Người ta sẽ học được nhiều hơn từ lỗi lầm của mình, nếu như họ không quá bận rộn chối bỏ lỗi lầm của mình.

J. Harold Smith

 
 
 
 
 
Tác giả: Khuyết Danh
Thể loại: Kinh Dị
Biên tập: kmejoko
Upload bìa: hoang viet
Số chương: 7
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 4927 / 117
Cập nhật: 2016-11-22 01:32:26 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Trục Vong
hông biết Lão bà bà và mấy người phụ nữ đã đi từ lúc nào ra chợ, lúc trở về tôi thấy đã bê lỉnh kỉnh những thứ đồ cho một buổi lễ. Một chiếc tầu buồm bằng bẹ thân cây chuối được làm hết sức công phu, có đủ cột buồm, cờ quạt.
Trên Tàu đặt một bộ Tam sên ( Trứng + Thịt heo + Tôm khô ), trầu cau, thuốc rê, hai cây đèn cầy. Xung quanh Đàn tràng được treo rất nhiều lá Bùa với nhiều khoen, móc và thêm một số chữ Hán. Nhang, đèn được thắp la liệt trên bàn thờ Tổ. Trái cây, Hoa tươi, gà luộc cũng được đặt trịnh trọng trên bàn thờ. Một cái đĩa lớn để dao lể, kéo và một cuộn chỉ trắng để trên bàn. Một chú gà trống chừng 2 Kg đã bị trói chân để bên cạnh.
Thầy Bẩy choàng qua người một chuỗi tràng hạt đen bóng, cùng 4 người Đệ tử dàn ra đứng 4 góc quanh Thầy.
Cô bé bị bệnh từ khi thấy Thày Bảy chuẩn bị Đàn tràng lại bắt đầu rú lên từng hồi nghe lạnh cả xương sống. Người ta đưa cô bé vào ngồi trên một chiếc ghế thấp trước bàn thờ Tổ, chân cô bé duỗi ra và trước hai bàn chân người ta đặt con Tàu và một mâm trái cây.
Thày Bảy và các Đệ tử lầm rầm khấn Tổ về, tiếng đọc Chú đều đều nghe buồn thăm thẳm. Những người Đệ tử của Thày Bảy lấy chỉ trắng luồn từ hai ngón chân cái cô bé vòng qua cổ, hai ngón tay cái, hai đầu của sợi chỉ bỏ vào lòng con Tầu bẹ chuối. Thày Bảy mở trói con gà ra khiến nó kêu quang quác.
Một tay Thày cầm con gà, một tay kia lấy chén rượu ngậm một hớp nhỏ, rồi cầm ba nén nhang khoán vào con gà và phun rượu vào nó. Lạ thay chú gà to khỏe như vậy bỗng co rúm lại và nằm im thin thít.
Thày Bảy đặt con gà vào giữa hai bàn chân của cô bé mà con gà vẫn nằm im chịu trận không hề nhúc nhích.
Xung quanh bắt đầu rộ lên những hồi Chú lạ tai, tiếng phun rượu phì phì, từng hơi rượu được thổi vào khắp người cô bé như những làn sương trắng.Người thì đọc chú, người thì khoán nhang. Họ tự vỗ vào lưng, vào ngực, vào đầu mình nghe đen đét.
Thày Bảy cầm chuỗi tràng hạt một tay, tay kia cầm khăn Ấn vuốt dài từ đầu tới chân cô bé.
Cô bé rú lên từng hồi man dại, tiếng kêu thật là ai oán như ở dưới Âm Ty, Địa ngục. Bà Bảy ngồi một bên như đang nói chuyện với ai đó: - Ra mà ăn đi, thức ăn đầy ra đó, xong ta đưa về với sông với rừng, đừng có ngoan cố mà chết uổng nhe.
Người ta thổi rượu, thổi khói nhang vào miệng, vào hai lỗ tai cô bé thật nhiều.
Bỗng Thày Bảy quát to một tiếng: Mau...
Cô bé bỗng hực lên một tiếng, vươn cổ như muốn ói. Bà Bảy vội lấy một cái Hồ lô bằng gỗ nhét vào miệng cô bé và vung tay vỗ vào đầu cô bé quát: Ra mau....
Cô bé bỗng rùng mình và tự nhiên xỉu gục xuống. Bà Bảy lấy cái Hồ lô gỗ, nhét nắp lại và dán lên đó một đạo Bùa rồi để lên bàn thờ. Một tiếng than van tuy nhỏ nhưng nghe rất rõ đầy ai oán cất lên nghe sâu thẳm từ chiếc Hồ lô gỗ.
Con gà lúc này trông thật đáng sợ, nó tím tái như vừa qua một cơn đá độ sống mái, máu miệng nó ứa ra và lật ngang sang một bên - Nó đã chết hẳn.
Các Đệ tử của Thày Bảy vội vàng dùng Kéo cắt các sợi chỉ, phần thì gút thành một sợi dây có nhiều gút quấn quanh hai cổ tay cô bé và một sợi quấn tòng teng quanh cổ, trên đó có treo một túi vải nhỏ trong có các đạo Bùa. Phần chỉ còn lại bỏ lên Tàu và người ta vội mang cái Tàu buồm bẹ chuối đó ra con sông gần nhà thả trôi sông.
Cô bé thân hình tơi tả nằm thiêm thiếp được đưa lên tấm ván gỗ cạnh đó. Thày Bảy cầm con dao lể, lể mấy chỗ ở trán và ống chân rồi nặn máu ra, máu thâm đen như màu mận chín. Người ta cho cô uống nước có đốt những Đạo Bùa bỏ vào rồi đắp cho cô bé cái mền. Cô bé chìm vào một giấc ngủ thật sâu.
Mọi người xúm vào dọn dẹp và sau đó đi tắm rửa. Mặt trời cũng đã đứng bóng. Một chốc sau, cô bé tỉnh dậy, người ta đưa đi tắm rửa thay quần áo và bắt đầu ăn cơm trưa. Cô bé đã tỉnh táo hẳn và không hề còn có bóng dáng bệnh tật gì nữa, chiều nay cô được phép trở về nhà sau khi được bà Bảy cho một nắm Bùa làm thuốc và dặn cách ăn kiêng các thứ.
Tôi ngồi coi từ đầu đến cuối và thật bàng hoàng với những cái chính mắt mình trông thấy.
Chiều nay, Thày Bảy sẽ cho Đệ tử chở tôi về nhận công tác ở cơ quan mới.
Chiều hôm đó, đúng như lời hứa, Thày Bảy sai một Đệ tử dùng cái xe HONDA 50 Cm3 cũ mèm chở tôi về Tân biên.
Chúng tôi đi theo đường tắt nên chỉ mất khoảng 30 Km, tuy nhiên đường thì thật là vô cùng khó đi, nhiều lúc phải băng qua cả những dãy mi mênh mông.
Trên đường đi, theo thói quen, tôi tranh thủ hỏi chuyện cậu thanh niên này. Được biết, quê cậu tận ngoài Xuân Lộc, hồi tháng 3 / 1975 gia đình cậu gồm hai cha mẹ và 9 anh em đủ cả trai lẫn gái, bồng bế nhau chạy về Sài gòn.
Tuy nhiên chỉ ít sau đó, Sài gòn thất thủ trước những bước tiến quân vũ bão của phe Cách mạng. Sợ bị trả thù, gia đình cậu lại tiếp tục bồng bế nhau chạy lên Tây ninh,và ở chân núi Cậu, ngay bên hồ Dầu tiếng bây giờ. Hàng ngày, cầu cùng cha mẹ và các anh chị cuốc đất trồng mỳ, trồng điều đắp đổi qua ngày.
Cho tới một ngày, có lẽ vì làm lụng quá sức, cha cậu lại bị thêm một trận cảm nên đã mất đi, để lại biết bao nhiêu cơ cực cho người mẹ và chín đứa con còn lóc nhóc. Chẳng biết cha cậu có chết phạm giờ Trùng tang liên táng như thế nào đó mà chỉ 3 tháng sau đó, tai họa đau thương, khủng khiếp liên tục đổ lên cái gia đình khốn khổ đó.
Đầu tiên là chị cậu vào núi hái cây thuốc để bán cho các tiệm thuốc Nam, bị rắn Hổ Sơn cắn chết trên núi, gần một ngày sau mọi người mới hay.
Tiếp theo là hai người anh lớn, đi rà sắt phế liệu, đụng phải trái mìn nổ banh xác, thịt xương vương vãi khắp vùng.
Mẹ cậu vì buồn quá nên cũng chỉ hơn một năm sau lại nằm xuống, để lại 6 chị em côi cút giữa dòng đời.
Những cái chết thảm thương vẫn chưa chịu rời bỏ gia đình cậu, khoảng một năm sau đó, trong một lần mang cây thuốc về Thị xã Tây ninh bán, chiếc xe đò lở chở theo hai người chị tháo vát nhất của gia đình bị bể vỏ ( vì quá mòn ),lật nhào xuống ruộng, làm gần chục người chết không toàn thây, trong đó có hai người chị cậu.
Lúc này mấy người còn lại thật sự hoảng loạn, người anh trên cậu, phát điên và một ngày người ta tìm thấy thi thể nổi lên trong khúc sông cạnh nhà.
Nhà đang đông đúc là thế, nay chỉ còn ba đứa trẻ lủi thủi vào ra. Lúc đó cậu còn có người anh 15 tuổi, một người 14 tuổi và cậu 12 tuổi. Một lần, cả ba đi làm cỏ mỳ gần Điện Bà Tây ninh trên núi Bà, chiều về nhà không kịp, các cậu tá túc nhờ nơi cửa Thiền.
Ngày đó Điện Bà Tây ninh, vì cuộc chiến cũng xơ xác hoang tàn. Chỉ có một vị Sư già hàng ngày nhang khói trong cửa Phật. Sau khóa tụng kinh tối, Vị Sư già ngồi hỏi chuyện ba đứa trẻ về hoàn cảnh gia đình. Sau khi nghe xong, Nhà Sư lặng lẽ mở một cuốn sách chữ Nho rách nát ra và bấm đốt tay tính toán. Mãi một lát sau, nhà Sư mới cho biết Cha các cậu chết nhằm đúng ba Trùng Tam Xa, nhị Xa, Nhất Xa.
Thật hiếm có người nào phạm vào giờ độc như vậy, chết Trùng phạm vào cả tháng, ngày, giờ.
Nhà Sư còn cho biết hạn của Gia đình cậu chưa hết và còn rất thê thảm.
Ánh mắt đượm buồn, nhà sư nói: - Lẽ ra, ta phải cho các con ở lại đây nương nhờ bóng Phật, may ra mới có thể thoát khỏi kiếp nạn này.Nhưng giờ đây Nhà Phật tan hoang, không biết thân ta có còn giữ nổi mình không nữa - Lực bất tòng tâm - Thật là kiếp nạn. Nói rồi nhà Sư ngồi lặng im, cậu thấy ánh mắt nhà Sư già như ngấn nước mắt.
Nhà sư già lặng lẽ bước vào chính điện, lấy trên bàn thờ mấy lá Sắc của Mật tông phái, thắp hương, thỉnh chuông và lầm rầm đọc Chú. Một lúc sau, nhà sư quay lại chỗ ba anh em đưa cho ba lá Sắc và nói: Đây là ba lá Sắc hộ mạng ta vừa xin cho các con. Nhưng trên núi này bây giờ không thể tìm kiếm được Tam Thần nên ta nghĩ rằng không thể giải trừ triệt để oan nghiệp của gia đình các con được. Âu có lẽ đó cũng là số phận.
Đêm đó nhà sư già ngồi trước Tam bảo đọc kinh chú cho tới sáng.
Những ngày sau, ba anh em nhà kia vẫn hàng ngày đi làm mướn nuôi thân, hàng ngày lúc rảnh rỗi, chúng leo lên trên sườn núi Phụng, núi Heo để hái cây thuốc về bán hay đi câu Thằn lằn núi về bán cho các quán nhậu ở dưới Thị xã.
Cuộc sống lặng lẽ trôi đi được hơn một năm, cho tới ngày giỗ người chị cả chết vì bị rắn cắn, bỗng người anh cậu đang ngồi ăn cơm, bỗng nhẩy bật dậy, nhẩy lên giường đứng, mặt mũi đỏ gay, bọt mép sùi ra và nói với giọng lạnh băng: - Ba, má và các anh chị về đón các em đi đây.
Nói xong ngã vật xuống bất tỉnh. Mấy đứa sợ quá kêu khóc như ri khiến những người hàng xóm kéo đến chật cả nhà. Nghe chuyện xẩy ra người ta bàn tán xôn xao và mách các cậu phải sang gấp Huyện Châu Thành kiếm ông Thày Bảy để giải nạn cho.
Ngay trong ngày, bà con láng giềng kẻ ít, người nhiều, đóng góp tiền bạc và thực phẩm giúp cho ba đứa trẻ, mướn một cỗ xe lôi chở đồ đạc trực chỉ Châu thành.
Sang đến nơi, thật là xui cho ba anh em, Thày Bảy đi chữa bệnh ở xa, mấy bữa nữa mới về. Cả ba anh em đành làm một cái chòi nhỏ gần nhà Thày để đợi Thày về. Trong đêm đó, người anh liên tục lên cơn gầm rú, kêu đòi lấy mạng của cả ba anh em.
Đệ tử của Thày Bảy có qua phụ giúp, nhưng chỉ vài tiếng sau những cơn điên lại nổi lên. Từ trong miệng người anh, hàng tràng tiếng thổ ngữ lạ tai phun ra như mây bay, gió cuốn. Cả chục Đệ tử của Thày Bảy đứng xung quanh, kẻ phun rượu, người khoán Bùa, kẻ ngậm dầu phun lửa, những tiếng vỗ vào cơ thể họ nghe chan chát.
Con Tà kia càng ngày càng hung hăng, nó cũng chạy lại bàn thờ lấy ba cây nhang đang cháy, khoán những vòng tròn và những nét Bùa bí ẩn vào các Đệ tử Thày bẩy. Một lúc sau, ba, bốn Đệ tử Thày Bảy bỗng ngã vật ra đất sùi bọt mép, thân hình co rúm lại. Mọi người vội khiêng họ lên chiếc chiếu đặt trước bàn thờ Tổ.
Phía ngoài kia, cuộc chiến vẫn vô cùng ác liệt, các Đệ tử của Thày Bẩy vẫn tiếp tục thi triển pháp thuật. Tiếng đọc Chú ngày càng mau, tiếng tự vỗ vào ngực mình ngày càng mạnh. Các đệ tử lúc này đã dùng chính bản thân họ, tay cầm những bó nhang lớn vây quanh con Tà thành một Thế trận Sinh tử.
Lúc này, con Tà không còn đường nào thoát khỏi thế trận được bày, mặt khác lại liên tục bị tấn công bằng lửa nên bắt đầu luống cuống, nét Phù nó khoán càng ngày càng chậm.
Khi cảm thấy ngày tận thế gần kề, con Tà bỗng hét lớn lên một tiếng, bung người lên cao và đọc một loạt tiếng Chú Lạ tai, tiếng chú nghe xót thương, ai oán, như giận, như hờn. Bỗng nhiên, người anh kế mắt mũi trợn ngược, nhe cặp nanh ra, hai tay múa quyền xông vào trận và dựa lưng vào người anh, quay đủ tám cửa bung ra hàng loạt Phù lạ mắt.
Ngay lập tức,hai Đệ tử của Thày Bẩy bị hất văng ra xa. Trận đồ liên hoàn nay đã bị phá. Một chuỗi cười nghe thê lương chợt vang lên từ miệng người anh. Hai con Tà tận dụng thời cơ, tới tấp tấn công các Đệ tử còn lại của Thày Bảy. Họ lùi dần, lùi dần đến sát tận hiên nhà, ngay trước bàn thờ Tổ. Hai con Tà cười vang đắc thắng và chúng hùng hổ tiến về phía bàn thờ Tổ, tính sẽ đá văng bàn thờ Tổ của ông Thày Bảy.
Các Đệ tử của Thày Bảy người nào cũng kiệt lực, lảo đảo đứng thành hàng ngang, lấy thân mình che bàn Thờ Tổ. Hai con Tà từ từ tiến vào.....
Bỗng ngoài ngõ vang vọng tiếng xe Hon da, hai chiếc xe vọt khẩn cấp vào sân. Thày Bảy và lão bà từ trên yên xe, bung lên nhẩy qua đầu hai con Tà và đứng chắn trước hàng Đệ tử, lúc này đã lần lược gục xuống.
Thày Bẩy đứng tấn trước hàng Đệ tử, một tay cầm chuỗi tràng hạt xoay tít, một tay ông dùng Ấn Hỏa bung ra một lượt bảy lần Linh phù tứ tung Ngũ hoành, miệng đọc liên tục:
" Nhất tung khai Thiên môn,
Nhị tung bế Địa hộ,
Tam tung lưu Nhân ngôn,
Tứ tung sát Quỷ lộ.
Nhất hoành trừ nạn khổ,
Nhị hoành độ Nhân thân,
Tam hoành trừ ác tặc,
Tứ hoành trừ Sát nhân,
Ngũ hoành trừ Hung Thần.
Cấp cấp như Cửu Thiên Huyền nữ y như luật lệnh ".
Khi Linh phù cuối cùng được phóng ra, hai con Tà vội tìm đường tẩu thoát. Chúng vội vàng quay đầu như muốn phóng thẳng vào trong bụi rậm gần mép nước.
Chẳng chậm một giây, Lão bà lấy ra một gói nhỏ trong túi vải vẫn quàng qua người và nhanh như điện xẹt, bà chạy quanh hai con Tà một vòng, vừa chạy vừa tung một chất gì đó màu đỏ như máu thành một vệt đỏ vòng quanh chỗ đứng của hai con Tà. ( Về sau này mới biết đó chính là Tam Thần:Thần sa, Châu sa, Huỳnh hoàng ).
Hai con Tà bị nhốt trong vòng tròn Tam Thần, không còn đường chạy, mắt long sòng sọc, tru lên những hồi man dại.
Ở ngoài, theo lệnh ông Bảy, lão bà cùng mấy Đệ tử còn lại ngồi xếp bằng và chắp tay niệm
CẨN CÔ THẦN CHÚ:
" KHẢN KHẢN SẮC SẮC NGŨ LANG,
CẨN CÔ CẨN CÔ TRÁ BÀN TRÁ
TỨ ĐẾ, TỨ THÁNH, TỨ THIÊN VƯƠNG.
BÁT ĐẾ, BÁT THÁNH, BÁT KIM CANG.
ĐẦU ĐẢNH HỎA LUÂN TRẤN TỨ PHƯƠNG
HÀNG THIÊN MA, HÀNG ĐỊA MA
KHỬ ÔN ĐẠO, TRẢM TÀ MA.
ÁN SẮC LỆNH, TRẢM SẮC LỆNH,
ĐÁO TRẢM SẮC LỆNH, TA BÀ HA.
HỎA LUÂN KIM CANG TAM SÁI THẦN
KHƯỚC ĐẠP KIM CANG TRẤN THIÊN MÔN
KIM MÔN TỰ HỮU HUỲNH KIM TẢ
KIM MAO SƯ TỬ ĐÁI KIM LÂN
KIM LANG ĐIỆN THƯỢNG AN KIM TẢ
KIM NAM KIM NỮ KIM HIỆP CHƯỞNG
CHẤP KIM LƯ, KIM TỊNH BÌNH
KIM CANG NHIỄU CHUYỂN KIM PHẬT ĐIỆN
BÁ VẠN TỨ THIÊN KIM CANG THẦN
VĂN KINH NGỮ THÍNH CHƠN KINH
HỮU NHÂN TỤNG ĐẮC CHƠN KINH THẬP NHỊ BỘ
THẮNG TỤNG HOA NGHIÊM NHỨT TẠNG KINH
THIÊN LÔI CHẤN ĐỘNG KIM CANG
ĐỊA LÔI CHẤN ĐỘNG KIM CANG
PHẬT ĐẢNH KIM CANG
DI SƠN TẮC HẢI KIM CANG
PHAN THIÊN PHÚC ĐỊA KIM CANG
TRẤN THIÊN TRẤN ĐỊA KIM CANG
MAI ÔN TÀNG THƯ KIM CANG
ĐẠT MẠ LÃO TỔ KIM CANG
NGŨ BÁ GIỚI HẠNH KIM CANG
THIÊN HẠ TRẤN THẦN KIM CANG....
Ông Thày Bảy lại lấy ra một gói lớn gồm chín vị thuốc Bắc bao gồm: Thần sa, Châu sa, Hùynh hoàng, Sương truật, Địa liền, Quế chi, A Ngùy, Huyết giác, Đại Hồi ném tới tấp vào hai còn tà.
Lập tức, đang hùng hổ gầm thét, hai con Tà nhũn như chi chi và lật đật quỳ xuống vái lấy vái để hai ông bà Bảy.
Nghiêm sắc mặt bà Bảy hỏi: - Chúng ngươi là ai mà sao dám ngông cuồng giết người, chiếm xác, lại còn muốn đạp đổ bàn thờ Tổ của ta nữa, lớn gan thật - Khai mau, không ta cho một chảo Ngũ lôi oanh đỉnh thì vĩnh viễn bất đầu thai nghe chưa?
Con Tà lớn vái lấy vái để hai ông bà Bảy và thưa: - Dạ thưa Đại sư, chúng con chính là những vong hồn của bày rắn Hổ Sơn đã tu luyện lâu năm trên núi Cậu.
Gia đình chúng con gồm đúng 12 người, đủ cả lớn bé già trẻ, tổng cộng tới 4 Đời sống dưới chân núi Cậu.
Một ngày cách đây 7 năm, trong một trận càn quét, một quả bom 500 Bảng Anh đã thả đúng chỗ gia đình chúng con sinh sống, than ôi, thịt nát, xương tan, cả gia đình chúng con chẳng còn một mống nào cả, ụ mối rất lớn trong bụi mây là nhà của chúng con biến thành một cái ao rộng lớn. Hồn chúng con vẫn vơ vẩn ở khu đó để tìm được người thế mạng mình mới đi đầu thai được.
May quá, có gia đình kia gồm mười một người dọn đến ở trên đất của chúng con. Chúng con cứ luôn canh chừng họ để chờ thời cơ.
Vận may đã đến khi người cha của họ chết đúng vào Trùng tang Tam xa. Theo đúng luật Âm, chúng con được bắt chín người trong gia đình họ để thế mạng.
Tuy nhiên vì không đủ người Thế mạng nên chúng con phải tìm cách bắt nốt mấy người còn lại. Chỉ hiềm vì gia đình họ có tổng cộng mười một người nên chúng con phải theo đến đây, xem ai hợp căn thì bắt nốt cho đủ 12 người, lúc đó Gia đình chúng con mới đầu thai hết được. Chúng con biết tội của mình, nhưng không thể làm khác được, mong ông bà Đại xá cho chúng con.
Thày Bảy nghiêm mặt nói: Lũ chúng bây đâu biết Trời cao Đất dày gì cả. Họ có tội tình gì mà các người giết chết cả nhà của họ, các ngươi có biết không.?
Một con Tà vội nhổm đầu lên cãi: - Thế Gia đình chúng con có tội gì mà chết tuyệt cả họ, lại chẳng ai được toàn thây?
Nói rồi nó gào lên nức nở. Thày Bảy im lặng, một nét buồn sâu thăm thẳm vương trên nét mặt.
Một lúc ông mới nói: - Hận thù nên cởi chứ không nên cột, nếu cứ trả thù mãi thì nghiệp oán trùng trùng lấy chi gỡ đây. Thôi ta bảo hai nhà người, để ta tụng kinh cầu Siêu cho cả họ nhà ngươi được Siêu Sanh Tịnh độ, hưởng công đức của chư Phật.Hai người mau trả lại thân xác cho người ta.
Từ đêm nay ta sẽ tụng liên tục chín ngày đêm cầu Siêu cho họ nhà người, về báo với gia đình như vậy nhé. Nói rồi ông quát nhỏ một tiếng: - Mau. Lập tức hai cái thân xác kia dãy dụa và lăn ra đất bất tỉnh. Con Tà đã ra đi.
Ngay đêm đó, Ông bà Bảy và đám Đệ tử lập Đàn cầu Siêu thực lớn cho họ nhà Rắn đủ chín ngày đêm liên tục.
Hai người anh đã được trả xác vẫn còn ngây ngây dại dại, ông bà Bảy phải chữa cho cả tháng sau mới khỏi. Đám Đệ tử cũng phải mất cả tuần sau mới lại được người.
Từ đó, Ông Thày bảy lại có thêm ba Đệ tử hàng ngày học Pháp thuật và cùng ông bà chữa bệnh cứu người. Mấy năm đã trôi qua, không ai còn nghe thấy gì về họ nhà Rắn Hổ Sơn trên núi Cậu nữa, ngoại trừ khoảng nửa tháng sau trận đó, một cô bé đang ngồi chơi bên hè bỗng chắp tay cung kính vái Ông bà Bảy: Gia đình con xin cảm ơn Đại sư ngàn lạy. Chúng con đã được Siêu thăng.
Công ty tôi về công tác là một công ty chuyên về trồng cao su của Tây Ninh.
Những ngày đầu nhận công việc mới bận rộn, tôi tạm quên đi câu chuyện vừa qua. Mải mê với những chiếc máy kéo, máy ủi và đội xe KAMAZ, gần một tháng sau tôi mới có dịp về lại Châu Thành.
Đường bữa nay có vẻ như gần và tốt hơn nhờ tôi lấy một chiếc xe ZEEP lùn của công ty sang thăm ông Thày. Ghé qua chợ Tây Ninh, tôi kiếm mấy chai rượu và một mớ mồi gồm có cá suối và thịt rừng lên để nhậu với các chư huynh đệ học trò Thày Bảy. Gần tới nhà Thày, từ xa tôi đã thấy một đám đông, túm năm, tụm ba trước ngõ. Đánh vội chiếc xe vào dưới tán cây dầu cạnh nhà, tôi lật đật chạy vào nhà.
Ngay trên bộ ván vẫn giành cho khách nằm là một người đàn ông, mình mẩy bê bết máu, một cánh tay bị chặt gần như lặc lìa, máu phun ra có vòi. Thày Bảy và mấy học trò đang dùng chiếc áo nâu cố gắng quấn lại mà không cầm được. Từ trong nhà, bà Bảy nhanh nhẹn đi ra, miệng nhai cái gì đó xanh lè, gạt mấy cậu học trò ra và phun vào chỗ tay bị chặt, máu vẫn phun sùi bọt. Thật lạ lùng, gần như lập tức máu ngừng chảy.
Thày Bảy vội thắp mấy nén nhang trên bàn thờ Tổ, rồi cùng bà Bảy chắp tay liên tục đọc Chú. Một lát sau, người bị nạn từ từ mở mắt ra. Đó là một người đàn ông trạc trên 60 tuổi, có lẽ là người Chàm. Tuy máu me đầy người và một cánh tay đang lủng lẳng sắp đứt, nhưng thần sắc của ông ta vẫn còn oai phong, lẫm liệt lắm. Đặc biệt khi vừa mở mắt ra, nhãn lực của đôi mắt ông có một cái gì đó ma quái khiến cho tôi phải rùng mình. Thày Bảy vội sai mấy cậu học trò dùng xe lôi, đưa gấp người đàn ông đó về bệnh viện Đa khoa Tây Ninh.
Khi mọi người đi rồi và đám đông đã giải tán, ngồi bên ly rượu, tôi mới từ từ hỏi Thày Bảy về đầu đuôi câu chuyện. Theo lời Thày Bảy, thì đây là một võ sư lừng danh của Tây Ninh từ hàng chục năm trước. Ông này người Chàm và là một võ sư theo hệ phái Thất Sơn Thần quyền. Không biết ông đã từng học võ ở đâu và từ bao giờ, nhưng cách đây hơn chục năm đã là một đại cao thủ trong làng võ nghệ Tây Ninh.
Các cao thủ từ khắp nơi trên đất Nam bộ, đều đến kiếm ông để tỷ thí so tài và lần lượt bị ông đánh bại. Những đêm ông luyện võ, quang cảnh thật là rùng rợn. Sau khi thắp nhang trên bàn thờ Tổ, ông bỗng như một người khác hẳn, say say, tỉnh tỉnh, đi lại như người mộng du.
Nếu một người nào đã học qua các trường phái võ khác, thấy vậy không khỏi phải bật cười. Ông cứ la đà, tay chân trông cứng quèo, đi lại liêu xiêu, chẳng ra thế võ nào cả. Vậy mà khi gặp đối thủ, nhất là những bậc siêu quần, những thế võ huyền diệu được bung ra như điện giật của đối phương, ông đều hóa giải nhanh và đơn giản đến mức không ngờ. Có một điều lạ là, theo nhận xét của những người nghiên cứu võ thuật, những thế võ của ông hình như không thuộc một môn võ nào cả mà lại hội tụ được tất cả các môn võ mà người ta được biết.
Và cũng chưa kịp tàn một cây nhang, đối thủ của ông bị một đòn đơn giản đến không ngờ phải văng tít ra xa, ngất lịm. Những khi không có đối thủ, ông thường phải nhờ đến rừng mít nài cạnh nhà để luyện. Chỉ trong một thời gian ngắn, cả rừng mít nài xum xuê xanh tốt đều trụi hết vỏ và chết khô gần hết.
Nghe Thày Bảy nói vợ ông đã chết từ lâu và theo ông chỉ có một đứa con trai độc nhất chừng hơn mười tuổi. Những năm gần đây, hai cha con ông không ở một chỗ cố định mà thường lưu lạc đi khắp Sài Gòn - Lục tỉnh vừa dạy võ vừa mãi võ bán thuốc.
Thuốc của ông chỉ là những thứ lá cây rừng, nhưng chữa được bá bệnh, nhất là cầm máu và chữa sưng chặc. Ông có một chiếu khiến tất cả những người chứng kiến đều chết khiếp và có lẽ tại Tây Ninh bây giờ, những người trên 70 tuổi đều còn nhớ và kể mãi cho con cháu nghe.
Cũng nhờ chiêu thức độc bản đó mà thuốc của ông bán chạy như tôm tươi. Theo lời Thày Bảy và sau này đi hỏi thăm các vị bô lão trong vùng tôi mới tin là việc thật. Đó là vào những buổi chợ đông, hai cha con ông thường khoanh một hàng rào bằng dây thừng làm chỗ mãi võ bán thuốc ở giữa chợ. Hai cha con lần lượt biểu diễn những bài quyền theo Phái Thất Sơn Thần quyền, lúc dũng mãnh như cọp beo, lúc lại như người say rượu.
Một số người đứng xem khoẻ mạnh được ông chọn, bước vào vòng dây, ông đưa cho họ những cây mác sắc như nước sáng loáng và bảo họ dùng hết sức chém vào hai cha con ông.
Lúc đầu họ còn e ngại, sau nhờ ông và mọi người khuyến khích nên đã dùng hết sức chém túi bụi vào hai cha con, không phân biết tay chân, đầu cổ. Nhưng thật lạ, chỉ một bước chân hờ hững, chệch choạc, cả hai đã tránh được những nhát mác như mưa chém tới.
Gần tới cuối, cậu con trai như có chủ định, cố tình nhận một nhác mác chém thấu bả vai, máu tuôn ra xối xả. Thấy vậy, người cha lấy một gói thuốc để trên bàn, nhai nhỏ và phun vào vết chém, lạ thay, chỉ tích tắc sau, vết chém như lành hẳn không còn có cả dấu vết của sẹo. Mọi người liền đổ xô vào, chen nhau mua thuốc của ông.
Chỉ một lúc sau, gánh thuốc hai cha con mang theo đã hết nhẵn. Những ngày phiên chợ đông, nhất là những ngày có lễ hội, số người các tỉnh đổ về Tây Ninh đông như kiến, cha con ông lại biểu diễn tuyệt chiêu của mình.
Ông cho cậu con ngồi lên một cái ghế, bên cạnh là một cái bàn để cây mã tấu sắc như nước.
Sau khi mọi người xúm vào xem đông nghịt, ông cầm cây mã tấu múa một bài quyền xung quanh chỗ cậu con trai đang ngồi. Miệng niệm chú rì rầm, ông chạy vòng quanh cậu con trai và bất ngờ hét lên một tiếng, ông tung người cầm mã tấu chém thẳng vào cổ cậu con trai.
Cái đầu lâu lông lốc văng tuốt ra xa, cái cần cổ bị phạt ngang máu phun ra có vòi. Cái thân người lật ngang tỳ vào thành ghế. Mọi người rú lên, vài người yếu bóng vía ngã lăn ra đất. Một không khí im lặng chợt bao chùm cả một khu đất rộng trong chợ. Những khuôn mặt không còn một giọt máu, ngơ ngác.
Mặt không hề biến sắc, ông thày võ người Chàm, đốt ba nén nhang, khoán nhiều vòng trong không trung, miệng lẩm nhẩm đọc những tiếng chú lạ tai, bỗng ông chỉ thẳng ba nén nhang về phía cái đầu lâu lúc này nằm lăn lóc, dính đầy bụi đất cạnh lùm cây hô: MAU. Một làn khói xanh lét từ phía cái thân thể không đầu lan ra, lan nhanh dần và phủ chùm lấy cái đầu lâu ở dưới đất.
Làn khói càng ngày càng mờ mịt, che mờ hết cả một khoảng sân rộng. Khi làn khói tan hết, mọi người nhìn về chiếc ghế, nơi cậu bé ngồi, thì lạ chưa, cậu bé lại tươi cười đứng dậy, chẳng hề có một dấu vết nào của cuộc Xử trảm vừa rồi. Mọi người cùng ùa cả lại, mọi người sờ nắn, xem xét kỹ càng nơi cổ của cậu bé.
Thật là kinh ngạc, nơi cổ của cậu bé không hề có chút thẹo nào, chỉ thấy một vòng tròn hơi đo đỏ, mỏng dính còn xót lại.
Phép lạ của thày Chàm, một đồn mười, mười đồn trăm, lan đi khắp Sài Gòn - Lục tỉnh, nhất là trên những chuyến xe đò hành hương về Toà thánh Tây Ninh hàng năm mỗi độ xuân về.
Trong những người khách hành hương về thăm Toà thánh Tây Ninh và Vía Bà năm nay có một người Chà Và ( Ấn Độ ) cũng đi cùng.
Từ nhiều năm nay, ông đã nhiều lần nghe kể về câu chuyện giật gân và dị thường của thày Chàm Tây Ninh. Lần này ông quyết đi Tây Ninh để chứng kiến cho bằng được. Người Chà Và này cũng là một thày Bùa Ngải rất tinh thông, xuất thân từ Ấn Độ, nhưng nhiều đời đã sinh sống tại miền Thất Sơn - Châu Đốc.
Con gà thường tức nhau tiếng gáy. Các Thày luyện Bùa phép cũng vậy. Thày nào sau khi hạ sơn, ngoài việc đi cứu nhân độ thế, cũng thường tìm những Thày khác cao tay để kiếm chỗ thi thố sở học của mình.
Chính vì vậy mà nhiều trận chiến mưa gió não nề đã nổi lên kinh Thiên động Địa.
Chuyến đi tây Ninh này của thày Chà Và cũng không ngoài mục đích đó.
Trong lúc đó, ông thày người Chàm Tây Ninh, như thường lệ, tới rằm tháng Giêng là lễ hội DIÊU TRÌ KIM MẪU, tại Tòa thánh Tây Ninh; Hai cha con ông lại tới khu sân vận động bấy giờ, lúc đó còn là một bãi đất trống để biểu diễn võ thuật và cuối ngày đó, thế nào cũng có biểu diễn màn Xử trảm rùng rợn như đã kể ở phần trên.
Sinh nghề, tử nghiệp. Núi cao lại có núi cao hơn. Sóng biển thì lớp sau đè lớp trước. Không ai có thể dè một vụ lưu huyết rùng rợn đang chờ hai cha con nhà thày Chàm Tây Ninh kia.
Như thường lệ hàng năm, tại khu bãi đất rộng cạnh Toà tháp hình bát giác giữa đường vào cửa số 2 chợ Long Hoa, hai cha con ông thày Chàm lại khoanh một vòng rộng làm nơi biểu diễn võ thuật. Khác với hàng năm, Rằm tháng Giêng năm nay, dân khắp Sài Gòn - Lục tỉnh đến dự lễ hội DIÊU TRÌ KIM MẪU thật là đông.
Hàng ngàn xe đò các loại, đỗ chật cả khuôn viên Tòa Thánh, đỗ dài dằng dặc suốt từ cửa số 2 lên tới Cầu Vườn Điều, từ cửa số 2 tới tận Long Thành Trung. Khắp nơi, chỗ nào cũng thấy người là người. Thật là một quang cảnh " ngựa xe như nước, áo quần như nêm ". Cái nắng mùa này cộng với hơi người bốc lên khô khốc.
Người ta trải ni lông, chiếu nóp nằm ngồi la liệt trong khuôn viên Tòa Thánh, dưới những bóng cây to. Đêm nay lễ hội DIÊU TRÌ KIM MẪU sẽ thật tưng bừng.
Từ sáng sớm, các chức sắc trong Tòa Thánh đã thúc giục mọi người, hối hả bầy biện các ban thờ của Đức mẹ Diêu Trì.
Một con rồng lớn bằng trái cây xếp lại dài hàng chục mét đã được làm xong. Trên thân con rồng là hàng vạn trái cây các loại, xếp thành hình Rồng, có đầu đuôi chuyển động được. Cặp mắt được trang điểm bằng những bóng đèn chớp tắt liên tục.
Hình Đức mẹ cũng được trang điểm bằng những bức tranh bằng trái cây, hoa lá và hàng vạn bóng đèn mầu thật là uy nghi lộng lẫy.
Những chảo cơm và thức ăn khổng lồ được liên tục dọn ra tại Trai Đường, mọi người đến dự lễ hội cứ tự mình ăn uống miễn phí, ăn xong chỉ cần xếp chén, đũa lại là những bà, những chị đi làm công quả tại Tòa Thánh dọn sạch sẽ ngay. Hàng chục tấn gạo và thức ăn chay đã được đem ra đãi những người đi hành hương.
Hàng trăm chức sắc, và người phụ lễ mặc áo quần dài trằng đứng hai bên cửa vào Tòa Thánh để hướng dẫn cho khách hành hương vào lễ tại Điện trung tâm. Trong số những người hướng dẫn đó, có nhiều bà, nhiều chị mặc đồ trắng, nói tiếng Anh, tiếng Pháp tuyệt hay để hướng dẫn cho khách ngoại Quốc.
Trở lại với sân diễn võ thuật của hai cha con ông thày Chàm. Từ khoảng 3 giờ chiều, hàng ngàn người đã xúm xít vòng trong vòng ngoài nơi sân diễn của hai cha con. Người ta vừa xem vừa kể cho nhau nghe những kỳ tích mà hai cha con đã thực hiện trong các năm trước. C
ả một xe Tà rẹc ( xe do 2 con bò kéo, bánh bằng gỗ ) chở thuốc của hai cha con, nhanh chóng vơi đi trông thấy. Vui vì năm nay bán được nhiều thuốc, mặc dù nóng, dù mệt, hai cha con vẫn liên tục thay nhau đi những bài quyền Thất Sơn huyền ảo.
Tiếng vỗ tay vang lên như sấm dậy sau mỗi bài quyền vừa được trình bày. Trong dịp này, rất nhiều cao thủ trong các môn phái võ khắp nơi cũng về dự, nhiều người xin thử tỷ thí với người cha, nhưng chỉ chưa tàn nén nhang người nhà đã phải khênh ra ngoài cấp cứu.
Đứng lẫn lộn trong đám người đến xem, ông thày Bùa người Chà Và cũng không bỏ sót một chiêu thức nào của hai cha con thày Chàm Tây Ninh. Ánh mắt của thày Chà Và ánh lên những nét tức tối, ghen tỵ khó tả. Một cuộc thư hùng kinh Thiên động Địa sắp diễn ra.
Trời đất như muốn u sầu, tiếng chuông từ Tòa Thánh vang vọng thinh không. Không khí như muốn nén lại, cô đặc giữa vòng tròn trùng điệp trước cửa số 2 chợ Long Hoa.
Khoảng hơn 4 giờ chiều, khi sự cuồng nhiệt của khán giả xung quanh đã lên cao độ, hai cha con ông thày Chàm bắt đầu tiết mục tủ kinh dị của mình. Cậu con trai mặc áo choàng đỏ được đưa ngồi lên một cái ghế tựa bằng gỗ vững chắc.
Bên cạnh đó là một cái bàn thấp để một cây mã tấu sáng loáng. Một hồi trống dục lên vang động cả khu vực. Điểm vào đó là những tiếng cồng vang lên Tùng..Bli..tùng...Bli...Tùng...Bli ( nghe như nhịp trống tùng
xẻo ngày xưa ).
Ông thày Chàm tây Ninh mặc bộ võ phục màu đen, chân đi bata thoăn thoắt một bài quyền huyền ảo.
Ánh nắng chiều nghiêng nghiêng, soi rõ bộ mặt ửng hồng và chỉ lấm tấm những giọt mồ hôi. Khi ông thày Chàm cầm cây Mã tấu huơ lên mấy vòng, ánh thép loang loáng cắt nhỏ ánh nắng chiều ra hàng ngàn mảnh vụn.
Bỗng nhiên, một cơn trốt từ trên cao cuốn xuống đất, bụi gió mù mịt cả một vùng.
Lá cờ Đạo trên đỉnh tháp bát quái bị cuốn tung xuống đất. Sững sờ, ông thày người Chàm dừng múa, giơ tay bấm độn một quẻ - Sắc mặt ông chợt tái đi, mồ hôi đổ ra lã chã trên khuôn mặt dạn dày sương gió. Nếu tinh ý, người ta thấy tay cầm mã tấu của ông hơi run run.
Những người bên ngoài lúc này vì sự cuồng nhiệt đã lên đến cao độ nên không mấy người chú ý đến những cử chỉ khác lại đó. Tiếng hô đồng thanh bên ngoài như những đợt sóng dậy: Trảm đi - Trảm đi - Trảm đi....
Hơi khác với mọi lần, ông thày Chàm đi về phía bàn thờ Tổ dựng gần đó thắp ba nén nhang. Trong ánh mắt của ông lúc này có cái gì ươn ướt như muốn khóc. Đám người bên ngoài vô tình vẫn gào la vang dậy: Trảm đi - Trảm đi - Trảm đi...
Không thể đừng khi cưỡi lên lưng cọp, ông thày Chàm cầm thanh mã tấu tiến lên đứng cạnh cậu con trai duy nhất.
Trông lúc này, người ta có cảm tưởng như ông tiều tụy hẳn đi, mái tóc như bạc thêm, lưng như còng hẳn xuống. Tuy vậy, những cử chỉ đó diễn ra rất nhanh, hầu như không ai nhận thấy. Đường mã tấu ông bắt đầu thi triển những vòng sánh sáng xung quanh cậu con trai. Xuyên qua ánh mã tấu đang phát ra, bỗng ánh mắt của ông chợt như xoáy vào mặt của một người mặc đồ đen đang đứng gần sát vòng dây. Hai ánh mắt giao nhau sâu thẳm và hình như có tiếng sấm và những tia lửa căm hờn dội vào nhau tung toé từ hai ánh mắt đó.
Ông thày Chàm Tây Ninh chợt hiểu ra điều mình vẫn cánh cánh trong lòng từ lúc nãy. Vậy là kẻ tử thù của hai cha con ông đã có mặt nơi đây. Than ôi, ông Trời sao nỡ gây nên cảnh oái oăm, cùng cực thế này. Hai kẻ tử thù gặp nhau ngõ cụt....Nên - Không nên - Nên - Không nên??????
Kẻ đó chính là ông thày Chà Và người Ấn - Kẻ thù không đội Trời chung của ông đã đứng đó, ánh mắt lạnh lẽo như khoan tới tận tâm can, trí óc của ông thày Chàm.
Rất nhanh, ánh mắt của ông Thày Chàm Tây Ninh như sắc lại, ta có thể nhìn thấy trong đó cả một biển Trời ai oán, căm hờn. Đường mã tấu mỗi lúc một nhanh, tiếng chém vào không khí nghe sừng sựt, vi vu, một tiếng " Tả " vang lên và đường mã tấu nhằm cổ cậu con trai chém thẳng xuống.
Phía bên kia, ông thày Chà Và cũng tay bắt quyết, mắt nhắm nghiền, miêng phun ra từng chuỗi tiếng chú Pa Li như nước đổ. Soạt....ánh mã tấu lướt qua cổ cậu con trai ngọt sớt, cái thủ cấp lăn lông lốc ra xa, máu từ cái cần cổ lại phun ra có vòi.
Trong đám đông xung quanh đó, tiếng rú man dại cất lên, nhiều người ngã lăn ra đất ngất lịm.Vẫn như thường lệ, ông thày Chàm đi về phía bàn thờ Tổ thắp ba nén nhang, sau khi lầm rầm khấn vái với vẻ hết sức thành kính, ông khoán nhiều vòng, nhiều ngoặc trong không gian.
Sau đó, hướng về cái đầu lâu đang lăn lóc dưới đất,ông chỉ thẳng ba cây nhang về phía đó hô: MAU.
Một làn khói xanh như thường lệ bắt đầu hiện ra từ cái xác không đầu, lan dần, lan dần ra và phủ lên cái đầu lâu lúc này như đang muốn cựa quậy.
Phía bên ngoài, ông thày Chà Và mặt biến sắc, vội tay bắt Quyết, miệng lẩm nhẩm. Những người kế bên chỉ nghe thấy nho nhỏ: " Thần phụng thỉnh MAHAROGA...".
Ngay lập tức, thấp thoáng trong làn khói xanh có hai con rắn vàng cực to, trên đầu có mào đỏ, nhào lộn như muốn vật nhau với cái đầu lâu.
Ông thày Chàm phóng như bay về nơi chiếc xe Tà rẹc chở thuốc, rút đánh roạt ra một đôi kiếm cổ, ngắn chừng 50 cm. Tay cầm song kiếm, miệng đọc chú khẩn trương, ông phóng mình về phía đôi rắn Thần đang nhào lộn xung quanh cái đầu lâu.
Muộn mất rồi, phía bên kia ông thày Chà Và phất tấm khăn Ấn Tổ màu đỏ một cái, đôi rắn lập tức biến mất, một làn gió thổi thốc lại, mang theo mùi tanh hôi khủng khiếp.
Mọi người xung quanh thấy vậy đua nhau mà chạy. Khi khói tan, chẳng ai nhìn thấy ông thày Chà Và đâu nữa. Trên bãi đất trống, ông thày Chàm Tây Ninh đang phải bám lấy vành bánh xe Tà rẹc thở rốc, miệng ông trào máu tươi, hai thanh kiếm cổ lăn lóc trên mặt đất. Phía bên kia, cái xác không đầu đổ gục xuống, nằm vắt ngang qua thành ghế thâm đen. Ngước mắt về nơi cái đầu lâu nằm lúc trước, bất chợt ông thày Chàm Tây Ninh chợt gục xuống.....CÁI ĐẦU LÂU ĐÃ BIẾN MẤT.....
Ngay chiều tối hôm đó, nghe tin dữ, Thày Bảy vốn là một người bạn cũ thân thiết của ông thày Chàm Tây Ninh vội vã cùng bà Bẩy và một vài Đệ tử thân tín đóng một cỗ xe ngựa, tốc hành xuống cửa số 2 chợ Long Hoa.
Sau khi mua hòm đặt cái xác không đầu của con trai thày Chàm vào đó, đưa thày Chàm lên xe để ông Bẩy trị thương, thu dọn đống đồ nghề hoang tàn vương vãi khắp nơi, tất cả cùng về nhà ông thày Bẩy.
Đám tang con trai ông thày Chàm Tây Ninh diễn ra rất lặng lẽ, nhưng sự thù hận đã bốc cao ngùn ngụt trong đám chúng sinh.
Ông thày Chàm vẫn bó gối ngồi trên bộ ngựa, riêng thày Bảy, ánh mắt sắc lạnh đứng trước bàn thờ Tổ nhìn xuống với đám đệ tử đang quỳ trước cái hòm đựng xác không đầu. Rất lâu sau thày Bảy mới khẽ khàng nói với đám đệ tử:
_ Thày Chàm Tây Ninh vốn là bạn của ta từ 30 năm trước. Ngày xưa ta và bà Bảy cùng với thày Chàm vốn là huynh đệ đồng môn học tại Tà Lơn bên Căm Pu Chia.
Ba chúng ta tuy chung một thày, nhưng học ba môn khác nhau. Bà Bảy chuyên học về các môn sát phạt, thư, ếm. Thày Chàm chuyên học về bốc thuốc, côn quyền. Còn riêng ta, ta chỉ học cách mở Thư, mở Ngải, mở Ếm và các môn khác hữu sự trong cuộc đời. Thày ta đã gả bà Bảy cho ta, mặc dù Gia thế nhà ta so với nhà bà Bảy còn kém xa.
Bà Bảy, chịu theo lời Thày mà theo ta đến ngày hôm nay.
Còn riêng thày Chàm Tây Ninh, sau khi Thày ta cho hạ sơn, đã đi khắp nơi hành Bồ tát Đạo, cứu đời. Trong những chuyến đi Ta bà của mình, vì hành hiệp cứu người lương thiện, gây thù chuốc oán với Ma giới nên ổng cũng không thiếu kẻ thù.
Ông Thày Chà Và kia là một trong những kẻ tử thù của ông thày Chàm.
Ngày xưa, vì cứu một phụ nữ con một Điền chủ giầu có ở tỉnh Sóc Trăng mà gây nên họa ngày nay.
Chuyện là như thế này: Ngày đó, khắp cả tỉnh Sóc Trăng từ Kế Sách, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Thạnh Trị, Long Phú, Vĩnh Châu, Cù Lao Dung đến tận Ngã Năm cả người Việt, Khme, Hoa đều phải kinh sợ một ông thày Bùa người Ấn Độ. Không biết dòng họ ông này từ Ấn sang Việt Nam từ bao giờ, nhưng khi đến Sóc Trăng, ông ta đã là một tay gian ác khét tiếng thâm độc về các môn Thư - Phù - Chú - Ếm. Đặc biệt ông ta rất thành thạo các môn luyện Thiên Linh Cái. Nói về các loại Thiên Linh, các con cũng đã từng nghe bà Bảy chỉ rồi đó.
Thiên linh thai nhi, Thiên linh sọ người và các loại động vật như trâu bò, ngựa, hổ, báo, mèo...Thiên Linh bằng những loại động vật sống như rắn, bò cạp..Thiên linh bằng cây như chuối hột. Trong các loại Thiên linh đó thì thiên linh Cái, tức là Thiên linh Thai nhi là man rợ nhất, vì khi luyện phải hy sinh tính mạng của cả mẹ lẫn con.
Thời gian đầu về Sóc Trăng, ông thày Chà Và mở một quán cà ri dê ngay bên bờ sông Hậu. Vì món ăn của ông ta đặc biệt và rất ngon nên chẳng mấy chốc đã nổi tiếng và đông nhất vùng. Dần dần ông ta phát lên giầu có và trở thành một đại gia khuynh đảo cả một vùng.
Ông ta đã lấy đến 5 bà vợ, nhưng lạ thay,chỉ được trên dưới một năm là các bà đều phải chết bất đắc kỳ tử. Dân trong vùng đồn đại là ông ta có số sát vợ. Các bà, các cô vì thấy ông ta nhà giầu, lại to lớn, khỏe mạnh, ăn nói có duyên nên cứ lao vào như thiêu thân, bất chấp Thần chết rình dập. Tại cái cồn nhỏ phủ đầy dừa nước và cây cỏ hoang dại 5 ngôi mộ xếp thành một hàng thẳng của 5 bà vợ ông ta, cũng không làm các bà, các cô chùn bước. Có một ngày, ông thày Chàm Tây Ninh đi qua vùng đó bán thuốc.
Ngồi nhậu ở quán Cà ri dê, nghe chuyện dân trong vùng đồn đãi về ông thày Chà Và thì nghi hoặc lắm. Sau đó ông thày Chàm mới âm thầm điều tra và phát hiện ra một sự thực khủng khiếp. Hóa ra là ông thày Chà Và cưới vợ về không phải với mục đích ái ân hay giúp việc, mà là ông cưới về để luyện Thiên Linh Cái.
Tất cả 5 bà vợ đều được ông ta cưới về, sau khi ăn ở một thời gian thì có thai. Đêm nằm, ông ta giả bộ tình tứ, tay vừa xoa xoa cái bầu, vừa ngọt ngào hỏi người vợ: - Em cho ta đứa con này nhé. Bà vợ thật vô tình và nghĩ đơn giản nên trả lời: - Con của em cũng là con của anh, em cho anh đó. Trong bóng tối, hắn nở nụ cười mãn nguyện và ánh mắt chợt sắc lạnh đến rợn người.
Sau khi tính đủ ngày tháng cho cái thai, lão thày Chà Và lập tức bắt bà vợ tắm rửa thật sạch sẽ, rồi bất ngờ, trong đêm tối hạ thủ giết chết người vợ. Hắn mổ bụng những người vợ đó ra, lấy cái thai nhi và bắt đầu hành trình tội lỗi của mình: Luyện THIÊN LINH CÁI.
Bùa Ngãi Việt Nam Bùa Ngãi Việt Nam - Khuyết Danh Bùa Ngãi Việt Nam