Reading is to the mind what exercise is to the body.

Richard Steele, Tatler, 1710

 
 
 
 
 
Tác giả: Khuyết Danh
Thể loại: Kinh Dị
Biên tập: kmejoko
Upload bìa: hoang viet
Số chương: 7
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 4927 / 117
Cập nhật: 2016-11-22 01:32:26 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Thầy Bảy
gày xưa, khi người viết còn là một công chức nhà nước, được phân công công tác về một nơi chưa hề có khái niệm về Địa lý nào trong đầu - Châu Thành - Tây ninh.
Xuất phát từ Sài Gòn, từ sáng sớm, đáp chuyến xe đò lèn chặt người lên Thị xã Tây Ninh. Chiếc xe cà khổ, có lẽ sản xuất từ những năm NAPOLEONE còn làm tiểu đội phó, cứ nhẩy lên chồm chồm và liên tục xịt khói đen, may mà mình đi sớm nên kiếm được chỗ ngồi gần cửa sổ.
Nhìn qua cửa xe, lần lượt nhìn cảnh chạy qua ngang đường: Hóc môn, Củ chi, Trảng bàng, Gò dầu...toàn những cái tên lạ tai mà lòng buồn như rau chợ chiều.
Qua cây số 22, lúc đó là Trạm kiểm soát liên tỉnh phải chờ đợi các đội kiểm soát lên lục soát hàng buôn lậu cũng mất mấy tiếng đồng hồ.
Lúc kiểm tra xong, máy lại không nổ được, thế là tất cả mọi người phải xuống còng lưng đẩy hơn 50 m, cái DESOTO cũ rích mới chịu xì khói và ì ạch lên đường.
Ngồi gần bác Tài xế, mặt mũi đen thui, bóng nhãy, hì hục lái xe chẳng khác nào đánh vật. Có lẽ hệ thống lái đã quá mòn nên thấy bác ta quay Vô lăng tít mù, mỗi lần vào số lại lấy cây cần số để bên cạnh, nhét vào hộp số, lắc lắc một hồi làm cho hộp số kêu rống lên như heo bị thọc tiết, và cứ thế hí hoáy một hồi, bác ta cũng vào được số và chiếc xe lại ì ạch lăn bánh.
Từ Sài gòn lên Thị xã Tây ninh có 99 Km, mà chiếc xe phải đi hết gần 7 tiếng đồng hồ. Vừa qua Ngọ thì chuyến đi cũng kết thúc, chiếc xe trả khách ngay tại cửa số 2 chợ Long Hoa.
Lúc đó thị xã Tây ninh cũng còn thưa thớt dân cư, chủ yếu là tập trung xung quanh khu vực Cầu Quan và chợ Long hoa. Dân ở đây chủ yếu theo Đạo Cao đài và lần đầu tiên người viết được chứng kiến một đám tang với vô vàn tà áo dài trắng và cũng là lần đầu tiên biết thế nào là cái Thuyền Bát Nhã.
Ngồi tại quán Cà phê cóc ven chợ, hỏi thăm đường về Châu Thành mới biết chỉ còn có một chuyến xe cuối cùng trong ngày.
Thôi đành phó thác cho số phận _ " Bắt phong trần phải phong trần - Cho May Ô mới được phần May Ô " - Đúng như câu hát mô đi phê mà trẻ con ở phố vẫn nghêu ngao.
Ngồi gần bên cạnh trong quán Cà phê, người viết chợt để ý có hai cha con một người đàn ông - Người cha khoảng gần 70 tóc húi trọc và một cậu thanh niên gày gò khoảng 20 tuổi.
Sở dĩ người viết chú ý tới họ là vì cách ăn mặc rất lạ so với người miền Bắc - Áo Vạt hò và quần thụng nâu, đầu lại chít thêm một cái khăn rằn. Nhưng cái đáng chú ý nhất là ánh mắt của họ - Ngồi uống Cà phê, gần như dửng dưng với cái ồn ào của Quán, ánh mắt họ trầm tĩnh, và thật là có Thần.
Người viết tập trung vào ngắm nghía ông già theo thói quen mà ông nội đã truyền cho từ thủa nhỏ - Xem nhân tướng và đánh giá con người theo con mắt nhân tướng học.
Quả thật, nếu không tinh mắt thì không thể phát hiện được những nét tiềm ẩn của con người này.
Dáng người chắc nịch với đôi vai xòe rộng chứng tỏ một sức khỏe hơn người, đặc biệt là đôi bàn tay với những cạnh vuông và chằng chịt vết sẹo, có lẽ đây là một cao thủ về KARATE không biết chừng.
Đặc biệt nhất là đôi mắt-Một đôi mắt như có Thần lực bắt người khác phải cúi đầu.
Ông đeo tòng teng quanh cổ mình một sơi dây chuyền bằng bạc đã xỉn màu và treo trên đó một cái nanh Heo rừng to tướng, phần cuối có bịt bạc nhọn hoắt.
Từ con người ông toát ra một vẻ uy nghi, quắc thước và bao gồm cả một sự tin tưởng đến lạ kỳ. Đây có lẽ là hình ảnh mà người ta đã dùng để xây dựng hình tượng Võ Tòng trong cuốn ĐẤT RỪNG PHƯƠNG NAM mà người viết đã đọc từ khi còn bé tí chăng?
Cuối cùng, cũng tới giờ xuất hành của chuyến xe chót về Châu Thành. So với chiếc xe này thì cái DESOTO ban nãy có lẽ lại là Thiên đường.Đây là một chiếc xe mà người dân tại chỗ kêu là " Xe Đò Lở ".
Nó là một cái chuồng heo không hơn không kém, chỉ có một cái thùng đóng lấy bằng những cây ván bìa, đặt trên một bộ khung mà có lẽ bán Ve chai, các bà còn chẳng thèm mua.
Đặc biệt hơn nữa, ngay đằng sau xe có một cái ống đen xì to cỡ một người ôm, đỏ rực than Cày đang cháy - Hoá ra vì khan hiếm nhiên liệu nên họ đã sử dụng chiếc xe chạy bằng than Cày như thế này đây.
Chúng tôi cùng lên xe, tôi cố tình chọn chỗ ngồi gần cha con của họ. Hai bên đường, rừng Tây ninh còn xanh ngút ngàn, những ruộng lúa, rẫy khoai mì trải dài theo từng chặng.
Lâu lâu, những vườn cây thốt nốt cổ thụ lại hiện ra, nhắc cho tôi nhớ rằng, mình đang đi trên đất của người Miên thưở trước.Đường lên Châu thành thuở đó còn là một con đường đất đỏ đầy bụi và những ổ voi, ổ gà to tướng.
Mùa này là mùa khô nên khí hậu về chiều rất nóng bức, cộng thêm hơi người và hơi của cái lò than đằng sau xe phả lại từng chặng làm cho quần áo tôi ướt sũng.
Để quên đi chặng đường gian nan phía trước, tôi tranh thủ làm quen với cha con ông già. Được biết ông tên là Bẩy ( chắc gọi theo thứ của miền Nam ), nhà gần Ngã ba Sọ ( Nơi có Trường bắn tử hình người ta - Cái tên nghe ghê chết đi được ).
Ông Bảy là một Thày Bùa, chuyên chữa bệnh cứu người, nhất là những bệnh bị trúng thư, trúng Ngải phát điên vì tình.
Bà lão nhà ông cũng là một Thày Bùa cao tay ấn ( có khi còn cao hơn cả ông vì hai người học cùng Thày, bà lại được xuất sư trước ).
Hiện các con ông đều theo phụ chữa bệnh với cha mẹ - Ông bà được 6 đứa con - 4 trai,hai gái.
Ngày xưa hai ông bà đi khắp nơi kiếm Thày học Đạo, Trời đất xui khiến thế nào mà lưu lạc khắp nơi từ An Giang, Châu Đốc cho tới Năm Căn, nơi nào cũng in dấu chân của Ông Bà. Cuối cùng họ trụ lại tại chân núi Tà Lơn ( Campuchia ) gần 20 năm rồi vì chiến tranh Việt - Miên nên mới bồng bế nhau về sống tại đất Châu thành này.
Chiều tà đã bảng lảng khắp nơi, quang cảnh thật thê lương, lâu lâu mới thấy một vài chòi canh rẫy của dân như những chiếc chuồng chim trống hơ trống hoác bên đường. Khu vực này hầu như không có ruộng nước, chỉ có những rẫy Khoai mì ngút ngàn.
Rừng và rẫy mì chen lấn nhau suốt dọc đường đi, lác đác những gò mối nổi lên trông hao hao như cảnh cánh đồng Chun bên Ai Lao mà tôi có dịp đi qua.
Gần 7 giờ tối, xe mới dừng bánh ở khu chợ ven đường mang tên Phước Thọ. Phước Thọ đâu không thấy, chỉ biết là chắc chắn đêm nay không có chỗ ngủ rồi.
Tôi mời hai cha con ông già vào làm tạm một ly bạc xỉu cho ấm bụng trước khi chia tay. Khu vực này không có điện, nên quán cà phê phải thắp đèn Măng-xông, ánh sáng trắng xanh nhức cả mắt.
Vừa ngồi xuống, tôi vội lấy tấm giấy quyết định phân công công tác ra hỏi thăm đường về cơ quan.
Thất bất ngờ bà chủ quán cho biết cơ quan tôi sắp đến đã chuyển địa điểm về Tân Biên cách nơi này gần 50 Km.
Bà chủ quán le te, nhưng rất tốt tỏ ra vô cùng lo ngại cho tôi vì giờ này không còn xe nữa. Chán nản, tôi ngồi thượt ra thở ngắn thở dài. Thấy vậy, Ông già liền nói:
-Nếu chú không chê nhà tôi nghèo, tôi mời chú về nhà nghỉ tạm, mai tôi biểu thằng Đệ lấy chiếc Đam chở chú về cơ quan.
Thật chẳng còn cách nào khác, tôi đành quay sang cảm ơn thịnh tình của hai cha con ông già và nhận lời.
Chúng tôi lầm lũi đi trong bóng tối của rừng xanh Tây ninh. Theo con đường mòn vượt qua nhiều rẫy mì khoảng gần một giờ, chúng tôi mới về đến nhà. Nhà của hai cha con Ông già nằm trên một cái gò nhỏ, xung quanh là rẫy mì mới ngang tầm ngực.
Nếu gọi là cái nhà thì thực vinh hạnh cho nó, vì thực ra chỉ là những khúc cây Bạch đàn gác lên nhau và đóng bằng đinh thay các mộng gỗ.
Xung quanh tường là những miếng ván bìa đóng song song, hở hếch hở hoác, nhìn bên ngoài thấy suốt cả sang bên kia. Có lẽ trang trọng nhất của ngôi nhà là một cái bàn thờ, cũng đóng bằng gỗ bìa, trên có rất nhiều tượng Phật và trên vách treo nhiều tấm ảnh có hình thù lạ mắt mà tôi chưa thấy bao giờ.
Trước nhà là một cái sân rộng bằng đất nện kỹ, phẳng lỳ.
Bên cạnh nhà là một cái lán rất lớn có một chiếc giường bằng ván bìa dài hơn chục mét, trên đó người ta nằm ngồi la liệt.
Xung quanh nhà, đây đâu cũng thấy có bếp kê bằng ba cục đá và nhiều người đang lui cui nấu bữa chiều.
Cảnh tượng giống như sau những lần hành quân, chúng tôi tạm nghỉ nấu ăn vậy, nghĩa là hết sức sơ sài, tạm bợ.
Tới mảnh sân, mọi người trong nhà ùa ra chào Thầy ran cả. Mọi người nói cười tíu tít và Ông già lấy trong tay nải ra những thứ mà mọi người gửi mua giúp. Bây giờ tôi mới để ý thấy cái túi xách to đùng mà anh con trai mang vác về toàn là thuốc Nam.
Anh lấy ra và chia cho từng gia đình một.
Ông già giới thiệu tôi với mọi người và kêu tôi ra giếng tắm. Một anh con trai da đen trùi trũi lẹ làng hướng dẫn tôi ra giếng và rất nhanh, anh kéo cho tôi một chậu nước to tướng.
Giếng ở đây rất sâu và nước lạnh ngắt. Tắm xong, tôi lần mò vào nhà đã thấy một chiếu nhậu linh đình bày ra sân. Ba tấm chiếu đại bày ra sân mà có vẻ còn vẫn chật.
Trên đó là những tấm lá chuối lớn bày rất nhiều thịt gà, những bát canh chua cá và cả chục chai rượu đế trong vắt. Bát đũa cũ mèm và cái cao cái thấp trông thật tức cười. Ông Bảy kêu tôi: - Hai, mày vô đây gần tao nhậu cho dui. Tôi rón rén đến ngồi gần ông Bảy, chỗ người ta vừa mới nhích ra nhường.
Cái Ly duy nhất chạy vòng theo tua nhanh hơn cả cánh quạt, chẳng mấy chốc tôi thấy đầu óc lâng lâng, mọi sự mệt nhọc chạy đâu hết ráo.Đêm xuống dần, khí Trời trở nên hơi se lạnh.
Xung quanh bàn nhậu người ta bàn tán đủ thứ chuyện trên đời, nhưng nhiều nhất là nói đến những ca chữa bệnh Thần kỳ của Ông Thầy.
Có một cô bé tuổi chừng đôi tám, da trắng tóc dài, môi đỏ chót trông chẳng khác gì Hoa hậu.
Một cậu con trai cùng Xã, thầm yêu, trộm nhớ, theo đuổi mãi không được liền nhờ một Thày Chà với số tiền khá lớn bỏ ngải mê cho cô. Yêu đương đâu chẳng thấy, chỉ thấy cô bé tự nhiên điên loạn, xé quần xé áo, đi lõa thể ngoài đường, bốc ăn những thứ dơ bẩn.
Gia đình cô đã mang cô đi rất nhiều Thày và bệnh viện, hơn một năm rồi không khỏi.
Lần cuối, nghe người ta mách đưa cô vượt cả trăm Km lên nhờ Thày Bẩy. Trước khi đi, hình như cô bé biết nên chống cự kịch liệt, cắn xé cả những thanh niên đứng gần. Người nhà cô phải trói chặt chân tay cô lại, bỏ nên xe lôi đưa lên.
Khi vào tới cổng, cô tỉnh dậy kêu thét và chửi bới dữ dội nên không ái dám đến gần.
Mấy anh con trai và Đệ tử của Thày Bảy vừa mở trói cho cô, bị cô cắn xé tơi bời làm anh nào cũng hoảng sợ bỏ chạy.
Thấy vậy, Lão bà liền đứng dậy, tới bàn thờ Tổ lấy một ly rượu cúng và đốt ba cây nhang khấn khứa gì đó, sau đó bà phun rượu và khoán nhang lên cô bé.
Chỉ có thế mà cô bé tự nhiên im lặng, sợ sệt như chó phải pháo. Người ta đưa cô vào nhà và sau ba lần trục Vong bằng ba con gà trống, bữa nay cô bé trông đã tỉnh táo và ngồi thẹn thùng bên cạnh bà mẹ, nghe người ta kể chuyện của mình.
Thấy vậy, tôi vội hỏi Thày Bảy: Bác ơi, Trục Vong bằng gà là làm như thế nào ạ?
Ông Thày mỉm cười nhìn cái thằng tôi như thương hại và nói: - Nếu cậu muốn biết, sáng mai dậy sớm mà coi.
Đêm đó tôi giăng võng nằm ở hàng ba, tuy có rượu rồi mà vẫn trằn trọc không ngủ được. Xung quanh tối đen như mực, chỉ nhìn thấy bóng những hàng cây tối om. Trên bàn thờ Tổ, còn leo lét vài ngọn đèn dầu và những cây nhang đỏ ối.
Nhìn kỹ gần bàn thờ Tổ tôi còn thấy có một cái bàn thấp hơn, trên đặt mấy hòn đá lớn nhẵn thín như những hòn sỏi nhưng rất to. Trước mấy hòn đá đó cũng có bát nhang và đồ cúng như những bàn thờ khác.
Không biết tại sao lại thờ những cục đá đó nhỉ, tôi loay hoay với những câu hỏi và ngủ thiếp đi lúc nào không hay.
Một hồi chuông vang vọng trong không gian khiến cho tôi tỉnh giấc. Nhìn ra ngoài Trời mới vừa hừng sáng.
Đó đây, tiếng gà báo sáng rập rồn. Trong ánh nến lung linh trên bàn thờ và hương khói tỏa như muốn làm kẹo lại không khí lành lạnh của buổi sáng mai, tôi thấy Ông Thày Bảy cùng các con và gần chục đệ tử đang hành lễ trước ban thờ Tổ. Giả tảng còn đang ngủ ngon, tôi nghe thấy tiếng khấn rì rầm của Thày Bảy và đám Đệ tử.
Nghe Thày khấn kêu các vị chư Phật, các đấng Thần linh non nước, Thần Rừng, Thần Núi... và cuối cùng là 12 vị Thần Tà: Tà Lục, Tà Hom, Tà Sanh, Tà Sấm, Tà Sét, Tà Gầm, Lục Tặc Tà Hom, Tà Lơn,Thất Sơn, Ông Lục Tà Rù, Ông Chúa lèo, Ông Tà Đỏ....
Thày còn kêu 72 vị Đại Thần gì đó tôi nghe không rõ. Có một điều lạ là khi làm Lễ, Thày Bảy và đám Đệ tử đều cởi trần trùng trục, chỉ vận có một chiếc quần Tà lỏn. Khoảng gần một tiếng sau, buổi lễ kết thúc, đám Đệ tử túa ra sân Luyện Quyền cước.
Ngày xưa tôi cũng đã từng là lính trinh sát bên rừng Lào, cũng có học qua một vài môn Võ thuật, song những đường quyền của đám Đệ tử Thày Bảy thật là lạ lùng. Đặc biệt là họ hay đọc một tràng tiếng gì đó mà tôi không rõ trước khi múa quyền.
Những người đang đi quyền có vẻ như múa hay như say rượu, mắt nhìn thẳng phía trước vô cảm, nhưng những đường quyền bung ra thật là đẹp, khiến một thằng trinh sát rừng Lào như tôi phải thèm muốn. Một điều nữa là nhờ ánh sáng đã khá rõ, tôi thấy trên bắp tay của mọi người đều có xăm hình Vũ nữ APSARA của Campuchia.
Thỉnh thoảng có người phóng vụt lên cây mít rất lớn trước sân và dùng hai bàn tay cong lại như vuốt Hổ mà cào dọc thân cây. Cây mít sùi sì và chắc như vậy mà bị lột từng mảnh vỏ như bị một con hổ thật cào xé. Người ra đòn vào cây mít đó không hề biến sắc cũng như không hề cảm thấy đau đớn hay mệt nhọc gì cả.
Khoảng hơn 7 giờ sáng, cô con gái út Thày Bảy bê ra một nồi cháo gà bự tổ chảng, tất cả chúng tôi cùng xúm vào ăn, vị cháo gà và mùi hành, răm, mùi tiêu hột ngọt lịm thấm vào từng thớ thịt. Tất cả ăn uống nhanh chóng và ngồi nghe Thày Bảy phân công công việc bữa nay. Thật là vui khi tôi biết được sáng nay, Thày Bảy và đám Đệ tử dùng gà để trục Vong lần cuối ra khỏi người cô bé nọ.
Bùa Ngãi Việt Nam Bùa Ngãi Việt Nam - Khuyết Danh Bùa Ngãi Việt Nam