They say love is blind…and marriage is an institution. Well, I’m not ready for an institution for the blind just yet.

Mae West

 
 
 
 
 
Tác giả: Danielle Steel
Thể loại: Tiểu Thuyết
Nguyên tác: Special Delivery
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 11
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1329 / 21
Cập nhật: 2016-07-02 16:50:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 1
hiếc Ferrari đỏ dạo quanh một vòng rồi đỗ xịch ngay trước cửa hiệu Julie’s mang tên con gái của Jack Watson. Nó đã tồn tại được hai năm từ lúc Julie vừa chín tuổi. Sự nghiệp kinh doanh xem như trò tiêu khiển, chơi cho vui thôi, gã bỏ nghề sản xuất phim ảnh từ lâu rồi. Làm được bảy tám bộ phim gì đó, rẻ tiền, không ăn khách, gã cũng một thời là diễn viên điện ảnh. Làm nghệ thuật không có ăn, gã lại gặp may, người chú ra đi để lại món gia tài nhỏ, gã bắt tay vào sự nghiệp kinh doanh hàng bách hóa, thời trang phụ nữ. Hai năm sau, gã giành quyền quản lý, vợ bất mãn, mấy bà ai cũng lắc đầu. Diễn viên, nghệ sĩ, các bà nhà giàu rủ nhau mua sắm ở cửa hiệu Julie’s, một dịp để gặp măt, để biết rõ Jack Watson. Gã là tay chơi có tiếng, chịu chơi, gã luôn được đàn bà săn đón. Gã khoái chí. Mấy bà cũng được dịp phiêu lưu. Như một sự an bài, hai năm sau ngày khai trương, vợ chồng chia tay, gã từ huyênh hoang chẳng hề yêu đương gì vợ, dẫu trải qua mười tám năm chung sống. Lần đầu họ gặp nhau lúc khởi sự quay một bộ phim. Gã chộp ngay cơ hội, yêu như ngây như dại. Chuyện tình diễn ra tại khu nhà nghỉ mát ở bãi biển Malibu. Sáu tháng sau họ kết hôn, gã chấp nhận làm một cuộc hôn nhân chính thức, đó là lần đầu trong đời gã làm đám cưới. Rồi mười lăm năm, với hai đứa con, nhưng rồi cũng đến hồi kết thúc ngậm ngùi đắng cay như bao cuộc tình tan vỡ khác. Bảy năm sau gã đi bước nữa, với một người đàn bà Pháp, tài hoa, cao tay ấn, dạy cho gã bài học biết sống thủy chung dù chỉ là một lần mà thôi. Jack bốn mươi, vợ ba mươi chín, sau hai năm chung sống, Dorianne Mathieu gặp nạn lúc đi đến nơi hẹn ở Palm Spring. Phút đau thương! Gã mất người đàn bà vui tính, lúc cười cợt khiếm nhã vẫn đẹp, quyến rũ, một cá tính mạnh mẽ, đã từng nói chỉ có những bà vợ mất trí mới lấy gã làm chồng. Người đàn bà không biết tha thứ dù chỉ một sơ suất nhỏ, gã thì tôn thờ hết mình, theo vợ đi khắp châu Âu đến Paris, qua châu Á, châu Phi, Nam Mỹ thăm bạn hữu, đó đây ngày tháng qua đi như chuyện thần tiên. Cái chết của Dorianne hiện ra trước mặt gã một khoảng trống sâu thẳm, nỗi ám ảnh chết chóc bao trùm. Khỏa lấp khoảng trống vô vị là những bóng dáng tình nhân nối tiếp ngày và đêm chờn vờn vây bủa quanh gã. Sáu năm sống độc thân nhưng không một ngày chịu cảnh lẻ loi, gã cũng chẳng hề yêu thương ai, năm mươi chín tuổi, gã có đủ tất cả, làm ăn hái ra bạc. Trước lúc Dorianne ra đi vĩnh viễn, gã tậu thêm một cửa hiệu ở Palm Spring; năm năm sau thêm một cửa hiệu ở New York. Cách nay hai năm, gã bành trướng cơ ngơi đến mãi San Francisco. Giờ đây gã bận rộn, trăm thứ việc chờ chuyển giao cho thằng Paul nhưng thấy khó thuyết phục nó bỏ ngang nghề sản xuất phim có tiếng hơn cha mình thuộc lớp trước. Gã không mặn mòi sự nghiệp kinh doanh nghệ thuật cho lắm, cố thuyết phục con trai theo ngành nghề kinh doanh hàng bách hóa mà nó đã chịu nghe đâu. Paul mải vùi đầu vào công việc, thương vợ không có được đứa con. Lấy vợ hai năm chưa thấy gì, gã lo cho con trai, còn Jan, cô con dâu càng trông ngóng hơn. Jan phục vụ ở một phòng triển lãm tranh nghệ thuật, công việc chỉ vớ vẩn thế thôi, nó chỉ lo đẻ một đứa con. Một người vợ dịu dàng, dễ thương, sống hòa thuận. Jan giống mẹ, rất đẹp, Amanda Robbins cựu diễn viên điện ảnh, dù đã năm mươi hãy còn vương lại nét đẹp thời son trẻ, dáng mảnh dẻ, dong dỏng cao, tóc hung đỏ. Sau khi bỏ nghề về làm vợ Matthew Kingston, chủ nhà băng, trầm lặng, lối ứng xử nhạt nhẽo đang sống chung với hai cô con gái đẹp, dễ thương trong ngôi nhà đồ sộ ở vùng Bel Air. Ở Los Angeles chỉ có mỗi Amanda chẳng hề ghé mua sắm cửa hiệu Julie’s. Jack thường nhắc nhở luôn nếu có dịp may nào được chạm mặt người đẹp. Amanda có cuộc sống sung túc, không ưa Jack và cũng chẳng hề có ý định gả con gái cho Paul, con trai gã Jack, nghĩ rồi tên này sẽ cũng như cha, sống bê tha, bừa bãi. Song thực ra Paul chững chạc, bản lĩnh, xứng đôi với Jan, con gái Amanda, cho dù Paul hiểu ra bên vợ không mấy thiện cảm với cha mình, một tay chơi có tiếng ở vùng Los Angeles, lêu bêu khắp chốn, nếm trải đủ mùi, người mẫu, diễn viên tập tễnh mới vào nghề, gã quơ hết. Bọn này thích tâng bốc ca tụng gã lên tận mây xanh, một tay chơi từng trải không ai qua nổi. Gã chẳng thật thà, không hứa hẹn, chẳng ai muốn phiền lụy, và nhân tình không đếm hết được. Tuổi gần sáu mươi gã còn theo ra biển bơi lặn, luyện thể lực, xây một nhà nghỉ mát ở Malibu, Nam California. Sở thích của gã là chơi xe Ferrari đỏ, khoái đàn bà. Gã là người cha yêu thương con - Paul, Julie hai ngọn đèn thắp sáng đời gã, chúng nhớ về mẹ như cái bóng mờ, với Jack cuộc chia tay thật đúng Iúc. Cuộc sống vật chất quá dư thừa, sống trụy lạc, quyến rũ đàn bà, nhiều chuyện lạ nữa chỉ có gã nói ra mới dám tin. Một tay chơi sành sỏi không kiêu căng ngạo mạn; sống vui, yêu đời, đám đông vẫn gọi gã là một “nhân vật khả ái”. Gã đặt văn phòng trên tầng lầu bốn, trang trí nội thất theo phong cách Ý, một sáng tạo của người tình mới quen, bỏ chồng chạy theo gã. Jack từng bảo chỉ có kẻ điên rồ mới sống chung với gã, quả thật khi chia tay mới tin gã nói có lý. Nhìn vào cuộc sống riêng tư mới thấy cả một thế giới vui nhộn xen lẫn bàng hoàng lo lắng. Ghé qua văn phòng buổi sáng trễ mất nửa tiếng đồng hồ, bỏ cả cà phê buổi ăn nhẹ, gã tranh thủ ra biển tha hồ bơì lặn, xong đến nghỉ mát tại nhà riêng ở bãi biển, tính toán công việc làm ăn, và điều hiển nhiên là đưa con gái Julie, một mắt xích không tách rời trong công cuộc làm ăn của gã. Một tay săn gái nhưng làm ăn đâu ra đấy. Gã công khai chuyện này cho mọi người cũng chưa muốn cho ai thay, gã đang nắm trọn quyền hạn trong tay. Gã không còn ai để thăm dò bàn bạc, cũng không có ai kèo nài, lý lẽ giãi bày. Con gái gã, Julie mới thực là người trám vào khoảng trống đó. Trong phòng làm việc trên bàn xếp hàng đống giấy tờ, hợp đồng làm ăn, gởi đến từ Paris. Mẫu mã nhiều kiểu đẹp Dori, người vợ quá cố có công dẫn dắt gã đến với nghệ thuật Paris, thời trang, món ăn ngon, rượu ngon và cả gái đẹp nữa. Gã say sưa hương vị Paris, mua sắm nhiều món đem về cửa hiệu Julie’s toàn là hàng “xịn”. Vừa ngồi xuống chuông điện thoại reo, gã nói trên máy bộ đàm, mắt không rời mẫu hàng mang từ Pháp về: “Ê này’’ vẫn là giọng nói suồng sã đụng chạm cánh phụ nữ, riêng với cô thư ký Gladdie thì chuyện đó là bình thường từ năm năm rồi. Chỉ những nhân viên nữ ở văn phòng là gã còn nể nang, nội quy gã đặt ra không được vi phạm. “Ai ở đầu máy?”. Thư ký đỡ lời: “Paul đang gọi, ông cần gặp, hay thôi, báo là ông đang bận, cậu ấy sẽ đến ngay’’. “Bảo nó cứ đợi đấy”. Gã đang tiếp khách thương lái chào hàng túi xách da cá sấu Milan, quay sang dặn thư ký: “Cô giữ khách lại chờ đó, tôi nói chuyện với thằng Paul vài phút trước đã”. Gã không muốn sai hẹn với con, giọng vui vẻ: “Thằng Paul này khá lắm, nó vẫn thế”, gã cưng nó. “À này, có việc gì không con?”. Paul cho hay liệu nó có cần đến nơi đón ba về, còn không thì ba đi một mình cũng được, hôm nay hắn có vẻ buồn nhiều hơn vui khi ít nói hơn ba nó. Gã buông một câu: “Về chỗ đó là chỗ nào?”. Gã quên mất rồi. Gã không nhớ ra đã lỡ hẹn với con, thường mọi khi chờ con đến gã vẫn ghi nhớ hôm nay lại quên bẵng đi. Paul bực dọc: “Ba nhớ ra chưa?”. Nó không yên tâm: “Việc này hệ trọng, ba đừng đùa chứ”. Gã buông mấy mẫu vải hàng Pháp xuống bàn cố nhìn quanh xem có giấy tờ gì như thằng con trai vừa cho hay. “Để xem mình sẽ đi đâu đây”, trong một thoáng luống cuống, gã chợt nhớ ra! “Trời đất ơi, tôi...’’. Đám tang cha vợ của thằng Paul, sao tôi quên bẵng thế này? Gã không dặn dò nhắn nhủ cho thư ký, nếu có thì cô ấy đã nhắc cho hay từ hôm trước kia. Paul chợt đổi giọng trách móc cha mình: “Ba đã quên rồi còn nói gì nữa”. Gã tự nhủ mình không đến nỗi tệ. “Ba không ngờ sự thể...” Gã phân trần: “Ba có quên đâu, bất chợt mới nhớ, mới nghĩ ra được”. “Thôi mà, ba đã quên. Lễ tang định vào buổi trưa, sau đó là một bữa tiệc ba không đến cũng được thôi, con nghĩ ba nên đi thì hay hơn”. Hai chị em Julie, Paul đều túc trực ngày hôm đó. Chợt nhớ buổi tiếp khách chiều nay, gã không biết sắp xếp ra sao: “Độ bao nhiêu người dự lễ tang, con đoán ra được không?” Paul cố làm sao tổ chức cho khéo, không phải dễ. Nó báo ngay “Trong buổi ăn trưa, độ chừng hai đến ba trăm khách”. Nghĩ đến đây, Jack choáng ngợp nhớ lại số lượng khách mời đến năm trăm người trong ngày con trai gã lấy vợ. Khách mời khắp cả nước Mỹ, chủ yếu nhờ gia thế bên gia đình vợ là dòng họ Kingston. Gã thản nhiên nói: “Mấy người khách đó chẳng còn ai nhớ ra mình nữa đâu. Ba cám ơn, nhớ đến đón ba. Hẹn gặp lại. Nhớ đi cùng mẹ, hai chị em Jan, ba chỉ đứng ở xa nhìn”. Paul còn dặn dò, “Ba đứng một chỗ, mẹ Amanda có thể nhìn ra được, còn vì lý do nào ba không đến, Jan khó mà ăn nói nếu mẹ hay chuyện đó”. Gã bật cười một mình tỉnh bơ, “Bà ấy càng mừng hơn nếu ba không đến”. Chẳng đếm xỉa đến mối hiềm khích hời hợt giữa hai họ sui gia, ngày con trai lấy vợ vài lần khiêu vũ với bà ta, bà ta chẳng hé răng nói ra mình không ưa gì gã đàn ông này, bà ta hiểu được gã qua mẩu tin trên báo sau khi bỏ nghề diễn viên điện ảnh, cách nghĩ nghiêm túc theo như ý chồng là chỉ được nêu tên trên báo những dịp quan hôn tang tế mà thôi. Còn gã luôn được nêu tên trên báo, gã giao du với các diễn viên khá nổi tiếng, các ngôi sao đang lên, tổ chức dạ hội ngay cửa hiệu Julie’s. Nơi đây vẫn thường chiêu đãi khách hàng kinh doanh. Ai nấy đều thích được mời một lần, nhưng gia đình Kingston chắc không bao giờ có tên. Gã có mời chăng nữa họ cũng chẳng đến. Paul lại thúc: “Ba nhớ đi cho kịp kẻo không rồi đến lượt ba người ta cũng đến muộn”. “Không dám đâu, cám ơn!” gã chợt nghĩ vì một cơn đau tim kéo theo cái chết của Matthew Kingston trên sân tennis cách đây bốn hôm. Kém gã hai tuổi, Amanda, vợ y bước vào tuổi năm mươi. Mấy tay chơi tennis hôm đó cố cứu chữa cũng không giúp gì được. Gia đình, người thân, giới ngân hàng thương tiếc cái chết của Matthew ở tuổi năm mươi bảy. Với Jack, từ hồi nào đến giờ gã không ưa lão này kiêu căng, lập dị, chán phèo. Paul dặn dò: “Hẹn gặp lại ba. Con phải đón Jan đêm qua ngủ lại nhà mẹ”. Gã lại hỏi: “Nếu mẹ cần một bộ đồ, chiếc mũ, ba dặn để sẵn ở cửa hiệu, con ghé sang lấy mang đi”. Paul cười: “Vâng, tốt thôi!”. Dù trước đây gã là một tay quậy phá dữ nhưng vẫn được tiếng là người tử tế biết điều. Paul thương cha cũng vì một điểm đó. Paul cho ba hay là mẹ vợ không thiếu một món nào chỉ mỗi điều nay trông mẹ gầy guộc lắm, dù sao cùng còn giữ kẽ. Một người mẹ tuyệt vời. Gã chợt buột miệng, “là bà hoàng băng giá”. Nói điều này nghe không hay, người ta hoàn cảnh chồng mới mất, gã nói tiếp: “Thú thật ba có lỗi, ba không kịp nghĩ lại”. Cũng chưa đến nỗi! Đối với Amanda, một người đàn bà biết tự kiềm chế, chỉ nhìn bà ta là gã đã có một ý nghĩ thèm khát kỳ quái vụt qua trong đầu, từ trước tới nay gã có khi nào mơ tưởng đến. Gã thương xót sự mất mát Amanda phải chịu, hồi tưởng lại cái chết của Dori trước đây tuy hoàn cảnh có khác bởi Amanda sống cách biệt, lạnh lùng khó cảm thông. Trông bà ta thật tuyệt vời làm sao, chẳng khác gì lúc còn là diễn viên điện ảnh. Ngày đó Amanda Robbins hai mươi bốn tuổi, bỏ nghề về làm vợ Matthew Kingston. Một đám cưới lớn ở Hollywood, nhiều năm sau có người đánh cuộc rồi bà ta sẽ chán cảnh làm vợ quay lại nghề cũ. Không phải thế, bà ta vẫn đẹp như xưa, lạnh lùng, giã từ sự nghiệp điện ảnh. Cũng dễ hiểu Matthew Kingston không buông ra đâu, đó là của riêng của ông ta. Jack soạn ra một bộ complet sẫm màu không bảnh lắm, thích hợp cho lúc này, cà vạt chỉ toàn màu đỏ, xanh, vàng. Gã vội chạy đến phòng phía trước gọi Gladdie, quát to sao không báo cho hay việc này. Gã không giận, cô ta hiểu tính ông chủ, hiểu ông chủ biết nhận trách nhiệm về phần mình với đội ngũ nhân viên, cộng tác lâu dài. Ông chủ có tiếng là người kém nhã nhặn, có lúc lơ là, thư ký hiểu rõ điều này. Vì ông biết quan tâm lo lắng, rộng rãi, có uy tín, làm việc ở đây vẫn thích hơn. Gladdie mỉm cười: “Tôi cứ nghĩ là ông lo liệu đâu ra đấy. Vậy là ông đã quên mất rồi”. Gã nhe răng cười: “Thật ra tôi lỡ lời. Tôi chẳng thích đi đám tang một người nhỏ hơn mình. Cô Gladdie à, thôi bỏ qua đi, cô ra cửa hàng mua giúp một chiếc cà vạt màu đậm hơn. Nhớ chọn cho kỹ, không lòe loẹt màu mè, thằng Paul nó khó chịu lắm. Một chiếc nền trơn”. Gladdie nhìn ông chủ mỉm cười vội lấy ví tiền vừa lúc có khách đến văn phòng. Họ bàn bạc trao đổi nhanh chóng, xong ngay. Hợp đồng một trăm túi xách, mười một giờ giao, Gladdie cũng vừa về tới, chọn được chiếc cà vạt màu xám nhạt kẻ sọc trắng, gã vui vẻ cầm lấy thử ngay không cần soi gương rất điệu nghệ. Gã chọn bộ complet đậm màu, sơ mi trắng vải xoa Pháp. Trông gã trẻ măng, tóc hoe điểm mấy sợi bạc, mắt nâu. Gã buông một câu “Cô nhìn tôi xem, chững chạc lắm chứ”. “Chững chạc thì không dám nói, mà trông ông bảnh lắm thì đúng hơn”. Gladdie chỉ mỉm cười nhìn ông chủ, biết rõ là gã cũng thích được khen như thế, cô ta cũng chẳng quan tâm đến thói ăn chơi bạt mạng của gã, với cô chỉ có việc làm và cơ ngơi của ông chủ là đáng quan tâm hơn cả. “Trông ông chủ oai quá, lịch sự lắm, con trai ông tha hồ vinh dự”. “Tôi cũng nghĩ thế. Mẹ vợ nó khỏi phải nhờ đội bảo vệ, đã có tôi đây rồi. Trời đất chứng giám, tôi chúa ghét đưa đám”. Nhớ lại cái chết của Dori, gã như đang mặc đồ tang. Lạy Chúa, thật khủng khiếp quá, chịu sao cho thấu. Một nỗi đau thấm sâu khi hay tin Dori ra đi vĩnh viễn. Gã phải chịu đựng nhiều năm tháng mới nguôi, mặc cho bao nhiêu đàn bà, gã cố xua tan nỗi trống trải không ai hơn được Dori, ấm áp nồng nàn, quyến rũ mời gọi, tinh quái. Bước xuống cầu thang vừa đi vừa nghĩ đến Dori, gã càng thấy sầu khổ. Mười hai năm trôi qua gã vẫn nhớ mãi cái chết của Dori. Jack rời khỏi văn phòng, bao nhiêu cặp mắt phụ nữ nhìn theo. Gã bước tới, ung dung mở cửa xe ngồi sau tay lái. Chiếc Ferrari đỏ phóng hết ga. Năm phút sau, xe bon bon trên xa lộ Santa Monica hướng về nhà thờ Tân giáo đang làm lễ. Đường sá buổi trưa đông nghẹt. Tháng Giêng California trời ấm áp, mọi người tranh thủ lái ô tô xuống phố. Gã đến muộn hai mươi phút, lặng lẽ lách qua đám đông tìm chỗ dãy cuối, gã không đoán ra có bao nhiêu người đến dự... Có thể là khoảng bảy tám trăm gì đó, từ chỗ ngồi có thể nhìn thấy hết, cũng khoảng từng đó mà thôi. Gã cố tìm con gái, chắc là nó lẫn trong chỗ đông, ngay cả Paul ngồi cùng dãy ghế với người nhà bên vợ, gã cũng không nhìn ra được. Và cũng khó mà nhìn thấy bóng dáng người quả phụ bị che khuất hoàn toàn. Gã chỉ trông thấy và đoán ra được một cỗ quan tài đồ sộ bằng gỗ gụ tay nắm bằng đồng phủ lá xanh và hoa lan trắng; trang nghiêm mà vẫn đẹp xen lẫn dãy vòng hoa treo quanh tường; nơi nào cũng nhìn thấy hoa lan, gã biết rõ do tay ai tổ chức. Tỉ mỉ đến từng chi tiết dù đang gặp lúc bối rối vẫn khéo như ngày cưới trước đây. Gã không nghĩ chuyện đó nữa, đắm chìm vào những suy tư về thân phận mình trong giờ phút cử hành thánh lễ. Bạn bè rồi đến con rể đọc lời chia buồn. Thằng Paul chỉ nói ngắn gọn, giọng cảm động cũng đủ khiến gã rơi nước mắt, gã khen con sau giờ hành lễ. Giọng khàn khàn gã nói với con trai: “Tuyệt lắm, con ạ, đến lượt ba con nhớ nói y như thế nhé!”. Thằng Paul cố vờ không nghe, lắc đầu ra vẻ khó chịu, nó choàng tay ngang vai gã bước trở ra. “Ba chỉ lắm chuyện, con cũng chẳng nói gì ác ý về ba, mọi người đều nhắc tới. Ba cứ yên tâm”. “Thế được rồi, ba nhớ mà. Rồi đây ba bỏ không chơi tennis nữa”. “Kìa ba...” Thằng Paul cảnh giác trách cứ. Amanda đang bước tới, lách qua đám đông chào người quen. Jack định quay đi nhưng rồi nhận ra mình đang đứng ngay trước mặt người quả phụ, thật tuyệt vời, rất lâu gã không gặp mà sao vẫn đẹp như xưa. Đội chiếc mũ đen có mạng che rộng thùng thình, bộ áo toàn màu đen, nổi bật hơn, gã nhìn ra bộ đồ do một tay thợ người Pháp thiết kế. “Chào Jack”, giọng êm ả, cố kiềm chế nỗi buồn còn vương lại trong đôi mắt xanh mở to. Gã thấy xót thương số phận bà ta. “Xin thành thật chia buồn cùng Amanda”. Dù gã không thích vẫn phải nhận ra là nhan sắc Amanda có phần phai nhạt sau cái chết của người chồng. Gã không nói gì nữa, bà ta cúi mặt quay sang chỗ khác, đi tới trước. Vừa lúc đó Paul trở vô tìm Jan và chị. Gã cố nán lại chờ thêm ít phút, nhìn quanh không thấy người quen, lặng lẽ ra về không cho thằng Paul đang loay hoay chuyện nhà hay. Nửa giờ sau Jack trở lại văn phòng làm việc, im lặng suốt. Buổi chiều, gã suy nghĩ chuyện gia đình người quá cố. Dù gã không ưa lão, cũng nên chia buồn sâu sắc với người thân vừa mất đi một trụ cột gia đình. Thế là suốt buổi chiều gã như bị ám ảnh vì Dori. Gã lấy ảnh ra xem, chuyện hiếm có, gã vẫn giấu sau bàn giấy. Chỉ nhìn nụ cười trong ảnh chụp ở biển St. Toopez cũng đủ khiến cho gã hồn xiêu phách lạc. Gladdie đi lại lui tới dò la tình hình ông chủ, như đoán ra ý ông chủ không thích ai quấy rầy. Gã nhắc thư ký gác lại hai cuộc hẹn trước. Tuy rầu rĩ, trông gã vẫn oai trong bộ complet sẫm với chiếc cà vạt mới vừa mua. Gã không hay biết gì ngay lúc này gia đình Kingston đang bàn tán về gã tại nhà ở Bel Air. Amanda gọi Paul lại: “Mẹ rất mừng ba con đến chia buồn”, lúc bà tiễn đưa khách ra về. Buổi chiều hôm ấy sao cứ kéo dài mãi, dù Amanda cố tự kiềm chế vẫn thấy mệt mỏi. Paul cầm tay an ủi: “Ba con thương tiếc cha lắm”, bà khẽ gật đầu nhìn hai đứa con gái. Hai đứa con hay tin cha mất thôi không còn xích mích xô xát nhau nữa. Louise hơn Jan mấy tuổi, mỗi đứa mỗi tính, lúc nhỏ đánh nhau suốt ngày. Giờ thì hai đứa làm hòa với nhau để mẹ yên tâm, an ủi mẹ. Paul lặng lẽ ra sau bếp tự tay pha cà phê. Những người lo mai táng ở lại dọn dẹp rửa chén bát phục vụ cho hơn ba trăm người đưa đám. Amanda thở dài nhìn ra khu vườn chăm chút tỉa xén thật khéo, quay lưng về phía hai con gái, nói một mình: “Mẹ không thể nào ngờ được ba con đã ra đi”. Jan nước mắt ràn rụa: “Con cũng không ngờ được mẹ ạ!”. Louise thở dài thành tiếng: “Con thương cha lắm!”, dù nó không hợp tánh cha nó cứng cỏi. Jan thì nhỏ nhẹ, có thể trông nhờ Jan nhiều hơn. Louise không nghe cha học hết chương trình luật, ông nổi giận, rồi nó lấy chồng sớm, bỏ học. Cuộc hôn nhân hạnh phúc, lấy nhau năm năm có ba mặt con. Còn chuyện Jan chưa có việc làm ổn định, ông bố không mấy quan tâm, chồng theo nghề điện ảnh sân khấu còn bố chồng chẳng khác gì tay lái buôn súc vật. Louise không ưa Paul ra mặt. Chồng Louise là thành viên Hiệp hội Ngân hàng Lock, là một luật sư của tổ hợp này môn đăng hộ đối với dòng họ Kingston. Ngay buổi trưa cử hành lễ tang, Jan đã khóc nức nở, rồi Louise hiểu ra vì sao cha mình hay quở trách khó chịu, hay cấm đoán, và có bao giờ cha mình yêu thương mình như thế. Louise ấp ủ trong lòng chưa nói ra bao giờ, dù có nói chăng bố mẹ cũng không thấu hiểu được. Mẹ không bao giờ chấp nhận con gái phê phán cha mình. Đối với mẹ thì giờ đây bố đã hóa ông thánh rồi. Amanda quay lại nhìn hai con: “Mẹ muốn các con nên hiểu cha là một người tuyệt vời”. Môi miệng khẽ run, nước mắt lưng tròng. Tóc hung búi cao càng làm cho hai cô con gái trầm trồ vẻ đẹp của mẹ, chưa bao giờ nàng đẹp như ngày hôm nay. Amanda đẹp tuyệt vời, Louise ganh tỵ, so bì làm sao được, nàng vẫn mong cho con thành người. Louise không làm sao hiểu ra được con người thật của mẹ cũng có chỗ yếu; nỗi lo âu phập phồng đeo đẳng suốt một đời, ẩn núp đằng sau vỏ ngoài hào nhoáng. Jan là đứa con gần gũi mẹ nhiều hơn, vì thế sinh ra hiềm khích giữa hai chị em. Louise nói Jan là con cưng của bố mẹ. Jan không chịu, thế là cứ phớt lờ. Amanda vẫn một giọng: “Mẹ muốn hai con hiểu mẹ lúc nào cũng thương yêu hai con”, rồi khóc thút thít. “Cha các con không còn nữa và với mẹ, đây mới là một cơn ác mộng”. Người đàn bà không còn chỗ dựa, nàng không thể nào hiểu ra được từ nay sống mà thiếu vắng người chồng. Jan ôm mẹ vào lòng như đứa trẻ, nhìn mẹ khóc, Louise lặng lẽ xuống bếp thấy Paul ở đó rồi, đang ngồi uống cà phê: “Jan dạo này ra sao?”. Paul có vẻ lo lắng. Louise nhún vai không nói, vẻ mặt buồn thiu càng thêm giận dữ. Mấy đứa con giao cho chị vú giữ còn chồng trở lại nhiệm sở, chỉ còn biết nói với Paul dù biết mình không ưa. “Nó lộn xộn lắm, chỉ được ỷ lại bên chồng, ngủ cũng chờ nhắc, thức dậy phải gọi việc gì cũng phải nhờ vả; giao thiệp với ai cũng cậy bên chồng sắp đặt. Tôi chẳng thể nào nghĩ ra được vì sao nó cứ để cho chồng nó phải lo hết. Chán thật!” Paul thủng thỉnh nói: “Vì cô ấy muốn được như vậy”, anh cố dò xem bà chị vợ phản ứng ra sao, tính bà chị vợ lúc nào cũng cau có đay nghiến, anh cũng chẳng hiểu sao Louise lại sống thảnh thơi với chồng được. Cuộc sống riêng mỗi gia đình đều có những đợt sóng ngầm. Những điều các cô nói về mẹ như thế dễ khiến anh sa vào mê hồn trận. Mỗi người hiểu về mẹ một cách trái ngược cái vẻ phớt lờ lạnh lùng của mẹ. Đó là một người hoàn toàn bị khuất phục, bị ám ảnh bởi nỗi sợ hãi. Có lẽ vì thế mà mẹ không quay lại với nghề diễn viên. Ngoài chồng mình ra, mẹ lúc nào cũng run sợ phải làm điều trái ý mình. Paul rót rượu mời chị vợ uống một ly, anh an ủi: “Mẹ sẽ qua khỏi mà”. “Hôm nay mẹ thật khổ sở”. Paul cố an ủi bà chị vợ: “Jan sẽ trông chừng mẹ” chỉ có thế mà khiến cho Louise giận lẫy. “Phải rồi, nó sẽ lo hết, lúc nào nó cũng đeo dính mẹ, từ nhỏ đã như vậy rồi. Tôi lấy làm lạ sao cô cậu không về ở chung với mẹ, được như thế thì mẹ mừng lắm. Hai em cũng hiểu là mẹ đang cần người để giải quyết tài sản, chỉ có hai em sẵn lòng giúp mẹ thôi!” “Thôi, chị chớ nên lo lắng nữa”, Paul nói theo lối trẻ con. Jan gọi chị, Louise lườm em bằng nửa con mắt. Jan chẳng khác gì mẹ, trông Louise y hệt vẻ mặt của cha. Trong hai chị em, Jan đẹp hơn. “Cũng chẳng có ai quấy rầy chị đâu”. Muộn quá rồi, Louise rót thêm một ly: “Từ nhiều năm nay cả nhà đều như thế, may ra mẹ thay đổi vì ba không còn nữa. Rồi cả nhà cũng không còn cảnh lộn xộn như trước”. Louise đặt ly rượu xuống bàn, bước ra sau vườn, Paul ngồi lại. Từ trong phòng riêng của mẹ, Jan nhìn qua cửa sổ: “Louise vẫn còn giận con, lúc nào cũng có chuyện để mà hờn dỗi”. Amanda nhìn đứa con gái út, buồn rầu nói nhỏ: “Thôi mẹ mong hai con đừng có tranh cãi nhau nữa. Một khi thành người lớn rồi tính tình phải khác đi, hai chị em sống hòa thuận, vì cả hai đều theo chồng ra riêng cả rồi”. Những lời khuyên của mẹ đã định sẵn từ khi hai chị em hãy còn bé thơ bây giờ nói ra khiến Jan thấy xót xa. “Vâng mẹ an tâm... từ nay con xin chừa”. Amanda lúng túng một hồi, Jan nhìn theo mẹ lòng càng buồn thêm. “Con nói sao?”, “Mẹ ơi con muốn có con”, Jan vừa nói một câu khiến bà mẹ phải lắng nghe. “Con lại muốn có con à?”, nàng cảm động nhìn con, bây giờ nó khác trước, hồi trước lúc nào nó cũng nói không dám đẻ con. Jan nhìn ra cửa sổ thấy chị mình ngoài sân buột miệng nói với mẹ: “Vâng, mẹ ạ”. Louise đẻ được ba đứa có sao đâu hễ muốn là đẻ. Nghe mẹ nói, Jan lại ghen tức chị mình. “Thưa mẹ con mong lắm, thử một năm rồi chưa thấy gì hết”. “Có sao đâu con”, nàng nhìn con gái mỉm cười nói thêm “cũng có khi chậm, khi nhanh, con phải kiên nhẫn mới được”. “Thế mà sao mẹ đẻ cũng nhanh. Ba mẹ lấy nhau hai năm, sinh hai chị em năm một”. Jan thở dài. Amanda nắm lấy tay con, nó ngước nhìn mẹ, lòng buồn rười rượi, vừa lo vừa sợ cùng nỗi bất mãn đắng cay: “Con đã bảo Paul đi bác sĩ, mà anh ấy không chịu, còn nói là con cứ lo vớ vẩn”. Amanda thực sự lo lắng: “Con nói cho bác sĩ hay chưa, có thấy triệu chứng gì lạ không?” “Paul chẳng biết gì, chỉ biết con có vấn đề rồi giới thiệu danh sách bác sĩ chuyên khoa, nghe con nói cho hay anh ấy giận lắm. Anh ấy nói mẹ và chị vẫn sinh con, Louise cũng thế. Như thế thì sao mình lại có vấn đề, có chắc lúc nào cũng như nhau? Đến đây Amanda chợt lo lắng, thực sự mình chưa nhớ ra lúc nhỏ nó có khuyết tật gì không, hay là nó giấu không cho biết, hay có nạo phá thai lần nào chưa, mình làm mẹ mà không dám hỏi con. Thôi, đã có bác sĩ lo rồi, cứ mặc nó. “Mẹ bảo con cứ nghe theo thằng Paul thử một lần xem sao, đừng lo chi cho lắm”. “Dạ, con đã lo đủ cả rồi, mẹ ạ”, nước mắt Jan chảy dài xuống vạt áo, bà mẹ thì cứ nhìn con đau xót. “Thật tình con muốn có con biết là chừng nào, con chỉ lo rồi đây không sinh đẻ được”. “Nhìn con khổ thì mẹ không cầm lòng được nữa, lại gặp lúc cha mới mất. Rồi con cũng được quyền nhận con nuôi nếu chẳng may sau này không sinh con được”. “Paul không chịu, đúng là con của anh ấy mới được”. Amanda kịp giữ miệng không nói ra rằng Paul không những khó tính lại còn ích kỷ bướng bỉnh. “Chuyện đến đó sẽ hay, con ạ, trước mắt chớ lo vớ vẩn, mẹ đánh cuộc nay mai chuyện sẽ đến con không ngờ được đâu”. Jan lắng nghe, nhìn ánh mắt mẹ chỉ biết chấp nhận. Suốt năm qua, Jan cứ lo nghĩ mãi đâm ra hoảng hốt, rồi chuyện phải đến sẽ đến, mẹ con sẽ thông cảm cho nhau hơn. “Mẹ thấy trong người ra sao? Mẹ cứ yên tâm, dù ba không còn nữa”. Nàng nhìn con lắc đầu, rơm rớm nước mắt. “Mẹ không thể sống thiếu vắng cha của con. Phải rồi mẹ cứ ở vậy, mẹ nói thật đó Jan ạ. Mẹ không chịu nổi. Ba mẹ sống với nhau suốt hai mươi sáu năm, quá nửa đời người. Mẹ cũng chưa thể nghĩ ra cách xoay xở thế nào đây... Sáng sớm thức dậy rồi sao nữa”. Jan nắm tay để mẹ khóc cho đã, cho nguôi hết buồn phiền, “Mẹ không hiểu nổi mẹ sống ra sao đây. Cha con là trụ cột gia đình, che chở, đùm bọc mẹ như một người cha dù chỉ hơn mẹ bảy tuổi đời. Mẹ không sống nổi thiếu vắng cha con” Jan hiểu ý mẹ. Hai mẹ con bàn bạc nhiều chuyện đến hơn một giờ đồng hồ vừa lúc Paul trở vô phòng Louise lặng lẽ ra về không chào hỏi ai, chỉ nhìn vô cửa sổ thấy mọi người rồi bật khóc. Paul về nhà còn nhiều việc cần làm. Sáu giờ chiều rồi, ai nấy phải về nhà, tuy biết là mẹ khổ sở đấy. Mẹ phải ráng từ nay tự lo liệu. Lúc ra về ai nấy đều nhìn mẹ cảm động, vẫy tay chào, nàng đứng trước thềm cửa vẫn mặc bộ áo màu đen. Đến khúc quanh, Jan lại khóc nữa. “Mẹ sẽ chết mất Paul ạ, không còn thấy ba bên cạnh”. Nghĩ đến đây Jan không cầm được nước mắt, cha mất, chị hay ganh tỵ, mẹ thật khổ sở lại thêm nỗi lo biết bao giờ sinh được một đứa con. Đầu óc cô rối bời chẳng biết gì nữa, Paul nắm tay vợ an ủi, đánh xe đưa vợ về nhà. “Em sẽ thấy mẹ bình thường trở lại thôi. Em nên nhớ mẹ vẫn còn trẻ, đẹp nữa. Rồi độ chừng sáu tháng thôi khối gì kẻ quanh Los Angeles này tụ hội nhốn nháo xôn xao mỗi ngày, cũng có khi mẹ quay lại nghề cũ không chừng. Anh nói thật với em, mẹ còn có thể đứng vững với nghề cũ”. “Không, chắc chắn không bao giờ vì mẹ có muốn cũng không được, ba không muốn chuyện này. Mẹ là của riêng ba, phải nghe theo vì tình nghĩa”. Paul chẳng muốn nói ra, Jan nghe được sẽ muốn giết anh ngay, rằng ông ta là một gã ích kỷ nhất đời, “Anh cứ nghĩ chuyện gì sẽ xảy ra nếu mẹ theo người khác”. “Chuyện bậy!”. “Có chuyện gì bậy bạ đâu”, Paul nói khẽ. “Chuyện thật đấy. Mẹ năm mươi tuổi, mẹ hãy còn trẻ mà. Em chớ có mong chờ mẹ ở vậy hoài”. Paul mỉm cười, Jan thì hốt hoảng nhìn chồng. “Mẹ chẳng theo ai đâu. Trời ơi! Mẹ đâu phải như ba của anh, cuộc hôn nhân của mẹ đẹp thế, mẹ yêu thương ba”. “Rồi mẹ sẽ tái giá, chắc thế thôi!”, Jan rút tay nói như trút hơi thở. “Em không tin chuyện đó”, cô nhìn anh chằm chặp. “Ý anh muốn nói mẹ cần giao du với đàn ông”. “Đầu óc anh lệch lạc rồi đó, anh coi người lớn chả ra gì. Anh không thể nào hiểu mẹ đâu, nói cho anh biết đấy!”. “Làm sao anh hiểu được ý mẹ”, Paul nói cho vợ yên tâm “Nhưng anh cũng hiểu đời lắm chứ”. Jan không nói thêm, nhìn ra ngoài xe giận dỗi cho đến lúc về đến nhà, cô hoàn toàn im lặng. Jan thề một câu là mẹ sẽ chung thủy với chồng suốt chặng đường đời còn lại.
Lối Về Lối Về - Danielle Steel Lối Về