Số lần đọc/download: 3326 / 38
Cập nhật: 2015-03-05 12:03:26 +0700
Trước khi đi Nhật Bản, Đặng Tử Mẫn nghe lời Đặng Tử Kính qua Nam Định để gặp Nguyễn Thượng Hiền, Tăng Bạt Hổ. Đến chợ Rồng, Đặng kéo cụ Khổng người làng Định Trạch, vốn trước kia là đốc biện quân lương của Nguyễn Quang Bích. Khổng cho Đặng biết Phan Bội Châu mới từ Nghệ An ra Nam Định:
- Cụ Phan đang ở nhà tôi.
Chỗ hai người đứng nói chuyện với nhau là một phiến đá vuông dùng để đập lúa nhưng vỡ một góc, nên người ta dùng nó lát đường. Trước khi cháy chợ Rồng năm 1987, người ta vẫn thấy phiến đá ấy lát trước quầy bán cá khô của bà Hai Oanh.
- Thưa cụ, nếu thế thì cụ phải cho tôi gặp được cụ Phan.
Khoảng thời gian đang kể đây là khoảng trước Tết Nguyên đán năm ất Tỵ 1905 chừng mấy ngày.
Quang cảnh chợ Rồng vui và nhộn nhịp sẽ được tả sau ở cuối chuyện này.
Cụ Khổng dẫn Đặng Tử Mẫn len lỏi vào chợ.
Tới gian hàng vải, cụ Khổng giới thiệu Đặng với cụ Đồng Thịnh là người giữ bát họ có danh tiếng ở chợ Rồng:
- ông Đặng là người hào kiệt.
Cụ Đồng Thịnh bảo:.
- Chúng tôi đều nghe danh ông. "Văn kỳ thanh, bất kiến kỳ hình".
Đặng bảo:
- Thành Nam là nơi có nhiều hào kiệt. Cụ Khổng bảo:
- Đấy là ngày trước.
Cụ Đồng Thịnh bảo:
- Nhất Tú Xương.
TIỂU SỬ TÚ XƯƠNG
Trần Duy Uyên, tức Trần Tế Xương, tức Trần Kế Xương, tức Trần Cao Xương, tức Tú Xương, sinh năm Canh Ngọ 1870, mất năm Bính Ngọ 1907, hưởng dương 37 tuổi. Quê Tú Xương ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.
Đất Vị Xuyên được Tú Xương kể lại:
Có đất nào như đất ấy không?
Phố phường tiếp giáp với bờ sông
Nhà kia lỗi phép con khinh bố
Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng.
Keo cú người đâu như cứt sắt,
Tham lam chuyện thở rặt hơi đồng.
Bắc Nam hỏi khắp người bao tỉnh:
Có đất nào như đất ấy không?
Tú Xương là con trai cả cụ Trần Duy Nhuận. Cụ Nhuận có 9 người con, trong đó có 6 người con trai và 3 con gái. Sáu con trai tên là Uyên, Ngư, Nguyên, Thiệp, Câu, Trừng. Ba con gái tên là Khiết, Tịnh, Vân.
Tú Xương lấy vợ, vợ tên là Phạm Thị Mẫn, hơn Tú Xương một tuổi, mất năm 1931, quê ở làng Lương Đường, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, nhưng sinh ở Nam Định. Vợ Tú Xương làm nghề buôn bán gạo. Tú Xương có 6 người con trai tên là Bành, Bột, Bái, Uông, Lãng, Chử.
Tú Xương học chữ Hán, sống trong buổi giao thời chuyển từ chữ Hán sang chữ Quốc ngữ.
Tú Xương mộng công danh theo thói đời, theo đường thi cử, đi thi 8 lần, nhưng hỏng 7 lần, chỉ đỗ một lần: kỳ thi ất Dậu 1885: hỏng, Mậu Tý 1888: hỏng, Tân Mão 1891: hỏng, Giáp Ngọ 1894: đỗ tú tài, Đinh Dậu 1897: hỏng, Canh Tý 1900: hỏng, Quý Mão 1903: hỏng, Bính Ngọ 1906: hỏng.
Kỳ thi năm Giáp Ngọ 1894, Tú Xương đỗ tú tài được một người Pháp tên là Buaranh tả lại như sau: "Trường thi Nam Định năm 1894, đông như kiến cỏ. Năm 1891, Nam Định chỉ có 9000 sĩ tử năm 1894, con số người đi thi lên tới 11000. Từ giữa trường thi, chỗ đường thập đạo trông ra, trùng trùng điệp điệp những mu rùa bằng tre, những tấm mui luyện nhà đồ (tức là những thi cụ lều chõng). Kỳ đệ nhất vào ngày 25-10-1894. Kỳ đệ nhị, ngày 15-11. Kỳ đệ tam 25-11. Và kỳ phúc hạch đệ tứ là ngày 1-2-1894. Ngày 8- 12- 1894 là lễ xướng danh những người đỗ. Tiếng loa ran lên, ôm ồm lanh lảnh. Tiếng í ới gọi nhau lạc đường của người nhà các thầy khóa, của tiểu đông, lão bộc, quản gia nhổ lều đội chõng ra về trong đêm tôi lập lòe ánh đuốc. Đám đông lên tới 25000 người. Lễ xướng danh từ rất sớm cho đến chiều. Ghế bành của các q uan chấm thi và dự lễ kê cao tới 4 mét.
Quan Toàn quyền bận không đến, có quan cai trị Moren thay mặt dự lễ. Cử xong mỗi tên ông tân khoa xướng lên mất 5 phút - lính từ lúc cất tiếng loa gọi tên, xoáy sang phía trái, xoáy sang phía phải, cho tới khi người trúng thi thích cánh lách được lên chỗ để trình căn cước. Khoa thi năm 1894, lấy 60 cử nhân và 200 tú tài (lệ triều đình đặt ra thường lấy theo tỉ lệ nhất cử tam tú, cứ chấm được một cử nhân thì lấy được ba tú tài).
Xướng xong tên được 60 ông cử nhân tân khoa mất 3 tiếng đồng hồ thì quan sứ Moren về. Các ông tân khoa phục xuống lạy. ở tỉnh đường quan Tổng đốc quan Kinh lược Bắc Kỳ ban mũ, ban áo tấc xanh, ban ô, ban tráp sơn - nó là những huân hiệu cụ thể của người men chân lên cái thang công danh hoạn lộ. (Bắc Kỳ cổ sự).
Tú Xương than sự thi, coi đấy là nghiệp chướng:
Bụng buồn còn muốn nói nang chi
Đệ nhất buồn là cái hỏng thi
Một việc văn chương thôi cũng nhảm
Trăm năm thân thế có ra gì!
Về nghề nghiệp, Tú Xương không có nghề nghiệp gì.
Tú Xương kể lại: "Tôi vốn đi tiêu dao suốt năm, không để ý gì đến cửa nhà, đến nỗi vợ phải đón về dạy con, cung phụng như ông đồ người ngoài, không dám xưng hô theo lễ vợ chồng:
Thầy đồ, thầy đạc
Dạy học, dạy hành
Vài quyển sách nát
Dăm thằng trẻ ranh.
Văn có hay đã đỗ làm quan, võng điều võng tía
Võ có giỏi đã ra giúp nước, khố đỏ, khố xanh.
Ý hẳn thầy văn dốt võ dát
Cho nên thầy luẩn quẩn loanh q uanh.
Trông thầy:
Con người phong nhã
Ở chốn thị thành
Râu rậm như chổi
Đầu to tày giành
Cũng lắm phen đi đó đi đây, thất điên bát đảo
Cũng nhiều lúc chơi liều chơi lĩnh tử đốm tam khoanh.
Nhà lính, tính quan: ăn rặt những thịt quay,
lạp xường, mặc rặt những quần vân, áo xuyến;
Đất lề quê thói: chỗ ngồi cũng án thư, bàn
độc, ngoài hiên cũng cánh xếp, mành mành.
Gần có một mụ, sinh được bốn anh: tên Uông, tên Bái,
tên Bột, tên Bành;
Mẹ muốn con hay, rắp một nỗi biển, cờ, mũ áo;
Chu rước thầy học, lính đủ tiền chè, rượu, cơm canh.
Chọn ngày lễ bái
Mở cửa tập tành
Thầy ngồi chễm chệ
Trò đứng xung quanh
Dạy câu Kiều lẩy
Dạy khúc lý Kinh
Dạy những khi xuống ngựa lên xe, đứng ngồi phải phép
Dạy những lúc cao lâu, chiếu hát, ăn nói cho sành! "
Tú Xương có tài xuất khấu thành chương,
hay làm thơ bỡn cợt người đời, thói đời.
Thí dụ bỡn ông ấm Điềm:
Ghi chú của Tú Xương: "Ông ấm Điềm đang ngồi chơi với ta, một chốc bỗng thấy con bé là người nhà bà Hai Đích tới gọi: "Ông ấm ơi! Ông về gói hộ bà tôi vài cái giò!" Ông ấm lấy làm buồn cười. Hỏi mãi thì hóa ra chủ nhà sai nó đi gọi thằng ấm, nó nghe nhầm ra ông ấm Điềm. Buồn cười quá ta mới bỡn ông ấm rằng:
"Ấm không ra ấm, ấm ra nồi
Ấm chạy lăng quăng, ấm chẳng ngồi
Chán cả đồ chuyên cùng chén mẫu
Luộc gà, nấu thịt, lại đồ xôi".
Thí dụ bỡn ông Thành Pháo (mượn chuyện chơi tam cúc để réo tên ông Pháo là người may được cử giữ chức phòng thành):
Tượng tượng, xe xe, xé lẻ rồi
Sĩ đen, sĩ đỏ chắng vào đôi
Đố ai biết được quân nào kết
Mã cũng chui mà tốt cũng chui!
Thí dụ bỡn ông ấm Kỷ là con trai cụ tuần Quang. Mẹ ấm Kỷ dan díu với sư Doãn, tu ở chùa Phù Long (Nam Định):
Ấm Kỷ kia ơi tớ bảo này
Cha con mày phải cái này cay
Thôi đừng võng giá nghênh ngang nữa
Thằng hểu Phù Long bá ngọ mày!
Thí dụ bỡn bản thân mình:
Một trà, một rượu, một đàn bà
Ba cái lăng nhăng nó hại ta,
Chừa được cái gì hay cái nấy
Có chăng chừa rượu với chừa trà.
Tú Xương được người đời gọi là "thần thơ thánh chữ". Có người nói đặc sản Nam Định là chuối ngự và thơ Tú Xương. Cả một thời đại văn chương nhưng Tú Xương được yêu mến nhất:
Ông nghè, ông thám vô mây khói
Đứng lại văn chương một tú tài!
Tú Xương để lại khoảng 150 bài thơ phú và câu đối, phần lớn truyền miệng, bài nào cũng buồn cười, chơi chữ thần tình. Thí dụ nói về người chỉ giỏi cơm rượu mà kém văn chương:
Văn chương chẳng thấy kêu rằng tốt
Chỉ tốt hai hàng lúa mạ thôi!
Hay:
Ý hẳn thịt xôi lèn chặt dạ
Cho nên con tự mới tòi ra!
Thí dụ trêu vợ chồng mới cưới:
Con bé nhà kia nó lấy ai?
Thưa ông nó lấy chú Hai Mai
Đuôi gà cô ả coi xinh gái
Trứng cá anh chàng cũng đẹp giai!
Có người viết về Tú Xương: "Ông sinh không ai biết, ông chết không ai hay".
Vậy là cụ Đồng Thịnh bảo:
- Nhất Tú Xương.
Đặng Tử Mẫn cùng bảo:
- Nhất Tú Xương thật.
Cụ Khổng đối biện bảo:
- Hiềm Tú Xương chỉ du hí văn chương.
Khi ba người đang đứng nói chuyện với nhau thì có một người ăn mày đi đến ngửa tay xin tiền ở quầy bán thuốc bắc hiệu ông lang Xán. ông lang Xán xua tay:
- Người đói thì ta cũng chẳng no
Cha thằng nào có tiếc không cho!
Xung quanh cười ầm lên.
Cụ Đồng Thịnh cười:
- Lại Tú Xương!
Nói rồi móc túi cho người ăn mày một hào.
Cụ Khổng đốc biện hỏi:
- ông Đặng khi nào ông đi Nhật Bản?
Đặng Tử Mân bảo:
- Sang năm mới.
Cụ Đồng Thịnh vào sạp vải lấy ra một gói lụa đỏ:
Ông Đặng, đây là tiền đóng góp của người việt Nam cho nước Việt Nam.
Đặng nói:
- Đa tạ cụ, của ít lòng nhiều.
Lúc ấy bỗng nhiên có tiếng đàn, tiếng nhị réo rắt cất lên. Đám người đứng xúm đông xúm đỏ quanh ông già hát sẩm với cô cháu gái chừng mười lăm tuổi:
Hát rằng:
- Chị hỡi chị, năm nay túng lắm
Biết làm sao, Tết đến nơi rồi
Mới ngày nào, chị mua muối cùng tôi
Ngoảnh mặt lại, hàng vôi nay đã bán
Này nụ, này hoa, này hài, này hán
Pháo, tranh Tàu, Hương Cảng mới đưa sang
Chị cùng em sắm sửa lo toan
Muốn mua chịu, sợ nhà hàng lại lạ
Chị em ta cùng nhau giữ giá
Đến bây giờ ngã cả chẳng ai nâng
Cũng liều bán váy chơi xuân...
Cụ Đồng Thịnh bảo:
- Lại Tú Xương!
Ông già hát sẩm lại hát:
Hát rằng:
- Người tai mắt ai không thích thú
Lúc về già lụ khụ mới chơi xuân
Suối quanh năm nào mất cái lông chân
Nhà chứa bẩn để dành phân bón lúa
Ba câu chuyện khoe mình lắm của
Chốn nhà lan sặc sụa những hơi đồng
Theo anh em đến chỗ lầu hồng
Hỏi cô ấy có chồng chăng nhỉ?
Anh đây thật là người chí khí
Tiền cưới cheo chi phí một vài hào
Khoe mình chơi nhất Hàng Thao!
Cụ Đồng Thịnh cười:
- Lại Tú Xương!
Đặng Tử Mẫn và cụ Khổng đốc biện chào cụ Đồng Thịnh để về.
Cụ Đồng Thịnh bảo:
- Ông Đặng! Sự nghiệp Đông du lớn lắm!
Đặng gật đầu:
- Đa tạ cụ!
Cụ Đồng Thịnh tiễn cụ Khổng đốc biện và Đặng Tử Mẫn tới ngoài cổng chợ.
Cụ Khổng hỏi Đặng:
- ông Đặng về nhà tôi bây giờ để gặp cụ Phan hay chờ đến tối?
Đặng Tử Mẫn bảo:
- Tôi muốn ghé thăm Tú Xương.
Cụ Đồng Thịnh bảo:
- Muốn tìm Tú Xương phải nhờ chú Mán.
Đặng Tử Mẫn ngồi lên xe chú Mán. Cụ Khổng đốc biện và cụ Đồng Thịnh lại quay vào chợ. Đặng Tử Mẫn ngồi lên xe. ông cất bọc tiền cụ Đồng Thịnh vừa trao vào trong tay nải. Thành Nam Định đang vào Tết: người xe nhộn nhịp, thấp thoáng bóng những cành đào ở nhiều cửa hiệu buôn. Khuôn mặt bạ n bè thân quen hiện ra trong tâm trí Đặng: nào Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thượng Hiền, Trần Cao Vân, Trần Quý Cáp, Tăng Bạt Hổ, Hoàng Hoa Thám, Kỳ Đồng, Nguyễn Văn Cẩm và nhiều người nữa.
- Tất cả lui vào thiên cổ...
Đặng nghĩ thế. ông lắng nghe tiếng pháo tép nổ ran cuối phố mà rùng mình. Trời lạnh. ở Nhật Bản trời lạnh hơn nhiều.
Chiếc xe tay đi lòng vòng một lúc lâu rồi đỗ trước một hiệu cao lâu. Hiệu cao lâu này đến nay không còn nữa. Vị trí của nó đại để ở giữa quán karaoke của cô Dung béo và Công ty Sách - Thiết bị trường học thuộc Sở Giáo d ục Na m Định ở phố Hàng Thao bây giờ.
Đặng Tử Mẫn trả tiền xe cho chú Mán rồi gõ cửa hiệu. Chủ hiệu cao lâu là cô Ba Tuyết chạy ra đón Đặ ng.
Đặng hỏi:
- Ông Tú có ở đây không?
Cô Ba Tuyết cười:
- Gớm! Thì bác cứ vào đây cái đã nào!
II
Tú Xương nằm trên chiếu, đầu gác lên đùi cô đào Thu.
Tú Xương đọc:
- Người bảo ông điên, ông chẳng điên
Ông thương, ông tiếc, hóa ông phiền!
Tú Xương suy nghĩ.
Ông nghĩ:
Từ lâu lắm, ở xa lắm, người ta đã nhầm lẫn
Những nhầm lẫn cử chông chéo lên nhau
Sống trong những nhầm lẫn thật tai hại
Nhưng tỉnh ra còn tai hại hơn!
"Thiên hạ dễ thường đang ngủ cả
Tội gì mà thức một mình ta".
Thôi thây kệ!
Ai nhầm cứ nhầm
Ta chỉ thấy buồn cười mà thôi
"Những là thương cả cho đời bạc
Nào có căm đâu đến kẻ thù"...
Tú Xương nhắm mắt lại. ông cảm thấy dễ chịu quá chừng. Cô đào Thu mới hai mươi mốt tuổi.
- Ông Tú! Thế chừng nào ông giúp em?
Tú Xương ậm ừ. ông đã chót hứa với cô đào Thu sẽ giúp cho cô một món lưng vốn. Em chỉ muốn về quê đi chợ. Làm công việc này nhục lắm.
" Chơi thì nhục. Làm thì không nhục. Tại sao lại thế? Lại nhầm lẫn rồi!" Tú Xương nghĩ.
- Ông Tú ạ! Em chẳng thấy ai như ông cả.
"Lại nhầm lẫn rồi! Đàn ông thì ai cũng như nhau hết"- Tú Xương lại nghĩ.
- Hôm nọ, cái ô mang ra ngoài hiệu cầm đồ chỉ bán được có ba hào.
Tú Xương cười, cô đào Thu cũng cười ngặt nghẽo.
GIAI THOẠI ĐI HÁT MẤT Ô:
Có ông đi hát, bị cô đầu nẫng mất cái ô lục soạn, ông này tiếc của, kể chuyện cho mọi người nghe. Tú Xương làm bài thơ sa u:
Đêm qua anh đến chơi đây
Giày giôn anh dận, ô tây anh cầm
Rạng ngày sang trống canh năm
Anh dậy em hãy còn năm trơ trơ
Hỏi ô, ô mất bao giờ
Hỏi em, em cứ ỡm ờ không thưa
Chỉn e rày gió mai mưa
Lấy gì đi sớm về trưa với tình...
Bài thơ này lưu truyền, nhà hàng sợ mất tiếng xin Tú Xương nghĩ cách chữa cho đỡ ngượng. Tú Xương bèn làm bài thơ trả lời:
Chẳng qua muôn sự tại trời
Thôi thôi xin chớ dài lời làm chi
Nắng thì nắng cũng có khi
Mưa thì mưa cũng có kỳ mà thôi
Thật lòng anh có thương tôi
Thì anh cử việc đội giời mà lên
Nhược bằng anh cố bắt đền
Thì xin đền cái đắt tiền bằng ba!
Cô đào Thu lại hỏi:
- Ông Tú! Thế chừng nào ông giúp em?
Tú Xương bảo:
- Rồi đâu có đó.
Cô đào Thu thở dài.
Tú Xương nghĩ:
Làm người thật khó
Chỉ sống thôi sao mà khó thế
Chẳng lẽ chỉ như thế thôi
Cái cái, đực đực
Những con thú mạnh biểu hiện
Những con thú yếu khêu gợi...
Đực đực, cái cái
Cái cái, đực đực.
Cô đào Thu hỏi:
- Sáng nay ông ăn quà gì? Sáng nay em ăn miến lươn.
Tú Xương đọc:
- Quần áo rách rưới.
ăn uống xô bồ
Cơm hai bữa: cá kho, rau m uống
Quà một chiều: khoai lang, lúa ngô...
Cô đào Thu lại hỏi:
- ông Tú! Thế chừng nào ông giúp em?
Tú Xương bảo:
- Được!
Cô đào Thu thở dài:
- ông Tú ông sống cũng thanh đạm nhỉ?
Tú Xương đọc:
- Cực nhân gian chi phẩm giá, phong nguyệt tình hoài;
Tối thế thượng chi phong lưu, giang hồ khí cốt".
(Cái phẩm giá tột cùng ở trong thiên hạ là tình đối với trăng gió.
Cái phong lưu bậc nhất ở trên đời là tính khí giang hồ).
Cô đào Thu hỏi:
- ông Tú! Trên đời ông quý nhất loại người nào?
Tú Xương bảo:
- Loại anh hùng hào kiệt và loại rong chơi giang hồ.
Cô đào Thu cười ngặt nghẽo:
- Loại anh hùng hào kiệt ông nào cung toàn râu là râu!
Tú Xương cười.
- ừ, trên sâ n khấu vị a nh hùng hào kiệt nào cũng toàn râu là râu thật.
Tú Xương nghĩ:
Anh hùng chí lớn
Ông râu hùm hàm én
Ông mặt đó râu dài
Phong ba cát bụi
Danh tiếng nức trần ai!
Cô đào Thu lại hỏi:
- Ông Tú! Thế chừng nào ông giúp em?
Tú Xương bảo:
- Tết!
Cô đào Thu bảo:
- ứ ừ! Tết đến nơi rồi!
Vừa lúc ấy thì Đặng Tử Mẫ n bước vào.
III
Chắc chắn cnộc nói chuyệ n gi ữa Đặ ng Tử Mẫ n và Tú Xương vô cùng cao nhã vì Tú Xương đã ngồi thắng dậy, nét mặt nghiêm trang.
Cô đào Thu hỏi:
- Em có phải đi ra ngoài hay không?
Tú Xương bảo:
- Không! Cô phải ở đây hầu rượu.
Đặng Tử Mẫ n và Tú Xương nói về thời thế. Xã hội Việt Nam ở đầu thế kỷ XX có tâ m trạng chung lo âu, ngơ ngác. Những mong mnốn khai sáng xuất hiện trong giới văn thân. Tấm gương cải cách Minh Trị Nhật Bản khơi dậy khát vọng biến đổi.
Đặ ng nói:
- Cụ Phan đã có ý định Đông du.
Tú Xương buột miệng:
- Đa tạ cụ.
Cô đào Thu bật cười: mỗi khi Tú Xương đa tạ ai nghĩa là Tú Xương đã nhận ra một điều gì đó bnồn cười.
Tú Xương đưa mắt, cô đào Thu biết ý lặng im.
Đặng Tử Mẫ n nói:
- Số người ghi tên Đông du nay đã hơn 60 người. Trong miền Nam có Phan Chu Trinh rất có chí. Hiềm Phan Chu Trinh chủ trương "Pháp-Việt đề huề". C ụ Phan Bội Châu thì khác, chủ trương bạo động. Đặng Tử Mẫn nói:
- ở Bắc Giang, cụ Hoàng Hoa Thám rất mạnh. Cụ Phan Bội Châu cũng định lên gặp cụ Hoàng.
Cô đào Thu nín thở.
Đặng Tử Mẫ n hỏi:
- ông Tú! Ông nghĩ gì khi cụ Phan cho rằng "Lập thân tối hạ thị văn chương"?
Tú Xương lại buột miệng:
- Đa tạ cụ.
Cô đào Thu lại xuýt bật cười. Tú Xương đưa mắt nhìn. Cô đào Thụ vơ tình chạm tay vào cái tay nải của Đặng Tử Mẫn.
Đặng hỏi:
- Ông Tú, tình cảnh ông hiện giờ thế nào?
Tú Xương bảo..
- "Thê tróc, tử phọc"
GIAI THOẠI VỢ BẮT, CON TRÓI
Có người mang tặng Tú Xựơng một cái lồng chim. Thấy con chim bị nhốt, Tú Xương thương tình thả cho nó bay. ông bảo: Ngã phóng, nhĩ phi, dực mao tác vũ " (Ta thả cho mày bay đi, lông cánh mặc sức bay nhẩy). Không dè bà vợ Tú Xương và mấy đứa con tưởng chim xổ lồng nên chạy lại, chộp được, lại nhốt vào lồng như cũ. Tú Xuơng cám cảnh, bật cười bảo: "Thê tróc, tử phọc, âu lộ hoàn lung" (Vợ bắt, con trói thế là con chim tự do lại quay vào lồng).
Cô đào Thu bảo:
- ông Tú. Em xuống nhà lấy đàn, lấy trống được không?
Tú Xương bảo:
- Được! Thế đã xong chưa?
Cô đào Thu cười bảo:
- Xong rồi.
Đêm hôm đó, trong men rượu, giữa không khí lạnh của ngày giáp Tết, Đặng Tử Mẫn ngồi nghe Tú Xương gõ trống và cô đào Thu ngâm thơ. Thơ rằng:
Sực tỉnh trông ra ngỡ sáng lòa
Đêm sao đêm mãi thế ru mà.
Lạnh lùng bôn bể ba phân tuyết
Xao xác năm canh một tiếng gà.
Chim chóc hãy còn vương cửa tổ
Bướm ong chưa thấy lượn vườn hoa.
Nào ai là kẻ tìm ta đó
Đốt đuốc mà soi kẻo lẫn nhà!
ĐOẠN KẾT
Chợ Rồng chiều 30 Tết chật ních người. Ngoài cổng chợ bàyla liệt những hàng rau, hàng thịt. Trong nhà là các dãy hàng khô, hàng vải, hàng tạp hóa. Chỗ nào cũng thấy có những câu đối viết trên giấy điều. Mùi gạo thơm quện lẫn với đủ thứ mùi hàng hóa khác. Tất cả đều có hương vị thân quen nông nàn.
Cô đào Thu đi sắm tết. Cô chuẩn bị về quê. Đến quầy bán mứt kẹo, anh chàng bán hàng chọc ghẹo gì cô đào Thu. Cô đào Thu cười ngặt nghẽo, đấm thùm thụp vào lưng anh chàng bán hàng. Cô bảo:
Chỉ trách người sao chẳng trách mình
Mình trung đâu đấy, trách người trinh.
Xung quanh cười rộ lên. Có ai nói:
- Lại Tú Xương!
GIAI THOẠI CÔ ĐÀO THU
Tú Xương quen cô đào Thu hay xin tiền. Tú Xương hứa giúp một chút vốn nhỏ nhưng chưa có dịp. May có một lần Tú Xương gặp Đặng Tử Mẫn, Đặng có tiền bèn trích một khoản nhỏ giúp cho cô đào Thu. Cũng có người nói rằng cô đào Thu trộm tiền của Đặng Tử Mẫn, Tú Xương biết nhưng lờ đi cho.
Nhân việc này Tú Xương có bài thơ:
Rước phải cô đào mới tẻo teo
Rác tai đà làm sự ỳ èo
Cầm, kỳ, thi, tửu, vui ra phá
Điền sản, tư cơ mấy cũng nghèo
Bạn ác không vay mà thúc lãi
Thói thành dầu lịch cũng thành keo
Thôi thôi xin kiếu cô từ đấy
Chiều đãi thì tôi cũng váo đèo.
Cô đào Thu đi sắm Tết. Cô không biết rằng ở một góc chợ Tú Xương đang lặng lẽ ngắm nhìn cô. Tú Xương đi lẫn ở trong đám người đi chợ. Mọi người không ai biết ông...Một nhà sư khất thực chạm phải Tú Xương. Nhà sư lùi lại nói:
- A di đà Phật!
Tú Xương giật mình nhưng ông thấy buồn cười nên tự dưng buột miệng
- Ca ki cà kật!
Không biết mọi người xung quanh có nghe Tú Xương nói gì không nhưng tiếng cười cứ thế ran lên không ngớt.
Tú Xương đi. Kìa Tú Xương đang đi... Ông "thõng tay vào chợ"...