Số lần đọc/download: 7658 / 21
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Chương 1 -
Lắc đầu nhìn cái ống khóa to đùng, lạnh lùng cài chặt 2 cánh cửa vào nhau, Minh Đăng nhẹ nhún vai thở ra 1 cái dài.
Trách ai bây giờ tất cả cũng tại cô thôi. Đã biết cửa sẽ đóng lúc 10 giờ. Ai bảo cô tham công ham việc làm gì để về trể chứ?
Dùng tay áo quẹt ngang dòng mồ hôi tuôn rồng trên trán, Minh Đăng dắt xe đạp trở ra. Đã trể, cho trễ luôn, đói rồi kiếm gì bỏ bụng đã. Hôm nay, kiếm thêm được 2000, Minh Đăng cho phép mình được xài sang, vào quán cháo lòng ông Tư Đản.
"Cho con tô cháo lòng 2000 đi chú" Đêm khuya, vắng khách, giọng Minh Đăng gọi to nghe vang lanh lánh, thu hết sự chú ý của mọi người. Ai cũng quay đầu lại, nhưng cô vẫn thản nhiên. Kéo cái ghế nghe cái rộp:
− Bỏ con ít thịt, cháo nhiều 1 chút. Nhanh lên đi, con đói quá trời.
Rút 2 đôi đủa ra khỏi ống, gõ gõ vào nhau cô bỏ mặc đám khách ăn cháo khuya chụm đầu vào nhau bàn tán. Nước bọt tứa ra đầy lưỡi, cô lim dim mắt mơ màng, mường tượng vị cháo ngon lành 1 lát sẽ được ăn.
Cô ta làm nghề gì thế nhỉ? Đám khách ăn khuya chịu không sao đoán nỗi. 1 tay anh chị lẫy lừng chăng? Này nhé! Cứ nhìn điệu bộ ăn mặc của cô ta thì biết. Gái nhà lành đâu ai đi nón lưỡi trai quay ngược trên đầu như thế? Ai lại mặc áo thun cũ rích với cái quần jean chằng chịt trăm mảnh vá như vậy chứ? Lại còn cách ăn nói ngang tàng, đi đứng nghênh ngang chẳng sợ ai. Cháo người ta 5000/tô, mà bảo bán 2000 nghe xuôn rót.
Tội nghiệp chú Tư, chắc phải ép lòng bán đổ tô cháo quá. Nhưng.... bán lỗ sao chú lại cười, lại nói năng vui vẽ như vậy? Thật là khó đoán.
Tò mò quá! 2 thanh niên ngồi ở chiếc bàn đối diện khẽ bấm tay nhau. 1 lát phải theo dõi thử coi cô ả ở đâu, làm gì? Con đường này xưa nay nỗi tiếng an ninh trật tự. Đâu thể để bọn giật dọc lưu manh xuất hiện làm ảnh hưởng đến môi trường lành mạnh của các sinh viên đại học.
Không phải chờ lâu, Minh Đăng ăn xong tô cháo thật nhanh, uống luôn 1 lúc 2 ly trà đá, cô mới trả tiền đứng dậy. Còn lễ phép gởi chiếc xe lại nhà ông Tư nữa.
− Được không đó, hay là ở lại ngủ đi.
Nhìn theo cô, ông Tư cứ ngại.
Minh Đăng lắc đầu cười tươi:
− Dạ không sao. Gì chứ.... mấy vụ này, cháu quen rồi.
Nói xong, cô xách chiếc túi vải đứng lên, băng mình ra bóng tối. 2 thanh niên vội đuổi theo.
Thì ra bài đáp của cô hôm nay là ký túc xá của cái sinh viên. Chà! Anh thanh niên nghe giận run trong bụng. Thật là....vô lương tâm quá! Sinh viên người ta nghèo khổ, còn nỡ lòng trộm. Không được, phải tìm cách báo cho bảo vệ. Lại bấm tay nhau, 1 thanh niên lặng lẽ rời chỗ nấp.
Nhìn trước, nhìn sau không thấy ai, Minh Đăng bắt đầu bám tay lên song sắt leo vào. Bàn chân thoăn thoắt, cô như thuc lòng từ vị trí trên khung cửa. Chỉ còn mấy bước nữa thôi là cô xuống đất rồi.
− Ai đó, đứng lại!
Ánh đèn pin chợt lóe lên, rồi bác bảo vệ cùng 2 gã thanh niên hầm hầm cầm gậy sắt bước ra. Giật mình, Minh Đăng buông tay rơi té bịch luôn xuống đất. Cùng lúc, ánh điện lóe lên sáng lóe 1 vùng.
− Này cô kia, nữa đêm leo tường rào làm gì chứ? - Quắc mắt, báo bảo vệ quát to.
Chưa kịp trả lời, Minh Đăng đã nghe gã thanh niên đứng bên trái cướp lời:
− Còn phải hỏi, ăn trộm là cái chắc.
À! Thì ra là 2 gã lẽo mép này! Bây giờ Minh Đăng mới nhận ra 2 gã thanh niên đã cùng ăn cháo vói mình. Giận dữ, cô trừng mắt:
− Đồ dư hơi.
− Cô kia, trả lời mau, cô vào đây àam gì? - Bác bảo vệ lại nghiêm giọng nhắc.
Minh Đăng vội mỉm cười:
− Cháu về trể, bác Ba, bác không nhận ra cháu sao?
− Cô là... - Bác Ba ngờ ngợ.
Minh Đăng vội rút thẻ sinh viên trong túi áo ra:
− Dạ cháu là Minh Đăng, cháu là sinh viên, bác xem đi.
Đúng rồi!....Nhìn hình rồi nhìn kỹ mặt cô, bác Ba gật đầu rồi thắc mắc:
− Nhưng sao cô về trể vậy? Cô biết ni quy của ký túc xá chứ?
− Dạ, cháu biết...nhưng.... bác thông cảm....ba cháu bị bịnh phải vào bịnh viện. Từ sáng giờ... chuá phải lo lắng cho ba nên....
Minh Đăng nói láo như đang trả bài. Bác bảo vệ gật gù:
− Nếu vậy thì vào đi.
− Dạ cám ơn bác
Nhảy lên vì mừng, Minh Đăng lườm 2 gã thanh niên 1 cái dài rồi mới tung chân sáo chạy đi. Hú vía! Thoát nạn rồi!
o O o
Là học trò, dù học lớp 1 hay đã vào đại học, ai cũng mong, cũng muốn mau đến ngày chủ nhật, để được nghĩ ở nhà.
Vậy mà.... với Minh Đăng thì ngược lại. Cô chẳng thích ngày chủ nhật tí nào. Đối với cô đó ngày dài nhất trong tuần. Thật, không có gì ngán bằng phải vào ra thơ thẩn, hết đứng rồi nằm trong căn phòng vỏn vẹn 30 mét vuông này.
Phòng của cô nằm ở tầng 1, cạnh cầu thang nên ồn ào lắm. Thêm vào đó, căn phòng của cô lại chứa cùng 1 lúc 5 cô gái đẹp. Nên....nó lại là trung tâm cho các chàng dòm ngó. Họ gọi phòng của cô là "lâu đài của các giai nhân".
Trừ 1 mình cô ra, 4 đứa tụi nó, kể cả Mẫn Nghi, đứa nào cũng tự hào, cũng thích cái danh hiệu được gọi này. Ngày ngày ra sức lau chùi, quét dọn căn phòng, thậm chí hái cả hoa về chưng nữa. Chúng cố ý làm cho lâu đài của cái giai nhân nổi hẳn lên.
− Ê, tụi bây đứa nào mới chà bàn chải của tao vậy?
Giọng Thu Trang chợt vang lên cắt ngang dòng suy nghĩ của Minh Đăng. Ngẩng đầu lên, không cần nghe bọn chúng cải nhau cô cũng biết thủ phạm đó là mình. Lúc sáng dậy sớm quá, cô ba chớp, ba nháng đã rút nhầm bàn chải của nó đầy mà.
− Minh Nguyệt, mày biết gì không?
Vừa xong vụ bàn chải, không để cho tai Minh Đăng được rảnh, Mỹ Huyền lại khều vai Minh Nguyệt:
− Thì ra Hải Cơ lớp điện tử là người yêu của con nhỏ Lệ Hằng mày à!
− Cái gì? Hải Cơ đẹp trai mà yêu con nhỏ Hằng xấu xí ấy à? Thiệt là uổng quá!
Thu Trang cướp lời Minh Nguyệt.
− Còn nữa nhe, Tín Đại lớp sinh, yêu con Châu Hóa - Mỹ Huyền lại tiết l.
− Trời đất...- Minh Nguyệt kêu trời. - Tín Đại chắc điên rồi. Con nhỏ Châu đó mập thù lu.
Nghe mà phát ứa gan. Minh Đăng ném mạnh quển sách đứng lên bỏ ra hành lang đứng. Cô không muốn cãi lại chúng trong buổi sáng đẹp trời này. Ngày mai có bài kiểm tra quan trọng phải giữ cho đầu óc thanh thản. Cả 1 quyển tập dầy, sáng giờ, cô chỉ học được mấy trang thôi.
Thật không hiểu, cô thật không hiểu sao bọn tụi nó lúc nào cũng đề cao con trai như vậy. Mở miệng là khen, là xuyết xoa tội nghiệp cho tên này tên nọ quen phải mấy đứa con gái chẳng ra gì.
Ừ, thì mập, thì xấu đó, có sao? Còn hơn lũ con trai vô tích sự. Vừa tham lam vừa ích kỹ, lúc nào cũng tự cao, tự đại cho mình hơn thiên hạ. Hơn ai thì hơn. Xin lỗi nhe! Đám tụi bây không qua nhỏ Minh Đăng này nổi.
Không tin thì thử đi. Xem cai gì các người làm được mà Minh Đăng này không làm được? Từ đầu tóc, quần áo đến đánh lộn. Thậm chí cả hút sách, rượu chè, cờ bạc. Môn nào các người có là Minh Đăng này cũng có, ngay cái tên Minh Đăng cũng vậy, cũng đâu thua gì tên của con trai.
Từ lúc nào mình có ý tưởng ăn thua cùng lũ con trai ấy. Minh Đăng không nhớ nữa. Nó như 1 ấn thị đã ăn sâu vào máu thịt của cô rồi. Cô chỉ mang máng nhớ qua lời mẹ kể. Ngày xưa, vì ham con trai quá.... ba mẹ đã bắt cô phải giả trai.
Vì phải giả trai từ ngày lúc mới lọt lòng, nên mọi điệu b cử chỉ của cô giống hệt 1 thằng con trai vậy. Có người thân thường bồng bế vẫn không phân biệt được. Bản thân cô cũng thế. Cũng đinh ninh, mình là 1 thằng con trai chính hiệu.
Cô ghét lũ con gái dịu dàng, quần này, áo nọ mè nheo, vòi vĩnh mẹ cha đủ thứ. Đến trường cô chỉ chơi với đám con trai. Cùng chúng đánh chõng nhảy rào, đánh lộn.
Mãi đến năm 13 tuổi. Chuyện cô là gái mới bại lộ ra. Hôm đó... vào giờ lý cô giáo gọi cô lên trả bài trước lớp. Lúc đứng dậy, đi lên bảng, Minh Đăng mới hay dưới chổ ngồi mình ướt đẩm. Thằng bạn ngồi kế bên la lớn:
− Cô ơi... Minh Đăng nó bị thương rồi, chảy máu quá trời.
Cả lớp xôn xao bu lại, cô giáo cũng thất kinh hồn vía vội đưa Minh Đăng đến phòng Y tế kiểm tra. Chiếc quần được tut xuống trước đôi mắt kinh hoàng của cô y tá và thầy chủ nhiệm. Bao lâu nay, họ cử ngỡ Minh Đăng là con trai chứ?
Tin đồn được lan ra. Minh Đăng nghe xấu hổ vô cùng. Chạy ù về nha, đóng chặt cửa, cô thề sẽ không đi học nữa, mặc cho mẹ cô năn nĩ thế nào.
Cả thầy giáo, cả mẹ, tất cả mọi người chẳng 1 ai có thể thuyết phục được Minh Đăng đến lớp, chỉ có Mẫn Nghi. Phải, Mẫn Nghi cô bạn nghèo chung xóm đã cùng lớn, cùng học với cô mới có thể làm cho Minh Đăng đi học lại bằng 1 câu nói vô tình:
− Làm con gái có gì mà xấu chứ? B con trai ngon lém hả.
Có lẽ lúc đó, Mẫn Nghi không hiểu hết nghĩa câu mình mới nói đâu. Nó chỉ nghe người lớn nói rồi bắc chước nói lại thôi. Nhưng....không ngờ, câu nói vu vơ đó đã làm Minh Đăng nghĩ rất nhiều. Nó giận mẹ vô cùng. Sao lại bắt nó phải giả trai như vậy? B làm con gái rồi mẹ không thương nó nữa hay sao?
Ôm Minh Đăng vào lòng, bà khóc như mưa khi nghe cô hỏi. Lắc đầu, bà bảo, dù con có là gái hay trai thì lòng mẹ cũng vậy thôi. Vẫn yêu thương.
− Thế sao mẹ lại bắt con giả trai?
Đôi mắt xa vời. Bà như nghĩ rất lâu rồi bảo:
− Chuyện dài dòng sâu xa lắm, con không hiểu được đâu. 1 mai lớn lên mẹ sẽ kể.
Thời gian trôi qua, Minh Đăng lớn dần lên, cô đã quên lời mẹ hứa, nhưng.... cái ý tưởng coi thường con trai không phai nhạt trong tâm trí của cô. Càng lúc, càng khắc sâu hơn, cô nhủ lòng sẽ không bao giờ thua chúng.
Những ngày đầu đến lớp, phải làm 1 đứa con gái dịu dàng sau 13 năm làm 1 thằng con trai quậy phá, thật khó chịu cho cô. Cả đám con gái thì cứ tròn mắt nhìn mái tóc húi cua của Minh Đăng trong lúc lũ con trai cứ cười mãi chiếc áo đầm cô đang mặc. Có đứa táo tợn còn vạch tung cả váy cô lên.
− Minh Đăng, cậu học bài xong chưa?
Mẫn Nghi vừa từ thư viện trở về, thấy Minh Đăng đứng trầm tư dựa cột, cô lên tiếng hỏi.
− Chưa! Tụi nó làm ồn quá.
Gãi mạnh mớ tóc lòa xòa trên trán, Minh Đăng quay người lại cau mày khi nhận ra trong phòng mình sự hiện diện của mấy gã con trai. Hiểu ý, Mẫn Nghi nhẹ nhún vai:
− Mấy anh năm thứ 3 đó. Họ đang theo đuổi Mỹ Huyền với Minh Nguyệt.
− Và gã kia thì theo cậu phải không?
Hất hàm về 1 gã mặc áo ca rô, Minh Đăng khó chịu cúi đầu, Mân Nghi không đáp. Căn phòng này, trừ mỗi Minh Đăng ra, đứa nào cũng có người theo đuổi cả.
− Không được xiêu lòng đâu đấy - Minh Đăng đưa 1 ngón tay lên, giọng răn đe - cậu phải nhớ ba của cậu cực khổ kiếm tiền là lo cho cậu học. Không phải để cậu nhởn nhơ cặp bồ đâu.
Nghĩ cảnh ba phải vất vả bên chiếc taxi đến tốt mịt mới về, đôi mắt Mẫn Nghi cụp xuống, rưng rưng:
− Tớ nhớ mà, vậy thì học bài đi.
Mỉm cười, Minh Đăng đập nhẹ vào vai bạn rồi ôm cuốn tập bước đi, Mẫn Nghi gọi đuổi theo.
Không trả lời, Minh Đăng chỉ tay lên tàng phượng cao trước mắt mình rồi chống tay nhảy lên thành lan can, cô thoăn thoát chuyển cành như 1 chú khỉ con. Chốn yên bình thanh tịnh, học bài lý tưởng của cô là chạc cây cao đó.
Mỉm cười, nhẹ lắc đầu, Mẫn Nghi toan quay gót trở về thư viện. Bài đã thuộc làu làu. Nhưng... để tránh mặt Diệp Bân và để vui lòng bạn, cô quyết tâm học lại từ đầu.
− Thưa cô, vui lòng cho tôi hỏi phòng này có ai tên Minh Đăng không vậy?
Vừa quay lưng, chưa kịp bước Mẫn Nghi chợt nghe bên tai vang lên 1 giọng nam trầm. Quay đầu lại, đôi mắt cô mở tròn kinh ngạc, khi nhận ra người vừa cất tiếng hỏi mình là 1 thanh niên rất đẹp trai, rất lịch sự và cũng rất lạ. Tay cầm bó hoa, trông anh không giống sinh viên tí nào.
− Tôi muốn tìm Minh Đăng, cô ấy có ở đây không?
Thấy Mẫn Nghi cứ ngẫn người ra, anh mỉm cười hỏi lại:
− Dạ có. - Như chợt tỉnh, Mẫn Nghi gật đầu nhanh.
Chành thanh niên mừng rở:
− Ồ may quá! Cô ấy đâu rồi? Tôi phải tìm từ sáng đến giờ, đi rã cả cập chân này đấy.
Nhìn giọt mồ hôi rịn ra khắp thái dương anh, Mẫn Nghi biết anh không nói dối. Thường tình, cô hướng mắt lên tàng phượng gọi to:
− Minh Đăng, cậu có khách đến tìm.
− Ai vậy? - Đầu Minh Đăng xuất hiện sau tàng lá rậm.
Chàng trai vui vẽ:
− Là tôi đây! Cô có nhận ra tôi không?
− Anh là..... - Minh Đăng ngờ ngợ rồi vụt sa sầm. - mò đến tận đây, anh còn muốn gì?
− Tôi không muốn gì, chỉ thật lòng xin lỗi cô thôi. Minh Đăng, cô nhận chứ?
Vừa nói, chàng vừa đưa cao bó hoa trong tay mình lên vẫy vẫy. Minh Đăng cười khì 1 tiếng:
− Chỉ 1 bó hoa e không đủ thành tâm, thật ý lắm đâu.
− Thế... cái gì nữa mới đủ chứ?
Chàng như bị bất ngờ, Minh Đăng nói ngay không suy nghĩ:
− Leo lên đây, tặng bó hoa đó cho tôi rồi nói 1 lời xin lỗi.
Quá đáng đấy! Anh nhủ thầm trong dạ nhưng nghĩ đến lỗi của mình, anh dằn lòng. Ai bảo đêm qua anh nông nỗi quá, chưa gì đã nghi cô ta là ăn trộm. Ừ, leo thì leo, để cô ta tưởng mình là hạng nhát gan sợ chết.
Nghĩ rồi, mặc kệ xung quanh mình giờ đã xuất hiện khá đông người hiếu kỳ. Anh chống tay nhảy phóc lên bờ lan can. Ngậm bó hoa vào miệng, anh thận trọng trèo lên chạc cây. Minh Đăng đang ngồi chéo chân. Cười cợt, cô như mỉa mai bước chân anh quá vụng về. Mà không vụng về sao được? Sinh trưởng ở thị thành, anh có bao giờ trèo cao như vậy. Thế này cũng khá lắm rồi.
− Xin lỗi cô vì chuyện hiểu lầm.
Chật vật mải, cuối cùng anh cũng bò được đến trước mặt Minh Đăng. 1 tay ôm cứng chạc cây, tay kia trao bó hoa cho cô.
− Thấy anh có lòng, tôi nể tình tha cho vậy. Lần sau nhớ đừng như vậy nữa nhé? Coi chừng ăn đấm có ngày.
Với giọng điệu 1 kẻ bề trên, Minh Đăng kênh mặt nói. Bàn tay với lấy bó hoa, cô đưa mắt nhìn qua 1 cái rồi ném thẳng luôn xuống đất trong tiếng ồ lên bất bình của mọi người.
− Minh Đăng mất lịch sự vừa thôi nhé!
Bễ mặt trước nhiều giai nhân, chàng trai đổ quạu.
− Thế nào là mất lịch sự? - Nghiêng đầu, Minh Đăng như không hiểu.
Chàng trai còn nỗi nóng lên:
− Là như vậy đó? Tại sao cô lại ném bó hoa của tôi đi? Cô có biết là tôi đã mua nó như thế nào không?
− À! Thì ra anh tiếc bó hoa - như vở lẽ, Minh Đăng gật gù - mắc như vậy, anh mua làm gì rồi tiếc?
− Tôi không tiếc, tôi chỉ muốn nói thái độ của cô. Cô thật chẳng tôn trọng tôi 1 chút nào.
− Tại sao tôi phải tôn trọng anh? - Minh Đăng chẳng để ý đến vẻ mặt người đối diện - 1 người đã dám đặt điều, vu khống tôi là ăn trộm chứ?
− Tôi đã xin lỗi vì sự sai lầm ấy.
Quên mất mình đang ngồi lơ lửng trên chạc cây cao, chàng trai chém mạnh tay vào không khí. Bất ngờ bị mất thăng bằng, anh phải chụp mạnh vào thân cây mới ngồi ngay lại được. Làm đám đông đồng tinh anh cũng phải bật cười lên 1 tiếng.
− Vậy thì, hành đng của tôi chẳng mắc mớ gì anh - 2 chân đang đong đưa trong không khí, Minh Đăng như cố tình chọc tức.
− Tại sao không mắc mớ? Bó hoa đó là của tôi tặng cô mà? - Quyết không thua, anh cải lý.
− Đúng vậy, bó hoa đó anh đã tặng tôi, tất nhiên nó là của tôi rồi. Tại sao anh lại tức khi tôi ném bó hoa của tôi đi chứ? - Minh Đăng đong đưa đôi chân càng lúc càng mạnh hơn.
Thiệt đúng là ngang, ba làng không nói lại. Biết chẳng bắt bẻ cô, chàng trai đành phải rút lui.
− Chẳng hơi đâu mà nói với cô. Đồ ngang ngược, vô văn hóa.
Máu nóng dồn lên mặt, Minh Đăng nghe tức nghẹn người. Xưa nay, cô vốn ghét ai bảo mình vô văn hóa. Nếu không sợ bị trường kỷ luật đuổi khỏi ký túc xá về ti làm mất trật tự cô đã đánh hắn vỡ mặt rồi. Nhưng không sao, vẫn còn cách trả đủa mà.
Mắng được mấy câu hả giận, chàng thanh niên thận trọng trở ngược xuống, chầm chậm bò vào hành lang trước nhiều cặp mắt giai nhân đang mở tròn mắt nhìn mình thán phục. Hẳn mấy cô đang trầm trồ tự bảo lòng: người đâu mà đẹp thế?
Không phải tự cao, sự thật là như thế, anh tự biết mình rất đẹp trai, rất hào tính và cũng rất đào hoa. Nên.....cô nào vô phước gặp anh.....ắt sẽ phải khổ thôi. Ôi!...Đang miên man nghĩ anh bỗng giật nảy ngược lên, suýt tí đã rơi bịch từ trên cây xuống đất.
Gì thế này? Đng đất chăng? Tỉnh thần ôm chặt chạc cây. Anh mới hay cành cây mình đang ngồi rung lên dữ dội. Và... kẻ đã làm cho cành cây phải rung lên.... không ai ngoài cô gái đáng ghét Minh Đăng. Cô đang dùng hết sức mình nhún nhảy trên cây, cố tình hất anh xuống đất.
Cành phượng mỏng manh đã phải chứa 2 người nay rung lên như vậy, chắc gãy mất thôi mắt những kẽ hiếu kỳ ánh lên niềm lo sợ. Dường như họ đã nghe trong gió tiếng cây lắc rắc rồi.
Và... chàng trai ti nghiệp kia cũng thế, quýnh lên nghe tiếng cây gãy, chàng co chân nhảy đại xuống hành lang trong tiếng hét hãi hùng của những cô yếu tim, nhỏ bóng vía.
− Anh......anh có sao không?
1 bàn tay lay nhẹ vào người, chàng trai dần hoàn hồi lại. Vừa nhận ra mình được an toàn, chàng đã thấy bụng mình thót mạnh rồi. Bao nhiêu thứ được ăn vào bụng sáng nay, bị nôn hết ra ngoài.
− Bỏ cái tật xen vào chuyện người khác đi nghe.
Gọn gàng nhảy phóc từ cành cây xuống cạnh chàng trai, Minh Đăng cất giọng bề trên. Buông 1 tiếng cười thoả mản. Cô nhún chân đi vi vào phòng. Lòng vui như mỡ hi, cứ tưởng thù này ngàn năm không trả được.
− Anh thông cảm đừng giận nó nghe!
Áy náy với những hành đng của Minh Đăng, Mẫn Nghi rút chai dầu ra thoa lên thái dương chàng trai rồi êm giọng bảo:
− Tính nó xưa nay vốn vậy. Thích chọc phá chứ chẳng ác tâm đâu.
Mùi dầu thật dễ chịu, ngẫng đầu lên anh kịp nghe giọng Minh Nguyệt càu nhàu:
− Đúng là bốn sáu chẳng sai. Người ta đã tặng hoa xin lỗi còn làm cao nữa. Thiệt kỳ cục chẳng ai bằng.
Kỳ cục....chợt cảm thất buồn cười cho cách nói của cô sinh vien nhỏ, chàng trai đưa tay lên quẹt mũi nghĩ thầm. Tại Minh Đăng và mấy cô chưa biết đấy thôi. Tử Khiêm này xưa nay cũng vốn mang danh kỳ cục đấy. Chưa chắc đã thua cô 4.6 của các người. Mà tại sao lại Minh Đăng là 4. 6 chứ? Chỉ biết là... khó bỏ qua.. được cho cô gái mang danh kì cục ấy.
o O o
Cái nắng giữa trưa của tiết tháng 4 thật là khủng khiếp. Thiêu trụi cỏ cây, nắng như muốn luộc chín tất cả những gì mà nó nhìn thấy vậy.
Không 1 ai dám ra đường làm mồi cho nắng vào giờ nay. Trừ những trường hợp thật là..... bất đắc dĩ. Trên con đường hầm hập nóng, vắng hẳn khách bộ hành, chỉ có những đám bụi bc cao quanh rào rào vào các ô của kính.
Trên bên xe honda ôm cũng vậy, ngoại trừ 1 Minh Đăng và chiếc Honda 67 bám đầy đất đỏ, chẳng còn ai. Giờ này các đồng nghiệp của cô đã tranh thủ về nhà, kẻ ăn cơm, kẻ tìm giấc ngũ vi vàng sau hơn nữa ngày phơi lưng cho náng táp .
"Về đi, giờ này không có khách đâu đừng đợi uổng công" Bác Tư thương tình bảo khi thấy cô cứ ngồi lì trên bãi.
Dạ 1 tiếng cho bác vui lòng rồi cứ ngồi yên. Chẳng phải Minh Đăng không tin lời bác nói, mà vì muốn cầu may. Biết đâu sẽ có vị khách vi vàng nào đó, vì 1 sự cố bất khả kháng nào cần đến sự giúp đở của cô. Buổi trưa ít xe tha hồ cho cô ăn mắc, gỡ gạc phần nào trên thuê xe.
Sáng giờ chẳng hiểu vì mắc phong long gì mà ế qua trời, không chạy được cuốc nào. 1 giờ phải trả xe về lớp, coi như cô lỗ trắng 10 ngàn. Khôn g! Cô không cam lòng như vậy.
Đói bụng quá, Minh Đăng vẫy tay gọi mua 1 ổ bánh mì không, gặm đỡ. Trời nắng, miệng bánh mì khô khốc trong cổ họng nuốt chẳng trôi, nhưng cô ráng nhét vào. Phải giử gìn sức khoẻ, không thì quị mất.
Mẹ chẳng biết cô vừa đi học, phải vừa đi làm như thế này đâu. Vì nếu biết, bà chẳng bao giờ đồng ý. Bà sẽ cố thức khuya thêm chút nữa, may thêm vài cái áo để đủ tiền gởi cho con. Tâm nguyện của bà.... chỉ muốn cô chú tâm vào việc học. Học thật giỏi và tạo thành sự nghiệp cho bà thấy. Niềm an ủi lớn lao duy nhất của bà là được thấy cô thành đạt.
Minh Đăng không hiểu sao mẹ lại chú trọng đến thành công của mình nhiều như thế. Ngày xưa cũng vậy, cực khổ bao nhiêu bà cũng chịu cam lòng. Bà giành hết công việc nhà để con chú tâm vào việc học. Đôi mắt bà cứ sáng lên, hạnh phúc mỗi khi thấy con đem phần thưởng về nhà.
Nhờ gen cha, hay gen mẹ? Minh Đăng không biết, cô chỉ biết mình thông mình lắm. Học 1 hiểu 10, chẳng cần phải học bài, toán khó bao nhiêu cô cũng giải 1 cách dễ dàng. 3 lần chiếm giải nhất cuộc thi toán của tỉnh. Cô đúng là niềm tự hào của trường, của mẹ.
Mỗi tháng phải gởi con 300 ngàn, Minh Đăng đã biết mẹ đã hết sức mình rồi. Nên mỗi lần đến tháng đến bưu điện nhận tiền, mắt cô lại rưng rưng thương mẹ.
Năm nay mẹ đã ngoài 50 mấy tuổi rồi, vẫn phải còng lưng vá từng mang áo, mạng từng cái quần rách cho người. Mẹ là thợ may, nhưng vì kiểu may đồ đã cũ, đã xưa, nên ít người đêm đồ cho mẹ may lắm. Đồng tiền mẹ kiếm được thật vất vả vô cùng.
300 ngàn, số tiền lớn của mẹ chỉ đủ nuôi cô ăn uống và gởi xe thôi. Muốn học thêm vi tính, anh văn....để bằng bạn bè, cô phải tự kiềm tiền.
Minh Đăng đã kiếm tiền bằng nhiều cách, đủ nghề, từ típ thị, giao hàng, dạy kèm cho trẻ...thậm chí cả chạy xe ôm cô cũng chẳng từ. Ngoài bản thân ra cô còn phải lo cho Mẫn Nghi nữa. Hoàn cảnh nó cũng giống như cô, nghèo khổ.
Hoàn cảnh giống nhưng tính cách của Mẫn Nghi lại trái ngược cô. Nó chẳng biết tự lập, biết lo cho bản thân 1 chút nào. Hở tí là mắc cở, là xấu hổ. Dạy kèm trẻ em còn chưa được, đừng nói gì phải lăn lóc ngoài đời lam lũ như cô để kiếm tiền.
Biết phận mình, Mẫn Nghi chẳng tham lam. Đậu đại học Bách Khoa, bao người mong không được, vậy mà nó lại đòi bỏ ở nhà bán xe nước mía. Minh Đăng phải năn nỉ hết lời, nói mới chịu đi học đó.
Ngoài là đứa bạn thân, Mẫn Nghi còn là ân nhân cứu mạng của cô nữa. Hồi đó, lúc còn nhỏ, nó đã vì cứu cô mà bị điện giật tuỏng chết rồi.
Thời gian trôi, Mẫn Nghi và ba của nó đã không còn nhớ chuyện cũ, nhưng Minh Đăng thì không sao quên được. Nhủ lòng, cô hứa sẽ trả ơn cho bạn dù bạn chẳng đòi.
Bốp!
Mãi nghĩ miên man, Minh Đăng không hay mảnh giấy gói bánh mì bị mình vo tròn quăng mạnh về phía trước, đã đập trúng đầu 1 vị khách tình cờ bước ngang qua. Đến khi nghe ông ta ui da 1 tiếng, cô mới giật mình ngẫng dậy.
− Dạ... con không cố ý, con lỡ tay, xin lỗi chú!
Biết lỗi mình vô ý, Minh Đăng vi hốt hoảng cúi đầu.
− Hứ!... như đang vi ra đường nôn nóng ngó đồng hồ.
Ông ta đón taxi! Nhìn điệu bộ sang trọng của vị khách, Minh Đăng biết ông ta chẳng đời nào ngó tới chiếc 67 cà tàng, cũ rích của mình. Và... cô cũng chẳng thèm tốn công mời ông đâu. Xưa nay, cô vốn ghét bọn nhà giàu, ỷ có tiền làm giọng ta đây hách dịch.
Nhưng giờ trả xe sắp đến rồi. Đành phải lỗ vốn vậy sao? Thôi thì..... bấm bụng mời đại ông ta 1 tiếng, biết đâu.... gỡ vốn...xem ông ta nôn nóng quá, mà taxi thì.... chẳng biết bao giờ mới xuất hiện.
− Chú à! Chú về đâu?
Nghĩ xong, Minh Đăng ra xe lại gần ông:
− Lên xe cháu chở cho. Không ăn mắc đâu mà sợ.
− Cô chạy xe ôm? - như bị bất ngờ, ông tròn đôi mắt nhìn cô.
Minh Đăng nhẹ gật đầu:
− Vâng đúng vậy.
− Con gái mà chạy xe ôm? Thật là không tin nỗi. - lại 1 cái nhìn lạ lẫm.
Minh Đăng nghe nổi nóng lên:
− Sao không tin nỗi? Bộ con gái rồi chạy xe ôm hỏng được sao?
− Được...nhưng mà.... cô chạy có chắc ăn không? - Gật đầu, ông tỏ vẻ nghi ngờ,
Minh Đăng mỉm cười:
− Sao lại không? Ông cứ ngồi thử 1 lần đi, ông muốn về đâu?
− Cho tôi về công ty vàng bạc đá quý Kim Thành.
Gấp quá, ông đành phải lên ngồi cho cô chở. Nhưng... chưa an tâm lắm, ông dặn:
− Chạy từ từ thôi đó.
Biết rồi! Minh Đăng bực dọc trong lòng. Rõ ông quý mạng ông còn tôi thí mạng mình chắc. Giầu quá rồi sợ chết bỏ của đây mà. Được, đã sợ, đây cho biết thế nào là sợ.
Nghĩ xong, Minh Đăng mỉm 1 nụ cười tinh quái rồi bất thần rồ ga lao vút ra đường. Người đàn ông bị mất đà, chới với phải chụp mạng xương vai cô. Suýt tý đã bị trớn xe quăng mạnh xuống đường.
− Trời đất, tôi đã dặn rồi, sao cô chạy gì kỳ cục vậy?
1 phút sau, hoàn hồn lại, ông cằn nhằn:
− Dừng lại, tôi không muốn đi xe cô nữa.
− Đừng giởn chú Hai, sáng giờ nhỏ này chưa chạy được cuốn nào đó.
Sợ vut mất mối ngon, Minh Đăng vờ giả giọng du côn đối phó:
− Giỏi thì nhảy xuống đi, nhỏ này chỉ dừng lại khi đến chổ thôi.
− Ối, ối!....
Lại 1 cú quanh vô ý, người đàn ông la lớn:
− Dừng lại đi thôi, bao nhiêu tôi cũng trả cô. Đừng làm vậy, tôi bị bệnh tim không chịu nỗi đâu.
Liếc mắt vào khính chiếu hậu, thấy sắc mặt ông trắng bệch, xanh lè kinh hãi, Minh Đăng thoáng hối hận trong lòng, cô hạ giọng:
− Chú bệnh tim thật hả?
− Thật mà.
Ông thở hổn hển:
− Tôi không chịu nổi kiểu chạy xe chết người của cô đâu.
− Xin lỗi chú, cháu sẽ chạy cẩn thận - Minh Đăng hạ tốc độ xe - như vậy... chú chịu nỗi không?
− Tàm tạm. - Người đàn ông rút khăn lau mồ hôi trán.
Minh Đăng lại nói:
− Tại hồi nãy chú không nói rõ, chú cứ tưởng chú ỷ có tiền, hách dịch sai khiến cháu, cháu mới chạy bỏ ghét thôi. Chứ bình thường....
Ngừng 1 chút, Minh Đăng mỉm cười bẽn lẽn:
− Cháu chạy đàng hoàng lắm.
− Vậy à!
Lời thú nhận của cô đã làm không khí cởi mở hơn. Người đàn ông vui vẻ:
− Cháu ghét mấy người giàu lắm à?
− Cũng tùy thôi, mà chú ơi, chú có giàu không vậy?
Mỉm cười, người đàn ông không đáp. Mà đáp sao bây giở chẳng lẽ tự xưng mình là tổng giám đốc tập đoàn vàng bạc đá quí Kim Thành, tên tuổi lẫy lừng, hiện đang là 1 trong 10 tỉ phú giàu nhất hiện nay
Không khéo cô bé lại quăng mình xuống đất. Hoặc không quăng thì cũng trề môi bảo mình nói láo. Tổng giám đốc gì mà đi xe ôm chứ.
Mọi chuyện cũng tại gã tài xế chết ôn kia. Xe c chuẩn bị thế nào lại hỏng giữa chừng. Báo hại ông phải ra đường đón taxi.
Lúc nãy, nó biết lỗi, toan gọi điện về công ty gọi xe khác ra đón, nhưng ông gạt phắt đi. Đoạn đường từ công ty đến đây xa hơn đoạn đường ông đến điểm hẹn rất nhiều. Đợi hắn đánh được xe đến nơi, e khách đã về mất tiêu.
Ai ngờ, taxi lại khó đón như vậy, 1 lát kể lại, bảo mình đã đi xe ôm của 1 đứa con gái, chắc chẳng ai chịu tin đâu.
− Chú à, sao chú không nói vậy? Chú có giàu không?
Minh Đăng lên tiếng nhắc, sực tỉnh, ông Thành nhẹ mỉm cười:
− Không giàu củng không nghèo. Thế còn cháu, giàu hay nghèo vậy?
− Không cần hỏi chú cũng biết rồi, cháu nghèo rớt mồng tơi. - Minh Đăng cười giòn.
− Cháu thích chạy xe ôm lắm hả?
Ông lại hỏi, và Minh Đăng lại cười giòn:
− Chẳng thích 1 chút nào.
− Thế cháu thích nghề nào?
− Chẳng thích nghề nào, chỉ thích tiền thôi.
Chạy luôn chiếc 67 lên bậc thềm, Minh Đăng cho xe ngừng lại im ru.
− Nên bây giờ, xin chú vui lòng trả tiền xe.
− Được lắm!
Bây giờ, ông mới có dịp nhìn kỹ mặt Minh Đăng. 1 gương mặt đẹp nhưng sạm đen vì nắng gió. Lòng chợt chạnh 1 niềm thương cảm. Ông thật muốn giúp cho cô nhưng không được, trong công ty ông Robinson đang nóng lòng gọi ông rồi. Thở ra 1 cái, ông chỉ có thể rút vi 2 tờ 50 ngàn đặt xuống tay cô, ân cần nói:
− Ta trả cho cháu.
− Ôi, sao nhiều vậy?
Minh Đăng rụt tay về, nhưng không kịp, ông đã bước vi đi rồi Minh Đăng vẫn chưa nhìn kỹ mặt ông, cô chỉ có thể ngẩn đầu lên nhìn chăm chú vào bảng hiệu công ty. Nơi có viên kim cương được kết bằng đèn điện tử, biểu tượng của Kim Thành đang nhấp nháy. Lòng bổng nghe rung động khác thường.