Cách bạn sử dụng thời gian quan trọng hơn cách bạn tiêu tiền. Sai lầm về tiền bạc còn có thể chỉnh sửa được, nhưng thời gian thì không bao giờ quay lại.

David Norris

 
 
 
 
 
Tác giả: Frank Snepp
Thể loại: Lịch Sử
Nguyên tác: Decent Interval
Dịch giả: Ngô Dư
Biên tập: NGUY MIN GIA
Upload bìa: NGUY MIN GIA
Số chương: 5
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 23
Cập nhật: 2023-03-26 21:48:56 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 1
UỘC THÁO CHẠY TÁN LOẠN-(Decent Interval)
FRANK SNEPP
do Ngô Dư dịch, Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh, 1985
LỜI GIỚI THIỆU
Phần I: Mở màn
TRỞ LẠI ĐÔNG DƯƠNG
MỘT NGÀY VĨ ĐẠI
ĐẠI SỨ GRAHAM MARTIN
SỐNG NHỜ VIỆN TRỢ
Phần II: Tan rã
TIẾN CÔNG
MỘT ANH BẠN HẨU
“HOA SEN NỞ”
CHIẾN LƯỢC "CỐ THỦ"
HỘP ĐEN
CHỈ NHỮNG NGƯỜI MỸ THÔI
THOÁT KHỎI ĐỊA NGỤC
Phần III: Sụp đổ
TRÁCH NHIỆM ĐẦU TIÊN
THẢM KỊCH GIỮA TRỜI
NÉM BOM
RỌI ĐÈN CHIẾU
CHIẾN DỊCH PHƯỢNG HOÀNG BAY
LỊCH SỰ VÔ ÍCH
TRONG TRƯỜNG HỢP BI ĐÁT NHẤT
MỘT CUỘC TẢN CƯ “CÓ TRẬT TỰ”
NÚT CỦA HOẢNG LOẠN
THIỆU RA ĐI
THÔNG TÍN VIÊN BÍ MẬT
MỘT Ý NGHĨ QUÁ GIẢN ĐƠN
MỘT NGƯỜI LÁI XE CÓ CỠ
ĐẾN LƯỢT CHÚNG TÔI
HỌ ĐANG Ở CỬA
BUỔI SÁNG
BUỔI CHIỀU
BUỔI TỐI
Phần Bốn: LỜI BẠT
CHE DẤU
Frank Snepp, tác giả của Cuộc tháo chạy tán loạn:
Table Of Contents
Số phận bị từ chối
Đòn thù của CIA
Món nợ tình
LỜI GIỚI THIỆU
“Cuộc tháo chạy tán loạn” là cuốn sách dày của một nhân viên CIA cỡ bự. Một cuốn sách lôi cuốn, bổ ích và lý thú đối với chúng ta.
CIA (Cục tình báo trung ương Mỹ) vốn được coi là thần tượng ở phương Tây.
Đó là một tổ chức vốn được tâng bốc là cực lớn, cực gián, cực mạnh hầu như có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới này.
Đó là một “cột trụ” vững chãi của chế độ Mỹ, của chính quyền Hoa Kỳ, của “nền dân chủ Tây phương”.
Đó là một chính phủ trong chính phủ, một đội quân trong các đội quân – Có lúc Giám đốc CIA W.Colby tự đắc.
“Ý CIA là ý trời, là ý của Thượng đế!”
Nhà văn Liên Xô I. Erenburg nhận định: “Bọn CIA mà có lên được thiên đường thì ắt chúng sẽ đặt mìn dưới các đám mây, ám sát các thiên thần và chặt đầu cả Thượng đế!”
Vậy mà CIA đã qua một tấn thảm kịch. Một tấn thảm kịch chôn vùi cái uy danh hão của nó. Liên Xô đã phá vỡ ưu thế chiến lược hạt nhân của Mỹ, Cách mạng Cuba, Cách mạng Việt Nam, sự vùng dậy của Châu Phi theo xu thế cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cách mạng Nicaragoa nổ bùng…bêu cái bộ mặt “tưng hửng”, “ăn hại”, “vô tích sự”, bất lực của CIA. Bọn CIA qua những tấn thảm kịch ấy không còn ngang nhiên ưỡn ngực được nữa. Chúng đã buộc phải cúi đầu, nhiều khi không còn dám tự nhận là nhân viên CIA.
Kissinger từng tái mặt, đập bàn, cay cú chửi bới bọn CIA ở Nam Việt Nam hồi năm 1972 rằng: “ Việt Cộng có bỏ túi xe tăng để đưa vào tận chiến trường Lộc Ninh đâu, sao chúng bay tự nhận có tai mắt ở khắp nơi mà không hề thấy và báo trước”.
Frank Snepp là nhân viên cỡ bự, là chuyên viên phân tríc chiến lược số một có uy quyền của CIA, từng lâu năm ở Nam Việt Nam.
Qua cuốn sách này, Frank Snepp tung hé ra trước dư luận một sự thật về diễn biến thấy được, nắm được, hiểu được ở Saigòn, ở Nam Việt Nam trong những ngày tháng nóng bỏng nhất: cuộc tổng tấn công và nổi dậy vĩ đại của quân và dân trong mùa xuân lịch sử 1975.
Đây là một bài tường thuật lớn, một cuốn nhật ký ghi chép hàng ngày, một bộ phim tư liệu khá chân thực, một tập tư liệu sống, một biên niên sử thu nhỏ. Tác giả đứng ở vị trí trung tâm của sứ quán Mỹ, với đủ phương tiện thông tin hiện đại nhanh, nhạy nhất, để nghe ngóng, quan sát, ghi nhận, phân tích, suy nghĩ và kết luận. Cái phong phú, sinh động của quyển sách là ở đó – sức lôi cuốn của cuốn sách chính là ở đó.
Động cơ của người viết, đó là một vấn đề cần làm rõ.
Phải chăng anh chàng nhân viên cỡ bự này của CIA đã thức tỉnh, nhận ra lẻ phải, có cảm tình với chính nghĩa Việt Nam, lên án các thế lực đế quốc xâm lược?.
Xin chớ hiểu lầm, Frank Snepp nổi giận, bực mình, phẩn uất chỉ vì anh ta vỡ mộng. Anh ta đặt ảo tưởng bao nhiêu ở CIA thì qua mùa xuân 1975, là người trong cuộc, mới thấy thấm thía cái bất lực, cái thối nát, cái vô dụng tệ hại của bọn này bấy nhiêu.
Hơn thế nữa, những Richard Nixon, Generald Ford, Henry Kissinger, những viên tướng Joe Smith, những đại sứ Martin, Mérillon, cho đến những Nguyễn Văn Thiệu, Trần Văn Hương, và một loạt tướng tá và chính khách cấp cao Mỹ - Saigòn mà anh ta từng chiêm ngưỡng, tin tưởng đến sùng bái – qua kiểm nghiệm khắc khe của chiến tranh của lịch sử - hiên nguyên hình là những con rối của thời cuộc, những kẻ xuẩn ngốc, những tù binh của sự kiện, những chính khách chủ quan, ngạo mạn bất tài, bất lực và vô trách nhiệm. Tất cả đều không đáng một đồng đôla nhỏ!
Họ mù tịt về ý đồ chiến lược của đối phương, và trước những cuộc tiến công thần tốc của cách mạng, họ chỉ còn biết dẫm đạp lên nhau mà chạy thóat lấy thân, sống chết mặc bay, trong một cuộc tan rã và sụp đổ nhanh chóng và triệt để, hiếm thấy trong kết thúc của một cuộc chiến tranh nào.
Và Frank Snepp đã nổi loạn. Anh ta đã nổi loạn bất chấp “nội quy – pháp luật” khe khắc của CIA, bất chấp lời thề bằng chữ viết, khi gia nhập CIA, bất chấp sự nguy hiểm sẽ bị “lưỡi kiếm sắt thường trực” của CIA trừng phạt và trả thù.
Cuốn sách của Frank Snepp gây tiếng vang động lớn. Cuốn sách nguyên bản tiếng Anh xuất bản năm 1977: “The decent Intervel” ( nghĩa là “Khoảng cách vừa phải”), châm biến và đả kích lại ý đồ của Nixon và Kissinger sau khi buộc phải ký Hiệp định Prris cam kết rút hết quân chiến đấu Mỹ và tận lực giúp đở trong một khoảng thời gian thích đáng để cho chế độ Thiệu đứng vững. Cuốn sách được dịch ra tiếng Pháp với đầu đề cụ thể hơn “Sauve qui peut” – “Mạnh ai nấy chạy”. Sách bán chạy như tôm tươi. Bọn CIA bỏ tiền ra sức thu mua và vét hết để khỏi đến tay người đọc thì sách càng thêm đắt ở chợ đen. Theo tin từ Mỹ, tác giả và gia đình đang sống trong tình trạng khốn quẩn, bị bộ máy chính quyền Mỹ lên án là một tên phản bội (!)
Cái hạn chế của cuốn sách chính là ở chỗ đứng của tác giả - Anh ta không thể hiểu sâu sắc những nguyên nhân cơ bản của Đại Thắng Mùa Xuân 1975 của chúng ta. Anh ta không thể hiểu rõ tầm cao chiến lược trong chỉ đạo chiến tranh của Đảng ta, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao, sự quật khởi của quần chúng nhân dân, tài thao lượt của các lực lượng vũ trang nhân dân ta với khoa học quân sự và nghệ thuật quân sự rất sáng tạo và độc đáo.
Dù sao, những “bức tranh từ phía bên kia” của Frank Snepp cũng giúp cho chúng ta hiểu biết và khám phá ra thêm nhiều điều bổ ích và lý thú về thất bại hoàn toàn, triệt để, chưa hề vấp phải của cường quốc đế quốc số một của thế giới trên mảnh đất Việt Nam anh hùng này.
Cho nên cùng với nhiều cuốn sách khác đây là cuốn sách rất nên đọc, rất cần đọc cho mỗi người việt Nam chúng ta luôn luôn mong muốn hiểu rõ thêm lịch sử, tầm cao chiến thắng của dân tộc ta trong quá khứ để sáng mắt, sáng lòng nhìn thẳng tới tương lai.
Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh đã làm một công việc có ý nghĩa thiết thực, tổ chức dịch và in chu đáo và kịp thời cuốn sách này. Đây là một cố gắng rất đáng hoan nghênh. Cùng với những cuốn sách lý thú và bổ ích khác chúng ta cùng nhau sống lại trong niềm hứng khởi luôn luôn mới với đỉnh cao chiến thắng huy hoàng mùa xuân năm 1975 lịch sử, đón chào xứng đáng kỷ niệm 10 năm toàn thắng đế quốc Mỹ xâm lược 30-4-1975 – 30-4-1985.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12-1984
Thành Tín
Cuộc Tháo Chạy Tán Loạn Cuộc Tháo Chạy Tán Loạn - Frank Snepp Cuộc Tháo Chạy Tán Loạn