Người ta không đánh giá tôi bởi số lần tôi vấp ngã mà là những lần tôi thành công. Bởi thành công đó chính là những lần tôi thất bại nhưng không bỏ cuộc.

Tom Hopkins

 
 
 
 
 
Tác giả: Châu Liên
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 16
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 11114 / 20
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 1 -
ần ngần đứng trước một biệt thự nguy nga đồ sộ, Uyên Trúc mừng rỡ khi thấy bác làm vườn đang dẫy cỏ ở gần cổng.
Cô gọi rụt rè:
-Bác ơi cho cháu hỏi thăm một chút!
Bước đến sát song cửa ông Lân ngạc nhiên:
-Gì vậy cháu?
Đạ, cháu muốn xin việc làm, nhưng không rõ là ở đây có thiếu người hay không?
Chăm chú quan sát cô gái, ông Lân trả lời lấp lửng:
-Có thể cần nhưng cũng có thể không.
Uyên Trúc hỏi dồn dập:
-Sao lại như vậy hả bác?
Ông Lân mĩm cười giải thích:
-Trong nhà hiện đang thuê nhiều người làm công, thêm một người nữa cũng chẳng sao, à mà tôi cũng chưa biết là cô định xin làm việc gì.
Uyên Trúc ngập ngừng:
Đạ, cháu làm việc gì cũng được, miễn sao có chỗ ăn ngủ qua ngày, bác xem có thể giúp cháu được không?
Ông Lân gật đầu dễ dãi:
- Để tôi gặp bà chủ hỏi qua giùm cô, nói thật với cô, nếu được bà chủ nhận vào làm thì không ở đâu thoải mái như chổ này, lương cao lại được bà chủ xem như người nhà.
Như người chết đuối vớ được phao, Uyên Trúc vội vàng nói:
-Bác ráng giúp cháu nha bác, cháu đứng ở đây để chờ.
im lặng quan sát cô gái ngồi ở trước mặt, bà Hằng không khỏi chạnh lòng, cô còn quá trẻ, hồn nhiên, theo lời cô đã kể là trong gần một tuần lễ đi xin việc làm, cô đã hai lần suýt rơi vào cạm bẫy.
Săm soi nhìn vào giấy chứng minh thư của cô, bà Hằng nhíu mày:
-Quê cháu ở Daklak à?
Uyên Trúc nhỏ nhẹ trả lời:
Đạ.
-Vậy cháu không có ai bà con ở đây sao?
Đạ không.
Thở dài một hơi thật nhẹ, bà Hằng dịu giọng:
-Thôi được, dì bằng lòng nhận cháu vào giúp việc trong nhà, đất Sài Gòn nhiều cạm bẫy, để một cô gái non nớt, còn thiếu kinh nghiệm như cháu phải lang thang bươn trải tìm việc dì cũng thấy tội nghiệp.
Uyên Trúc chớp mắt cảm động:
-Cháu cám ơn dì, thật tình nếu dì không nhận cháu vào làm thì cháu vẫn phải lang thang, không biết phải kiếm sống bằng cách nào.
Bà Hằng mĩm cười:
-Cháu đừng bận tâm.
Uyên Trúc cúi đầu dạ nhỏ, trong đôi mắt xinh đẹp của cô lấp lánh nỗi buồn đang cố tình che giấu.
Hít một hơi thật dài, Uyên Trúc tự nhủ dù cho hoàn cảnh khó khăn như thế nào cô cũng phải vượt qua, cô đã hứa với vong linh của ba mẹ là luôn vững vàng trước sóng gió của cuộc đời.
Bà Hằng nhấn chuông, chưa đầy năm phút sau, một phụ nữ ngoài năm mươi tuổi, đậm người, bước vào:
Đạ, bà chủ cho gọi tôi.
Bà Hằng cao giọng:
Đì Năm à, đây là Uyên Trúc, người giúp việc mới của gia đình, dì đưa cô ra nhà sau tắm rửa và sắp xếp chỗ ở cho.
Uyên Trúc gật đầu chào dì Năm, nụ cười của cô phảng phất một nổi buồn man mác.
Dì Năm nhìn cô xởi lởi:
- Đừng buồn nghe cháu, trước lạ sau quen, ở đây riết rồi cháu sẽ thích, chẳng muốn đi đâu nữa, bà chủ lại tốt bụng hay thương người, dễ gì tìm được một chỗ như thế này.
Giọng bà Hằng tỏ vẻ thông cảm:
-Không sao đâu, tâm trạng ai ban đầu cũng vậy, dần dần sẽ thích ứng với môi trường sống mới.
Dì Năm hắng giọng bảo Uyên Trúc:
-Cháu xách hành lý đi theo dì.
Uyên Trúc lẽo đẽo đi sau lưng dì Năm, cả hai xuyên qua mấy hành lang dài hun hút, điều đó chứng tỏ căn biệt thự này rộng lớn hơn cô đã tưởng khi đứng từ ngờai nhìn vào.
Dì Năm hỏi giọng vui vui:
-Cháu mỏi chân chưa?
Uyên Trúc bẽn lẽn cười:
-Không đâu, cháu là dân quê mà.
Dì Năm quay lại nhìn cô thêm một lần nữa, rồi đột ngột phán:
-Nhìn cháu giống một tiểu thơ thành phố hơn là miệt vườn, quê cháu ở đâu?
Đạ Daklak, lúc nãy cháu có đưa chứng minh thư cho bà chủ xem.
Dì Năm gật gù:
-Tây Nguyên, hèn gì nước da cháu trắng hồng rất đẹp.
Uyên Trúc hòi xã giao:
Đì ở đây lâu chưa?
Dì Năm vừa xăng xái bước đi vừa nói:
Đì và ông Lân giúp việc cho ông bà chủ từ hồi họ mới cưới nhau.
Giọng Uyên Trúc lo lắng:
-Ông chủ có khó tính không vậy dì?
Dì Năm đáp gọn lỏn:
-Ổng không sống ở đây, ly dị hơn hai chục năm rồi.
Uyên Trúc khẽ cắn môi, cô vô ý quá, câu hỏi của cô biết đâu có thể làm phật lòng những người khác.
Dì Năm đột ngột im lặng sau câu trả lời, Uyên Trúc cũng im lặng, thậm chí cô cũng chẳng dám ho khẽ khi liếc thấy vẻ mặt đăm chiêu của bà N.
Dừng lại trước một căn phòng cạnh sát cuối khu vườn, dì Năm nói giọng khàn khàn:
- Đây là chỗ ở mới của cháu, cứ tự nhiên nghĩ ngơi và dọn dẹp, tắm rửa xong cháu xuống bếp gặp dì nhận việc.
Uyên Trúc nhỏ nhẹ:
-Cám ơn dì.
Cô đứng trong một căn phòng đơn sơ, đồ đạc trong phòng vỏn vẹn một chiếc giường nhỏ và một bộ bàn ghế bằng song mây.
Uyên Trúc xắn tay áo lên và bắt đầu quét dọn, hình như lâu ngày không có ai nên màng nhện giăng khắp nơi, bụi dày đến mấy lớp. Dùng khăn tay để bịt mũi và miệng, vậy mà Uyên Trúc vẫn ho sặc sụa vì nhiễm bụi. Cô xách xô lấy nước cọ rữa sàn nhà và các cánh cửa. Cuối cùng, công việc dọn dẹp cũng hoàn tất. Mệt phờ người.
Thả người ngồi xuống ghế, Uyên Trúc bâng khuâng suy nghĩ, liệu dì Cẩm Lan có cho người lên Sài Gòn tìm cô không?
Tất cả đã xảy ra thật nhanh như một cơn ác mộng. Tội nghiệp ba cô, từ một triệu phú trở thành trắng tay trong phút chốc. Ông vĩnh viễn ra đi sau mười ngày nằm hôn mê trong bệnh viện. Mồ côi, Uyên Trúc nhếch môi cay đắng. Cô là một con bé mồ côi.
Bước đến bên cạnh cửa sổ, Uyên Trúc tỳ tay lên song, cô nhìn xuống khu vườn.
Vườn hoa muôn sắc, hồng, lys, huệ trắng, cúc Nhật, lưu ly, cẩm chướng. Nghe trong gió thoang thoảng mùi hương của hoa và của đất. Cô khép mắt lại, nước mắt như mơ hồ.
Hạnh Phúc Trong Đời Hạnh Phúc Trong Đời - Châu Liên