Tác giả: Nam Hà
Thể loại: Tiểu Thuyết
Upload bìa: Little rain
Số chương: 13
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3197 / 37
Cập nhật: 2015-11-22 17:00:35 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 1
HƯƠNG MỘT
Trung đoàn trưởng Đoàn Vũ đứng ở cửa hầm đọc đi đọc lại bức điện khẩn của sư đoàn vừa gửi tới '' Đưa tất cả gia đình về gặp Ba Má ở quê mới “. Dưới bức điện có ghi hai tên mật của Sư đoàn trưởng Đàm Lê và Chính uỷ Phan Nguyên. Đoàn Vũ hiểu đó là lệnh điều động rất khẩn cấp, nên cả Sư trưởng và Chính uỷ cùng ký tên,bức điện lại dùng quy ước số 3, quy ước tối mật, điều đó nói lên tính chất quan trọng của việc trung đoàn bí mật rút khỏi vùng Bàu Lòng, lên Tàu Ô gặp sư đoàn nhận nhiệm vụ mới.
Đoàn Vũ không thắc mắc gì về tính chất cơ động của trung đoàn. Vấn đề này đã được Bộ tư lệnh chiến trường phân tích, xác định rõ ràng trong những ngày các trung đoàn trưởng, chính uỷ trung đoàn toàn mặt trận về dự hội nghị quân chính. Giai đoạn đầu chiến dịch Trung đoàn 29 là trung đoàn cơ động, chiến đấu ngoài.đội hình của Sư đoàn 267 được cử sang phối thuộc cho Sư đoàn 290. Làm nhiệm vụ chốt chặt khu vực cầu Cần Lê, bắc Thị xã An lộc chặn đứng mọi sự tiếp viện của địch từ Thị xã An Lộc lên chi khu Lộc Ninh bằng đường bộ. cũng đồng thời chặn đứng quân địch từ chi khu Lộc Ninh tháo chạy về Thị xã An Lộc.
Khi chiến dịch nổ ra. trên thực tế: bọn chỉ huy Quân đoàn 3 địch chỉ kịp đối phó bằng cách rút Chiến đoàn 8 từ chi khu quân sự Chơn Thành đổ xuống An Lộc. rút vào ngay nội ô, tổ chức phòng thủ cấp tốc. còn Chiến đoàn 52, lực lượng ứng cứu của địch trên hướng đường 13, bị một phân đội của Trung đoàn 29 bao vây ở căn cứ Hồng Tâm, ba ngày sau. Trung đoàn 29 đã khôn khéo dồn ép Chiến đoàn 52 ra ngã ba Hồng Tâm - đường 13, quãng phía bắc cầu Cần Lê. rồi với tương quan một chọi một, Trung đoàn 29 đã tiêu diệt gần hết Chiến đoàn 52 trên đoạn đường đó bằng một trận vận động tấn công quyết liệt.
Đó là giai đoạn một của chiến dịch, giai đoạn chiến thắng giòn giã. Sau trận Lộc Ninh, căn cứ vào nhiệm vụ tiếp theo quy định từ đầu. Đoàn Vũ dẫn các tiểu đoàn trưởng. thông tin trinh sát đột nhập ngoại vi phía bắc Thị xã An Lộc. Với chiến công đầu tiêu diệt Chiến đoàn 52, với thành tích khá nổi trong các chiến dịch trước anh tin trung đoàn sẽ nhận một mũi một hướng quan trọng trong trận công kích vào thị xã. bởi lẽ Trung đoàn 29 đã áp sát thị xã đã sẵn sàng tất cả để tham gia vào trận quyết chiến chiến dịch. nhưng đùng một cái: Đoàn Vũ được lệnh ngừng ngay nhiệm vụ trinh sát thị xã đưa toàn trung đoàn cấp tốc thọc xuống vùng Bàu Lòng: phía cuối phạm vi chiến dịch, vu hồi và ngăn chặn Sư đoàn 21(l) ngụy đang từ Lai Khê tiến lên Chơn Thành.
Trong cuộc Tổng tiến công lần này, trên hướng chiến lược miền Đông. Bộ chỉ huy chiến dịch tập trung lực lượng cơ bản gồm ba sư đoàn bộ binh: một sư đoàn pháo binh: một tiểu đoàn xe tăng vào hướng chủ yếu đường 13. Bộ chỉ huy chiến dịch sử dụng Sư đoàn 250 đánh chiếm chi khu và quận ly Lộc Ninh xong nhiệm vụ đó: Sư đoàn 250 cùng Sư đoàn 290 phối hợp công kích Thị xã An Lộc - trận quyết chiến chiến dịch - còn Sư đoàn 267 làm nhiệm vụ đánh quân tiếp viện từ Sài Gòn lên. Khu vực chốt chặn cơ bản của Sư đoàn 267 ở Tàu Ô - Xóm Ruộng, phía bắc chi khu quân sự Chơn Thành ba ki lô mét. Sư đoàn 267 chỉ còn Trung đoàn 65 và Trung đoàn 11 ở Tân Khai - xóm Ruộng. Để bảo đảm cho việc dứt điểm Lộc Ninh và An Lộc, Bộ chỉ huy chiến dịch yêu cầu Bộ chỉ huy phân khu 1 đưa Trung đoàn 6 chủ lực của phân khu vào chốt chặn và đánh vận động ở khu vực Bàu Bàng. hãm bớt các đợt tiếp viện của quân ngụy từ phía nam lên phía bắc tạo điều kiện cho hai trung đoàn của Sư đoàn 267 đánh những trận vận động lớn ở xóm Ruộng - Ngọc Lầu. Trong mấy ngày qua. Trung đoàn 6 đã chặn đứng lữ đoàn dù số 1 ở Lai Khê: Bộ tổng tham mưu ngụy buộc phải dùng máy bay lên thẳng bốc lữ đoàn dù nhảy cóc lên Chơn Thành, rồi sau đó nhảy cóc lên núi Gió. Nhưng khi Sư đoàn 21 ngụy từ miền tây Nam Bộ lên tiếp viện cho Quân đoàn 3.
(1)Sư đoàn 21 ngụy thuôc Quân đoàn 4 có 3 trung đoàn: 31, 32 và 33 hoạt động ở miền tây nam bộ. Mỹ ngụy đưa lên cứu nguy cho mặt trận đường 13 từ giữa tháng 4/1972
Trung đoàn 6 chỉ đánh thêm được hai trận nữa, rỏi phải quay về làm nhiệm vụ đánh bình định bên Củ Chi. Các trung đoàn của Sư đoàn 21 khai thông đoạn đường từ Lai Khê lên Chơn Thành.
Nhận nhiệm vụ chặn đánh đội hình tiến quân của Sư đoàn 21 ngụy. Đoàn Vũ đã đưa trung đoàn từ phía bắc Thị xã An Lộc hành quân cấp tốc xuống đây triển khai ngay cuộc chiến đấu. Trong suốt mười ngày qua, trung đoàn đã tiến công vào giữa đội hình của địch, cắt đứt đoạn Bàu Bàng - Bàu Lòng: không cho các Trungđoàn 31 và 33 từ Lai Khê lên Chơn Thành, buộc Trung đoàn 32 đã lên Chơn Thành phải quay ngược đội hình về phía sau đối phó. Không kể máy bay ném bom B 52. pháo bầy. xe tăng và xe bọc thép. với một đánh ba, đánh bốn. trung đoàn đã cuốn hút được Sư đoàn 21 nguy những trận đánh nảy lửa trên quãng đường hơn hai mươi ki lô mét.
Những ngày đêm ơ Bàu Lòng, tuy một mình trung đoàn phải đương đầu với cả một sư đoàn địch, cuộc chiến đấu gặp rất nhiều khó khăn, nhưng Đoàn Vũ đinh ninh sẽ có thêm những trung đoàn từ phía bắc xuống đây, anh bàn giao khu vực Bàu Lòng cho đơn vị bạn, nhận nhiệm vụ mới, đưa trung đoàn luồn sâu xuống nữa, cắt tiếp đoạn Bến Cát. Lai Khê, tốt hơn nữa, đoạn thị xã Thủ Dầu Một - Bến Cát. Như vậy chiến sự lớn không chỉ diễn ra ở vùng trung tuyến, mà diễn ra ngay sát cả ngoại Ô Sài Gòn không phải bằng đặc công, mà bằng các trung đoàn bộ binh chính quy. Cũng không phải đánh một vài trận rồi rút mà đánh đâu giữ đó, điều sau Tết Mậu Thân ta không có khả năng làm, còn chiến dịch này lại buộc phải làm cho được.Từ ngày xuống Bàu Lòng, Đoàn Vũ chỉ nghĩ tới việc tiếp tục xuống sâu nữa, chứ không nghĩ tới việc quay ngược lên phía bắc,nên lúc này, đọc đi đọc lại từng chữ trong bức điện mật Đoàn Vũ cảm thấy ngay chiến sự ở khu vực bắc Chơn Thành đã trở nên nghiêm trọng. Trung đoàn rút đi, khu vực Bàu Lòng bỏ trống, Sư đoàn 21 ngụy được đà, lập tức nhào lên Chơn Thành. Bộ binh nhào lên, xe tăng thiết giáp nhào lên, Chơn Thành sẽ biến thành một khu tập kết lớn một bàn đạp lớn để địch đánh phá dải chốt chặn cơ bản của chiến dịch. Như vậy tình hình không những nghiêm trọng, mà còn gay go nữa.
Đoàn Vũ gấp bức điện nhét vào túi áo trên ngực, rồi cuốn thuôc hút. Những lúc có nhiều việc suy nghĩ, Đoàn Vũ thường rít từng hơi dài, cặp mắt nheo lại nhìn theo những sợi khói mỏng bay rối rít khuôn mặt xương xương của anh hiện lên vẻ căng thẳng, với tuổi ba mươi bảy Đoàn Vũ không thuộc loại trung đoàn trưởng trẻ, tiến vọt lên trong những năm đánh Mỹ. Tuy nhiên với cái tuổi ấy, anh cũng chưa đến nỗi già. Tuổi anh thuộc loại trung bình so với cương vị công tác. Đoàn Vũ đi bộ đội từ năm 1950, kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ anh làm trung đội phó. Năm 1954 anh đi học Lục quân, ra trường cấp thiếu uý. Năm 1960 được đề bạt trung uý, làm trợ lý tác chiến trung đoàn. Năm 1966 anh chỉ huy đại đội bộ binh, đi trong đội hình trung đoàn vào chiến trường miền Đông.
Từ đó đến nay, lúc ở đơn vị chiến đấu, lúc lên cơ quan, Đoàn Vũ hoàn thành tốt nhiệm vụ, được đề bạt đều đều. Chiến dịch mùa mưa năm 1971 Đoàn Vũ thôi giữ chức trưởng ban tác chiến sư đoàn cùng với Nguyễn Tính thôi giữ chức trưởng ban tuyên huấn, cả hai xuống làm trung đoàn phó và phó chính uỷ trung đoàn. Đầu năm nay Đoàn Vũ được bổ nhiệm làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 29. Đoàn Vũ vừa mừng vừa lo. Đôi ba lần anh nghĩ tới những trung đoàn trưởng xuất sắc trong cuộc kháng chiến trước ở đường số 4, Ở đồng bằng Sông Hồng, Ở Trị Thiên, Ở Khu 5, Ở Điện Biên Phủ. Anh ngưỡng mộ tài năng và chiến công của họ. Những trung đoàn trưởng hồi đó, giờ đây là những sư đoàn trưởng, tư lệnh quân khu, tư lệnh các binh quân chủng, phần lớn họ cũng đang có mặt trên chiến trường miền Nam, trên chiến trường Đông Dương.
Lần đầu tiên, với cương vị chỉ huy mới, anh cùng trung đoàn tham dự chiến dịch hợp đồng binh chủng, có quy mô và tầm vóc lớn nhất từ trước tới nay. Anh hiểu thắng bại của cuộc tiến công chiến lược lần này sẽ quyết định sự thắng bại của bên này và bên kia, sẽ là bước ngoặt quyết định của cuộc chiến tranh. ' Vì vậy. cuộc tiến cóng trên mỗi hướng chiến lược phải tuân theo những yêu cầu nghiêm ngặt của sự chỉ đạo chiến lược chung của toàn chiến trường thực hiện những mục đích chính trị và quân sự hết sức bức thiết: đánh bại hoàn toàn kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh của Nich - xơn. Đuổi sạch quân viễn chinh Mỹ ra khỏi chiến trường, kết thúc một giai đoạn của chiến tranh, đưa chiến tranh bước sang giai đoạn khác theo nội dung câu thơ xuân cuối cùng của Bác: "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào ". Đoàn Vũ hiểu sâu sắc vai trò của trung đoàn bộ binh trong chiến dịch này. Đó là nơi rèn luyện. thử thách lập trường. tư tưởng, trình độ, khả năng của những người chỉ huy như anh. Với vốn kinh nghiệm đánh Pháp và kinh nghiệm năm năm đánh Mỹ - ngụy, Đoàn Vũ bước đầu thành công trong nhiệm vụ chỉ huy, góp sức cùng đảng uỷ và trung đoàn hoàn thành tốt nhiệm vụ tiêu diệt Chiến đoàn 52 cắt đút đoạn đường 13 ở Bàu Lòng. Trong tư tưởng, Đoàn Vũ đã chuẩn bị cho mình sẵn sàng cùng trung đoàn chịu đựng, vượt qua những thử thách mới quyết liệt, sẵn sàng nhận nhiệm vụ khó khăn hơn ở những địa bàn sâu hơn, phức tạp hơn.
Hôm xuống Bàu Lòng, Đoàn Vũ dẫn thông tin, trinh sát đi trước với tâm trạng vừa bồi hồi, vừa náo nức. Đoàn Vũ đi nhanh. Anh ra lệnh cho anh em vừa đi vừa ăn, mà ăn gạo rang nên không cần dừng lại. Anh đi qua những khu rừng thấp, cây thưa. Dấu vết của những trận bom B52 nhiều năm trước vẫn còn in rất rõ. Ở đây, mặt đất xoải dần ra, những con suối cũng nông và nhỏ, mùa khô không có nước, rạch ngoằn ngoèo trên vùng đất hoang dại một cách khó nhọc trước khi tìm đến sông Thị Tính. Đoàn Vũ hơi ngỡ ngàng trước cảnh tượng thiên nhiên của vùng trung tuyến. Anh có cảm giác ấy khi thấy bầu trời lúc nào cũng tròn xoay trên đầu, quang đãng mênh mông. Những con đường càng xuống càng rộng dần ra, có đoạn cắt qua những trảng trống mút tầm mắt: có đoạn dẫn tới những cái bàu khô nước. Hai bên đường, những thứ cỏ không tên tuổi, dù bị na pan đối cháy, dù bị chất độc huỷ hoại. vẫn cứ bám lấy đất mà sống một cách dai dẳng, kiên trì.
Hồi Tết Mậu Thân, trung đoàn của Đoàn Vũ làm dự bị cho Sư đoàn 290 đánh vào Sài Gòn, nhưng trung đoàn mới xuống đến Phú Lợi, gần thị xã Bình Dương thì Mỹ - ngụy bu tới như ruồi. Trung đoàn phải chiến đấu ở đó, không vào được Sài Gòn. Ngoài pháo bầy và máy bay. cái để lại ấn tượng sâu sắc trong anh là địa hình. Anh ngán nhất kênh rạch. sinh lầy. Sài Gòn rất gần. chỉ còn hơn ba mươi ki lô mét. nhưng mỗi đoạn kênh rạch. môi bãi sình lầy là một cửa ải. Sau Mậu Thân, địch vừa triển khai học thuyết Ních-xơn bằng kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh, vừa phản kích quyết liệt, dài ngày: liên tục. Cuộc chiến đấu sôi bỏng đang diễn ra ngay giữa đô thị, chuyển dần ra vùng trung tuyến, rồi dịch lên vùng biên giới,cuối cùng ra các vùng ngoại biên vào những năm 1970 - 1 971.
Từ những vùng đất. vùng trời xa xôi phía tây, sau hơn bốn năm, Đoàn Vũ lại đưa trung đoàn tiến sâu xuống vùng trung tuyến. Anh ngỡ ngàng là phải. Những vườn cây trái, những đồn điền cao su những xóm ấp trù mật những khoảng rừng xanh tươi, giờ đây chẳng còn gì, dấu tích dễ nhận ra là những hố bom chi chít, những lằn xích xe tăng cuộc Chiến tranh nhân dân không phân tuyến như những cuộc chiến tranh cổ điển. Nó có cùng giải phóng, vùng tranh chấp, vùng bị kèm và đô thị. Ở đâu cũng có thể trở thành trận địa chiến đấu. Kẻ địch đã kiên trì và ráo riết chống lại bằng cách tập trung lực lượng cố đẩy chủ lực của la ra khỏi vùng trung tuyến, phá sự phối hợp hoạt động các thứ quân của ta. Trong suốt chiến tranh chúng đã làm việc đó, trong bốn năm qua chúng tiếp tục làm tới tất cả mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá. Có những nơi, những vùng chúng thu được kết quả.
Có thể gọi bốn năm qua là thời kỳ bão táp nhất của cuộc chiến tranh được không'? Được chứ. Đoàn Vũ cho rằng những năm chiến tranh cục bộ là những năm thử sức, những năm dò tìm sự chỉ huy, chỉ đạo chiến tranh. những năm giành giật quyền chủ động chiến trường, những năm nắm bắt quy luật, hình thành và hoàn chỉnh phương pháp điều khiển chiến tranh, phương pháp kết thúc chiến tranh. Tết Mậu Thân là một biến cố lịch sử. Nó thực sự trở thành bước ngoặt. nó đánh dấu sự thất bại không thể nào tránh khỏi của đế quốc Mỹ. Nó đặt ra cho chiến tranh những điều kiện rõ ràng, dứt khoát. Chúng ta ào ào tiến vào đô thị. chúng ta lùi dần ra ngoài biên giới. và bây giờ chúng ta trở lại vùng trung tuyến, để rồi tiến vào đô thị kết thúc chiến tranh. Con đường mà Đoàn Vũ và Chiến sĩ của mình đã đi qua trong bốn năm là con đường vòng vèo, khúc khuỷu, đầy gian truân.
Hôm đầu xuống đây, lúc nằm sấp giữa những bãi cỏ Mỹ xơ xác bên cầu Căm Xe tránh chiếc L19, Đoàn Vũ đưa mắt nhìn toàn cảnh vùng trung tuyến từ đông sang tây. lừ nam lên bắc, anh nhận thức thêm rằng nếu bộ đội ta không tiến được vào vùng trung tuyến, không làm chủ được những con đường chiến lược trọng yếu, không thiết lập được những bàn đạp tối ư cần thiết quanh các đô thị lớn, quanh những đầu não của địch hỗ trợ và tạo điều kiện cho phong trào cách mạng, cho lực lượng quân sự, chính trị trong đô thị phát triển và tạo bàn đạp, chuẩn bị nơi đứng chân cho những binh đoàn chủ lực, thì sẽ không có một sự đột biến nào xảy ra cả. Triển vọng kết thúc cuộc chiến tranh còn rất xa, rất lâu. Vậy mà giờ đây, Trung đoàn không tiến sâu xuống phía nam như suy nghĩ của anh, lại quay ngược lên phía bắc. Ở Bàu Lòng giữ được Bàu Lòng tức là kéo thêm chiều dài của chiến dịch, chia cắt địch, buộc địch phải phân tán đối phó, không tập trung được lực lượng chi viện cho bọn địch ở Thị xã An Lộc, giữ một bàn đạp hết sức quan trọng để tiến xuống vùng ngoại vi Sài Gòn. Bỏ Bàu Lòng túc là những vấn đề trên không tồn lại nữa, không còn ý nghĩa gì nữa. Bỏ Bàu Lòng cũng có ý nghĩa sự phát triển của chiến dịch gặp trắc trở, không thuận chiêu và thuận đà. Trung đoàn quay ngược lên Tàu Ô chắc chắn để đối phó với tình hình nghiêm trọng đang xảy ra ở đó Đoàn Vũ hiểu rằng việc Sư đoàn ra lệnh cho Trung đoàn bỏ Bàu Lòng, nhất định phải được sự đồng ý của Bộ chỉ huy chiến dịch. Như vậy những người chỉ huy cấp trên không còn lực lượng dự bị ở vùng trung tuyến, thả lỏng cho địch tự do tiến lên phía bắc là chuyện vô cùng bất đắc dĩ!
Đoàn Vũ dí mẩu thuốc xuống đất. tiếp tục cuốn điếu thuốc khác. Tiếng động nhức nhối của chiếc máy bay trinh sát OV.10 xoáy vào tai anh vòng lượn của nó mỗi lúc một nhanh, thu hẹp dần giữa vùng trời trên đầu, buộc anh phải đứng cúi đầu ở cửa hầm. Nhưng anh không chú ý tới chiếc OV.l0. Nội dung bức điện tiếp tục làm nẩy ra trong óc anh những câu hỏi: Vì sao phải bỏ Bàu Lòng? Phải quay lên Tàu Ô để đối phó với tình hình chắc đang xấu đi ở đó? Đoàn Vũ tự hỏi và tự lý giải hơn nửa tháng. Tuy phải hành quân cấp tốc, chiến đấu độc lập, nhưng anh vẫn chăm chú theo dõi những điểm nóng nhất của chiến dịch. Cuộc tiến công theo đà thừa thắng vào Thị xã An Lộc ngày 15 tháng 4 không thành. Trận vận động tiêu diệt lữ 1 dù ở Ngọc Lầu cũng không gọn. Không thành, không gọn thì bao giờ cũng tổn thất nhiều cũng mất đà, thậm chí mất thế. Đoàn Vũ chưa hiểu hết diễn biến cụ thể, nhưng rõ ràng hai trường hợp không thành đó đã ảnh hưởng đến sự phát triển của chiến dịch. Những trục trặc xảy ra như vậy là do sự đánh giá địch ta? Do quyết tâm? Do sử dụng lực lượng? Hay có nguyên nhân gì khác? Đoàn Vũ chưa có thì giờ suy nghĩ sâu và tìm hiểu kỹ. Những vấn đề đó vượt ra ngoài phạm vi quyền hạn và chức trách cửa anh. nhưng là một cán bộ có kiến thức, có trách nhiệm anh không thể nào không nghĩ tới. Anh hiểu chiến dịch này hoàn toàn khác với những chiến dịch khác là để tạo thế, để thay đổi tương quan. Ngoài nhiệm vụ đó, chiến dịch này còn phải giải phóng dân, giải phóng đất, thu hẹp trận địa của địch lại, phải làm chủ được vùng trung tuyến, phải đưa các sư đoàn chủ lực tới quanh ngoại vi 'Sài Gòn. Chiến dịch này đánh theo yêu cầu, kết hợp chặt chẽ, phục vụ kịp thời, đắc lực cho nhiệm vụ chính trị và mặt trận ngoại giao. Nó kết thúc khi buộc địch phải ký một hiệp định có lợi cho ta. Còn không gian lại được quy định rõ ràng. Với tính chất đặc biệt quan trọng là rất mới đó, nên mỗi đúng sai trong việc điều hành chiến địch, đều có ảnh hưởng lớn. Một đơn vị, một hướng, một khu vực không hoàn thành nhiệm vụ, lập tức tác động xấu đến toàn cục. Bàu Lòng là một khu vực nằm trong không gian chiến dịch đã hạ quyết tâm tiến đến. Trung đoàn của Đoàn Vũ là đơn vị đầu tiên trong đội hình chiến dịch đặt chân lên đó, vậy mà bây giờ anh phải bỏ nó để quay về Tàu Ô! Đoàn Vũ thở mạnh. Cảm giác vừa buồn, vừa bực vừa tức, lại vừa lo, lan nhanh trong người anh. nhưng tất cả sự việc diễn ra như vậy rồi, Đoàn Vũ chỉ còn cách chấp hành mệnh lệnh, đưa trung đoàn bí mật rút khỏi vùng Bàu Lòng. Anh hy vọng lên Tàu Ô, sẽ được sư đoàn giải thích cặn kẽ những thắc mắc đó.
Chiếc OV. 10 bổng vòng gấp rồi lao xuống phóng trái điểm Hai chiếc phản lực từ đội hình bay vòng, chuyển sang đội hình ném bom, lần lượt tuôn từng chùm bom hai trái xuống đường 13. Đoàn Vũ nhìn những cột khói màu đen, đôi mắt anh mở to - bộ binh và xe tăng địch bất lực trong việc phá chốt, nên Mỹ - ngụy phải dùng máy bay phá chốt, phá luôn cả đường. Anh thoáng nghĩ đến việc những hố bom sẽ ngăn cản các đoàn cơ giới địch tiến lên phía bắc. Anh vội lắc đầu, bọn cơ giới có thể vòng tránh. Nhưng có phải tình thế của bọn chúng ở Thị xã An Lộc, ở khu chốt chặt Tàu Ô, đã trở nên gay cấn, cấp bách, nên chúng phải hối hả dùng bom phá chốt? Đoàn Vũ liếc nhìn chiếc OV. 10, anh phác nhanh những công việc phải làm, rồi nhảy lên khỏi hầm đi về phía ban tác chiến. Anh quyết định triển khai việc rút quân trước khi Nguyễn Tính về. Anh sẽ thông báo cho Nguyễn Tính biết bằng điện thoại. Anh cảm thấy giữa anh và các Trung đoàn 21 ngụy đang có một cuộc chạy đua lên Tàu ô. Sáng mai chúng sẽ chạy trên đường. Còn trung đoàn anh, thì ngay tối nay đã cắt rừng. Anh có một đêm và bằng đôi chân cơ động, còn bọn chúng tuy chậm hơn mười tiếng đồng hồ, nhưng lại tiến bằng cơ giới. Dù nhanh dù chậm, thế nào anh cũng gặp lại đối thủ này ở Tàu ô. Đoàn Vũ bỗng nhếch mép cười. Anh tin cuộc chạm trán mới sẽ xảy ra như thế.
Xác định xong vị trí đóng quân cho các đơn vị trong trung đoàn, bàn với Nguyễn Tính những công việc cấp thiết mấy ngày củng cố, Trung đoàn trưởng Đoàn Vũ muốn ngả lưng xuống võng chốc lát. Anh thấy mệt, chân lay rời rã. Vì thiếu ngủ, vì chiến đấu liên tục hết ngày sang đêm, người anh gầy tọp đi. Anh đưa tay giụi mắt. Những ngón tay chạm vào hai gò má nhô cao, rồi theo thói quen, anh lần xuống cầm, rút từng sợi râu đã mọc dài. Anh cảm thấy cái cảm như dài và nhọn thêm ra. Tiếng các loại trọng pháo ở Chơn Thành, Lai Khê, Đồng Dù vẫn nổ rền trên suốt chiều dài của đường 13, làm anh băn khoăn, nóng ruột. Anh gạt ngay ý định nằm nghỉ, lấy dao cạo râu, ra suối rửa mặt bảo liên lạc chuẩn bị những thứ cần thiết. Anh quyết định không chờ sư đoàn trưởng gọi. Anh sẽ lên sở chỉ huy sư đoàn, trực tiếp tìm hiểu tình hình. Đoàn Vũ tới nơi lúc trời còn tối. Anh đi qua hầm Sư đoàn trưởng Đàm Lê, thấy dưới hầm tối om, anh nhìn tới nhìn lui rồi đến hầm chỉ huy. Các chiến sĩ liên lạc, thông tin, trinh sát đi theo anh, như thường lệ, đã tìm đến các bạn đồng nghiệp kiếm một chầu trà, thuốc. Đoàn Vũ xuống hầm, anh thấy Lê Nhu ngồi trước ngọn đèn dầu có loa che ánh sáng, Lê Nhu đang hí hoáy viết. Đoàn Vũ dừng lại, nhìn mái tóc rậm, có những nếp quăn tự nhiên khá đẹp, nhìn khuôn mặt hiền nhưng cương nghị của trưởng ban tác chiến sáng lên dưới ánh đèn, anh như gặp lại mình mấy năm trước trong công việc của một trưởng bom tác chiến. Anh thấy thương Lê Nhu, anh mỉm cười, bắt chước giọng miền Nam:
- Viết chi mải mê vậy anh Hai Cần Thơ'? Lúc nào cũng thấy viết hoài cà?
Lê Nhu trước ở Sư đoàn 338. tốt nghiệp lục quân khoá 11. bổ sung về sư đoàn từ năm 1958. Vợ Lê Nhu là một cô giáo dạy cấp II quê ở Hà Bắc anh có hai con, một gái một trai, lúc anh cùng trung đoàn vào miền Đông, đứa con trai mới được sáu tháng, bây giờ chắc cháu đi học vỡ lòng rồi. Lê Nhu giật mình, ngẩng đầu, nhận ngay ra Đoàn Vũ. Anh đặt bút, đứng dậy đưa cả hai tay về phía Đoàn Vũ, giọng nói run lên vì bất ngờ và mừng rỡ:
- Ô? Anh Ba! Trung đoàn lên hết rồi anh? Chúng tôi tính nhanh lắm cũng phải tối nay. Thiệt đúng là quân cơ động!
Đoàn Vũ siết chặt tay Lê Nhu, cái siết tay của những con người lại nhìn thấy mặt nhau sau những trận đánh ác liệt. Đoàn Vũ đặt túi dết lên bàn, ngồi xuống chiếc ghế bằng tre, anh vừa thở vừa nói:
- Mình đi trước, còn bộ đội phải vài tiếng nữa mới vào hết vị trí đóng quân. Nóng ruột quá vội vọt lên đây xem sao.
Lê Nhu nhìn Đoàn Vũ với cặp mắt thăm dò. Trưởng ban tác chiến là cái cầu giữa những trung đoàn trưởng tới Sư đoàn trưởng, là chỗ dựa của cả cấp dưới, cấp trên, là người gợi ý, phát hiện, đề xướng, đóng góp những ý kiến quan trọng, tổ chức hợp đồng các công việc trong chiến đấu, bởi vậy cái nhìn và câu hỏi của các trưởng ban tác chiến bao giờ cũng chứa đựng sự thăm dò. Vì khá thân nhau nên Lê Nhu hỏi, giọng vui vẻ, tin cậy:
- Bật một phát từ bắc thị xã xuống Bàu Lòng, nay lại bật phát nữa từ Bàu Lòng lên Tàu Ô. Chắc bụng không ưng, dạ không yên phải không anh Ba?
Đoàn Vũ gật đầu: Về tính chất là nhiệm vụ cơ động thì không thắc mắc gì, nhưng về diễn biến chiến dịch, về sử dụng lực lượng thì có thắc mắc, không những thắc mắc mà còn lo lắng nữa - Anh nhổm người về phía Lê Nhu - Tình hình thế nào?
Lê Nhu bước tới trước t ấm bản đồ chiến sự lớn treo trên vách hầm. Anh mở loa che ánh sáng, rồi dịch đèn tới gần bản đồ. Anh nói tin mới nhất:
- Ngày 24 và ngày 25 tháng 4, địch đưa lữ dù 3 từ Tây Nguyên về Sài Gòn, ngay trong ngày 25 đổ bọn này xuống Tân Khai thành. ba cụm, hai cụm bên đông, một cụm bên tây đường. Tiểu đoàn pháo và bộ chỉ huy của nó đóng trong căn cứ An Pha. Lữ 3 xuống Tân Khai trong khi Trung đoàn 11 của ta còn ở núi Gió.
Đoàn Vũ đứng dậy ngắt lời Lê Nhu:
- Nghe nói lữ dù 1 bị tiêu diệt ở núi Gió rồi kia mà? Trung đoàn 11 còn ở lại đó làm gì?
Lê Nhu lắc đầu:
- Chúng ta chỉ đánh bật lữ dù 1 khỏi khu vực điểm cao núi Gió, tiêu diệt được mỗi Tiểu đoàn 6, còn Tiểu đoàn 5, Tiểu đoàn 8 tụt xuống ngã ba Thanh Bình, nam Thị xã An Lộc. Chúng làm chỗ dựa và hỗ trợ cho Sư đoàn 5 ngụy cố thủ trong thị xã.
Đoàn Vũ cau mày. Thế là rõ! Anh hiểu vì sao trung đoàn anh phải cấp tốc lên Tàu Ô. Anh lại nhổm người lên, nhìn xoáy vào Lê Nhu, nói với giọng gay gắt: Vậy là sư đoàn không đánh được trận tiêu diệt nào? Tại sao thế cậu?
Lê Nhu chưa trả lời ngay câu hỏi của Đoàn Vũ, anh nhìn Đoàn Vũ bằng cái nhìn thông cảm, rồi đắn đo một lúc, anh mới nói:
- Nhiều người đặt câu hỏi như anh. Cả đảng uỷ và thủ trưởng sư đoàn cũng đặt câu hỏi ấy. Trong những ngày anh đánh Chiến đoàn 52 ở bắc thị xã, rồi xuống Bàu Lòng, thì ở đây đã diễn ra những cuộc thảo luận sôi nổi, những cuộc đấu tranh, kiểm-điểm gay gắt. Nguyên nhân có nhiều, nguyên nhân chủ quan là chính. Sư đoàn thừa sức tổ chức tài trận đánh tiêu diệt lớn, đặc biệt trận đánh lữ 1 ở bắc Chơn Thành, nhưng sư đoàn đã không đánh được trận đó đúng như yêu cầu. Còn chuyện trên núi Gió là phần của bộ chỉ huy chiến dịch, ngay cả chuyện tiến công thị xã An Lộc lần thứ nhất cũng có nhiều ý kiến bàn cãi... Thấy Lê Nhu dừng lại, Đoàn Vũ khoát tay:
- Cậu tiếp tục nói đi, vì trách nhiệm, vì thắng lợi của chiến dịch, mình cần biết. cần hiểu những vấn đề, những ý kiến đó.
Lê Nhu vẫn đắn đo:
- Tôi có thể nói hết trận đánh lữ dù 1 của sư đoàn ta cho anh nghe, tôi không nói thì chốc nữa thủ trưởng sư đoàn cũng sẽ nói với anh. Còn chuyện đánh ở núi Gió, ở An Lộc chỉ mới là những suy đánh giá. Cũng khó nói anh ạ.
Đoàn Vũ đứng dậy, lắc đầu:
- Mình không tán thành ý nghĩ đó của cậu. Tính chất là nhiệm vụ của cuộc chiến đấu đòi hỏi phải phát hiện ra ngay những v ấn đề là những sai sót, nếu không thì chúng ta phải trả giá đắt, cái giá đó là xương máu. Cậu là người nắm chắc như diễn biến chiến sự cậu cứ nói đi. Chúng ta chưa phê phán một cá nhân nào. Chúng ta chỉ trao đổi những diễn biến, lẽ ra phải thế này, lẽ ra phải thế kia.Sự việc diễn ra rồi. chúng ta có thể nhận xét, phân tích được chứ Lê Nhu vẫn đứng đối diện với Đoàn Vũ, anh càng hiểu và càng thông cảm với ý muốn của Đoàn Vũ.
- Theo tôi, vẫn là vấn đề đánh giá địch, ta. Bước một chiến dịch thắng giòn giã quá phải không anh? Không đầy một tuần lễ tiêu diệt bốn trung đoàn, giải phóng một vùng rộng mênh mông từ phước Long qua Tây Ninh, mở toang cửa tiến vào vùng trung tuyến. Nhung sau bước một thì việc điều quân là tổ chức trận quyết chiến chiến dịch ở Thị xã An Lộc đã không hay rồi. Ở Lộc Ninh địch phòng thủ cấp trung đoàn, ta d ùng cấp sư đoàn tiến công. Còn ở /\n Lộc địch phòng thủ cấp sư đoàn, ta lại không tập trung được lực lượng cần thiết. Tôi tự hỏi tại sao trên lại điều một trung đoàn của Sư đoàn 250 ra khỏi đông bắc An Lộc, bôn tập xuống đánh chi khu Dầu Tiếng, kết quả đánh không được. bị thương vong, rồi cuối cùng phải điều về lại An Lộc'. Việc bóc bỏ vòng ngoài thị xã, đánh điểm cao 128 phía bắc thị xã, đã cần thiết phải dùng T54 chưa? Anh biết ở Lộc Ninh sự xuất hiện bất ngờ của T54 đã làm cho bọn ngoan cố cố thủ khiếp sợ như thế nào không? Chiến trường này trước đây chưa có xe tăng, chưa có kinh nghiệm sử dụng xe tăng, nhưng ít nhất chúng ta cũng hiểu trong một chiến dịch tiến công, phải sử dụng xe tăng lúc nào, bao giờ, như thế nào cho hợp lý, phải biết phát huy triệt để sức mạnh lợi hại của nó chứ? Mấy chiếc T.54, PT.76 xông vào Thị xã An Lộc trong ba ngày 13, 1 4, và 1 5 tháng 4, giống như những con ngựa chiến nhốt trong chuồng, trở nên đơn côi, lẻ loi, cuối cùng làm mồi cho M.72 của địch. Chúng ta hoàn toàn mất cái thế bất ngờ khi đánh vào An Lộc. Chúng ta nói nhiều đến thừa thắng xông lên, nhưng thừa thắng phải trên cơ sở thế và lực tại chỗ, thế chưa tạo xong, lực tập trung chưa đủ, lại đánh mất đi yếu tố bí mật bất ngờ, thì thừa thắng chỉ có nghĩa là... ' Mặt Lê Nhu ửng đỏ rồi bỗng tái đi, vầng trán cau lại như muốn nghe lại những câu nói vừa rồi của anh. Anh ngẩng mặt nhìn lên nóc hầm.
Đoàn Vũ hiểu những băn khoăn của Lê Nhu, anh xua tay:
- Cậu lo à? Đừng, chân lý ở trong thực tiễn, còn thực tiễn thì không ai xóa bỏ hoặc bóp méo được, mỗi người bằng nhận thức và kinh nghiệm có thể phân tích thực tiễn, tìm ra cái đúng, cái sai. Cảm ơn cậu đã cho mình nghe những suy nghĩ đó, vì công việc hàng ngày mình chưa có điều kiện nghĩ sâu như vậy.
Lê Nhu ngồi xuống ghế, nét mặt trở lại bình thường:
- Tôi cho rằng chúng ta thừa sức giải phóng An Lộc, nếu như không có những sai sót trên đây. Tiếc quá anh ta à?
- Còn trận đánh lữ dù 1 của sư đoàn?
Lê Nhu xoa hai tay vào nhau:
- Trận này thì tôi có thể nói với anh một cách thoải mái. Đảng uỷ và thủ trưởng kiểm điểm rồi. Tôi cho như vậy là dũng cảm. là thực tế, là có trách nhiệm cao. Nhận một sai lầm, một khuyết điểm đúng như đã xảy ra không dễ dàng đâu anh ta. Một căn bệnh gì đó tôi chưa tìm đúng tên, cứ luôn luôn trỗi dậy, quanh co, lần lữa, bao che. Nhưng trong trận đánh lữ dù 1 các thủ trưởng của chúng ta đã vượt lên được - Lê Nhu uống một bớp nước, những suy nghĩ mạnh mẽ, dồn dập đã làm anh khát nước, anh thở một hơi nhẹ và nói tiếp - Nếu như ở An Lộc ta có chủ quan, đánh giá địch thấp, thiếu chuẩn bị chu đáo, sử dụng lực lượng chưa hợp lý, thì ở bắc Chơn Thành ngược lại ta đã đánh giá địch cao. Cái lệnh “ Chốt cứng, chặn cứng không cho một tên,một xe lên hoặc xuống'' đã làm cho chúng ta quá lo lắng, lo lắng đến mụ cả người đi, cuối cùng phạm vào lỗi máy móc, cứng nhắc. Anh xem đây.
Lê Nhu đứng lên, bước nhanh tới trước bản đồ, tay cầm cây chỉ, Đoàn Vũ đứng cạnh, mắt chăm chú nhìn theo đầu mút cây chỉ bản đồ Lê Nhu đang đặt trên từng Ô tọa độ.
- Từ ngày 5 tháng 4 đến ngày 11 tháng 4 cả hai Trung đoàn 11 và 65 của ta đã có mặt ở đường 13 đoạn Chơn Thành - Hớn Quản. Cả hai trung đoàn còn nguyên vẹn sức lực và khí thế. Nếu như sư đoàn nắm vững chức năng chủ yếu của nó, thì đã không sử dụng nó vào việc đánh chác lặt vặt với bọn dân vệ, bảo an, bọn gác cầu, gác đường. Sư đoàn còn có lực lượng khác để làm việc đó, mà phải tập trung cả 2 trung đoàn lại, chuẩn bị thật kỹ càng, chu đáo, cho một trận vận động tiến công cấp sư đoàn thiếu ở bắc Chơn Thành thì đúng nhất. Anh thấy chưa? Địa hình này vận động tiến công tuyệt lắm. Còn địch thì sao? Ngày 7 tháng 4 lữ dù 1 lên Lai Khê, rồi lên Bàu Bàng bằng Ô tô, chúng đi như một cuộc hành quân thông thường. Tụi nó bị Trung đoàn phân khu 1 chặn lại ở Bàu Bàng suốt ba ngày. Ngày 10 Quân đoàn 3 buộc phải dùng trực thăng bốc đ ổ xuống Chơn Thành,ngày 11 chúng hành quân thăm dò lên bắc Chơn Thành. Thiệt là chuột đến trước miệng mèo mà mèo không vồ được. Ta có sáu tiểu đoàn trang bị mạnh, pháo mang vác đầy đủ, lữ dù 1 có ba tiểu đoàn, pháo yểm trợ nhiều hơn ta, nhưng ta hoàn toàn làm chủ địa hình. làm chủ cả tình hình nữa, hai đánh một, nếu không tiêu diệt được cả lữ dù 1, tồi nhất cũng diệt gọn được vài tiểu đoàn, số còn lại chắc cũng om xương, làm được cú đó thì không có chuyện phải đưa Trung đoàn 1 1 lên núi Gió, và lữ dù 3 sẽ bi Trung đoàn 11 đánh cho ê ẩm khi đổ xuống Tân Khai. Vì Trung đoàn 11 đã sẵn sàng đánh quân đổ bộ đường không ở Tân Khai rồi - Lê Nhu thở ra một hơi mạnh vẻ mặt vừa buồn bực, vừa tiếc rẻ. Hình như mỗi lần nhắc tới sự kiện này, anh trưởng ban tác chiến lại phát hiện ra những nguyên nhân mới, khẳng định thêm sự sai sót và càng hối hận, vì trong sự việc đó có một phần trách nhiệm của anh.
Anh nhìn Đoàn Vũ, giọng nuối tiếc:
- Cứ đánh một trận then chốt như vậy rồi Trung đoàn 65 bước vào chốt chặn, Trung đoàn 11 quay lên Tân Khai cũng còn thong thả, anh Ba à. Chuyện đánh nhau chúng ta biết nhiều rồi, thắng giòn giã, thương vong ít, tinh thần khí thế lên cao, còn không thì ngược lại. Trung đoàn 65 trong trận đánh lữ dù 1 ngày 11 tháng 4 đã không sẵn sàng cao, bị động, xuất kích không đúng thời cơ, lực lượng mỏng, nên tổn thất khá nhiều. Sai sót này đẻ ra sai sót kia, gây ra sự đảo lộn của thế chiến dịch và bố trí lực lượng. bây giờ chắc anh hiểu vì sao Trung đoàn 29 của anh phải quay ngược lên đây rồi chứ?
Đoàn Vũ gật đầu, cười:
- Hiểu rõ hơn, nhưng v ấn đề là có thua keo này bày keo khác không? Trật bầy chuột này phải làm bẫy mới bắt bầy chuột khác chứ? Chuột thì thiếu gì.
Lê Nhu trở lại phấn khởi, vui vẻ, anh đưa tay gạt mái tóc rậm ngả xuống trán, nói nhanh:
- Thì đang bày đó anh Ba à. Tôi nói nôm na để anh Ba hiểu, trong phạm vi chiến dịch ta và địch giống như hai đô vật đã ôm chặt nhau, hai bên đang tìm chỗ sơ hở của nhau, đang tạo thế, cài thế, đưa nhau vào thế để quật ngã nhau. Đây anh xem.
Lê Nhu bước nhanh tới bản đồ, cầm chiếc đèn giơ cao:
- Ở ngã ba xóm Ruộng, Trung đoàn 65 đang quần nhau với Sư đoàn 21, ở Tân Khai Trung đoàn 11 đang quần nhau với lữ dù 3, Ở Núi Gió, Thanh bình, An Lộc thì Sư đoàn 250, Sư đoàn 290 đang quần nhau với lữ dù 1, với Sư đoàn 5 và bọn biệt động quân. Cái khác giữa ta là địch hiện nay là lúc lượng dự bị. Ta chỉ có Trung đoàn 25 mới điều từ chiến trường Cam-pu-chia về. Còn địch chúng có khả năng đưa thêm một vài trung đoàn của Sư đoàn 9 từ miền Tây lên, Sư đoàn 5 ở Tây Ninh cũng có thể được điều sang đây, vì các đơn vị ở hướng thứ yếu chiến dịch của ta đã phát triển xuống Long An, vượt ra ngoài không gian chiến dịch, không còn ảnh hưởng trực tiếp tới hướng chủ yếu nữa. Nếu như sau khi tiêu diệt yếu khu Bến Cầu, đánh thẳng xuống Trảng Bàng, uy hiếp Củ Chi, có lẽ hay hơn là thọc xuống Long An, còn ở mặt trận đông bắc Sài Gòn, các trung đoàn của quân 'khu hình như cũng đuối súc rồi, chúng có thể đưa Sư đoàn 1 8 lên đây tham chiến.
Đoàn Vũ nghe rất chăm chú. Những tin tức Lê Nhu vừa nói, giúp anh hiểu thêm tình hình các mặt trận có liên quan. Anh hỏi tiếp:
- Còn trong phạm vi sư đoàn? Những vấn đề gì đang đặt ra? Sư đoàn định làm gì?
Lê Nhu nhìn lên bản đồ:
- Lữ dù 3 xuống Tân Khai trong khi Trung đoàn 11 đang ở núi Gió, sư đoàn buộc lòng phải điều một tiểu đoàn của Trung đoàn 65 ở Ngọc Lầu lên đây ép quân dù. Anh thấy đó, cứ để bọn này phát triển sâu vào phía tây đường 13 thì hành lang của ta bị uy hiếp ngay - Lê Nhu lùi ra một bước, xoay chiếc đèn cho ánh sáng tập trung vào b ản đồ, anh nói ti ếp- Lữ dù 3 xuống Tân Khai – nhưng không hoặc chưa có ý định phát triển lên phía bắc bắt liên lạc với lữ dù 1. Nếu chúng thực hiện ý đồ ngay từ khi đổ quân thì ta còn gặp nhiều khó khăn. Quãng Tân Khai - Đức Vinh - Thanh bình ta không có lực lượng. bọn dù này hướng về phía nam, xuống Tàu Ô với ý định phối hợp cùng Sư đoàn 21 phía Ngọc Lầu, trục cho được lực lượng ta trên dải chốt chặn Xóm Ruộng - Tàu Ô chúng v ẫn nhằm mục đích khai thông đường 13. Chúng áp dụng chiến thuật như ở Bàu Lòng, hai phía cùng ép tới.
Đoàn Vũ trở lại bàn, uống một hớp nước rồi hỏi thêm:
- Trung đoàn 11 đang ở đâu? Các anh định đưa chúng tôi vào Xóm Ruộng hay Tân Khai?
Lê Nhu cũng trở lại bàn, anh liếc nhìn Đoàn Vũ, muốn xem thái độ của Đoàn Vũ biểu hiện thế nào qua câu hỏi vừa rồi. Anh biết gần một tháng qua, Trung đoàn 29 cơ động nhiều, chiến đấu độc lập sư đoàn lại điều đi một tiểu đoàn mạnh của trung đoàn. Ở Bàu Lòng trung đoàn chỉ còn lại hai tiểu đoàn bộ binh. Nhưng thấy vẻ mặt Đoàn Vũ bình thường, Lê Nhu mỉm cười:
- Bộ chỉ huy chiến dịch đã trả Trung đoàn 11 về đội hình sư đoàn. Nó đang làm công tác tổ chức để đánh lữ dù 3, có cả Tiểu đoàn 18 của anh tham gia đấy. Sau trận này chắc sư đoàn sẽ trả Tiểu đoàn 18 về cho các anh không trả thì anh đòi riết vào – Lê Nhu lại liếc nhìn Đoàn Vũ - Tôi rất thông cảm với anh, anh Ba à. Theo tôi biết, các anh tranh. thủ củng cố mấy ngày. có thể sẽ vào Xóm Ruộng thay cho Trung đoàn 65 ra củng cố. Trung đoàn 65 cũng đuối sức rồi. Vừa củng cố vừa làm lực lượng dự bị. Tương quan lực lượng và thế chiến dịch diễn biến như anh đã thấy, không có lực lượng dự bị không trụ được lâu dài đâu anh Ba!
Đoàn Vũ tựa lưng vào vách hầm, mắt lim dim. Anh soát lại những tin tức, những vấn đề, những diễn biến Lê Nhu vừa nói, k ết hợp với những tin tức ở các chiến trường khác, anh nghe được đã làm nảy sinh trong óc anh một ý kiến, một nhận xét, anh ngồi thẳng dậy nói với Lê Nhu:
- Chắc cậu đồng ý chiến dịch đang đi vào cái thế giằng co quyết liệt phải không? Ở Quảng Trị, Ở Tây Nguyên, ở Khu 5 và ngay ở đây cũng vậy cả thôi. Thời kỳ tiến công ô ạt, thắng như chẻ tre đã chấm dứt, bây giờ là thời kỳ đánh phản kích giữ vững thành quả và tạo thế mới. Vậy vấn đề gì phải đặt ra trong chiến dịch và trong chiến đấu. Phải biến hóa như thế nào?
Lê Nhu mở to mắt nhìn Đoàn Vũ. Anh không ngờ Đoàn Vũ đã có ngay những suy nghĩ nhanh và sắc như thế. Trong trăm ngàn công việc khẩn trương, bề bộn hàng ngày, hàng giờ, trong mệt mỏi, căng thẳng, Đoàn Vũ vẫn có thể dành một Ô trong óc cho tư duy nghề nghiệp và chức trách, tìm ra và đặt những vấn đề mới trong tình hình phức tạp. Anh sung sướng, giọng run lên:
- Có, có anh Ba à, sư đoàn đã nghĩ tới, chúng tôi đã nghĩ tới. Anh ta nghĩ vậy, chắc anh Ba đã có ý kiến riêng phải không? Nhiệm vụ của sư đoàn không có gì thay đổi. Chúng ta sẽ làm ăn khá lâu trên hai mươi lăm ki lô mét của đoạn đường 1 3 này. Trước Bộ chỉ huy chiến dịch, sư đoàn trưởng và chính uỷ đã nhân danh sư đoàn, bảo đảm giữ bằng được khu vực Tàu ô. Chúng tôi được lệnh chuẩn bị một hội nghị rút kinh nghiệm về chiến thuật, về thủ đoạn tác chiến, tìm những vấn đề mới xung quanh nhiệm vụ giữ khu vực Tàu Ô lâu dài. Anh sẽ là một trong những người phát biểu chủ yếu đấy Anh chuẩn bị đi. Chắc anh có nhiều ý kiến hay. Trung đoàn 29 đã có những thành công bước đầu.
Không - Đoàn Vũ xua tay - mình không phát biểu ý kiến gì đâu Trung đoàn 65 có nhiều kinh nghiệm chốt chặn hơn, để các anh ấy phát biểu thôi.
Lê Nhu lắc đầu, mỉm cười:
- Anh chối không được đâu - Lê Nhu nhô người ghé sát tai Đoàn Vũ - Theo tôi biết, Đảng uỷ và thủ trưởng sư đoàn có ý định giao hoàn toàn khu vực Tàu Ô cho Trung đoàn 29. Anh chuẩn bị sớm đi là vừa.
- Giao cho bọn mình? - Đoàn Vũ hỏi ngay, anh hơi bất ngờ. Lê Nhu chưa kịp trả lời, thì từ trên hầm có liếng bước chân vọng xuống. Cả hai nhìn ra cửa hầm. Trời sáng lúc nào không ai biết. Lê Nhu đứng dậy đi về phía cửa hầm, anh nhìn lên rồi quay lại phía Đoàn Vũ:
- Sư đoàn trưởng tới đó, anh Ba!
Đoàn Vũ đứng bật dậy, chụp mũ tai bèo lên đầu, đeo túi dết lên vai, sửa sang lại trang phục, anh bước lên một bước, giập hai gót giầy vào nhau khi Sư đoàn trưởng Đàm Lê bước hẳn vào hầm
- Báo cáo đồng chí Sư đoàn trưởng, tôi Đoàn Vũ, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 29 có mặt.
Sư trưởng Đàm Lê gật đầu, bước tới trước mặt Đoàn Vũ vừa cười vừa đặt cả hai bàn tay lên vai Đoàn Vũ, rồi nắm chặt tay. Rõ ràng ông rất vui, ông hỏi chậm rãi:
- Đồng chí về đến nơi rồi à? Đến đây lâu chưa? Sao không đến ngay chỗ tôi?
Ông rút tay về. lùi ra một bước nhìn Đoàn Vũ từ đầu xuống chân, rồi cười to - Vẫn đi giày đen, vẫn ống quần ba nếp gấp, tay áo xắn quá khuỷu, mũ tai bèo có dây thít cầm, túi dết đeo chéo vai - Ong nghiêng đầu ngó quanh chiếc thắt lưng to bản chiến lợi phẩm ôm một v òng chặt quanh bụng Đoàn Vũ, ông nói
- Những thứ này vẫn từ mùa mưa năm 1971 ở Xa Mát, chua thêm được cái gì mới à?
- Báo cáo sư trưởng có cái mới chứ ạ -
Đoàn Vũ vừa nói vừa rút khẩu súng ngắn từ trong bao ra, anh nghiêng người đưa mũi súng ra một bên, rút băng đạn rồi trao cho Sư đoàn trưởng Đàm Lê.
- báo cáo sư trưởng, đây là khẩu súng ngắn của tên Chiến đoàn phó Chiến đoàn 52 chết tại khu vực cầu Cần Lê, xin tặng sư trưởng làm kỷ niệm
Sư trưởng Đàm Lê cầm súng ngó qua ngó lại, cũng loại 8 ly nhưng n òng cắt ngắn, hai miếng ốp tay cầm bằng ngà voi.chạm trổ hoa văn và khắc tên chủ nhân: ông xem xong rồi trả lại Đoàn V ũ:
- Bọn sĩ quan ngụy hình thức gớm, làm cái này - ông chỉ vào hai miếng ốp ngà voi và những hoa văn - Chắc mất khá nhiều tiền, nghe nói có thằng còn mạ vàng lên ốp tay cầm nữa kia. Chúng cứ tưởng sẽ đeo súng suốt đời, sẽ ôm súng mãi mãi để chống cách mạng. Cảm ơn đồng chí, đồng chí giữ mà dùng, đó là kỷ niệm của một chiến công các đồng chí vừa lập được. Còn tôi chẳng mấy khi dùng tới nó, lúc cần tôi sẽ dùng AK, thứ đó lợi hại hơn nhiều. Mà nào -' ông nhìn lại Đoàn Vũ lượt nữa từ đầu xuống chân, ông thay đổi cách xưng hồ - Có lúc nào cậu ăn mặc, trang bị khác thế này không'?
Đoàn Vũ đứng nghiêm:
- Báo cáo sư trưởng đã thành thói quen ạ.
- Tốt, một thói quen rất tốt, ăn mặc nghiêm chỉnh, trang bị đầy đủ, gọn gàng, lúc không có liên lạc cậu cũng chẳng gặp khó khăn gì, với trang bị này chắc cậu tự lực được hết - ông quay sang Lê Nhu - Tôi muốn cán bộ trong sư đoàn phải học tập Đoàn Vũ, cậu nhớ nhé? nhân cuộc họp nào đó, phải giới thiệu cho cán bộ biết. Cán bộ mình thường có tật khi được lên cấp cao cao một chút, chưa gì đã lười biếng, ỉ lại trong sinh hoạt hàng ngày, xuề xoà trong ăn mặc, khênh khang trong tác phong. Mình cũng học tập cậu, Đoàn Vũ ạ Cậu cứ giữ cho vững những cái hay cậu đã chọn. Nhưng mà sao. Thỉnh thoảng vẫn có tí cay đấy chứ?
Đoàn Vũ hơi mỉm cười, mắt nhấp nháy:
- Có, báo cáo Sư trưởng đó là tật của người miền núi, nhưng không lúc nào tôi dám uống say, với lại dạ dày không được khoẻ, muốn uống thêm cũng không uống được.
Sư trưởng Đàm Lê gật đầu: Tôi coi đó là lời hứa của cậu, nhưng mà này, cậu đột kích vào đây từ lúc nào? Trưởng ban tác chiến của tôi đã nói gì với cậu – ông quay sang Lê Nhu - Các anh đã nói gì với nhau'. Đã tố khổ những chuyện gì nữa?.
Nói xong, ông cười to.
Đoàn Vũ lại đứng nghiêm:
- Báo cáo Sư trưởng, tôi định vào ch ô đồng chí nhưng lúc đó mới ba giờ sáng, hầm tối, tôi tường đồng chí đang ngủ.
Sư trưởng Đàm Lê lắc đầu:
- Có ngủ được đâu, tăt đèn đi để nghe tiếng pháo cho rõ. Chúng nó nhiều đạn thật, bắn không biết chán - ông hỏi Lê Nhu
- Có tin gì mới không? bọn lữ dù 3 có phát triển thêm gì không'? Công tác chuẩn bị đến đâu rồi? - ông lại quay sang Đoàn Vũ - Chúng tôi đang chuẩn bị cho Trung đoàn 11 đánh lữ dù 3. Đánh khi bọn dù đã triển khai đội hình, chuẩn bị đối phó, thì khó gọn lắm Có các đồng chí về trong đội hình, sư đoàn đỡ lo. Đồng chí sang hầm của tôi trước đi, có chè, có nước, pha mà uống, cần thì ngả lưng, ba mươi phút nữa tôi về.
- Rõ!
Đoàn Vũ giập gót giày vào nhau rồi bước lên hầm. Trời bắt đầu sáng. Tiếng trọng pháo đột nhiên im hẳn. bầu trời vắng vẻ' nhô cao dần lên. Rừng cây hiện ra xanh biếc. Bóng tối lùi sâu vào giữa rừng rồi mất hẳn. Đoàn Vũ hít một hơi thật căng, anh bỗng dừng lại, ngửng đầu nhìn lên lùm cây trước mặt. Một con chim gì rất lạ, rất đẹp: đang cất liếng hót véo von. Đoàn Vũ hơi ngạc nhiên, nhưng rồi anh nhận ra rằng ở vùng này bom và đạn đại bác chưa ập tới, lũ chim vẫn còn nơi trú ngụ, nên chúng vẫn cứ làm công việc đón chào buổi sáng. Đoàn Vũ bước rất nhẹ để con chim khỏi giật mình bay đi chổ khác. Tiếng hót trong trẻo với những điệu láy tinh vi, làm cho Đoàn Vũ hết sức thư thái. Hơn tháng nay, đôi mắt anh lúc tập trung nhìn bản đồ với những mũi tên xanh đỏ, lúc nhìn những đám khói và những đàn máy bay tai nghe bom nổ lộng óc và tiếng trọng pháo gào thét. nghe những hồi chuông diện thoại giật cục hoặc liên hồi, anh không có thì giờ để ý tới cảnh vật và sinh rất tự nhiên xung quanh. Anh ngồi xuống thân cây cạnh lối đi dựa lưng vào một thân cây khác, cuốn thuốc, châm lứa, rít từng hơi dài say sưa. Con chim đầu đàn vẫn đang dạo bản nhạc độc đáo của nó. Tiếng hót như kêu gọi, như thôi thúc. Chẳng mấy chốc, những con chim khác từ những nơi xa xung quanh bay dần tới, chúng thi nhau hót.
Đoàn Vũ vội giụi tắt mẩu thuốc lá. Anh sợ cả khói thuốc cũng có thể làm cho lũ chim phát hiện có người ngồi nghe, bay mất. Anh nhẹ nhàng khoanh tay trước ngực, nhắm mắt lại để nghe cho rõ. Anh thở đều đều, rồi ngủ dần, ngủ dần trong tiếng hót của lũ chim.
CHƯƠNG II
Những người quen biết cũ, cùng tuổi, cùng lớp, cùng cấp chức, ở các sư đoàn bạn, ở các cơ quan của Bộ vào chiến trường, gặp và làm việc Với Đàm Lê xong, đều có nhận xét giống nhau:
- Đàm Lê thay đổi nhiều thật. Mỗi tuổi mỗi già dặn thêm, mỗi năm chiến đấu một trưởng thành, điều đó đúng rồi, nhưng những cố tật Đàm Lê sửa được thì quả là giỏi, quả là kiên quyết.
Còn những người bạn thân, có người rất thân, là những cán bộ cùng cấp trung đội, đại đội, tiểu đoàn trong cuộc chiến tranh trước, làm việc với Đàm Lê xong, ai cũng ở lại với Đàm Lê, người vài tiếng, kẻ một đêm. Trong những giờ, những đêm thức trắng ấy, họ uống trà đậm, cùng nhau mở cái kho kỷ niệm chín năm. Họ hỏi Đàm Lê:
- Này, nhược điểm gần như cố tật lớn nhất của cậu là ương. bướng, nóng nảy, so với Trương Phi trong Tam quốc thì cậu còn ghê hơn lão ta, vậy mà sao cậu sửa được, cậu kể lại xem nào'! Này cậu còn đi xa. nếu cậu không để cho cái bệnh ấy trỗi dậy hoặc tái phát.
Trong những lúc ấy, đối diện với bạn bè, bao giờ Đàm Lê cũng húng hắng ho, mắt đỏ lằn lên, cặp lông mày rậm hết nhíu lại, rồi giãn ra, đôi mắt sắc, phơn phót xanh chứ không đen, hoặc nâu. mở to nhìn chăm chằm vào tận đáy mắt người đối diện, như muốn xác định xem cái phần chân thực trong câu hỏi của bạn tới múc nào. Và khi đã khẳng định câu hỏi đó là những lời tâm sự của những người lính từng trải, thì Đàm Lê thường ngả lưng vào thành chiếc ghế tre, đưa hai ngón tay vuốt cái cằm vuông, hơi banh ra, rồi bắt đầu kể. Chuyện kể của ông không đầu, không cuối, nhưng đều là những chuyện đọng lại dễ nhớ. Cũng có những chuyện bản thân Đàm Lê đã sinh ra nó, trong quá trình cọ xát với đời, với cuộc sống, từ tuổi thiếu niên cho đến nay đã ngoài bốn mươi. Trong câu chuyện của những người bạn chiến đấu ở lứa tuổi của thập niên bốn mươi, thường đã hiện lên sự suy tư. Triết lý được rút ra từ mỗi sự việc, mỗi ưu điểm, mỗi sai lầm. Họ hiểu thập niên bốn mươi là thập niên rất quan trọng trong cuộc đời - Thập niên tìm lòi, sáng tạo, thập niên cống hiến, thập niên trưởng thành. Sự vững chãi được củng cố, được phát triển thêm trong thập niên này. Nhưng hãy coi chừng! Thập niên này cũng lại là thập niên con người, nhất là những con người có chức có quyền, dễ mắc những chứng bệnh nguy hiểm. Cũng có người chủ quan, thoả mãn, quan liêu quân phiệt, lười biếng, triết lý rút ra không giúp ích cho sự đi tới của bản thân, của tập thể, mà là kinh nghiệm, phục vụ cho cuộc sống và nhu cầu cá nhân.
- Này Đàm Lê - những người bạn thân tâm sự với ông - Cậu còn nhớ thằng Ân thằng Hy ở Trung đoàn 8 nữa không? Thằng Ân mắt xếch ngược, rãng hô. môi mỏng lần nào cũng tìm được cách đi khỏi đại đội chủ công, tiểu đoàn chủ công ấy mà. Còn thằng Hy đầu trọc lốc vì sốt rét, ghẻ ruồi đầy mình, khóc như cha chết vì thấy bom na pan trong chiến dịch Trung du ấy.
- Nhớ, nhớ rồi - Đàm Lê gật đầu - Bây giờ chúng nó ở đâu? Làm g ì?
- Thằng Hy cũng chỉ huy một sư đoàn như cậu. Năm ngoái gặp hắn ở Quảng Tr ị, nhắc lại chuyện Trung du hắn đỏ mặt lên, nắm tay đe mình. Hắn bảo bom đạn của Mỹ so với bom đạn của Pháp thật một trời một vực. Hắn cũng không hiểu tại sao hồi đó hắn lại khóc như con nít. Còn thằng Ân, cái tài luồn lách, trốn tránh của nó trong đánh Pháp, nay đã đạt đến mức nghệ thuật.
Nghe xong, Đàm Lê cau mặt thở dài. Người bạn hỏi tiếp:
- Vậy là cậu vào B.2 được bảy năm rồi phải không?
- Bảy năm ba tháng
- Mình thì ra ra, vào vào, thuộc gần hết đường Trường Sơn, tính ra thời gian ở chiến trường trên bốn năm. Mấy lần xin ở, chiến trường nào cũng được: Trị Thiên B3, B2, Khu 5 nhưng trên không cho. Cái chức phái viên đúng như lính ta khái quát: trên la, dưới trách. Đàm Lê bỗng ngồi thẳng lại, nhô đầu về phía người bạn: Trên la, dưới trách, thật thế à? - Đàm Lê bỗng cười to
- Cậu muốn nghe chuyện một phái viên không? Chuyện xảy ra mới đây thôi, sau trận Xơ-nun tiêu diệt Chiến đoàn 8 ngụy. Đánh thắng xong, trên đường về hậu cứ, cậu Hoàn trung đội phó ở Trung đoàn 29 - anh em gọi cậu ta là thượng sĩ Đông Dương, chả là cậu ta đã từng đánh nhau ở Lào, Ở Cam pu chia, cậu ta đi với anh em thương binh, đến chỗ nghỉ, cậu ta gặp một tốp cán bộ mới ở hậu phương vào Hai bên trao đổi tin tức, chuyện trò vui vẻ. Trong tốp cán bộ có một ông tách ra lân la hỏi chuyện anh em. ông ta kể mình ở hậu phương vào. Thấy anh em chiến đấu gian khổ thiếu thốn, thương quá ông ta hứa khi về ngoài đó sẽ báo cáo lại bằng hết tình hình, từ đôi dép, cái quần, tấm áo, phong thư, đến viên đạn, bữa ăn. Xong câu chuyện tưởng làm mủi lòng người lính ấy, ông ta mới lân la hỏi chuyện giá cả đồng hổ, đài bán dẫn, ông ta trắng trợn gạ đổi quần áo, gạ mua bằng tiền miền Bắc. Lại còn bảo nếu không muốn giữ tiền miền Bắc ở đây, muốn gửi về nhà ra bắc ông ấy sẽ gửi cho. Người ông ta đang gạ gẫm lại là Hoàn, thượng sĩ Đông Dương. Cậu ta không chịu được, đứng bật dậy nói to:
''Anh em ơi, cái bác này ở hậu phương vào, to quá trời, ông ấy bảo muốn mua hoặc đổi đồng hồ, đài bán dẫn, đổi bằng quần áo, mua bằng tiền miền bắc, ai không muốn giữ tiền thì bác ấý gởi về nhà cho, chỉ cần thư, địa chỉ.
Anh em cười ồ lên, cậu ta quay lại, đột nhiên ứng khẩu ngay bốn câu lục bát:
Bác vào rồi bác lại ra
Chúng tôi lại vẫn xông pha chiến trường.
Chiến trường đây phải nơi buôn
Có buôn thì bác tẩu luôn về nhà.
Tiếp theo là tiếng vỗ tay và những trận cười vang cả rừng. Đàm Lê uống một hớp nước rồi nói tiếp:
- Cuộc chiến đấu luyện cho người lính sự phản ứng thông minh, nhạy bén, quyết liệt phải không cậu?
Đúng thế - Người bạn gật đầu, tâm đắc - Trong số khá đông những phái viên tốt, cũng có một số ít phái viên loại ấy. Bọn họ phải bị những tay như cậu thượng sĩ Đông Dương ấy trị mới thấm thía.
Và khi những người bạn đứng lên chia tay Đàm Lê, bao giờ họ cũng ôm chặt lấy ông, cái ôm của những người lính từng trải, hoàn toàn hiểu nhau, thương nhau, kính trọng và tin tưởng nhau. Họ căn dặn ông':
- Cho vững Đàm Lê nhé, cuộc chiến đấu sinh tử này khốc liệt lắm, điều quan trọng bậc nhất là phải đứng cho vững, đi cho vũng. Nhưng bạn bè hoàn toàn tin cậu, chờ đợi cậu rất nhiều.
Cặp mắt sắc, phơn phớt xanh của Đàm Lê những lúc đó bỗng đỏ lên, thẫn thờ, sâu lắng. Từ trong cặp mắt ấy lăn ra hai giọt nước tròn nặng, trôi dài xuống má. Bạn bè đi khuất đã lâu, nhưng Đàm Lê vẫn đứng lặng đi, những ý kiến của bạn bè vẫn văng vẳng bên tai:
- Này, nhược điểm gần như cố tật lớn nhất của cậu...
Nhược điểm gần như cố tật lớn nhất của mình...
Không khí chân tình ấy bao giờ cũng gợi lại cho Đàm Lê đôi nét về xa xưa...
…….Tháng 8 năm bốn lăm, Đàm Lê mười sáu tuổi, tuổi lớn nhưng người còi, biết dọc biết viết là nhờ hay sang chơi bên nhà người anh con ông bác họ. Anh học trường huyện, thương Lê nên bày chữ cho Lê. Cha Lê đi phu làm đường tận bên Lào. Sau cách mạng, những người trong xã đi phu trở về, bảo cha bị một tên đội người Pháp bắn chết vì chống lệnh đi làm, đòi về nước. Nghe chuyện cha bị Tây giết, cậu bé khóc suốt hai ngày, ngày thứ ba cậu gạt khô nước mắt, lầm lì mài con dao phay, gói bộ quần áo rách vào khăn, chuẩn bị ra đi. Thấy cậu bé sửa soạn, mẹ hỏi:
- Lê, con định đi mô rứa?-
Con đi giết thằng Tây trả thù cho cha!
Mẹ giữ Lê lại:
- Thằng Tây giết cha Ở tận bên Lào, con biết mô mà tìm?
Cậu bé ngẩn người ra, ném con dao sắc ngọt xuống đất, rồi lại khóc nức nở. Mấy tháng sau, tin giặc Pháp theo chân quân Đồng minh trở lại xâm chiếm Nam bộ. Khẩu hiệu ''Nam bộ là của Việt Nam '', thà chết quyết không làm nô lệ '' vang lên khắp làng xóm, chợ búa, thị trấn, thị xã. Phong trào Nam tiến rầm rộ, sôi nổi. Cậu bé mài lại con dao, gói lại bộ quần áo rách, soạn sửa đi nữa. Mẹ hỏi:
- Lê, con định đi mô rứa?
- Con đi giết thằng Tây trong Nam Bộ, Thằng Tây trở lại chiếm nước ta rồi, bữa qua con lên ga Cầu Giát, thấy tàu hoả chở bộ đội mình Nam tiến đông lắm, mẹ cho con đi giết thằng Tây thôi.
Con chưa đi được mô Lê - Mẹ đưa đôi cánh tay gầy yếu ra - Tuổi con lớn, nhưng người con còi, bằng cái hột mít, con làm được chi mà đi - Mẹ bật khóc kể lể - Cùng lứa cùng tuổi với con người ta, con người ta cao lớn, đẫy đà, còn con thì còi cọc. Mẹ nghèo, mẹ khổ, mẹ không làm ra của, để con đói rách, mẹ xấu mẹ thẹn với xóm với làng, để vài năm lớn thêm chút nữa hãy đi con ạ.
cậu bé lắc đầu:
- Không, con đi ngay bữa ni, đang có đợt tuyển bộ đội Nam tiến - Cậu khoác khăn lên vai.
Mẹ quát to: Tao không cho mi đi. Cha mi bỏ ba anh em mi cho tao, nay mi lại bỏ tao, bỏ hai em mi cho tao, mi muốn đi thì giết tao trước. Mi lớn rồi, mi phải giúp mẹ mi một tay chớ?
Mặt cậu bé đỏ rần, gân cổ lên, tay bứt tóc, chân giậm đất, nói như hét: Mẹ không cho con đi. Con chết?
Mẹ vẫn không xiêu lòng: Có gan thì mi chết đi, chết đi tao coi.
Cậu bé nghiến răng, nhìn trước nhìn sau, rồi chạy ra sân leo lên ngọn cây cau. Từ trên cao, cậu ta nhìn mẹ thách thức:-
- Mẹ không cho đi, con buông tay.
- Không, có gan mi buông tay tao coi!
Từ trên chót vót cây cau cao tới năm, sáu mét, cậu bé hét lên một tiếng rất to, rồi buông tay thật. Mẹ "ối" một tiếng, ôm chầm mặt, loạng choạng ngã sấp xuống sân. Rơi cách mặt đất chừng ba mét, cậu bé ôm chặt thân cây tụt xuống, chạy tới đỡ mẹ. Mẹ vẫn còn khiếp hãi, mẹ ôm tay rên rẫm:
- Thì mi đi, mi tưởng tao không thù thằng Tây răng? Thằng Tây làm ba anh em mi mất cha, tao mất chồng - Mẹ chống tay đứng dậy - Tao giữ mi lại là để mi lớn, mi khôn thêm chút nữa, nhưng mi đã quyết đi thì tao cũng đành - Mẹ thở dài, nhìn rất lâu vào mặt cậu bé. Mẹ nguôi giận, mẹ chỉ tay lên trán cậu - Cha mi mười, mi hai mươi. Tao chịu thua cha con mi đó.
Cậu bé lỡ chuyến Nam tiến lần ấy. Chờ mãi không thấy chuyến khác, cậu vào Vinh, gia nhập đại đội tự vệ đầu tiên của thành phố, đại đội Hồng Sơn. Người ta phát cho cậu một cây đại đao dài gần bằng người cậu ta. Ban chỉ huy lấy cậu lên làm liên lạc,giao cho cậu chăn giữ một con ngựa tía. Thấy ông chủ bé nhỏ, còi cọc con ngựa bướng bỉnh, khinh nhờn. Mỗi lần cậu trèo lên yên, nó chổng mông, co hai chân sau đá ngược, hất cậu ta xuống. Suốt ba ngày liền cậu quần nhau với con ngựa nhưng vẫn không khuất phục được nó. Ngày thứ tư vừa mờ sáng, cậu vác đại đao ra múa liền mấy bài - những bài vừa học được - trước mắt con ngựa. Múa xong, cậu ta nhảy bổ tới chém mạnh nhưng là chém giả chém nhứ vào cổ con ngựa. Con ngựa hí lên một tiếng khiếp đảm, nhảy lùi ra, cúi đầu đứng yên. Cậu tròng đại đao vào vai; chống nạnh, dạng chân, người và ngựa nhìn nhau chằm chằm. Chỉ một lát con ngựa cụp tai, gõ móng, thở phì phì. Đàm Lê chắp tay sau lưng, đi một vòng quanh con ngựa, bước đĩnh đạc, ung dung như một viên tướng. Xong hiệp ra oai đó, Đàm Lê nắm cương, không cần đặt chân vào bàn đạp, cậu nhảy phóc lên mình ngựa, hai cái chân ngắn kẹp chặt hai bên sườn ngựa, người hơi cúi về phía trước, tay trái nắm cương, tay phải vỗ mạnh vào mông ngựa. Con ngựa hí vang, mang cậu trên lưng phóng ra khỏi sân. Ngay trăm mét đầu tiên, Đàm Lê đã quất luôn nước đại Đường phố đang vắng người, cậu nới dây cương, cúi rạp xuống, phi một mạch xuống Bến Thuỷ, quay ngược lên cầu Rầm, phi ra tận Quán Bánh, rồi quay về Ngã tư. Cậu ghìm cương, con ngựa chuyển sang nước kiệu nhỏ hướng về doanh trại. Đàm Lê xuống ngựa, cậu bưng ra một vò nước, một mủng thóc, rồi bảo nó: - ăn đi, uống đi, mi khinh tao bé à? Bé ni là bé hạt tiêu. Mi phải bỏ cái thói khinh người, bỏ cái tính nóng nảy, ương bướng đi, tao trị xanh xương nghe không? - Con ngựa liếc mắt nhìn ông chủ nhỏ, cúi đầu, gí mõm vào thùng thóc ăn ngấu nghiến. Với con ngựa đã thuần phục được, cậu bé rong ruổi thường xuyên trong thành phố, thỉnh thoảng làm một chuyến công cán lên Nam Đàn, Phủ Diễn, Đô Lương. Thấy ngựa của cậu bé xuất hiện, đồng bào thành phố vội tránh giạt ra, ngồi trên yên, cậu bé tảng lờ, càng ra roi tợn. Ngày 19 tháng 12 năm 1946, lệnh toàn quốc kháng chiến ban bố, đơn vị của Đàm Lê phối hợp với các đơn vị khác bao vây, bắt sống toàn bộ hơn một trung đội lính Pháp, theo Hiệp định sơ bộ đến đóng ở thành phố Vinh. Lần đầu tiên Đàm Lê nhìn tận mắt những tên Pháp. Ngồi trên mình ngựa, áp tải tù binh về trại giam, Đàm Lê nghĩ đến cha, mấy lần cậu ta rút đại đao ra định chém đứt đầu những thằng đi chậm, nhưng phần vì người đông, phần vì sợ lệnh ban chỉ huy cậu ta không dám. Đầu năm 1947, Pháp đánh lan ra nhiều tỉnh. Chỉ còn vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh chúng chưa đến. Đàm Lê ăn không ngon, nằm không yên. Cậu như chú ngựa tía nhốt trong chuồng. Mấy lần cậu định bỏ trốn ra mặt trận, vào Bình Trị Thiên hoặc ra khu Ba, nhưng chưa biết đi bằng cách nào. Giữa năm 1947, đại đội Hồng Sơn được lệnh chọn số lớn cán bộ, chiến sĩ bổ sung ra Việt Bắc. Đàm Lê chắp tay vái lạy ban chỉ huy xin đi. Cậu ta được toại nguyện. Khi hành quân qua thị trấn Cầu Giát, cậu chỉ làng, chỉ xóm cho cán bộ thấy, và được cán bộ cho cậu hai giờ phép. Đàm Lê cắm đầu chạy băng qua đồng, về đến nhà đúng lúc mẹ đang dọn cơm trưa. Cậu vịn tay vào cánh cửa, vừa thở vừa nói:
- Mẹ ơi, con được đi ra Việt Bắc rồi. Trận này con sẽ trả thù cho cha, cho mẹ. Mẹ ở nhà khoẻ mạnh, đừng lo cho con, diệt hết thằng Tây con về. Con chào mẹ, chào hai em, anh đi đây.
Mẹ chưa kịp nói gì với cậu, cậu đã quay ra sân phóng đi. Mẹ chạy theo, khi mất hút cậu, mẹ đứng sững lại, giơ tay phải về phía trước, vừa giận vừa thương:
- Tổ cha mi Lê! Mi vội chi như sắp hết giặc rứa, mi không đứng lại với mẹ mi, em mi một chút răng con! Thật cha con mười,con hai mươi!
Đàm Lê được bổ sung vào đại đoàn Quân Tiên phong. Từ Việt Bắc, Biên giới, Trung du, Hà Nam Ninh, Hoà Bình đến Thượng Lào, đại đoàn đánh đâu, Đàm Lê có mặt đó. Cho đến chiều ngày 7 tháng 5 năm 1954, khi quân Pháp đầu hàng ở Điện Biên Phủ, lúc đó Đàm Lê là tiểu đoàn phó, đang ở giữa sân bay Mường Thanh. Đầu năm 1955, trước khi đi học nước ngoài, Đàm Lê về thăm mẹ, thăm hai em, thăm xóm làng. Hai em đã lấy chồng, mẹ ở một mình. Mẹ già yếu nhiều, tóc mẹ bạc, mắt mẹ kém, lúc đầu mẹ không nhận ra, rồi sau mẹ khóc, khóc như hồi nghe tin cha bị Tây giết. Đàm Lê ở với mẹ mười ngày, đi coi mặt mấy o con gái trong xã. Trước ngày đi, Đàm Lê chấm được một o, mẹ cũng ưng o đó. Đàm Lê đi rồi, mẹ nuôi thêm con lợn, cấy thêm miếng lúa nếp. Mẹ bỗng như trẻ lại, khoẻ ra. Giữa năm 1958 Đàm Lê về nước, nhận công tác ở Bộ Tổng tham mưu. Cuối năm Đàm Lê đi phép, ở quê mẹ đã ba lần bán lợn, ba lần thay nếp, Bà con làng xóm kéo đến đầy nhà, chào mừng Đại uý Đàm Lê. O con gái bẽn lẽn về làm dâu mẹ. Mẹ bảo gì Đàm Lê làm theo nấy. Gần mười hai năm xa con, mẹ thấy con khác quá, mẹ nắm tay Đàm Lê dắt ra sân chỉ lên cây cau:
- Coi bộ mi sửa được tính ương bướng nóng nảy rồi răng? Mi có dám trèo lên ngọn cây cau dọa mẹ mi nữa không? Mi có biết thương mẹ mi - mẹ khó khăn đưa cánh tay trái lên - đây, cái tội mi dọa mẹ mười hai năm trước đây, mi buông tay tụt xuống, tao hết hồn hết vía, ngã chống tay xuống đất, sái tay suốt mười hai năm, thành tật rồi, may mà tay trái đó con ạ!
Mẹ quay mặt khóc và đi vào nhà. Đại uý Đàm Lê hốt hoảng, sợ hãi nhìn theo mẹ. Anh cắn môi đến chảy máu, thề hẹn với mình ghi nhớ chuyện này cho đến chết.
Đất Miền Đông Đất Miền Đông - Nam Hà Đất Miền Đông