Not all of us have to possess earthshaking talent. Just common sense and love will do.

Myrtle Auvil

 
 
 
 
 
Tác giả: William Barclay
Thể loại: Giáo Dục
Biên tập: Van Mo
Số chương: 17
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1787 / 203
Cập nhật: 2016-09-17 16:43:39 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 1
ời Vĩnh Hằng
Gioan 1,1-2
“'Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời.
Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa.
2Lúc khởi đầu, Người vẫn hướng về Thiên Chúa”.
Phần mở đầu Phúc Âm Gioan rất quan trọng và có ý nghĩa sâu nhiệm đến nỗi chúng ta phải nghiên cứu gần như từng câu một. Gioan đã đưa ra tư tưởng quan trọng: Chúa Giêsu là chính Ngôi Lời sáng tạo, ban sự sống và ánh sáng của Thiên Chúa, Chúa Giêsu là quyền năng của Thiên Chúa đang nâng đỡ cả thế giới, và chính Ngài đã đến thế gian trong hình thể, thân xác một con người.
ở khởi điểm này, Gioan nêu lên ba điều về Lời, tức về Chúa Giêsu Kitô:
Ngôi Lời đã hiện hữu từ khởi đầu mọi sự. Tư tưởng của Gioan đã lui về tận câu Kinh Thánh đầu tiên: “Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất” (St 1,1). Điều Gioan muốn nói là: “Ngôi Lời không phải là một thụ tạo, Ngôi Lời vốn có từ trước buổi sáng tạo thế giới, Ngôi Lời không là một phần của thế giới này, vì thế giới thành hình trong thời gian. Ngôi Lời là một phần của vĩnh cửu, đã ở nơi Thiên Chúa trước khi có thời gian, trước khi thế giới bắt đầu. Gioan nghĩ đến sự tiền hữu của Chúa Cứu Thế(Chúa Cứu Thế có từ trước)”.
về nhiều phương diện, ý niệm tiền hữu rất khó hiểu, nếu không nói là hoàn toàn không thể lãnh hội. Nhưne nó lại nói về một sự việc hết sức đơn giản, thực tiễn, mà cũng hết sức phi thường. Nếu Ngôi Lời ở với Thiên Chúa từ trước khi thời gian bắt đầu, và nếu Ngôi Lời của Thiên Chúa vốn thuộc về vĩnh cửu, thì điều đó có ý nghĩa là Thiên Chúa luôn luôn giống Chúa Giêsu. Lắm lúc chúng ta có khuynh hướng nghĩ rằng Đức Chúa Trời là công chính, thánh thiện, nghiêm khắc và hay báo thù, và nghĩ Chúa Giêsu đã biến đổi thịnh nộ của Thiên Chúa thành yêu thương, Ngài làm thay đổi thái độ của Thiên Chúa đối với loài naười. Đây là khái niệm không hề có trong Tân Ước. cả Tân Ước, và nhất là đoạn này, Gioan cho biết Thiên Chúa bao giờ cũng giống Chúa Giêsu, những gì Chúa
6 WILLIAM BARCLAY
1,1-2
Giêsu làm đã mở ra khung của thời gian để ta có thể nhìn vào tình yêu đời đời bất biến của Thiên Chúa.
Chúng ta sẽ hỏi: “Nếu thế thì phải nghĩ thế nào về một số việc chúng ta đã đọc thấy trong Cựu ước? Chúng ta bảo sao về những chương nói về các lệnh truyền của Chúa, dạy phải quét sạch nhiều thành phô", phải tận diệt cả nam lẫn nữ và cả trẻ em nữa? Chúng ta nói sao về cơn giận, sự hủy diệt và ghen tương của Chúa, thỉnh thoảng vẫn đọc thấy trong Cựu Ước?” Câu giải đáp cho thắc mắc đó là không phải Chúa đã thay đổi, nhưng sự hiểu biết về Chúa của loài người đã thay đô’i. Sở dĩ người ta viết các điều đó vì họ đã không biết nhiều hơn. Vào lúc đó, trình độ hiểu biết về Chúa của họ chỉ tới mức đó mà thôi.
Khi một đứa trẻ muốn học một môn nào, nó phải học từng giai đoạn. Nó không bắt đầu với kiến thức đầy đủ, nó bắt đầu với những điều nó có thể lãnh hội được, rồi tiếp tục ngày càng nhiều hơn. Khi bắt đầu học nhạc, đứa trẻ không học ngay những tấu khúc của Bach, mà phải học từng nốt nhạc, những bài đơn giản rồi tiến dần lên. Giữa loài người với Chúa cũng vậy. Loài người chỉ có thể hiểu được một phần nhỏ về bản chất và đường lối của Thiên Chúa. Cho tới khi Chúa Giêsu đến, loài người mới thây được đầy đủ và trọn vẹn.
Người ta kể lại, một bé gái đọc tới những đoạn sách đẫm máu và tàn ác của Cựu Ước, em ấy giải thích: “Những điều này xảy ra trước khi Chúa trở thành Kitô hữu”. Nếu chúng ta có phép nêu ý kiến với tất cả lòng tin kính, khi Gioan nói Ngôi Lời đã có mặt từ lúc mọi vật bắt đầu, ông bảo rằng Chúa bao giờ cũng là Kitô hữu. Ông cho chúng ta biết Thiên Chúa đã, đang và sẽ mãi mãi giống như Chúa Giêsu. Nhưng loài người đã chẳng hề biết, chẳng hề nhận ra điều đó, cho đến khi Chúa Giêsu đến thế gian.
Gioan lại tiếp: Ngôi Lời ở cùng Thiên Chúa. Ông muốn nói gì? Ông xác định giữa Ngôi Lời và Thiên Chúa luôn luôn có mối liên hệ mật thiết. Đơn giản hơn nữa, Chúa Giêsu và Chúa Cha luôn luôn có mối liên hệ mật thiết nhất. Chưa ai có thể cho chúng ta biêt Thiên Chúa như thế nào, và Ngài muốn làm gì cho chúng ta, tình thương, tấm lòng, tâm trí của Chứa ra sao.
1,1-2
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 7
Muốn biết một người nào đó thật sự nghĩ thế nào về một điều gì, và nếu chúng ta không thể đích thân gặp trực tiếp, chúng ta sẽ không hỏi một người chỉ quen biết qua loa, hay chỉ mới quen người ấy trong thời gian ngắn nhưng sẽ tìm đến người nào là bạn thân của người ấy. Chỉ người bạn thân lâu năm của người ấy mới cho chúng ta biết tâm tư ý tưởng của người ấy.
Điều đó cũng giông như điều Gioan đã nói về Chúa Giêsu. Ông bảo Chúa Giêsu luôn luôn ở với Chúa Cha. Theo ngôn ngữ của loài người, bởi vì chúng ta chỉ có thể sử dụng ngôn ngữ ấy mà thôi. Gioan bảo Chúa Giêsu vốn thân cận với Chúa Cha đến độ Chúa Cha không còn gì giấu giếm với Chúa Giêsu. Do đó, Chúa Giêsu là người duy nhất trong toàn cõi vũ trụ này có thể tiết lộ cho chúng ta biết thế nào về Chúa Cha và Chúa Cha nghĩ gì về chúng ta.
Cuối cùng, Gioan bảo Ngôi Lời là Thiên Chúa. Đây là một câu nói khó hiểu cho chúng ta. sở dĩ khó hiểu vì tiếng Hy Lạp mà Gioan dùng viết sách này có một cách diễn tả sự việc khác hơn cách nói của chúng ta. người Hy Lạp hầu như luôn luôn dùng mạo từ đi kèm với danh từ. Từ Chúa theo tiếng Hy Lạp là Theos và mạo từ là ho. Khi người Hy Lạp nói về Chúa, họ không nói Theos, mà nói “ho Theos”. Khi người Hy Lạp không dùng mạo từ đi theo danh từ thì danh từ ấy có nghĩa như một hình dung từ nhiều hơn. Nó mô tả đặc tính phẩm cách của người ấy. Gioan đã không nói Ngôi Lời là ho Theos, nếu thế thì câu ấy có nghĩa Ngôi Lời hoàn toàn giống hệt Thiên Chúa. Nhưng ông bảo Ngôi Lời là Theos- không có mạo từ- nghĩa là Ngôi Lời vốn có đặc tính, phẩm cách, yếu tính và hiện hữu như Thiên Chúa. Khi Gioan nói: “Ngôi Lời là Thiên Chúa”, ông có ý nói Chúa Giêsu hoàn toàn là một, hiệp nhất với Chúa Cha, về trí, về tâm, về hiện hữu đến độ cứ nhìn vào Chúa Giêsu chúng ta thấy rõ Chúa Cha.
Vậy ngay từ khởi đầu Phúc Âm này, Gioan đã xác định trong Chúa Giêsu và chỉ trong một mình Ngài, loài người được giãi bày cho biết một cách trọn vẹn tất cả những gì Thiên Chúa đã là, đang là và sẽ là, tất cả những gì Thiên Chúa cảm thây và mong muôn nơi chúng ta.
8 WILLIAM BARCLAY
1,3
Đấng Tạo Hóa của Muôn Loài
Gioan 1,3
'3Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành,
và không có Người,
thì chẳng có gì được tạo thành.
Điều đã được tạo thíinh ”
Có lẽ chúng ta thấy lạ vì Gioan quá nhân mạnh đến tính cách thế giới được tạo dựng. Chúng ta cũng ngạc nhiên khi ông liên kết Chúa Giêsu với công trình sáng tạo trời đất. Nhưng Gioan phải làm như vậy vì một số tư tưởng thời bấy giờ.
Vào thời Gioan, có một giáo phái chủ trương đến với Kitô giáo bằng tri thức và triết lý. Theo họ, tin đơn sơ như một Kitô hữu bình thường chưa đủ, người ta phải cố gắng xây dựng Kitô giáo thành một hệ thông triết lý. Họ thắc mắc về hiện hữu của tội lỗi, điều ác, lo âu và đau khổ ở đời, nên họ đưa ra một lý thuyết, một triết lý giải thích chung. Truyền thuyết của họ như sau: khởi thủy có hai điều hiện hữu là Thiên Chúa và vật chất. Người ta chủ trương vật chất có sẩn từ trước, vật chất là nguyên liệu từ đó thế giới được khuôn đúc, tạo thành. Người ta chủ trương phần vật chất nguyên thủy đó thô thiển và bất toàn, nghĩa là ngay từ đầu, vật chất đã là bất toàn. Nói theo ngôn ngữ hiện đại thì thế giới này phát sinh từ một khởi đầu xấu. Nó được tạo nên từ phần vật chất có sẩn những hạt giống, những mần mông của điều xấu xa, băng hoại tiềm ẩn.
Nhưng họ đi xa hơn thế. Họ bảo Thiên Chúa là thần linh thuần túy, mà thần linh thì thuần khiết đến độ chẳng chịu chạm đến vật chất từ bản chất đã là xấu xa, bất toàn. Do đó, Thiên Chúa không thể nào tự mình thực hiện công tác sáng tạo thế gian được. Thiên Chúa thực hiện việc tạo dựng thế gian bằng cách: khiến từ nơi Ngài xuất phát một loại những lần “phóng xuất”, mỗi lần phóng xuất như thế càng ngày càng đi xa Ngài, mà càng đi xa Thiên Chúa thì các lần thoát đó càng hiểu biết ít hơn về Ngài. Đến khoảng nửa đường thì chẳng còn biết gì hết về Thiên Chúa. Từ sau loạt phóng xuất đó, những lần phóng xuất kế tiếp chẳng những hoàn toàn không biết gì về Thiên Chúa mà còn thù địch với Ngài nữa. Cuối cùng trong loạt phóng xuất đó một lần xa cách Thiên Chúa đên
1,3
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 9
độ chẳng còn biết gì về Ngài và còn thù nghịch với Ngài nữa, lần phóns xuất đó là năng lực sáng tạo thế gian này, bởi vì nó quá xa cách Thiên Chúa đến nỗi có thể chạm đến vật chất xấu xa và gian ác kia. Như vậy Đấng đã tạo ra thế gian là một Thiên Chúa ]y khai, và là kẻ thù Thiên Chúa chân thật.
Họ lại tiến thêm một bước nữa: đồng hóa Thiên Chúa sáng tạo của họ với Thiên Chúa của Cựu Ước. Họ chủ trương rằng Thiên Chúa của Cựu Ước không những hoàn toàn khác, không quen biết, lại thù địch với Thiên Chúa vốn là Đức Chúa Trời chân thật và là Cha của Chúa Giêsu Kitô. Vào thời Gioan, loại niềm tin như thế lan tràn khắp nơi. Người ta tin thế gian này vốn xấu xa do một Thượng Đế gian ác tạo nên. Chính nhằm đánh đổ các giáo huẩn ấy mà Gioan đã nêu ra hai chân lý căn bản của Kitô giáo. Sở dĩ Tân Ước luôn luôn liên kết Chúa Giêsu với công cuộc sáng tạo thế gian chính vì bối cảnh tư tưởng chủ trương tách rời Đức Chúa Trời với thế giới chúng ta đang sống. Trong Cô-lồ-xê 1,16, Phaolô viết: “Vì muôn vật đã được dựng nên trong Ngài, bât luận trên trời, dưới đất, vật thây được, vật không thấy được... Muôn vật đều bởi Ngài và vì Ngài mà được dựng nên cả”. Trong 1 Cô-rin-tô 8,6, ông viết về Chúa Giêsư rằng: “Muôn vật nhờ Ngài mà có”. Còn tác giả thư Do Thái viết về Đấng vốn là Con: “Bởi Con mà Ngài đã dựng nên thế gian” (Dt 1,2). Gioan và tác giả khác của Tân Ước khi viết như thế đều nhằm nhấn mạnh hai chân lý quan trọng.
1. Kitô giáo luôn luôn tin rằng thế giới được sáng tạo từ không không. Chúng ta không tin khi sáng tạo thế gian, Đức Chúa Trời đã phải tác động trên một thứ vật chất xa lạ, xấu xa. Chúng ta không tin thế giới đã khởi đầu với một khiếm khuyết cơ bản. Chúng ta không tin thế gian đươc tạo dựng nên do Đức Chúa Trời cộng thêm một cái gì khác. Chúng ta tin đằng sau mọi sự, chỉ có Đức Chúa Trời và chỉ một mình Ngài mà thôi.
2. Kitô giáo luôn luôn tin rằng thế giới này là của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời không hể tách rời thế giới này đến nỗi Ngài không còn liên quan; trái lại, Ngài liên hệ mật thiết với trần gian. Người ta cố gắng đổ tội về điều ác trên đời này lên vai Đấng tạo dựng thế gian, còn Kitô giáo tin sở dĩ thế gian lầm lạc và bất ổn là do tội lỗi của loài người. Tuy tội lỗi đã tác hại trên thế gian khiến nó trở thành xấu, chúng ta cũng chẳng bao giờ khinh bỉ thế gian
10 WILLIAM BARCLAY
1,4
VÌ nó chính là thế giới của Đức Chúa Trời. Nếu tin như thế, chúng ta sẽ có một ý thức về giá trị của thế gian, và một ý thức về trách nhiệm đối với thế gian.
3. Một trẻ nhỏ sống nơi ngõ hẹp của một thành phố, ngày kia được dạo chơi ở một vùng quê. Khi nhìn những cánh hoa dại, em hỏi: “Chẳng hay Đức Chúa Trời có phiền khi tôi hái mây đóa hoa này của Ngài không nhỉ?” đây là thế giới của Đức Chúa Trời, vì thế Ngài kiểm soát mọi sự. Khi chúng ta sử dựng mọi sự, chúng ta phải nhớ rằng chúng thuộc về Đức Chúa Trời. Kitô hữu không xem nhẹ thế gian vì nghĩ nó được tạo dựng bởi môt Thượng Đế thiếu quan tâm hay một vị thần tị hiềm. Kitô hữu làm vẻ vang thế gian vì biết đằng sau nó, bao giờ cũng có Đức Chúa Trời, Ngài hiện hữu khắp nơi. Người ấy tin rằng chính Chúa Kitô đã tái tạo thế gian, Ngài là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa lúc thế gian này chưa được dựng nên.
Sự Sông Và Ánh Sáng
Gioan 1,4
“Điều đã được tạo thành 4 ở nơi Nqười là sự sống, và sự sống là ánh sáng cho nhân loại”.
Trong một bản đại hòa tâu, nhà soạn nhạc thường bắt đầu bằng cách giới thiệu những nhạc đề ông sắp khai triển trong toàn bộ nhạc phẩm. Đó là việc Gioan đang làm ở đây. Trong Phúc Âm Gioan sự sống và ánh sáng là hai từ cơ bản nhất làm cở sở xây dựng sách ấy. Đây là hai chủ đề chính mà Phúc Âm này nhằm khai triển và giải luận. Sau đây chúng ta sẽ đi vào chi tiết.
Phúc Âm Gioan bắt đầu và kết thúc bằng sự sống. Ngay ở phần mở đầu, chúng ta đọc thấy Chúa Giêsu là sự sống và ở phần kết, chúng ta thấy mục đích của Gioan khi viết Phúc Âm là để người ta “tin rằng Chúa Giêsu là Đức Kitô, Con Thiên Chúa, và để nhờ tin mà anh em có sự sống nhờ Danh Người” (Ga 20,31)- Đây là từ được Chúa Giêsu lập đi lập lại. Ngài lấy làm tiếc vì người ta không chịu đến cùng Ngài để được sự sống (Ga 5,40), chính Chúa Giêsu tuyên bố, sở dĩ Ngài đến là để cho người ta được sống, và được sống dồi dào (10,10). Ngài tuyên bố Ngài ban sự sống cho
1,4
TIN MỪNG THEO THÁNH G10AN 11
loài người để họ chẳng bao giờ phải chết, vì chẳng ai cướp nổi họ khỏi tay Ngài (10,28). Chính Ngài tự xưng mình là đường, sự thật và sự sống (14,6). Trong Phúc Âm này. từ sự sống (zoe) xuất hiện hơn 35 lần, động từ sống hay sự sống (zen) xuất hiện hơn 15 lần. Vậy khi đề cập sự sống, Gioan muốn nói gì?
Một cách đơn giản ông cho biết sự sống là đốì nghịch với hủy diệt, lên án và sự chết. Thiên Chúa sai Con Người đến để ai tin nhận Ngài sẽ không phải chết đời đời (3,16). Ai nghe và tin thì được sống đời đời và không bị luận phạt (5,24). Có được sự tương phản giữa sống lại để được sống, và sông lại để bị luận phạt (5,29). Những người được Chúa Giêsu ban sự sống, sẽ chẳng bao giờ phải chết (10,28). Trong Chúa Giêsu, người ta được an toàn ở đời này và cả đời sau. Nếu không tin Chúa Giêsu và nhận Ngài làm Đấng Cứu Thế, không mời Ngài naự vào lòng làm vua, thì chúng ta không thể được coi là đang sông. Người sống một cuộc đời không có Đấng Cứu Thế thì chỉ hiện hữu chứ không hề biết sống là gì. Chúa Giêsu là người duy nhất khiến cuộc đời đáng sống và đã liên kết với Ngài thì cái chết chỉ có nghĩa là tấu khúc mở đầu cho một cuộc sống viên mãn hơn.
Nhưng Gioan biết chắc rằng dù Chúa Giêsu là đấng đem sự sống đến thì Đấng ban sự sống vẫn là Thiên Chúa. Gioan dùna đi dùng lại thành ngữ Thiên Chúa hằng sông như Kinh Thánh vẫn dùng.Ý của Chúa Cha, Đấng sai Chúa Giêsu đến là để mỗi người có thể thấy Chúa Giêsu, tin Ngài hầu được sự sống (6,40). Sở dĩ Chúa Giêsu là Đấng ban sự sống vì Thiên Chúa đã đóng ấn chuẩn phê trên Ngài (6, 27). Ngài ban sự sống cho số người mà Chúa Cha đã ban cho Ngài (17,2). Đằng sau mọi điều đó có Thiên Chúa. Dường như Thiên Chúa phán: “Ta đã tạo dựng loài người để họ được sự sống thật. Do phạm tội, họ không còn sống nữa, họ chỉ hiện hữu. Ta đã sai Con Ta đến để họ biết được sự sống thật là gì”.
Chúng ta phải hỏi sự sống là gì? Phúc Âm Gioan nhắc đi nhắc lại thành ngữ sự sống đời đời. Chúng ta sẽ thảo luận về ý nghĩa đầy đủ của cụm từ đó sau, bây giờ cần ghi nhận điều này. Chữ Gioan dùng và được dịch ra đời đời là aionios. Nhưng dù cho sự sống đời đời có khác đi chăng nữa, nó không thể chỉ có nghĩa là một đời sống cứ kéo dài mãi. Một đời sống kéo dài mãi có thể sẽ trở nên sự nguyền rủa khủng khiếp, vì người ta thường vẫn mong
12 WILLIAM BARCLAY
1,4
được giải thoát khỏi cuộc sống này. Trong sự sống đời đời phải có cái gì vượt xa sự tồn tại của đời sống, phải có một phẩm chất nào đó của sự sống.
Người ta không muôn sống, trừ phi phải có một đời sống như thế nào đó. Vậy chúng ta tìm thây đầu mối của vấn đề ở đây. Aionios là một hình dung từ được dùng nhiều lần để mô tả Thiên Chúa. Theo ý nghĩa đích thực của từ ấy, chỉ một mình Thiên Chúa là aionios, nghĩa là vĩnh hằng mà thôi. Do dó sự sông đời đời là sự sổng của Thiên Chúa, điều Chúa Giêsu ban cho chúng ta chính là sự sống của Thiên Chúa. Sự sống đời đời là đời sống chỉ biết những gì là thanh thản, là quyền năng của sự sông của chính Thiên Chúa. Khi Chúa Giêsu đến ban sự sống đời đời cho loài người, Ngài mời gọi mọi người bước vào chính sự sông của Thiên Chúa..
Làm thế nào chúng ta bước vào đời sống ấy? Chúng ta được sống như thế nhờ tin nhận Chúa Giêsu. Từ tin (pisteuein) xuất hiện trong Phúc Âm Gioan không dưới 70 lần. “Ai tin vào Con thì được sự sống đời đời” (3,36), Chúa Giêsu phán: “Hễ ai tìm Ta thì được sự sống đời đời” (6,47). Ý muốn của Chúa Cha là loài người nhìn thấy Chúa Con và tin Ngài, thì được sự sống đời đời (5,24). Chữ tin của Gioan có nghĩa gì? Có hai điều:
a. Chúng ta phải nhìn nhận rằng Chúa Giêsu quả đúng là Con Thiên Chúa. Ông có ý nói chúng ta phải quyết định theo Chúa Giêsu. Nếu Chúa Giêsu chỉ là một người, không lý do gì khiến chúng ta phải mặc nhiên và tuyệt đối vâng theo những đòi hỏi của Ngài. Ta phải tự suy nghĩ cho ra xem Chúa Giêsu là ai. Chúng ta phải nhìn vào Ngài, nghiên cứu về Ngài, suy nghĩ về Ngài cho đến khi chúna ta buộc phải kết luận rằng Ngài không là ai khác hơn là Con Thiên Chúa.
b. Nhưng trong việc này còn có cái gì vượt hẳn niềm tin của lý trí. Tin Chúa Giêsu có nghĩa là nhận lời của Ngài. Có nghĩa là chấp nhận các lệnh truyền Ngài như những điều bắt buộc tuyệt đốì, tin những gì Ngài phán là đúng không chút nghi ngờ, và hành động với niềm tin mình không thể làm gì khác hơn là nắm lấy từng lời nói, từng tiếng của Ngài.
Theo Gioan, tin có nghĩa là lý trí xác tín Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, là tâm hồn tin mọi điều Chúa Giêsu phán là đúng,
1,4
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 13
đặt nền tảng của mọi hành động trong đời sống chúng ta trên sự bảo đảm không lay chuyển của lời Ngài. Khi làm được như vậy là chúng ta đã bắt đầu sông. Như thế chúng ta biết sự SÔNG thật sự có nghĩa gì.
Sự Sống Và Ánh Sáng
Gioan 1,4
Chữ quan trọng thứ hai của Phúc Âm Gioan chúng ta gặp là sự sáng. Chữ sự sáng xuất hiện trong Phúc Âm Gioan không dưới hai mươi mốt lần. Theo Gioan, Chúa Giêsu là ánh sáng của loài ngửời. Nhiệm vụ của Gioan Tẩy Giả là chỉ cho loài người đến với ánh sáng ở trong Chúa Giêsu. Hai lần Chúa Giêsu tự xưng Ngài là ánh sáng của thế gian (8,12; 9,5). Ánh sáng ấy có thể ở trong loài người (11,1) để họ trở thành con cái của ánh sáng (12,36). Chúa Giêsu phán: “Ta là ánh sáng đã đến thế gian” (12,46). Hãy thử xem chúng ta có thể hiểu được gì về ý niệm ánh sáng mà Chúa Giêsu đem vào thế gian. Có ba điểm nổi bật sau đây:
Ánh sáng đó xua tan cảnh hỗn mang. Trong câu chuyện sáng tạo, Thiên Chúa vận hành trên cảnh hỗn mang tăm tối và không hình thể, vốn có trước khi thế giới này bắt đầu, và phán “Phải có sự sáng” (St 1,3)- Ánh sáng mới được Thiên Chúa sáng tạo đến xua đuổi cảnh hỗn mang trống rỗng. Vì thế, Chúa Giêsu là ánh sáng soi trong tối tăm (1,5), Chúa Giêsu là người có thể cứu đời sống thoát khỏi cảnh hỗn mang. Nếu bỏ mặc thì chúng ta sẽ bị những đam mê, dục vọng, sợ hãi, kinh hoàng xâu xé.
Khi Chúa Giêsu xuất hiện trong đời sông, thì ánh sáng đến. Một trong những nỗi lo sợ xưa nhất là sỢ bóng tối. Đời chỉ là bóng tối, đầy dẫy những nỗi kinh hoàng không tên do bản năng tạo ra, cho đến khi Chúa Giêsu đến. Người ta thuật lại chuyện một cậu bé đên ngủ một nhà lạ, bà chủ nhà tỏ ra biết điều đã để lại ngọn neon, không tắt lúc cậu bé đi ngủ. Thế nhưng cậu lễ phép từ chối và cám ơn đề nghị đó của bà. Bà chủ nhà nói: “Tôi tưởng cậu sợ bóng tối chứ! ” Cậu bé đáp: “Thưa bà không đâu ạ, bà thấy đó, đây là bóng tối của Chúa mà”. Có Chúa Giêsu thì ban đêm đối với chúng ta cũng tươi sáng như ban ngày.
14 WILLIAM BARCLAY
1,4
Ánh sáng tố giác: Ánh sáng Chúa Giêsu đem vào là ánh sáng phơi bày, cho thây loài người thích bóng tối hơn ánh sáng. Sở dĩ họ ưa bóng tối là vì việc làm của họ là xấu, và ghét ánh sáng là vì sợ bị phơi bày ra (3,19.20). Ánh sáng Chúa Giêsu đem đến sẽ vạch trần mọi ngụy trang, giả trá, phơi bày trần trụi, vạch rõ đặc tính và giá trị thật của nó.
Từ xưa, phái Bi Quan bảo rằng sở dĩ loài người ghét chân lý vì chân lý giống ánh sáng làm chói mắt họ. Trong thơ của thi sĩ Caedmon có một hình ảnh kỳ lạ. Cảnh của ngày tận thế ở giữa có thập giá, từ thập giá phát ra một chùm ánh sáng màu đỏ máu kỳ lạ, giá trị nhiệm màu của chùm ánh sáng đó là nó soi rõ mọi sự, khiến phơi bày ra đúng bản chất thật của mọi sự. Những cái bao phủ, che đậy bên ngoài bị lột hết, và mọi sự đều đứng đơn độc, trần trụi đúng như bản chất của chúng.
Chúng ta chẳng bao giờ nhìn thấy được chính mình cho đến khi mỗi chúng ta nhìn mình qua đôi mắt của Chúa Giêsu. Chúng ta không hề biết mình ra sao cho đến khi chúng ta thấy nó trong ánh sáng của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu thường kéo chúng ta đến vđi Thiên Chúa bằng cách phơi bày cho chúng ta thấy chính mình.
Ánh sáng hướng dẫn: Người nào không có ánh sáng, sẽ đi trong tối tăm và không biết mình đi đâu (12,36). Khi một người tiếp nhận ánh sáng và tin vào đó, người ấy không đi trong tối tăm nữa (12,46). Một trong những nét đặc sắc của các câu chuyện trong Phúc Âm mà ai cũng thấy là, số người tìm đến Chúa Giêsu và hỏi: “Tôi phải làm gì?” Một khi Chúa Giêsu bước vào đời sống, thời kỳ suy đoán, mò mẫm, quờ quạng không còn nữa, thời kỳ hoài nghi và phân vân đã chấm dứt. Nẻo đường vốn tối tăm bây giờ đã sáng sủa, các quyết định vốn bất định bao trùm, bây giờ được chiếu sáng. Không có Chúa Giêsu, chúng ta như những ngườ.i quờ quạng trên con đường xa lạ trong đêm đen. Có Chúa Giêsu, đường đi trở nên sáng sủa rõ ràng.
1,5
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 15
Bóng Tối Thù Địch
Gỉoan 1,5
"5Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối,
và bóng tối đã không diệt được ánh sáng
ở đây chúng ta gặp một chữ quan trọng khác nữa của Gioan là bóng tối (skotos, skotia). Chữ bóng tối này xuất hiện bảy lần trong sách Phúc Âm Gioan. Với Gioan, trong thế gian bóng tối cũng có thật như ánh sáng vậy.
Bóng tối thù nghịch với ánh sáng. Ánh sáng soi trong bóng tối. Dù bóng tối có cố gắng, nỗ lực đến đâu đi nữa, nó vẫn không thể dập tắt được ánh sáng. Sở dĩ người có tội thích bóng tối, ghét ánh sáng, vì ánh sáng chỉ ra những điều người ta muốn giấu kín.
Gó lẽ trong trí Gioan, một tư tưởng được vay mượn ở chỗ này. Như chúng ta biết, Gioan sẵn sàng cởi mở, tiếp nhận những ý tưởng mới, nhờ đó ông có thể trình bày và giới thiệu sứ điệp Kitô giáo cho con người. Thời bấy giờ, có Zoroastrianism, một tôn giáo lớn của Ba tư có ảnh hưỏng lớn trên tư tưởng con người. Tôn giáo ấy tin rằng trong vũ trụ có hai lực lượng lớn đối lập nhau, là thần ánh sáng (Ahriman) và thần bóng tối (Ormuzd). Toàn thể vũ trụ là bãi chiến trường cho cuộc xung đột đời đời giữa ánh sáng và bóng tối, và điều 'quan trọng trong đời sống của một người là chọn đứng với phe nào.
Cho nên, Gioan nói: “Chúa Giêsu, ánh sáng của thế giới, đã đến trần gian. Bóng tối đang tìm cách loại trừ Ngài, truất bỏ Ngài khỏi đời sống, dập tắt Ngài đi. Nhưng Chúa Giêsu có một quyền năng không hề thất bại. Bóng tối có thể thù ghét Ngài, nhưng chẳng bao giờ diệt trừ Ngài được”. Có người đã nói chí lý rằng: “Tất cả bóng tối trên thế gian không thể nào dập tắt nổi một tia sáng bé nhỏ nhất”. Cuối cùng thì ánh sáng không gì tiêu diệt nổi, nó sẽ đánh bại bóng tối thù nghịch. Gioan nói: “Hãy chọn đứng về phía nào trong cuộc tranh chấp đời đời này, và hãy chọn cho đúng”.
Bóng tối tiêu biểu cho lãnh vực tự nhiên của tất cả những ai ghét điều thiện. Chính những kẻ làm ác mới sợ ánh sáng (3,19.20). Người nào có điều gì giấu giếm mới ghét ánh sáng, thích bóng tối.
16 WILLIAM BARCLAY
1,J
Nhưng chẳng có điều gì giấu được Thiên Chúa. Ánh sáng dò xét của Thiên Chúa quét sạch các bóng tối và chiếu sáng trên những điều ác lén lút nhất của thế gian.
Có nhiều đoạn trong đó dường như bóng tối tiêu biểu cho ngu dốt, nhất là ngu dốt cố ý khước từ ánh sáng của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu phán: “Ta là sự sáng của thế gian, người nào theo Ta, chẳng đi trong tối tăm, nhưng có ánh sáng của sự sống” (8,12). Ngài bảo với các môn đệ rằng ánh sáng chỉ còn ở với họ một thời gian ngắn, vậy hãy bước đi trong ánh sáng, nếu không thì bóng tối sẽ đến, và người đi trong bóng tối không biết mình đi đâu (12,35). Ngài bảo Ngài đến với ánh sáng của Ngài để loài người không còn phải ở trong bóng tối nữa (12,46). Không có Chúa Giêsu, đời sống kể như bỏ đi. Chính Goethe đã phải gào lên: “Ánh sáng, thêm ánh sáng nữa”. Một lãnh tụ của xứ Tô Cách Lan khi sắp trút hơi thở cuối cùng, đã bảo bạn bè: “Hãy thắp ngọn nến lên, để tôi thấy đường mà chết”. Chúa Giêsu là ánh sáng chỉ đường cho mọi người, soi sáng cho từng bước đi.
Có lúc Gioan dùng chữ bóng tối theo nghĩa bóng. Nhiều lần ông dùng nó ngụ ý một cái gì sâu sắc hơn là chỉ nói về tối tăm hay đêm tối trần gian theo nghĩa đen. Ông kể lại phép lạ Chúa Giêsu đi bộ trên mặt nước, ông kể lại các môn đệ Chúa đã đi trên chiếc thuyền của họ, họ đã vượt biển hồ mà không có Chúa Giêsu. Sau đó, ông nói: “Trời tối rồi mà Chúa Giêsu còn chưa đến cùng các môn đệ” (6,17). vắng Chúa Giêsu, chỉ còn bóng tối đầy đe dọa mà thôi. Ồng nói về buổi sáng Phục Sinh, khi những người yêu mến Chúa Giêsu nhận biết là Ngài đã từ kẻ chết sống lại “Ngày thứ nhất trong tuần lễ, lúc rạng đông, trời còn mờ mờ, Maria Mácdala tới mộ” (20,1). Bấy giờ bà đang sống trong thế giới mà bà tưởng là Chúa Giêsu đã bị loại trừ rồi, một thế giới như vậy quả là tăm tối. Gioan cũng kể lại câu chuyện về Bữa Ăn Tối Cuối Cùng, ông kể lại Giu-đa đã nhận mẩu bánh, ông ta đã ra đi thực hiện việc khủng khiếp là sắp xếp mọi sự để nộp Chúa Giêsu. Trong câu chuyện, Gioan đã nói bằng giọng thật rùng rỢn “Còn Giuđa, khi lãnh lấy miếng bánh rồi, liền đi ra, khi ấy đã tối” (13,30). Giuđa đã ra đi để bước vào đêm tối của cuộc đời một kẻ phản Chúa. Với Gioan, đời sống không có Chúa, đó là cuộc sống trong tối tăm. Sự tối tăm tiêu biểu cho đời sống không có Chúa, nhất là cho đời sông quay lưng lại Ngài.
1,6-9
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 17
Trước khi kết thúc đoạn này, còn một điểm nữa cần ghi nhận. Từ dịch ra chẳng hề nhận lấy hay dập tắt hay diệt trừ trong tiếng Hy Lạp là Katalambanein. Nó có thể có ba nghĩa:
a. Bóng tối chẳng bao giờ hiểu được ánh sáng. Theo một phương diện thì người thế gian có thể không hiểu được những đòi hỏi của Chúa Giêsu và con đường mà Chúa Giêsu đề nghị cho họ. Với họ, điều đó dường như điên dại. Họ không thể hiểu Chúa Giêsu cho đến giây phút đầu tiên họ tin phục.
b. Bóng tối chẳng bao giờ thắng ánh sáng. Katalambanein có nghĩa là đuổi theo cho đến khi bắt được, nắm chặt lấy. Câu ấy có nghĩa là sự tối tăm của thế gian đã làm đủ cách có thể làm để loại trừ Chúa Giêsu. Thậm chí đóng đinh Ngài lên thập giá, nhưng chẳng bao giờ diệt trừ Ngài được. Câu này có thể ám chỉ Chúa Giêsu đã bị đóng đinh và đã chiến thắng.
c. Từ này có thể dùng để chỉ việc dập tắt một đám cháy hay một ngọn lửa. Đó là nghĩa mà chúng ta hiểu ở đây. Tuv loài người đã tìm đủ mọi cách để che mờ, dập tắt ánh sáng của Thiên Chúa trong Chúa Giêsu, họ đã không thể dập tắt được. Qua mọi thế hệ, ánh sáng của Chúa Giêsu vẫn chiếu rọi, bất chấp nỗ lực của loài người nhằm dập tắt ngọn lửa ấy.
Chứng Nhân của Chúa Giêsu Kitô Gioan 1,6-9
'6CÓ một người được Thiên Chúa sai đến, tên là Gioan.
7Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mci tin. sÔng không phải là ánh sáng, nhưng ông đến để làm chứng về ánh sáng.
9Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người".
Một sự kiện lạ lùng trong Phúc Âm Gioan là mỗi lần đề cập đến Gioan Tẩy Giả, là mỗi lần giá trị của ông bị giảm đi. Có một
18 WILLIAM BARCLAY
1,6-9
cách giải thích sự kiện ấy: Gioan Tẩy Giả là một tiếng nói ngôn sứ. Từ bốn trăm năm, tiếng nói ngôn sứ đã im bặt, bây giờ với Gioan, tiếng nói ấy lại vang lên. Qua đó, một số người ngưỡng mộ ông đến độ dành cho ông một địa vị cao hơn địa vị thích đáng. Nhiều dẫn chứng cho thấy có một hệ phái đã thật sự đặt ông lên địa vị cao nhất. Âm vang ấy được thấy trong Công vụ 19,3-4. Tại Êphêxô, Phaolô gặp số người chẳng biết gì khác hơn là phép rửa của Gioan. Không phải Phúc Âm Gioan muốn phê phán hay làm giảm đi tầm quan trọng của Gioan Tẩy Giả, nhưng Gioan biết một số người đã giành cho Gioan Tẩy Giả một địa vị lấn át địa vị của Chúa Giêsu.
Cho nên qua suốt Phúc Âm, Gioan đã cẩn thận bày tỏ nhiều lần, địa vị của Gioan Tẩy Giả trong kế hoạch chung là cao quí, dù vậy nó vẫn ở hàng thứ yếu so với Chúa Giêsu Kitô. Ớ đây ông thận trọng bảo Gioan Tẩy Giả không phải là ánh sáng mà chỉ là nhân chứng của ánh sáng ấy (1,8). Ông cho chúng ta thấy Gioan đã bác bỏ, không nhận mình là Đấng Cứu Thế, cũng không phải là ngôn sứ (1,20). Lúc người Do Thái đến với Gioan Tẩy Giả, kể cho ông nghe Chúa Giêsu đã bắt đầu hoạt động công khai, hẳn họ trông mong ông sẽ nổi giận về việc xâm phạm quyền đó. Nhưng Phúc Âm Gioan cho thấy Gioan Tẩy Giả đã từ chối không nhận địa vị hàng đầu đó thuộc về mình, và tuyên bố mình phải hạ xuống, còn Chúa Giêsu phải được tôn lên (3,25-30) Gioan Tẩy Giả đã cho thấy Chúa Giêsu còn thành công hơn Gioan Tẩy Giả trong việc kêu gọi mọi người (4,1 ). Ông cho biết cả đến dân chúng cũng nhận xét là Gioan Tẩy Giả không làm được những điều Chúa Giêsu đã làm (10,41).
Trong Hội Thánh, có một nhóm người muốn dành cho Gioan Tẩy Giả một địa vị quá cao. Chính ông không khuyến khích việc ấy, ông làm đủ mọi cách để bác bỏ. Gioan biết khuynh hướng đó vẫn còn, nên ông ngăn chặn. Việc này vẫn còn xảy ra ngày nay. Người ta có thể sùng bái một người hơn cả Chúa Cứu Thế, họ chú mục vào sứ giả thay vì vào vị vua đã sai phái sứ giả ấy. Gioan Tẩy Giả không đáng trách chút nào về việc xảy ra, nhưng tác giả Phúc Âm Thứ Tư quyết định không để ai lấn Chúa Giêsu ra khỏi địa vị hàng đầu.
Một từ quan trọng khác cần phải lưu ý trong Phúc Âm Thứ Tư là nhân chứng hay lời chứng. Phức Âm Gioan đưa ra hêt nhân
1,6-9
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 19
chứng này đến nhân chứng khác về địa vị tối cao của Chúa Giêsu. ít ra có 8 lời chứng:
Lời chứng của Đức Chúa Cha. Chúa Giêsu nói: “Cha, Đấng đã sai Ta làm chứng về Ta” (5,37; 8,17). Chúa Giêsu muốn xác định điều gì? Ngài muôn đưa ra hai điều:
a. Điều đang tác động trên chính Ngài. Có tiếng của Đức Chúa Cha nói trong lòng Ngài, tiếne nói đó xác quyết Ngài là ai, và được sai đến để làm gì. Chúa Giêsu biết Ngài không tự chọn việc đến thế gian, Ngài tin Chúa Cha đã sai Ngài đến thế gian để sống và chết cho nhân loại.
b. Điều tác động trên loài người. Khi một người trực diện với Chúa Giêsu, trong lòng họ có một xác tín đây chính là Con Thiến Chúa. Linh mục Terell bảo, thế giới không bao giờ trốn tránh được “nhân vật xa lạ treo trên thập giá”. Năng lực trong lòng đó luôn luôn hướng đôi mắt chúng ta nhìn lên Chúa Giêsu ngay cả khi chúng ta quên Ngài. Tiếng nói trong lòng đó cho chúng ta biết Chúa Giêsu chính là Con Thiên Chúa, là Đấng Cứu Chuộc của nhân loại. Tiếng nói đó là lời chứng của Thiên Chúa Cha, ở trong linh hồn chúng ta.
Lời chứng của chính Chúa Giêsu. Chúa Giêsu nói: “Ta tự làm chứng cho Ta” (8,18); “Dẫu Ta tự làm chứng về mình, nhưng lời chứng Ta là đáng tin” (8,14). Điều này có nghĩa Chúa Giêsu là nhân chứng tốt nhất cho chính Ngài. Ngài tự xưng là ánh sáng, là sự sống, là chân lý, và là đường đi; Ngài tự xưng là Con Thiên Chúa, là một với Đức Chúa Cha; Ngài tự xưng là Đấng Cứu Thế, là Thầy, Chủ của mọi người. Nếu chính đời sống và bản chất ngài không đúng như vậy thì những lời tự xưng đó của Chúa Giêsu chỉ là phạm thượng, chướng tai. Nhưng đời sống Chúa Giêsu là lời chứng hùng hồn nhất, những gì Ngài tuyên bố là đúng thật.
Lời chứng của những việc Ngài làm. Chúa nói: “Các việc Cha đã giao cho Ta làm...làm chứng cho Ta rằng Chúa Cha đã sai Ta” (5,36). “Những việc Ta nhân danh Cha Ta mà làm đều làm chứng cho Ta” (10,25). Chúa Giêsu nói với Philipphê, Ngài với Cha là một, rồi Ngài tiếp: “Hãy tin Ta qua những việc Ta làm” (14,11). Một trong những điều kết tội loài người là họ thấy công việc Chúa làm mà không chịu tin nhận Ngài (15,24). Chúng ta cần lưu ý khi
20 WILLIAM BARCLAY
1,6-9
nói đến những công việc của Chúa Giêsu làm, Gioan không chỉ nghĩ đến những phép lạ Chúa Giêsu làm, nhưng ông nghĩ đến cả cuộc sống Chúa trên trần gian; ông không chỉ nghĩ đến thời điểm quan trọng nổi bật, mà đến từng giây phút Ngài sông hằng ngày. Không ai có thể làm được những việc quyền năng Chúa Giêsu đã làm, vì Ngài đã sông gần gũi với Chúa Cha hơn ai hết. Cũng vậy, không ai có thể sống đầy yêu thương, nhân từ, tha thứ, phục vụ, giúp đỡ trong cuộc sống hằng ngày nếu không ở trong Thiên Chúa và có Thiên Chúa trong mình. Không phải bởi phép lạ chứng minh chúng ta thuộc về Chúa Giêsu, nhưng bởi đời sống hằng giống Chúa từng giây phút của chúng ta. Chính trong những điều bình thường hằng ngày chứng tỏ chúng ta thuộc về Chúa.
Có lời chứng của Kinh Thánh. Chúa Giêsu phán: “Các ông nghiên cứu Kinh Thánh vì nghĩ rằng trong đó các ông có được sự sống đời đời, chính Kinh Thánh lại làm chứng về Tôi” (5,39). “Nếu như các ông tin ông Môsê, hẳn các ông cũng sẽ tin Tôi, vì ông ấy cũng đã viết về Tôi ” (5,46), và Philipphê tin rằng ông đã gặp Đấng rnà Môsê, luật, và các ngôn sứ đã viết (1,45). Trong cuộc sống lịch sử, dân israel mơ ngày Đấng Mesia của Thiên Chúa giáng thế. Họ đã vẽ nên những hình ảnh và ý nghĩ của họ về Ngài. Bây giờ ngay trong Chúa Giêsu tất cả các ước mơ, các hình ảnh, các niềm hy vọng đó cuối cùng đều đã được thể hiện trọn vẹn, Chúa Giêsu là Đấng thế gian trông đợi đã đến.
Có lời chứng của ngôn sứ cuối cùng là Gioan Tẩy Giả: “Người đến để làm chứng, là làm chứng về sự sáng” (1,7.8). Gioan chứng nhận ông đã thấy Thánh Thần ngự xuống trên Chúa Giêsu. Vị ngôn sứ cao cả này là nhân chứng cho Chúa Giêsu, Đấng mà mọi lời ngôn sứ đều nói tới.
Có lời chứng của những người Chúa Giêsu từng tiếp xúc. Người đàn bà Samari đã làm chứng về cái nhìn thấu suốt và quyền năng của Chúa Giêsu (4,39); người mù từ thuở sinh ra làm chứng về quyền phép chữa bệnh của Chúa Giêsu (9,25.38). Khi dân chúng chứng kiến những phép lạ, họ ngạc nhiên trước những việc Chúa Giêsu làm (12,17). Có một truyền thuyết về việc Tòa Công Luận tìm nhân chứng xử án Chúa Giêsu. Đám đông đến và xác quyết: “Tôi là một kẻ phong cùi đã được Ngài chữa lành”; “Tôi bị mù và Ngài đã mở mắt tôi”; “Tôi điếc, Ngài đã làm cho tôi nghe được”.
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 21
ĐÓ là những lời chứng mà Tòa Công Luận không muốn. Qua mọi thời đại, mọi thế hệ, có đông quần chúng luôn luôn sẵn sàng làm chứng về những gì Đấng Cứu Thế đã làm cho họ.
Có lời chứng của các môn đệ và đặc biệt là của chính tác giả Phúc Âm này. Chúa Giêsu đã giao nhiệm vụ cho các môn đệ Ngài: “Còn các ngươi sẽ làm chứng về Ta, vì các ngươi đã ở cùng Ta từ ban đầu” (15,27). Chính tác giả Phúc Âm làm chứng và bảo đảm cho những điều ông ghi lại. Lúc Chúa Giêsu chịu đóng đinh, ông viết: “Kẻ đã thây thì làm chứns về việc đó” (lời chứng của ngươi là thật) (19,35), ông tiếp: “Chính môn đệ này làm chứng về những điều đó và đã viết ra” (12,24). Câu chuyện ông kể không phải là câu chuyện được lưu truyền, cũng không phải được nghe người khác kể lại mà chính ông mục kích và kinh nghiệm. Người làm chứng tốt nhất là người có thể nói rằng: “Điều đó là thật vì tôi biết như thế từ kinh nghiệm của tôi
Có lời chứng của Thánh Thần: “Khi nào Đấng Yên ủi đến, tức là Thần Chân Lý...chính Ngài sẽ làm chứng về Ta” (15,26). Gioan viết: “Chính Thần Khí là chứng nhân và Thần Khí là sự thật” (1 Ga 5,7). Với người Do Thái, Chúa Thánh Thần có hai chức vụ: đem chân lý đến cho con người và giúp con nhận biết chân lý ấy khi thấy Chúa Thánh Thần hành động trong chúng ta, ạiúp chúng ta nhận biết Chúa Giêsu là ai và tin cậy những gì Ngài làm.
Gioan viết Phúc Âm Thứ Tư để trình bày cho loài người lời chứng không ai chối cãi được. Chúa Giêsu Kitô là tâm trí của Thiên Chúa được mặc khải trọn vẹn cho loài người.
Ánh Sáng Cho Mọi Người
Gioan 1,9
9Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người
Trong câu này, Gioan đã dùng một chữ đầy ý nghĩa để mô tả Chúa Giêsu. Ông bảo rằng Chúa Giêsu là ánh sáng thật. Trong tiếng Hy Lạp có hai chữ rất giống nhau. Chữ thứ nhất: alethes có
22 WILLIAM BARCLAY
nghĩa là thật, đối với giả. Chữ kia là alethinos nghĩa là có thật, hay đích thực, đối với không có thật.
Theo Gioan, Chúa Giêsu là ánh sáng đích thực, soi sáng cho loài người. Trước khi Chúa Giêsu đến, đã có những ánh sáng khác cho loài người noi theo, một số là những tia sáng chớp lóe của chân lý, một số là những cái nhìn thoáng mờ về thực tại, một số khác nữa giống như những đóm lửa rơm dẫn loài người vào trong đêm rồi bỏ mặc. Ngày nay, điều này vẫn còn xảy ra, vẫn có những tia sáng mờ mờ, vẫn còn những tia sáng giả tạo, và loài người vẫn bước theo chúng. Chúa Giêsu chính là ánh sáng đích thực duy nhất, là ánh sáng có thật để dẫn đường cho nhân loại.
Chúa Giêsu đã đem ánh sáng thật đến cho loài người. Sự giáng thế của Chúa Giêsu giống như một vùng ánh sáng chói chan bắt đầu buổi bình minh. Một nhà du lịch kể lại có lần đến nước Ý, đứng trên ngọn đồi nhìn xuống vịnh Naples. Lúc ấy trời tối đen, ông chẳng thấy gì cả, nhưng thình lình một tia chớp lóe lên, và mọi vật bỗng được soi rọi rõ ràng đến từng chi tiết. Khi Chúa Giêsu đến thế gian, Ngài như vầng sáng chiếu rọi trong đêm tối.
Sự giáng thế của Chúa Giêsu xua tan bóng tối nghi ngờ. Khi Ngài chưa đến, thế gian chỉ đoán biết về Thiên Chúa. Theo một triết gia Hy Lạp: “Thật khó biết về Thiên Chúa, mà nếu bạn có tìm biết Ngài, thì cũng không thể nói cho ai khác biết về Ngài”. Với người ngoại đạo, thì Thiên Chúa đang ở trong bóng tối dày đặc không ai thâm nhập được, hoặc Ngài đang ở trong một thư ánh sáng chói lọi chẳng ai tới gần được. Nhưng khi Chúa Giêsu giáng thế, loài người được thấy Thiên Chúa cách rõ ràng. Bóng tối, sương mù tan biến, những ngày đoán mò đã qua, người ta không cần phải mơ ước trong sự tối tăm ngu dốt nữa. Ánh sáng đã đến.
Sự giáng thế của Chúa Giêsu xua tan bóng tối tuyệt vọng. Chúa Giêsu đã đến với một thế gian đang tuyệt vọng. Seneca đã nói: “Loài người ý thức mình bất lực trước những điều cần thiết”. Họ đang trông chờ một bàn tay đưa xuống để nâng đỡ họ lên, “họ ghét tội nhưng không thể lìa bỏ nó được”. Loài người bất lực, không thể làm cho mình và thế giới tốt hơn. Nhưng khi Chúa Giêsu đến, một quyền năng mới đi vào đời sống con người. Chúa đến không chỉ đem kiến thức mà đem cả quyền năng nữa. Ngài đên không chỉ vạch con đường đúng cho nhân loại, mà còn giúp họ đi
1,1 V- 1 1
TIN MƯNG THEO THẢNH G10AN 23
được trên con đường đó, chẳng những Ngài dạy bảo họ, mà còn có mặt trong mọi việc họ không làm nổi để giúp họ thực hiện. Bóng tối bi quan và tuyệt vọng đã tan biến.
Sự giáng thế của Chúa Giêsu xua tan bóng tối sự chết. Thế giới cổ rất sợ sự chết. Cách suy nghĩ tốt nhất cho rằng chết là hết, nhưng linh hồn người ta rùng mình trước ý nghĩ đó, tệ hại nhất khi suy nghĩ chết sẽ bị quỉ thần hành tội, tra tấn, nên người ta càng sợ hãi hơn. Nhưng nhờ sự nhập thể, đời sống, sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu, chúng ta biết sự chết chỉ là con đường dẫn loài người đến sự sống bao la hơn. Bóng tối sự chết đã tan biến. Trong chuyện của Stevenson, ông mô tả một thanh niên thoát chết một cách lạ lùng trong cuộc đấu kiếm, mà chàng nghĩ chắc chắn mình sẽ bị giết. Lúc ra về, lòng chàng vang lên bài ca “Nỗi cay đắng của sự chết đã qua rồi”. Nhờ Chúa Giêsu, nỗi cay đắng của cái chết đã qua đi.
Hơn nữa, Chúa Giêsu là ánh sáng soi sáng cho mọi người được sinh ra trên đời này. Thế giới thời cổ là một thế giới khép kín, hẹp hòi. Dân Do Thái ghét người ngoại và chủ trương người ngoại được dựng nên chỉ làm nhiên liệu cho lửa hỏa ngục. Đúng, một ngôn sứ cô đơn đã thấy định mệnh của dân Israel sẽ là ánh sáng cho dân ngoại (Is 42,6; 49,6), nhưng đó là định mệnh mà dân Israel đã dứt khoát khước từ. Thế giới Hi Lạp chẳng bao giờ mơ ước tri thức được dành cho tất cả mọi người. Thế giới Roina khinh dể các dân sắc tộc, xem họ như những loại hạ đẳng, không có luật lệ. Nhưng Chúa Giêsu Kitô đã đến để làm ánh sáng cho mọi người. Chỉ một mình Thiên Chúa là Cha của Chúa Giêsu mới có tấm lòng lớn đủ để chứa toàn thể thế gian.
Không Nhận Biết
Gioan 1,10-11
'wNgười ở giữa thế gian, và thế gian đã nhờ Người mà có, nhưnẹ lại không nhận biết Người.
11Người đã đến nhà mình,
nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận”.
24 WILLIAM BARCLAY
1,1 u-1 1
Khi Gioan viết đoạn này, hẳn có hai ý nghĩ hiện ra trong tâm trí ông.
Ông đã nghĩ đến thời kỳ trước khi Chúa Giêsu đến thế gian. Từ trước rất lâu cho đến lúc Chúa Giêsu nhập thể và nhập thế, từ lúc thời gian mới bắt đầu và thế giới mới tạo dựng, thì Ngôi Lời của Thiên Chúa, Logos của Thiên Chúa đã vận hành trong thế gian. Ngay từ ban đầu, Lời sáng tạo, sinh động của Thiên Chúa đã khiến thế gian xuất hiện và từ đó Lời (Logos), lý trí của Thiên Chúa đã tạo thế giới này thành một toàn thể có trật tự, và đã tạo nên con người như một hữu thể biết tư duy. Nếu loài người thật lòng muốn nhìn thấy Ngài, là Logos, Ngôi Lời, thì họ vẫn có thể luôn luôn nhìn thấy, nhận biết Ngài qua vũ trụ này.
Kinh tin kính của Anh giáo bắt đầu bằng câu: “Các tia sáng của cõi thiên nhiên, của công cuộc sáng tạo đã phô bày quá rõ ràng sự thiện hảo, khôn ngoan và quyền năng của Thiên Chúa khiến người ta không thể nào chữa mình được”. Từ xưa, Phaolô đã nói, Chúa dựng nên những vật thấy được để dẫn tư tưởng loài người đến những vật không thấy được, và nếu người ta chịu mở mắt, mở tâm trí ra trước vũ trụ, chắc chắn họ đã thấy Đấng Tạo Hóa thế gian này (Rm 1,19.20). Thế giới luôn luôn ở trong tình trạng mà nếu chúng ta nhìn nó cách đúng đắn, nó sẽ hướng dẫn tâm trí chúng ta đến với Chúa.
Thần học luôn luôn phân biệt thần học tự nhiên và thần học mặc khải. Thần học mặc khải đề cập các chân lý của Thiên Chúa đã trực tiếp đến với chúng ta qua các ngôn sứ, Kinh Thánh, và nhất là trong Chúa Giêsu. Thần học tự nhiên đề cập các chân lý mà con người có thể khám phá bằng cách vận dụng tâm tư ý tưởng mình trong thế giới đang sống. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể nhìn thấy được Ngôi Lời, Logos, lý trí, tâm tư của Chúa trong thế giới chúng ta đang sống đây?
a. Chúng ta phải nhìn ra: “ở đâu có trật tự thì ở đó có trí khôn”. Đó là tư tưởng cơ bản của người Hi Lạp. Khi nhìn vào vũ trụ, chúng ta thây có một trật tự lạ lùng. Các hành tinh giữ đúng qúí đạo vận chuyển của chúng, thủy triều lên xuống đúng giờ, mùa gieo, mùa gặt, mùa hạ, mùa đông, ngày đêm nối tiếp nhau đúng thứ tự. Thiên nhiên có trật tự rõ ràng, do đó, chắc chắn phải có một tâm trí ẩn sâu mọi điều đó. Hơn nữa, tâm trí ấy phải vô cùng
1,10-11
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 25
lớn vượt hơn tâm trí con người, vì nó thực hiện được những điều mà tâm trí con người chẳng bao giờ thực hiện nổi. Không ai biến được ngày thành đêin hay đêm thành ngày, chưa hề có ai tạo được một hạt giống, bên trong có khả năng tăng trưởng, cũng chẳng ai làm được một vật gì có sự sông bên trong. Do đó tâm trí trong cõi thiên nhiên vốn vượt xa phần tâm trí trong con người. Vậy trong thiên nhiên nếu có trật tự ắt phải có trí óc, mà nếu trong trật tự ấy có nhiều điều vượt xa trí óc con người, thì trí óc ẩn phía sau trật tự thiên nhiên ấy càng phải là một trí óc kỳ diệu vượt trên và vượt xa trí óc con người. Đến đây thì chúng ta gặp ngay Thiên Chúa. Cứ nhìn ra thế giới, chúng ta chạm mặt ngay với Thiên Chúa, là Đấng đã tạo dựng nó.
b. Chúng ta phải nhìn lên. Không có gì chứng minh cho trật tự kỳ diệu của vũ trụ bằng sự chuyển động của bầu trời. Các nhà thiên văn cho biết số các ngôi sao cũng nhiều bằng số hạt cát trên bờ biển. Nếu làm theo kiểu loài người thì khi nghĩ đến vấn đề lưu thông trên trời, ta cũng thấy quá khó khăn! Thế nhưng các thiên thể luôn luôn giữ đúng quĩ đạo và đường đi nhất định của chúng. Nhà thiên văn có thể nói trước thời gian và vị trí một hành tinh sẽ xuất hiện đúng từng phút và từng phân mét. Nhà thiên văn có thể tính trước hằng trăm năm cả thời gian, nơi chốn một trường hợp nhật thực sẽ xảy ra và có thể cho biết thời gian hiện tượng ấy kéo dài chính xác đến từng giây đồng hồ. Có người đã nói: “Không một nhà thiên văn nào lại có thể là người vô thần được”. Khi nhìn lên, chúng ta sẽ thấy Chúa.
c. Chúng ta phải nhìn vào. Nhờ đâu chúng ta có khả năng suy nghĩ, ]ý luận và hiểu biết? Nhờ đâu chúng ta biết đứng, sai, phải, trái? Tại sao một con người “tàn ác” nhất tự thâm tâm vẫn cảm biêt mình làm điều sai quấy? Có hai điều khiến Kant tin chắc chắn có Thiên Chúa, đó là bầu trời đầy sao trên đầu ông và luật đạo đức trong lòng ông. Chúng ta không thể tự ban cho mình sự sống, cũng chẳng cho mình lý trí để hướng dẫn và điều khiển đời mình. Vậy nó phải đến từ một năng lực nào đó ở rigoài chúng ta. Ý thức về sự cắn rứt, hối tiếc, phạm tội đến từ đâu? Tại sao chúng ta không làm được điều mình muốn làm để có bình an? Khi nhìn vào chính lòng mình, chúng ta sẽ bắt gặp điều Marcus Aurelius gọi là “vị thần của nội tâm” và Seneca thì gọi là “Chúa Thánh Thần ngự trị trong linh
26 WILLIAM BARCLAY
1,1 u-1 1
hồn chúng ta”. Ngoài Chúa ra không ai có thể tự giải thích những điều đó.
d. Chúng ta phải nhìn lui. Nhà sử học nổi tiếng Froude bảo rằng toàn thể lịch sử chứng minh Luật đạo đức đang vận hành. Sự hưng vong của các đế quốc đều chứng minh sự thoái hóa đạo đức và sự suy tàn của các quốc gia luôn luôn đi đôi với nhau. George Bernard Shaw nói “không một quốc gia nào tồn tại sau khi đã đánh mất các thần của mình”. Cả lịch sử là một minh chứng rõ ràng rằng có một Thiên Chúa.
Vậy, cho dù Đấng Cứu Thế chẳng hề lấy thân xác con người để đến thế gian, loài người vẫn có thể nhìn biết Ngôi Lời, Logos, là tâm trí của Thiên Chúa đang hành động trong thế gian. Nhưng dù hành động của Ngôi Lời vẫn còn đó cho mọi người thấy, thế gian vẫn không chịu nhìn nhận Ngài.
Cuối cùng, Ngôi Lời sáng tạo và điều động của Thiên Chúa đã đến thế gian trong thân xác con người Giêsu. Gioan bảo rằng Ngôi Lời đã đến trong xứ Ngài, song dân Ngài chẳng tiếp nhận. Nói thế ông ngụ ý gì?
Điều Gioan muốn nói là khi Ngôi Lời của Thiên Chúa đến thế gian, Ngài đã không đến Roma, Hi Lạp, Ai Cập hay các đế quốc Phương Đông. Ngài đã đến xứ Palestine. Palestine là xứ đặc biệt của Chúa, dân Do Thái là dân đặc biệt của Chúa. Xứ Palestine và dân Do Thái thuộc riêng về Chúa một cách đặc biệt mà không một dân tộc hoặc đất nước nào được như vậy.
Chính những danh hiệu dùng gọi xứ và dân ấy trong Cựu Ước đã chứng minh như vậy. Xứ Palestine đã nhiều lần được gọi là Đất Thánh (Dcr 2,12; 2 Mcb 1,7; Kn 12,3). Nó được gọi là xứ của Đức Chúa, Thiên Chúa gọi là xứNgài (Os 9,3; Gr 2,7; 66,18; Lv 25,23). Dân Do Thái đã được gọi là của báu, là cơ nghiệp riêng của Chúa (Xh 19,5; Tv 135,4). Dân Do Thái được gọi là dân riêng của Chúa (Đnl 14,2; 26,18). Họ được gọi là cơ nghiệp của Chúa (Đnl 32,9).
Chúa Giêsu đã đến tại xứ đặc biệt thuộc riêng về Thiên Chúa, với một dân tộc biệt riêng cho Thiên Chúa. Đáng lẽ Ngài đên với một dân mở rộng vòng tay đón tiếp Ngài, mở rộng các cửa cho Ngài, đáng lẽ Ngài được tiếp rước như một người đi xa trở về nhà, hay hơn
J,IU-1I
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 27
nữa, như một nhà vua trở về nước, nhưng Ngài bị chối bỏ. Họ tiếp đón Chúa bằng lòng thù ghét chứ không bằng lòng thờ kính.
Đây là thảm kịch của một dân tộc đã được chuẩn bị cho một công tác, nhưng lại khước từ công tác ấy. Trên đời này có những bậc cha mẹ hoạch định, rồi dành dụm, hy sinh để tạo cho con cái mình một cơ hội thành công trên đường đời, chuẩn bị cho con cái công tác hay cơ hội đặc biệt. Nhưng khi thời cơ đến, người xnà họ đã hy sinh rất nhiều đó lại không chịu nắm lấy cơ hội, hoặc thất bại thảm hại khi đương đầu với thách đố-. Đó là thảm kịch, cũng là điều đã xảy ra cho dân Chúa.
Nếu nghĩ rằng Chúa chỉ chuẩn bị cho người Do Thái mà thôi thì là một sai lầm. Chúa đang chuẩn bị cho từng người nam, người nữ, trẻ con trên thế gian này cho một công việc nào đó mà Ngài đã dành sẩn. Một nhà văn kể về một cô gái không chịu động đến bất cứ một vật nào dơ bẩn. Khi hỏi cô ta tại sao, cô ta đáp: “Một ngày nào đó sẽ có một việc tốt đẹp, sạch sẽ đến với tôi. Tồi phải chuẩn bị sẩn sàng cho công việc đó”. Nhưng thảm kịch là có quá nhiều người từ chối công tác mà Chúa dành cho họ.
Nói cách dễ hiểu hơn là, có quá ít người trở thành con người mà họ đáng phải trở thành. Có thể do ù lì hay biếng nhác, do rụt rè hay hèn nhát, cũng có thể do thiếu kỷ luật, hay quá dễ dãi với chính mình, cũng có thể vì ràng buộc với những thứ yếu, phụ thuộc. Thế gian đầy dẫy những con người chẳng bao giờ nhận ra được các khả năng họ có sẩn. Chúng ta không nên nghĩ những công tác mà Chúa đê dành cho chúng ta như là công trình hay chiến tích vĩ đại mà mọi người đều sẽ biết. Có thể nó chỉ là việc nuôi dưỡng một đứa trẻ cho thích ứng với đời sông, có thể là việc nói lên một tiếng hay lợi dụng ảnh hưởng của mình trong một khoảnh khắc tối cần thiết nào đó để cứu người, hay có thể làm một công tác nhỏ nhặt nào đó một cách tuyệt hảo, hay có thể tác động đến đời sống nhiều người bởi bàn tay, giọng nói, trí óc của chúng ta. vấn đề ở đây là Chúa đang chuẩn bị chúng ta bằng tất cả kinh nghiệm của đời sống cho một công việc gì đó, và có quá nhiều người đã khước từ công việc đó khi nó đến, mà chẳng hề biết mình đã khước từ nó.
Tất cả những gì thê thảm trên đời này là đều ghói ghém trong câu “Người đã đến nhà mình, sone người nhà chẳng chịu
28 WILLIAM BARCLAY
1,1/.1J
đón”. Sự việc ấy xảy ra cho Chúa Giêsu đã từ rất lâu, và ngày nay vẫn tiếp diễn.
Con Cái Thiên Chúa
Gioan 1,12.13
"nCòn những ai đón nhận, tức là những ai tin vào danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa.
'3Họ được sinh ra, không phải do khí huyết, cũng chẳng do ước muốn của nhục thể, hoặc do ước muốn của người đàn ông, nhưng do bởi Thiên Chúa”.
Không phải mọi người đều từ chối Chúa Giêsu. Khi Ngài đến, có một số người đã tiếp đón và tin nhận Ngài. Với những người này, Chúa Giêsu ban cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa.
ở đây có ý nói không phải tự nhiên loài người là con Thiên Chúa, loài người phải trở nên con Thiên Chúa. Có thể dùng ngôn ngữ loài người để tìm hiểu ý này, vì đó là thứ ngôn ngữ duy nhất của chúng ta.
Có hai loại con. Có người con chẳng biết gì hơn là sử dụng mọi thứ của gia đình. Cả thời trẻ, nó hưởng nhận mọi thứ gia đình cung cấp mà không báo trả gì lại. Người cha lo làm lụng, hy sinh để tạo mọi cơ may cho đời nó, nhưng nó nhận như một đặc quyền mà không hề ý thức, chẳng cố gắng đền đáp, hoặc sống cho xứng đáng với công ơn của cha nó. Khi rời bỏ gia đình thì nó chẳng liên lạc gì với gia đình nữa. Gia đình đã phục vụ cho mục đích đời nó xong rồi, nó không cần liên hệ nữa. Nó thấy chẳng còn ràng buộc gì phải giữ, không còn nợ nần gì phải trả. Nó là con trai của cha nó, nó nợ cha chính mạng sống và cuộc đời của nó. Nhưng giữa cha và nó không có một ràng buộc yêu thương, thân thiết nào. Người cha trong tình yêu đã cho nó tất cả, nhưng người con chẳng báo đáp lại chút gì.
Mặt khác, có người con suôi đời nhận biết những gì cha nó đã và đang làm là làm cho nó. Nó nắm lấy cơ hội để bày tỏ lòng biết ơn, bằng cách cố gắng trở thành một đứa con như lòng cha nó
1,12.13
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 29
mong muốn. Theo thời gian, nó gần gũi cha nó hơn, mốì liên hệ cha con trở thành thắm thiết.
Người con trước càng ngày càng xa cha; người con sau càng ngày càng gần cha hơn. Cả hai đều là con, nhưng địa vị làm con thật khác nhau. Người thứ hai đã trở thành con theo một cách mà người trước không có.
Chúng ta có thể minh họa mốì liên hệ đó trong một lãnh vực khác tương tự. Người ta có thể nói với một giáo sư danh tiếng tên của một thanh niên tự xưng là học trò của ông, vị thầy đáp “Rất có thể anh ấy từng dự các buổi giảng bài của tôi, nhưng anh ấy không phải là học trò của tôi”. Ngồi trong lớp của một ông thầy và trở nên học trò của ông ấy là hai điều khác nhau rất xa. Có thể có tiếp xúc nhưng không cảm thông, có thể có liên hệ nhưng không thân tình. Mọi người đều là con Chúa theo nghĩa là mọi người đều mắc nợ Chúa, bởi Ngài tạo dựng và bảo toàn sự sống của họ. Nhưng bao nhiêu người trở nên con Chúa bằng tình thân thiết sâu xa trong mối liên hệ cha con đích thực?
Gioan lại tuyên bố chỉ nhờ Chúa Giêsu Kitô, loài người mới có thể bước vào địa vị làm con đích thực. Khi nói: “Không phải do khí huyết mà ra”, là ông đang sử dụng tư tưởng Do Thái, vì người Do Thái tin rằng một đứa con về mặt thân xác được sinh ra là do tinh giôna của người cha kết hợp với máu huyết của người mẹ. Địa vị con Chúa thì không do bất cứ thúc đẩy, thèm khát hay một hành động nào của ý muốn loài người mà ra. Nó hoàn toàn đến từ Chúa. Chúng ta không thể tự làm cho mình thành Con Chúa, nhưng chúng ta phải bước vào mối liên hệ mà Chúa ban cho chúng ta. Chẳng một ai tự ý, tự sức trở thành người thân thiết của Chúa, vì giữa Trời và người là cả một hố cách biệt vô cùng. Loài người chỉ có thể đến với Chúa khi chính Ngài mở đường.
Chúng ta hãy suy nghĩ vấn đề này bằng ngôn ngữ loài người. Một thường dân không thể đến với vua để đề nghị kết bạn. Nếu có một tình bạn như thế, thì hoàn toàn tùy thuộc vào sự khởi xướng của vua. Với Chúa cũng vậy, chúng ta không thể đưa ý chí hay công trạng để được liên hệ và kết bạn với Chúa, vì chứng ta là loài người, và Ngài là Thiên Chúa. Chúng ta chỉ có thể liên hệ và tương giao với Chúa nhờ ân sủng Ngài hạ cố mở đường cho chúng ta đến với chính Ngài.​
30 WILLIAM BARCLAY
1,12.13
Trong vấn đề này, vẫn có phương diện của loài người. Mỗi người phải nhận lấy điều Chúa ban cho mình. Người cha có thể ban cho con tình thương, lời khuyên bảo, nhưng người con có thể khước từ để theo đường riêng của mình. Với Chúa cũng vậy, Ngài ban cho chúng ta quyền để trở nên con cái, nhưng chúng ta không nhất thiết phải nhận quyền đó.
Chúng ta nhận được quyền đó bằng cách tin cậy cỉanh Chúa Giêsu. Điều đó có nghĩa gì? Tư tưởng và ngôn ngữ Do Thái dùng thành ngữ Danh (tên) rất lạ đối với chúng ta. khi dùng Danh một người nào đó, thì tư tưởng Do Thái không chỉ ngụ ý cái tên để gọi, mà bao gồm cả bán chất của người ấy đã được bày tỏ ra và ai nấy đều biết. Ví dụ trong Tv 9,10, tác giả nói: “Phàm ai biết Danh Ngài, sẽ để lòng tin cậy nơi Ngài”. Câu này không có nghĩa hễ ai biết Chúa được gọi là Đức Chúa, đều sẽ tin cậy Ngài, nhưng có nghĩa là hễ ai biết tính tình, bản chất, biết Chúa như thế nào thì sẽ sẩn sàng tin cậy Ngài trong mọi sự. Trong Tv 20,7, tác giả nói: “Kẻ này nhờ cậy xe cộ, kẻ khác nhờ cậy ngựa, nhưng chúng tôi nhờ cậy Danh Đức Chúa, là Thiên Chúa chúng tôi”. Câu này không có ý dạy chúng ta phải khoe Chúa tên là Đức Chúa, nhưng có nghĩa là nhiều người trông cậy vào sự trợ giúp của loài người, nhưng chúng ta sẽ tin cậy Chúa vì chúng ta biết rõ Ngài như thế nào. Do đó, tin Danh Chúa Giêsu có nghĩa là đặt lòng tin cậy vào Chúa Giêsu vì biết rõ Ngài. Ngài thể hiện tình yêu, lòng hiền từ khiêm nhường và phục vụ. Giáo lý chủ yếu quan trọng của Gioan là trong Chúa Giêsu, chúng ta được thấy chính tâm trí của Thiên Chúa, thấy thái độ của Thiên Chúa đối với loài người. Nấu tin như vậy, thì chúng ta cũng tin Thiên Chúa giông nhưChúa Giêsu, cũng nhân từ, thương yêu như Chúa Giêsu. Tin Danh Chúa Giêsu có nghĩa là tin Thiên Chúa cũng giống như Chúa Giêsu, và chi' khi nào tin như vậy, chúng ta mới có thể tự phó mình cho Thiên Chúa, và trở nên con của Ngài. Nếu không nhìn vào Chúa Giêsu để thấy Thiên Chúa, chúng ta sẽ chẳng bao giờ dám nghĩ mình có thể trở thành con Chúa. Chúa Giêsu là Đâng đã mở đường để chúng ta có thể trở thành con của Thiên Chúa.
1,14
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 31
Ngôi Lời Nhập Thể
Gioan 1,14
'l4Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta.
Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người, là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật".
Đây là câu nói Gioan cho biết lý do ngài viết sách Phúc Âm Thứ Tư. Ông đã suy r)2hĩ và nói về Lời Chúa, là Lời quyền năng, sáng tạo và sinh động, vốn là tác nhân của công cuộc sáng tạo vũ trụ, là Lời hướng dẫn, điều khiển, kiểm soát, thiết lập trật tự trong vũ trụ, đặt tâm trí trong con người. Đó là những ý niệm mà cả người Do Thái lẫn người Hi Lạp đều quen biết. Giờ đây, một điều bất ngờ và khó tin nhất, ông nói hết sức đơn giản: “Ngôi Lời từng sáng tạo thế giới ấy, phần lý trí vốn kiểm soát trật tự thế giới ấy, đã trở thành một người mà chúng ta đã nhìn tận mắt”. Từ thấy Gioan dùng là theasthai, từ này được dùng trong Tân Ước hơn hai mươi lần, luôn luôn chỉ sự nhìn thấy bằng con mắt linh hồn hay tâm trí. Gioan tuyên bố, Ngôi Lời đã đến thế gian bằng hình thể con người và được nhìn thấy bằng mắt loài người, ông tiếp: “Nếu các bạn muốn thấy Ngôi Lời sáng tạo, lý trí kiểm soát tất cả thì hãy nhìn vào Chúa Giêsu ở Nadarét”.
Đây là chỗ Gioan đã tách rời khỏi mọi tư tưởng có trước ông. Đây là điều hoàn toàn mới, mà Gioan đưa vào thế giới Hi Lạp, là đối tượng của Phúc Âm này. Thánh Augustinô cho biết trước khi trở thành Kitô hữu, ông đã đọc và nghiên cứu các đại triết gia ngoại đạo và tác phẩm của họ, ông đã đọc nhiều sách, nhưng chẳng hề đọc thấy Ngôi Lời đã trở thành xác phàm.
Đối với người Hi Lạp, đó là một việc không thể có được. Đó là chuyện duy nhất không người Hi Lạp nào mơ tưởng tới. Với người Hi Lạp, Thiên Chúa chẳng bao giờ có thể mặc lấy một thân xác con người như họ, vì thân xác là cái xâu xa gian ác, là nhà ngục giam cầm linh hồn, là mồ mả giam giữ tâm linh. Nhà hiền triết cổ Hi Lạp là Plutarch không tin cả việc Chúa có thể kiểm soát trực tiếp mọi sự việc xảy ra trên thế giới. Ngài phải làm việc đó qua
32 WILLIAM BARCLAY
1,14
các đại diện hoặc trung gian. Vì theo Plutarch, chẳng có gì sỉ nhục Chúa cho bằng bảo rằng Ngài đã dính dáng vào việc trần gian. Philô cũng đồng quan điểm như vậy, ông bảo: “Sự sống của Chúa đã không xuống với chúng ta, cũng không cần đến một thân xác”. Hoàng đế Roma theo phái Khắc Kỷ là Marcus Aurelius khinh miệt thân xác khi so sánh với tâm linh. “Vậy hãy khinh bỉ thân xác, máu xương, với toàn thể các mạng lưới dây thần kinh, mạch máu”; “sự cấu tạo của toàn cơ thể là hư hoại”. Vì thế đây là điều mới mẻ động đến tất cả: Chúa đã trở thành một người, Chúa bước vào cuộc đời chúng ta đang sống, vĩnh cửu lại xuất hiện trong thời gian. Đấng Tạo Hóa xuất hiện giữa các thụ tạo đến độ mắt con người có thể thật sự nhìn thấy được.
Quan niệm về Chúa mặc lấy hình thể con người là quan niệm quá mới mẻ, làm người ta phải choáng váng, nên không có gì ngạc nhiên khi thấy ngay trong Hội Thánh một số người cũng không tin. Điều Gioan nói là Ngôi Lời đã trở nên sarx. Sarx chính là từ Phaolô dùng nhiều lần để mô tả điều mà ông gọi là: “xác thịt”, bản tính của con người với tất cả những nhược điểm dễ dàng phạm tội của nó. Chính ý nghĩ dùng từ ấy ứng dụng cho Chúa đã là một cái gì khiến người ta phải choáng váng. Cho nên trong Hội Thánh đã có một số người chạy theo Docetism.
Dokein là từ Hi Lạp, có nghĩa là giả bộ như, giống như. số người này chủ trương Chúa Giêsu chỉ là bóng ma, một sự hiện hình, thân thể Ngài khôna phải là thân thể thật. Neài không thật sự cảm thấy đói khát hay mỏi mệt, buồn rầu hay đau đớn. Thật ra Ngài là một thần linh không thân xác trong một cái lốt, có vẻ như một hình người mà thôi. Gioan đối phó với số người ấy cách trực tiếp hơn trong thư thứ nhất "Bởi điều này, hãy nhận biết Thánh Thần của Chúa, phàm thần nào xưng Chúa Giêsu lấy xác thịt mà ra đời, thần đó là bởi Chúa, còn thần nào không xưng Chúa Giêsu, chẳng phải bởi Chúa, đó là thần của kẻ địch lại Chúa Cứu Thế” (lGa 4,2.3). Thật ra, tà giáo này phát sinh từ một thái độ tin kính sai lầm, từ tinh thần sợ phải nói rằng Chúa Giêsu quả là một con người có thật, trọn vẹn và đích thực. Với Gioan thì đó là tinh thần chống lại toàn thể Phúc Âm của Kitô giáo.
Rất có thể chúng ta thường quá nhiệt thành bảo vệ sự kiện Chúa Giêsu hoàn toàn là Thiên Chúa, đến nỗi có khuynh hướng
1,14
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 33
quên sự kiện Ngài cũng hoàn toàn là một con người. Ngôi Lời đã trở nên xác phàm. Có lẽ không như những chỗ khác trong Tân ước, ở đây chúng ta thấy nhân tính trọn vẹn của Chúa Giêsu được công bố cách vẻ vang. Trong Chúa Giêsu, chúng ta thấy Chúa sống đúng như Chúa sẽ phải sông nếu Ngài làm người. Giả như không nói điều gì khác về Chúa Giêsu, chúng ta vẫn có thể bảo Ngài đã tỏ cho chúng ta biết thế nào Thiên Chúa sẽ sông cuộc đời mà chúng ta phải sống.
Ngôi Lời Nhập Thể
Gioan 1,14
Có thể xem đây là câu quan trọng nhất trong cả Tân Ước. Do đó, chúng ta phải dành nhiều thì giờ đào sâu ý nghĩa phong phú của nó. Có một số từ quan trọng ám ảnh tâm trí và chế ngự tư tưởng của Gioan, là những chủ đề từ đó ông khai triển toàn thể sứ điệp của mình. Ớ đây, chúng ta có thêm ba từ như thế.
Ân sủng. Từ này luôn có hai ý niệm căn bản:
a. Ân sủng là điều mà người ta hoàn toàn không xứng đáng được nhận lãnh. Nó luôn luôn ám chỉ một cái gì mà người ta không thể nào tự mình tạo được hoặc chiếm được. Sự kiện Chúa Giêsu đã đến thế gian để sống và chết.cho loài người không phải vì loài người xứng đáng được như vậy. Nhưng đó là hành động hoàn toàn do tình thương của Thiên Chúa. Chữ “ơn” đồng thời nhấn mạnh tình trạng nghèo nàn vô phương xoay xở của con người và lòng yêu thương nhân từ vô bờ bến của Thiên Chúa.
b. Ân sủng luôn luôn hàm chứa ý niệm về vẻ đẹp. Trong tiếng Hi Lạp hiện đại, từ này có nghĩa là duyên dáng, đáng yêu. Con người vẫn nghĩ về Chúa dưới góc cạnh uy nghiêm, quyền thế và phán xét. Họ nghĩ đến quyền năng có thể nghiền nát mọi chống đối, đánh bại mọi kẻ phản loạn, nhưng trong Chúa Giêsu, loài người được đặt đối diện với tình yêu tuyệt vời của Thiên Chúa.
Sự thật. Chữ này là một trong các chữ chủ yếu của Phúc Âm Gioan. Chúng ta sẽ gặp chữ ấy nhiều lần trong suốt các chương của
34 WILLIAM BARCLAY
1,14
sách này. ở đây chúng ta chỉ tóm tắt những gì Gioan muốn nói về Chúa Giêsu và sự thật.
a. Chúa Giêsu là hiện thân của sự thật. Ngài phán: “Ta là sự thật” (14,6). Muốn thấy sự thật, chúng ta phải nhìn vào Chúa Giêsu. Ớ đây có cái gì vô cùng quì báu đối với mọi tâm hồn đơn sơ. Rất ít người lãnh hội được các ý niệm trừu tượng. Phần đông người ta suy nghĩ bằng hành động cụ thể chứ không bằng các ý niệm trừu tượng. Chúng ta có thể suy nghĩ, lý luận mãi về vẻ đẹp, nhưng có lẽ sẽ không bao giờ có được một định nghĩa chính xác vẻ đẹp là gì. Nhưng cứ chỉ ngay vào một người đẹp, và nói đó là vẻ đẹp thì nó thật rõ ràng. Từ khi loài người nghĩ về Chúa, họ đã cô" gắng định nghĩa Chúa là ai, Ngài như thế nào, nhưng trí khôn nhỏ bé của họ chẳng bao giờ tiến đến một định nghĩa. Khi chúng ta ngưng suy nghĩ, nhìn vào Chúa Giêsu, ta có thể nói: “Chúa là như vậy đó”. Chúa Giêsu đã không đến để nói với loài người về Thiên Chúa, mà Ngài đến để tỏ cho loài người thấy Thiên Chúa như thế nào, để người đơn sơ nhất cũng có thể biết Thiên Chúa cách tường tận như một đại triết gia.
b. Chúa Giêsu là Người truyền đạt sự thật. Chúa Giêsu dạy các môn đệ rằng nếu họ cứ ở trong lời Ngài (bản Anh văn dịch là: “cứ tiếp tục ở với Ngài”) họ sẽ biết sự thật (Ga 8,31). Ngài cho Philatô biết mục đích Ngài đến thế gian là làm chứng cho sự thật (18,37). Người ta sẽ đổ xô đến với một giáo sư hoặc một nhà truyền giáo để được chỉ dẫn trong vấn đề nghĩ và sống rắc rối này. Chúa Giêsu là Đấng làm cho mọi việc sáng tỏ giữa chốn âm u; Ngài là Đấng chỉ đúng đường cho ta giữa ngã ba cuộc đời. Ngài là Đấng giúp ta lựa chọn đúng trong những giây phút bối rối cần phải giải quyết; Ngài là Đấng nói cho ta biết phải tin ai giữa nhiều tiếng ồn ào đòi hỏi ta trung thành.
c. Khi thân xác Chúa Giêsu lìa khỏi trần thế này, Ngài vẫn còn để lại cho chúng ta Thần Khí Ngài để hướng dẫn chúng ta đi trong sự thật. Thần Khí Ngài chính là Thần Chân Lý ( 14,17; 15,26; 16,13). Chúa Giêsu không phải chỉ để lại cho chúng ta một quyển sách chỉ dẫn, hay một bộ giáo lý. Chúng ta không cần phải tìm trong những sách vở khó hiểu để biết mình phải làm gì. Ngày nay, chúng ta vẫn còn có thể hỏi Ngài mình phải làm gì, vì Thần Khí Ngài vẫn theo dõi từng bước đường chúng ta đi.
1,14
TIN MỪNG THEO THÁNH G10AN 35
d. Sự thật giải phóng chúng ta (8,32). Sự thật luôn mang tính chất giải phóng. Một em bé thường có khái niệm kỳ quái, sai lầm về sự vật khi tự mình suy nghĩ và thường đâm ra sợ hãi. Khi được dạy cho biết sự thật thì nó được giải thoát khỏi sợ hãi. Một người sỢ là mình đang bị bệnh, người ấy đến với bác sĩ, bác sĩ chẩn đoán cho biết sự thật. Dù là có bệnh, người này cũng được giải phóng khỏi những sợ hãi mơ hồ đã ám ảnh tâm trí mình. Sự thật Chúa Giêsu đem đến đã giải phóng chúng ta khỏi thái độ xa lạ đối với Thiên Chúa, khỏi tâm trạng chán đời, khỏi những sợ hãi, yếu đuối và thất bại. Chúa Giêsu là Đấng giải phóng vĩ đại nhất thế giới.
e. Sự thật có thể bị oán ghét. Họ tìm cách giết Chúa Giêsu vì Ngài nói cho họ biết sự thật (8,40). Sự thật có thể kết án loài người, chỉ cho con người biết họ sai lạc đến mức nào. Những người khuyển nho (Cynics) nói rằng: “Sự thật giông như ánh sáng làm chói mắt” và “vị thầy chẳng bao giờ làm phiền lòng ai, cũng chẳng bao giờ giúp ích cho ai”. Người ta có thể bịt tai, đóng chặt tâm trí họ đối với sự thật, có thể giết chết người nói sự thật cho họ, lứiưng sự thật vẫn là sự thật, vẫn còn đó. Không ai có thể tiêu hủy được sự thật bằng cách từ chối không thèm nghe người khác nói sự thật cho mình, và sự thật sẽ theo đuổi người ấy cho đến cùng.
f. Người ta có thể không tin sự thật (8,45). Có hai lý do khiến người ta không tin sự thật: hoặc vì sự thật quá tốt, quá tuyệt vời, hầu như không tưởng nên họ không dám tin; hoặc vì họ đã bị những chân lý nửa vời trói buộc chặt chẽ không buông ra được. Trong rất nhiều trường hợp, sự thật nửa vời là kẻ thù tai hại nhất của sự thật toàn vẹn.
g. Sự thật không phải là cái gì trừu tượng. Sự thật đòi hỏi người ta phải thực hành (3,21). Sự thật là cái gì mà người ta phải biết bằng lý trí, chấp nhận bằng tấm lòng và thực hiện trong đời sông.
Ngôi Lời Nhập Thể
Gỉoan 1,14
Đây là một trong những câu Kinh Thánh dù có nghiên cứu, suy gẫm suốt đời cũng không thể thâu triệt hết ý nghĩa. Chúng ta đã xét
36 WILLIAM BARCLAY
1,14
qua hai trong các chủ đề, bây giờ đến chủ đề thứ ba: vinh quang. Gioan nhiều lần liên kết từ vinh quang với Chúa Giêsu. Chúng ta hãy tìm xem Gioan đã nói gì về vinh quang của Chúa Giêsu.
Đời sống của Chúa Giêsu bày tỏ vinh quang. Lúc Chúa làm phép lạ biến nước thành rượu tại Cana trong xứ Galilê, Gioan bảo Ngài đã tỏ vinh quang của mình (2,11). Nhìn xem Chúa Giêsu để kinh nghiệm quyền năng và tình yêu của Ngài là được bước vào vinh quang mới.
Vinh quang Ngài bày tỏ là vinh quang của Thiên Chúa. Ngài không hề nhận vinh quang cho riêng mình. Ngài tôn vinh Đấng đã sai Ngài đến (7,18). Chính Cha Ngài tôn vinh Ngài (8,50.54). Trong việc phục sinh Ladarô, Mácta đã thấy vinh quang của Chúa (11,4). Việc gọi Ladarô sống lại là để Chúa Cha được vinh hiển, và do đó Chúa Con cũng được tôn vinh (11,4). Vinh quang ở trên Chúa Giêsu, quanh Chúa Giêsu, chiếu ra từ Chúa Giêsu, hành động trong Ngài, chính là vinh quang của Thiên Chúa.
Vinh quang ấy cũng chỉ riêng Chúa Giêsu mới có. Vào giờ cuối cùng, Chúa Giêsu cầu nguyện xin Chúa Cha tôn vinh Ngài bằng vinh quang Ngài vốn có trước khi có thế gian (17,5); Ngài không chiếu ra vinh quang vay mượn mà là vinh quang riêng của Ngài, và tự Ngài có quyền về vinh quang đó.
Ngài đã truyền vinh quang mình cho các môn đệ, Ngài ban cho họ vinh quang mà Chúa Cha đã ban cho Ngài (17,22). Chúa Giêsu chia sẻ vinh quang với Chúa Cha, các môn đệ chia sẻ vinh quang với Chúa Giêsu. Chúa Giêsư giáng thế là vinh quang của Thiên Chúa xuống giữa loài người.
Gioan muốn nói gì qua những điều kể trên? Muốn trả lời, chúng ta phải quay về Cựu Ước. Với người Do Thái, ý niệm về shechinah là điều hết sức cần thiết với họ. Từ shechinah có nghĩa là Ngài naự, chữ này dùng chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa giữa loài người mà ta có thể nhìn thấy được. Trong Cựu Ước, chúng ta gặp nhiều lần vinh quang của Thiên Chúa đã được nhìn thấy giữa loài người trong một số cơ hội nào đó. Trong sa mạc, trước khi bánh mana được ban cho, dân Israel “xây mặt về phía đồng vắng thây vinh quang của Ngài hiện ra trong đám mây” (Xh 16,10). Trước khi ban Mười Điều Răn, “vinh quang của Đức Chúa ở tại
1,15-17
TIN MỪNG THEO THÁNH G10AN 37
núi Sinai” (Xh 24,16). Sau khi Đền Tạm được dựng lên và trang bị đầy đủ “vinh quang của Đức Chúa đầy dẫy Đền Tạm” (Xh 40,34). Lúc làm lễ khánh thành của Đền Thờ của Salômôn, các thầy từ tế đã không thi hành nhiệm vụ được vì “vinh quang của Đức Chúa đầy dẫy đền của Đức Chúa” (1 V 8,11). Lúc Isaia thấy thị kiến trong đền thờ, ông nghe ban hợp ca các thiên sứ ca hát: “khắp mặt đất đầy dẫy vinh quang Ngài” (Is 6,3). Trong giây phút xuất thần, ngôn sứ Êdêkien thấy “hình trạng của vinh quang Đức Chúa” (Ed 1,28). Trong Cựu Ước, lúc Đức Chúa đến thật gần, người ta trông thấy vinh quang Ngài.
Vinh quang của Chúa chỉ có nghĩa đơn giản là hiện diện của Chúa. Gioan đã minh họa bằn hình ảnh người cha ban cho con trưởng nam uy quyền và vinh dự của chính mình. Hoàng tử sẽ kế vị được ban cho tất cả vinh quang của vua cha. Với Chúa Giêsu cũng vậy, khi Ngài đến thế gian, người ta thấy nơi Ngài sự rực rỡ của Thiên Chúa, và trung tâm vẻ rực rỡ đó là tình yêu. Khi Chúa Giêsu đến thế gian, người ta nhận ra nhữníi điều kỳ diệu của Thiên Chúa, và điều kỳ diệu đó là tình yêu. Người ta thấy vinh quang và tình yêu của Chúa chỉ là một. Vinh quang của Chúa không phải là vinh quang của một nhà vua chuyên chế độc đoán Phương Đông, nhưng là vẻ rực rỡ của tình yêu mà trước vinh quang đó chúng ta đều phải quì xuống, không phải bởi sợ hãi, mà là bởi choáng ngỢp trong sự diệu kỳ, yêu thương và chúc tụng.
Nguồn Sung Mãn của Người
Gioan 1,15-17
“'-‘’Ông Gioan làm chứng về Người, ông tuyên bố:
“Đây là Đấng mà tôi đã nói:
Người đến sau tôi,
nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi. ”
l6Từ nguồn sung mãn của Người,
tất cả chúng ta đã lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác.
I7Quả thê, Lề Luật đã được Thiên Chúa ban qua ông Môsê, còn ân sủng và sự thật, thì nhờ Đức Giêsu Kitô mà có”.
Chúng ta đã thấy Phúc Âm Thứ Tư được viết ra trong hoàn cảnh Gioan Tẩy Giả còn đang được đề cao. Cho nên Gioan bắt đầu
38 WILLIAM BARCLAY
1,15-17
đoạn này bằng một câu chính Gioan Tẩy Giả phát biểu để đặt đúng địa vị hàng đầu và độc tôn cho Chúa Giêsu. Gioan Tẩy Giả nói về Chúa Giêsu: “Người đến sau tôi nhưng trổi vượt hơn tôi”. Trong câu này ông đã ngụ ý nhiều điều.
a. về tuổi thì Chúa Giêsu sinh sau ông sáu tháng, nhưng Gioan Tẩy Giả muốn giới thiệu: “Người trẻ tuổi hơn ta đã vượt lên trước ta”.
b. Gioan Tẩy Giả tuyên bố: “Ta đã thi hành chức vụ trước Chúa Giêsu, ta đã chiếm trung tâm của diễn đài trước Ngài; ta đã bắt tay vào việc trước Ngài; nhưng tất cả những gì ta đã làm đều nhằm chuẩn bị dọn đường cho Ngài. Ta chỉ là người lính tiên phong cho đại quân, là người đi trước loan báo tin nhà vua đến”.
c. Gioan Tẩy Giả suy nghĩ sâu sắc hơn. Ông không suy nghĩ theo giới hạn thời gian, mà theo cõi đời đời. Ông nghĩ rằng Chúa Giêsu là Đấng vốn có từ trước khi sáng tạo thế gian, chẳng có một người nào có thể sánh được với Ngài. Cả ba ý tưởng đó đều xuất hiện trong tâm trí của Gioan. Chính Gioan đã không tự đề cao mình, nhưng một sô" người theo ông đã đề cao ông cách sai lầm. Với Gioan Tẩy Giả thì địa vị tột đỉnh phải thuộc về Chúa Giêsu Kitô.
Đoạn này tiếp tục nói ba điều quan trọng liên quan đến Chúa Giêsu:
Chúng ta đều nhờ cậy vào nguồn sung mãn của Người. Từ Gioan dùng chỉ sung mãn (pleroma) là một chữ quan trọng, nó có nghĩa là tổng số tất cả những gì vốn có trong Chúa. Đó là chữ mà Phaolô thường dùng. Trong Côlôxê 1,19, ông viết: “trong Chúa Cứu Thế có tất cả pleroma”, trong Côlôxê 2,9, ông bảo, trong Chúa Cứu Thế có pleroma về thần tính ở trong một thân xác. Ông ngụ ý trong Chúa Giêsu có toàn thể sự khôn ngoan, quyền phép và tình yêu của Thiên Chúa là những nguồn mạch không bao giờ cạn tắt. Người ta có thể đem bất cứ nhu cầu nào đến với Chúa Giêsu, và sẽ thấy nhu cầu của mình được đáp ứng. Người ta có thể đến với Chúa Giêsu bất luận lý tưởng nào và sẽ thấy lý tưởng ấy được thực hiện. Trong Chúa Giêsu, bất cứ ai yêu cái đẹp sẽ tìm thấy được vẻ đẹp tối thượng, người nào dành cả đời đi tìm tri thức sẽ nhận được mặc khải tối thượng, và ai cần sự can đảm sẽ tìm được mẫu mực
1,15-1 /
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 39
và bí quyết của sự dũng cảm. Trong Chúa Giêsu, người nào cảm thấy mình không thích ứng nổi với cuộc đời sẽ tìm được vị Chúa tể của đời sống, và sức mạnh để sống. Người nào có ý thức về tội lỗi mình, sẽ tìm được sự tha thứ và năng lực để sống thánh thiện. Trong Chúa Giêsu, pleroma, nguồn sung mãn của Chúa, tất cả những gì vốn ở trong Chúa, là điều mà West Cott gọi là: “Nguồn mạch của sự sống trên cõi trời” được dành sẩn cho mọi người.
Từ nơi Ngài, chúng ta nhận được ơn càng thêm ơn. Câu nói hơi lạ tai này có nghĩa gì?
a. Có nghĩa là trong Chúa Cứu Thế, chúng ta sẽ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Một vị giáo sư đến với một nhà vua thời cổ ở nước Anh. Nhà vua hỏi nếu trở thành Kitô hữu thì hy vọng nhận được gì. Vị giáo sư đáp: “Bệ hạ sẽ đi từ kỳ diệu này đến kỳ diệu khác, mà tất cả đều là sự thật”. Khi du ngoạn trên con đường thật đẹp, cảnh đẹp này nối tiếp cảnh đẹp khác hiện ra trước mắt, nhìn cảnh nào, chắc ta cũng nghĩ rằng không còn cảnh nào khác đẹp hơn, nhưng qua một khúc quanh, chúng ta lại thấy cảnh mới đẹp hơn bội phần. Khi nghiên cứu một bộ môn mới như âm nhạc hay thi ca, người ta sẽ chẳng bao giờ đạt đến điểm tận cùng, luôn có những kinh nghiệm tươi mới về vẻ đẹp đợi chờ người ấy. Với Chúa Cứu Thế cũng vậy. Càng biết rõ Ngài, Ngài càng trở nên kỳ diệu hơn. Càng sống lâu với Chúa, chúng ta càng khám phá được Ngài đẹp đẽ hơn. Càng suy nghĩ về Ngài, chúng ta thấy bầu trời chân lý càng rộng mở. Câu này là cách thức của Gioan dùng mô tả tính cách vô hạn của Chúa Cứu Thế. Đó là cách ông giới thiệu cho người nào sống kết hợp với Chúa Cứu Thế sẽ thấy những điều kỳ diệu mới mẻ bừng lên trong tâm hồn, soi sáng trí tuệ và ngập tràn trái tim mỗi ngày.
b. Chúng ta cũng cần hiểu thành ngữ này theo nghĩa đen của nó. Trong Chúa Cứu Thế chúng ta tìm thấy “ân sủng thay cho ân sủng”. Sự khác biệt về tuổi tác và hoàn cảnh sống đòi hỏi những ơn khác nhau. Trong ngày hưng thịnh chúng ta cần ơn này, trong ngày khó khăn chúng ta cần ơn khác. Chúng ta cần ơn này trong tuổi thanh xuân, và một ơn khác khi tuổi đã chồng chất. Hội Thánh cần loại ơn này trong lúc bị bách hại, loại ơn khác vào thời được thuận lợi. Chúng ta cần ơn này khi cảm thấy mình đang ở trên đỉnh cao, và ơn khác khi bị mất tinh thần, chán nản và hầu như tuyệt vọng.
40 WILLIAM BARCLAY
1,10
Chúng ta cần ơn này để tự gánh lấy gánh nặng của riêng mình, cần ơn khác để gánh thay gánh nặng của người khác. Chúng ta cần ơn này khi thấy mọi sự đều vững chắc, một ơn khác khi dường như chẳng còn gì chắc chắn trên đời này cả. Ân huệ của Chúa chẳng bao giờ tĩnh nhưng hoàn toàn sinh động. Nó chẳng bao giờ gặp hoàn cảnh không thể đáp ứng được. Một nhu cầu đến với đời ta, thì một ân sủng cũng đi kèm theo đó. Nhu cầu này qua đi, nhu cầu khác nối tiếp thì một ơn khác cũng đến. Suốt đời, chúng ta liên tục nhận ơn này tiếp theo ơn khác, vì ân sủng của Chúa Cứu Thế bao giờ cũng đầy đủ để đối phó và chiến thắng bất cứ hoàn cảnh nào.
Luật đã được ban cho Môsê, còn ân sủng và chân lý bởi Chúa Giêsu mà đến. Theo lối cũ, thì luật cai trị đời sống. Người ta phải làm việc dù thích hay không, dù biết lý do tại sao mình phải làm hay không. Nhưng khi Chúa Giêsu đến, chúng ta không còn phải tìm cách tuân theo luật của Chúa như những tên nô lệ nữa, nhưng chúng ta tìm cách đáp lại tình yêu thương của Ngài như những người con. Qưa Chúa Giêsu, Thiên Chúa là Đấng ban bố luật đã trở thành Thiên Chúa là Cha, Thiên Chúa thẩm phán đã trở thành Thiên Chúa yêu thương linh hồn con người.
Mặc Khải Về Thiên Chúa
Gỉoan 1,18
‘lsThiên Chúa, chưa bao giờ có ai thấy cả; nhưng Con Một vốn là Thiên Chúa và lù Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha, chính Người đã tỏ cho chúng ta biết”.
Khi Gioan nói không ai thấy được Thiên Chúa, mọi người của thế giới thời cổ đều đồng ý với ông. Đời xưa, người ta vừa say sưa vừa thất vọng về điều mà họ gọi là khoảng cách vô hạn với Thiên Chúa và tình trạng hoàn toàn chẳng biết được gì về Thiên Chúa. Trong Cựu Ước, Thiên Chúa được mô tả khi phán với Môsê: “Người ta sẽ chẳng thấy được mặt Ta, vì không ai thấy được mặt Ta mà còn sống” (32,20). Khi nhắc lại cho dân chúng việc ban bố luật, Thiên Chúa phán: “Các ngươi nghe một tiếng nói, nhưng sẽ không thấy một hình tượng nào, chỉ nghe tiếng mà thôi” (Đnl
1,18
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 41
4,12). Trong Cựu ước, chẳng có ai nghĩ người ta có thể thây được Thiên Chúa. Các nhà đại tư tưởng Hi Lạp cũng cảm thấy như vậy. Xenophanes nói: “Tất cả chỉ là đoán mò mà thôi”. Phaolô cũng nói: “Loài người và Thiên Chúa chẳng bao giờ gặp nhau”. Celsus chế nhạo các Kitô hữu gọi Chúa là Cha, vì ông cho rằng: ■'Thiên Chúa vượt xa trên tất cả”. Apuleius nói: “Giỏi lắm thì loài người chỉ nhìn thấy Thiên Chúa thoáng qua như những ánh chớp trong một đêm đen tối, một tia sáng lóe lên trong nháy mắt, rồi là bóng tối”. Như Glover nói: “Dù Chúa có là ai đi nữa, Ngài vượt quá tầm tay của phàm nhân”. Có thể nhờ một số rất ít trường hợp xuất thần, con người có thể nhận thấy thoáng qua điều mà họ gọi là: “Hữu Thể Tuyệt Đốì”, nhưng mọi người bình thường đều phải chịu dốt nát hoặc chỉ tưởng tượng thôi. Chắc ai cũng đồng ý với Gioan khi ông bảo chẳng hề có ai nhìn thấy Thiên Chúa.
Nhưng Gioan không dừng lại ở đó, ông tiếp tục khiến mọi người phải giật mình kinh ngạc vì Chúa Giêsu giãi bày đầy đủ cho chúng ta biết Thiên Chúa như thế nào. Điều đã đến với loài người là điều mà J.H.Bernard gọi là: “Sự phô bày Thiên Chúa cho thế gian trong Chúa Giêsu”. Ớ đây, một lần nữa, chủ đề Phúc Âm Gioan lại vang lên: “Nếu các bạn muốn thấy rõ Chúa như thế nào, hãy nhìn xem Chúa Giêsu Kitô”.
Tại sao Chúa Giêsu làm được điều mà không ai có thể làm được? Do đâu Ngài có quyền năng giãi bày Thiên Chúa cho loài người? Gioan nêu lên ba điểm về Chúa Giêsu:
Chúa Giêsu là duy nhất. Từ Hi Lạp monogenès dịch là Con Một. Đó là nghĩa đen của từ monogenès, nhưng từ lâu nó đã mất hắn nghĩa thuần túy sinh lý đó, để mang hai nghĩa đặc biệt. Một là duy nhất và hai là được yêu dấu đặc biệt. Con Một có địa vị duy nhất và là người duy nhất chiếm hĩru lòng yêu thương đặc biệt của người cha. Cho nên từ này được dùng để diễn tả duy nhất tính rõ ràng hơn bât cứ chữ nào khác. Tân Ước xác tín rằng Chúa Giêsu là duy nhất, chẳng có ai giống Người, cũng không ai làm điều Người làm, Ngài là Người duy nhất đem được Thiên Chúa đến cho loài người, và đem loài người đến với Thiên Chúa.
Chúa Giêsu là Thiên Chúa. Ở đây chúng ta có cùng một hình thức về thành ngữ như ở câu 1 chương 1. Nó không có nghĩa là Chúa Giêsu giống y hệt Thiên Chúa, mà Chúa Giêsu là một với Chúa
42 WILLIAM BARCLAY
1,19-28
Cha về tâm trí, bản chất, và sự hiện hữu. Trong trường hợp này, tốt hơn hết, chúng ta phải nghĩ câu này có nghĩa Chúa Giêsu là Thiên Chúa, cứ nhìn xem Ngài thì chúng ta sẽ thấy Thiên Chúa.
Chúa Giêsu ở trong lòng Cha. Thành ngữ Hi Lạp ở trong lòng một người nào đó, mô tả sự thân thiết sâu xa nhất có thể có trong đời sống con người. Nó được dùng cho mối liên hệ giữa mẹ và con, chồng với vỢ, người đàn ông nói về vợ của lòng mình (Ds 11,12; Đnl 13,6). Nó được dùng cho hai người bạn tri âm, tri kỷ. Khi Gioan dùng thuật ngữ này, ông ngụ ý bảo rằng giữa Chúa Giêsu và Thiên Chúa Cha có sự thân thiết toàn diện, viên mãn, không gián đoạn. Chính vì Chúa Giêsu mật thiết với Chúa Cha như vậy nên Ngài là một với Chúa Cha, và có thể giãi bày, mặc khải Thiên Chúa Cha cho loài người.
Thiên Chúa xa xôi, không biết được, không thấy được đã đến với con người qua Chúa Giêsu. Thiên Chúa không còn xa lạ đối với chúng ta nữa.
Lời Chứng Của Gioan Tẩy Giả
Gioan 1,19-28
“/y Và đây là lời chứng của ông Gioan, khi người Do Thái từ Giêrusalem cử một sô' tư tế và mấy thầy Lê-vi đến hỏi ông: “Ông là ai?” 20 Ông tuyên bố thẳng thắn, ông tuyên bố rằng: “Tôi không phải là Đấng Kitô.” 21 Họ lại hỏi ông: “Vậy thì thế nào? Ông có phải là ông Êlia không?” Ông nói: “Khôngphải. ” - "Ông có phải là vị ngôn sứ chăng?” Ông đáp: “Không. ”22 Họ liền nói với ông: “Thế ông là ai, để chúng tôi còn trả lời cho những người đã cử chúng tôi đến? Ông nói gì về chính ông?” 23 Ông nói: Tôi là tiếng người hô trong hoang địa: Hãy sửa đường cho thẳng để Đức Chúa đi, như ngôn sứ Isaia đã nói.24 Trong nhóm được cử đi, có mấy người thuộc phái Pharisêu. 25 Họ hỏi.ông: “Vậy tại sao ông làm phép rửa, nếu ông không phải là Đấng Kitô, cũng không phải là ông Êlia hay vị ngôn sứ?” 26 Ông Gioan trả lời: “Tôi đây làm phép rửa trong nước. Nhưng có một vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết. 27 Người sẽ đến sau tôi và tôi không đáng cởi quai dép cho Người. ”
1,19-28
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 43
2S Các việc đó đã xảy ra tại Bêtania, bên kia sông Giođan, nơi ông Gioan lăm phép rửa".
Với đoạn này, Gioan bắt đầu phần tường thuật trong Phúc Âm của ông. Trong lời nói đầu, ông đã cho thấy việc ông định làm, ông viết Phúc Âm để chứng minh Chúa Giêsu là Trí, là Lý, là Lời của Thiên Chúa đã đến thế gian với hình thể một con người. Sau khi đã ổn định phần tư tưởng chính yếu đó, bây giờ ông bắt đầu kể chuyện về đời sống Chúa Giêsu.
Không ai cẩn thận chép các chi tiết về thời gian cho bằng Gioan. Bắt đầu ở đây và tiếp tục cho đến 2,11, ông từng bước kể lại tuần lễ đầu tiên rất bận rộn trong đời sống công khai của Chúa Giêsu. Các biến cố của ngày đầu trong 1,19-28, câu chuyện của ngày thứ hai trong 1,29-34, ngày thứ ba được gói ghém trong 1,35- 39. Ba câu 1,40-42 kể lại câu chuyện trong ngày thứ tư. Các biến cố trong ngày thứ năm được kể trong 1,43-51 và 2,1-11. Ngày thứ sáu được bỏ trống. Trong các đoạn sách này, Gioan đã kể một loạt các biến cố quan trọng xảy ra từng Iigày, đánh dấu tuần lễ đầu tiên trong sứ vụ công khai của Chúa Giêsu. Không có Phúc Âm nào khác ghi lại các mốc thời gian kế tục nhau cẩn thận như thế.
Trong cùng một phần sách từ 1,19-2,11, Phúc Âm Gioan đã đưa ra ba loại lời chứng khác nhau về tính duy nhất và vĩ đại của Chúa Giêsu. 1) Lời chứng của Gioan Tẩy Giả (1,19-34); 2) Lời chứng của những người nhận Chúa Giêsu làm Thầy và trở thành môn đệ Ngài (1,41); 3) Lời chứng từ các quyền năng diệu kỳ của Chúa Giêsu (2,1-11). Gioan đã đặt trước mặt chúng ta ba bối cảnh khác nhau, và trong mỗi bối cảnh ông đều chứng minh rõ sự kỳ diệu tối cao của Chúa.
Chúng ta đã thấy Phúc Âm Thứ Tư quan tâm đến sự kiện Gioan Tẩy Giả được dành cho một địa vị vượt quá xa điều chính ông xưng nhận. Khá lâu về sau, khoảng 250 sc, sách Clementine Recognitions kể lại rằng: “Có một số môn đệ của Gioan Tẩy Giả giảng dạy về thầy họ như Đấng Mesia vậy”. Trong đoạn Kinh Thánh này, chúng ta thấy đó là một quan điểm, mà chính Gioan Tẩy Giả đã dứt khoát bác bỏ.
Bây giờ chúng ta trở lại với chính đoạn Kinh Thánh này. Ngay từ đầu, chúng ta đã gặp một đặc điểm của Phúc Âm Gioan, đó là
44 WILLIAM BARCLAY
1,19-28
một số người được người Do Thái sai đến chất vấn Gioan Tẩy Giả. Từ người Do Thái (loudaioi) xuất hiện trong Phúc Âm Gioan không dưới 70 lần, họ luôn luôn là nhóm người Do Thái chống đối. Họ là những người tự đặt mình trong tư thế chống lại Chúa Giêsu. Việc người Do Thái chống Chúa đã được đề cập thật sớm ở đây. Phúc Âm IV làm hai việc: Thứ nhất là giãi bày Thiên Chúa trong Chúa Giêsu, thứ hai là kể chuyện về Thiên Chúa. Phúc Âm này là câu chuyện về tình yêu của Thiên Chúa và tội lỗi của loài người, câu chuyện về lời mời gọi của Chúa Giêsu và việc loài người khước từ lời mời gọi ấy. Phúc Âm Thứ Tư là sách trong đó tình yêu cùng với lời cảnh báo được kết hợp cách sông động, có một không hai.
Phái đoàn đến phỏng vân Gioan Tẩy Giả gồm hai hạng người: Thứ nhẩt, có các tư tế và người Lê vi. Họ chú ý đến Gioan Tẩy Giả là điều tự nhiên, vì ông là con trai của Dacaria, mà Dacaria là tư tế (Le 1,5). Trong Do Thái giáo, điều kiện duy nhất để được chức vụ tư tế là cha truyền con nối. Người nào không phải là hậu duệ của Aharon thì chẳng có thể trở thành tư tế; còn nếu người ấy là con cháu Aharon thì không có gì cản ngăn người ấy trở thành tư tế được. Do đó, dưới mắt các nhà cầm quyền, Gioan Tẩy Giả quả thật là một tư tế, và tự nhiên các tư tế phải tìm hiểu tại sao một tư tế lại hành động bất thường như vậy. Thứ hai, có những người đại diện cho Pharisêu. Rất có thể sau lưng họ có Tòa Công Luận. Một trong các nhiệm vụ của Tòa Công Luận là đôì phó với bất cứ ai bị nghi ngờ là ngôn sứ giả. Gioan Tẩy Giả là một nhà truyền giáo được dân chúng theo rất đông. Có lẽ Tòa Công Luận thấy họ có trách nhiệm tra xét con người này xem ông có phải là ngôn sứ giả không.
Tâ't cả sự việc trên đây cho chúng ta thấy tôn giáo chính thông thường nghi ngờ bất cứ việc gì khác thường. Gioan Tẩy Giả đã không theo đúng quan niệm bình thường về một tư tế mà ông cũng không theo đúng quan niệm bình thường về một thầy giảng đạo. Vì vậy, các chức quyền tôn giáo thời đó nhìn ông đầy nghi kỵ. Giáo hội thường rơi vào chỗ nguy hiểm là hay kết án những cái mới chỉ vì nó mới. về một phương diện, ít có tổ chức nào khác trên thế gian lại hay chống đối sự thay đổi như Giáo Hội. Giáo Hội thường phủ nhận một giáo sư lỗi lạc và cũng thường khước từ một số công tác tiên phong quan trọng, chỉ vì Giáo Hội muôn được yên thân và nghi ngờ tất cả những gì có vẻ mới.
1,19-28
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 45
Những đại diện được phái chính thống sai đến chắc đã nghĩ về ba điều Gioan Tẩy Giả có thể phủ nhận.
Họ hỏi ông có phải là Đấng Mesia không? Dân Do Thái đã trông chờ, cho đến ngày nay vẫn đang trông chờ Đấng Mesia. Bát cứ một dân tộc nào đang bị đô hộ cũng trông mong được giải phóng, dân Do Thái tin rằng họ là tuyển dân của Chúa, họ không nghi ngờ gì về việc chẳng chóng thì chầy Thiên Chúa sẽ can thiệp để giải cứu dân Ngài. Không chỉ có một quan niệm về ĐâVig Mesia. Có người trông mong Đấng Mesia sẽ đem đến hòa bình cho cả thế giới; có người trông chờ Ngài sẽ cai trị đất nước bằng sự công chính. Đa số trông mong một vị tướng lãnh vô địch, sẽ cầm đầu quân đội quốc gia Do Thái đi chinh phục cả thế giới. Có người trông chờ một nhân vật siêu nhiên đến từ Thiên Chúa. Một số khác lại trông mong một nhà vua sẽ dấy lên từ dòng dõi Đavít. Thường có những người nổi lên tự xưng là Đấng Mesia và hay khởi loạn. Thời đại của Chúa Giêsu là một thời đại căng thẳng. Hỏi Gioan Tẩy Giả có xưng là Đấng Mesia là một câu hỏi không tự nhiên. Ông hoàn toàn bác bỏ lời xưng đó, nhưng lại tiết lộ một phần khác. Trong tiếng Hy Lạp có vẻ như Gioan muốn nói: “Ta không phải là Đấng Mesia, nhưng ĐâVig Mesia đang có mặt ở đây mà các ông không biết”.
Họ hỏi ông có phải là Êlia không? Dân Do Thái tin rằng, trước khi Đấng Mesia giáng lâm, Êlia sẽ trở lại để loan báo trước, và chuẩn bị cho thế gian tiếp đón Ngài. Đặc biệt Êlia đến để dàn xếp mọi bất hòa; ông sẽ định những gì, những ai là thanh sạch hay không thanh sạch. Ông sẽ phân chia đâu là người Do Thái, đâu là người ngoại; ông sẽ đem lại đoàn kết, hòa thuận cho các gia đình từng xa lạ với nhau. Họ tin tưởng điều đó đến nỗi luật xưa của dân Do Thái ghi rằng số tiền bạc và của cải đang tranh chap, hoặc bất cứ tài sản nào bị xem là vô chủ đều phải “chờ cho đến chừng Elia đên”. Niềm tin Êlia phải đến trước Đấng Mesia bắt nguồn từ Malakia 4,5. Người ta còn tin rằng chính Êlia sẽ xức dầu cho Đâng Mesia làm vua cũng như tất cả các vua đã được xức dầu, vậy ông sẽ gọi kẻ chêt sống lại để cùng chung hưởng vương quốc mới. Nhưng Gioan Tẩy Giả đã phủ nhận hết những vinh dự đó.
Họ hỏi ông có phải là ngôn sứđược hứa ban và mọi người đang trông đợi không. Lắm lúc người ta cũng tin Isaia và đặc biệt nhất
46 WILLIAM BARCLAY
1,19-28
là Giêrêmia sẽ trở lại lúc Đấng Mesia đến. Nhưng thật ra việc đó chỉ nhằm nhắc lại lời bảo đảm của Môsê với dân chúng trong Đnl 18,15: “Từ giữa anh em ngươi. Đức Chúa là Thiên Chúa ngươi sẽ lập một đấng ngôn sứ như ta, các ngươi hãy nghe lời đấng ấy”. Đó là lời hứa dân Do Thái không khi nào quên. Họ chờ đợi sự xuất hiện của một nhân vật sẽ là ngôn sứ vĩ đại nhất và trông mong nhân vật ấy đến như là “ngôn sứ lý tưởng”. Nhưng một lần nữa, Gioan Tẩy Giả không nhận vinh dự ấy là của mình.
Vậy họ hỏi ông là ai? Ông đáp mình chỉ là tiếng nói khuyến giục mọi người dọn đường cho Nhà Vua. Câu trích dẫn trong Is 40,3, tất cả các Phúc Âm đều trích dẫn câu này để ám chỉ Gioan Tẩy Giả (Mc 1,3; Mt 3,3; Lc 3,4). Ý niệm tìm ra trong câu ấy là: đường đi bên phương Đông mặt đường không bằne phẵng, không chắc chắn và thường chỉ là những lối mòn. Khi một vị vua sắp đến thăm một tỉnh, hoặc khi nhà chinh phục sắp kéo quân đi qua lãnh thổ của mình thì đường xá phải được san bằng, dọn thẳng và sắp xếp sao cho có trật tự. Điều Gioan ngụ ý là: “Ta chẳng là ai cả, ta chỉ là tiếng kêu gọi các ngươi hãy chuẩn bị sẩn sàng đợi nhà vua đến”. Ông muốn nhắc rằng: “Hãy tự sửa soạn đi, nhà vua đã lên đường rồi đó”.
Gioan Tẩy Giả là con người mà tất cả các nhà tryền giáo, các giáo sư đều phải bắt chước, ông chỉ là một tiếng nói, một ngón tay chỉ nhà vua. Điều cuối cùng ông mong muốn là mọi người hãy nhìn vào nhà vua. Ông muốn mọi người hãy quên ông, chỉ thấy nhà vua mà thôi.
Nhưng các Pharisêu lại thắc mắc một điều khác: Gioan lấy quyền gì để ban phép rửa? Nếu ông là Đâng Mesia, là Elia, hay là một ngôn sứ thì ông có thể ban phép rửa. Isaia có viết rằng: “Người này sẽ vảy rửa nhiều dân” (Is 52,15); Êdêkien cũng nói: “Ta sẽ rưới nước tinh khiết trên các ngươi, và các ngươi sẽ được sạch” (Ed 36,25). Dacaria nói: “Trong ngày đó, sẽ có một suối mở ra cho nhà Đavít và dân cư Giêrusalem vì tội lỗi và sự ô uế” (Der 13,1). Thế nhưng tại sao Gioan Tẩy Giả lại ban phép rửa?
Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là phép rửa do tay người làm thì không dành cho người Israel mà cho những người ngoại nhập và Do Thái giáo, tức là những người vốn có đạo khác, mới theo đạo Do Thái. Một người Israel chẳng bao giờ chịu phép rửa, họ đã
1,29-31
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 47
thuộc về Chúa, nên không cần được rửa sạch nữa. Nhưng những người ngoại đến gia nhập Do Thái giáo thì phải chịu phép rửa. Gioan Tẩy Giả đã bắt dân Israel làm một việc mà chỉ có các dân ngoại mới phải làm. Ông có ý nói là tuyển dân phải được rửa sạch. Đó chính là điều Gioan Tẩy Giả tin, nhưng ông đã không trả lời trực tiếp.
Ông nói: “Về phần ta, ta làm phép rửa bằng nước, nhưng có một Đấng ở giữa các ngươi mà các ngươi không nhận biết, ta chẳng đáng cởi dây giày cho Ngài”. Gioan Tẩy Giả không nêu ra được một nghề nào hèn hạ hơn nữa, cởi dây giày là công việc của một nô lệ. Một ngạn ngữ của các rabi bảo rằng mồn đệ có thể làm cho thầy mình bất cứ việc gì một đầy tớ phải làm, ngoại trừ việc “cởi dây giày”. Việc đó quá nhàn hạ ngay cả đối với một môn đệ. Dù vậy, Gioan Tẩy Giả ngụ ý: “Với Đấng đana đến thì cả việc làm đầy tớ cho Ngài ta cũng không xứng đáng” chúng ta phải hiểu là lúc ấy Gioan Tẩy Giả đã làm phép rửa cho Chúa Giêsu rồi, và ông đã nhận ra Chúa. Ớ đây, ông nhắc lại ý đó một lần nữa và ngụ ý: “Nhà vua đang đến. Để chuẩn bị đón Ngài, các ngươi phải được tẩy rửa y như bất cứ người ngoại nào. Hãy dọn mình sẵn sàng để đi vào lịch sử của nhà vua”.
Chức vụ của Gioan Tẩy Giả là chức vụ của người dọn đường. Bất cứ sự cao trọng nào ông có được cũng đều đến từ sự cao trọng của Đấng mà ông loan báo. Ông là tấm gương lớn về con người sẩn sàng xóa mình đi để người ta chỉ nhìn thây Chúa Cứu Thế. Ông nhận thấy mình là ngón tay chỉ cho thiên hạ thấy Chúa Cứu Thế. Nguyện Chúa ban cho chúng ta ơn biết quên mình, chỉ biết đến Chúa Cứu Thế thôi.
Gioan 1,29-31
2y Hôm sau, ông Gioan thấy Đức Giêsu tiến về phía mình, liền nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá bỏ tội trần gian. J0 Chính Người là Đấng tôi đã nói tới khi bảo rằng: Có người đến sau tôi, nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi.
Chiên Thiên Chúa
48 WILLIAM BARCLAY
I,¿y-3 I
31 Tôi đã khônẹ biết Nẹười, nhưníỊ đểNẹười được tỏ ra cho dân ítraen, tôi đến làm phép rửa trong nước. ”
Đến đây, chúng ta bước vào ngày thứ hai của tuần lễ hết sức hệ trọng trong cuộc đời Chúa Giêsu. Bấy giờ, Ngài đã chịu phép rửa, đã chịu cám dỗ rồi và sắp bắt tay vào sứ vụ mà Ngài đến thế gian để thi hành. Một lần nữa, Phúc Âm Thứ Tư cho chúng ta thấy rõ Gioan Tẩy Giả tự phát tôn vinh Chúa Giêsu. Ông gọi Chúa Giêsu bằng danh hiệu phi thường đã được gắn liền trong chính ngôn ngữ hiến tế: “Chiên Thiên Chứa”. Gioan đã nghĩ gì khi ông dùng danh hiệu đó? ít nhâì có bốn hình ảnh được gợi lên:
Rất có thể Gioan đang nghĩ đến Chiên của lễ Vượt Qua. Bây giờ ngày lễ Vượt Qua cũng sắp đến (2,13). Câu chuyện cổ về lễ Vượt Qua kể rằng, nhờ máu con chiên bị giết mà các con trai đầu lòng của người Israel được bảo vệ trong đêm họ rời Ai Cập (Xh 12,11-13). Trong đêm đó, lúc thiên sứ đi giết các con trai đầu lòng của người Ai Cập, thì người Israel phải bôi máu của con chiên bị giết trên cửa, để thiên sứ thấy máu thì vượt qua nhà họ. Nhờ máu con chiên đó, họ thoát được cơn hủy diệt. Có người gợi ý chính lúc Gioan Tẩy Giả trông thấy Chúa Giêsu, ở cánh đồng gần đó ông cũng thấy những bầy chiên lùa ngang qua, từ vùng quê lên Giêrusalem. Những con chiên đó sẽ được dùng làm sinh tế cho ngày lễ Vượt Qua. Máu của Con Chiên Vượt Qua đã giải cứu người Israel tại Ai Cập thoát khỏi chết chóc. Có thể Gioan Tẩy Giả muôn nói: “Đây là sinh tế đích thực và duy nhất có thể giải cứu ngươi khỏi sự chết”. Phaolô cũng đã nghĩ về Chúa Giêsu như là Chiên Vượt Qua (lCr 5,7). Có một sự giải thoát cho chúng ta mà chỉ một mình Chúa Giêsu mới thực hiện được.
Gioan Tẩy Giả vốn là con trai của thầy tư tế, chắc chắn ông biết rõ mọi nghi thức liên hệ đến Đền Thờ để chuộc tội (Xh 29,38- 42). Bao lâu cồn đền thờ thì lễ vật còn được dâng lên mỗi ngày. Cả khi dân chiing chết đói vì chiến tranh và bị bao vây, họ cũng chẳng bao giờ bỏ qua việc dâng chiên con cho đến năm 70 sc, khi Đền Thờ bị phá hủy. Có lẽ Gioan muốn nói: “Mỗi sáng, mỗi chiều một con chiên đều được dâng lên trong Đền Thờ vì tội của dân chúng, nhưng thực sự chỉ một mình Chúa Giêsu mới là lễ vật duy nhất có thể giải thoát loài người khỏi tội lỗi”.
I.zy-Ji
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 49
Trong các sách ngôn sứ, có hai hình ảnh lớn về con chiên. Giêrêmia viết: “Còn tôi, như con chiên hiền lành bị dắt đến bị đưa đi”, “như con chiên đến lò sát sinh” (Is 53,7). Cả hai ngôn sứ trên đều có thị kiến về Đấng chịu đau đớn và hy sinh với thái độ hiền lành và đáng yêu sẽ cứu chuộc dân Ngài. Có lẽ Gioan muốn nói rằng: “Các ngôn sứ của các ngươi từng mơ tưởng đến một người sẽ yêu thương, chịu đau đớn rồi chịu chết cho dân chúng, người ấy đã đến rồi”. Đúng là về sau, bức tranh trong Isaia 53 đã trở thành lời tiên báo quí báu nhất cho Hội Thánh về Chúa Giêsu trong cả Cựu Ước. Gioan Tẩy Giả là người đầu tiên đã thấy như vậy.
Còn hình ảnh thứ tư tuy xa lạ với chúng ta nhưng rất quen thuộc với người Do Thái. Thời gian giữa Cựu Ước và Tân Ước, có những ngày chiến đấu ác liệt của các anh em Macabêô. Trong giai đoạn ấy, con chiên, nhất là con chiên có sừng là biểu tượng của một nhà chinh phục vĩ đại. Cũng như Samuên, Đavít, Salômôn, Giuđa, Macabeô đã được mô tả như thế. Điều đó có lẽ hơi lạ tai chúng ta, là con chiên lại tiêu biểu cho nhà chinh phục vô địch của Chúa. Dĩ nhiên đây không phải là bức tranh về thái độ ngoan ngoãn, yếu đuối, bất lực mà là một bức tranh về sự uy nghi mạnh mẽ chiến thắng. Chúa Giêsu là nhà vô địch của Thiên Chúa, đã chiến đâu với tội lỗi và đánh bại nó trong chỉ một trận mà thôi.
Thành ngữ Chiên Thiên Chúa là một thành ngữ hết sức kỳ diệu. Tác giả sách Khải Huyền đã dùng thành ngữ ấy hai mươi chín lần, và trở thành một trong những danh hiệu quí báu nhất của 'Chúa Cứu Thế. Chỉ trong một chữ, thành ngữ tóm tắt được tình yêu, hy sinh chịu khổ và chiến thắng khải hoàn của Chúa Cứu Thế.
Gioan Tẩy Giả chưa từng biết Chúa Giêsu, nhưng ông lại là người có bà con với Chúa Giêsu (Lc 1,36) và chắc đã quen biết Ngài. Không phải Gioan nói ông khôna biết Chúa Giêsu là ai, nhưng ông muốn nói là mình chưa từng nhận biết Ngài là Đấng Mesia, ông vừa mới được mặc khải Đức Giêsu này chính là Con Thiên Chúa.
Một lần nữa, Gioan Tẩy Giả nói rõ phận sự duy nhất của ông là chỉ cho người ta đến với Chúa Cứu Thế. Ông chẳng là gì hết, còn Chúa Cứu Thế là tất cả. Ông không hề đòi hỏi danh tiếng hay địa vị cho chính mình, ông chỉ là người kéo màn để Chúa Giêsu một mình chiếm ngự trung tâm sân khấu.
50 WILLIAM BARCLAY
1,32-34
Thần Khí Ngự Xuống
Gioan 1,32-34
“32 Ông Gioan còn làm chứng: “Tôi đã thấy Thần Khí tựa chim bồ câu từ trời xuống và ngự trên Nsười.33 Tôi đã không biết Người. Nhưng chính Đâng sai tôi đi làm phép rửa trong nước đã bảo tôi: “Ngươi thấy Thần Khí xuống và ngự trên ai, thì người đó chính là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần.” 34 Tôi đã thấy, nên xin chứng thực rằng Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn.”
Có một việc đã xảy ra trong lúc Chúa Giêsu chịu phép rửa khiến Gioan Tẩy Giả tin chắc chắn, không chút nghi ngờ: Đức Giêsu là Con Thiên Chúa. Như các giáo phụ của Hội Thánh từ xưa đã thây, đó là điều mà chỉ có con mắt của tâm trí và linh hồn mới thấy được. Nhưng Gioan đã thấy điều đó bằng mắt trần và buộc ông phải tin.
Tại xứ Palestine, bồ câu là một loài chim thiêng liêng, người ta không săn cũng không ăn thịt nó. Philo chú ý đế sô" bồ câu tại lscalon vì chúng được nuôi trong nhà, không ai được phép bắt và giết chúng. Trong Sáng thế 1,2, chúng ta đọc thấy Thần Khí sáng tạo của Thiên Chúa vận hành trên mặt nước. Các rabi thường bảo rằng Thần Khí Chúa vận hành và chắp cánh như chim bồ câu trên cảnh hỗn mang nguyên thủy để thổi vào đó trật tự và vẻ đẹp. Hình ảnh chim bồ câu là hình ảnh quen thuộc mà người Do Thái yêu thích.
Thần Khí đã lấy quyền năng ngự xuống trên Chúa Giêsu lúc Ngài chịu phép rửa. Chúng ta phải nhớ vào thời đó, giáo lý về Chúa Thánh Thần vẫn chưa có, phải chờ đến các chương cuối của Phúc Âm Gioan và ngày lễ Ngũ Tuần mới thấy những điều đó xuất hiện. Lúc Gioan Tẩy Giả nói về Thần Khí ngự xuống trên Chúa Giêsu, chắc ông đã phải suy nghĩ theo cách của người Do Thái. Vậy ý niệm của Do Thái giáo về Thần Khí ra sao?
Từ Do Thái chỉ linh (Thần) là ruah, có nghĩa là gió. Đối với người Do Thái thì luôn luôn có ba ý niệm căn bản về linh (Thần). Linh là năng lực, năng lực như một cơn gió mạnh, Linh là sự sông, là chính sinh động lực hiện hữu của con người. Linh là Đức Chúa
1,32-34
TIN MỪNC. THEO THÁNH GIOAN 5 1
Trời, năng lực và sự sống của Linh vốn vượt khỏi tầm tay tác tạo của loài người. Linh đến với đời sống một người là chính Đức Chúa Trời đến. Trên hết, chính Linh đã kiểm soát, và cảm thúc các ngôn sứ: “Ta được đầy tràn sức mạnh, sự xét đoán, và lòng bạo dạn bởi Thần của Đức Chúa để rao ra cho Giacóp về sự phạm pháp nó, cho Israel về tội lỗi nó” (Mk 3,8). “Thần của Đức Chúa ngự trên ta, vì Đức Chúa đã xức dầu cho ta, để rao giảng Phúc Âm” (Is 61,1); “Ta sẽ ban lòng mới cho các ngươi, và đặt Thần mới trong các ngươi” (Ed 36,26.27). Có thể nói rằng Linh (Thần) của Đức Chúa Trời làm ba điều cho người mà Ngài ngự vào. Thứ nhất: Ngài đem chân lý của Thiên Chúa đến cho họ. Thứ hai, Ngài ban cho họ khả năng để nhận ra chân lý ấy khi họ nhìn thấy. Thứ ba, Ngài ban cho họ khả năng và lòng can đảm để rao giảng chân lý ấy cho loài người. Với người Do Thái thì Thần (Linh) là chính Đức Chua Trời ngự vào đời sống một người.
Trong phép rửa, Thần Khí đã ngự xuống trên Chúa Giêsu cách độc đáo. Ngài đã đến trên Chúa Giêsu khác hẳn với cách Ngài từng đến với những người khác từ trước đến nay. Phần đông người ta có những kinh nehiệm bất chợt từng hồi, từng lúc khác nhau về Thần Khí. Họ có những khoảnh khắc được chiếu sáng lóa mắt, được quyền năng phi thường, được lòng can đảm của một siêu nhân. Nhưng những khoảnh khắc đó đến rồi đi. Gioan đã hai lần (Ga 1,32.33) vạch rõ rằng Thần Khí đã ngự xuống và ở lại với Chúa Giêsu. Đây không phải là một linh cảm trong khoảnh khắc. Trong Chúa Giêsu, Thần Khí đến cư ngụ liên tục. Nói một cách khác, tâm trí và quyền năng của Thiên Chúa ở trong Chúa Giêsu một cách đặc biệt.
ở đây, chúng ta có thể học được nhiều điều về ý nghĩa của từ phép rửa. Động từ Hy Lạp baptizeim có nghĩa nhúng hay nhấn chìm. Nó có thể được dùng chỉ quần áo bị nhúng vào thuốc nhuộm, một chiếc tàu bị nhấn chìm ngập nước các lớp sóng, hoặc chỉ một người say như hũ chìm. Khi Gioan Tẩy Giả bảo là Chúa Giêsu sẽ ban phép rửa cho người ta bằng Thánh Thần, ông ngụ ý rằng Chúa Giêsu sẽ ban Thánh Thần cho chúng ta đến độ chúng ta bị chìm ngập trong đó, đến. nỗi đời sống chúng ta được tràn ngập Thánh Thần của Thiên Chúa.
52 WILLIAM BARCLAY
1,35-39
Đối với Gioan Tẩy Giả thì phép rửa có hai ý nghĩa: Một là sự rửa sạch, người nhận phép rửa được rửa sạch những điều nhơ nhớp ô uế bám vào. Hai là sự hiến dâng, người ấy ra khỏi nước để bước vào hiến dâng một cuộc sống mới,'khác hẳn và tốt đẹp hơn. Nhưng phép rửa của Chúa Giêsu là phép rửa bởi Thánh Thần. Khi nhớ lại quan niệm của Do Thái giáo về Thánh Thần, chúng ta có thể nói, khi Thánh Thần chiếm hữu một người, có vài điều sẽ xảy ra:
Đời sống người ấy được soi sáng. Sự nhận biết Thiên Chúa sẽ đến với người ấy, ý của Chúa sẽ trở thành rõ rằng, người ấy biết mục đích của Chúa, ý nghĩa cuộc đời, nhiệm vụ của mình. Một phần khôn ngoan và ánh sáng của Chúa đã đến trong người đó.
Đời sống người ấy được ban cho sức mạnh. Biết mà không có sức để thực hiện là một điều ám ảnh và gây thất vọng. Thánh Thần không chỉ ban cho chúng ta hiểu biết điều đúng mà còn ban thêm sức lực và quyền năng để chúng ta làm đúng nữa. Thánh Thần ban cho chúng ta đầy đủ khả năng để thích ứng và chiến thắng trong đời sống.
Đời sống người ấy được thanh tẩy, phép rửa bằng Thánh Thần của Chúa Cứu Thế phải là phép rửa bằng lửa (Mt 3,11; Lc 3,16). Những cáu bẩn của điều ác, những cặn bã của thấp hèn, những pha trộn hạ cấp đều được thiêu đốt, cho đến khi người ấy được trong sạch, thuần khiết.
Thường thường những lời cầu nguyện xin Thánh Thần của mỗi chúng ta chỉ là một thứ hình thức thần học và nghi thức, nhưng khi chúng ta biết mình cầu xin diều gì, thì những lời cầu xin cho được Thánh Thần sẽ trở thành những tiếng kêu van khẩn thiết từ trong lòng.
Các Môn Đệ Đầu Tiên
Gioan 1,35-39
" w Hôm sau, ông Gioan lại đang đứng với hai người trong nhóm môn đệ của ông. 16 Thấy Đức Giêsu đi ngang qua, ông lên tiếng nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa. ” 37 Hai môn đệ nghe ông nói, liền đi theo Đức Giêsu. Js Đức Giêsu quay lại, thấy các ông đi theo
1,35-39
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 53
mình, thì hỏi: “Các anh tìm gì thế?” Họ đáp: "Thưa Rabbi (nghĩa là thưa Thầy), Thầv ở đâu?” 3V Người bảo họ: “Đến mà xem. ” Họ đã đến xem chỗ Người ở, và ở lại với Người ngciy hôm ấy. Lúc đó vào khoảng giờ thứ mười
ít có đoạn nào trong Kinh Thánh lại có nhiều nét chấm phá đầy mặc khải như đoạn này. Một lần nữa, chúng ta thây Gioan Tẩy Giả chỉ vào một Đấng vượt hẳn ông. Ông biết rõ khi bảo các môn đệ như vậy tức là khuyên họ rời bỏ mình để theo vị giáo sư mới vĩ đại kia. Thế mà ông đã làm việc đó. Gioan Tẩy Giả không ganh tị. Ông đến để liên kết người khác với Chúa Cứu Thế chứ không phải với chính ông. Không gì khó chịu hơn là phải ở hàng thứ hai sau khi chính mình đã từng đứng ở hàng đâu. Nhưng, một khi Chúa Giêsu đã xuất hiện trên sân khấu, thì Gioan Tẩy Giả không nghĩ gì khác hơn là đem người ta đến với Ngài.
Vậy hai môn đệ của Gioan đi theo Chúa Giêsu. Có thể họ quá rụt rè không dám đến thẳng với Ngài, mà chỉ kính cẩn đi theo sau Ngài một khoảng xa xa. Lúc ấy, Chúa Giêsu làm một việc rất là đặc biệt. Ngài quay lại, bắt chuyện với họ, nghĩa là Ngài mở đường khiến mọi sự dễ dàng, Ngài mở rộng cửa để họ có thể bước vào.
ở đây, chúng ta thấy biểu tượng của việc đi bước trước của Chúa. Chúa luôn luôn đi bước trước. Khi lòng người bắt đầu khao khát, tâm trí bắt đầu tìm kiếm, Chúa liền đi hơn nửa chặng đường đến gặp chúng ta. Chúa không để người ta tìm kiếm mãi cho đến khi gặp được Ngài, nhưng Ngài đã đi ra tìm gặp họ. Augustinô đã nói, ngay cả việc bắt đầu tìm kiếm Chúa, chúng ta cũng không thể làm được, trừ phi Ngài tìm chúng ta. Khi đến với Chúa, chúng ta không đến với một Đấng ẩn mình và giữ khoảng cách với chúng ta, mà đến với Đấng đang chờ chúng ta. Ngài còn đi trước để tìm gặp chúng ta trên đường chúng ta tìm kiếm Ngài.
Chúa Giêsu bắt đầu câu hỏi cơ bản nhất của đời sông: “Các anh tìm gì thê?” Vào thời của Chúa tại xứ Palestine, đây là câu hỏi hết sức thích hợp. Phải chăng họ là những người duy luật chỉ tìm đốĩ thoại về những chuyện chi li, bí hiểm của những chi tiết nhỏ nhặt trong luật, như mấy Kinh sư và Pharisêu? Hay là những người này tham vọng muốn tìm địa vị, thế lực như người Xađốc? Phải chăng họ là những nhà ái quốc muốn tìm một chính khách mị dân, hay một tướng lãnh để đập tan lực lượng của Roma đang
54 WILLIAM BARCLAY
l,35-jy
chiếm đóng? Phải chăng họ là những con người khiêm nhường cầu nguyện tìm kiếm Thiên Chúa và ý Ngài như những người Thầm Lặng trong xứ? Hay họ là những con người tội lôi đang bối rôi, lạc lõng đi tìm ánh sáng trên đường đời và tìm sự tha thứ của Chúa?
Thật tôt nếu chúng ta hồi tưởng lúc tự đặt câu hỏi này cho chính mình: “Tôi đang tìm chi? Tôi đang ra sức tìm kiếm thứ gì ở đời này? Mục tiêu và chủ đích của tôi là gì?”
Có người đang tìm sự an toàn. Họ thích một địa vị bảo đảm, có đủ tiền bạc cho các nhu cầu của đời sống, dư thừa chút ít, để mai sau nghỉ hưu có an toàn vật chất để khỏi bận tâm đến những nhu cầu vật chất. Đó không phải là một mục tiêu sai lầm, nhưng là một mục tiêu thấp kém, không đáng để chúng ta đầu tư cả đời sông vào đó. Phân tích cho cùng thì không có gì là an toàn, bảo đảm trong cuộc đời luôn biến động và hay rủi ro này.
' Có người đi tìm một sự nghiệp, đi tìm danh, lợi, quyền chức, tìm một địa vị phù hợp với tài ba và khả năng họ tưởng là mình có. Đi tìm một cơ hội để thực hiện công việc mà họ tưởng mình có thể làm. Nếu mục tiêu này bị hướng dẫn bởi động cơ tham vọng cá nhân thì nó sẽ là mục tiêu xấu; nếu được hướng dẫn bởi động cơ phục vụ đồns bào, nhân loại, nó có thể là mục tiêu cao đẹp. Nhưng như thế vẫn chưa đủ, vì tầm rộng của nó còn bị giới hạn bởi không gian và thời gian.
Có người đang đi tìm sự bình an, một cái gì đó sẽ giúp họ sống an hòa với chính mình, an hòa với Chúa, và an hòa với người khác. Đó là tìm kiếm Chúa, mục tiêu này chỉ một mình Chúa Giêsư mới cung ứng và thỏa mãn được mà thôi.
Câu trả lời của các môn đệ Gioan Tẩy Giả là, họ muốn biết chỗ Chúa Giêsu ở. Họ gọi Ngài là Rabi, theo tiếng Do Thái có nghĩa đen là con người vĩ đại của tôi. Đó là danh hiệu tôn kính mà học trò và những người tìm kiếm tri thức thường dùng để gọi các giáo sư của họ và những bậc hiền triết. Gioan viết Phúc Âm này cho người Hy Lạp. Ông biết họ không hiểu tiếng Do Thái nên dịch ra tiếng Hy Lạp cho họ, đó là chữ didaskalos nghĩa là thày, là sư phụ. Hai môn đồ ấy thưa rằng không phải họ chỉ muốn trò chuyện với Chúa Giêsu như người qua đường, họ muốn ở lại với Chúa, để nói với Ngài những nan đề, những thắc mắc bận tâm của họ.
1,40-42
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 55
Người nào muôn trở thành môn đệ của Chúa Giêsu sẽ không thể nào thỏa mãn với mấy câu đưa đẩy qua đường; người ấy muốn gặp Chúa, không như khách qua đường mà như bạn thiết ở ngay trong nhà Ngài.
Câu trả lời của Chúa Giêsu là: “Đến mà xem”. Các rabi Do Thái hay dùng câu này trong lúc giảng dạy. Họ có ý nói: “Bạn muốn biết lời giải đáp cho câu hỏi này phải không? Hãy đến xem, chúna ta sẽ cùng nhau suy nghĩ điều đó với nhau”. Khi Chúa Giêsu nói: “Đến mà xem”. Ngài mời họ không chỉ đến nhà trò chuyện, mà đến để thấy những gì chỉ một mình Ngài có thể tỏ cho hết.
Gioan, người viết Phúc Âm chấm dứt đoạn này như sau: “Lúc bây giờ độ chừng giờ thứ mười (bốn giơ chiều)”. Sở dĩ ông viết như vậy vì rất có thể ông là một trong hai người đó. Ông có thể nói cho ta biết giờ nào, ngày nào, ở đoạn đường nào trên đường ông đã đứng khi gặp Chúa Giêsu. Lúc 4 giờ chiều của một ngày xuân tại Galilê, cuộc đời đã đổi mới đối với Gioan. Khi một người đã thực sự gặp Chúa Cứu Thế, thì chẳng bao giờ quên được ngày, giờ ấy, cũng chẳng bao giờ quên được sinh nhật của mình. Thời điểm ấy đánh dâu, phân chia lúc người ấy chưa biết và khi người ấy được biết Chúa Giêsu.
Chia Sẻ Vinh Quang
Gioan 1,40-42
~40 Ông Anrê, anh ông Simôn Phêrô, là một trong hai người đã nghe ông Gioan nói và đi theo Đức Giêsu. 41 Trước hết, ông gặp em mình là ông Simôn và nói: “Chúng tôi đã gặp Đấng Mêsia” (ngliĩa là Đấng Kirô). 42 Rồi ông dẫn em mình đến gặp Đức Giêsu. Đức Giêsu nhìn ông Simôn và nói: “Anh là Simón, con ông Gioan, anh sẽ được gọi là Kêpha ” (tức là Phêrô)”.
Trong câu 41, các cổ bản Hy Lạp có hai câu khác nhau. Một số cổ bản có chữ proton, nghĩa là trước hết và đó là cách dịch bản văn trên đây. Một số cổ bản khác ghi chép lại là proi nghĩa là lúc sáng sớm. Trong quyển chú giải này chúng ta chọn nghĩa thứ hai vì theo câu chuyện trong đoạn này, việc xảy ra ngày hôm sau mới
56 WILLIAM BARCLAY
1,40-42
thích hợp với những biến cô" trong tuần lễ bận rộn đầu tiên trong cuộc đời hoạt động của Chúa Giêsu. Nếu sáng hôm sau Anrê đi tìm Phêrô thì câu chuyện sẽ ăn khớp hơn.
Một lần nữa Gioan lại giải nghĩa một từ Do Thái để giúp độc giả Hy Lạp hiểu rõ hơn, vì Gioan đang viết sách này cho họ. Hai chữ Mesia, và Christ (Chúa Cứu Thế ) vốn đồng nghĩa. Mesia là chữ Do Thái, còn Christ là chữ Hy Lạp. Cả hai đều có nghĩa là người được xức dầu. Bởi đời xưa, các vua được xức dầu vào ngày lễ đăng quang. Cả Mesia lẫn Christ đều mang ý nghĩa “Vị vua được Thiên Chúa Xức Dầu”.
Chúng ta không có nhiều tài liệu về Anrê, nhưng một ít điều mà chúng ta biết về ông mô tả tính tình ông khá đầy đủ. Anrê là một trong số các nhân vật thu hút được sự chú ý của chúng ta trong nhóm tông đồ. Ông có hai điểm nổi bật:
Anrê là người đặc biệt được chuẩn bị để ở hàng thứ yếu. Rất nhiều lần, Anrê được nhận diện với tư cách là anh/của Phêrô. Anrê đã sống dưới bóng Phêrô. Có thể người ta không biết Anrê là ai, nhưng ai ai cũng biết Phêrô, cho nên khi nói đến Anrê, người ta thường mô tả là anh của Phêrô. Anrê không thuộc số môn đệ thân cận của Chúa Giêsu. Lúc Chúa Giêsu chữa lành cho con gái Giaia, lúc Ngài lên núi biến hình, lúc Ngài bị bắt tại Giệtsimani, Ngài chỉ đem theo Phêrô, Giacôbê và Gioan. Điều đó rất dễ khiến Anrê bực bội. Ông không phải là một trong hai môn đệ đầu tiên theo Chúa Giêsu sao? Không phải Phêrô đã nhờ ông mới gặp được Chúa hay sao? Nếu Anrê đòi hỏi một địa vị cao ở trong nhóm tông đồ không phải là điều hợp lý sao? Nhưng mọi điều này đã không xảy ra với Anrê. Ông hoàn toàn bằng lòng đứng hàng sau để cho em của ông chiếm hàng đầu. Ông rất vui lòng nhận địa vị khiêm nhường trong nhóm Mười Hai. Với Anrê, địa vị cao thấp, vinh dự, chẳng có gì quan trọng cả. Tất cả những gì ông bận tâm là được ở với Chúa Giêsu, và phục vụ Ngài theo khả năng mình có. Anrê là vị thánh đứng đầu những người khiêm nhu, trung tín và không hề lẩm bẩm khi ở địa vị thứ yếu.
Anrê đặc biệt là nhân vật luôn luôn đứng ra giới thiệu người khác cho Chúa Giêsu. Trong các chuyện kể của Phúc Âm, chỉ có ba lần Anrê được đưa vào trung tâm khung cảnh. Ở đây thì việc ông đưa em là Phêrô đến với Chúa Giêsu. Trong Ga 6,8.9, Anrê
1,40-42
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 57
dẫn đến cho Chúa Giêsu một cậu bé có năm cái bánh và hai con cá nhỏ. Trong Ga 12,22, Anrê đưa những neười Hy Lạp thắc mắc đến ra mắt Chúa Giêsu. Anrê rất vui được đưa người khác đến với Chúa. Ông nổi bật như một người chỉ có mong muốn là san sẻ vinh quang. Ông là con người có tâm hồn truyền giáo. Sau khi chính mình được kết ban với Chúa Giêsu, ông đã dành trọn đời mình để dẫn đưa người khác bước vào tình bạn đó. Anrê là tâm gương vĩ đại cho chúng ta về việc không giữ Chúa Giêsu cho riêng mình, mà phải đem chia sẻ cho người khác.
Khi Anrê đưa Phêrô đến với Chúa Giêsu, Ngài nhìn Phêrô. Từ được dịch nhìn trong tiếng Hy Lạp là Emblepein, mô tả một cái nhìn tập trung chăm chú, chẳng những chỉ thấy mặt bên ngoài, mà còn đọc được cả tâm trí bên trong nữa. Khi Chúa Giêsu nhìn Simôn, tên của ông lúc bấy giờ, Ngài bảo ông: “Ngươi là Simôn, con của Gioan, ngươi sẽ được gọi là Kêpha, có nghĩa là đá”. Đời xưa hầu như mọi người đều có hai tên. Tiếng Hy Lạp là ngôn ngữ phổ thông trong thế giới thời đó. Mỗi người đều có một tên trong tiếng mẹ đẻ của mình mà bạn bè và thân tộc đều biết trong các dịch vụ làm ăn, buôn bán trong xã hội. Lắm khi tên này có ý nghĩa dịch từ tên kia, Phêrô là tiếng Hy Lạp, Khêpha là tiếng Aram, cùng có nghĩa là: một hòn đá. Tôma là tiếng Aram, còn Điđimô là tiếng Hy Lạp có nghĩa là sanh đôi, Tabitha là tiếng Aram, Đôca là tiếng Hy Lạp có nghĩa là: con nai cái. Có khi người ta chọn tên Hy Lạp vì âm đọc nghe giông tiếng Aram. Một người Do Thái tên là Eliakim hay Abên trong tiếng mẹ đẻ, có thể được gọi là Alcimus hay Apelles giữa những người Hy Lạp quen biết anh ta. Và như thế, Phêrô với Kêpha không phải là hai tên khác nhau, nhưng chỉ là một tên trong hai ngôn ngữ khác nhau.
Trong Cựu Ước, việc đổi tên thường nói lên mối tương quan với Chúa. Thí dụ Giacóp trở thành Israel (St 32,38), Ápram trở thành Ápraham (St 17,5) khi họ bước vào mối liên hệ mới với Chúa. Khi một người có mối liên hệ mới với Chúa, cuộc đời người ây dường như được bắt đầu trở lại, người ấy trở thành một người mới, nên cần một tên mới.
Điều quan trọng của câu chuyện này giúp cho chúng ta biết Chúa Giêsu nhìn loài người như thế nào. Chúa không chỉ nhìn thây tình trạng hiện tại của người ta nhưng còn nhìn thấy người ấy có
58 WILLIAM BARCLAY
1,43-5 1
thể trở thành người như thế nào. Chẳng những Ngài nhìn thấy hoạt động hiện tại của người ấy,mà còn nhìn thấy cả các tiềm năng của người ấy nữa: Chúa Giêsu nhìn Phêrô, Ngài không chỉ thấy ông là một ngư dân tại Galilê, mà còn là một người có khả năng trở thành một tảng đá, trên đó Hội Thánh Ngài sẽ được xây lên. Chúa Giêsu chẳng những thây hiện tại của chúng ta là người thế nào, mà còn thây chúng ta có thể trở thành người như thế nào, và Ngài phán với chúng ta: “Hãy dâmĩ đời sống cho ta, ta sẽ khiến con trở thành người mà con đáng nên như thế”. Người ta kể rằng, một người thấy Michael Angelo đang đục một khối đá, chẳng ra hình dạng gì cả, anh hỏi nhà điêu khắc đang làm gì vậy. Michael Angelo đáp: “Tôi giải thoát cho vị thiên thần đang bị nhốt trong khối cẩm thạch này”. Chúa Giêsu là Đấng nhìn thấy và có thể giải phóng vị anh hùng ẩn mình trong mỗi chúng ta.
Nathanaen Là Ai?
Gioan 1,43-51
43 Hôm sau, Đức Giêsu quyết định đi tới miền Galilê. Người gặp ông Phỉlípphê và nói: “Anh hãy theo tôi. ”44 Ông Phỉlípphê lù người Bếtxaiđa, cùng quê với các ông Anrê và Phêrô.
45 Ông Philípphê gặp ông Nathanaen và nói: “Đấng mà sách Luật Môsê và các ngôn sứ nói tới, chúng tôi đã gặp: đó là ông Giêsu, con ông Giuse, người Ncidarét. ”46 Ông Nathanaen liền bảo: “TừNadarét, lcìm sao có cái gì hay được?” Ông Philípphê trả lời: “Cứ đến mà xem! 47 Đức Giêsu thấy ông Nathanaen tiến về phía mình, liền nói về ông rằng: “Đây đích thực là một người ítraen, lòng dạ không có gì gian dối. ” 48 Ông Natỉumaen hỏi Người: “Làm sao Ngài lại biết tôi?” Đức Giêsu trả lời: “Trước khi Philípphê gọi anh, lúc anh đang ở dưới cây vả, tôi đã thấy anh rồi. ” 49 Ông Nathanaen nói: “Thưa Thầy, chính Thầy lù Con Thiên Chúa, chính Thầy là Vua ítraen! 50 Đức Giêsu đáp: “Vì tôi nói với anh là tôi đã thấy anh ở dưới cây vả, nên anh tin! Anh sẽ còn được thấy những điều lớn lao hơn thế nữa. ”51 Người lại nói: “Thật, tôi bảo thật các anh, các anh sẽ thấy trời rộng mở, và các thiên thần của Thiên Chúa lên lên xuống xuống trên Con Người. ”
1,43-51
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 59
LÚC này, Chúa Giêsu đã rời miền nam lên miền Galilê ở phía bắc. Tại đây - có lẽ là Cana - Ngài đã gọi Philipphê. Cũng như Anrê, Philipphê đã không thể giữ kín Phúc Âm cho riêng mình. Godet đã nói: “Một ngọn đuốc đã được thắp sáng để thắp sáng một ngọn đuốc khác nữa”. Philipphê đi tìm Nathanaen, là bạn của ông, bày tỏ niềm tin và thổ lộ điều ông khám phá: Chúa Giêsu người Nađarét, chính là Đấng Mesia đã được Thiên Chúa hứa ban từ lâu. Nathanaen tỏ ra khinh miệt, vì Cựu Ước chẳng có lời tiên báo nào nói người được chọn của Thiên Chúa sẽ đến từ Nadarét. Nadarét là một nơi tầm thường. Nathanaen là người quê ở Cana, một thị trấn khác của Galilê. Mà ở thôn quê thì lòng ganh tị giữa thị trấn này và thị trấn khác, làng này với làng nọ là việc hết sức tự nhiên. Nathanaen đã phản ứng, Nadarét không phải là chỗ có thể sản sinh ra được cái gì tốt đẹp. Philipphê là người khôn ngoan, ông không cãi lại, nhưng ông mời gọi: “Cứđến mà xem”.
Số người nhờ cãi lý gia nhập Kitô giáo không nhiều. Thông thường việc cãi lý có hại nhiều hơn lợi. Cách duy nhất để thuyết phục người khác đến với Chúa Cứu Thế là đưa người ấy đến đối diện với chính Ngài. Không phải những lời giảng dạy lý luận và triết học chinh phục được người khác cho Chúa Cứu Thế, nhưng là việc trình bày câu chuyện về thập giá.
Chuyện kể lại vào thế kỷ 19, Huxley, một người danh tiếng Phái linh Trí, hội viên của một hội tư gia ở vùng quê. Đến ngày Chúa nhật, phần đông các thành viên đều sửa soạn đi nhà thờ. Dĩ nhiên Huxley không định đi. Ông ta đến thăm một Kitô hữu sốt sắng. Huxley nói: “Thôi hôm nay anh không đi nhà thờ, anh hãy ở nhà và kể cho tôi nghe, theo anh, đức tin là gì, tại sao anh ìà Kitô hữu? Người kia đáp: “Nhưng anh sẽ bác ngay lý lẽ của tôi, tôi không đủ khẩu tài biện luận với anh”. Huxley dịu dàng nói: “Tôi sẽ không cãi lý với anh đâu, tôi chỉ muốn anh nói thật đơn giản cho tôi nghe, Chúa Cứu Thế có ý nghĩa như thế nào đối với anh thôi”. Người kia ở nhà và kể thật đơn sơ cho Huxley nghe về đức tin của mình. Khi anh dứt lời, thì nước mắt chảy dài trên má nhà triết học này. Huxley nói: “Tôi đồng ý với anh, ước gì tôi có thể tin những gì anh nói”.
Không phải tài biện luận đã lác đône được lòng Huxley, ông có thể bài bác thành công bất cứ lý luận nào mà người tín đồ đơn
60 WILLIAM BARCLAY
1,43-51
Sơ kia đưa ra, nhưng việc trình bày thật đơn sơ về Chúa Cứu Thế đã làm xúc động lòng của ông. Câu biện luận hay nhất là nói với mọi người: “Hãy đến mà xem”. Đĩ nhiên chính chúng ta phải biết Chúa Cứu Thế trước khi mời gọi kẻ khác đến với Ngài. Nhà rao giảng Phúc Âm chân chính phải là người đích thân gặp gỡ, biết rõ Chúa Cứu Thế trước.
Nathanaen đã đến, Chúa Giêsu đã thấy tận đáy lòng ông, và Ngài phán: “Đây đích thực là người Israel, trong lòng không có điều chi gian dối”. Đây là một lời khen mà bất cứ người Israel mộ đạo nào cũng phải nhận biết. Tác giả Thánh Vịnh nói: “Phúc cho người nào Đức Chúa không hạch tội, và trong lòng không chút gian tà” (Tv 32,2). Đã có lời tiên tri về Người tôi tớ của Đức Chúa: “Người chẳng hề làm điều gì hung dữ và miệng lưỡi chẳng có dối trá (Is 53,9)7
Nathanaen kinh ngạc vì sao Chúa lại có thể kết luận như vậy chỉ sau một thoáng gặp mặt, nên ông hỏi Chúa thế nào mà biết rõ ông như vậy. Chúa bảo Ngài đã thấy ông lúc ông ở dưới cây vả. Điều này có nghĩa gì? Trong tư tưởng Do Thái, cây vả luôn luôn tiêu biểu cho hòa bình. Ý niệm về hòa bình của họ là khi người ta có thể ở yên ổn dưới cây vả, cây nho của mình ( 1 V 4,25; 4,4). Hơn nữa, cây vả là cây có nhiều lá, có bóng rỢp, người ta có thói quen ngồi dưới bóng cây vả để suy gẫm. Chắc đây là điều nathanaen đã làm. Chắc ông thường ngồi dưới bóng cây vả, suy nghĩ và cầu nguyện cho ngày mà Người Được Chọn cửa Thiên Chúa sẽ đến; chắc ông từng suy gẫm về các lời hứa của Thiên Chúa, và bây giờ ông cảm thấy rằng Chúa Giêsu đã nhìn tận nơi sâu kín của lòng ông.
Không phải Chúa thấy Nathanaen dưới cây vả khiến ông kinh ngạc, nhưng vì Ngài thấu rõ tận thâm tâm ông. Cho nên Nathanaen tự nhủ: “Đây là người đã thấu hiểu các mơ ước của ta, là người đã biết rõ những lời nguyện cầu của ta, đã thấu suốt những khao khát thầm kín nhất của ta, những khao khát mà ta chưa thốt nên lời của tâm hồn ta. Đây chắc chắn phải là Đấng được xức dầu của Thiên Chúa như đã hứa chứ không thể ai khác. Nathanaen khâm phục vĩnh viễn Con Người đọc thấu, hiểu suốt lòng ông, làm ông mãn nguyện”.
1,4301
TIN MƯNG THEO THANH GIOAN 61
Có lẽ Chúa Giêsu mỉm cười. Ngài trích dẫn chuyện đời xưa lúc Giacóp tại Bêtên thấy chiếc thang bằng vàng bắc lên tận trời (St 28,12.13). Dường như Chúa Giêsu muốn nói: “Này Nathanaen, ta còn có thể làm nhiều điều tuyệt diệu hơn là đọc thấu lòng ngươi. Ta có thể làm con đường, chiếc thang đưa ngươi và kẻ khác lên trời nữa kia”. Chỉ qua Chúa Giêsu, linh hồn chúng ta mới có thể lên thang về trời.
Đoạn này đặt ra cho chúng ta một vấn đề. Nathanaen là ai? Trona Phúc Âm thứ tư này thì ông thuộc nhóm môn đệ đầu tiên. Trong Phúc Âm thứ ba, không hề thấy ông xuất hiện. Chúng ta giải thích thế nào? Có nhiều cách cắt nghĩa.
1. Có ngiíời cho rằng Nathanaen không phải là nhân vật có thật, ông chí là một hình ảnh lý tưởng, tiêu biểu cho những người Israel chân chính phá bỏ được gông cùm xiềng xích của thành kiến và sự kiêu ngạo quốc gia, và đã hiến mình cho Chúa Giêsu Kitô.
2. Cũng trên cơ sở đó, có người cho rằng ông tiêu biểu cho Phaolô, hoặc môn đệ được Chúa yêu. Phaolô là tấm gương lớn về người Israel đã tin nhận Chúa Cứu Thế. Môn đệ được Chúa yêu chính là môn đệ lý tưởng. Một lần nữa, Nathanaen được giả định là tiêu biểu cho con người lý tưởng, một loại người mẫu chứ không phải một nhân vật có thật, nếu đây là chỗ duy nhất nói đến Nathanaen thì gợi ý trên đây có thể là đúng, nhưng Nathanaen lại xuất hiện trong Ga 21,2, mà ở đây thì không thể nghĩ ông chỉ là hình ảnh lý tưởng được.
3. Có người đã cho ông là Matthêu, bởi vì cả tên Matthêu lẫn Nathanaen đều có nghĩa là tặng phẩm của Chúa. Chúng ta đã biết vào thời ấy, phần đông người ta có hai tên, một là tên tiếng Hy Lạp và một tên tiếng Do Thái, nhưng trường hợp này cả hai tên đều là tiếng Do Thái.
4. Có một lối giải thích đơn giản hơn. Nathanaen được Philipphê đưa đến với Chúa Giêsu. Tên Nathanaen chẳng hề được chép trong các Phúc Âm kia; còn trong Phúc Âm Ga thì tên Bartolomêô lại chẳng thấy đâu cả. Trong danh sách các môn đệ theo Mt 10,3 và Mc 3,18 thì Philipphê và Bartolomêô đi đôi với nhau như là một điều đương nhiên, không tránh được. Hơn nữa, Bartolomêô thật ra là một biệt danh, nó có nghĩa là con trai của Tholmai hay Ptolemy.
62 WILLIAM BARCLAY
'2,1-1 1
Bartolomêô chắc phải có một tên khác, tên chính thức, hay ít ra Bartolomêô và Nathanaen chỉ là một người dưới hai tên khác nhau mà thôi. Như thế phù hợp với sự kiện ở đây hơn.
Dù giải thích thế nào thì Nathanaen vẫn tiêu biểu cho người Israel mà tấm lòng đã được tẩy sạch khỏi kiêu ngạo và thành kiến, người đã tìm thây Chúa Giêsu Kitô, là Đâng thỏa mãn tấm lòng mơ ước, chờ đợi và tìm kiếm của mỗi người.
Chú Giải Tin Mừng Gio-An Chú Giải Tin Mừng Gio-An - William Barclay