Số lần đọc/download: 2158 / 38
Cập nhật: 2015-11-10 18:12:21 +0700
Chương 1
C
ô Oen-sơ, xong xuôi cả rồi rất tiếc là chúng tôi không có sẵn một chiếc thuyền nhỏ nào khác.
Cô Phrôna Oen-sơ đứng dậy và tiến lại gần viên thuyền trưởng:
- Công việc ngập đầu, những gã đi tìm vàng thì cứ dục quýnh lên...ông ta thanh minh.
- Tôi hiểu... cô gái ngắt lời, tôi cũng đang vội lắm. Xin ông thứ lỗi vì đã phiền nhiễu ông quá, nhưng...
Cô gái bỗng quay mình và chỉ về phía bờ:
- Ông có nhìn thấy ngồi nhà gỗ lớn đằng kia không, giữa đám cây thông và dòng sông ấy? Tôi đã sinh ra ở đó.
- Ở vào địa vị cô thì tôi cũng sẽ không ngồi yên được. Viên thuyền trưởng vừa dẫn cô gái đi trên boong tầu chật chội vừa lẩm bẩm một cách thông cảm.
Đám hành khách xô lấn chửi bới nhau. Hàng ngàn tay đi tìm vàng gào lên đòi nhân viên trên tàu chuyển lên ngay lập tức đồ đạc hành lý của họ. Từ cửa khoang hầm tầu mở hết cỡ nổi lên tiếng cọt kẹt của chiếc cần cẩu đang bốc mọi thứ hành lý thập cẩm lên. Những chiếc thuyền con đậu sát vào 2 bên sườn của con tàu chạy bằng hơi nước đón nhận những thùng, những kiện từ trên ném xuống, người trên thuyền thì mồ hôi mồ kê nhễ nhại xô đến đón hàng rồi vội hộc tốc chuyển cho nhau hết kiện nọ đến kiện kia. Có những hành khách nhoài người ra trên lan can tàu, gào đến khản cả tiếng với đám người trên thuyền, tay thì vung vẩy những tờ vận đơn. Đôi khi 2-3 hành khách cùng đòi một thứ hành lý thế là xảy ra cãi cọ tranh chấp.
Người phụ trách quản trị trên tàu thì cứ cuống cả lên không còn biết xoay xở ra sao nữa. Viên thuyền trưởng vừa dẫn Phrôna đi qua đám đông đến cầu tàu vừa nói. Các nhân viên trông coi kho hàng thì bỏ việc và bỏ luôn cả hàng hóa của hành khách. Nhưng dầu sao, chúng tôi cũng còn may mắn hơn tàu ngồi sao Bét-lê-em. Ông ta chỉ một con tàu đang thả neo ở xa xa.
Một chiếc thuyền kéo nhỏ lôi theo một cách khó nhọc chiếc xà-lan to kềnh, cố vượt qua đám thuyền và chiếc ca-nô. Gã điều khiển ca-nô vọng về va vào đầu mũi tàu, khi gã lùi ra thì mái chèo của gã sục xuống nước quá: chiếc ca-nô quay ngang và dừng hẳn lại. Từ phía ngược dòng, 2 chiếc thuyền căng buồm dài 20 mét chở đầy những người Anh-điêng và đám thợ đi tìm vàng cùng với mọi thứ trang bị của họ đang vùn vụt tiến đến. Một chiếc rẽ quặt vào bến, chiếc kia ép chiếc ca-nô vào xà-lan. Lúc đó gã điều khiển ca-nô vừa nhấc mái chèo lên, thế là con thuyền nhỏ của gã kêu răng rắc khi bị va chạm và suýt chìm. Lập tức gã lái ca-nô đứng phắt dậy và réo cả họ bọn người đi trên thuyền kia và bọn chở xà-lan ra mà chửi rất độc địa. Một gã trên xà- lan cũng trỏ sang chửi lại, trong khi đó đám người da trắng và da đỏ đi trên thuyền thì cười xì nhạo báng:
- Này, lão thuyền chài hạng bét kia! Về mà học lại cách chèo chống đi! Một tên nào đó nói to.
Gã ca-nô đấm một quả rất mạnh vào giữa hàm tên láo lếu dám coi thường gã làm cho tên này lăn lông lốc vào đống hành lý. Chưa hài lòng về đòn trừng phạt sơ sơ ấy, gã còn định nhảy hẳn sang chiếc xà-lan. Một tay đi tìm vàng loay hoay rút khẩu súng bị kẹt trong bao da bóng nhoáng của hắn ra, trong khi đó đồng bọn cười hô hố chờ pha gay cấn nhất sắp đến. Nhưng chiếc thuyền đã lại bắt đầu vụt đi: tay da đỏ giữ lái phía đuôi thuyền vung mái chèo vào ngực gã ca-nô làm cho gã ngã xuống sàn thuyền.
Vào lúc cao trào nhất của làn sóng nguyền rủa chửi bới, lời qua tiếng lại đã chuyển sang thượng cẳng chân hạ cẳng tay. Viên thuyền trưởng liếc nhìn cô gái cùng đi, ông ta tưởng sẽ thấy vẻ hoảng hốt của cô gái nhưng rất ngạc nhiên thấy Phrôna theo dõi cảnh tượng đó bằng một vẻ chăm chú, hai má đỏ hồng lên:
- Thật lấy làm tiếc...ông ta định xin lỗi.
Phrôna ngắt lời ông ta, tỏ ra tiếc rẻ vì cuộc ẩu đã bỗng dưng chấm dứt.
- Không! Không! Có gì đáng tiếc đâu! Tôi rất thích xem những chuyện này. Cũng may là tay kia không kịp rút súng ra, nếu không thì...
- Không biết đến bao giờ, ta mới đặt chân lên bờ được! Viên thuyền trưởng mỉm cười rồi nói gã kia là một tay bất lương đấy. Ông ta chỉ gã ca-nô lúc đó dang áp thuyền của gã vào sườn con tàu. Gã bằng lòng chở cô sang sông với giá 20 đô-la bởi vì cô là phụ nữ, với đàn ông gã đòi những 25 đô-la. Rồi cô sẽ thấy tôi nói đúng, gã là một tên cướp biển, thế nào rồi gì cũng sẽ bị treo cổ. Nửa giờ đồng hồ làm việc mà lấy những 20 đô-la!
Này, nói gì trên ấy đấy! Gã vừa được viên thuyền trưởng nhắc đến quăng một mái chèo lên sàn thuyền. Ai cho phép anh nói xấu người khác? Gã hỏi một cách khiêu khích.
Rôi gã vắt nước ở ống tay áo ướt sũng khi gã quơ lấy tay chèo.
- Anh thính tai lắm. Viên thuyền trưởng khen gã.
- Và quả đấm cũng nhanh nữa! Gã nói thêm.
- Và cái miệng thì độc địa và leo leo.
- Nghề của ta là phải thế. Ta phải đối phó với lũ cá mập các anh. Anh dám gọi ta là cướp biển trong khi anh bắt hành khách ngồi chất như cá hộp, lại còn bắt họ phải trả đắt gấp đôi giá vé hạng nhất. Anh cho hành khách ăn suất cơm thường của thủy thủ và để họ ở bẩn hơn cả chuồng lợn. Ta mà là cướp biển thì anh là gì?
Một hành khách mặt đỏ như gà chọi vì rượu thò đầu ra ngoài lan can tàu hét lên với viên thuyền trưởng:
- Ông Tư-stông! Tôi yêu cầu bốc hàng của tôi lên ngay lập tức. Ông nghe rõ chưa? Năm mươi con chó của tôi đang ăn thịt lẫn nhau trong các chuồng bẩn thỉu của ông đấy, ông sẽ biết tay tôi nếu ông không đưa chúng lên cho sớm. Ông làm tôi thiệt hại bạc ngàn mỗi ngày. Tôi yêu cầu ông chấm dứt cái trò này đi, tôi không chịu nổi nữa đâu, đùa dai thế đủ rồi! Tôi sẽ kiện và cho công ty của ông phá sản, thật đấy, thật như tên tôi là That Phec-guy-sơn đấy. Khôn hồn thì động đậy đi một tý, vì ông đã biết tên That Phec-guy-sơn là thế nào rồi.
- Ta mà là cướp biển ư? Gã ca-nô vẫn lẩm bẩm một mình. Ta muốn biết trong hai ta ai cướp biển hơn ai?
Tơ-stông khoát một cử chỉ để cho lão mặt đỏ đừng gào thét nữa rồi quay sang phía cô gái:
- Tôi rất muốn tiễn chân cô lên tận bờ nhưng cô xem đấy chúng tôi bận ngập đầu. Tạm biệt cô, chúc cô may mắn! Tôi sẽ cắt cử hai người lo hành lý của cô. Sáng mai, chắc chắn họ sẽ giao lại cho cô tại cửa hàng.
Cô gái bíu lấy tay viên thuyền trưởng rồi bước xuống ca-nô. Sức nặng của cô làm cho con thuyền hơi chòng chành vì nước ùa vào qua khe ván sàn, làm ướt cả đôi giày ống của cô. Cô gái vẫn thản nhiên ngồi xuống ghế băng phía sau và giấu chân dưới ghế:
- Này thôi! Gượm đã! Viên thuyền trưởng kêu. Cô Oen-sơ, cô không vào bờ được với con thuyền này đâu. Quay lại đi, tôi sẽ cho người chở ngay cô lên bờ khi nào tôi có thuyền.
- Xin chào! Ta sẽ gặp nhau trên thiên đàng! Gã lái thuyền thốt lên.
Gã muốn cho thuyền đi nhưng Tơ-stông níu lấy mép thuyền.
- Buông ra! Gã lái thuyền hét lên dọa dẫm.
Đền đáp lại cử chỉ quan tâm của viên thuyền trưởng với cô gái, gã lái thuyền dùng mái chèo đập một cú rất mạnh vào cổ tay làm cho viên thuyền trưởng buột ra những lời nguyền rủa giận dữ quên cả việc cô gái đang có mặt ở đó.
- Đáng tiếc là cuộc chia tay của chúng ta mất cả vẻ lịch sự. Cô gái cười khanh khách và nói to lên với viên thuyền trưởng khi con thuyền đã ra xa.
- Mẹ kiếp! Viên thuyền trưởng vừa cau có vừa ngả mũ vẫy chào cô gái một cách lịch thiệp. Thật đáng mặt nữ nhi!
Một cảm giác ao ước bỗng xâm chiếm đầu óc viên thuyền trưởng trẻ tuổi: ao ước được ngắm nhìn mãi cặp mắt xanh của cô Phrôna-Oen-sơ. Không hiểu sao, anh cảm thấy dám cùng cô đi tới cùng trời cuối đất.
Đột nhiên anh thấy chán ngấy cái nghề sông nước của mình, muốn tung hê tất cả để cùng Phrôna di tới Klông-đai.
Anh ngước mắt lên phía lan can tàu bắt gặp bộ mặt đỏ như gấc của Phec-guy-sơn và quên bẵng cái ước mơ vừa thoáng lướt qua.
Bụp!
Một mái chèo vọng về làm tung nước lên mặt Phrôna.
- Xin cô đừng giận. Gã lái thuyền tỏ ý xin lỗi. Cô biết đấy, tôi đã rất cố gắng.
- Tôi biết lắm. Cô gái vẫn vui vẻ đáp lại.
- Ôi, không phải vì tôi yêu cái nghề sông biển này đâu. Tôi phải xoay xở để kiếm được vài đô-la một cách lương thiện, thú thực với cô, làm ăn cách này theo tôi là chân chính nhất nếu tôi không gặp nhiều chuyện rủi ro thì bây giờ chắc tôi đã có mặt ở Klông-đai rồi. Nhưng rủi ro là thế đấy, tôi đã mất hết mọi thứ trang bị ở Đèo gió khi đã đi được nửa đường, sau khi đã vượt qua khe...
Xoạt! Bụp!
Lại một vẩy nước tung tóe lên đầu cô gái. Những giọt nước chảy ròng ròng xuống cổ làm cho cô gái rùng mình.
- Giỏi lắm! Cô đủ nghị lực để thành công ở đấy đấy. Gã nói bằng giọng khích lệ Phrôna. Cô tới đằng kia phải không?
Cô gái gật đầu đáp lại.
- Như tôi đã kể với cô lúc nãy, sau khi mất hết trang bị, tôi trở lại vùng ven biển. Khi đó tôi chẳng còn xu nào nhưng tôi vẫn muốn kiếm được cái gì đó để mua lại trang bị mới. Chính vì thế mà tôi có nâng giá chở thuyền lên một chút. Cô không để tâm chứ? Tôi cũng không tồi hơn những kẻ khác đâu, chỉ vì tôi phải trả những 100 đô-la cho con thuyền mướp này trong khi nó chỉ đáng giá 10 đô-la ở Mỹ. Và những cái khác nữa cũng thế thôi. Trên con đường mòn Ska-nê kia chẳng hạn, một chiếc đinh đóng móng ngựa giá 25 xu. Cô có tưởng tượng được không... một gã vào trong quán rượu và gọi một cốc uytki giá nửa đôla. Uống xong, gã trả hai chiếc đinh đóng móng ngựa. Thế là cả chủ và khách đều hài lòng.
- Sau những điều phiền muộn đó, anh đâu có thiếu can đảm nghĩ tới chuyện trở lại tìm vàng nữa. Tên anh là gì nhỉ? Biết đâu chúng ta lại tình cờ gặp nhau sau này.
- Ai? Tôi ư? Ô, tôi tên là Đen Bi-sốp làm nghề đi tìm vàng. Nếu như sau này tôi có gặp lại cô, cô cứ nhớ cho rằng tôi sẽ biếu cô đến cả cái áo sơ-mi cuối cùng... Xin lỗi, ý tôi muốn nói mẩu bánh cuối cùng.
- Cám ơn anh. Cô gái đáp lại với một nụ cười dịu dàng.
Phrôna Oen-sơ là người biết quý những lời nói chân thành.
Gã lái thuyền dừng tay chèo, nhặt một chiếc hộp sắt tây cũ trong lớp nước bao quanh chân gã.
- Cô tát nước đi. Gã quăng cho cô chiếc hộp sắt tây. Thuyền ngập nước nhiều hơn từ lúc chòng chành. Phrôna cười thầm và bắt đầu tát nước ra khỏi thuyền. Mỗi khi cô cúi xuống múc nước thì những ngọn núi phủ băng cũng nhấp nhô ở chân trời, giống như những đợt sóng lớn. Thỉnh thoảng cô dừng tay nghỉ và nhìn về phía con thuyền đang đi tới, ở đó lố nhố những bóng người. Đây là một eo biển nằm kẹt giữa hai bờ dốc, có chừng 20 chiếc tàu lớn chạy bằng hơi nước đang thả neo. Giữa những con tàu và hai bến bờ đó là những chiếc thuyền con, thuyền kéo, thuyền độc mộc to nhỏ đủ loại qua lại như mắc cửi.
" Người lái thuyền vạm vỡ này có sá gì thiên nhiên hung dữ ở đây" Phrôna nghĩ thầm.
Trong trí tưởng tượng, cô nhớ lại quang cảnh những phòng diễn giảng và những buổi lên lớp tối, nơi cô đã được tiếp thu những kinh nghiệm và kiến thức của những bậc thầy. Cô hiểu rõ thế giới vật chất và biết kính trọng sâu sắc mọi nỗ lực của con người.
Trong một lúc lâu, chỉ có tiếng mái chèo khua nước của Đen Bi-xốp gõ nhịp. Rồi một ý nghĩ lướt qua đầu gã.
- Cô chưa cho tôi biết tên cô là gì nhỉ?
- Tôi tên là Phrôna Oen-sơ.
Gã lái thuyền tỏ ra bối rối:
- Cô... cô là Phrôna Oen-sơ ư? Gã hỏi lại một cách rụt rè. Có phải Gia-côp Oen-Sơ là bố cô không?
- Phải, tôi là con gái của Gia-côp Oen-sơ.
Gã bật ra một tiếng huýt gió dài kính nể và nhẹ tay chèo.
- Cô quay về ghế sau mà ngồi đi và đừng để chân ngâm trong nước nữa. Hắn nói như ra lệnh. Giả lại tôi cái hộp, đưa ngay cho tôi đi.
- Tại sao, tôi tát không thạo hay sao. Cô gái hỏi lại, có vẻ tức giận.
- Có, cô tát thạo lắm, nhưng cô là... cô là...
-... Tôi vẫn là người như khi anh chưa biết. Nào, anh cứ chèo thuyền đi... Đó là việc của anh, còn tôi lo việc của tôi.
Gã nhìn cô kính phục và lại nghiêng mình trên hai tay chèo.
- Thế đấy, hóa ra cô là con gái của Gia-côp Oen-sơ! Lẽ ra tôi phải đoán được mới phải.
Khi họ tới cái doi cát ngổn ngang những đống hàng và xôn xao, ồn ào tiếng người thì Phrôna đưa tay ra cho gã lái thuyền bắt. Dẫu rằng xưa nay ít có khách phụ nữ tỏ cử Chỉ tử tế như thế với gã nhưng Đen Bi-sốp vẫn biết đón nhận bàn tay của cô con gái Gia-côp Oen-sơ một cách nhã nhặn, lịch sự.
- Cô cứ nhớ rằng mẩu bánh cuối cùng của lôi là dành cho cô! Gã nhắc lại.
-... Và cả cái áo sơ-mi cuối cùng của anh nữa chứ, anh đừng có quên đấy!
- Tôi biết là cô thích nói đùa! Tạm biệt, cô Oen-sơ!
- Tạm biệt anh!
Chiếc váy ngắn của cô không làm vướng víu bước chân. Bất giác cô ngạc nhiên thấy mình từ bỏ ngay đươc lối bước đi vội vã e ấp của phụ nữ tỉnh thành quen với hè phố để chuyển sang cách đi bằng những bước dài, nhún nháy tự nhiên của những người đã từ lâu quen đi trên những con đường mòn. Nhiều gã đi tìm vàng và Đen Bi-sốp đã liếc mắt nhìn trộm đồi chân đi ghệt da (1) của cô gái một cách kính nể. Có vài gã còn dám ngước nhìn thẳng vào mặt Phrôna. Cách nhìn của họ thân thiện và thẳng thắn, ánh lên vẻ rụt rè như ánh rạng đông mới ló.
Tất cả quang cảnh đều kích thích trí tò mò của cô khi cô rẽ đám đông đi về phía ngồi nhà gỗ mà ban nãy cô đã chỉ cho viên thuyền trưởng Tơ-stông. Cô như trở về những năm trước đây khi các phương tiện vận chuyển vẫn còn rất nguyên thủy... Hồi đó có những người cả đời không mang vác cái gì nặng bao giờ bỗng trở thành phu khuân vác. Họ không còn lúc nào ngáng được mặt lên để nhìn trời, lúc nào cũng còng lưng nhìn xuống đất. Da thịt hằn sâu vết quai da trên vai bước đi thì loạng choạng nhọc nhằn như người say rượu, đến chiều tối thì ngất xiu vì quá sức. Hết một ngày con người phai mang gánh nàng ấy cũng gục ngã bên con đường mòn.
Một số người khác thì háo hức vì một niềm vui thầm kín hăm hở ra đi xếp đầy lương thực lên những chiếc xe kéo hai bánh. Khi gặp những tảng đá lớn cản lối thì họ bắt buộc phải dừng lại và đành bắt chước cách vận chuyển thông thường của những người qua lại trong vùng Alaska. Họ vất bỏ chiếc xe kéo hay lôi nó đến một bến nào đó và bán lại cho một hành khách cuối cùng mới từ trên thuyền bước lên bờ với một giá cắt cổ. Những gã "công tử" hay những gã mới đến đó, nai nịt đồ nghề nặng nề đến hơn chục kí nào súng, đạn, dao găm đeo đây thắt lưng, xông xáo lên đường một cách rất hùng dũng, thế rồi chẳng bao lâu, họ mệt nhoài và lê lết quay trở lại sau khi đã vất bỏ ở dọc đường cả súng lẫn trang bị. Như vậy là những ông con trời này vừa mồ hôi mồ kê nhễ nhại vừa thở hồng hộc đã phải trả xứng đáng cái tôi truyền kiếp của giới đàn ông là các tội vây vo, huênh hoang với gái.
Phrôna hoi bối rối một chút trước cơn sốt của đám người đi tìm vàng, cô đưa mắt đánh giá sự thay đổi rộng lớn đã xảy ra trên mảnh đất này; cái làng nhỏ bé ngày xưa không còn nữa; nay thay thế bằng cả một lớp người xa lạ và tham lam, thèm khát vàng. Quang cảnh vẫn như xưa nhưng lại có vẻ như khác hẳn. Chỗ này đây, trên bãi cỏ mà cô đã vui chơi suốt cả tuổi thơ ấu, đã run sợ ngay cả tiếng vọng của mình dội lại từ những vách đá băng thì nay hàng ngàn người đang dày xéo ngang dọc trên bãi cỏ non đó, phá tan sự yên tĩnh. Trên kia, 10 ngàn người đang tiến vào con đường mòn và ở Chin-kút cúng đã có đến 10 ngàn người nữa từ bốn phương trời kéo đến dòng sông Đi-ê vẫn cuồn cuộn chảy ra biển nhưng nhửng người khai phá đầu tiên vùng đất này đã đi dọc theo bờ, kéo những con tàu chở đầy hàng ngược dòng sông và làm vẫn đục cả dòng nước. Ý chí của con người đã chiến thắng sức nước: Con người đã bất chấp dòng sông Đi-ê lâu đời, ngày càng vạch rõ hơn nữa vết đường mòn kéo thuyền cho những người tới sau. Lối ra vào của cửa hàng mà xưa kia Phrôna vẫn chạy vào chạy ra và tò mò nhìn ngó người đi săn thú lạc lối hay người bán lông thú di tới thì nay nghẽn tắc vì một đám người ầm ĩ. Khi xưa, một lá thư không có người nhận là một điều cực kỳ hiếm thì nay nhìn qua cửa kính, Phrôna thấy một đống thư cao ngất tới gần trần nhà và nhiều người đang vật nài đòi nhận những thư đó.
Trước mắt cửa hàng, một đám đông khác đang chen chúc xô đẩy nhau trước một bàn cân. Một gã da đỏ ném gói hàng lên mặt cân rồi người chủ cân da trắng ghi trọng lượng lên một quyển sổ. Lại một bọc nữa đặt lên bàn cân. Bọc nào cũng được buộc chằng chịt xung quanh, chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc hành trình nguy hiểm qua Chin-kút. Phrôna tò mò tiến lại gần. Cô nhớ lại cái thuở một người đi thăm dò thuê chở toàn bộ đồ nghề hành trang với giá sáu trăm...nghĩa là một trăm hai mươi đô-la một tấn!
Một gã mới bước vào nghề đi tìm vàng cho cân mọi thứ của gã rồi giở sổ tay ra tra cứu.
- Tám trăm! Gã nói với người da đỏ.
Tức thì những người Anh-điêng có mặt ở đó cười ồ lên và đông thanh nói: "Bốn ngàn!"
Gã trẻ tuổi không giấu nổi vẻ bối rối. Khi đưa mắt lo lắng nhìn quanh, gã bắt gặp ánh mắt thiện cảm của Phrôna. Hình như gã lúng túng vì sự có mặt của cô: Thật ra, gã đã tính nhẩm giá vận chuyển 3 tấn hàng là bao nhiêu với 40 đô-la một tạ.
- Tôi sẽ phải trả những 2 ngàn 4 trăm đô-la ư! Làm sao bây giờ? Gã thốt lên.
Phrôna nhún vai:
- Trả cho họ giá đó đi. Nếu không họ sẽ cắt dây buộc ra bây giờ. Cô khuyên anh chàng đó.
Gã cám ơn cô nhưng không chịu nghe lời khuyên khôn ngoan, gã tiếp tục mặc cả. Một gã Anh-điêng bắt đầu tháo những dây buộc hành trang; gã trẻ tuổi chưa có kinh nghiệm đành chịu thua và khi sắp chấp nhận điều kiện của họ thì những người vận chuyển lại đã nâng giá lên bốn ngàn rưỡi. Gã đành cười gượng và gật đầu đồng ý.
Một gã anh-điêng khác tiến lại, sôi nổi nói gì đó với nhóm bạn vận chuyển. Những người này reo lên vui mừng, khi người chủ cân da trắng chưa hiểu ra chuyện gì thì họ đã tháo những giây buộc hàng và biến hết. Vừa đi họ vừa rao to cho mọi người biết rằng giá vận chuyển hàng qua hồ Lin-đư-man bây giờ là 5 ngàn.
Bỗng nhiên đám người tụ tập trước cửa hàng trở nên xôn xao. Những tiếng thì thầm nổi lên, mọi con mắt đều đổ về phía ba người đàn ông từ phía con đường mòn đi tới. Bộ ba kia ăn mặc rất luộm thuộm, gần như rách rưới, trông giống như những kẻ có bộ dạng đáng đề phòng. Giá như ở xã hội văn minh thì cảnh sát đã bắt giữ họ ngay vì tội lang thang du đãng.
- Lu-i người Pháp đấy. Gã trẻ tuổi lẩm bẩm.
Cái tên đó được nhắc lại từ miệng người này sang người khác.
- Lão ta có đến ba khu đất nhượng ở En-đô-ra-đô. Trị giá ít ra cũng là 10 triệu đô-la. Người đứng cạnh Phrôna nói nhỏ với cô.
Lu-i người Pháp là người đang rảo bước hơn 2 người kia một chút, trông chẳng có vẻ gì là một con người giàu có. Ông ta cuốn sơ sài trên đầu một chiếc khăn lụa cũ màu đỏ. Mặc dầu tài sản có đến 10 triệu đô-la thế mà ông ta vẫn tự mang vác bó hành trang của mình trên đôi vai chắc nịch.
- Lão râu quai nón kia tên là Bin nước cuốn, một ông vua nữa ở Klông-đai.
- Sao anh biết? Phrôna ngờ vực hỏi lại.
- Khỉ thật! Mới cách đây sáu tuần tôi còn nhìn thấy hình anh ta trên các báo mà. Xem này! (người đó giở tờ báo ra). Nói thật là anh ta khá giống hình này. Tôi đã nhìn kỹ đến mức có thể nhận ra anh ta lẫn trong ngàn người.
- Còn người thứ ba kia? Phrôna hỏi, không còn chút nghi ngờ nào nữa về những điều người kia nói.
Người kia nhón chân để nhìn cho rõ hơn.
- Tôi không rõ. Anh ta đành thú thực. (Anh ta vỗ vai người đứng bên). Lão cao gầy, mày râu nhẵn nhụi kia là ai đấy?... Mặc sơ-mi xanh và quần có miếng vá ở gối ấy?
- Ngay lúc đó, Phrôna reo lên vui mừng và lao ra phía trước:
- Mát! Mát Măc Các-Ty!
Nhà khai thác vàng mặc quần vá thân mật bắt tay cô gái nhưng trông ánh mắt biết ngay anh ta không nhận ra cô là ai.
- Thế nào! Chú không còn nhớ cháu ư! Đúng rồi.,Nhưng cháu, cháu không quên chú. Nếu như không vì bao nhiêu người đang nhìn chú cháu mình thì cháu đã ôm hôn chú rồi, chú vẫn là con gấu già chứ! Rồi cô lên giọng kể chuyện một cách trang nghiêm.
"Ngày xửa ngày xưa, có một con gấu to trở về hang thăm lũ con. Lũ gấu con đang đói lả và gấu bố hỏi chúng: "Các con có đoán được bố mang về cái gì cho các con không?" Một gấu con nói: "Quả anh đào!" Một con khác: "Cá hồi!" Con thứ ba: "Lợn rừng!" Nghe thế, gấu bố bèn phá ra cười: "Ha, ha, bố mang về cho các con hôm nay một con người béo ú!"
Trong lúc Măc Cac-Ty lắng nghe cô, những kỷ niệm xa xưa trở về ký ức ông ta, khi cô kể xong, ông ta nheo mắt, cười khục khục trong họng, nhưng mọi người đều nghe thấy.
- Chú đang cố nhớ ra cháu là ai bây giờ, nhưng khốn khó, chú chưa làm sao nhớ ra được!
Phrôna chỉ tay về phía cửa hàng:
- Thế thì nhà cháu đây mà!
Măc Cac-Ty lùi lại và ngắm nhìn cô gái từ chân tới đầu. Hình như anh không tin vào mắt mình nữa.
- Lẽ nào lại thế được, chắc chú lầm... Không bao giờ cháu có thể đã từng sống ở ngồi nhà gỗ này. Anh hướng ngón tay về phía ngồi nhà.
Phrôna lắc mạnh đầu để khẳng định một điều trái ngược:
- Vậy ra chính cháu là cô bé ngoan mồ côi mẹ đấy ư...Cô bé có mái tóc vàng óng ả... mà chú đã nhiều lần chải cho cháu chăng?... Cháu như đứa con trai ngỗ ngược, hiểu động, luôn luôn đi chân đất đấy chăng?
- Phải, chính cháu đấy! Cô reo lên xác nhận.
- Cháu nghịch như quỷ sứ, giữa mùa đông dám lấy trộm cả bầy chó và xe kéo vượt qua khe để xem trái đất tận cùng ở chỗ nào, tất cả chỉ vì những chuyện cổ tích của chú Mat Măc Cac-Ty phải không?
- Ôi! Chú Mat, chú Mát thân mến! Chú có còn nhớ chuyện cháu đi bơi với mấy đứa con gái Xi-oat của người Anh-điêng không?
- Có chứ, và cả chuyện có lần chú đã phải túm tóc vớt cháu lên nữa,
- Và lần đó chú đã tuột mất chiếc ủng cao-su của chú dưới nước.
- Đúng là một tai họa! Đôi ủng đó chú đã phải trả nhứng 10 đô-la ở quầy của bố cháu.
- Hồi sau đó chú đã vượt qua khe để đi sâu vào bên trong và không nghe thấy ai nói về chú nữa. Ai cũng tưởng chú chết rồi. Phrôna nói tiếp.
- Chú còn nhớ cả lúc chú lên đường, cháu đã khóc sướt mướt trong tay chú và nhất định không chịu hôn chú Mat để chia tay. Mãi cho đến phút cuối cùng, vì dù sao, cháu cũng đã rất quý chú ngày ấy, cháu thật đúng là một đứa bé gái hết sức kỳ lạ.
- Ngày ấy cháu mới 8 tuổi.
- Đã 12 năm rồi! Mười hai năm chú sống ở trong kia, không bao giờ quay lại đây... Bây giờ cháu bao nhiêu tuổi rồi? Hai mươi nhỉ?
- Và cháu đã cao gần bằng chú rồi.
- Cháu đã trở thành một phụ nữ đẹp, khỏe mạnh và cân đối.
Rồi anh quan sát cô một cách soi mói.
- Chú nói thật nhé, trừ một điều cháu hơi mập một chút.
- Không phải đâu chú Mát! Ở tuổi hai mươi đâu đã mập. Chú hãy xem cánh tay cháu đây này.
Cô gấp cẳng tay lại, để bắp thịt ở cánh tay phồng lên.
Đúng thật, cháu đã có cả cơ bắp, hình như cháu đã phải lao động bằng đôi tay để kiếm sống chăng. Anh vừa xác nhận vừa đưa tay sờ nắn cánh tay của cô.
- Ô! Cháu chơi thể thao, tập quyền Anh, tập đấu kiếm. Cháu đủ sức kéo tay 20 lần trên xà đơn, cháu bơi, cháu nhảy cầu, cháu đi bằng hai tay... Cô khoe rối rít.
- Đó là tất cả những thứ cháu học được ở dưới xuôi chăng? Chú cứ tưởng cháu đi để học những kiến thức sách vở. Lời nhận xét của anh biểu lộ sự không hài lòng.
- Ô! Bay giờ người ta áp dụng những phương pháp giảng dạy mới rồi, chú Mát ạ! Họ không nhồi sọ chúng cháu nửa đâu...
-... Và không để cho cặp giò của các cháu khẳng khiu như ống sậy, không mang nổi mình chứ gì! Thôi được, vì lý do đó thì chú bỏ qua cho cánh tay nổi bắp của cháu.
- Còn chú, chú Mát. Chuyện gì đã xảy ra với chú trong 12 năm vừa qua?
Anh đứng dạng hai chân, ngả đầu ra sau và phồng ngực lên:
- Cháu hãy nhìn ngài Matiêu Măc Cac-Ty đây, ông vua của vương quốc En-đô-ra—đô giàu có, người đã chiếm được ngai vàng chỉ nhờ 2 bàn tay. Nay chú có cả một tài sản kếch xù. Từ ngày chú trúng một quả lớn, chú kiếm được trong một phút một lượng vàng cám mà suốt cuộc đời đã qua, chưa bao giờ chú được sờ mó tới. Chú vẫn có ý định làm một chuyến du lịch khắp Hoa Kỳ để thăm lại các bạn cũ, nếu như họ còn sống. ở Klông—đai người ta có vàng thoi nhưng không có rượu uýt-ki ngon, mà chú thì muốn được uống uýt-ki hảo hạng thứ thiệt trước khi chết. Sau đó chú sẽ lại quay về đây để quản lý tài sản của chú ở Klông-đai. Chuyện thật đấy, Phrôna ạ, chú đã trở nên một ông vua vàng, nếu như thỉnh thoảng cháu có cần vay tạm ít tiền thì chớ quên rằng có chú ở đây.
- Chú vẫn tính nào tật ấy, chú Mát thân mến! Chú sẽ chẳng bao giờ già. Cô vừa nhận xét vừa cười.
- Ô! Cháu cũng đúng là con cái nhà Oen-sơ với những cơ bắp của nhà lực sỹ và bộ óc triết gia. Nhưng ta hãy đi theo Lu-i người Pháp và Bin nước cuốn đã. Ăng-đi hình như vẫn trông nom cửa hàng thì phải. Để xem hắn có còn nhớ chú không.
Phrôna nắm tay anh bước đi. Cô rất thích được nắm bàn tay của những người cô yêu quý.
- Và cũng để xem chú ấy có còn nhớ cả cháu không. Cháu bỏ đây ra đi đã 10 năm rồi.
Con người Ái Nhĩ Lan đó rẽ đám đông để có lối cho Phrôna đi theo. Những gã lính mới trong nghề đi tìm vàng nhìn một cách kính nể phong cách của con người phương Bắc ấy.
Những tiếng xì xào lại nổi lên:
- Cô gái ấy là ai thế? Một người nào đó hỏi.
Khi cô bước qua cửa ra vào, cô chợt nghe thấy một mẩu đối thoại:
- Con gái của Gia-cốp Oen-sơ đó.
- Là gã nào vậy?
- Thế nào...cậu chưa bao giờ nghe nói đến Gia-cốp Oen-sơ sao? cậu từ đâu chui ra thế?