĩ quan kia vẫn không nguôi niềm si cũ. Câu chuyện thật lãng mạn, nhưng cũng thật cảm động. Từ khi hiểu chuyện đến giờ, tôi vẫn thường mơ ước ngày nào tôi nằm xuống, cũng sẽ có một sĩ quan trẻ đẹp ngày ngày đem hoa đến cho tôị Lúc chị Tâm Bình mất đi, tôi chỉ mới mười tuổi, có người xoa đầu tôi bảo:
- Con bé này càng lớn càng giống chị nó, gia đình này sắp có giai nhân thứ hai nữa đâỷ
Nhưng tôi hiểu lắm. Làm gì có chuyện đó vì tôi không thể nào so sánh được với chị tôị Chị tôi đẹp, không phải chỉ ở cái bề ngoài mà tính tình chị rất ôn hòa, dễ thương. Còn tôi, tôi chỉ là đứa con gái ngang bướng, bẳn gắt.
Trong ký ức tôi, chị Tâm Bình là đứa con gái đẹp nhất. Ngoài chị Tâm Bình, các anh chị khác con của người vợ trước cha tôi cũng đều đẹp, như chị Nhược Bình, Niệm Bình, Hựu Bình, ái Bình. Không hẳn chỉ có bên con gái, mà bên con trai cũng thế, anh Khang tôi đang du học tại Pháp, nghe nói đâu đã lập gia đình với một thiếu nữ tóc vàng và hiện đã có ba con. Riêng đám con của dì Tuyết gồm bốn đứa: lớn nhất là Hảo, tuy không đẹp trai như anh Khang nhưng coi cũng không đến nỗi nàọ Kế đến là Như Bình, năm nay hai mươi bốn tuổi, trên trung bình. Rồi đến Mộng Bình, cô bé mười bẩy tuổi này đẹp thật, nhưng có điều cái đẹp của nó là đẹp bốc lửa chứ không đẹp thùy mị như chị tôị Chỉ có cậu út Kiệt là tôi không biết phải diễn tả thế nàọ Tuy không xấu lắm, nhưng đôi mắt nhỏ một mí của nó trông thật đểu cáng, nhân trung và cằm lại cụt ngủn, miệng dài và môi dầy, lúc nào tôi cũng trông thấy nó đứa lưỡi ra liếm mép như thể muốn che giấu sự thiếu vắng của hai chiếc răng cửa vậỵ Nước da nó trắng xanh như người mắc bệnh lao đang đến thời kỳ thứ ba không bằng. Thế nhưng hắn nghịch và khó chịu khỏi chệ Trong nhà này nó dựa vào sự yêu thương của cha và dì Tuyết mà làm ông “vua con” một cõị
Ngoài những người kể trên, cha tôi còn vô số những người con khác mà tôi không biết được tên. Thuở người còn tung hoành ngang dọc, bao nhiêu người con gái đã qua tay ngườỉ Chính người cũng không hiểu rõ thì tôi làm sao biết được.?
Bản nhạc trong máy vừa dứt, tiếp đó là giọng của xướng ngôn viên đài đọc tên một bản nhạc ngoại quốc khác, với danh sách người yêu cầu và người được tặng.. Mộng Bình vẫn tựa đầu lên thành ghế yên lặng lắng nghẹ Kiệt đứng ở góc nhà, hình như hắn vừa nghĩ ra một điều gì, hắn liếc về phía bà chị ruột của hắn với nụ cười nghịch ngợm. Tiếp đó, hắn đạp xe tới trước bóp kèn inh ỏị Mộng Bình ném quyển báo vào Kiệt hét:
- Đồ phá đám! Mày có mang cái xe quỷ quái của mày ra khỏi đây không? Coi chừng tao đập cho mày chết bây giờ!
Kiệt lè lưỡi trêu chị tay vẫn tiếp tục bóp còi:
- Đố chị đấy! Bộ không được bạn trai yêu cầu nhạc tặng cho rồi quạu, muốn gây người khác hay saỏ Hứ! Không biết mắc cở, đụng đến tôi là tôi mách cha ngay chứ đừng tưởng bở!
Mộng Bình nhìn em thách thức:
- Mày thử nhấn chuông nữa coi tao có dám đánh mày không?
Mộng Bình nói xong bước xuống lượm tờ báo lên cuốn tròn lại như sẵn sàng để đánh, trong khi Kiệt chẳng có vẻ gì là sợ cả, hắn trợn mắt đưa chót lưỡi ra như định liếm đầu mũị Tiếc là lưỡi hắn ngắn quá. Tay Kiệt tiếp tục bóp kèn xe inh ỏị Mộng Bình bước tới đưa cao tờ báo đe:
- Mày nhấn nữa xem!
- Nhấn thì nhấn, ai sợ?
Một tràng tiếng chuông kêu điếc tai, mặt Kiệt đầy vẻ thách thức. Tiếng chuông ngưng bặt, hắn xông về phía Mộng Bình, tay nắm áo, đầu húc thẳng vào bụng chị. Đồng thời hắn cũng không quên rống cổ lên khóc thật to:
- Cha ơi! Mẹ ơi! Ra xem chị Mộng Bình đánh con nè! Ui da! Ui da!
Tiếng khóc của hắn thật lớn, lớn hơn cả tiếng trống trong máy thu thanh, nếu dì Tuyết chẳng chạy nhanh ra dám tiếng hét có thể làm gian nhà này sụp đổ lắm. Dì Tuyết ôm lấy Kiệt rồi thẳng tay tát vào má Mộng Bình mắng:
- Mày là chị mà chẳng chịu nhường em mà còn đánh lộn với nó nữa, không xấu à? Mày lớn hơn nó tới bẩy tuổi mà còn ỷ sức đánh nó, muốn tao gọi cha mày ra để trị mày không?
Mộng Bình bực tức, đứng chống nạnh nói:
- Nhỏ hơn bẩy tuổỉ Nhỏ thì nhỏ chứ? Ai cũng bênh vực, chiều chuộng nó. Hôm nay mua cái này, mai mua cái kia cho nó, con xin chiếc áo ba, bốn chục ngàn không cho, còn mua chiếc xe cả trăm ngàn đồng bạc cho nó!
Dì Tuyết hét:
- Câm mồm! Mày còn muốn gì nữa chứ? Muốn tao gọi cha mày ra đập cho một trận mới chịu hay saỏ
Lời hăm dọa của dì Tuyết có vẻ có hiệu quả, nhưng Mộng Bình chưa nguôi cơn bực tức đá mạnh vào chiếc kỷ trà bên cạnh, rồi ngồi phịch xuống ghế, thò tay vặn máy thu thanh thật to, tiếng nhạc tiếng hát muốn vỡ cả phòng. Dì Tuyết bế thằng Kiệt lên, đưa tay xoa đầu nó hỏi:
- Sao con, nó đánh trúng đâủ Đau không con?
Kiệt được dịp mếu máo, nhưng trong mắt nó chẳng có một giọt nước mắt. Dì Tuyết quay lưng ra nhìn thấy tôi, bà ngạc nhiên:
- Ủả Đến bao giờ thế? Mẹ cô có mạnh không?
- Mạnh.
Tôi đáp gỏn lọn, răng cắn nhẹ vào môị Dì Tuyết tiếp tục xoa đầu Kiệt, mặc dù chỗ đó đâu có bị đánh, nhưng nó cũng cứ giả vờ rấm rức khóc với đôi mắt tỉnh khô, thỉnh thoảng lại nhìn vào nhà trong thăm dò. Tôi hơi bực mình, hỏi:
- Cha có ở nhà không dì?
Thật tình tôi muốn giải quyết cho xong để mau trở về căn nhà nhỏ bé nhưng ấm cúng của mình hơn là ngồi giữa phòng tráng lệ nàỵ Nhà của mẹ con tôi dù nhỏ, không có lò sưởi, không có ghế nệm êm, nhưng có thể đi lại, hít thở không khí tự dọ Có lẽ mẹ đang nóng lòng đợi tôi ở nhà. Từ khi đến đây xin tiền cha tôi rồi cãi lẫy với dì Tuyết trong kỳ hè năm rồi, mỗi lần đi mẹ lại dặn dò cẩn thận. Tội cho mẹ tôị Cũng vì mẹ mà tôi ráng nhẫn nhịn thế nàỵ
Dì Tuyết quay vào trong gọi lớn:
- Anh ơi! Có Y Bình đến nè!
Tuổi của dì xấp xỉ tuổi của mẹ, đã gần năm mươi rồi còn gì, thế mà trông vẫn chưa thấy già. Nếu đứng cạnh mẹ, nhất định người ta sẽ tưởng mẹ lớn hớn dì ít nhất mười hay hai mươi tuổị Con trai lớn của dì Tuyết lớn hơn tôi những năm tuổi chớ nhỏ gì sao, thế mà nước da của dì vẫn mơn mởn chưa thấy nhăn. Dì Tuyết là người biết trang điểm, gương mặt lúc nào cũng có một lớp phấn mỏng màu hồng nhạt, đôi mắt còn long lanh. Một nét trẻ khó kiếm ở những người cùng lứa tuổi dì. Nhưng đó cũng là chuyện hiển nhiên, vì dì Tuyết suốt ngày rảnh rỗi vui chơi đâu có nhỏ lệ suốt ngày như mẹ tôỉ
Cha từ nhà trong bước ra, người mặc bộ pagiama màu cà phê với những đường viền màu nâu, miệng vẫn không rời chiếc ống điếu cổ lỗ sĩ mấy mươi năm rồị ông nhìn tôi với cặp mắt dửng dưng, chỉ có đôi mày khẽ chau lại một chút. Dù tôi chẳng mấy ưa người, nhưng vẫn bắt buộc phải đứng lên gật đầu:
- Thưa cha!
Cha khoát tay để tôi ngồi xuống, hình như người nhìn rõ được thái độ miễn cưỡng của tôi nên muốn kéo dài màn kịch. Tiếng nhạc ồn quá, cha tôi quay sang Mộng Bình lớn tiếng quát:
- Tắt máy thu thanh ngay không?
Mộng Bình khó chịu, miệng lầm bầm cái gì đó rồi cũng tắt máỵ Gian phòng được trả về với sự yên lặng. Cha ngồi cạnh dì Tuyết, nhìn Kiệt hỏi:
- Chuyện gì nữa thế?
Kiệt nghe hỏi, giả vờ khóc lớn hơn, dì Tuyết nói:
- Đánh lộn với con Mộng Bình đấy!
Cha không nói gì đưa mắt lườm Mộng Bình. Mộng Bình thấy cha nhìn mình vội cúi mặt xuống, không quên lải nhải:
- Được mua cho cái xe mới là làm phách!
Cha lại ngẩng lên, Mộng Bình im ngay chẳng dám hó hé. Quay sang nhìn tôi, đôi mắt cha vẫn lạnh lùng:
- Cái gì đâỷ Mẹ mày vẫn mạnh chứ?
Cũng còn may, cha vẫn còn nhớ đến mẹ tôi saỏ
- Mẹ già rồi nên bị nhức đầu luôn.
- Có bệnh sao không trị?
Trị à? Tiền đâủ Mỗi tháng lấy một trăm ngàn thôi mà còn như ăn mày nữa là. Tôi yên lặng. Cha kéo dọc tẩu xuống, gạt tro trong ống ra, dì Tuyết vội đỡ lấy ông điếu, gạt tro tiếp và cho thuốc mới vào rồi đốt lửa, bà hít một vài hơi cho cháy rồi mới trao lại cho chạ Cha hít một hơi dài, ngã người ra, đôi mắt lim dim dễ chịụ Tôi mừng thầm, lòng nghĩ rằng mình đến đây thật đúng lúc, hôm nay có lẽ xin được tiền, ngoài số nợ phả trả cho chủ phố và tiền dùng hàng tháng ra, chắc cha sẽ cho thêm một ít tiền nữa!