Books serve to show a man that those original thoughts of his aren't very new after all.

Abraham Lincoln

 
 
 
 
 
Tác giả: Dư Hoa
Thể loại: Tiểu Thuyết
Dịch giả: Vũ Công Hoan
Biên tập: Ha Ngoc Quyen
Upload bìa: Ha Ngoc Quyen
Số chương: 33
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 44
Cập nhật: 2023-03-26 23:06:02 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chuyện Người Bán Tổ Tông
iểu thuyết "Chuyện Hứa Tam Quan bán máu" của Dư Hoa chuẩn bị phát hành tại Việt Nam: Chuyện người bán tổ tông
Thứ Bảy, 01/07/2006, 08:25
Đọc những trang sách của Dư Hoa, có một sự thống nhất chung trong phong cách, giọng điệu và nhân tính con người bị thử thách đến tận cùng trong Cách mạng văn hóa. Đó cũng là một điểm nhấn mạnh làm nên cái tên Dư Hoa với bạn đọc không chỉ tại nước Trung Hoa với series tác phẩm "Sống", "Chuyện Hứa Tam Quan bán máu", "Huynh đệ"…
Martilias nói: "Nhớ lại đời sống trước kia, không khác nào sống lại lần nữa". Còn Dư Hoa viết, sáng tác và đọc sách thực ra đều là gõ cửa hồi ức, hay nói cách khác đều là để sống lại một lần nữa. Quả vậy, "Chuyện Hứa Tam Quan bán máu" thể hiện tiếp niềm say mê của Dư Hoa với một mảng hiện thực của đất nước Trung Quốc, nơi anh đã đi qua, đã trải nghiệm và đã từng chứng kiến những mảnh đời bên cạnh mình.
Người Trung Quốc xưa quan niệm, máu trong người là của tổ tông. Có thể bán thân mình chứ không được bán máu. Bán máu là bán tổ tông. Hứa Ngọc Lan, vợ của Hứa Tam Quan, đã thốt lên như thế. Nhưng như một sự tình cờ, gặp hai người nông dân thời trai trẻ, sau khi uống 8 bát nước sông, Hứa Tam Quan vào bệnh viện để bán máu lấy 35 đồng và anh luôn dặn mình phải tiêu vào những việc quan trọng. Và 8,5 đồng trong số ấy anh cưa đổ rồi lấy được Hứa Ngọc Lan làm vợ.
Cái lần tình cờ bán máu ấy cho anh một gia đình, nhưng cuối cùng chính cái gia đình ấy khiến cuộc đời anh thành chuỗi dài của những lần bán máu chuyên nghiệp để trả nợ, để mưu sinh. Lần vì đền tiền cho cậu con cả dám đập vỡ đầu con hàng xóm, lần vì lo cuộc sống gia đình trong cơn đói cùng quẫn, lần lo cho các con xuống nông thôn theo lệnh Mao Chủ tịch, lần đãi ông đội trưởng của cậu con thứ bữa cơm tươm tất, mong ông ta đoái thương để con chóng được điều về lại thành phố. Lần nữa, lại lần nữa và những lần bán máu cứ dài ra.
Ba tháng là hạn định cần thiết cho cơ thể phục hồi sau mỗi lần bán máu. Nhưng Hứa Tam Quan đã phải bán máu gần như mỗi tháng một lần. Đến khi cậu con cả bị bệnh gan tại nông thôn, Hứa Tam Quan lại đi bán máu. Người mua máu tại bệnh viện đã không dám lấy máu của anh nữa và cuối cùng bày cho anh cách đi đến những bệnh viện xa để bán máu. Anh đi liên tục, bán máu liên tục để mong có tiền chữa bệnh cho con. Nhưng anh đã gục ngã trong ba lần bán máu liên tiếp…
Cho đến khi về già, mọi thứ đã qua đi, Hứa Tam Quan răng rụng bảy chiếc, tóc bạc phơ đầu, đi qua khách sạn Thắng Lợi chợt quá thèm mùi gan lợn xào và rượu nếp hâm nóng gắn với cả đời đi bán máu. Đó là lần đầu tiên Hứa Tam Quan có ý định bán máu cho mình. Ngày trước vì bán máu ông phải ăn gan xào để bổ huyết, uống rượu nếp để hoạt huyết, còn lần này vì muốn có tiền ăn gan lợn xào và uống rượu nếp, ông quyết định bán máu.
Ông đến bệnh viện xin bán máu, người lấy máu trong bệnh viện đã đuổi ông về vì ông đã già, máu chết nhiều hơn máu sống, máu của ông chỉ bán được cho thợ sơn mà thôi… Và lúc đó, Hứa Tam Quan hu hu khóc vì sợ rằng, mình đã quá già, máu không còn bán được, vậy lỡ gia đình có tai họa thì ai sẽ lo, biết trông cậy vào đâu?
Mười sáu vạn chữ tạo thành một tiểu thuyết hấp dẫn. Nhưng đọc xong cảm thấy mọi thứ son phấn đã được bỏ ngoài những trang viết, chỉ còn lại một hiện thực đau buốt. Tiểu thuyết của Dư Hoa luôn có nhân vật chính là một người đàn ông, người đó là rường cột của một gia đình, anh ta có những tật xấu nhưng đồng thời lại quá nhân ái, bao dung và hy sinh đến quên bản thân mình trong một hiện thực sống khắc nghiệt. Không có những tươi vui, không tụng ca, cách kể chuyện giản đơn nhưng lời thoại hóm hỉnh và những tình huống cười ra nước mắt.
Trong lời tựa cuốn sách này bản tiếng Anh, Dư Hoa viết, có hàng vạn chuyện bán máu ở Trung Quốc, ở rất nhiều nơi bán máu đã trở thành phương thức sinh tồn của những người nghèo khổ, thế là đã xuất hiện hết thôn bán máu này đến thôn bán máu khác. Bán máu còn dẫn đến việc lây truyền bệnh AIDS. Khi ông viết cuốn sách này, báo chí Trung Quốc đang kể một câu chuyện cảm động về một người cha có mấy vạn đồng tiền bán máu nuôi được con trai vào đại học.
Trong thời gian đó, mỗi bức thư con trai gửi về xin tiền bố đều là đơn thông báo bán máu, để ông bố lại phải "bán tổ tông" gom đủ tiền cho con trai xin. Nhưng cậu con trai đó đã bỏ học giữa chừng không biết đi đâu, chỉ để lại một số điện thoại không bao giờ gọi được. Người cha sống trong miền rừng xa tắp, mỗi lần gọi điện phải cuốc bộ một chặng đường hơn 3 tiếng đồng hồ, mặc dù vậy ông vẫn đi hết lần này đến lần khác để bấm vào số điện thoại không có thật như bấu víu vào niềm hy vọng cuối cùng.
Trường hợp của Hứa Tam Quan trong sáng tác của Dư Hoa phần nào cũng là một trường hợp như thế. Nó như một sự thăng hoa từ hiện thực. Bởi hiện thực đời sống là những sự kiện thường nhật chạy qua ta trong nháy mắt, nhưng văn học chính là sự thăng hoa từ hiện thực ấy, để đứng lại lâu bền, vượt thời gian mà vẫn luôn tươi mới…
Dư Hoa viết "Chuyện Hứa Tam Quan bán máu" năm ba mươi lăm tuổi, cuốn sách được dịch sang tiếng Hàn, Đức, Italia, Anh… trước khi có bản tiếng Việt qua sự chuyển ngữ của dịch giả Vũ Công Hoan (NXB CAND phát hành độc quyền tại Việt Nam). Năm 2000, cuốn sách này đã được "Nhật báo Trung ương" của Hàn Quốc chọn là 100 cuốn sách cần đọc. Năm 2004, sách đã nhận giải "The Rarmes" - một giải "Nobel Mỹ". Cùng với "Sống", "Chuyện Hứa Tam Quan bán máu" được chọn vào diện 10 tác phẩm có ảnh hưởng nhất những năm 90 của thế kỷ XX do 100 nhà phê bình và biên tập viên văn học Trung Quốc bình chọn
Toàn Nguyễn
Chuyện Hứa Tam Quan Bán Máu Chuyện Hứa Tam Quan Bán Máu - Dư Hoa Chuyện Hứa Tam Quan Bán Máu