Nguyên tác: 鹿鼎記
Số lần đọc/download: 17529 / 622
Cập nhật: 2015-11-07 12:54:12 +0700
Phi Lộ 1 -
G
ió Bắc đìu hiu, tuyết rơi lả tả. Mặt đất đóng thành băng. Một đội Thanh binh tay cầm gươm đao áp giải bảy cổ tù xa tắm mưa gội tuyết nhằm phía Bắc mà tiến, đang đi trên đường lớn gần Hải Tân ở Giang Nam. Trong ba cổ tù phía trước có ba người đàn ông đều ăn mặc theo kiểu thư sinh. Ba người này là một lão già đầu tóc bạc phơ, và một người vào hạng đứng tuổi. Trong bốn cỗ xe sau tù phạm đều là nữ nhân. Trong chiếc xe sau cùng có một thiếu phụ tay bồng một đứa bé gái nhỏ. Con nhỏ la khóc om sòm, má nó dỗ thế nào nó cũng không nín. Một tên quân đi bên xe tức quá vừa đá vào thành xe "binh binh" vừa lớn tiếng quát:
-Mi mà còn khóc hoài thì lão gia sẽ đá chết tươi. Ðứa nhỏ sợ quá càng khóc thét lên. Dưới thềm một tòa nhà lớn cách đường cái quan chừng mấy chục trượng có hai người sóng vai đứng đó. Một người là văn sĩ trung niên và một đứa nhỏ chừng 12, 13 tuổi. Văn sĩ ngó ra đường thấy tình trạng nầy, khẽ buông tiếng thở dài. Cặp mắt đỏ ngầu, miệng lẩm bẩm nói như để mình nghe:
-Tội nghiệp! Thật là tội nghiệp! Cậu nhỏ hỏi ông:
-Gia gia ơi! Những người kia phạm tội gì vậy? Văn sĩ đáp:
-Ai mà biết họ phạm tội gì? Hôm qua và sáng nay, đã có đến ba chục văn nhân nổi tiếng ở tỉnh Triết Giang ta cũng lâm vào tình trạng này. Bọn họ chẳng có tội gì mà bị liên lụy. Văn sĩ nói câu này rất nhỏ vì sợ bọn quan binh nghe rõ. Chú nhỏ lại hỏi:
-Con nhỏ kia còn bú sữa mẹ, chẳng lẽ cũng làm nên tội? Thật vô lý. Văn sĩ nói:
-Ngươi cũng biết là quan binh vô lý thì khá đấy! Hỡi ơi! Người ta là dao là thớt, mà mình là thịt là cá. Người ta là chảo là vạc, còn mình chỉ là hươu là nai. Chú nhỏ nói:
-Gia gia! Mấy bữa trước gia gia dạy hài nhi câu "Người là dao là thớt, mình là cá là thịt" là có ý nói người ta có quyền muốn chặt muốn thái thế nào cũng được. Vậy câu "Người ta là chảo là vạc, mình là hươu là nai" thì ý nghĩa cũng vậy hay sao? Văn sĩ đáp:
-Phải rồi! Văn sĩ nhìn bọn quan binh đi xa rồi, liền dắt tay chú nhỏ nói:
-Ở ngoài gió lạnh vào trong nhà ta sẽ nói cho nghe. Ðoạn hai cha con đưa nhau vào ngồi trong thư phòng. Văn sĩ chấm bút vào nghiên mực viết lên giấy chữ "Lộc" rồi nói:
-Hươu là giống dã thú. Tuy nó lớn mà tính rất thuần. Nó chỉ ăn cỏ xanh cùng lá cây để sống, chứ không ăn thịt như loài dã thú khác. Khi nó bị thú dữ đuổi bắt thì nó chỉ có cách tìm đường chạy trốn. Nhưng trốn không thoát sẽ bị người bắt ăn thịt. Văn sĩ lại viết hai chữ "Trục Lộc" rồi giải thích:
-Cổ nhân thường đem con hươu ví với thiên hạ. Bách tính trong nước phần nhiều đều là người thiện lương, nhưng cũng bị giai cấp thống trị áp chế sát hại. Trong sách Lục Thao ghi chép những phương lược tranh thành cướp đất cùng cách hành binh bố trận, có một đoạn Khương Thái Công nói chuyện với Chu Văn Vương. Chú nhỏ nghe nói đến tên Khương Thái Công liền dương cặp lông mày lên đáp:
-Gia gia nói đến Khương Thái Công hài nhi lại nhớ ra: Tiên sinh tám mươi tuổi mới gặp Chu Văn Vương. Thái Công cưỡi con Tứ Bất Tượng và có tên trong Phong Thần Bảng. Văn sĩ tủm tỉm cười nói:
-Những chuyện trong Phong Thần Bảng không phải là sự thiệt đâu. Chú nhỏ hỏi lại:
-Gia gia! Khương Thái Công đã nói với Chu Văn Vương câu gì? Văn sĩ đáp:
-Khương Thái Công bảo: "Lấy thiên hạ như đuổi bắt con hươu rồi làm thịt chia nhau mà ăn. Con hươu rừng trốn chui trốn lủi mãi nhưng đến lúc cuối cùng cũng bị bắt. Có khi nhiều người chia nhau ăn thịt có khi một người ăn hết ". Văn sĩ ngưng lại một chút rồi nói tiếp:
-Trong Hán thư có câu: "Nhà Tần để xổ mất con hươu, thiên hạ tranh nhau đuổi bắt. Ðó là nói về nhà Tần mất thiên hạ, quần hùng khắp nơi nổi dậy tranh cướp nhau. Sau cùng Hán Cao Tổ đánh bại được Sở Bá Vương tức là bắt được con hươu to lớn béo mập. Chú nhỏ gật đầu nói:
-Hài nhi hiểu rồi. Trong tiểu thuyết thường nói chuyện "Ðuổi hươu ở Trung Nguyên" tức là quần hùng thiên hạ tranh đoạt nhau ngôi hoàng đế. Văn sĩ vui vẽ gật đầu rồi vẽ một cái đỉnh lên giấy giải thích:
-Cổ nhân không làm bếp nặn nồi để nấu ăn, mà lại đúc cái vạc ba chân, chất củi đốt ở dưới gầm. Khi bắt được hươu rồi bỏ đỉnh nấu ăn. Có thể nói từ hoàng đế cho đến đại thần đều là những người rất tàn nhẫn. Khi họ không ưa ai là đổ cho người ta phạm trọng tội bắt bỏ vào vạc cho chết cháy. Trong sử ký có chép việc Lạn Tương Như tâu Tần Vương "hạ thần biết thần phạm tội khi quân đáng bị xử tử. Vậy thần xin bệ hạ cho quăng thần vào trong vạc". Thằng nhỏ lại hỏi:
-Gia gia! Trong sách tiểu thuyết thường nói "Ðuổi hươu ở Trung Nguyên", lại có câu "Hỏi vạc ở Trung Nguyên" Ý tứ hai câu này dường như chẳng khác gì nhau. Văn sĩ đáp:
-Ðúng thế! Vua Dũ nhà Hạ, thâu vàng ở chín Châu về đúc thành chín cái đỉnh lớn. Trên chiếc đỉnh nào cũng khắc tên chín Châu cùng đồ hình sông núi. Ðời sau ai làm chủ thiên hạ là giữ chín cái đỉnh này. Sách Tả truyện có nói "Sở Vương coi duyệt binh ở Chu Cương. Vua Ðịnh Vương sai Vương Tôn Mẫn nghênh tiếp Sở Vương. Sở Vương có hỏi đến những cái đỉnh lớn nhỏ thế nào, nặng nhẹ ra sao? Chỉ vị chúa tể thiên hạ mới có thể gìn giữ chín đỉnh. Còn Sở Vương mới là một nước chư hầu mà hỏi đến chuyện đỉnh nặng nhẹ to nhỏ là trong bụng có mưu đồ bất pháp muốn đoạt ngôi nhà Chu. Thằng nhỏ lại hỏi:
-Vì thế nên những từ ngữ "hỏi đỉnh" và "đuổi hươu" là có ý muốn làm hoàng đế. Còn câu "Chưa biết hươu chết về tay ai?" tức là chưa hiểu ai sẽ làm hoàng đế phải không?
Văn sĩ đáp:
-Ðúng thế! Sau này những từ ngữ "Hỏi đỉnh", "Ðuổi hươu", lại được mượn để dùng vào việc khác. Nguyên điển cố này chuyên để nói về việc làm hoàng đế mới nhắc đến. Văn sĩ nói tới đây buông tiếng thở dài rồi tiếp:
-Ngươi thử nghĩ mà coi, chúng ta là hạng bách tính thì chỉ có đường chết. Câu "chưa biết hươu chết về tay ai" bất quá là chưa hiểu ai giết con hươu đó. Có điều nhất định là nó phải chết. Văn sĩ nói tới đây cất bước đến bên cửa sổ nhìn ra ngoài thấy bầu trời ảm đạm tựa hồ sắp mưa tuyết lớn, bất giác than rằng:
-Trời già độc địa làm chi? Mấy trăm người vô tội phải đi trên đường băng tuyết. Nếu bây giờ lại mưa tuyết nữa thì còn thêm phần khổ cực. Bỗng thấy trên đường lớn ở phía Nam có hai người đội nón rộng vành sánh vai đi tới. Khi hai người gần đến nơi, Văn sĩ nhận ra diện mạo thì vui mừng reo lên:
-Huỳnh Bá và Cố Bá của ngươi đã tới đó! Văn sĩ liền lật đật chạy ra nghênh tiếp, Y hô lớn:
-Lê Châu huynh và Ðình Lâm huynh! Không hiểu cơn gió nào đã thổi hai vị giáng lâm? Người mé hữu hơi mập, dưới cằm để bộ râu đen. Lão họ Huỳnh tên gọi Tôn Hy, tên tự là Lê Châu, người ở Dư Diệu tỉnh Triết Giang. Người mé tả đã cao nghệu lại ốm nhách, mặt mũi đen sì. Lão họ Cố tên gọi Viễm Võ, tên tự là Ðình Lâm, người ở Côn Sơn tỉnh Giang Tô. Hai lão Huỳnh, Cố là những nhà đại nho đương thời. Sau khi nhà Minh mất, hai lão đau lòng quốc biến, đi ẩn không chịu ra làm quan, bữa nay hai lão đưa nhau đến Sùng Ðức. Cố Viêm Võ tiến gần lại mấy bước đáp:
-Vãn Thân huynh! Hiện nay có việc rất khẩn yếu nên mới tới đây thương nghị với nhân huynh. Nguyên văn sĩ này họ Lã tên Lưu Lương, biệt hiệu là Vãn Thôn ở huyện Sùng Ðức, phủ Hàng Châu, tỉnh Triết Giang đã lâu đời y cũng là một nhà ẩn dật nổi danh vào hồi cuối Minh đầu Thanh. Lã Lưu Lương thấy hai người sắc mặt nghiêm trọng thì không khỏi hồi hộp, vì y đã biết Cố Viêm Võ là tay cơ biến phi thường. Lúc lâm sự lão vẫn bình tĩnh mà bây giờ lão nói là việc khẩn yếu thì dĩ nhiên không phải chuyện tầm thường, liền đáp:
-Mời hai vị vào trong nhà uống chén trà giải hàn rồi sẽ nói chuyện. Lã Lư Lương liền đưa hai người vào nhà và bảo chú nhỏ:
-Bảo Trung! Ngươi đi bảo mẫu thân là có Huỳnh bá và Cố bá đến chơi. Hãy sắp lấy hai mâm thịt cừu để nhấm rượu. Chỉ trong khoảnh khắc Lã Bảo Trung (tức chú nhỏ) và người anh em là Lã Tuấn Trung đưa ra ba cỗ đũa chén bày lên bàn trong thư phòng. Một tên lão bộc mang rượu nhấm vào. Lã Lưu Lương chờ ba người dọn rượu xong lui ra liền đóng cửa thư phòng lại nói:
-Huỳnh huynh! Cố huynh! Chúng ta hãy uống ba chung đã. Huỳnh Tôn Hy vẻ mặt thê lương gục gặc cái đầu. Còn Cố Viêm Võ thì tự mình rót rượu uống sáu chung liền. Lã Lưu Lương nói:
-Phải chăng hai vị nhân huynh tới đây về việc có liên quan đến "Minh Sử"? Như thủ giang sơn (non nước thế này) mà chìm đắm vào tay Dũ Ðịnh. Chúng ta phải nuốt mối căm hờn sống trộm nơi đây khiến người bi phẫn không bút nào tả xiết. Vãn Thôn huynh sao không đề vào một bài thơ để biểu lộ thành ý của Nhị Chiêm tiên sinh? Lã Lưu Lương đáp:
-Ý kiến của Cố huynh hay lắm! Lã Lưu Lương cầm bút trầm ngâm một chút rồi viết lia lịa trên bức họa. Chỉ trong khoảnh khắc Lã Lưu Lương đã đề xong một bài:
"Phải chăng vì nhà Tống mà xuống phương Nam? Tình huống này thật đáng tủi hổ. Non nước đi về đâu? Ngó lại giang sơn lòng chẳng vui. Nay ta tỉnh ngộ vẽ bức họa này hai hàng lệ tuôn ra xối xả. Lấy việc ngày nay mà coi việc trước trước này cũng vậy mà thôi. Trong lòng ta u uất khôn lời mà vẽ ra bức họa đầy nước mắt. Vì thế mà bức họa không thơ. Lời thơ đã có sẵn ở bốn chữ. Khách anh hùng sinh chẳng gặp thời khác nào kẻ mù muốn trông, người què muốn bước. Bao giờ mây tạnh mù tan, giang sơn rạng rỡ thì nơi nơi ca khúc liên hoan ". Lã Lưu Lương đề xong quăng bút xuống đất, hai hàng nước mắt chảy dòng dòng. Cố Viêm Võ đắc ý vỗ tay khen:
-Khoái quá! Khoái quá! Thật là lời lẽ lâm ly tuyệt diệu! Lã Lưu Lương nói:
-Bài này nghe không đủ hàm súc, chẳng có gì đáng kể. Tiểu đệ chỉ đưa ra hậu ý của Nhị Chiêm tiên sinh mà thôi, để người coi bức họa hiểu được nội dung. Huỳnh Tôn Hy nói:
-Ngày nào trùng hưng cố quốc, giang sơn mù tạnh mây tan thì dù ở sơn cùng thủy tận, lòng người cũng khoan khoái vô cùng! Ðúng như câu "Nơi nơi ca khúc liên hoan". Cố Viêm Võ nói:
-Câu kết trong bài này thật là tuyệt diệu! Tất có một ngày diệt trừ Di Ðịch, lấy lại giang sơn. Khi đó khiến cho người ta nghĩ đến nổi phẫn uất hồi này càng thêm phần hùng tráng. Huỳnh Tôn Hy từ từ cuốn bức họa thủng thẳng nói:
-Bức họa này không thể treo được. Vãn Thôn huynh nên dấu đi thì hơn. Nếu để bọn gian nhân như Ngô Chi Vinh trông thấy, chúng sẽ mở cuộc điều tra. Dĩ nhiên Vãn Thôn huynh gặp chuyện rắc rối mà còn để lụy cho Nhị Chiêm tiên sinh nữa. Cố Viêm Võ đập bàn thóa mạ:
-Tên cẩu tặc Ngô Chi Vinh thật là khả ố! Ta hận mình không ăn tươi nuốt sống mi được. Lã Lưu Lương nói:
-Nhị vị đến chơi nói là có việc khẩn yếu mà chúng ta là bọn thư sinh chỉ ngâm thơ để học, chưa nhắc đến việc chính. Không hiểu là việc gì? Huỳnh Tôn Hy đáp:
-Bọn tiểu đệ tới đây là được tin quan trọng về Nhị Chiêm tiên sinh và Y Hoàng tiên sinh. Theo tin tức mà đệ và Cố huynh lượm được bữa trước thì ra vụ án "Minh Sử" làm cho Y Hoàng tiên sinh cũng bị liên lụy. Lã Lưu Lương giật mình kinh hãi nói:
-Y Hoàng huynh cũng bị liên lụy ư? Huỳnh Tôn Hy đáp:
-Ðúng thế! Tối hôm trước bọn tiểu đệ lật đật tới Lý Hoa trấn ở Hải Minh, Y Hoàng tiên sinh không ở nhà, nghe nói là y đi kiếm bạn ở phương xa. Viêm Võ huynh thấy sự thể nguy cấp, vội dặn người nhà của Y Hoàng tiên sinh phải trốn đi ngay đêm. Bọn tiểu đệ nhớ tới giữa Y Hoàng tiên sinh cùng Vãn Thôn huynh có mối thâm giao, vội tới đây thăm hỏi. Lã Lưu Lương ngập ngừng hỏi:
-Y...Y không đến đây, chẳng hiểu đi đâu? Cố Viêm Võ nói:
-Nếu y ở nhà lúc này dĩ nhiên đến đây tương hội. Tiểu đệ đã đề lên vách thư phòng một bài thơ. Nếu y trở về là hiểu ngay và biết đường trốn lánh. Chỉ sợ y không biết tin ló mặt ra ngoài thì bị nhà cầm quyền bắt được thì hỏng bét. Huỳnh Tôn Hy nói:
-Vụ "Minh Sử" đó khiến cho bọn danh sĩ Triết Tây chúng ta suýt bị mắc vào độc thủ hết. Chính sách của nhà Thanh rất tàn ác mà danh vọng Vãn Thôn huynh lại quá lớn. Ðình Lâm huynh cùng tiểu đệ cố ý đến đây khuyên Vãn Thôn huynh tạm thời ra khỏi nhà đi chơi xa để tránh cơn phong ba này ít lâu là hơn. Lã Lưu Lương hằn học nói:
-Những ngày ở dưới quyền cai trị của bọn Thát Ðát (một bộ lạc phía Bắc nước Tàu, tức xứ Mông Cổ bây giờ) chó lợn kia thì thật sống không bằng chết. Hoàng đế Mãn Thanh nếu bắt được tiểu đệ đem về Bắc Kinh thì dù có bị bọn chúng băm vằm cũng thóa mạ không tiếc lời cho hả lòng căm tức rồi chịu chết. Cố Viêm Võ nói:
-Vãn Thôn huynh hào khí ngất trời khiến cho bọn tiểu đệ rất khâm phục, nhưng tiểu đệ e rằng mình được thấy mặt hoàng đế Mãn Thanh, mà lại chết về tay bọn nô bộc đê tiện. Hơn nữa, hoàng đế Mãn Thanh chỉ là đứa trẻ nít chẳng hiểu chút gì. Bao nhiêu quyền chính trong triều đều do tên quyền thần Ngao Bái thao túng. Tiểu đệ cùng Lê Châu huynh nghĩ rằng chuyến đi này bọn chúng đem vụ án "Minh Sử" khua chuông gõ mõ để làm nhụt nhuệ khí nhân sĩ Giang Nam chúng ta là do ý muốn của họ Ngao. Lã Lưu Lương nói:
-Ý kiến của hai vị rất đúng, Từ ngày quân Thanh vào qua quan ải hoành hành rất tàn nhẫn ở Giang Bắc mà không gặp sự gì ngăn trở. Khi chúng đến Giang Nam thì chỗ nào cũng bị phản kháng, nhất là bọn văn nhân lại gia tâm đề phòng và quấy nhiễu bọn chúng không ngớt. Ngao Bái nhân cơ hội này liền ra sức uy hiếp sĩ tử Giang Nam. Hừ! Lửa thiêu không chết hết được cỏ, mùa gió Xuân lại nẩy, trừ phi hắn đem bao nhiêu văn nhân sĩ tử Giang nam giết sạch sành sanh thì mới không còn người chống đối. Huỳnh Tôn Hy nói:
-Phải rồi! Vì thế mà bọn ta cần lưu lại tấm thân hữu dụng để xoay nhau tới cùng với bọn Thát Ðát. Nếu chúng ta trong lúc nhất thời mà nổi huyết khí, sinh cường, tức là mắc mưu bọn Thát Ðát đó. Lã Lưu Lương nghe nói tỉnh ngộ tự nhủ:
-Hai vị huynh đệ Huỳnh, Cố chịu khó rét mướt đến vùng này một là để kiểm tra Y hoàng, hai là để khuyên ta đi ẩn lánh, Họ sợ mình trong lúc lúc nóng nảy không nín nhịn được, tự rước lấy cái chết vô ích. Nỗi khổ tâm của bạn hiền thật đáng cảm kích! Y nghĩ vậy liền hỏi:
-Những lời vàng đá của hai vị nhân huynh, khi nào tiểu đệ chẳng tuân theo? Sáng sớm mai cả nhà tiểu đệ sẽ đi lánh nạn. Hai vị Huỳnh, Cố cả mừng đồng thanh nói:
-Phải vậy mới được. Lã Lưu Lương trầm ngâm một lúc rồi hỏi:
-Có điều tiểu đệ chưa biết phải nên đến xứ nào ẩn lánh cho phải? Ý nghĩ đến bên trời mờ mịt khắp thiên hạ chỗ nào cũng có bọn Thát Ðát khó lòng tìm được nơi yên ổn, bất giác lẩm bẩm: Ðào nguyên nào biết nơi đâu để ẩn lánh bọn cuồng Tần đạo được. Cố Viêm Võ nói:
-Giả tỷ mà trên đời này mà có chốn đào nguyên an lạc thì chúng ta cũng chẳng thể tự do lấy thân mình mà tới đó ẩn lánh được.... Lã Lưu Lương không chờ Cố Viêm Võ nói hết lời đã vỗ bàn lớn tiếng:
-Ðình Lâm huynh nói vậy khiến tiểu đệ nhớ tới câu "Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách". Nếu chúng ta tìm đến đào nguyên để hưởng thú tiêu dao tự tại mà bỏ mặc hàng triệu bách tính cho gót sắt của bọn Thát Ðát dày xéo thì yên tâm thế nào được? Tiểu đệ lỡ lời xin nhân huynh lượng thứ. Cố Viêm Võ mỉm cười nói:
-Mấy năm nay tiểu đệ bôn tẩu giang hồ, kết giao bằng hữu rất nhiều. Hai miền Nam Bắc sông Ðạt Giang, chẳng những văn nhân sĩ tử mới phản đối bọn Thát Ðát mà đến bọn lao động ở chốn thôn quê nơi nào cũng đầy những người lòng hào kiệt. Nếu Vãn Thôn huynh đồng ý thì ba người chúng ta kết bạn cùng đi Dương Châu. Tiểu đệ sẽ dẫn nhân huynh tới gặp mấy người đồng đạo được chăng? Lã Lưu Lương cả mừng đáp:
-Thế thì tuyệt diệu! Sáng mai chúng ta cùng đi Dương Châu, Hai vị hãy ngồi chơi một chút, tiểu đệ vào nói cho nội nhân hay, để y thu xếp hành trang. Chẳng bao lâu, Lã Lưu Lương trở ra thư phòng nói:
-Mời hai vị vào sảnh đường dùng cơm. Ðây là bữa cơm thường, không hết tình địa chủ tiểu đệ rất áy náy! Cố Viêm Võ cười nói:
-Tiểu đệ biết diệu thuật nấu nướng của tẩu tẩu chẳng thua gì văn học của Vãn Thôn huynh. Hai năm trước tiểu đệ đã được nếm qua những món thịnh soạn của tẩu tẩu, mỗi khi nhớ lại thèm đến nhỏ nước miếng. Bữa nay bọn tiểu đệ đến đây một cách đột ngột chỉ mong được ăn một bữa cơm thường của Lã gia là đủ rồi. Huỳnh, Cố hai người vừa khen không ngớt miệng. Ba người cơm nước xong trở ra thư phòng, Lã Lưu Lương hỏi:
-Về vụ án Minh Sử, bên ngoài đồn đại xôn xao nhưng một là lời đồn chưa chắc đã đúng sự thực, hai là người thuật chuyện vẫn đầy lòng úy kỵ không dám nói hết. Tiểu đệ ở đây khác nào ếch nằm đáy giếng nên không biết tường tận, xin hai vị nhân huynh cho biết đầu đuôi được chăng? Cố Viêm Võ thở dài đáp:
-Pho Minh Sử này bọn tiểu đệ đã được đọc rồi. Trong sách có nhiều đoạn tỏ ra thất kính với bọn Thát Ðát là chuyện có thực. Y ngừng lại một chút rồi tiếp:
-Pho sách này do tay quan tướng quốc nhà Ðại Minh chúng ta là Chu Quốc Trinh soạn ra. Pho sách này còn nói cả đến Kiếm Châu Vệ ngoài quan ải đối xử với bọn Thát Ðát như thế nào. Lã Lưu Lương gật đầu đáp:
-Tiểu đệ cũng nghe nói nhà họ Trang ở Hồ Châu đã tốn mấy ngàn lượng bạc mới mua được bản thảo pho Minh Sử ở trong tay người thừa kế của Châu tướng quốc đem về san khắc. Không ngờ vì thế mà gây nên đại họa. Tỉnh Triết Giang chia làm hai miền là Triết Tây và Triết Ðông. Triết Tây có ba phủ Hàng, Gia, Hồ, kêu bằng Hạ tam phủ. Triết Ðông gồm tám phủ: Ninh, Triệu, Thái, Kim, Cù, Nghiêm, Ôn, Sử, gọi là thượng bát phủ. Ba phủ Hàng Châu, Gia Hưng và Hồ Châu ở vào khu vực bến Thái Hồ, địa thế bằng phẳng, đất đai phì nhiêu nên sản xuất được nhiều lúa gạo, tơ tầm. Chổ phủ Hồ Châu ngày trước nay là huyện lỵ huyện Ngô Hưng. Nhà Thanh lại chia huyện Ô Hưng thành hai huyện Ô Trinh và Quí An. Cả mấy triều đại qua, Hồ Châu đã sản xuất ra nhiều danh sĩ. Ðời nhà Lương cũng rất nhiều tay thư họa nổi tiếng. Triệu Mạnh Phủ cũng là người Hồ Châu. Triệu dùng hai chữ Hồ Châu làm bút hiệu là mượn tên đất này. Người ta thường nói:
-Bút Hồ Châu, mực Huy Châu, giây Tuyên Thành, nghiên Triệu Khánh là văn phòng tứ bảo nổi tiếng nhất. Trong phủ Hồ Châu có trấn Nam Tâm. Tuy nó chỉ là một trấn nhưng còn lớn hơn những châu huyện nhỏ. Trong trấn này có rất nhiều nhà giàu. Trang gia cũng là một đại phú nổi danh ở trấn Nam Tâm. Nhà đại phú Trang Doãn Thành sinh hạ mấy người con. Người con trưởng của Doãn Thành là Trang Kiến Long ham mê thơ, họa từ thuở nhỏ. Chàng kết giao với rất nhiều danh sĩ ở Giang Nam. Ðến đời Thuận Trị, Trang Kiến Long vì ham mê đọc sách mà thành hư mắt. Từ đó chàng đâm ra buồn bã, chán nản sự đời. Một hôm có chàng thiếu niên họ Chu ở gần nhà đem bộ thủ Cảo đến cầm để mượn mấy trăm lạng bạc. Theo lời gã đó thì đó là một bản di Cảo của tổ phụ để lại. Tổ phụ gã chính là Chu Quốc Trinh, tướng quốc đời nhà Minh. Trang gia vốn sẵn lòng hào hiệp nên thấy chàng thanh niên là dòng dõi Châu tướng quốc liền chiếu cố ngay. Trang Kiến Long vui lòng cho mượn tiền mà không cần giữ di Cảo để làm tin. Nhưng gã họ Chu nói là mượn tiền để đi chơi xa. Nếu đem di Cảo của tổ tiên đi theo thì e rằng dễ bị thất lạc. Còn để di Cảo ở nhà cũng không yên dạ. Gã năn nỉ được gởi lại thảo Cảo của tổ tiên tại Trang gia cho chắc chắn. Cha con Trang Doãn Thành thấy gã thực tình gửi sách nên mới nhận giữ cho. Gã thiếu niên họ Chu đi rồi, Trang Doãn Thành muốn giải lòng phiền muộn cho Kiến Long liền nuôi khách trong nhà để đọc sách cho con nghe. Khách đem di cảo nhà họ Chu ra đọc thì ra đó là bản thảo Minh Sử của Chu Quốc Trinh. Phần lớn trong pho thảo cảo này đã in thành sách và lưu truyền khắp nơi. Cuốn di cảo mà thiếu niên họ Chu cầm cho Trang gia có rất nhiều liệt truyện. Trang Kiến Long nghe khách đọc mấy ngày rất lấy làm hứng thú, chàng tự nhủ:
-Ngày trước Tả Khâu Minh cũng bị đui mắt, sau lượm được pho Tả truyện mà để tiếng ngàn thu. Âu là ta biên soạn pho sử này để lưu truyền cho hậu thế. Nhà đại phú làm gì cũng dễ. Trang kiến Long đã nẩy ra ý nghĩ làm sách liền sai người đem sính lễ đi mời những tay danh sĩ về đọc từng thiên hết bộ Minh sử cho chàng nghe. Chàng nhận thấy có nhiều chỗ nên thêm vào hay bớt đi liền đọc cho những tân khách ghi chép. Tuy nhiên chàng lại tự nghĩ:
-Mình bị đui mắt không đọc được nhiều sách vở để khảo cứu mà đã đem bộ Minh sử này biên soạn và san khắc thì nội dung chẳng khỏi có chỗ sai lầm, soạn sử mà sai trật tất bị người chê cười, chứ đừng nói đến chuyện thành danh. Trang Kiến long nghĩ vậy lại phí rất nhiều tiền mời những bậc danh nho soạn thảo lại để thành một pho sử hoàn toàn. Ðối với những nhà bác học dĩ nhiên phải tiền nhiều lễ hậu mới mời được. Trang Kiến Long đã tâm thành soạn sách, nên chàng rất kiên nhẫn không ngại tốn kém. Bến Thái Hồ vốn là một đất văn vật cực thịnh, chẳng thiếu gì túc nho bác học. Họ nhận lời mời của Trang gia liền tới coi. Một là họ thương tình Trang Kiến Long đui mắt mà tâm thành, hai là soạn sử sách là việc tốt đẹp nên họ đều ở lại Trang gia làm tân khách. Trong vòng nửa tháng người soạn cứ soạn, người nhuận chính cứ nhuận chính. Lại một số người phụ trách việc viết ra từng thiên. Vì thế mà pho Minh sử này là một bộ sách tập hợp rất nhiều tay đại thủ bút. Pho sử soạn chưa xong được bao lâu thì Trang Kiến Long từ trần. Trang Doãn Thành vì lòng thương con liền đem pho sách mà Trang Kiến Long đã hao tốn rất nhiều tâm huyết ra sao khắc và in thành sách. Muốn in một pho Minh sử thật không phải chuyện dễ dàng chóng vánh. Trước hết phải tìm thợ khắc chữ vào bản gỗ rồi sau mới mướn thợ in đem ra ấn loát. Trang Doãn Thành in pho Minh sử này rất công phu. Thợ khắc thợ in phải dùng đến rất nhiều. May Trang gia đã có nhiều tiền, nhà cửa laị rộng rãi đủ làm một công trường in sách. Tuy hằng ngày rất nhiều thợ làm mà cũng phải mất mấy năm trời mới in xong pho sách. Pho sách này lấy nhan đề là Minh Thư Tập Lược. Trang Kiến Long được nêu tên là soạn giả. Danh sĩ Lý Kim Tích đề tựa. Ngoài ra mười tám người góp công góp sức vào việc soạn sách cũng được đề tên: Mao Nguyên Minh. Ngô Chí Minh Ngô Chí Dũng Mao Thứ Lai Ngô Sở Ðường Nguyên Lâu Nghiêm Văn Khởi. Tường Văn Vi. Vi Kim Hựu. Vi Nhất Viên. Trương Huề. Huỳnh Nhị Dậu. Ngô Viêm. Phan Thánh Chương. Lục Kỳ. Tra Kế Tá. Phạm Tương. Lý Như Ðào. Trong sách nhắc cả đến nguyên cảo của pho sử này của họ Chu rồi đem thêm bớt mà soạn ra, Vì Chu quốc Trinh, tướng quốc trìều nhà Minh là nhân vật quan cao chức cả nên không tiện viết thẳng tên ông vào mà chỉ đề một cách hàm hồ là Chu Thị Nguyên Cảo. Hiện nay nhà Minh mới mất, nhiều người luyến tiếc rất ham đọc pho Minh sử này. Ai cũng lấy làm khoan khoái. Minh Thư Tập Lược đã được nhiều nhà bác học lấy bản thảo của Chu Quốc Trinh soạn thảo, chọn lọc thêm bớt thành một pho sách thể lệ đầy đủ mà cách trình bày lại rất rõ ràng. Nhà họ Trang còn kén người chữ tốt viết ra nên nó thành pho sách tận thiên tận mỹ. Minh Thư Tập lược sau khi xuất bản được rất nhiều người ưa chuộng, tin đồn lan ra khắp nơi. Nhà họ Trang đã sẵn tiền tài chỉ muốn dương danh nên sách bán giá rất hạ, số đông dân chúng đều mua được. Thanh danh Trang Kiến Long nổi lên như sóng cồn. Trang Doãn Thành thấy tiếng tăm của Trang Kiến Long lừng lẫyy còn để lại khiến bao nỗi thương đau vì mất con, nên lão được an ủi rất nhiều. Khi bản nguyên cảo về pho Minh sử ngày trước đưa tới Văn Châu có nhiều đoạn văn chỉ trích, bới móc, đều bị ban soạn sách cắt bỏ, mà việc tán dương Minh triều dĩ nhiên là không bao giờ tránh được.