Bạn nhìn thấy sự việc và hỏi “Tại sao?”, nhưng tôi mơ tưởng đến sự việc và hỏi “Tại sao không?”.

George Bernard Shaw

 
 
 
 
 
Tác giả: Daniel Glattauer
Thể loại: Tiểu Thuyết
Dịch giả: Lê Quang
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 10
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1580 / 71
Cập nhật: 2016-06-23 09:38:28 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 2
tuần sau Chủ đề:
Hôm nay trời xấu phát tởm, đúng không? Chào. E. 3 phút sau
Trả lời: 1) mưa
2) tuyết 3) mưa tuyết
Chào. Leo. 2 phút sau
Trả lời: Anh vẫn giận đấy à?
50 giây sau Trả lời:
Chưa bao giờ. 30 giây sau
Trả lời: Hay anh không thích trò chuyện với phụ nữ có gia đình?
1 phút sau Trả lời:
Có chứ! Nhưng đôi khi tôi ngạc nhiên, tại sao phụ nữ có gia đình lại thích trò chuyện với đàn ông lạ hoắc như tôi. 40 giây sau
Trả lời: Anh có nhiều phụ nữ như vậy trong hộp thư à? Tôi là tiểu tiết thứ bao nhiêu trong phác đồ điều trị căn bệnh mang tên Marlene của anh?
50 giây sau Trả lời:
Khá lắm, Emmi, chị đã dần dần lấy lại phong độ đấy. Lúc nãy tôi thấy chị tương đối hụt hơi, nhỏ nhẻ và nhút nhát. Nửa tiếng sau
Trả lời: Leo thân, nghiêm túc nhé, tôi có nhu cầu muốn được chia sẻ cùng anh: tôi thành thật hối hận vì e-mail 7 điểm của tôi viết hôm thứ Hai mới đây. Tôi đã đọc lại nó vài lần và buộc phải thú nhận: khẽ đọc lên, tôi thấy nó thực sự kinh tởm. Vấn đề là, anh không thể biết, khi tôi nói điều ấy ra thì tôi như thế nào. Nếu như anh thấy tôi lúc đó thì anh sẽ không thể giận tôi được. (Ít nhất là tôi tự huyễn hoặc mình như vậy). Anh hãy tin tôi: tôi không hề là con người thất vọng. Mọi thất vọng của tôi về đàn ông nằm trong giới hạn đương nhiên của họ. Có nghĩa là: đương nhiên có những đàn ông với trình độ giới hạn. Nhưng tôi là người may mắn. Về mặt này thì tôi là người cực kỳ thỏa mãn. Tính cay nghiệt của tôi chủ yếu là thể thao vui đùa chứ không để thanh toán bực bội.
Ngoài ra, tôi tôn trọng việc được nghe anh kể về Marlene. (Thực ra tôi vừa nhận thấy rằng anh chẳng kể gì về Marlene cả. Cô ấy TỪNG là một phụ nữ như thế nào? Trông ra sao? Cỡ giày? Đi loại giày gì?). 1 tiếng sau
Trả lời: Emmi thân, chị đừng giận, nhưng tôi không có hứng thú gì để kể cho chị nghe về thị hiếu giày dép của Marlene. Cô ấy thường đi chân đất ở bờ biển, đó là cái tôi muốn kể cho chị. Tôi phải ngừng tay đây, có khách đến thăm. Chúc chị một ngày tốt lành. Leo.
3 ngày sau Chủ đề: Khủng hoảng
Leo thân mến, thực ra tôi đã nhất quyết đợi nhận e-mail tiếp theo của anh – chứ không tự viết. Tuy tôi không học môn tâm lý học ngôn ngữ, nhưng trong đầu tôi có hai thứ song hành với nhau. 1): tôi đã tiết lộ cho anh giữa hai dòng chữ là tôi không chỉ có gia đình, mà còn có một gia đình hạnh phúc. 2): phản ứng của anh về tin này là câu trả lời hờ hững nhất kể từ khởi điểm đầy hứa hẹn của mối quan hệ tay đôi ảo mà cho đến nay chúng ta đã có được hơn một năm. Rồi sau đó là anh biến mất tăm. Liệu có phải vì anh không quan tâm đến tôi nữa? Liệu có phải anh không quan tâm đến tôi nữa, vì tôi đã đâu vào đấy? Liệu có phải anh không quan tâm đến tôi nữa, vì thêm vào đó, tôi đã có một “gia đình hạnh phúc”? Nếu đúng thế, anh hãy là “đàn ông chính hiệu” để nói cho tôi biết. Thân. Emmi. Hôm sau
Chủ đề: LEO?
Hôm sau Chủ đề:
LEEEEEEEEEOOOOOOO? ĐU RỒỒỒỒỒI????????
Hôm sau Chủ đề:
Đồ đểu! 2 ngày sau
Chủ đề: Mấy dòng dễ thương của Emmi Chào Emmi! Một cảm giác tuyệt trần khi quay về sau một chuyến đi dự hội thảo mệt nhọc, từ cái thành phố Bucharest không được Chúa ban nhiều nét hấp dẫn và cũng èo uột về màu sắc, đã thế lại đúng vào cái mùa được gọi một cách trớ trêu là mùa Xuân (bão tuyết, lạnh như cắt), về đến nhà, bật luôn computer lên, mở hộp thư, bới trong cái đống 500 tin tức tàn nhẫn với các thông điệp từ thừa thãi cho đến ngu xuẩn để lọc ra được bốn e-mail của quý bà Rothner vốn được kính trọng nhờ năng khiếu ngôn ngữ, cách thể hiện và chương trình nhiều điểm, hấp tấp như một con gấu Bắc Cực vừa tan băng đón mừng mấy dòng dễ thương, tình cảm, hài hước, nhân hậu. Khấp khởi mở thư, và cái gì đập cùng lúc vào cả hai mắt: ĐỒ ĐỂU! Cám ơn lời chào mừng!
Emmi, Emmi! Lại một lần nữa chị suy từ chuyện nọ ra chuyện kia. Nhưng tôi buộc phải làm chị thất vọng: tôi hoàn toàn không có vấn đề gì khi chị “đã đâu vào đấy một cách may mắn” cả. Chưa bao giờ tôi có dự định làm quen chị sâu hơn, sâu hơn khả năng trao đổi thư điện tử cho phép. Tôi cũng không hề muốn biết mặt mũi chị ra sao. Từ những dòng chị gửi, tôi tự tạo ra một hình ảnh của chị. Tôi lắp ghép một Emmi Rothner cho riêng tôi. Trước mắt tôi, về tổng quát chị vẫn giống như ngày đầu chúng ta liên lạc với nhau, bất kể chị đã ba lần lập gia đình một cách bất hạnh, năm lần may mắn ly dị, hay ngày nào cũng vui sướng vì “còn tự do” và đêm thứ Bảy nào cũng tưng bừng quậy phá như những kẻ còn son rỗi. Tuy nhiên tôi lấy làm tiếc mà xác nhận rằng mối quan hệ với tôi đã quấy đảo chị thực sự. Thêm vào đó, còn một điều làm tôi ngạc nhiên: cái gì đã khiến một phụ nữ có gia đình hạnh phúc, không hề bị đàn ông coi là vỡ mộng – mà lại còn đầy tính châm biếm hài hước, tự chủ cuộc đời, duyên dáng, tự tin, có cỡ giày 37 – đi trò chuyện thân thiết về chuyện đời tư với một gã đàn ông lạ có phong thái giáo sư, đôi khi cau có, sợ mọi quan hệ, dễ lâm vào khủng hoảng, kém hài hước? Chồng chị nói gì về chuyện này?
2 tiếng sau Trả lời:
Trước tiên hãy nói về điểm quan trọng nhất: Gấu Bắc Cực Leo đã từ Bucharest về! Nhiệt liệt đón chào! Anh thứ lỗi cho chữ “đồ đểu”, nhưng nó có lý do rõ ràng. Tôi làm sao mà biết được là đang liên quan với một người đàn ông có tính khí ngoài trái đất, nghĩa là không thất vọng khi biết cô bạn viết thư trung thành ác khẩu một cách hãnh tiến đã đâu vào đấy? Làm sao tôi biết là đang liên quan với một người đàn ông thà “lắp ghép một Emmi Rothner cho riêng mình” còn hơn làm quen với người bằng xương bằng thịt? Về khía cạnh này, tôi xin được phép khiêu khích anh một chút: có lắp ghép với trí tưởng tượng phong phú đến mấy thì, thưa nhà tâm lý học ngôn ngữ Leo, cũng không thể bằng được Emmi Rothner bằng xương bằng thịt đâu. Anh cảm thấy bị khiêu khích? Không à? Tôi biết mà. Tôi còn ngại là ngược lại: anh khiêu khích tôi, Leo ạ. Anh có một kiểu khác đời, nhưng cực kỳ bền bỉ để làm mình ngày càng bí hiểm hơn trong mắt tôi: anh vừa thích biết hết, vừa không muốn biết gì về tôi. Anh nói ra “mối quan tâm như phát điên” – tùy tâm trạng lúc nào – và sự hờ hững bệnh lý của anh đối với tôi. Nó làm tôi vừa bực vừa thích. Hiện tại: đang thích. Tôi công nhận. Nhưng có thể anh là một con sói xám (Romania) cô đơn, khó gần, nay đây mai đó, không dám nhìn vào mắt phụ nữ, khiếp đảm trước mỗi cuộc chạm trán thực sự, liên tục phải tạo cho mình một thế giới tưởng tượng vì bất lực trong môi trường có thực hiển hiện trước mắt. Có thể anh là người có vấn đề trầm trọng với phụ nữ. Hừm, ước gì tôi được hỏi trực tiếp Marlene. Anh có số điện thoại hiện tại của cô ấy không, hay của tay phi công Tây Ban Nha? (Đùa đấy, đề nghị đừng có giận ba ngày liền).
Không, Leo, đơn giản là tôi cứ như bị anh bỏ bùa. Tôi thích anh. Thậm chí rất thích! Rất, rất, rất thích! Và tôi không thể tin là anh không muốn gặp tôi. Nói vậy không có nghĩa là chúng ta nên gặp nhau thực sự. Tất nhiên là không! Nhưng nếu được thì tôi cũng muốn biết trông anh ra sao, vì điều đó sẽ giải thích một số khúc mắc. Ý tôi là, nó sẽ lý giải tại sao anh viết như anh vẫn viết. Vì anh trông như một người vẫn viết như anh. Và tôi cũng cực kỳ tò mò muốn biết một người viết như anh thì sẽ trông ra sao. Đó là những điều sẽ được lý giải. Nhân tiện nói về lý giải: thực ra tôi không muốn nói về chồng tôi ở đây. Anh có quyền kể về các cô gái của anh (nếu những cô ấy không chỉ tồn tại trong hộp thư). Tôi cũng có thể cho anh vài lời khuyên tốt, tôi có khả năng xuất sắc đoán biết phụ nữ nghĩ gì, vì tôi là phụ nữ. Còn chuyện chồng tôi… Thôi được, tôi cho anh biết: chúng tôi có một quan hệ hài hòa, tuyệt vời, hai đứa con (do anh ấy ân cần đem đến để tránh cho tôi phải vất vả mang thai). Nói chung chúng tôi không có bí mật gì phải giấu nhau. Tôi có kể với anh ấy là tôi thường trò chuyện với một “nhà tâm lý học ngôn ngữ dễ thương” qua e-mail. Anh ấy hỏi: em muốn làm quen anh ta không? Tôi trả lời: không. Anh ấy hỏi tiếp: thế nghĩa là sao? Tôi: chả sao cả. Anh ấy: thế à – và chấm hết. Anh ấy không muốn biết thêm, còn tôi không muốn kể thêm. Tôi cũng không muốn kể thêm về anh ấy, được không ạ?
Gấu Bắc Cực thân mến, bây giờ hỏi về anh: trông anh ra sao? Cho tôi biết đi, xin anh đấy!!! Thân ái, Emmi. Hôm sau
Chủ đề: Thử Emmi thân, tôi cũng khó rút khỏi trò liên tục thay đổi nóng lạnh của chị. Ai trả tiền cho thời gian mà chúng ta ngồi chuyện trò cùng nhau (mà thiếu nhau) nhỉ? Và chị làm sao kết hợp được chuyện này với công việc và gia đình? Tôi đoán là hai con chị mỗi đứa còn nuôi tối thiểu ba con sóc chuột hay thứ gì tương tự. Chị lấy đâu ra thời gian rảnh rỗi để bận bịu với loài gấu Bắc Cực xa lạ?
Vậy là chị muốn biết mặt mũi tôi ra sao bằng được? Được thôi, bây giờ tôi sẽ đưa ra một khẳng định và đề nghị một trò chơi với chị. Thú thật, đây là một trò chơi điên rồ, nhưng chị cũng nên biết đến một khía cạnh khác của tôi. Bắt đầu nhé: tôi cá là, lấy một ví dụ, trong số hai mươi phụ nữ, tôi sẽ nhận ngay ra người duy nhất là Emmi Rothner, trong khi chị không bao giờ đoán được Leo Leike thật trong cùng số lượng đàn ông. Ta có nên tiến hành thử nghiệm này không? Nếu chị đồng ý, ta sẽ cùng nhau nghĩ ra một phương thức thích hợp. Chúc chị một buổi sáng tốt lành, Leo. 50 phút sau
Trả lời: Tất nhiên là ta sẽ làm thử nghiệm này! Anh là một người ưa phiêu lưu thực sự! Thoạt tiên tôi nghi ngại, nhưng anh đừng vì vậy mà phật ý với tôi nhé: tôi dự đoán là sẽ hoàn toàn không ưa bề ngoài của anh, Leo thân mến ạ. Và khả năng đó rất lớn, vì về nguyên tắc tôi không ưa đàn ông, trừ một số ngoại lệ (thường là người đồng tính). Ngược lại thì – hừm, có lẽ tôi không nên nói ra thì hơn. Anh tưởng tượng là sẽ nhận ra tôi ngay lập tức. Vậy anh đã có một hình dung về tôi. Anh đã có lần nói thế nào nhỉ? “42 tuổi, thấp, nhỏ người, hiếu động, tóc ngắn màu sẫm”. Thế thì ngay bây giờ tôi chúc anh nhiều may mắn khi nhận diện! Ta làm thế nào đây? Ta gửi cho nhau hai mươi tấm hình, trong đó có hình của mình? Thân ái. Emmi.
2 tiếng sau Trả lời:
Emmi thân, tôi đề nghị chúng ta gặp nhau, nhưng không biết sẽ gặp nhau, nghĩa là tôi và chị lẫn lộn trong đám đông. Ví dụ như chúng ta có thể chọn tiệm Cà phê Huber ở phố Ergelt trong khuôn viên hội chợ. Nhất định chị biết tiệm ấy. Ở đó liên tục có đủ loại người ra vào. Ta sẽ chọn một quãng thời gian là hai tiếng, có thể vào một buổi chiều Chủ nhật, và ta sẽ có mặt trong quãng thời gian đó. Do liên tục có nhiều người ra vào và phòng khách kín người nên chuyện chúng ta tìm cách phát hiện nhau sẽ không gây chú ý. Về sự thất vọng tiềm năng của chị – trong trường hợp bề ngoài của tôi không hợp mong muốn của chị – ý của tôi là sau cuộc gặp gỡ này chúng ta cũng không nhất thiết phải giải mã bí mật về bề ngoài của mình. Thú vị là, liệu có thể và nhờ vào đâu mà người này tin là đã nhận ra người kia, chứ không phải bề ngoài thực sự của hai người ra sao, ý tôi là thế. Tôi nhắc lại lần nữa: tôi không muốn biết mặt chị. Tôi chỉ muốn nhận ra chị. Và tôi sẽ làm được. Ngoài ra, tôi không giữ nguyên lời miêu tả nhân dạng ngày xưa nữa. Đối với tôi, chị đã trẻ ra một chút (mặc dù có chồng con), thưa chị Emma Rothner.
Còn một điều này nữa: tôi rất vui mừng khi chị trích dẫn từ các e-mail ngày xưa của tôi. Điều đó có nghĩa là nhất định chị đã giữ lại chúng. Tôi hiểu điều đó như một lời khen vậy. Chị nghĩ gì về ý tưởng gặp nhau của tôi? Thân ái. Leo.
40 phút sau Trả lời:
Leo thân, có một vấn đề đấy: nếu anh nhận ra tôi thì anh sẽ biết mặt tôi. Nếu tôi nhận ra anh thì tôi biết mặt anh. Nhưng anh đâu có muốn biết trông tôi ra sao? Và tôi sợ rằng tôi sẽ không ưa anh. Phải chăng đó là điểm kết trong câu chuyện hồi hộp của chúng ta? Hay hỏi một cách khác: chúng ta bỗng dưng phải cấp thiết gặp nhau, để rồi sau đó không phải viết cho nhau nữa? Nếu vậy thì giá phải trả cho sự tò mò của tôi quá cao. Thà cứ ẩn danh và từ nay đến chết còn được nhận thư của Gấu Bắc Cực. Chụt. Emmi. 35 phút sau
Trả lời: Chị đã nói ra rất hay! Tôi không lo lắng gì về vụ ta gặp nhau. Chị sẽ không nhận ra tôi. Còn tôi thì có một hình dung rõ ràng về chị, và chắc chắn nó sẽ được khẳng định. Nhưng, giả sử hình ảnh của chị trong tôi (trái với mong đợi) không chính xác, lúc đó thì đằng nào tôi cũng không nhận ra chị. Vậy thì tôi cứ thế giữ nguyên hình ảnh tưởng tượng. Cũng chụt. Leo.
10 phút sau Trả lời:
Sư phụ Leo, chuyện anh tin chắc đã biết mặt mũi tôi ra làm sao làm tôi điên lên được! Anh làm như vậy là hơi xấu đấy. Vâng, tôi phải nói ra câu ấy cho đỡ tức. Thêm một câu hỏi nữa: khi anh ngắm hình tưởng tượng rất rõ nét của tôi, Leo, ít nhất thì anh cũng thấy thích chứ? 8 phút sau
Trả lời: Thích, thích, thích. Có thực sự quan trọng không?
5 phút sau Trả lời:
Có, vô cùng quan trọng, thưa nhà thần học đạo đức. Ít nhất là quan trọng với tôi. Tôi muốn 1): thích người khác. Và tôi muốn 2): được người khác thích. 7 phút sau
Trả lời: Nếu 3): chị thích chính mình – thì chưa đủ à?
11 phút sau Trả lời:
Không, tôi là một người quá khiêm tốn để thích được chính mình. Ngoài ra, người ta dễ thích chính mình hơn một chút, nếu được người ngoài thích. Tôi đoán 4): anh muốn chỉ được hộp thư của anh thích thôi, đúng không? Nó vốn kiên nhẫn mà. Thậm chí còn không đòi hỏi anh phải đánh răng. À mà anh còn răng nữa không? Hay cũng không quan trọng? 9 phút sau
Trả lời: Thế là rốt cục tôi cũng gây được xáo động trong vòng tuần hoàn tim mạch của Emmi. Để tạm chấm dứt đề tài này: tôi cực kỳ thích hình ảnh chị trong tưởng tượng, nếu không thì tôi đã không hay nhớ đến nó. Emmi thân mến ạ.
Hôm sau Chủ đề: Nâng ly
Chào Leo, xin lỗi đã quấy rầy anh muộn. Anh có tình cờ đang trên mạng không đấy? Ta uống một ly vang đỏ nhé? Anh phải biết, đây là ly thứ ba của tôi rồi đấy. (Nếu anh không bao giờ uống vang thì cứ nói dối tôi đi, và hãy nói là thỉnh thoảng anh uống một ly hay một chai vang, nghĩa là mọi chuyện đều có điều độ và không mục đích. Vì có hai loại đàn ông mà tôi không ngửi được: nát rượu và khắc kỷ). Trả lời:
Tôi sẽ còn uống một ly thứ tư trước khi bất tỉnh. Dịp cuối cùng của anh hôm nay đấy. Trả lời:
Đáng tiếc. Anh đã lỡ một dịp. Tôi nhớ anh. Chúc ngủ ngon. Hôm sau
Chủ đề: Đáng tiếc Emmi thân, thực sự đáng tiếc là tôi lỡ mất tiết mục nửa đêm của chúng ta trước màn hình máy tính. Nếu có mặt thì nhất định tôi đã uống một ly cùng chị, để chúc sức khỏe chị và chống lại sự ẩn danh ảo. Vang trắng có được không? Tôi thích vang trắng hơn vang đỏ. Không, may là tôi không buộc phải nói dối chị: tôi không hay say mà cũng không ưa khổ hạnh. Nghĩa là thà mười lần say hơn một lần khổ hạnh, thích gấp mười lần và thường xuyên gấp hai mươi lần. Chẳng hạn như Marlene (chị còn nhớ chứ?), Marlene không uống một giọt rượu. Cô ấy không chịu được cồn. Và tệ hơn nữa: cô ấy không chịu được giọt cồn nào mà tôi uống vào miệng. Chị hiểu không? Đó là những chuyện khiến người ta bắt đầu xa cách nhau trong cuộc sống tình cảm. Khi uống người ta cần hai người hoặc không uống nữa.
Vậy thì, như đã nói: tiếc ơi là tiếc đã không đón nhận được lời mời đầy quyến rũ của chị đêm qua. Tôi về nhà quá muộn. Để dịp khác vậy. Bạn nhậu online tiềm năng của chị. Leo. 20 phút sau
Trả lời: Anh về nhà quá muộn? Leo, Leo, anh làm trò gì ban đêm thế? Đừng nói là một kế nhiệm của Marlene đang xuất hiện nhé. Nếu đúng thế thì anh phải cho tôi biết cặn kẽ về người phụ nữ ấy ngay lập tức, để tôi can anh đừng dây vào. Vì linh tính cho tối biết, hiện tại anh không nên bị trói buộc, anh chưa đủ chín cho một quan hệ mới. Chả gì thì anh đang có tôi. Và hình ảnh tưởng tượng của anh về tôi chắc chắn gần hình ảnh phụ nữ lý tưởng hơn là một cô gái vớ vẩn nào đó mà tôi đoán là anh làm quen tại một quán bar bọc gấm đỏ (dành cho loại gấu Bắc Cực cô đơn có dáng dấp giáo sư) lúc hai giờ sáng, hoặc vào một thời khắc muộn mằn nào đó. Vậy thì trong thời gian tới anh nên ở nhà, chúng ta sẽ cùng lúc nâng một ly rượu vang lúc nửa đêm chúc nhau sức khỏe (vâng, cho phép ngoại lệ là vang trắng cũng được). Sau đó anh sẽ mệt và đi ngủ để hôm sau có đủ sức khỏe mà viết e-mail cho Emmi Rothner, vị nữ chúa tưởng tượng của anh. Ta làm như thế nhé?
2 tiếng sau Trả lời:
Emmi thân, ơn Chúa, thật dễ chịu khi lại được chứng kiến một mầm mống diệu kỳ của cảnh ghen tuông. Tôi biết rồi: tất nhiên chỉ là một dàn cảnh sáng tác thôi, nhưng tôi vẫn sung sướng tận hưởng. Về những mối phụ nữ quen biết của tôi: xin đề nghị là chúng ta hãy xử lý đề tài này như với chồng con của chị và sáu con sóc chuột. Đơn giản là nó không có chỗ ở đây! Ở đây chỉ có hai chúng ta cho hai chúng ta. Ta sẽ giữ mối liên hệ này cho đến khi không muốn viết nữa hoặc không viết được nữa. Tôi không tin mình là người chấm dứt. Chúc chị một ngày Xuân đẹp trời. Leo của chị. 10 phút sau
Trả lời: Tôi vừa sực nhớ ra một chuyện: trò hẹn hò và nhận dạng của chúng ta đi đến đâu rồi nhỉ? Anh không muốn nữa sao? Tôi có phải thực sự lo nghĩ vì đám nanh xanh mỏ đỏ mắt thâm quầng vì thức đêm ở quán bar bọc gấm đỏ không? Vậy thì ngày kia được không, Chủ nhật, ngày 25/3, từ 15 giờ, trong tiệm Cà phê Huber đông đúc? Ta làm thế nhé! Emmi.
20 phút sau Trả lời:
Nhất định rồi, Emmi thân mến. Tôi sẽ vui mừng nhận ra chị. Nhưng cuối tuần tới tôi có kế hoạch khác rồi. Tối mai tôi phải đi Praha ba ngày, có thể nói là việc hoàn toàn “riêng tư”. Nhưng Chủ nhật tuần sau ta có thể bắt tay vào trò chơi vui vẻ nọ. 1 phút sau
Trả lời: ĐI PRAHA VỚI AI?
2 phút sau Trả lời:
Không phải đâu, Emmi, nói thật đấy. 35 phút sau
Trả lời: Được, như anh muốn (hay không muốn). Nhưng đừng đem một trái tim tan vỡ quay về nhé! Praha là đất lý tưởng cho tương tư đấy, nhất là vào cuối tháng Ba: trời đất xám xịt, và buổi tối người ta vào một quán hàng có tường lát thứ gỗ nâu sẫm nhất thế giới, một tay bồi bàn trầm cảm rảnh việc, kỳ thực đã chết từ sau khi phục vụ chuyến thăm chính thức của Brezhnev, bánh bột hấp và bia đen. Xong là hết. Sao anh không bay qua Roma? Ở đó nắng hè sẽ đón chào anh. Nếu được chọn thì tôi sẽ bay qua Roma với anh.
Trò chơi nhận dạng của chúng ta thì phải đợi chút nữa. Từ thứ Hai, tôi đi trượt tuyết một tuần. Dĩ nhiên, anh là người bạn viết thư tin cậy của tôi nên được tôi cho biết: đi với một đứa chồng và hai đứa con. (Và không đem theo sóc chuột!) Hàng xóm nhận trông coi Wurlitzer. Đó là con mèo đực phì nộn nhà tôi. Nó ghét trượt tuyết nên phải ở nhà. Chúc anh một buổi tối tuyệt vời. Emmi. 5 tiếng sau
Trả lời: Anh đã về nhà rồi hay còn ở quán bar bọc gấm nào đó? Chúc ngủ ngon. Emmi.
4 phút sau Trả lời:
Tôi đã ở nhà. Và đợi lúc bị Emmi giám sát. Xong rồi, giờ thì tôi có thể yên tâm đi ngủ được rồi. Vì sáng mai tôi đã phải lên đường sớm nên bây giờ tôi chúc chị và gia đình một tuần trượt tuyết thoải mái. Chúc ngủ ngon. Leo. 3 phút sau
Trả lời: Anh có mặc pyjama không? Chúc ngủ ngon. E.
2 phút sau Trả lời:
Chị khỏa thân đi ngủ thật sao? Chúc ngủ ngon. L. 4 phút sau
Trả lời: Ê, sư phụ Leo, quả là một câu hỏi khêu gợi. Không mục sở thị thì tôi sẽ không tin là anh dám hỏi như thế. Để khỏi làm hỏng không khí hồi hộp vừa nảy nở giữa chúng ta, tốt hơn hết là tôi sẽ không hỏi pyjama của anh trông ra sao. Chúc anh ngủ ngon nhé, và đến thăm một Praha đẹp!
50 giây sau Trả lời:
Nghĩa là chị khỏa thân đi ngủ? 1 phút sau
Trả lời: Người ta nhất định muốn biết! Vậy thì, dành riêng cho thế giới tưởng tượng của anh, Leo thân mến: còn tùy thuộc vào ngủ cạnh ai. Giờ thì hãy tận hưởng Praha với một người bên cạnh! Emmi.
2 phút sau Trả lời:
Với hai người bên cạnh! Tôi đi cùng một người bạn cũ và người yêu của cô ấy. Leo. (Tôi tắt máy đây). 5 ngày sau
Chủ đề: Emmi thân, chị có lên mạng khi đi trượt tuyết không? Chào thân ái. Leo.
TB: Chị đã đoán trúng về Praha, đôi bạn của tôi đã quyết định chia tay nhau. Roma có lẽ còn tệ hơn. 3 ngày sau
Chủ đề: Emmi thân, chị từ từ quay về được rồi đấy. Tôi thấy nhớ các e-mail giám sát của chị. Dạo này tôi chẳng vui thú gì nữa khi la cà đêm đêm ở các quán bar bọc gấm đỏ.
Hôm sau Chủ đề:
Chỉ để chị có ba e-mail của tôi trong hộp thư. Thân ái. Leo. (Hôm qua, riêng cho chị hay ít nhất vì nghĩ đến chị, tôi đã mua một bộ pyjama mới). 3 tiếng sau
Trả lời: Chị không viết cho tôi nữa à?
2 tiếng sau Trả lời:
Chị chưa có điều kiện viết cho tôi, hay chị không muốn viết cho tôi nữa? 2 tiếng rưỡi sau
Trả lời: Tôi cũng có thể đổi bộ pyjama, nếu đó là lý do.
40 phút sau Trả lời:
Trời ơi Leo, anh quả là dễ thương!!! Nhưng những gì chúng ta đang làm ở đây thực vô nghĩa. Nó không phải là một trích lục từ cuộc sống thực. Tuần trượt tuyết của tôi mới là một trích lục từ cuộc sống thực. Không phải trích lục tiêu biểu nhất, nhưng là một trích lục tiêu biểu, và tôi thú nhận là tôi không hề muốn khác, và tôi muốn nó như chính nó, và được như thế là ổn. Bọn trẻ con hơi nhiễu, nhưng đó là nghĩa vụ của con trẻ mà. Thêm nữa, chúng không phải là con tôi, và đôi khi chúng cũng lấy chuyện đó ra để oán thán tôi. Nhưng kỳ nghỉ được như thế là ổn. (Tôi đã kể cho anh biết là kỳ nghỉ ổn, hay chưa kể?). Leo, ta hãy thành thực: tôi là hình ảnh tưởng tượng đối với anh, cái thực nhất trong hình ảnh đó chỉ là mấy chữ cái đã được anh, theo nghĩa tâm lý học ngôn ngữ, đưa vào một mối quan hệ hay ho. Đối với anh, tôi cũng chỉ như sex qua điện thoại, tuy không có sex mà cũng chẳng có điện thoại. Vậy nó là sex qua computer, nhưng không có sex và không có hình để tải xuống. Và đối với tôi thì anh là một trò tiêu khiển, là một dịch vụ hâm lại trò tán tỉnh. Tôi có thể làm những gì tôi thiếu: tôi có thể trải nghiệm những bước chập chững tiếp cận đầu tiên (mà không bắt buộc thực sự tiếp cận). Duy chỉ khác là hai chúng ta, dù đã tiến đến bước hai hay bước ba của quán trình tiếp cận, không được phép tiếp cận. Tôi nghĩ là ta nên từ từ dừng chân. Không thì sẽ hơi lố bịch. Ta không còn ở tuổi mười lăm nữa, càng đúng hơn đối với tôi, nhưng dù nhìn thế nào thì cả hai chúng ta cũng không ở tuổi ấy nữa.
Leo, xin nói với anh một câu nữa. Trong tuần đi nghỉ trượt tuyết với gia đình, một tuần lễ đôi khi bực mình nhưng nhìn chung là vô cùng tươi đẹp, bình yên, hài hòa, vui vẻ, thậm chí có những lúc lãng mạn này, tôi thường phải nhớ đến con gấu Bắc Cực lạ mặt tên là Leo Leike. Thế là không ổn. Thế là bệnh hoạn, phải không? Ta nên chấm dứt thì hơn? (Emmi hỏi). 5 phút sau
Trả lời: À quên, tôi rất tiếc cho đôi bạn của anh. Đúng đấy, Roma có lẽ còn tệ hơn.
2 phút sau Trả lời:
Bộ pyjama mới trông thế nào? Hôm sau
Chủ đề: Gặp nhau Emmi thân, ta có nên ít nhất là làm cho xong “buổi gặp nhận dạng” nữa không? Có lẽ sau đó chúng ta sẽ ít nhiều dễ dàng quên đi hơn “sự tiếp cận không được phép” ấy. Emmi, tôi không thể đơn giản cứ thế chấm dứt nghĩ đến chị bằng cách ngừng viết thư và ngừng đợi thư chị. Thế thì kém cỏi và thực dụng quá. Ta làm nốt cuộc thử nghiệm nhé! Chị nghĩ sao? Thân ái. Leo.
(Không thể miêu tả bộ pyjama mới, người ta phải nhìn và sờ vào). 1 tiếng rưỡi sau
Trả lời: Chủ nhật tới, từ 15 đến 17 giờ, ở tiệm Cà phê Huber? Thân ái, Emmi.
(Leo, Leo, chuyện bộ pyjama “phải nhìn và sờ vào” là một kiểu tán tỉnh lộ liễu. Giả sử không phải do anh viết thì tôi đã nói: một trò tán tỉnh trắng trợn!) 50 giây sau
Trả lời: Được, tốt đấy! Nhưng ta không được bước vào tiệm đúng 15 giờ và rời khỏi đó đúng 17 giờ. Và cũng không được vừa đi vừa nhòm ngó tìm kiếm. Nói chung là không làm gì khác thường khả dĩ tự tiết lộ. Nếu bất giác phát hiện, chị không được bộc phát bước đến hỏi: anh là Leo Leike phải không? Chúng ta phải thực sự cho mình một cơ may để không nhận ra nhau. Được chứ?
40 giây sau Trả lời:
Đồng ý. 30 giây sau
Trả lời: Nhưng không có nghĩa là từ giờ trở đi đêm nào anh cũng phải bê tha ngoài quán bar bọc gấm.
25 giây sau Trả lời:
Ô kìa, trò ấy chỉ vui khi Emmi Rothner mỗi giờ bắt tôi báo cáo một lần thôi, duy nhất vì tưởng tượng chuyện đó có thể xảy ra. 20 giây sau
Trả lời: Thế thì tôi yên tâm rồi. Chủ nhật. Nhớ nhé!
30 giây sau Trả lời:
Vâng, Chủ nhật! 40 giây sau
Trả lời: Và chớ quên đánh răng!
25 giây sau Trả lời:
Emmi, chị luôn giành quyền được nói lời kết, đúng không? 35 giây sau
Trả lời: Bình thường là thế. Nhưng nếu anh trả lời lần nữa thì tôi nhường lại quyền đó.
40 phút sau Trả lời:
Lời kết cho bộ pyjama. Tôi có viết: “Người ta phải nhìn và sờ vào”. Chị trả lời: “Đó là một trò tán tỉnh trắng trợn”, nếu đó là lời ai đó ngoài tôi ra. Vì vậy tôi phải phản đối. Tôi đề nghị chị trong tương lai nên gọi trò tán tỉnh trắng trợn của tôi là trò tán tỉnh trắng trợn, hệt như do người khác làm. Chị cứ để tôi trắng trợn như tôi vẫn thế. Cụ thể: chị nên thực sự sờ vòa bộ pyjama của tôi, mát tay vô cùng. Cho tôi xin địa chỉ của chị, tôi sẽ gửi đến cho chị thử sờ. (Vẫn trắng trợn ư?). Chúc chị ngủ ngon. 2 ngày sau
Chủ đề: Kỷ luật Emmi, tôi rất khâm phục, chị là người có kỷ luật! Ngày kia ở tiệm Cà phê Huber nhé. Leo của chị.
3 ngày sau Chủ đề:
Chào Leo, hôm qua anh có đến đó không? 5 phút sau
Trả lời: Tất nhiên!
50 giây sau Trả lời:
Khỉ thật! Tôi đã sợ là anh đến đó. 30 giây sau
Trả lời: Chị sợ gì hả Emmi?
2 phút sau Trả lời:
Tất cả đàn ông bị nghi có thể là Leo Leike đều không thể chấp nhận được, tôi muốn nói là xét về bề ngoài. Xin lỗi, nghe hơi tàn bạo, nhưng tôi nói đúng điều mình nghĩ. Leo, nói thật đi: có đúng thật là hôm qua giữa 15 và 17 giờ anh có mặt trong tiệm Cà phê Huber không? Không phải nấp trong nhà vệ sinh hay phục kích bên tòa nhà đối diện, mà đứng hoặc ngồi hoặc quỳ hoặc nằm đàng hoàng bên quầy bar hay trong tiệm, kiểu gì cũng được? 1 phút sau
Trả lời: Đúng, Emmi, tôi có mặt ở đó thật. Nếu tôi được phép hỏi: những đàn ông nào bị chị nghi có thể là Leo Leike?
12 phút sau Trả lời:
Leo thân mến, tôi khiếp đảm khi phải đi vào chi tiết vụ này. Xin anh vui lòng cho biết: có phải anh là quý ông – biết nói thế nào cho ý tứ nhỉ – có lông lá xồm xoàm toàn thân, phục phịch, hơi lùn, mặc cái T-shirt trắng đã ngả màu nước dưa, quấn quanh hông cái áo len giả đò kiểu dân trượt tuyết, ngồi góc quầy bar và uống Campari hay thứ gì đó màu đo đỏ không? Ý tôi là, nếu anh đúng là người đó thì tôi chỉ còn biết thở dài: thị hiếu con người vốn khác nhau. Nhất định có khối phụ nữ thấy dạng người đó là thú vị vô biên và hấp dẫn tuyệt đỉnh. Và tôi không hề phải lo nghĩ, một ngày đẹp trời trong số đó rồi sẽ có một người phụ nữ để kết tơ hồng trăm năm. Nhưng tôi buộc phải thú nhận thẳng thắn là, xin lỗi, anh sẽ không hẳn là kiểu đàn ông để tôi mê mệt đâu. 18 phút sau
Trả lời: Emmi thân mến, tôi kính nể sự thẳng thắn quyết liệt và trần trụi của chị lắm, nhưng trong các ưu thế của chị không có điểm “ý tứ”. Rõ ràng là trong mắt chị, bề ngoài của con người có vị thế ưu tiên nhất. Chị cứ làm như cuộc sống ái ân của chị trong mấy thập kỷ tới phụ thuộc vào tác động hấp dẫn nhục thể của người-bạn-e-mail không bằng! Trước tiên, tôi có thể làm chị an tâm: con mãnh thú rậm lông ngồi ở quầy bar ngó nghiêng kiếm thịt tươi không có gì dính dáng đến cá nhân tôi cả. Nhưng chị cứ miêu tả tiếp đi: còn ai nữa mà tôi may mắn không bị nhận dạng lầm? Và tiếp theo là một câu hỏi bổ sung: nếu tôi là một trong những người bị chị coi là “xét về bề ngoài không thể chấp nhận được” thì việc trao đổi e-mail của chúng ta đã chấm dứt chăng?
13 phút sau Trả lời:
Leo thân, không, tất nhiên chúng ta vẫn tiếp tục thả phanh viết thư. Anh biết tôi quá rõ mà: tôi luôn cường điệu khủng khiếp. Tôi đã bập vào là ngày càng hăng máu và không ai cản nổi. Hôm qua tôi không thấy một người đàn ông duy nhất nào khiến tôi thấy hồi hộp xấp xỉ như khi đọc thư anh, Leo thân mến ạ. Và đó chính là điều tôi từng sợ: so với tính cách khiêm nhường, ân cần, nhưng rồi lại rất chắc chắn, đột nhiên cởi mở, dễ thương như gấu Bắc Cực, thậm chí đôi khi còn thoáng vẻ khêu gợi, nói chung là vô cùng tinh tế của anh, thì mấy khuôn mặt nhạt hoét trong tiệm Cà phê Huber chiều Chủ nhật còn cách xa vài năm ánh sáng. 5 phút sau
Trả lời: Có thật là không khuôn mặt duy nhất nào? Hay chị đã bỏ sót tôi?
8 phút sau Trả lời:
Leo thân, anh lại an ủi tôi rồi. Nhưng, xin lỗi, tôi tin chắc đã không bỏ sót người nào không xứng đáng bị bỏ sót. Tôi thấy hai cậu thanh niên xỏ khuyên ở bàn thứ ba bên trái rất dễ thương. Nhưng cả hai đều chưa đến 20. Một chàng trai rất hấp dẫn, có lẽ người duy nhất hấp dẫn, đứng cạnh một thiên thần kiêm ma cà rồng chân dài tóc vàng hoe phía cuối quầy bar, tay nắm tay. Chàng không muốn và chắc cũng không nhìn gì khác ngoài cô bồ chân dài của mình. Ngoài ra còn có một người thân thiện, vai rộng như một quán quân châu u môn chèo thuyền, nhưng tiếc rằng lúc nào cũng cười ngu ngơ như thiểu năng trí tuệ – không, Leo, đó không phải là anh! Ai nữa nhỉ? Một gã đẩy máy cắt cỏ ngoài vườn, một gã cổ đông hãng bia chuyên sưu tầm lót cốc, một gã xách cặp diplomat vận áo vét của công ty, một gã khách ruột cửa hàng vật liệu xây dựng mà ngón tay đã biến thành mỏ lết, một gã học viên lái tàu lượn có ánh mắt mơ màng như còn thò lò mũi xanh – loại không bao giờ trưởng thành. Nhưng không một đàn ông duy nhất có hào quang cảm hóa. Tôi buộc phải lo sợ đặt câu hỏi: ai trong bọn họ là nhà tâm lý học ngôn ngữ của tôi? Ai là Leo Leike của tôi? Tôi đã đánh mất Leo vào tay quán Cà phê Huber trong buổi chiều Chủ nhật định mệnh này chăng? 1 tiếng rưỡi sau
Trả lời: Emmi thân mến, không định kiêu căng, nhưng tôi biết trước là chị sẽ không nhận ra tôi mà!
40 giây sau Trả lời:
LEO, NGƯỜI NÀO LÀ ANH? NÓI ĐI! 1 phút sau
Trả lời: Mai ta nói chuyện tiếp, Emmi thân mến, bây giờ tôi có một lịch hẹn. Chị hãy ơn Chúa lòng lành là đã tìm được người bạn trăm năm của đời mình rồi. À, xin có một nhận định cực kỳ rụt rè: chúng ta còn chưa nói về chị, chị đã nhận thấy thế chưa? Người nào là Emmi Rothner nhỉ? Mai nói tiếp nhé. Thân ái. Leo của chị.
20 giây sau Trả lời:
Sao thế? Anh bỏ tôi một mình lúc này? Leo, anh không thể làm thế với tôi! Quay lại ngay! Ngay lập tức! Xin anh! Nửa tiếng sau
Trả lời: Anh ta không quay lại thật! Có lẽ anh ta là con mãnh thú rậm lông cũng nên…
Cưỡng Cơn Gió Bấc Cưỡng Cơn Gió Bấc - Daniel Glattauer Cưỡng Cơn Gió Bấc