Số lần đọc/download: 8575 / 16
Cập nhật: 2015-12-24 12:24:21 +0700
Chương 2
B
ảo chống nạnh nhìn mẹ, giọng khô khốc:
− Mẹ không đưa con vài tờ là coi như mất luôn chiếc xe đó. Lúc bỏ tiền ra sắm xe khác, mẹ đừng chửi con đấy.
Bà Xuân rên rỉ:
− Ối giời ơi! Con với cái! Mày cứ đi chơi cho lắm vào rồi về neo tiền tao. Tiền ở đâu ra cho mày hở?
Không mảy may xúc động trước những lời rên rỉ thảm não của mẹ, Bảo nói:
− Mẹ không cho con, đến lúc thua bài hết cũng vậy hà!
Bà Xuân rít lên:
− Mày trù tao hở đồ quỉ sống! Mày chỉ giỏi ăn chơi và giỏi độc mồm thôi!
Bảo thản nhiên:
− Ba mẹ từng dạy rằng: “Đa kim ngân, phá luật lệ”, tiền là luật. Không biết đến tiền, làm sao sống được. Nhưng mẹ nhớ lại đi, lâu lắm rồi con mới xin mẹ một số tiền tương đối lớn, con mong là mẹ đừng nổi khùng.
Bà Xuân nhăn nhó:
− Mày cần tiền làm gì nhiều vậy?
Bảo xoa cằm:
− Có nói mẹ cũng không thể hiểu hết. Mẹ nhanh lên giùm. Con đang gấp mà!
Lấy trong ví ra 5 tờ 500 đô, bà Xuân vừa dằn xuống bàn vừa lẩm bẩm:
− Tiền đó! Cầm đi và xéo ngay cho tao nhờ! Ráng nhớ rằng không có lần thứ hai nhé. Ba mày là giám đốc chớ không phải tao đâu mà tối ngày cứ theo tao đòi tiền hoài.
Nhét mấy tờ đô vào túi, Bảo nói:
− Mẹ cứ xem như vừa thua bài, đừng nên chửi con cái nữa, nghe giống Tào Thị lắm!
Bà Xuân nghiến răng mang:
− Đồ mất dạy!
Bảo phì cười:
− Mẹ giận sẽ lên máu đấy! Lâu lâu con chọc một tý mà. Cảm ơn mẹ lắm lắm!
Dứt lời anh vọt ra đường, ngoắc chiếc honda ôm, Bảo nói địa chỉ nơi mình muốn tới.
Không lâu lắm, xe đã dừng trước một ngôi nhà hai tầng khá bề thế đang mở hé cửa. Anh trả tiền xe, ngần ngừ một chút rồi bước vào.
Băng qua cái sân nhỏ, Bảo đến phòng khách và thấy Tùng đang ngồi một mình với gương mặt nhăn như khỉ ăn ớt.
Anh chàng rên rỉ:
− Sao mày lâu lắc vậy?
Bảo cao giọng:
− Xin bạc triệu mà đòi nhanh. Nhưng ông lão đâu rồi?
Tùng chép miệng:
− Mới vào trong nằm. Tao ngồi đây nãy giờ chua quá!
Bảo tủm tỉm:
− Cho bỏ tật phóng nhanh vượt ẩu. Cũng may là ổng chỉ què giò thôi.
Một giọng đanh đá vang lên:
− Què giò mà may! Hừ! Mấy người đúng là vô lương tâm, vô đạo đức.
Quay người về phía cầu thang, Bảo thấy một cô gái đang nhìn mình với một cặp mắt đầy ác cảm. Anh chợt bối rối vì những lời vừa rồi của mình đúng là khó nghe.
Mặt nghiêm lại, Bảo nói:
− Xin lỗi! Ý tôi không phải là như vậy.
Cung My hất mặt lên:
− Xí! Vậy chớ ý anh ra sao? Đúng là đồ quái xế sát nhân. Bị giam xe là đáng đời lắm!
Hơi mất bình tĩnh trước hàng loạt từ đầy ấn tượng của cô gái, Bảo gằn giọng:
− Nè, vừa thôi nghe. Ông bác ấy là người có lỗi chớ không phải bọn này đâu. Hừ! Nếu biết gặp hàng đanh đá như vậy, lúc nãy tụi này bỏ luôn, cũng chả làm gì được nhau.
Cung My mím môi:
− Đúng là đồ ngậm máu phun người.
Tùng hết sức thật thà:
− Tụi này nói thật đó! Tại ông bác né con chó nên đâm vào đầu xe bọn này, chớ đâu phải bọn này muốn đụng bác làm gì cho khổ.
Cung My sững sờ:
− Nhưng nếu mấy người không chạy nhanh vượt ẩu thì …thì ba tôi đâu có sao?
Bảo nhỏ nhẹ:
− Ông bác gặp xui, tụi tôi cũng vậy. Chuyện đáng tiếc không muốn cũng đã xảy ra rồi. Tụi tôi đưa bác vào bệnh viện băng bó vết thương, chụp hình dậu, rồi đưa về nhà. Rõ ràng là tụi tôi không vô lương tâm, vô đạo đức như cô em đây nghĩ.
My bĩu môi:
− Điểm này phải cân xét lại. Nhìn bộ dáng mấy người là hổng ưa nổi rồi.
Bảo căm lắm, anh xoa cằm nhìn con bé chua ngoa đứng trước mắt mình rồi móc tiền trong túi ra. Dằn mạnh xuống bàn 100 đô, Bảo khinh khỉnh:
− Bao nhiêu đây để thuốc men cho ông bác, đó là chắc không đến nỗi khó ưa chứ?
Mắt Cung My tái đi vì giận, cô ấp úng:
− Anh không được sỉ nhục người khác.
Bảo tỉnh bơ:
− Tôi chỉ trả lại những gì không thích nhận thôi. Phiền cô em vào nói với bác chúng tôi xin phép về.
Cung My quắc mắc:
− Nhận tiền rồi hẵng về.
Trừng mắt nghinh lại, Bảo nói:
− Từ bé đến giờ tôi chưa phải làm theo lệnh của bất cứ ai. Hôm nay cũng không ngoại lệ. Rất tiếc....
Cung My quýnh quáng chận ngay cửa, cô gọi to:
− Mẹ, mẹ ơi!
Thái độ trẻ con của cô làm Bảo buồn cười, anh nói:
− Sao lại gọi mẹ nhỉ? Có ai làm gì cô em đâu nào?
Anh vừa dứt lời, một người đàn bà từ trong bước ra. Bà chưa kịp lên tiếng, Cung My đã chót chét mách:
− Họ đến bù thương tích cho ba bằng 100 đô, con không nhận. Họ vụt ra bàn kìa mẹ.
Bà Linh hơi nhíu mày:
− Sao hai cháu lại làm thế?
Bảo lầm lì:
− Cháu muốn chứng tỏ mình không vô lương tâm, vô đạo đức như ngườI khác tưởng.
Nhìn Cung My một cái, bà Linh ngọt ngào:
− Chúng tôi không hề trách các cháu, lúc nãy ông nhà tôi có nói. Thật ra hai cháu cũng là nạn nhân như ông ấy thôi.
Tùng gật đầu:
− Vâng! Tại tránh con chó đi hoang và chiếc xe tải mà cháu và bác trai móc vào nhau, chớ cháu không hề phóng nhanh vượt ẩu như cái chị này vừa kết ti.
Bà Linh nhỏ nhẹ:
− Cung My vừa đi học về, đâu biết đầu đuôi câu chuyện ra sao. Nó nóng ruột vì thấy ba nó bị thương nên có điều chi không phải, hai cháu đừng để bụng. Cầm lấy tiền đi, ông nhà tôi đâu có làm khó các cháu.
My ấm ức vì những lời ngọt ngào của mẹ. Theo cô, hai gã này không thể nào cùng là nạn nhân như ba cô được. Nghĩ cũng lạ, ba là người rất khó chịu sao hôm nay lại rộng lượng với những kẻ đã làm mình xi cà que kìa?
Bỗng dưng Cung My không thể không liếc gã đầu đinh vừa thẩy tờ 100 đô xuống bàn lúc nãy để bắt gặp cái nhìn khinh khỉnh của gã ta ném vào mình. Cô bĩu môi ngó lơ ra sân trong lúc mẹ cô lại nói tiếp:
− Rất cám ơn hai cháu đã đưa ông nhà tôi vào bệnh viện, rồi đưa về đây.
Tùng cười cầu tài:
− Dạ không dám, chiếc xe của bác trai bị hư, cháu nghĩ là...là...
Bà Linh xua tay:
− Không sao đâu! Chúng tôi đủ sức sửa lại được mà. Các cháu đừng bận tâm.
Bảo nói ngay:
− Vậy chúng cháu xin phép về.
Dứt lời anh quay ngoắt ra cửa, bà Linh vi nói với Tùng:
− Cầm lấy tiền đi cháu.
Gãi gãi đầu, Tùng bỏ tờ 100 đô vào túi rồi bước theo Bảo. Anh chàng đang đứng ngoài vĩa hè rít thuốc với vẻ căng thẳng.
Thấy Tùng Bảo càu nhàu:
− Mẹ kiếp! Bữa nay đúng là xui tận mạng. Vừa mất tiền lại vừa nghe mắng.
Tùng gãi gãi đầu:
− Nhưng dù sao cũng còn nguyên vẹn tấm thân, chớ không xi cà que như ông già đó.
Bảo lừ mắt:
− Như vậy là may mắn của mày đấy à? Với tao, bị con gái lớn tiếng sỉ nhục. Nói thật nhìn con bé ấy là tao không ưa.
Tùng buột miệng:
− Nhưng con bé ấy dễ thương chứ!
− Y như bà chằng cái mà dễ thương nỗi gì. Thằng ngố nào làm bồ nó chắc kiếp trước vụng đường tu.
Tùng cười cười:
− Mới bị nó dũa vài câu mày đã nổi cáu, trong khi đó tao phải ngồi đó cả nửa tiếng thì mày cứ tưởng tượng tao phải nghe gì, thấy gì.
Bảo nhún vai:
− Tất cả tại mày, nếu cẩn thận một chút thì đâu xảy ra chuyện.
Chìa tờ 100 đô cho Bảo, Tùng hỏi:
− Chừng nào nộp phạt đây?
Bảo đáp:
− Bây giờ, nhưng mày đi chớ không phải tao.
Đưa thêm 4 tờ 100 nữa cho Tùng, Bảo nói:
− Đem đổi lấy tiền nộp phạt. Chắc chắn là cở 5 triệu chớ không ít đâu.
Tùng dò dẫm:
− Bà già mày có mắng không?
Bảo uể oải:
− Đương nhiên là có rồi. Phải xòe ra 5 tờ chứ bộ ít hả.
Tùng sâm soi mấy tờ đô la:
− Cũng tại tao nên mới bị giam xe, rồi tao sẽ trả lại mày sau.
Bảo che mồm ngáp:
− Tao có đòi đâu mà mày lo đánh tiếng. Tao phải kiếm quán nào chui vào phê một giấc mới được.
Tùng sốt sắng:
− Gần đây có quán Chiều Tím khá lắm. Vào đó mầy phê ba giấc cũng chả ai quấy rầy. Lấy được xe, tao sẽ tới đó rước mày.
Bảo gật đầu:
− OK! Tao biết qua đó, mày thăng đi là vừa.
Vào quán, Bảo tìm một bàn khuất ở góc vườn, sau mấy bụi kiểng và thả hồn lim dim theo khói thuốc.
Suy cho cùng, hôm nay anh đúng là xui. Nếu đừng tới nhà dì Quyên anh đã không để cho Tùng lái xe, và cũng không để cho nó chạy nhanh đến mức đụng phải ông Tuấn trước mắt công an giao thông.
Thật ra ông Tuấn đụng vào xe anh, nhưng ai đụng ai thì người ngồi trên chiếc 250cộc vẫn... đương nhiên có lỗi, lỗi càng nặng hơn vì Tùng không có bằng lái.
Bảo rít một hơi thuốc và thấy đắng nghét trong họng khi nhớ tới gia đình mình với những xung đột thường xuyên giữa anh em trong nhà. Ba anh có 3 người con trai. Lãm là con bà vợ trước đã chết. Anh và Ân là con vợ sau nhưng lại không hạp nhau. Bảo không thích tính cách của ông anh cùng cha cùng mẹ với mình, vì tính Ân thủ đoạn, tham quyền có vị. Chính vì vậy anh ít khi ở nhà mà thường lang thang với bạn bè ở các tụ điểm ca nhạc trong thành phố.
Dạo gần đây phong trào nhạc trẻ của sinh viên đang rầm rộ. Anh cũng khá nổi tiếng trong giới. Điều đó làm anh hãnh diện, nhưng làm ba anh khó chịu. Ông muốn Bảo phải đam mê tính toán làm ăn như Lãm và Ân. Ông muốn ép anh vào khuôn khổ có sẵn để biến anh thành một doanh nhân có máu lạnh, chỉ biết làm việc theo kế hoạch sắp xếp trước cho hàng tháng, hàng tuần, hàng ngày.
Khổ nổi, Bảo lại thích một cuộc sống phóng túng nên giữa anh và ba là cả một sự đối nghịch không khoan nhượng.
Để tỏ thái đ chống đối, Bảo lăn xả vào những đêm vui, với đám bạn trai gai đủ thứ lộn xộn, trong đó không thiếu các cô bé mê mệt giọng hát tiếng đàn của Bảo. Bảo thích thú vì mình là người của đám đông, của sự nổi tiếng dù chỉ là trong giới của mình.
Nhưng ồn ào, bát nháo mãi cũng chán, Bảo đã có những lúc ôm đàn thâu đêm, hát khan cả tiếng và đầu năm ngón tay ê ẩm đau, nhưng anh vẫn chưa thôi buồn. Sống trong gia đình càng lúc anh càng thấy lạc lõng. Anh xa lạ với ba, không đồng cảm với Ân, và không thích cách sống đua đòi của mẹ. Năm nay là năm học cuối, thế mà Bảo cứ trượt đài. Không khéo anh sẽ ra trường mà chẳng có mảnh bằng nào.
Tùng vẫn thường nói:
"Mày cần gì bằng cấp, rồi ba mày thu xếp đâu cũng vào đó thôi."
Bảo chợt nhếch mép. Nói ra thật khó ai tin, nhưng anh đã tự hứa với lòng anh không đời nào để ba mẹ định đoạt cuộc đời mình. Do đó, chắc chắn sau khi tốt nghiệp đại học Bảo sẽ tìm cho mình một chỗ làm, cho dứt khoát không về công ty mà ba anh đang làm giám đốc.
Bảo nhấp một tí cà phê rồi gác chân lên bàn, kéo nón che mặt ngủ. Nếu nhìn thấy anh trong bộ dáng này, chắc chắn dì Quyên sẽ vừ mắng vừa nhăn nhó, xót xa.
Nghĩ mà thương bà dì lỡ thời cô đơn của mình. Dì ấy li dị chồng, không con cái nên rất thương Bảo. Dì Quyên lo cho anh còn hơn cả mẹ ruột. Đổi lại, Bảo cũng xem dì như mẹ của mình, lắm khi anh còn thương dì Quyên hơn cả mẹ nữa là khác.
Bảo nghe mẹ nói, thời gian gần đây dì Quyên đã gặp lại người yêu đầu đời, hai người thường hay qua lại với nhau. Điều này mẹ anh không đồng ý nên đã lên lớp dì Quyên mất một buổi nhưng hình như kết quả rất xấu. Thế là mẹ giận. Dì Quyên phân trần với Bảo rằng giữa dì và người đàn ông kia chỉ còn lại tình bạn. Dù thái độ dì rất thành thật, anh chả hề tin chút nào.
Bảo cố không nghĩ ngợi lung tung nữa, anh cần ngủ một chút để bù cho cuộc chơi Bowling suốt đêm qua với Bích Hồng và đám bạn của con bé.
Đang mơ mơ màng màng, Bảo bỗng nghe giọng con gái quen quen nũng nịu vang lên:
− Lân chờ My lâu chưa?
Rồi giọng con trai ngọt ngào hoa mỹ:
− Bữa nay My đã tới, tất cả các khoản thời gian chờ đợi trước đây đều có ý nghĩa rất lớn. Chờ lâu chừng nào thú vị chừng nấy.
Hé mắt nhìn, Bảo thấy bên kia những hàng cau kiểng là con bé Cung My và một thằng nhóc búng ra sữa trông rất quen mà anh không nhớ đã gặp ở đâu. Hai đứa đang chụm đầu vào nhau trước hai tách cà phê và một nụ hồng cấm đơn độc trong chiếc bình thủy tinh nhỏ.
Hùm! Đã chui vào tận xó xỉnh này mà còn không yên. Anh sắp bị tra tấn vì ức tỉ những câu vớ vẩn của bọn đang yêu nhau đây. Nhưng để xem con bé đanh đá ấy sẽ vờ vịt ra sao trước thằng bồ bất hạnh này.
Thằng nhóc vẫn văn vẽ như đang ca cải lương:
− Cuối cùng rồi My cũng rời xa cái tháp ngà bảy tần để đi đến với Lân. Thế là điều Lân mong muốn lâu nay đã thành hiện thực. Cám ơn My đã cho Lân những giây phút bay bỗng tuyệt diệu như vậy.
Cung My cười khúc khích nghe lạ tai làm sao:
− Lân vừa nói gì vừa dài vừa êm nghe đến mức như ru ngủ vậy.
Thằng nhóc tự xưng là Lân tán vào một cách trắng trợn:
− Nếu được ru My ngủ, Lân không ngại đâu.
Bảo cười khung khúc trong mồm khi con bé chua ngoa:
− Lân có máu hài vậy mà lâu nay My không biết. Mai mốt trường có tổ chức văn nghệ, nhất định My sẽ giới thiệu tài năng của Lân cho bạn bè được thưởng thức một chút.
Lân có vẻ phật ý:
− Lúc nào My cũng đùa được hết. Hình như Cung My không biết buôn là gì cả.
− My đang buồn gần chết đây.
− Nhưng trông My cứ tươi rói như hoa chớm nở.
− Eo ơi! Lân nói thôi là đủ rồi, cần gì phải so sánh. Thật ra My không những buồn mà còn đang bực nữa đây.
Lân săn đón:
− My buồn bực chuyện gì vậy?
Cung My bí xị:
− Buồn vì ba My bị xe tong nứt xương chân, bực vì bị mẹ mắng.
− Sao mẹ lại mắng My?
Giọng My chợt vút lên đầy tức tối:
− Cũng tại tên giặc lái quỉ sứ ấy. Hắn đụng ba My mà còn tỏ vẻ phách lối. Ỷ có tiền, hắn xòe ra tờ 100 đô để bồi thường, My giận quá hét toáng lên, mẹ đã không bênh My mà còn mắng trước mặt hắn nữa.
Lân ngạc nhiên:
− Bác gái có hiểu lầm không?
Không trả lời, Cung My hậm hực:
− My mà gặp lại, thì hắn sẽ biết.
Lân xua tay:
− Ôi! My gặp lại hạng người đó làm chi cho mệt. Thế bác trai hiện giờ ra sao?
− Ba My ngủ rồi. Nếu không My đâu tới đây để trút hết buồn bực.
Lân cười toe:
− Vậy Lân phải cám ơn gã giặc lái nào đó mới được.
Cung My trề môi:
− Nói nghe thấy ghét. My về bây giờ.
Hai người bỗng im lặng, Bảo ngọ nguậy trở mình trên ghế. Đúng là anh vừa nghe một màng đối thoại dễ ghét nhất, nhưng nhờ thế, Bảo mới hiểu thêm một tí về con bé Cung My, thì ra con nhóc vẫn còn rất căm anh.
Hành động ném tờ 100 đô xuống bàn của Bảo có quá đáng không nhỉ? Anh nổi tiếng là nóng nảy, nếu Cung My đừng sừng s trước, chắc Bảo đã không hành động có phần hồ đồ như thế.
Lim dim mắt, Bảo cố dỗ giấc ngủ. Anh không muốn nghe, nhưng những lời Cung My và Lân cứ vẫn lọt vào tai trầm trầm, êm êm và vớ vẫn như anh đã từng nghĩ.
Tới chừng nào Bảo mới trở nên ngớ ngẩn vì tình như gã trai kia nhỉ? Nhớ tới Bích Hồng anh thấy uể oải, cô ấy không đủ sức làm anh có những rung động đặc biệt gì, vẫn giống như với những cô gái khác. Với Hồng, không phải là tình yêu, nhưng anh lại lao vào thế nhỉ Bảo mệt mỏi đếm lẩm nhẩm trong đầu để anh khỏi phải nghe những tiếng thì thầm, khúc khích, nhưng anh vẫn không tài nào ngủ được.
Bực bội ngồi dậy đốt thuốc, anh nhìn đồng hồ và mong Tùng mau quay lại để đưa anh đến một bàn bi da nào đó. Rồi anh sẽ bắt đầu một cuộc chơi tới sáng. Dốc còn cao, cứ thoải mái trượt. Nghĩ ngơi làm chi cho mệt chứ!
Giọng Tùng vang lên đầy ngạc nhiên khiến Bảo phải quay lại và bắt gặp thằng bạn mình đang vỗ vai tên nhóc Lân:
− Thì ra là người quen, chị Cung My đây là bạn của Lân à?
Lân cười toe:
− Dạ! My là bạn học cùng khóa. Tụi em thân lắm!
Làm như không để ý tới vẻ hụt hẫng trên mặt Cung My, Lân giới thiệu:
− Anh Tùng, con cô Hai của Lân, anh đang học Bách Khoa năm cuối.
Cung My khô khan:
− My đã gặp anh ta rồi, chỉ có cái không biết anh là gì của Lân thôi.
Lân nhíu mày:
− Ủa! Hai người gặp nhau hồi nào?
Cung My ngọt nhạt:
− Cách đây vài giờ đồng hồ, khi anh ta đưa ba My về nhà với cái chân bị băng.
Lân kêu lên:
− Vậy là...là...
Cung My liếc xéo Tùng:
− Nhưng anh không phải là người xòe tiền ra để dằn mặt My. Hừ! Cũng còn may, nếu My gặp lại cái tên hợm hĩnh ấy, nhất định My sẽ...sẽ...
Phía bên kia bụi cau kiểng, Bảo bật dậy và sùng sùng bước qua:
− Sẽ làm gì tôi nào?
Gương mặt hết sức ngầu cùng sự xuất hiện bất ngờ của anh làm My hết hồn. Cô ngồi xuống chết đi trên ghế hết mấy chục giây rồi mới buột miệng:
− Tôi sẽ....sẽ...thử xem anh dám xòe đô ra trước mặt tôi nữa không cho biết.
Bảo nhếch môi ngạo nghễ:
− Tôi xài tiền rất đúng chỗ, nếu không có sự trao đổi, thương lượng nào đó, tôi xòe tiền trước mặt cô làm gì?
Cung My nóng người vì những lời ẩn ý đầy miệt thị của Bảo, cô chưa kịp nghỉ ra câu nào thật cay để đốp lại anh ta thì Lân đã ôn tồn lên tiếng:
− Đều là chỗ quen biết, hai người cùng ngồi xuống giảng hoà đi mà.
Tùng góp lời vào:
− Thật ra chỉ là hiểu lầm. Lúc ở nhà Cung My, chúng tôi đã giải thích rồi.
My cắt ngang:
− Nhưng tôi chưa thấy thỏa đáng.
Kéo ghế ngồi xuống, Bảo hơi giễu cợt:
− Vậy bây giờ chúng ta sẽ nói tiếp đến bao giờ cô em tâm phục khẩu phục thì thôi.
Cung My bối rối vì đôi mắt lạnh nhưng bén ngót của Bảo, cô trấn tỉnh bằng cách vênh váo:
− Tôi không phải là cô em.
Bảo xoa cằm:
− Thế thì xin lỗi chị vậy. Mong chị cho biết là chị chưa thấy thỏa đáng ở điểm nào?
Cung My căm lắm, nhưng không thể nói ra điều mình ấm ức trong lòng. Đã vậy còn bị nghe giọng điệu xách mé của gã đầu đinh kia mới tức. Dứt khoát cô phải hạ hắn thật đau mới hả.
Cung My căm lắm, nhưng không thể nói ra điều mình ấm ức trong lòng. Đã vậy còn bị nghe giọng điệu xách mé của gã đầu đinh kia mới tức. Dứt khoát cô phải hạ hắn thật đau mới hả.
Ngập ngừng một chút, My nói:
− Tôi đang ngồi với bạn và không muốn mất vui vì người mình ghét cay ghét đắng. Xin lỗi! Chúng ta đừng làm phiền nhau nữa.
Mặt tỉnh như không biết quê là gì, Bảo lên giọng:
− Thì ra chị Cung My là người thích hăm dọa và nói sau lưng người vắng mắt. Đúng là đồ nít ranh, ngựa non háu đá. Tôi cũng mong là từ giờ trở đi, chúng ta không ai làm phiền ai nữa.
Vỗ vai Lân, Bảo ra giọng kẻ cả:
− Anh đi nghe Lân. Bữa nào rảnh, uống cà phê với bọn anh. Cánh đàn ông với nhau vẫn dễ nói chuyện hơn.
Dứt lời, Bảo lại bỏ đi trước với vẻ phớt đời ngang ngạnh. Tùng nhìn Lân và My rồi lót tót theo sau.
My mím môi:
− Lân biết gì về hắn ta?
Lân dè dặt:
− My muốn hỏi về phương diện nào?
− Lân rành về phương diện nào cứ nói hết ra, My muốn hiểu rõ hơn về con người này.
Uống một hớp cà phê, Lân nhã nhặn kể:
− Bảo là bạn anh Tùng từ hồi phổ thông, gia đình giàu có, nhưng cũng mới phất lên đây thôi.
Bĩu môi, My nói:
− My cũng nghĩ như vậỵ Cách xài tiền đó chỉ có ở bọn trưởng giã, trông hợm hĩnh dễ ghét làm sao ấy!
Lân tiếp tục trích ngang lý lịch của Bảo:
− Ba của Bảo là giám đốc một công ty xuất nhập khẩu các lĩnh kiện điện tử đang ăn nên làm ra. Anh ta còn có hai ông anh nữa. Hai ông này thì ham làm chứ không ham chơi như Bảo. Dầu sao anh chàng là con út nên đương nhiên là phải được cưng chiều hơn, vì lẽ đó Bảo luôn có vẻ tự mãn.
My chống tay dưới cằm:
− Làm sao có thể thích được một gã như hắn nhỉ?
− Lân nghe anh Tùng khen Bảo là một anh chàng lịch thiệp, hoạt bát, tài hoa, hào hiệp, lại là công tử con nhà giàu. Đàn ông như thế con gái nào không thích khi anh ta còn là một tay chơi ghi ta rất khá!
Cung My lại bĩu môi:
− Lân nghĩ thế là lầm. Những cái anh Tùng của Lân khen đều là sự hào nhoáng, giả tạo bên ngoài mà ai cũng đóng được. Con người thật của Bảo đâu phải thế. My gặp hắn đang ở trong trạng thái cao ngạo, cộc cằn, thô lỗ, cau có thật tệ hại. Bởi vậy, những lời người ta khen hắn đều lệch tới 180 độ.
− Nhưng lệch cỡ nào, thật sự hắn vẫn là một công tử hào hoa. Khối cô gái chết mê khi nghe anh ta đàn hát.
− Với My, anh ta chẳng đáng kí lô ram nào hết. à! Bảo đang học Bách Khoa à?
Lân lắc đầu:
− Anh ta học Quản trị kinh doanh. Học rất giỏi nhưng chơi cũng bạo liệt. Bảo là một người khá độc đáo với cá tính mạnh mẽ, tâm hồn sâu sắc. Lân cho rằng những điều My gặp ở anh ấy chỉ là hành động bc phát mà thôi. Anh Tùng nói Bảo có khuyết điểm lớn là rất nóng tính và nhiều tự ái. Với đàn ông, hai khuyết điểm này cũng là một nét của tính cách.
My giận dỗi:
− Hừm! Coi bộ Lân ngưỡng mộ Bảo dữ!
Lân lắc đầu:
− Lân chỉ nói những gì mình biết về Bảo cho My nghe. Còn ngưỡng mộ à? Không bao giờ có chuyện đó, trái lại Lân đang khó chịu.
My tò mò:
− Về vấn đề gì?
Nhún vai, Lân cao giọng:
− Lẽ nào lần hẹn đầu tiên, My cứ muốn nghe Lân nói về một người đàn ông khác.
Hơi bất ngờ vì câu hỏi chứa đầy trách móc của Lân, My cong môi lên:
− Chẳng lẽ là Lân đòi cảm ơn gã giác lai đó? My mới hỏi một tí đã khó chịu. Đàn ông thật ra đều nhỏ mọn như nhau.
Lân nhíu mày:
− Sao My lại nói thế? Chã lẽ My hiểu nhiều về cánh đàn ông à?
Cung My chớp mắt giọng tỉnh bơ:
− Không nhiều lắm! Nhưng chỉ một điều đó thôi cũng đủ chán rồi.
Lân im lặng. Anh lặng lẽ ngắm Cung My và cố đoán xem cô đang nghĩ gì. Chắc cô không đang nghĩ tới anh như anh đang mê mãi nghĩ tới cô đâu. Ngực Lân bỗng nhoi nhói vì một linh cảm mơ hồ nào đó, lẽ ra Lân không nên nói nhiều về Bảo như vậy. Anh ta có thể là một đối thủ không khoang nhường của Lân thì sao?
Nhìn gương mặt xinh xắn của Cung My, Lân cứ nhấp nhỏm. Lời tỏ tình anh đã chuẩn bị đến thuộc làu vẫn chưa một lần nói ra. Nếu chiều nay không có sự xuất hiện của Tùng và Bảo, có lẽ buổi hẹn đầu tiên của anh và Cung My sẽ nên thơ rất nhiều.
Lân nghiến răng nguyền rủa cái ông anh họ và gã bạn chết tiệt của ổng mà lòng vẫn nặng trịch như đang đẽo đá.
Giọng Cung My hốt hoảng kêu lên:
− Ôi chết! My phải về thôi! Nãy giờ đi lâu qúa rồi, không khéo lại bị dũa te tua.
Lân rầu rĩ:
− Ngồi thêm một chút đi My. Mình đã nói được gì với nhau đâu.
− Không được! Ba đang bị thương, My lén lên đây là đã bất tiện lắm rồi. Hay Lân còn muốn My bị trời tru đất diệt?
Lân hỏi tới:
− Vậy bao giờ mình gặp nhau nữa?
Cung My cười:
− Ngày nào mình chả gặp nhau ở trong lớp. My thấy ngồi quán cà phê Lân cũng nói toàn chuyện trong lớp, vậy gặp ở đây chi cho tốn thời gian.
Lân vội vã:
− Lần sau Lân sẽ nói chuyện tụi mình, chỉ của hai đứa mình thôi.
Cung My le lưỡi:
− Chà có gì dễ ghét hơn phải nghe về cái tội. My hông thích chút nào. Với lại chắc là khó có lần sau lắm.
Lân lắc đầu:
− Đã có lần thứ nhất, chắc chắn sẽ có lần thứ hai, thứ ba. Lân là người kiên nhẫn nên sẽ không bỏ cuộc đâu. Mỗi ngày Lân sẽ chờ My ở đây, vào giờ này.
My tủm tỉm:
− Chắc bà chủ quán mừng lắm. Nghe đâu bà ấy có cô con gái học lớp 12 vừa đậu giải nữ sinh thanh lịch cắp quan.
Mặt Lân xù xuống:
− My ác vừa vừa thôi!
Cung My nheo mắt:
− Đã mang tiếng ác thì phải là đại ác, chớ Mỹ không thích ác vừa vừa đâu. Chơi với người ác phải coi chừng, không thôi mất mạng đó. Thôi bye nghen!
Không để cho Lân kịp nói thêm lời nào, Cung My nghiêng đầu, nhún chân nhí nhảnh chào anh chàng rồi vọt thật nhanh.
Ngoài đường phố đã bắt đầu vào chiều, nắng vàng vọt trên những lá me già li ti lá. Cung My lơ đãng ngắm xe trên đường, lòng buồn buồn khi nghĩ tới ba, rồi ấm ức khi nhớ tới Bảo. Hứ! Trái đất tròn mà, chắc chắn cô và hắn sẽ còn gặp lại.