Nếu mặt biển mãi mãi bình lặng, chắc chắn những thủy thủ tài ba sẽ chẳng bao giờ có mặt trên đời.

Ngạn ngữ Anh

 
 
 
 
 
Tác giả: Dân gian
Thể loại: Truyện Ngắn
Biên tập: Ngô Thu Đông
Upload bìa: Ngô Thu Đông
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3908 / 6
Cập nhật: 2015-10-20 12:11:06 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Ự TÍCH GẠO NÀNG THƠM CHỢ ĐÀO
Không biết gạo nàng Thơm có hương thơm từ khi nào, và không ai giải thích nổi tại sao chỉ duy nhất trồng ở vùng đất Chợ Đào mới ra được thứ gạo nàng Thơm thơm lừng, dẻo ngọt và có hạt lựu làm cho hạt cơm thêm đượm, thêm bùi. Nhưng từ lâu trong dân gian lưu truyền câu chuyện đậm chất huyền sử kể lại rằng, ngày xưa lúc vùng đất Nam Bộ còn hoang sơ ở một ngôi làng nọ có Nàng Thơm rất xinh đẹp, từ nhỏ đã mồ côi cha mẹ, nàng sống và lớn lên trong sự thương yêu đùm bọc của xóm làng. Nàng Thơm sở hữu một mái tóc dài đen óng, bóng mượt, dù không ướp gội bất cứ một thứ hương hoa nào nhưng nó vẫn luôn tỏa ta hương thơm ngào ngạt, thanh thoát, nhẹ nhàng. Lớn lên, được sự thương yêu, dạy bảo của dân làng nên nàng vừa giỏi thêu thùa, may vá vừa nết na hiền dịu, lại giỏi cả việc đồng án.
Ở làng bên có Chàng Lúa gia cảnh cũng mồ côi như nàng Thơm, chàng có sức khỏe phi thường, mạnh gấp hai ba người thường, chàng thường hay giúp đỡ, bảo vệ dân làng nên ai cũng yêu quý, thương mến chàng. Đặc biệt chàng còn có biệt tài ca hát rất hay, tiếng hát của chàng trầm ấm làm mê mẩn cả lòng người, làm cho nhiều cô gái đẹp thầm thương trộm nhớ, tuy nhiên chàng chưa để lòng thương mến ai. Trong một lần hội làng chàng vô tình đã gặp nàng Thơm, người mà chàng đã nghe tiếng nết na, xinh đẹp hiền thục từ lâu, nay gặp được mặt quả không sai, từ đó chàng đem lòng thương mến và nhờ mai mối hỏi cưới nàng Thơm.
Về phía nàng Thơm, từ khi dần bước sang tuổi cập kê đã có biết bao mối mai của những nhà quyền quý đến dân dã đến ngỏ ý hỏi cưới nhưng nàng đều từ chối vì chưa tìm thấy người đồng cảm làm cho lòng nàng thương mến, khi gặp được chàng Lúa người mà nàng cũng nghe qua qua lời kể của mọi người, biết tính tình chàng là người thật thà, ngay thẳng, hay giúp đỡ mọi người nên khi có mối mai của chàng Lúa đến hỏi nàng đã gật đầu đồng ý. Hai làng rất vui mừng dự định sang năm sau mùa gặt lúa sẽ cùng nhau tổ chức đám cưới cho hai đứa con chung của hai làng.
Tuy nhiên, đứa con độc nhất của bá hộ Dần tên là Hai Cải, tướng người xấu xí, lòng dạ độc ác hay ức hiếp dân lành, người mà gia đình nàng Thơm còn thiếu nợ, nhiều lần muốn bắt nàng Thơm về làm thiếp để trừ nợ nhưng đều bị nàng khước từ, trước sự bảo vệ, đùm bọc của dân làng nên Hai Cải chưa làm gì được, nhưng trong lòng hắn quyết tâm lập mưu phải bắt cho kỳ được nàng Thơm. Khi không bắt được nàng Thơm do dân làng quyết tâm bảo vệ nàng và hứa sẽ cùng nhau góp tiền để trả nợ cho nàng khi xong mùa lúa, không bắt được nàng Thơm chúng rất tức tối dùng mưu để bắt chàng Lúa dụ dỗ, ép buộc, đánh đập chàng lúa đến tàn tật, chúng dùng mủ cây xương rồng nhỏ vào làm cho mù mắt để chàng không còn nhìn thấy sắc đẹp của nàng Thơm mà từ bỏ ý định hỏi cưới. Dù bị đánh đập dã man, nhưng chàng Lúa chỉ một lòng một dạ, kiên quyết không từ bỏ nàng Thơm. Dân làng mấy lần bao vây nhà bá Hộ dần đòi thả chàng Lúa trước sự hung hăng của nhà bá hộ Dần, cuối cùng biết không thể lung lay được trái tim của chàng lúa, thấy không làm gì được chúng đành thả chàng ra với đôi chân không còn đứng vững, mặt mày đầy thẹo xấu xí, đôi mắt mù lòa trắng đục.
Được sự thương mến chăm sóc của dân làng và của nàng Thơm sức khỏe của chàng dần hồi phục, nhưng đôi mắt thì không còn nhìn thấy gì nữa. Tuy nhiên, mê mẩn trước sắc đẹp và hương thơm kỳ dịu của nàng Thơm, Hai Cải không từ bỏ quyết tâm chia ly, hãm hại nàng Thơm. Trong một buổi nàng đi làm đồng, Hai Cải cùng đám gia nhân đã theo dõi lén lút, bao vây bắt nàng Thơm, nàng chống cự quyết liệt, quyết một lòng một dạ chung tình với chàng Lúa, đến bước cuối cùng nàng phải chọn giải pháp quyên sinh để giữ vẹn tình cảm, tiết trinh với chàng Lúa không để cho bọn người lòng dạ độc ác hãm hại mình. Hoảng sợ trước sự quyết liệt, mạnh mẽ của nàng Thơm bọn người Hai Cải đã bỏ chạy, khi dân làng hay tin đã đến tìm lấy xác nàng về chôn cất tuy nhiên lúc mọi người đi đến thì nhìn thấy thân thể của nàng tỏa sáng, tỏa ra làn hương thơm ngào ngạt, lan tỏa, thấm đẫm phảng phất ướp vào thân lúa trên đồng, thân thể dần dần biến mất. Ở nơi nàng hóa tiên hương hòa vào cây lúa nổi lên một gò đất nhô lên như là một nấm mộ nhỏ.
Về phần chàng Lúa khi không thấy nàng Thơm đến thăm cứ luôn hỏi nàng Thơm đâu ban đầu dân làng còn dấu chàng, nhưng biết dấu mãi cũng không được đành phải nói thật cho chàng biết là nàng Thơm đã chết, chàng Lúa đau lòng ngã quỵ xuống, nhưng chàng vẫn chưa tin nàng Thơm đã chết, sao nàng lại nỡ bỏ chàng mà đi khi tuổi đời còn son trẻ, sao nàng lại nỡ bỏ chàng đi chàng phải chịu bao sóng gió gắng gượng giữ lại mạng sống để về với nàng, sao lại chết đi khi đám cưới hai đứa còn đang chờ phía trước. Chàng quyết tìm gặp cho được nàng Thơm, với đôi chân đã tàn phế, đôi mắt mù lòa chàng vẫn lết la, chống nạn ra đến chỗ nàng Thơm, lần mò theo mùi hương phảng phất trên khắp cánh đồng để tìm nàng. Với đôi mắt không còn nhìn thấy sự vật chàng đau đớn lê từng bước chân, nức nở thét gọi kiếm tìm nàng Thơm dù cho dân làng ngăn cản, khuyên nhủ nhưng chàng vẫn quyết đi tìm, từng bước chân lết la, chàng cứ lần theo theo dấu mùi hương nàng Thơm lan tỏa trên khắp cánh đồng, miệng cứ luôn gọi: “Thơm ơi! Thơm ơi em ở đâu!” khiến cho đất rời cũng phải mủi lòng thương cảm, chàng cất lên tiếng hát bi thương, ai oán trong đêm mưa tầm tã, những bài hát mà chàng hát khi gặp nàng Thơm, nước mắt mờ đục của chàng nhỏ từng giọt, từng giọt theo từng bước chân khốn khổ của chàng trên khắp cánh đồng. Sau ba ngày đêm không ăn uống, cuối cùng chàng gục ngã chết ngay chính bên cạnh gò đất của nàng Thơm khi sức tàn lực kiệt.
Thương cảm cho mối tình chung thủy chàng Lúa – nàng Thơm dân làng đã chôn cất xác chàng bên cạnh gò đất nhỏ nàng Thơm hóa tiên hương. Sau mùa vụ thu hoạch lúa ấy thì từ những hạt gạo quanh nơi nàng Thơm mất khi nấu ra thì hạt cơm thơm dẻo, cứ tỏa hương thơm ngào ngạt dịu kỳ. Khi nhìn vào hạt gạo người ta thấy ở đầu hạt gạo có hình trắng đục mọi người thường quen gọi là hạt lựu, có người cho rằng chính nước mắt của chàng lúa đã ướp vào hạt lúa tạo nên hạt lựu màu trắng đục ấy, những hạt gạo có màu trắng đục hạt cơm mới thơm bùi, dẻo ngọt, thấm đẫm hương thơm như chính mối tình của hai người trao tặng dân làng.
Kể từ vụ mùa năm ấy, một giạ lúa thơm dân làng đổi được bốn năm giạ lúa thường, vì thế dần dần cuộc sống của người dân ngày càng khấm khá, giàu có đã chuộc lại ruộng về cho chính mình, dưới bàn tay vun trồng chăm sóc thương yêu của người dân như yêu thương chính nàng Thơm, chàng Lúa đã tạo ra những hạt lúa thơm dẻo dịu kỳ mà không bất cứ vùng đất nào có được. Mọi người cho rằng nơi trung tâm của vùng lúa thơm chính là nơi nàng Thơm, chàng Lúa đã chết, chỉ những nơi nào có bước chân của chàng Lúa lang thang tìm xác nàng Thơm cùng với những giọt nước mắt trên khắp cánh đồng của chàng mới tạo ra được những hạt lựu cho những hạt gạo, càng đi xa vùng trung tâm ấy thì hạt gạo không còn thơm dẻo và có hạt lựu như thế được.
Khi đong trả nợ lúa cho bá hộ Dần người dân quyết không đong bằng giống lúa thơm ấy mà đổi ra giống lúa thường. Lúa thơm bá hộ Dần mua về ăn thì khi nấu lên lại hóa ra những hạt cơm cứng, không có mùi thơm, ăn vào cứ như nhai rơm rạ. Nhà bá hộ Dần tức tối tự tay mình lấy ruộng trồng lấy thì mùa màng thất bát, lúa mọc lên èo uột, chỉ ra những hạt lúa lép xẹp, gạo nấu ra cứng ngắt không có mùi thơm mà chỉ có vị đăng đắng, đến nổi phải tán gia bại sản nghèo khổ, phải rời bỏ làng đi chết không chốn dung thân, không người nối dõi.
Để tưởng nhớ đến giống lúa kỳ dịu thơm tho người dân đặt tên cho giống lúa ấy là lúa Nàng Thơm. Con kênh do nhân dân đào vào dẫn nước tưới mát cho những cánh đồng Mỹ Lệ, bên cạnh dòng kênh có ngôi chợ mọc lên bên con kênh đào đó người ta đặt cho cái tên Chợ Rạch Đào đần dần chỉ còn hai tiếng Chợ Đào đã gắn liền với cây lúa Nàng Thơm. Không phải tự dưng mà vùng đất Chợ Đào lại có tên làng Mỹ Lệ, mà vì người đời thương xót muốn ghi dấu về một thiên tình sử bi thương, vùng đất có người con gái sắc đẹp mỹ miều, diễm lệ đã sớm lìa đời để giữ gìn vẹn vẽ tiết trinh.
Ngày tháng dần trôi, xóa mờ ký ức nhưng cứ đến những ngày mưa tháng bảy những đêm mưa dầm rả rích liên tục người ta còn như nghe thấy văng vẳng tiếng của chàng Lúa hát gọi nàng Thơm với những tiếng nức nở bi thương, ai oán, nghẹn ngào, trong ánh chớp của cơn mưa thấy như có bóng dáng ai đó đau khổ, lom khom, lần dò trên những cánh đồng kiếm tìm hình bóng nàng Thơm. Ngày mất của chàng Lúa, nàng Thơm không ai còn nhớ rõ chỉ biết là họ đã chết vào những ngày mưa rả rích, lớn nhất vào những ngày của tháng 7 âm lịch. Vì thế, vào những ngày tháng bảy mưa đêm rả rích, một số người lớn tuổi còn nhớ tích xưa không ăn cơm chiều như thường lệ mà làm một mâm cơm bằng gạo Nàng Thơm với những món ăn dân dã, thường lệ như để cúng giỗ nàng Thơm, chàng Lúa, cầu cho mưa thuận gió hòa, cây trái tốt tươi, sau đó lại quây quần đầm ấm bên nhau bên mâm cơm, ly rượu của đồng quê, cất lên lời ca, tiếng hát ngọt ngào ca ngợi những mối tình sắt son chung thủy, ca ngợi đất trời quê hương giàu đẹp, tình xóm làng đùm bọc thương yêu.
Mọi người xưng tụng “Đất Cần Đước tốt tươi, giàu đẹp; Người Cần Đước nghĩa hiệp, hào hoa” có lẽ có phần nào sự đóng góp của chuyện tình của nàng Thơm, chàng Lúa, của tấm lòng của người dân Mỹ Lệ chất phác, siêng năng, cần cù với cây lúa trên đồng nhưng cũng nhiều lãng mạn, tài hoa.
-Hết –
Sự Tích Gạo Nàng Thơm Chợ Đào Sự Tích Gạo Nàng Thơm Chợ Đào - Dân gian Sự Tích Gạo Nàng Thơm Chợ Đào