Love is one long sweet dream, and marriage is the alarm clock.

Unknown

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: gnamtho
Số chương: 3
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 5526 / 371
Cập nhật: 2018-01-13 18:25:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Sử Việt Đọc Một Quyển (Iii) Sex Và Triều Đại
ớm mai lên núi hái chè,
Gặp thằng phải gió nó đè em ra. Em van nó cũng chẳng tha...
(Ca dao)
Mồng một tháng giêng (1501), vua về Tây Kinh, cấm các quan
không được sai quân cờ chở vợ con, đĩ đi theo, bừa bãi tình dục...
(Toàn thư, XIV, 23b)
Sex, hiểu như là giới tính liên hệ với dục tính không thường thấy trong sách sử. Vẫn có thể thấy đàn ông làm vua, đàn bà làm hoàng hậu, thứ phi - với vài bà ngang ngược nhảy lên ghế rồng trị nước khiến đàn ông tức tối gán cho các bà đủ thứ tên xấu xa. Giới tính ghi ở đây là điều không thể tránh né, nhưng được sử quan hiểu rằng không cần bàn đến vì lẽ đương nhiên của sự phân biệt phái tính. Rồi lại vẫn có đấy, các quan thị ẩn khuất cúc cung phục vụ nội cung hay ra mặt lấn át triều đường, cả đến tung hoành giữa chốn ba quân, nhưng cũng phải nói đến vì đây là một tổ chức xã hội, tuy là riêng cho một tầng cấp ở đỉnh cao. Vẫn có đấy các đoạn văn phẩm bình những ông vua mê đắm tửu sắc, dâm loạn... Tuy nhiên các lời cao ngạo này của sử thần lại chỉ nhắm mục đích biện minh cho một lí thuyết sử học thiên về đạo lí chính trị được dạy dỗ từ các bậc thầy Khổng nho, càng xa cỗi gốc càng nghiêng về một tinh thần nghiêm túc thanh giáo, xa rời đến mực khinh ghét một sinh hoạt cơ bản nhất của con người vốn là đầu mối của sự tồn tại, phát triển, điều mà những người đại diện Thánh giáo này vẫn thực hiện thường xuyên, và dân chúng dưới quyền họ lại đưa lên thành tôn giáo, hay ít ra là một tín ngưỡng sâu đậm trong tâm hồn với những bằng cớ vật chất không thể chối cãi.
Sex và các cấp bậc nho thần
Muốn tìm tính chất giới tính trần trụi, hay có liên hệ với dục tính trong sử Việt phải đi ngược dòng thời gian của tài liệu còn giữ lại qua bao sửa đổi của người sau. Điều này thì không phải chỉ là chuyện của Việt Nam - Đại Việt. Bởi vì không có Việt Nho mà chỉ có nho-Việt học của người Trung Quốc, của Khổng Nho. (Cho dù muốn theo ông Kim Định như cả trong, ngoài nước hiện nay người ta cũng đang bắt chước để che giấu một niềm tự ti vạn kiếp, thì "Việt nho" của thời Viêm Đế gì đó cũng không phải là của tập họp người chỉ còn một tên giữ lại được trong lịch sử cổ đại là Lạc Việt, có ông vua gốc "Man Lão" họ Đinh làm việc "đại nhất thống" - chữ của Phạm Công Trứ 1665, có các vua gốc Trung Quốc họ Lí, Trần, Hồ, gốc Mường họ Lê, Nguyễn - không kể ông Quang Trung Nguyễn Huệ hình như cũng có máu Thượng Tây nguyên trong người.) Nho Giáo qua các lí thuyết gia triều Tống mang tính cách thanh giáo gay gắt, khai triển từ cơ sở nghi lễ thích dụng cho quân quyền, được tuyên dương trong các triều Minh Thanh. Nó có một thời gian dài đủ để tác động sâu xa trên các nho thần Việt Nam và đi vào sử sách.
Tuy nhiên Trung Quốc không phải chỉ có Nho Giáo nên cổ sử của họ thời Tam Hoàng Ngũ Đế còn có chuyện rồng giao phối rải tinh khí trước sân chầu, văn khắc đời Hán còn có hình bà Nữ Oa và ông Phục Hi quấn đuôi vào nhau, Đạo gia như Cát Hồng, một thời làm huyện lệnh Câu Lậu ở Giao Chỉ, chỉ rõ phương cách thi hành tính dục để thành tiên thánh... Nho Giáo lại cũng không phải là Tống Nho cho nên ông Khổng Tử ngay cả khi bàn về đạo trị nước cũng không phải chỉ nói chuyện tôn ti, cương thường mông lung. Mà rất cụ thể. Bị vạ vì nàng Nam Tử, ông cũng biết than "Ta chưa thấy ai hiếu chính như hiếu sắc", nhưng trong đạo Tề gia ố trước giai đoạn Trị quốc, Bình thiên hạ, ông có dặn cách xử trí cho người đàn ông đa thê của thời đại ông: "Người thiếp dù có già, nếu chưa tới 50 tuổi thì cũng nên gần gũi 5 đêm một lần." (Lễ kí, dẫn theo Reay Tannahill, Sex in History, New York 1982, trang 184. Bản dịch của Nguyễn Tôn Nhan: Kinh Lễ, Nxb. Văn học 1998 không có câu này, có lẽ vì dịch giả đã lược bỏ nguyên bản rất nhiều.) Đó không phải là chuyện riêng tư trong phòng kín, bởi vì nếu không giữ yên gia đạo, nếu có xảy ra xào xáo thì hàng xóm biết chuyện, mất mặt, làm sao thi hành việc công, làm sao lấy được lòng tin cậy của vua chúa?
Nho gia Việt không biết được chuyện đó. Họ được huấn luyện theo một thiên hướng khác nên không thể tin rằng có ý thức tính dục trong câu nói của bậc Vạn thế Sư biểu. Chỉ trong tinh thần phe phía họ mới sáng suốt lên khi công kích đạo Phật: "Khuyến thiện trừng dâm, con ai đẻ tháng Tư mồng Tám?" Còn thì họ vẫn nghe đến câu "Thư trung hữu nữ nhan như ngọc" nhưng cứ coi như một lời khuyến khích học vấn thanh cao mà không thấy hàm ý sử dụng hình ảnh sex của người xưa, lúc chưa bị những lời giáo huấn về "lễ" che lấp. Cũng như khi họ kính cẩn quỳ lạy Hoàng Đế, lết tới ôm gối theo kiểu "bảo tất" học được của vua Thanh, cũng có thể tưởng tượng những gì thầm kín trong cung thất nhưng cứ xưng tụng bậc Con (của ông, bà) Trời (đẻ ra) theo kiểu "nói dậy mà không phải dậy." Chỉ có ông vua mới chỉ ra sự thật không ai dám nói đó, và có lọt ra ngoài, có lưu truyền lại hậu thế thì không phải qua tai, qua miệng của người trong nước, người ở trong nước. Giá như đừng có ông Tây Chaigneau giúp việc cho Nguyễn ánh, giá ông con lai tên Đức không di tản qua Pháp viết hồi kí thì hậu thế không biết Gia Long đã dạy cho cậu bé bài học sinh lí đầu đời như thế nào. Và để người Việt ngày nay hãnh diện đã có ông vua, trước cả người nước Mĩ, biết sự giáo dục sinh lí cho trẻ con quan trọng là dường nào: Nó có cơ làm đảo lộn cả một ý thức hệ!
Như đã biết, quyển Toàn thư là do tập họp sử quan nhiều đời viết nên. Phần của sử quan thời Lê Trung hưng khô khốc, buộc Lê Quý Đôn phải chê bai. Thời Lê sơ có ông vua ngày nay được coi là "nhà chính trị tài năng, nhà văn hoá lỗi lạc, nhà thơ lớn" (tiểu mục trong quyển sách kỉ niệm 500 mất của Lê Thánh Tông, xuất bản năm 1998), trừ một lời đâm-ngang của ông Trần Quốc Vượng, nhưng ngày xưa ông sử quan Vũ Quỳnh chỉ có thể nói mơ hồ về căn bệnh "xã hội" của ông hoàng đế, một phần chắc vì e sợ lời nói không thanh tao, phần khác vì vấp phải khả năng kiến thức y tế của thời đại. Trước ông một thế hệ, sử quan Ngô Sĩ Liên, dưới quyền của ông vua luôn luôn đề cao thánh giáo, đã dọn lại sách sử cũ, quyết định "lễ nhạc... chẳng có điều gì sai mà không sửa đổi" (Biểu dâng sách), cho nên đã xoá bỏ nhiều ghi chép của người trước tuy không thể nào tước sạch, chỉ vì người trong quá khứ đã không sống như thời ông, đi theo một lí tưởng chẳng bao giờ đạt được của tầng lớp ông. Sự cách biệt đó thấy rất rõ khi so sánh Toàn thư với Đại Việt sử lược, quyển sách tuy cũng của nho thần nhưng là người của thời đại về trước, lúc họ vẫn chỉ là gia thần giữa một đất nước có sinh hoạt không gì mâu thuẫn hơn nền chính giáo họ theo đuổi, nên chỉ đành bấm bụng than van (Lê Quát).
Chẳng ở đâu trong Toàn thư thấy được đoạn văn này:
"(Năm Ầt tị, 1185) Kiến Ninh Vương là Long ích đốc suất quan lính hơn 12 000 người đi đánh bọn Sơn Lão ở sách Linh để báo thù trận La Ao. Quân kéo đến đóng ở thôn Đỗ Gia, Long ích bắt giữ hết cả (người ở đó). Bọn Đinh Võ kêu than một cách thảm thiết. Người đi theo là Nguyễn Đa Cẩm thấy bọn Đinh Võ bị bắt làm tù, khoái chí bèn la mắng nhục mạ và đái vào miệng bọn Đinh Võ. Giống rợ Lão có tính hung hãn bèn cắn âm hành của Đa Cẩm. Đa Cẩm dùng tay đánh, Đinh Võ sẹo mất cả mồm. Đa Cẩm cũng ngã xuống đất gần chết. Do đó Long ích mới sai các quan chức làm con cá gỗ khớp mồm bọn Đinh Võ, xong, dùng gậy đánh chết rồi đem phơi khô thịt của bọn ấy". (Chép gần nguyên văn trong bản Đại Việt sử lược do Nguyễn Gia Tường dịch, TP. Hồ Chí Minh 1993, tr. 226.)
Hình như đây là đoạn văn độc nhất trong sử cũ có nhắc đến bộ phận sex mà Ngô Sĩ Liên đã lược bỏ có lẽ vì "thô vụng" như ông đã cho biết khi biên tập sách xưa. Đoạn văn phát biểu bằng chữ Hán nên ta không biết người xưa gọi những cái đó là gì - có lẽ cũng gần gần như người nay với chút âm ngữ tất phải thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên với một chút còn sót lại đó, ta cũng có dịp để nghĩ rằng nếu Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu hay các Thực lục của Đinh, Lê còn nguyên vẹn chắc sẽ cung cấp cho ta những cung cách xử trí tuy thô lỗ nhưng rất sát thật với đời sống hàng ngày của người xưa như thế.
Giống đực và giống cái trên triều đình
Trên tột đỉnh quyền bính của nước Việt chỉ có một người đàn bà được sử ta cho là đã xưng "vương": Trưng Trắc. "Vua nước/dân Việt" đó (Việt điện u linh tập, 1329) lại chỉ được vua Trần phong là "Phu nhân" chỉ vì các ông không công nhận có vua đàn bà. Trước Trần có một cô bé làm kẻ lót đường cho dòng họ nhưng cũng bị né tránh chữ "vương". Chúng ta người đời nay vẫn không thể tranh luận được gì nhiều hơn. Chúng tôi từng nhắc đến các dấu vết rất nhiều trong thời có sử về vai trò nổi bật của người phụ nữ Việt nắm giữ giềng mối truyền thống. Tuy nhiên lại cũng biết rằng việc cầm quyền thật sự là của người đàn ông thuộc dòng nữ chứ không phải là đàn bà. Có lẽ, theo với thời gian, tổ chức xã hội phức tạp hơn, nhất là trải qua ngàn năm thuộc trị, người chủ tể mang vương hiệu của hệ thống quân quyền Bắc phương không thể là đàn bà tuy sự ghìm giữ của thói tục địa phương vẫn còn giữ lại cho họ một địa vị cao trong xã hội mà với thời gian cũng phải thu hẹp dần.
Từ uy lực truyền thống chuyển qua sức mạnh của giới tính
Chính vì nhận ra sự níu kéo của truyền thống nói trên mà chúng ta không lấy làm lạ như các sử quan nho thần về việc các ông vua Đinh, Lê và vài ông vua Lí đã lập nhiều hoàng hậu. "Hoàng hậu" chỉ là một cách gọi thuận tiện cho sử quan khi phải nói về vợ các ông vua. Đúng, đó chỉ là vợ các ông Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lí Công Uẩn..., giản dị có thế mà thôi. Tuy nhiên vẫn có điều nói thêm về các bà vợ này với vai trò khuất lấp nhưng không che giấu hết sự thật lịch sử bên dưới các danh hiệu vương giả vay mượn của họ.
Ta chú ý đến một số hoàng hậu có chữ "quốc" kèm theo: Kiểu Quốc, Cồ Quốc của Đinh Tiên Hoàng, Trịnh Quốc của Lê Đại Hành, Tá Quốc của Lí Thái Tổ. Hẳn không phải các bà đó vốn có tên cùng âm, mang ý nghĩa xa lạ khác nhau nhưng do sự diễn dịch của sử quan, đã tạo ra sự đồng âm bắt buộc. Sau ngàn năm Bắc thuộc, người thủ lãnh đã xưng vương thì các bà vợ phải được gọi với tên trang trọng của tầng lớp thượng lưu Trung Quốc. Trừ bà Ca Ông còn có dáng Di Lão gốc như của Đinh, tên các bà khác đều nghe rất kêu: Đan Gia, Trinh Minh, Đại Thắng/Thánh Minh (Dương Hậu), Phụng Càn Chí Lí, Thuận Thánh Minh Đạo. Vậy thì chữ Quốc trên chỉ có nghĩa là "nước", các bà trên là đại diện của một "nước". Các ông vua có tôn hiệu chữ Hán dài dằng dặc, các bà vợ có tên sang cả, hẳn là do các quan học chữ Hán/nho (hay chính người Hán như trường hợp Hồng Hiến của Lê Hoàn) đặt ra. Họ đã từng ghi chép sử kiện của triều đại dựa theo các biến động tương tự ở phương Bắc: Cuộc tranh chấp giữa Ngô Xương Văn và Đinh Bộ Lĩnh với trung gian Đinh Liễn có dáng như chuyện giữa Hạng Vũ và Lưu Bang, chuyện Lê Hoàn cướp ngôi Đinh chỉ là kết quả đương nhiên của thời đại, từ người nắm quân binh, vậy mà được diễn tả như cuộc binh biến Trần Kiều của Triệu Khuông Dẫn lấy ngôi nhà Hậu Chu. Ý thức bắt chước cho được ngang tầm với người cai trị cũ khiến cho cái cổng ngoài của kinh đô Hoa Lư mang tên một biên ải của Trung Quốc, cửa Đồng Quan, nơi đó thay vì có quan quân bị lưu đày canh chừng sa mạc, lại có người đầy tớ (hoành) tước Phúc hầu tên Đỗ Thích, ngủ giữa trời nằm thấy sao rơi vào miệng, nhân dịp trở về nhà chính, liền làm việc thí nghịch tưởng là để hoàn thành thiên mệnh đã trao. Những cuộc phân tranh sau khi thành phần đế quốc Đường ở phương Nam sụp đổ cũng tạo nên những lãnh chúa địa phương mà hình tượng Thập nhị sứ quân không phải chỉ có 12 người, đã cho ta thấy tính chất manh mún của nó. Ngô Quyền xưng vương trên phần đất đô hộ cũ, phải coi đó là nước, nước Đô Hộ. Nhà Đinh có tên nước được ghi lại là Đại Cồ Việt nhưng còn lưu dấu tên của triều trước khi phong cho ông lãnh chúa Lê Lương ở một vùng ái Châu mà quyền hành ông hoàng đế không với tới, là "ái Châu, Cửu Chân Đô quốc dịch sứ", nghĩa giản dị là "ông quan phụng mệnh coi đất ái Châu, Cửu Chân của nước Đô (hộ)". Thật ra đây là ông vua nhỏ, cũng như vô số vua nhỏ khác chiếm quyền trên thân xác tan rã của cựu phủ Đô hộ. Tính chất liên minh khu vực của thời kì hậu thuộc địa thấy rõ với trường hợp Dương Đình/Diên Nghệ và Kiểu Công Tiện, Ngô Quyền, với Trần Lãm và Đinh Bộ Lĩnh, và các liên hệ hôn nhân mà Đinh Tiên Hoàng dùng với Ngô Nhật Khánh, với em Trần Lãm. Ta biết được nhà Lí áp dụng liên hệ hôn nhân để lấy vây cánh là nhờ tài liệu ghi lại dồi dào hơn nhưng điều đó không phải đã không từng xảy ra về trước. Các bà được coi là hoàng hậu ngang nhau có nguyên nhân hẳn là từ những thế gia ngang ngửa quyền hành trong vùng, những tập họp địa vực hoặc cũng tự xưng là "quốc", hoặc được nâng cấp là "nước" để ngang tầm với phía thông gia. Và sử quan thời đại cũng lại có một mẫu hình phương Bắc để chính danh cho sử sự: lịch sử Xuân Thu Chiến Quốc với các "nước" tranh giành nhau trên quyền bính tột đỉnh mà không mất sự gián đoạn giao tiếp bên dưới, ở đây là của thời cựu thuộc địa.
Quan niệm về sự đối kháng tập đoàn trong tính cách chiến tranh khu vực ít nhiều gì cũng cho thấy rơi rớt hình thức xung đột bộ lạc, trong đó tù binh nữ được coi như là chiến lợi phẩm, thể hiện nơi việc Lê Hoàn sử dụng các người vợ lớn nhỏ, các người hầu cận, ca kĩ của chúa Chàm sau trận chiến 982. Và cũng chính trong tâm thức thời đại đó mà các bà vợ "Di" có quyền "tay hòm chìa khoá" một khu vực như dưới đời Lí tiếp theo ngay sau đó, còn những đứa trẻ sinh ra, vốn thường bị ruồng bỏ vào thời gian sau, lúc này lại được công nhận chính thức, đương nhiên hưởng quyền lợi như các anh em khác mẹ khác để rồi theo khả năng riêng, cướp được chính quyền, nối nghiệp cha dù với sinh hoạt khác lạ đã khiến cho sử quan đẩy vào địa vị tội nhân của lịch sử:
Đó là trường hợp Lê Ngoạ Triều ta đã bàn tới.
Sự sử dụng nữ tù binh của phe chiến thắng đương nhiên là có tính chất ép buộc nhưng cũng có thể thấy là điều bình thường. Trường hợp gặp phản kháng như Mị Ê là đặc biệt. Lí Thái Tông là "the right man in the wrong place". Ông hấp tấp không lường được tâm cảm của kẻ thấy cảnh nước mất nhà tan còn sờ sờ trước mắt, và còn có sông nước thuận tiện bên cạnh tù binh, chứ nếu ông từ từ đưa về Thăng Long, an trí ở cung Ngân Hán xây xong thì Mị Ê hẳn cũng như Bà chúa Lẫm, Bà chúa Dệt Lĩnh nào đó được chia phần ruộng của ông hoàng đế điền chủ, sẽ thu lúa ruộng, trông coi quan nô tì trồng dâu nuôi tằm, an hưởng phúc mới, không cần phải tạo ra một cái chết bất đắc kì tử làm hoảng sợ ông vua của một thời lẫn lộn thần người, phải xây miếu đền để cầu xin tha thứ. Các nho thần về sau cũng chỉ là làm việc phụ hoạ, tán tụng người chết theo quan điểm của mình học được, vừa tỏ lộ được sự thông thái vừa để vớt vát uy tín của đấng quân vương vốn chưa từng sống như mình tưởng.
Sinh hoạt riêng tư ở cung đình tuy không bày tỏ nhưng ta thấy được sự biểu lộ tính dục trong các tên cung điện. Bỏ qua các tên sang cả thì ta thấy "cung" chỉ là "phòng", "điện" chỉ là "nhà" để hiểu những diễn biến bên trong mà không ngạc nhiên. Lê có các điện Phong Lưu, Tử Hoa, Bồng Lai, Cực Lạc, và chỗ nằm ngủ được gọi là Trường Xuân. Các danh xưng cùng ý nghĩ đó khiến ta ngờ rằng người đặt tên lầu Đại Vân mà Lê Hoàn khoe với Tống Cảo, hẳn có chủ ý liên hệ với chuyện "mây mưa". Lí Thái Tổ cho mở cửa Phi Long thông với cung Nghênh Xuân, có nghĩa là con rồng cao cấp sẽ đi qua cửa ấy để hưởng thú vui chăn gối, cũng như tất phải nằm chung với cung nữ nên một chỗ ở của những người này có tên là Long Thuỵ (nên sửa chữ "thuỵ" của bản chính thành: Con-Rồng-mỏi-mệt-thiếp-đi), cùng tên với điện Long Thuỵ được giảng rành rẽ: "làm chỗ cho vua ngủ nghỉ", cái cung được xây cùng với cung Thuý Hoa cho cùng mục đích mà khi nơi này xong thì có việc khánh thành trang trọng, đại xá, ban thưởng, trong khi sử quan không hề nói đến cuộc khánh thành nào khác. Lí Nhân Tông thì có cung Hợp Hoan (1089) mà sử quan không cần phải giải thích công dụng của nó, còn chúng ta thì có thể hiểu ngay.
Vì Lí có chút đổi khác. Là dân lưu vong, Lí không có cơ sở bản thổ ở Hoa Lư nên phải dựa vào binh lực và hệ thống tôn giáo có sẵn mà phá vỡ truyền thống. Vẫn còn các bà vợ mang chức "hoàng hậu" nhưng chen vào là một phân biệt cấp bực, cho bà vợ mang tên Lập Giáo đứng trên hết với quy chế xe kiệu và y phục khác hẳn những người kia. Sự dời đô về gần gũi trú quán quê nhà, với thủ phủ Đại La cũ có thói tục sinh hoạt thuộc địa hẳn là quen thuộc hơn so với thời ở hang động Hoa Lư, đã đem lại tự tín cho triều mới hơn, nên lại có sự đổi thay. Lí Công Uẩn có ba bà hoàng hậu mới mà ý nghĩa loại bỏ những người cũ nằm trong ghi chép "lại lập ba hoàng hậu" và tên mới đầu bảng của hoàng hậu Tá Quốc. Nước bây giờ chỉ có một, và vị thế tôn giáo phù trợ phải theo bà Lập Giáo tụt xuống sau cùng. Từ đây, ảnh hưởng vào triều chính của người phụ nữ Đại Việt không dựa vào truyền thống cũ nữa mà đi theo quy trình chung nhất của nhân loại các thời trung cổ, là sử dụng âm mưu của giống cái chen chúc trong một cung đình phức tạp, nhiều thứ bực nhưng cũng dễ đảo lộn.
Điều đó thấy ngay trong đời thứ hai của nhà Lí. Lí Thái Tông vẫn lập 7 hoàng hậu nhưng có một hệ thống cung đình (1041) hợp với tình hình mới trong đó có thêm nhiều vợ nhỏ khác chủng loại (như người họ Đào ở Chân Đăng tây bắc 1033), và hẳn ông không chừa các nữ tù binh Chàm tập họp vào cung Ngân Hán 1046 - cái tên có ý nghĩa của một sự xa cách đường đất mà nay lại được tiếp cận chung chạ. Cho nên vị trí "hoàng hậu" thấy là bình thường trong quá khứ nay có thêm dấu vết của sự thiên lệch ưu ái. Toàn thư không nói gì hơn, chuyện năm 1035 "lập người thiếp yêu (không rõ tên) làm Thiên Cảm Hoàng hậu, phong Hoàng tử Nhật Trung làm Phụng Càn Vương". Tuy nhiên chúng ta lại thấy rằng tôn hiệu của bà được dùng làm một phần niên hiệu của vua sau trận thắng Chiêm Thành (Thiên Cảm Thánh Vũ) và cổ tiền gia ngày nay còn giữ được các đồng tiền có chữ "thiên cảm", "(phụng) càn vương". Phụng Càn Vương chỉ đứng sau Thái tử Nhật Tôn (Thánh Tông sau này) và từng cầm quân đánh giặc (1043), giữ kinh thành khi cả vua và thái tử cùng xuất chinh (1037). Rồi ông mất tăm dạng, gây thắc mắc hữu lí cho người sau, vì nếu ông chết bình thường thì ắt cũng phải được ghi chép cẩn thận như những người ít có tầm quan trọng hơn ông nhiều. Chỉ biết Công chúa Ngọc Kiều (1042-1113), con ông, còn được sử ghi lại là làm con nuôi Thánh Tông, được Thần Tông phong là Ni sư.
Hệ thống cung đình có thứ bực của Lí đã thành hình, tuy còn chông chênh nên khiến phát sinh nhiều mâu thuẫn trong việc thế tập, thể hiện bằng những cuộc âm mưu hoặc phản kháng vũ lực. Thân Lợi làm loạn trong hai năm 1140-41, được sử quan cho là "tự xưng" con của người thiếp không được Nhân Tông thừa nhận nhưng có thể là đúng như đã cáo với nhà Tống, và nếu ta xét theo khả năng tập họp binh lực được nhiều người theo của ông. Trái lại, Thiên Lộc con người thiếp yêu của Thần Tông lại suýt được lên ngôi nếu không có cùng một lúc cả ba bà phu nhân tranh đấu theo kiểu vừa hối lộ, vừa làm áp lực tình cảm với ông vua chỉ còn chút hơi tàn, để đổi di chiếu.
Cái đà của áp lực phái tính đó trong cung cấm khiến cho uy lực dòng nữ ngày xưa đang lây lất trong triều Lí, lại có dịp tồn tại trong sự kèn cựa chiếm đoạt quyền hành. Việc cậu bé 3 tuổi Thiên Tộ (Anh Tông) lên ngôi làm nổi bật vai trò những người bên ngoại họ Đỗ trên chính trường. Mẹ Thần Tông họ Đỗ (+1145), bà nội của ông vua bé con, đã đem em là Đỗ Anh Vũ vào nắm quyền. Thoáng về trước ta đã thấy có những người họ Đỗ trong đó có Đỗ Thiện mà người ta đoán là tác giả Sử kí, người được lệnh đi báo cho cha mẹ ruột việc Thần Tông lên ngôi, chứng tỏ dấu vết liên hệ bà con. Đỗ Anh Vũ có tiếng xấu với sử quan nho thần nhưng công tích với triều đại cũng không bị phủ nhận cùng với bia đá còn lại ngày nay đã giúp cho sử gia K. W. Taylor thêm một bài nghiên cứu. ("Voices Within and Without: Tales from Stone and Paper about Đỗ Anh Vũ (1114-1159)" trong Essays into Vietnamese Past, Cornell University 1995, 59-80.) Về sau lại có một bà Đỗ (Chiêu Linh) Thái hậu khác (Đỗ Thuỵ Châu +1190) phù trợ cho một Đỗ An Di/Thuận (+1188) là em trai, lên nắm quyền. Đến cuối đời càng thấy xuất hiện nhiều người họ Đỗ nổi chìm theo với sự suy tàn của triều đại. Điều ta chú ý ở đây là việc Đỗ Anh Vũ tư thông với Lê Thái hậu (Cảm Thánh, vợ Thần Tông) khiến xảy ra một âm mưu triệt hạ bất thành dẫn đến một suy luận có thể xa hơn về xã hội, hình luật thời ấy. Tính chất tư thông, cung cách chăm lo gỡ tội cho tình nhân của bà thái hậu khiến ta thấy có một chút gì bình thường thế nhân trong sinh hoạt đương thời. Như mọi tình nhân mê mệt khác, bà thái hậu buông rèm trị nước thay ông vua nhỏ, đem vàng bạc đút lót phe đảo chính, vận động phân rẽ phe này (trường hợp đối với Đàm Dĩ Mông), uyển chuyển làm theo luật nước để lật ngược thế cờ thua thành thắng, tạo nên một kì tích trong chính trường cũng như tình trường. Cũng bình thường đối với thời đại, như trường hợp một ông quan khác, Thiếu sư Mạc Hiển Tích tư thông với Thái hậu Đỗ Thuỵ Châu mà các quan đều né tránh. Chuyện ghi chép trong Đại Việt sử lược vào năm 1189, có gây cho ta thắc mắc về thời điểm (Mạc Hiển Tích trúng tuyển kì thi năm 1086, không thể hiện diện vào năm 1189, chưa kể còn làm việc quậy phá nội cung, và còn được sử ghi bị vua đày vào năm 1190 sau khi Thái hậu mất) nhưng có thể đã xảy ra vào một lúc nào đó. Chỉ có Thái tử Long Xưởng đi quá giới hạn mới gây tai hoạ cho mình.
Toàn thư chép rằng "(Thái tử) Long Xưởng thông dâm với cung phi, vua không nỡ bắt tội chết" nên phế làm thứ nhân và bắt giam. Chuyện này thì cũng từng xảy ra ở nước làm gương mẫu cho Đại Việt: Trung Quốc. Tuy nhiên, ĐVSL (trang 215) có chi tiết lạ hơn:
"Long Xưởng có tính hiếu sắc. ở trong cung có cung phi nào được vua yêu quý, Long Xưởng cũng đều tư thông cả. Nhà vua rất ghét sự vô lễ ấy. Bà Nguyên phi là Từ thị được vua yêu, Hoàng hậu ghen bèn sai Long Xưởng lén lút đến tư tình để gây sự ngờ vực cho nhà vua, muốn rằng Từ thị từ đó bị vua đối xử nhạt nhẽo đi. Từ thị cứ tình thực tâu vua. Vua giận bèn phế Long Xưởng."
Như vậy có nghĩa là trong cung vua, người ta khá dễ dàng tư tình, từ quan triều với mẹ vua, đến thái tử với các "dì" của mình, ông vua có biết cũng làm ngơ trừ phi động đến "cục cưng". Cho nên ta không lấy làm lạ về chuyện đời Trần. Và ở đây là bắt đầu từ trong dân chúng, dù đã xảy ra ở nhà hào phú.
Từ bảo tràng của Đinh Khuông Liễn đến cây cột đá chùa Giạm
Sử quan nho thần trong khi hạ bút để tuyên dương thánh giáo đã gạt hẳn những sự kiện xảy ra trái với ý thức hệ của mình. Người sau biết được những mảnh vụn rải rác là nhờ sự vô tình của các ông hay chỉ vì lớp sơn chuyển hoá mà các ông phủ lên đã không che lấp được hết quá khứ.
Khảo cổ học Việt Nam ngày nay đã đào được các cột đá khắc kinh của Đinh Khuông Liễn dựng năm 973 và của các năm sau đó. Kinh khắc được ông Hà Văn Tấn khảo sát kĩ càng (Hà Văn Tấn, "Từ một cột kinh Phật năm 973 vừa phát hiện ở Hoa Lư", và "Cột kinh Phật thời Đinh thứ hai ở Hoa Lư" trong Theo dấu các văn hoá cổ, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội 1998, tr. 786-832). Ông cho biết kinh (bài chú) khắc trên hai loạt cột tuy có khác nhau một ít nhưng chỉ là một bản với mục đích cầu thọ của Mật Tông. Ông cũng chỉ rõ tính chất khác nhau của Mật Tông và Thiền Tông, ngành Phật vẫn thường được coi là chủ đạo ở Việt Nam nhưng qua bằng chứng ở các cột kinh này thì lại tỏ ra có liên hệ mật thiết với nhau. Tuy nhiên sự thông thái của ông vẫn bị những người "nghiêm túc" che chắn nên ta có thể chen vào một vài suy nghĩ thường tục hơn.
Cột kinh có hàng chữ " Tĩnh Hải Quân Tiết độ sứ... Nam Việt Vương" thêm bằng cớ xác nhận cho ghi dấu năm giáp tí kèm theo, là cột khắc năm 973, năm Liễn được vua Tống phong tước trên. Nam Việt Vương là tước trong nước (986), chức tước trong ngoài có đủ cho Liễn khắc kinh cầu thọ mong hưởng phú quý lâu dài. Nhưng loạt kinh tràng thứ hai thì rõ ràng là dấu hiệu ăn năn cầu thọ vì đã giết người, lại giết một đệ tử của Phật, Đại đức Đỉnh Noa Tăng Noa / Hạng Lang, nên hẳn phải được khắc trong hoặc sau năm 979. Kinh và chú của Mật Tông, vốn qua tay thiền sư Trung Quốc, chỉ là chữ (mà lại là ẩn ngữ), không thể cho ta biết sinh hoạt đi theo các bài ấy như thế nào. Đặc điểm của phần lớn các hệ phái tư tưởng Ần Độ, trong đó có Phật Giáo, là nằm ở sự mưu tìm Giải thoát bằng suy tưởng, trong khi Mật Giáo lại nhắm vào hành động (Reay Tannahill, sđd, tr. 222-223), như ông Hà Văn Tấn thấy họ "chú trọng đến các nghi lễ tôn giáo thần bí." Nhưng không hẳn vì họ "tiếp cận với Đạo Giáo (Trung Hoa)" - ít ra là đối với những người theo Mật Tông ở Đại Việt mà dấu vết để lại khiến ta phải hoài nghi.
Điều đó có bằng cớ trong truyện Man Nương của Lĩnh Nam chích quái, quyển sách có thời điểm xuất hiện cuối Trần, tương đương với ĐVSL, nghĩa là không bị ràng buộc về tính cách thanh giáo như khi ta phải so sánh với tác phẩm của Ngô Sĩ Liên. Một chứng minh khác là Vũ Quỳnh khi phỏng theo truyện cũ để viết Tân đính Lĩnh nam chích quái (Bùi Văn Nguyên dịch thuật, chú thích, dẫn nhập, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội 1993, tr. 149) đã dàn xếp cảnh chùa chiền theo tính cách nam nữ riêng biệt, hợp với phong khí Nho học của Hậu Lê, điều không xảy ra trước lúc "sửa mới". Song ở cả hai bản đều có phần về nhà sư Ần Độ biết thuật kì lạ "làm phép đứng/nhảy một chân" và khi bước ngang qua bụng Man Nương đang ngủ thì khiến cô gái thụ thai. Địa điểm diễn tiến của truyện vẫn được coi là ở vùng chùa Dâu ngày nay, nơi phát xuất của một dòng Thiền Tông có tên là Nam Phương. Tên đó, nhà sư Ần Độ đó, tính chất thụ thai thần bí trong truyện tích cho ta thấy tính chất Mật Giáo của Ần Độ ở đây đã đậm nét hơn những gì lưu lại trong sách vở từ Mật Tông Trung Hoa. Không phải chỉ có dựng đạo tràng làm phép hô phong hoán võ, phục hổ giáng long, bay trên không, đi dưới nước, hay khắc kinh tràng ghi bài chú Đà la ni cầu thọ đã từng dùng cho ông vua Thiện Trú xưa... Nghi lễ của Mật Giáo Ần diễn tiến trong cảnh uống rượu, nhai thịt, ăn cá, điều mà Mật Tông Phật của Miến Điện thi hành khiến cho phái Tiểu thừa ở đấy lấy làm căn cứ để công kích tính chất tà đạo của đối thủ tuy không biết rằng những người này coi lạc thú như là thứ cần bồi đắp chứ không phải để xua đuổi, tránh xa. Sư đời Lí ở "giới trường, tịnh xá công khai uống rượu, ăn thịt, ở thiền phòng thì 'gian dâm' với nhau" không đợi đến Đàm Dĩ Mông tố cáo (1198). Nghi lễ Mật Giáo Ần có hành động giao hợp như chứng tích đạt được sự hoà hợp của tiểu ngã và Đại Ngã (vũ trụ). Vì thế câu thần chú linh nghiệm nhất, thường được sử dụng nhất: án ma ni bát di hồng / Om mani padme hum, có nghĩa theo tín đồ Việt là "Thanh tịnh: thân, khẩu, ý," nhưng nguyên gốc lại mang hình thức tính dục là "châu báu nằm trong hoa sen" - một cách nói thanh tao hơn của câu: "cái lingam nằm trong cái yoni". (Reay Tannahill, sđd, tr. 223-225).
Chúng ta không biết hệ phái (Thiền Tông) Nam Phương chịu ảnh hưởng Mật Giáo Ần như đã nói trên trong chừng mực nào, nhưng chùa Dâu còn giữ lại đến nay hòn đá cầu mưa của Lí Trần Hồ gọi là Thạch Quang Phật, "có dáng một sinh thực khí nam" như xác nhận của người quan sát, và chùa còn có tên chùa Dặn (Rặn), nghĩa là từng giữ một cái yoni nào đó. Hòn đá như "cái nắm tay" đó chẳng thể nào là"cái nghiên đá" của sử gia nho thần, đã nấp dưới danh hiệu Phật Pháp Vân trong Toàn thư, nhưng chúng ta biết được đích danh nhờ sự tranh chấp ngôi vị hoàng đế giữa Hồ Nguyên Trừng và Hồ Hán Thương qua câu đố thử thách của Hồ Quý Li vào đầu 1400. Cái yoni từng nằm trên trống đồng. Và trong dân gian còn có tục thờ nõ nường, rước sinh thực khí nam nữ, biểu diễn hành động giao hợp, qua mặt thời kì thanh tẩy xã hội chủ nghĩa, để còn tái hiện lễ hội Trò Trám (lấp đầy?) trong năm 2001, mở màn lễ Mật làm việc tính giao thật sự cho trai gái làng Dục Mĩ, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, dưới sự chứng kiến của phóng viên ngoại quốc quay phim làm tài liệu. (Tin của nguyệt san Khởi hành, California, số 55, tháng 5-2001, trang 3). Xa tuốt về phía nam, trong đầu thập niên 1970, một người ở Phan Thiết còn nhớ trước 1945, hàng năm người Chàm thường tụ về một khu vực đồng trống bên ngoài thành phố để tế thần, với nghi lễ như trò Trám trên. Bánh dầy có dáng một cái yoni mà câu vè: Trúc Phê có tiệc bánh dầy, Bên á hả miệng bên này chày đâm, như một hình tượng về hành động fellatio đã có trong ngôn ngữ thường tục. Và tập họp "bán trôn nuôi miệng" có vẻ chứng tỏ người ta đã biết về kê-gian / anal intercourse. Những người chép bài chú Đà la ni cho Đinh Liễn hẳn là có chứng kiến những lễ hội tương tự trong thế kỉ X của họ.
Lí Thánh Tông đem bộ linga yoni của Chàm về trong trận 1069 (từ Thuỷ Vân, bắc Quảng Trị?), tuy hành động mang ý nghĩa thu phục thần linh kẻ chiến bại nhưng lại không cho ta thấy là dị ứng với tục thờ Bà Chúa Xứ, bởi vì họ Lí đã đặt Bà làm chủ đàn Viên Khâu (1154), nơi vốn theo ý nghĩa gốc của nó là chỗ thờ ông Thiên, cha của vua, như Việt điện u linh tập còn ghi. Sự tiếp nhận không gây thắc mắc chứng tỏ trong các phong tặng của đời Trần tiếp theo: 1285 Địa Kì Nguyên Quân / Bà Chúa Xứ, 1313 Ứng Thiên Hoá Dục / Theo Đạo Trời Sinh Sôi Nảy Nở, và 1288 Nguyên Trung / Vốn Thẳng Cứng Xuyên Suốt (nếu ta loại bỏ ý nghĩa chuyển hoá che lấp của chữ Hán sử dụng mà trở về với nghĩa đen của hình tượng cụ thể, như ta đã nhìn thấy ý nghĩa đá trong các tước phong Quả nghị, Cương chính cho thần Cao Lỗ.) Các chùa gốc thờ thần Po Yan Dari Chàm, vào thời kì "bắc tiến" về sau, dưới lốt tổng hợp của Bà Chúa Xứ, đã xuất hiện ở Miền Bắc hoặc dưới tên thô lỗ mà chính xác: Bà Banh / Bà Đanh, Bà Chúa Ngựa, hoặc dưới tên chuyển hoá ẩn tàng, nôm hoặc nho: chùa Bà Ả, Nhà Nàng, Thiên Phúc (Nguyễn Quang Hồng chủ biên, Văn khắc Hán Nôm Việt Nam, Hà Nội 1993, tr. 248 / bia 1620, tr. 332 / bia 1622, tr. 474 / bia 1562). Tất cả chứng tỏ một sinh hoạt cúng lễ rất nghiêm chỉnh về cái giống trong suốt lịch sử Việt.
Lại thấy hai trường hợp chữa bệnh hiếm muộn trong đời ông vua Thánh Tông và ông sau. Chúng tôi đã dựa vào truyền thuyết cho tới ngày nay và một sơ hở của sử quan mà cho rằng (Thần, người và đất Việt) thời đó, các ông pháp sư đã nghĩ rằng có thể sử dụng thân xác mình làm phương tiện chữa bệnh. Không hẳn là một sự lợi dụng nhưng là một tin tưởng kiểu của Mật Giáo đem vào hành động. ở cấp cao trên triều đình thì có một ông sư thực thụ (Từ Đạo Hạnh) và một ông gián tiếp làm việc truyền đạt (Đại Điên, sư chùa Thánh Chúa dạy cho Nguyễn Bông.) Địa điểm chùa, tên Cánh đồng Bông của nạn nhân còn lại ngày nay chứng tỏ một phần sự thật. Cả hai thầy pháp đều làm cùng một việc chữa bệnh là "lẻn vào nhà tắm" (như Từ Vinh, cha Từ Đạo Hạnh, lẻn vào chỗ ở của cung nhân), hẳn vì thế mà sử quan ghi là "việc bị phát giác". Thánh Tông giận sai chém Nguyễn Bông, nhưng Sùng Hiền Hầu lơ chuyện vợ mách. Điều đó được kể ở Thiền uyển tập anh đời Trần, chứng tỏ người đương thời từng in trí theo một lí thuyết để không cho là chuyện ghi lại có ý nghĩa "lợi dụng bậy bạ".
Cho nên, Lí Nhân Tông, chủ nhân cái mukhalinga Việt Hán, nằm trong sinh hoạt của thời đại, hẳn là không có phản ứng phủ nhận khi biết rằng bản thân cao quý con-Trời được xưng tụng giữa chốn triều đình của mình lại đồng thời cũng nằm trong con cu đá kia. Ông hoàng đế - điền chủ còn chăm chút ruộng nương, gần như không bỏ sót một mùa cấy gặt, một khu vực cung cấp lợi tức của mình, biết xây cầu qua sông để nối liền trang trại bao la, tính chuyện tằn tiện tiêu pha cả khi sắp nhắm mắt, buông xuôi hai tay, cách sống như thế của con người tuy được thời thế cho nằm ở tột đỉnh xã hội, nhất định là không phủ nhận mà còn chia xẻ với những tin tưởng của người dân dưới quyền mình. Cho nên ông đã cho xây tháp chứa linga, cầu kì đến gần 6 năm (1088-1094), năm 1105 lại xây thêm ba tháp ở nơi ấy nữa, tính chất trân trọng đối với thần vật này thật không thể chối cãi. Sử quan Lê Văn Hưu (1274) có thấy mà không gọi "cây cột đá chùa Giạm" như người ngày nay, cây trụ đá chạm rồng xây dựng gần trăm năm trước, mà ông lấy hình ảnh cái nạo sửa chữ cao quý của thánh Khổng để che lấp thực tế "thô tục" của cái linga ông còn biết ý nghĩa đích xác. Cũng như các ông vua Trần của ông.
Trần nữ - con gái nhà họ Trần
Sinh hoạt tính dục của người họ Trần thường bị các sử quan đời sau chê trách. Với ông vua (Thái Tông) thì chê trách nhẹ nhàng: "Chốn buồng the cũng có điều hổ thẹn", căn cứ trên đạo lí: "Bỏ luân thường, mở mối dâm loạn". Nhưng với ông quan (Trần Thủ Độ) thì lời chửi mắng "thói chó lợn" được tung ra như để hả ấm ức không thể thốt ra hết với vua. Tuy nhiên các chứng nhân đương thời thì lại không có thái độ hùng hổ ấy. Lê Văn Hưu chỉ chê gián tiếp về các cách tung hô xưng tụng, Lê Tắc không nói một lời về sinh hoạt gia tộc phía chủ. Hai người kia là thủ hạ của dòng họ cầm quyền không nói làm gì, nhưng Hồ Nguyên Trừng đối kháng, ít ra cũng thuộc dòng họ "cướp ngôi", thế mà trong hồi kí Nam Ông mộng lục, ông này cũng không nhắc đến điều gọi là sự dâm loạn của họ Trần như người sau.
Phan Phu Tiên (1455) đổ thừa cho người thứ nhất (TháiTông) là "mở mối dâm toạn... đầu têu cho Dụ Tông" sau này. Nhưng sử quan chỉ nói cho sướng miệng chứ Trần Cảnh lấy chị dâu là do sự sắp đặt ép buộc của Trần Thủ Độ và bà mẹ vợ Linh Từ, nguyên Trần nữ - con gái họ Trần. Ông đã trốn đi nhưng thấy "vua ở đâu thì cung điện (xây) ở đó", nên phải trở về. Sinh hoạt phóng khoáng, buông lung là của cả người họ Trần, của người đương thời chứ không phải do Thái Tông khởi xướng.
Hãy cho rằng Trần Quốc Tuấn cướp Công chúa Thiên Thành, con Thái Tông, em con chú của mình, là muốn phá gia đình kẻ đã làm tan rã nhà mình, trước khi được nghe lời trối phải báo thù của cha. Tuy nhiên khi Thái Tông gả con cho người cùng thân tộc gần (có thể là em ruột) thì rõ ràng đó là điều bình thường của thời đại, sử quan không xoi mói ra để thấy là loạn luân. Lại thêm, xét cung cách tự nhiên của Quốc Tuấn lẻn vào nơi cô gái đã hứa hôn đang ở gia đình người vị hôn phu, thì ta thấy có sự thuận thảo giữa đôi bên, có sự đồng ý của cô gái, đồng thời cũng thấy có sự ngang bướng của con trai họ Trần như kiểu ông hoàng tử Trần Duy lẻn ra ngoài cung đánh nhau, ăn cướp (1254) - hẳn không phải vì thiếu tiền mà chỉ vì nhu cầu tung hoành, để chứng tỏ sự dũng cảm của mình. Liên hệ thân tộc trong hôn nhân họ Trần do đó càng chòng chéo, khó có thể xác định cách xưng hô với nhau theo cách ta thường dùng ngày nay. Cho nên ta không quan tâm về việc Trần Hoảng (Thánh Tông sau này) lấy em gái Trần Quốc Tuấn, mà chỉ chú ý rằng cậu thái tử mới được làm vua, lấy vợ (tháng 8 âm lịch) vài tháng (tháng 11) là đã có con ngay! Đó là chứng tích sinh hoạt tính dục mạnh của con gái họ Trần mà người còn lưu lại nhiều bằng cớ hơn vì có thời sống đời dân dã là: Trần thị / Trần Nhị nương - Huệ Hậu / Thiên Cực Công chúa / Linh Từ Thái hậu, một loạt tên với địa vị càng lúc càng cao cùng công tích với dòng họ càng sâu dày khiến cho sử quan khó tính phải quay lại xưng tụng.
Nói nhiều về bà chúa này là ĐVSL mà một tên, suy ra có sự xuyên suốt các tài liệu, là Thiên Cực Công chúa (+1259). Toàn thư tuy chép sơ lược về thời nhiễu nhương chuyển tiếp Lí Trần nhưng cũng cho ta thấy tên bà vào lúc thành lập xong triều đại mới. Họ cho biết sau khi Lí Huệ Tông tự tử thì bà bị "giáng làm Thiên Cực Công chúa, gả cho Trần Thủ Độ..." (1226) Tuy tên tước này xuất hiện muộn sau tài liệu của ĐVSL nhưng lại là khởi đầu để cho sử gia dùng theo kiểu hồi cố, vì lúc họ Trần chưa làm vua thì không thể có danh hiệu "công chúa" được. Tác giả ĐVSL chắc sử dụng nó theo thói quen đời Trần là thời gian sử quan sinh sống, như Trần Thủ Độ đã dùng chữ "công chúa" khi nói với người khác về vợ mình. ĐVSL còn gọi là "Cô Hai họ Trần". Trần Lí còn một người con gái nữa được gọi là "Cô Ba họ Trần" gả cho Nguyễn Đường (1215) để ràng buộc người này khỏi thông đồng với Nguyễn Nộn, đến khi người này bị tử trận (chết ngay sau đó) lại gả cho Đoàn Văn Lôi (1218), một người con của Đoàn Thượng thủ lãnh của hệ thống họ Đoàn ở Hồng Châu. Vì các thứ bực này mà ta khó chấp nhận Trần Tự Khánh (+1223) là "anh" của Trần thị theo Toàn thư, vì đã có người anh cả là Trần Thừa (cha Trần Cảnh / Thái Tông). Tuy nhiên nếu xếp Trần Tự Khánh sau cả Cô Ba, thì tuổi ông ta có thể là quá nhỏ so với những hoạt động chính trị và quân sự vốn có tác động rất lớn trong việc gây uy thế họ Trần, dẫn đến việc chiếm ngôi mà Trần Thủ Độ chỉ là người kế tục. Chúng ta chờ đợi sự giải quyết rành rẽ, và bây giờ trở lại với Cô Hai.
Lại phải thấy ĐVSL không bao giờ liên kết Cô Hai và Công chúa Thiên Cực: Cô Hai họ Trần đi với Hoàng tử Sảm (Huệ Tông sau này), còn Công chúa Thiên Cực chỉ xuất hiện trong những chuyện thông dâm hấp dẫn với người khác mà thôi. Nhưng không thể vì sự tách biệt này và vì Thiên Cực được dẫn trong đời Lí mà có thể cho rằng Thiên Cực là một công chúa của Lí. Nhà Trần khá kiêu ngạo nên không thể lấy tên hiệu một công chúa Lí phong cho bà vợ ông Trần Thủ Độ đầy quyền uy và là mẹ vợ của Thái Tông, người không chịu gọi Bà là Công chúa mà phong cho chức Quốc mẫu, có "xe kiệu, mũ áo, quân hầu đều ngang với hoàng hậu." Điều trở ngại khác là trong chuyện thông dâm với Tô Trung Từ/Tự (6âl.1211) thì sách có nói rõ chồng cô là Quan nội hầu Vương Thượng. Ta phải gỡ rối điều này, cũng là dịp nối kết Cô Hai với Công chúa Thiên Cực ố tất nhiên là cũng không được hoàn hảo, như nhiều vấn đề khác. Có một Quan nội hầu Vương Thượng ở tận Lạng Châu "xa xôi hiểm trở..." như lời Đàm Dĩ Mông can Huệ Tông khi ông vua muốn dẫn gia đình lên đấy tránh Trần Tự Khánh, tuy rằng cuối cùng ông vẫn có mặt nơi ấy (đầu 1214). Lạng Châu trong tranh chấp cũng thường đổi chủ. Tháng Giêng âl. 1212, Đinh Khôi đánh Lạng Châu, cướp các tài vật trong nhà Công chúa Thiên Cực rồi kéo đi. Điều này có vẻ như chứng tỏ có một Thiên Cực khác biệt với Cô Hai họ Trần, nhưng cũng có thể giải thích là một cách ghi sự việc hồi cố của sử gia vì sự hiện diện của Huệ Tông và Trần thị ở Lạng Châu về sau. Bởi vì chuyện Tô Trung Từ thông dâm với Thiên Cực lại xảy ra ở Gia Lâm, nơi này rõ ràng là cách xa Lạng Châu, khó thể liên kết với Quan nội hầu Vương Thượng, mà lại gần với Thăng Long của Cô Hai đang làm nguyên phi nơi ấy hơn, và cô cũng từng ở trong nhà Tô Trung Từ trước kia. Chuyện Phạm Du thông dâm với Thiên Cực đã xảy ra khoảng thời gian Cô Hai lấy Vương tử Sảm (tháng 7âl. 1209), và điều này là đáng chú ý: Phạm Du bận bịu với Thiên Cực, lỡ hẹn quân tình, bơ vơ bỏ thuyền lên bộ liền bị hai tướng bắt đưa cho Vương tử Sảm giết đi. Không phải ngẫu nhiên mà kẻ ngoại tình bị bắt lại được dẫn giải về cho ông chồng bị mọc sừng. Lê Tắc (An Nam chí lược, Huế 1961, 222) cho biết trước "hồi gần đây", lúc chưa có chuyện chuộc tiền thế mạng thì người chồng được tự chuyên giết chết gian phu. Tên Vương Thượng cũng có thể hiểu theo nghĩa khác. Đó là chữ theo lối ngày nay, viết thường, chỉ sự tôn xưng: "Vương thượng" chỉ Vương tử Sảm, lúc bấy giờ đã được họ Trần bỏ Vương tử Thầm, tôn là Thắng Vương. Sự nối kết "Vương thượng" với Quan nội hầu Vương Thượng ở Lạng Châu là lầm lạc của sử gia, hay của người sau chép lại sách. Như thế ta gần như đã nối kết được Công chúa Thiên Cực và Cô Hai họ Trần trong thời chưa vinh hiển, còn đầy quá khứ buông lung, phóng túng như những người con gái, con trai khác của thời đại.
Đã nói, ĐVSL không chừa những chi tiết sỗ sàng, thường tục như chuyện Nguyễn Tự (1212), một tướng ngang ngửa tung hoành thời đại, đánh trận bị trúng tên, về nghỉ, hơn 10 ngày "vì lầm lỡ ăn nằm với đàn bà nên khí độc phát lên mà chết"! Ông cậu Tô Trung Từ không chừa cả cô cháu nên ban đêm lẻn vào nhà, bị giết rồi cũng được cháu Trần Tự Khánh chôn cất tử tế. Cô Hai họ Trần "có nhan sắc" (sử quan nhắc lại nhận định của Vương tử Sảm), lấy chồng tuy thuộc dòng hoàng phái, có cơ nối ngôi Trời, nhưng lúc bấy giờ chỉ là người long đong, nên cô không quên nhìn sang kẻ khác. Đoạn văn của ĐVSL kể lại không thô tục nhưng đầy hấp dẫn, mở rộng lối cho dòng tưởng tượng: "Nhà vua (Cao Tông) sai Phạm Du đến lộ Hồng để huấn luyện quân sĩ sắp đánh người ở Thuận Lưu. Biết đã đến lúc dân Hồng đi đón mà Phạm Du còn cùng với Công chúa Thiên Cực tư thông, không ngờ qua khỏi giờ phút ấy thì đã sai hẹn với người Hồng rồi. Phạm Du bèn lên thuyền theo đường sông mà đi đến bến Cổ Châu mới dừng lại, rồi theo đường bộ đến xã A Cảo thuộc vùng Ma Lãng thì bị người ở Bắc Giang là Nguyễn Nậu và Nguyễn Nải bắt đưa cho Vương tử Sảm giết đi." Một chuyến phiêu lưu tình ái đầy hấp dẫn mà thiếu người khai thác thành trường thiên tiểu thuyết hoặc phim ảnh bây giờ!
Khúc dạo đầu của Cô Hai họ Trần khiến ta không lấy làm lạ với sinh hoạt tính dục của người họ Trần về sau. An Sinh Vương Trần Liễu nhân nước lụt chèo thuyền vào cung họ Lí hiếp dâm cung phi tiền triều (1238), tuy vẫn bị phạt cho phải phép nhưng cung Lệ Thiên ấy lại được đổi tên là Thưởng Xuân, tỏ rõ một ám ảnh thích thú của toàn dòng họ mới vừa sang cả, được dịp thành hình. Đã nói chuyện Trần Quốc Tuấn. Đã nói chuyện Thái tử Trần Hoảng (Thánh Tông). Hãy kể thêm chuyện Trần Khánh Dư và Công chúa Thiên Thuỵ, vợ Hưng Vũ Vương Trần (Quốc?) Nghiện. Nhân Tông tuy trị tội sai đánh chết nhưng dặn không để cho chết, và "gian phu" tiếp tục làm tướng, ngang tàng. Chuyện buông lung của nhà họ Trần không đủ giấy để kể hết. Đến như anh họ Đỗ (Khắc Chung) được mon men làm họ Trần mà cũng "kết" với gái họ Trần, vợ vua Chàm, tuy có bị dân chính thống chửi mắng phải tránh né, nhưng rốt cục chỉ khi chết đi mới bị trả thù trên cái xác!
Điều đáng chú ý là sự chủ động của những người con gái họ Trần trên việc tìm người phối hợp giữa sự o ép của tình thế. Cái ego đàn ông của họ Trần không phải không mạnh. Trần Duệ Tông đánh Chiêm, tự thân xông tới, bị đại tướng can ngăn, liền chê: "Ngươi thật là đàn bà" rồi sai lấy áo đàn bà mặc cho! Nhưng bà Thiên Cực một thời tung hoành trên tình trường, đã chuyển sức xung động của mình vào việc quân cơ. "Khi... kinh thành thất thủ, Linh Từ ở Hoàng Giang, giữ gìn hoàng thái tử, cung phi, công chúa và vợ con các tướng soái thoát khỏi giặc cướp, lại khám xét thuyền các nhà chứa giấu quân khí đều đưa dùng vào việc quân." (Ngô Sĩ Liên). Đến cuối đời, vai trò đàn ông hết nổi bật, còn thêm tàn tạ nữa, thì hành tung của các bà lại hiển hiện rõ rệt như vào thời dòng họ còn là dân dã. Hoàng hậu của Phế Đế (+1388), năm 1393 đi chơi hồ Tây với Trần Nguyên Uyên (+1395), bị Nghệ Tông đem gả cho em Uyên là Trần Nguyên Hãng (+1399) để làm nhục, rốt lại trong biến loạn Minh (1406) thấy cùng với Trần Nguyên Chỉ chạy ra Đồ Sơn. Ông Tư đồ Trần Nguyên Đán thấy thế nước nghiêng ngửa, hạ giá kết thân với họ Hồ nổi lên cũng khiến cho cô Thái bắt chước cha, có thai với anh đồ dạy học sợ tội bỏ trốn, không biết có phải từ đó đã sinh ra đại công thần Nguyễn Trãi sau này của triều Lê hay không.
Nhưng nổi bật nhất là Công chúa Thiên Ninh (tên Bạch Tha, Ngọc Tha), con Minh Tông (+1357), lấy chồng năm 1342, trong biến loạn 1370 thấy có hai con đủ lớn để âm mưu giết Dương Nhật Lễ, không thành. Con chết, mẹ chết, Thiên Ninh đóng vai trò tích cực trong việc lật đổ Dương Nhật Lễ, xúi ông anh Trần Phủ lừng khừng, nhút nhát: "Anh phải đi đi (tránh nạn)! Em sẽ đem bọn gia nô dẹp nó cho!" Với công phục nghiệp cho họ Trần, bà được đổi tên là Quốc Hinh / Hương-thơm-của-nước, với tước phong Lạng Quốc Thái trưởng công chúa. Tuy nhiên lại cũng giống bà tổ Thiên Cực, bà không thấy thắc mắc về khía cạnh sinh hoạt tính dục của mình. Có cậu em Hoàng đế, vì danh y Trâu Canh cứu khỏi chết đuối lúc 3 tuổi, "châm" chữa sao đó mà bị liệt dương, Thiên Ninh liền chịu lấy thân mình chữa bệnh. Chuyện kể là năm 1351, lúc cậu vua 15 tuổi đã lấy vợ từ hai năm trước, còn bà chị thì đã được gả chồng chín năm trước đó nữa. Sử quan cẩn thận ghi lại bài thuốc, chắc là để dành cho người sau, vì thấy rằng "quả nhiên công hiệu": "Giết đứa bé con trai, lấy mật hoà với dương khởi thạch (?) mà uống rồi thông dâm với chị hay em ruột của mình thì sẽ hiệu nghiệm". Không biết các ông vua sau có dùng hay không nhưng công lao Trâu Canh đã khiến ông khỏi chết khi mắc tội thông dâm với cung nữ, còn được mời chữa bệnh khi Minh Tông hấp hối 1357. Hẳn Trâu Canh không phải chỉ chữa bệnh bằng bài thuốc mà còn bằng ngôn từ dẫn dụ, động tác làm gương vì sử ghi rằng ông ta "ra vào cung cấm hay dùng những câu kì lạ, những kế quỷ quyệt để huyễn hoặc Dụ Hoàng". Sử quan nhà Lê còn thấy con cháu Trâu Canh nối nghiệp nhà trong đời mình, trong lúc dân gian ngày nay thì thích thú riêng với bài thuốc của Trâu Canh mà chắc là không thể thực hiện được, nên chuyển qua chuyện truyền kì về anh nông dân ngờ nghệch tìm được loại dây thảo ở bờ mương, vạt suối nào đó, quàng vào thì cường dương còn tháo ra thì hết hiệu nghiệm!
Cao độ sinh hoạt tính dục buông thả của nhà họ Trần tập trung vào chuyện Trần Dụ Tông, nên không lấy làm lạ là đã nảy sinh truyện Hà Ô Lôi của Lĩnh Nam chích quái, ghi lại dưới đời ông vua này, còn có cả thời điểm rành rẽ "Thiệu Phong thứ sáu" (1346).
Truyện nói về một chàng trai sinh từ sự phối hợp giữa người trần và một vị thần, một chuyện thần lén lút cướp vợ viên quan đi sứ vắng nhà, sinh ra một cậu bé đen xấu nhưng nhờ Lã Động Tân làm phép nên có được giọng hát mê mệt lòng người. Dụ Tông mê Quận chúa A Kim mà không được thoả mãn mới bảo Ô Lôi đi dụ để bêu xấu, và Ô Lôi thành công. Các nhân vật, trừ Dụ Tông, đều có dáng lịch sử nhưng không rõ ràng. Đặng Sĩ Dinh, viên quan đi sứ có vợ bị thần hiếp, người làng Ma La, gộp lại giống như tên của ông thám hoa Đặng Ma La đỗ vào đời Thái Tông (1241). Huy Từ Hoàng hậu giống như được nhớ từ tên hiệu một bà phi của Anh Tông: Huy Tư. Và Minh Uy Vương, người giết Ô Lôi, như là đảo ngược của con Lí Thái Tông: Uy Minh Vương Lí Hoảng mà vai trò trấn nhậm Nghệ An hướng về nam khiến ông còn được thờ xa hơn, ví dụ như ở Bình Định. A Kim chỉ là tên tượng trưng của dòng cành vàng lá ngọc, cũng như Ô Lôi là trỏ hình dạng đen đúa của nhân vật chính.
Tuy nhiên nếu loại bỏ những thêm thắt, ta thấy truyện có một cốt lõi thật, đáng lưu ý, nhất là với tình hình khả năng nho sĩ đương thời, rõ ràng họ chưa đủ sức viết được một "tiểu thuyết" của sáng tạo mà chỉ là tô vẽ từ "những chuyện góp nhặt... lượm lặt ở tiếng vang chuyện đồn" theo con đường chắc là thành công hơn Hồ Tông Thốc chỉ vì gần với nguồn thông tin hơn mà thôi. Dụ Tông mê người tôn thất là chuyện-thường của họ Trần. Dịch giả Lê Hữu Mục đã dựa vào thời gian xảy ra truyện tích, và lầm lạc với đời sống của anh Dụ Tông, Cung Túc Vương Trần Nguyên Dục, lấy người con hát sinh ra Dương Nhật Lễ sau được nối ngôi, mà đoán định niên đại ra đời của Lĩnh Nam chích quái (Sài Gòn, Khai trí xb. 1961, tr. 15.) Ông cho đó là chuyện của Dụ Tông chứ không phải của người anh nên xếp đặt sự thật sít sao từ chuyện đời thường qua sách vở để tìm ra luận chứng cho mình. Về phần chúng ta chẳng tìm cách kết tội người xưa, nhưng sự kiện Nguyên Dục cướp vợ từ tay người chồng họ Dương cũng được Lê Tắc nói về một ông vua khác cướp vợ hứa hôn của người (tương đối thất bại). Tên vua không được nói rõ, tên ngưới phụ nữ chỉ nhớ được từ quê quán (Vạn Xuân phi), nhưng Lê Tắc hàng Nguyên từ 1285 thì hẳn là chuyện đã xảy trước đời Trần Dụ Tông gần một thế kỉ (An Nam chí lược, tr. 238). Nhưng ở truyện Hà Ô Lôi, ta lại thấy nhiều tình tiết, tâm cảm thời đại hơn các dòng sử khô khan, đồng thời truyện cũng hé mở cho những suy đoán bất ngờ hơn.
Trước hết là ở hình dạng nhân vật, được tả là "da thịt đen như mực", đen "nhưng da láng như mỡ", được cả tiên Đồng Tân khen "đẹp lắm" trước khi tiếp sức thêm giọng hát tuyệt vời ngoài tính chất thông minh mẫn tiệp khác. "Đen" ở đây rõ ràng là da đen theo giống chứ không phải vì giang nắng! Đời Trần đã có rất nhiều giao tiếp với hải đảo dân có màu da sậm hơn người Việt, vậy thì việc có một người con lai như thế không phải là điều lạ. Thời Lê Trung hưng có người lấy lái buôn ngoại quốc sinh con đen mà chắc vì sĩ diện con Rồng cháu Tiên người ta đã cho bà ta mãi đến sau hai năm xa chồng mới sinh con! Ô Lôi lúc lớn lên được vào hầu trong cung Dụ Tông. Phía trời Tây, triều đình người Ả Rập đã có rất nhiều nô lệ da đen "làm loạn" ở hậu cung như còn truyền lại trong Ngàn lẻ một đêm, huyền thoại về khả năng tình dục của người da đen có ở khắp nơi, cho nên cung đình họ Trần thêm một Ô Lôi cũng không là mới. Vậy phải chú ý đến sự "sủng ái" của vua đối với "tân khách" Ô Lôi. "Vua thường bảo ở triều rằng nếu ai có thấy Ô Lôi gian phạm con gái nhà ai, bắt nó đến đây thì vua thưởng tiền một ngàn quan, nếu giết nó thì phải bồi thường một vạn quan. Đi chơi đâu vua cũng thường cho nó đi theo." Tuy sử quan khen bài thuốc của Trâu Canh, nhưng chắc là không "công hiệu" lắm vì rốt cục Dụ Tông không có con, lúc chết đi phải để Dương Nhật Lễ lên thay. Vậy thì Ô Lôi trong triều, với những điều ghi lại "nhẹ nhàng" kia, chứng tỏ là một "boy friend" của Dụ Tông, điều đã thấy rất nhiều ở thời Cổ Hi Lạp, cũng như trong chữ Hán "đoạn tụ" (cắt ống tay áo), từ tích Hán Ai Đế (6-1 tCn.) phải cắt ống tay áo của mình mới trỗi dậy được mà không làm kinh động người yêu-trai (Đổng Hiền) đang ngủ mê mệt nằm đè lên (Hán thư, Đổng Hiền truyện). Nhu cầu sex ở người bị liệt dương cũng thấy ở Đàng Trong, thời chúa cuối đời Nguyễn. Lê Quý Đôn ghi lại (Phủ biên tạp lục, bản dịch Hà Nội 1964, tr. 65): "(Nguyễn Phúc Thuần) tuổi trẻ thích chơi bời múa hát, có bệnh không gần đàn bà được, sai người con hát yêu dâm loạn với cung nữ để làm vui". Ngờ rằng sự rối loạn dục tính của Phúc Thuần đã có mầm mống từ cha của ông: Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát đã cho gọi con trai là con gái, con gái là con trai, nhưng dấu hiệu phía nữ không thấy, chỉ rõ rệt là phía nam như, cũng Lê Quý Đôn cho biết Nguyễn Phúc Hiệu (con trai trưởng) được gọi là Đức mụ, còn Phúc Dương (cháu) được gọi là Chị Dương. Phúc Khoát có 15 con trai, không kể con gái, như vậy không thể là "bất lực", nhưng sự việc đổi-giống như thế tỏ ra ông có khuynh hướng đồng tính trong người. "Người con hát yêu" của Phúc Thuần, ở trường hợp Trần Dụ Tông là Hà Ô Lôi. Ô Lôi không phải chỉ là trường hợp đồng tính mà là lưỡng tính.
Có lẽ hiếm có trường hợp văn chương sex trong sách xưa như ở đây. "Giọng phúng vịnh (của Ô Lôi) như đùa gió cợt trăng, như mây bay nước chảy làm cho ai cũng thích nghe, đến đàn bà con gái càng thích nghe hơn." Quận chúa A Kim "nghe tiếng hát Ô Lôi... véo von như tiết điệu Quân thiên... ý tứ thê lương" liền cho vào chầu hầu. "Thanh âm thấu cả trong ngoài, Quận chúa vì thế cảm động mới thành bệnh uất kết, dần dà đến ba bốn tháng bệnh càng nặng thêm... Một hôm Ô Lôi đêm vào hầu bệnh... Quận chúa không ngăn được tình dục mới bảo Ô Lôi rằng: 'Từ ngày mày vào đây, vì giọng hát của mày mà ta thành bệnh'. Rồi cùng Ô Lôi giao thông, bệnh dần dần bớt."
Họ Trần chấm dứt vai trò lịch sử của mình, với cái đuôi ngắn ngủi của họ Hồ cũng là đóng kết luôn cả một giai đoạn sử nước Việt từ thời độc lập. Một giai đoạn mới sẽ bắt đầu với sự khích động của một thời thuộc trị nữa.
Khi Thánh giáo lên ngôi.
Sex Và Triều Đại Sex Và Triều Đại - Tạ Chí Đại Trường Sex Và Triều Đại