Being deeply loved by someone gives you strength, while loving someone deeply gives you courage.

Lao Tzu

 
 
 
 
 
Tác giả: Atiq Rahimi
Thể loại: Tiểu Thuyết
Nguyên tác: The Patient Stone
Dịch giả: Nguyên Ngọc
Biên tập: Ha Thuy
Upload bìa: Thư Dương Hoài
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 706 / 28
Cập nhật: 2023-03-26 22:43:39 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
òn đá kiên nhẫn, Nhẫn thạch. Trong huyền thoại Ba Tư, đấy là một hòn đá ma thuật mà người ta đặt trước mặt mình để trút gửi vào nó tất cả những đau đớn, những bi thương, những thống khổ của mình… Người ta ký thác cho nó tất cả những gì không dám thổ lộ với ai khác… Và hòn đá, như một miếng bọt biển, hút lấy tất cả những lời ấy, tất cả các bí mật cho đến một ngày nó nổ tung… Và ngày đó ta được giải thoát.
Người đàn bà ngồi đó, bên “Nhẫn thạch” của chị, khi người chồng đang nằm hôn mê với viên đạn trong gáy - người đàn bà đó đã miệt mài trao gửi những bí mật lớn nhất của đời mình và chờ đợi sự giải thoát tưởng như chỉ có trong huyền thoại…
Cuốn sách vừa đoạt giải Goncourt 2008 và đã bán bản quyền sang 29 quốc gia.
Có thể nói Atiq Rahimi đã trút cạn tâm sự của một nữ thi sĩ người Afghanistan cho cuốn tiểu thuyết này. Ông đã để mình trôi theo những đớn đau của người phụ nữ trong truyện, viết thay cô bằng những ngôn từ điên dại, thẳng thắn, khiêu khích, đầy ham mê, nhục dục cùng những hoan lạc bị cấm đoán. - Télérama
Nhân vật tôi cứ kể, kể và kể để rồi phơi bày tất cả những gì không tưởng tượng nổi về một xứ sở còn xa lạ với chúng ta, một xứ sở méo mó, dị dạng qua lăng kính thời sự. - France 2
Nhẫn thạch được chọn vì chất văn học tuyệt vời, tính hiện đại, khắc nghiệt, độ chính xác và lối viết không chút cường điệu của nó. - Hội đồng thẩm định giải Goncourt
Lối viết nghiêm túc nhưng vô cùng hấp dẫn, chất nhạc ám ảnh cùng cái nhìn sắc sảo trong Nhẫn thạch đã góp phần đưa Atiq Rahimi lên ngang tầm những tên tuổi lừng danh như Marguerite Duras, Samuel Beckett hay Ernest Hemingway. - re
Người ta có thể đọc tác phẩm này một mạch từ đầu đến cuối bất chấp cảm giác đau khổ tăng theo từng trang sách. Bởi câu chuyện mà Rahimi kể thật cảm động, chẳng khác nào bài ca tôn vinh cuộc chiến giành tự do của người phụ nữ Hồi giáo. - www.evene.fr
Atiq Rahimi là người Pháp, sinh năm 1962 tại thủ đô Kabout, Afghanistan, hiện đang sống và làm việc tại Paris. Ông từng học ở ngôi trường Trung học Pháp-Afghanistan mang tên Estiglal. Năm 1984, ông rời đất nước Trung Đông này đến Pakistan vì lý do chiến tranh, tiếp đó xin tị nạn chính trị tại Pháp, nơi ông thi đỗ bằng tiến sĩ truyền thông tại đại học danh tiếng Sorbonne. Ngoài viết tiểu thuyết, Rahimi còn làm đạo diễn phim tài liệu. Ở bất kỳ lĩnh vực nào, ông cũng đều tỏ ra xuất chúng và đạt nhiều thành công. Năm 2004, bộ phim Đất và tro tàn chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của ông và do chính ông đạo diễn đã đạt giải Hướng đến tương lai của Liên hoan phim Cannes uy tín. Kim chỉ nam trong sáng tác của Atiq Rahimi gói gọn trong một tuyên bố hùng hồn của ông: “Tôi không sợ phải viết về bạo lực hay những suy đồi.”
Nhẫn thạch là tiểu thuyết thư tư của Rahimi nhưng lại là tiểu thuyết đầu tiên viết bằng tiếng Pháp. Với lời tự sự thẳng thắn, sôi sục và vô cùng xúc động về những năm tháng khổ ải của người phụ nữ Hồi giáo bên giường người chồng trúng đạn sống đời thực vật, Nhẫn thạch mang về cho Rahimi giải thưởng Văn học lớn nhất nước Pháp, giải Goncourt 2008.
Truyện kể này, viết để tưởng niệm N.A. - nhà thơ nữ Afghanistan đã bị chồng bà sát hại dã man, xin dành tặng M.D.
Từ thể xác qua thể xáccùng thể xác đến thể xác Antonin Artaud
Đâu đó ở Afghanistan hay một nơi nào khác
CĂN PHÒNG NHỎ. Hình chữ nhật. Ngột ngạt dầu các bức tường màu xanh nhạt, và những tấm rèm có họa tiết chim di cư sững lại giữa đà bay trên một nền trời vàng và xanh dương. Thủng lỗ đôi chỗ, chúng để lọt những tia nắng đến chết lịm trên những sọc kẻ của một tấm thảm len. Cuối phòng, một tấm rèm khác. Xanh lục. Chẳng có họa tiết nào. Rèm che một cánh cửa đã bị bịt lại. Hay một cái kho chứa đồ vật.
Phòng trống trơn. Chẳng chút trang trí. Trừ bức tường chia cách hai khung cửa sổ trên đó treo một con dao găm nhỏ và, dưới chiếc dao găm, bức ảnh, một người đàn ông để râu mép. Khoảng ba mươi tuổi. Tóc xoăn. Khuôn mặt vuông đóng khung bởi hai viền râu má cắt tỉa cẩn thận. Đôi mắt đen sáng ánh lên. Chúng nhỏ, ở giữa là một chiếc mũi diều hâu. Người đàn ông không cười, tuy nhiên anh ta có vẻ một người đang cố nén cười. Khiến anh có một vẻ rất lạ, như đang ngầm chế giễu kẻ nhìn mình. Ảnh đen trắng, được tô màu nhạt theo lối thủ công.
Đối diện với tấm ảnh, dưới chân tường, vẫn là người đàn ông ấy, bây giờ đã già hơn, nằm trên một tấm nệm màu đỏ trải ngay trên mặt đất. Anh ta có râu. Muối tiêu. Gầy. Quá gầy. Chỉ còn da bọc xương. Xanh tái. Đầy nếp nhăn. Chiếc mũi trông càng giống mỏ diều hâu. Vẫn không cười. Và vẫn cái vẻ chế giễu kỳ lạ ấy. Miệng hé mở. Đôi mắt, càng nhỏ đi, lún sâu trong hố mắt. Cái nhìn dán lên trần nhà, vào những thanh xà gộc đen sẫm và mục. H cánh tay, bất động, buông xuôi theo người. Dưới làn da trong mờ, những đường gân trông như những con sâu mệt mỏi quấn lấy các đốt xương nhô lên trên thân thể anh. Cổ tay trái đeo một chiếc đồng hồ, và đốt ngón áp út đeo một chiếc nhẫn bằng vàng. Chỗ hõm cánh tay phải có một sợi dây truyền dịch tiết ra một thứ nước không màu nhỏ xuống từ một chiếc túi nhựa treo trên tường, ngay bên trên đầu anh. Phần thân còn lại phủ một chiếc áo dài xanh, có thêu ở cổ và ở tay áo. Hai chân, cứng đơ như hai cây cọc, vùi dưới một tấm đắp màu trắng, bẩn.
Một bàn tay, đung đưa theo nhịp thở, bàn tay của một người đàn bà, đặt trên ngực anh, chỗ tim. Người đàn bà ngồi. Hai chân co lại và thu vào ngực. Đầu gục giữa hai gối.Mái tóc chị đen, rất đen, và dài, phủ đôi vai đung đưa, theo nhịp đều đặn của cánh tay. Trên bàn tay kia, bàn tay trái, chị cầm một chuỗi hạt dài, màu đen. Chị lần chuỗi hạt. Lặng lẽ. Chậm rãi. Cùng nhịp với đôi vai. Hay cùng nhịp hơi thở của người đàn ông. Cơ thể chị trùm kín một chiếc áo dài. Màu đỏ tía. Ở đầu ống tay áo, cũng như ở mép vạt áo đôi họa tiết rời hình những bông lúa mì.
Ngang tầm tay chị, một cuốn sách được mở ra ở trang giáp bìa và đặt trên một chiếc gối nhung, cuốn kinh Coran.
Một đứa bé gái khóc. Nó không ở trong phòng. Có thể nó ở phòng bên. Hay ngoài hành lang. Đầu người đàn bà nhúc nhích. Mệt mỏi. Rời khỏi hai đầu gối.
Chị đẹp. Ngay ở góc mắt trái, một vết sẹo nhỏ, làm khóe mắt hơi nheo lại, khiến cái nhìn của chị có một vẻ lo lắng kỳ lạ. Đôi môi đầy, khô và tái, lầm rầm nhẹ nhàng và chậm rãi mãi cùng một từ trong lời kinh.
Một đứa bé gái thứ hai khóc. Nghe gần hơn đứa trước, hẳn là ngay sau cánh cửa.
Người đàn bà rụt bàn tay khỏi khuôn ngực người đàn ông. Chị đứng dậy và rời căn phòng. Chị đi rồi cũng chẳng có gì thay đổi. Người đàn ông vẫn không hề động đậy. Anh vẫn tiếp tục thở lặng lẽ, chậm rãi.
Tiếng chân người đàn bà khiến hai đứa bé nín khóc. Chị ở lại bên chúng hồi lâu, cho đến khi ngôi nhà, mọi thứ lịm đi; rồi chị trở lại. Tay cầm một chiếc lọ nhỏ màu trắng, tay kia chuỗi hạt đen. Chị ngồi xuống bên cạnh người đàn ông, mở nắp lọ, cúi xuống để tra giọt thuốc vào mắt phải, hai giọt vào mắt trái anh. Vẫn không rời chuỗi hạt. Không ngừng lần chuỗi hạt.
Các tia nắng, lọt qua các lỗ thủng trên nền trời màu vàng và xanh dương ở tấm rèm vuốt ve lên lưng người đàn bà, và trên đôi vai đung đưa đều đều theo nhịp lần chuỗi hạt nơi các ngón tay chị.
Xa, đâu đó trong thành phố, tiếng một quả bom nổ. Dữ dội, có thể nó đã phá tan vài ngôi nhà, vài giấc mơ nào đó. Có kháng cự. Những tiếng đáp trả xé nát cái im lặng nặng trĩu của buổi đứng trưa, khiến các tấm kính rung lên, nhưng không đánh thức những đứa bé dậy. Chúng khiến đôi vai người đàn bà sững lại một khoảnh khắc - vừa đúng hai hạt trên chuỗi hạt. Chị nhét lọ thuốc vào túi. “Al-Qahhâr,” chị thì thầm. “Al-Qahhâr,” chị nhắc lại. Chị lại nhắc lại theo mỗi nhịp thở của người đàn ông. Và cứ mỗi từ, chị lại lần một hạt trên chuỗi hạt.
Hết một vòng chuỗi hạt. Chín mươi chín hạt Chín mươi chín lần “Al-Qahhâr”.
Chị đứng dậy để trở lại chỗ ngồi trên tấm nệm, cạnh đầu người đàn ông, và lại đặt bàn tay phải lên ngực anh. Chị lại bắt đầu một vòng chuỗi hạt.
Khi đã xong một vòng nữa chín mươi chín lần “Al-Qahhâr”, bàn tay chị rời khuôn ngực người đàn ông và dịch xuống cổ. Thoạt đầu các ngón tay chị lẫn vào trong chòm râu rậm của anh, dừng lại ở đó một hay hai hơi thở. Rồi lộ ra, lần đến môi, vuốt ve chiếc mũi, đôi mắt, vầng trán, và cuối cùng, lần vào trong mớ tóc dày cáu bẩn của anh. “Anh có cảm thấy bàn tay em không?” Thân mình gập lại, cúi mình xuống trên người anh, chị nhìn chăm chăm vào mắt anh. Chẳng có dấu hiệu nào hết. Chị ghé tai vào môi anh. Chẳng một tiếng động. Vẫn cái vẻ nhớn nhác ấy ở anh: miệng hé ra, cái nhìn lạc vào những thanh xà tối sẫm trên trần nhà.
Chị vẫn còn cúi xuống để thầm thì: “Nhân danh Allah, hãy tỏ một dấu hiệu để cho em biết là anh cảm được bàn tay em, rằng anh vẫn sống, rằng anh trở lại với em, với chúng em! Chỉ một dấu hiệu thôi, một dấu hiệu nhỏ thôi để cho em còn có được sức lực, còn có được niềm tin.” Đôi môi chị run lên. Chị van xin: “Chỉ một từ thôi… “, đôi mắt chị lướt sát vào tai người đàn ông. “Em mong ít ra anh còn nghe được tiếng em.” Đầu chị ngã xuống gối.
“Người ta bảo em rằng sau hai tuần là anh có thể cử động được, anh có thể ra dấu được… Vậy mà đã ba tuần rồi… hay gần ba tuần rồi. Vẫn chẳng thấy gì cả!” Chị quay người lại để ngả lưng ra. Cái nhìn của chị cũng lạc về cùng hướng với cái nhìn của người đàn ông, đâu đó giữa những thanh xà đen sẫm và mục.
“Al-Qahhâr, Al-Qahhâr, Al-Qahhâr…”
Người đàn bà chậm chạp ngồi dậy. Nhìn chăm chăm vào người đàn ông một cách tuyệt vọng. Chị lại đặt bàn tay lên ngực anh. “Nếu anh còn thở được, vậy thì anh có thể ngưng hơi thở lại, phải không? Hãy ngưng lại đi!” Hất mái tóc ra sau gáy, chị năn nỉ: “Hãy ngưng lại chỉ một lần thôi!” và lại nghe tai vào miệng anh. Chị lắng nghe. Chị nghe thấy. Anh thở.
Tuyệt vọng, chị lẩm bẩm: “Em không còn chịu được nữa.”
Sau một tiếng thở dài bực bội, chị đột ngột đứng lên và lặp lại, to tiếng hơn: “Em không còn chịu được nữa…” Kiệt sức. “Từ sáng đến tối, cứ đọc mãi tên Allah, em không còn chịu được nữa!” Chị bước mấy bước về phía tấm ảnh, không nhìn ảnh, “đã mười sáu ngày rồi…”, ngập ngừng, “không…” và đếm trên các ngón tay chẳng lấy gì làm chắc.
Bối rối, chị quay lại chỗ cũ để nhìn xuống trang kinh Coran đang để mở. Chị soát lại. “Mười sáu ngày… Hôm nay em phải gọi tên thứ mười sáu của Allah. Al-Qahhâr, đấng Thích Thống. Đúng, đúng rồi, tên thứ mười sáu…” Trầm tư. “Mười sáu ngày!” Chị lùi lại. “Đã mười sáu ngày em sống theo nhịp thở của anh.” Gay gắt. “Mười sáu ngày em cùng thở với anh.” Chị nhìn chăm chăm người đàn ông. “Em cũng thở như anh, hãy nhìn xem này!” Chị hít vào thật sâu, rồi đau đớn thở ra. Theo đúng nhịp thở của anh. “Dẫu không đặt tay lên ngực anh, bây giờ em cũng có thể thở đúng cùng nhịp với anh.” Chị cúi xuống trên người anh. “Và ngay cả khi không ở bên cạnh anh, em cũng thở cùng nhịp với anh.” Chị lùi ra xa. “Anh có nghe thấy tiếng em không?” Chị kêu lên những tiếng: “Al- Qahhâr”, và lại lần chuỗi hạt. Vẫn theo đúng nhịp ấy. Chị đi ra khỏi phòng. Vẳng lại tiếng chị: “Al-Qahhâr, Al-Qahhâr…” trong hành lang và ngoài kia…
“Al-Qahhâr…” xa dần. “Al-Qahhâr…” nhỏ hơn. “Al…” bặt đi.
Mất hẳn.
Im lặng một lúc. Rồi “Al-Qahhâr” lại vang lên bên cửa sổ, trong hành lang, sau cánh cửa. Người đàn bà trở vào trong phòng và dừng lại bên người đàn ông. Đứng đấy. Bàn tay trái vẫn lần chuỗi hạt đen. “Thậm chí em có thể nói cho anh biết trong khi em đi ra ngoài kia, anh đã thở ba mươi lần.” Chị ngồi thụp xuống. “Và ngay cả lúc này, khi đang nói với anh, em vẫn có thể đếm được hơi thở của anh.” Chị nâng cao chuỗi hạt lên để nó nằm trong tầm nhìn bất định của người đàn ông. “Đấy, từ lúc em vào, anh đã thở bảy lần.” Chị ngồi xuống trên tấm thảm len và nói tiếp: “Các ngày của em, em không chia chúng thành giờ, các giờ không thành phút, phút thành giây… một ngày đối với em bằng chín mươi chín vòng chuỗi hạt!” Chị nhìn dán lên chiếc đồng hồ đang giữ lấy các đốt xương ở cổ tay người đàn ông. “Thậm chí em có thể nói với anh là còn năm vòng chuỗi hạt nữa thì ông mollah sẽ gọi mọi người cầu kinh buổi trưa và kể chuyện cuộc đời đấng Tiên Tri.” Lặng đi một lúc. Chị tính “Đến vòng thứ hai mươi, người mang nước đến sẽ gõ cửa nhà hàng xóm. Như thường lệ, bà già hàng xóm có tiếng ho sù sụ sẽ ra mở cửa. Đến vòng thứ ba mươi, một cậu bé sẽ vừa đạp xe qua đường vừa huýt sáo điệu Lai’li, Lai’li, Lai’li djân, djân, djân, em đã làm tan nát trái tim anh ghẹo đứa con gái nhà ông hàng xóm…” Chị cười. Một nụ cười buồn. “Và khi em lần đến vòng thứ bảy mươi hai, cái lão mollah ngu đần ấy sẽ tới thăm anh, và vẫn như mọi ngày, sẽ trách mắng em bởi vì, lão ta bảo, em không chăm sóc anh chu đáo, em đã không nghe theo những lời căn dặn của lão ta, em chểnh mảng việc cầu khấn… Nếu không thì anh đã lành rồi!” Chị đặt bàn tay mình lên cánh tay người đàn ông. “Nhưng anh, anh làm chứng cho em. Anh biết rằng em chỉ sống cho anh, bên cạnh anh, với hơi thở của anh!” Chị phản pháo: “Nói phải đọc mỗi ngày chín mươi chín lần một trong chín mươi chín tên của Allah thì dễ lắm… Mà phải đọc như vậy trong chín mươi chín ngày! Nhưng cái lão mollah đần độn ấy nào có biết được phải ở một mình bên cạnh một người đàn ông đang…”, chị không tìm ra được từ, hay không dám nói ra từ ấy, “… và một mình với hai đứa bé gái là thế nào đâu!” chị gắt thầm.
Im lặng một lúc lâu. Gần năm vòng chuỗi hạt. Năm vòng người đàn bà ngồi dán mình vào tường, mắt nhắm lại. Lời gọi cầu kinh buổi trưa bứt chị ra khỏi cơn đờ đẫn. Chị cầm lấy tấm thảm nhỏ, giở ra và trải trên nền nhà. Bắt đầu cầu kinh.
Xong, chị vẫn ngồi trên tấm thảm để nghe ông mollah rao giảng sự tích đấng Tiên Tri cho ngày hôm nay trong tuần: “… và ngày hôm nay là một ngày máu, bởi đúng vào một ngày thứ Ba Eva lần đầu tiên đã mất máu uế, một trong những đứa con trai của Adam đã giết chết em trai mình, người ta đã giết chết Grégoire, Zacharie và Yahya - cầu cho linh hồn họ được an lành -, cũng như các phù thủy của Pharaon, Assaya Bent Muzahim, vợ của Pharaon, và con bò của các con Israel…”
Chị nhìn quanh. Căn phòng. Chồng chị. Cái cơ thể trong khoảng trống không ấy. Cái cơ thể trống không ấy.
Cái nhìn của chị đầy lo âu. Chị đứng lên, gấp thảm lại, đặt vào chỗ cũ, trong góc phòng, và đi ra.
Một lúc sau, chị trở lại xem mực huyết thanh trong túi truyền. Còn rất ít. Chị nhìn chăm chăm cái chia giọt, theo dõi khoảng cách giữa các giọt. Rất ngắn, ngắn hơn nhịp thở của người đàn ông. Chị chỉnh lại nhịp chảy, đợi hai giọt, rồi đi ra vẻ quả quyết: “Em ra hiệu thuốc mua huyết thanh.” Nhưng trước khi bước qua ngưỡng cửa, chân chị ngập ngừng, giọng chị than thở: “Em mong họ lấy được thuốc…” Chị rời khỏi căn phòng. Nghe tiếng chị đánh thức các con, “đến đây các con, ta đi ra ngoài,” và nghe chị ra đi, có tiếng bước chân của bọn trẻ chạy theo trong hành lang, trong sân…
Sau ba vòng chuỗi hạt, hai trăm bảy mươi lần thở, chị trở về.
Người đàn bà đưa các con vào phòng bên cạnh. “Mẹ ơi, con đói”, một đứa khóc. “Sao mẹ không mua chuối?!”, đứa kia kêu. Người mẹ dỗ: “Mẹ sẽ cho các con bánh mì.”
Mặt trời đã thu lại những tia nắng từ các lỗ thủng trên nền trời vàng và xanh dương ở tấm rèm, người đàn bà lại xuất hiện nơi ngưỡng cửa. Chị nhìn người đàn ông hồi lâu, rồi lại gần, kiểm tra hơi thở của anh. Anh thở. Túi thuốc truyền đã cạn. “Hiệu thuốc đóng cửa”, chị bảo, và, vẻ chịu đựng, chờ đợi cứ như sẽ có những chỉ dẫn khác. Chẳng có gì cả.
Chẳng có gì ngoài những hơi thở. Chị bước ra ngoài rồi trở lại tay cầm một cốc nước. “Phải làm như lần trước, với nước ngọt-mặn…”
Nhanh nhẹn và thành thạo, chị gỡ dây truyền ra khỏi cánh tay anh. Rút kim tiêm. Súc ống truyền, nhét vào mồm anh đang hé mở, và ấn sâu cho đến khi chạm tới ống tiêu hóa của anh. Rồi chị đổ nước trong cốc vào túi dịch truyền. Chỉnh giọt, kiểm tra khoảng cách giữa các giọt. Cứ mỗi hơi thở một giọt.
Và lại ra đi.
Khoảng mươi giọt sau, chị trở lại. Khăn đội đầu cầm tay. “Em phải đi đến nhà bà cô.” Chị vẫn chờ… có thể là chờ anh cho phép. Cái nhìn của chị lạc đi. “Em điên mất rồi!” Vẻ căng thẳng, chị quay lại và bước ra khỏi phòng. Sau cánh cửa, trong hành lang, tiếng chị, “em mặc…”, bước đi rồi trở lại, “mặc anh nghĩ gì về bà ấy…”, bước đi, “… em thì em yêu bà ấy”, “quay trở lại, “em chỉ còn mỗi bà ấy… các chị em của em đã bỏ rơi em hết rồi, các anh em của anh cũng vậy…”, bước đi, “… gặp bà ấy”, trở lại, “phải thế…”, bước đi, “bà ấy khiến anh bực mình… và cả em nữa!” Nghe tiếng chị ra đi cùng với hai con.
Họ đi vắng suốt ba nghìn chín trăm sáu mươi lần thở của người đàn ông. Ba nghìn chín trăm sáu mươi lần thở, suốt thời gian đó chẳng có gì xảy ra ngoài những việc người đàn bà đã đoán trước: người mang nước đến gõ cửa nhà bên cạnh. Một người đàn bà có tiếng ho sù sụ mở cửa cho cậu ta… Vài hơi thở sau, một cậu con trai vừa băng qua đường trên chiếc xe đạp của cậu vừa huýt sáo điệu “Lai’li, Lai’li, Lai’li djân, djân, djân, em đã làm tan nát trái tim anh…”.
Họ trở về, chị cùng hai đứa con. Chị để chúng lại trong hành lang. Cộc lốc, chị mở cửa. Chồng chị vẫn nằm đó. Vẫn tư thế ấy. Vẫn nhịp thở ấy. Còn chị,i mét. Tái hơn cả anh. Chị dựa vào tường. Sau hồi lâu im lặng, chị rên lên: “Bà cô em… bà ấy đã bỏ nhà ra đi rồi… bà đi rồi!” Vẫn tựa vào tường chị trượt người xuống đất. “Bà ấy đi rồi… đi đâu? Không ai biết… em không còn ai nữa hết… không còn ai hết!” Giọng chị run lên. Cổ họng thắt lại. Nước mắt chảy dài. “Bà ấy không hề biết chuyện gì đã xảy đến với em… bà ấy không biết! Nếu không bà ấy hẳn đã để lại cho em một tin nhắn, bà ấy hẳn đã chạy đến cứu em… bà ấy ghét anh, chắc chắn là thế rồi, nhưng bà ấy yêu em… bà ấy yêu các con… nhưng anh…” Tiếng nức nở cắt mất giọng chị. Chị xích ra xa tường, nhắm mắt lại, hít sâu để nói lên một tiếng. Mà không được. Cái tiếng ấy ắt phải rất nặng, nặng trĩu ý nghĩa, nặng đến đè nát giọng chị. Chị giữ lấy nó tận trong sâu thẳm của chị, và tìm một điều gì đó khác, nhẹ hơn, êm dịu hơn, dễ nói ra hơn: “Còn anh, anh biết rằng anh có một người vợ và hai đứa con gái!” Chị tự đánh vào bụng. Một lần. Hai lần. Như để cố trục cái từ nặng trĩu ra khỏi gan ruột. Chị ngồi xổm xuống và thét lên: “Khi anh kê cái khẩu Kalachnikov chó chết của anh lên vai anh có nghĩ đến mẹ con tôi giây nào không? Quân ch…”, chị vẫn kìm lại một từ.
Một lúc, chị bất động. Mắt nhắm lại. Đầu cúi xuống. Chị rên lên đau đớn. Hồi lâu. Đôi vai chị đung đưa theo nhịp thở. Bảy hơi thở.
Bảy hơi thở, và chị ngẩng đầu lên, chùi mắt bằng tay áo có những họa tiết hình bông lúa mì. Sau khi nhìn hồi lâu, chị lại gần người đàn ông, cúi xuống trên khuôn mặt anh và nói “em xin lỗi”, vuốt ve khuôn mặt anh “Em mệt. Em kiệt sức mất rồi”, chị thầm thì “Đừng để em lại một mình, em chỉ có anh” Cất cao giọng: “Không có anh, em chẳng là gì nữa hết. Hãy nghĩ đến các con gái anh! Em sẽ làm gì với chúng? Chúng còn quá nhỏ…”
Chị ngừng vuốt ve anh.
Bên ngoài, đâu đó, không xa lắm, ai đó vừa bắn một viên đạn. Một người khác, ở gần hơn, đáp lại. Người thứ nhất bắn một viên thứ hai. Người kia không đáp lại nữa.
“Hôm nay lão mollah sẽ không đến”, chị nói có đôi chút nhẹ nhõm. “Lão ấy sợ đạn lạc. Lão cũng hèn như các anh em của anh.” Chị đứng dậy và đi vài bước. “Các anh, đàn ông các anh đều hèn!” Chị trở lại. Rầu rĩ, chị nhìn chăm chăm người đàn ông “Những người anh em vẫn lấy làm tự hào khi nhìn thấy anh chiến đấu chống kẻ thù của họ, bây giờ họ đâu cả rồi?” Hai hơi thở và sự im lặng của chị đầy ắp phẫn nộ. “Lũ hèn!” chị thốt lên. “Họ phải lo cho các con anh, cho em - cho danh dự của anh, danh dự của họ -, đúng không? Mẹ anh, cứ luôn miệng sẽ hy sinh thân mình vì mỗi nhúm tóc của con trai, bà ấy ở đâu rồi!? Bà chẳng bao giờ muốn chấp nhận con trai của bà, cái người anh hùng đã từng chiến đấu trên tất cả các mặt trận ấy, chống lại mọi kẻ thù, lại có thể nhận lấy một viên đạn trong một cuộc ẩu đả thảm hại với một kẻ - lại ở trong chính phe của mình kia chứ - đã từng bảo: tao nhổ vào l. mẹ mày! Vừa vặn một câu chửi!” Chị tiến tới một bước. “Thật nực cười, thật phi lý!” Chị nhìn thơ thẩn khắp căn phòng, rồi dừng lại nặng nề trên người anh có thể đang nghe chị nói tiếp: “Anh có biết… gia đình anh, trước khi rời bỏ thành phố,ói gì với em? Rằng họ không thể lo cho vợ anh lẫn các con anh… anh phải biết: họ đã bỏ rơi anh. Họ chẳng thèm đếm xỉa gì đến tình trạng của anh, tai họa của anh, danh dự của anh!… Họ đã bỏ rơi chúng ta…”, chị thét lên. “Chúng ta, em!” Chị đưa cánh tay cầm chuỗi hạt lên phía trần nhà, và van xin: “Lạy Allah, xin hãy giúp con!… Al-Qahhâr, Al- Qahhâr…” Và khóc.
Một vòng tràng hạt.
Mệt lả, chị lúng búng: “Tôi… tôi đang… tôi… điên mất rồi”, ngả đầu về phía sau, “sao tôi lại nói với anh ấy tất cả những điều đó? Tôi điên rồi. Hãy cắt lưỡi con đi, lạy Allah! Hãy nhét đầy đất vào họng con”, ôm lấy mặt, “lạy Allah, xin che chở cho con, con đang lạc lối, hãy chỉ đường cho con!”
Không một tiếng nói. Không một con đường.
Bàn tay chị lẫn trong mái tóc chồng. Từ trong cuống họng khô khốc của chị tiết ra những từ van vỉ: “Hãy trở lại đi anh, em van anh, trước khi em mất trí. Trở lại đi anh, dù chỉ là cho các con của anh…” Chị ngẩng đầu lên. Qua dòng nước mắt, cái nhìn của chị đóng cứng theo cùng hướng nhìn bất định của người đàn ông. “Lạy Allah, xin làm cho anh ấy tỉnh lại!” Giọng chị trầm xuống: “thế mà anh ấy đã chiến đấu rất lâu nhân danh Người. Vì Djihad!” Chị ngừng lời, rồi lại tiếp: “Còn Người, Người để cho anh ấy ra thế này đây?! Còn các con của anh ấy? Còn con? Người không thể làm thế, không, Người không có quyền để cho chúng con phải thế này, không còn người đàn ông nào cả!” bàn tay trái của chị, bàn tay cầm chuỗi hạt, kéo cuốn kinh Coran về phía chị. Phẫn uất bật lên thành tiếng trong cổ họng chị. “Hãy chứng minh cho chúng con thấy là Người tồn tại, hãy làm cho anh ấy tỉnh lại!” Chị mở cuốn kinh Coran ra. Ngón tay chị lần theo các tên Allah trên trang giáp bìa. “Con thề với Người con không bao giờ để cho anh ấy đi đánh nhau như một tên u mê khốn khổ nữa. Dù là nhân danh Người! Anh ấy sẽ là của con, ở đây, với con.” Một tiếng nức nở thắt chặt cổ họng chị, chỉ để thoát ra được một tiếng kêu nghẹn tắt: “AlQahhâr…” Chín mươi chín lần “Al-Qahhâr”.
Căn phòng tối dần.
“Mẹ ơi, con sợ. Tối đen.” Tiếng một trong hai đứa bé rên rỉ trong hành lang, sau cánh cửa. Người đàn bà đứng dậy ra khỏi phòng.
“Đừng sợ, con. Mẹ đây mà.
- Sao mẹ lại kêu lên thế? Mẹ làm con sợ”, đứa bé khóc, “Mẹ có kêu lên đâu, mẹ nói với bố con đấy chứ”, người mẹ dỗ. Họ đi xa cánh cửa. “Tại sao mẹ lại gọi bố là Al-Qahhâr? Bố con giận à?
- Không, bố sẽ giận nếu ta quấy rầy bố.” Đứa bé đã nín.
Đêm đã xuống hẳn.
Và đúng như người đàn bà đã đoán, ông mollah không đến.
Chị trở lại với một cây đèn bão. Chị đặt cây đèn xuống đất cạnh đầu người đàn ông và lấy từ trong túi ra lọ thuốc nhỏ mắt. Chị cẩn thận tra thuốc vào mắt anh. Một, hai. Một, hai. Rồi chị rời căn phòng, lúc trở lại mang theo một tấm đắp và một chiếc chậu nhỏ bằng nhựa. Chị nhấc tấm đắp vẫn che đôi chân người đàn ông. Chị lau bụng, hai bàn chân, dương vật người đàn ông. Xong, chị phủ tấm đắp sạch lại cho anh, kiểm tra khoảng cách giữa hai giọt nước mặn-ngọt và cầm đèn bước ra.
Tất cả lại tối sầm. Rất lâu.
Mờ sáng, khi cái giọng khàn khàn của ông mollah gọi các tín đ cầu kinh, tiếng bước chân kéo lê vang lên trong hành lang ngôi nhà, tiếng đến gần căn phòng, đi ra xa rồi trở lại. Cánh cửa mở ra. Người đàn bà bước vào. Chị nhìn người đàn ông. Chồng chị. Anh vẫn ở đấy, vẫn tư thế ấy. Tuy nhiên đôi mắt anh khiến chị tò mò. Chị bước tới một bước. Mắt anh nhắm. Chị bước lại gần hơn nữa. Một bước. Không có tiếng động. Rồi, hai bước. Chị nhìn anh. Chị không nhận ra điều gì khác. Chị nghi ngờ. Đi lui, chị rời căn phòng. Không đầy năm hơi thở sau, chị trở lại với cây đèn bão. Mắt anh vẫn nhắm. Chị ngã bệt xuống đất. “Anh ngủ sao?!” Bàn tay chị, run rẩy, đặt lên ngực người đàn ông. Anh thở. “Đúng rồi… anh ngủ!” chị kêu lên. Ánh mắt chị tìm một ai đó trong phòng để nói lại lần nữa với họ: “Anh ấy ngủ!”
Trống trơn. Chị sợ.
Chị cầm tấm thảm nhỏ, giở và trải trên nền đất. Đọc kinh sáng xong, chị ngồi đấy cầm lấy cuốn kinh Coran, mở ra ở trang có đánh dấu bằng một chiếc lông công, chị nhấc chiếc lông ra và cầm trong tay phải. Bàn tay trái, chị lần chuỗi hạt.
Sau khi đọc vài đoạn kinh, chị đặt chiếc lông công vào, khép cuốn kinh lại, và ngồi một lúc tư lự, còn nhìn mãi chiếc lông nhô ra khỏi cuốn sách thiêng. Chị vuốt ve chiếc lông, thoạt tiên một cách buồn bã, rồi căng thẳng.
Chị đứng dậy, xếp tấm thảm lại và đi về phía cửa. Trước khi bước qua cửa, chị dừng lại. Quay lại. Quay lại chỗ chị vẫn ngồi bên cạnh người đàn ông. Một bàn tay ngập ngừng, chị banh một mắt anh ra. Rồi mắt kia. Mắt anh không nhắm lại nữa. Người đàn bà cầm lấy lọ thuốc và nhỏ vài giọt vào hai mắt anh. Một, hai. Một, hai. Kiểm tra túi dịch truyền. Vẫn còn nước ngọt-mặn. Trước khi đứng lên, chị dừng lại một lúc và nhìn người đàn ông lo lắng, chị hỏi anh: “Anh còn có thể nhắm mắt lại được không?” Cái nhìn ngơ ngẩn của người đàn ông không trả lời chị. Chị năn nỉ: “Được chứ, anh làm được mà! Hãy làm lại một lần nữa đi!” và chờ. Hoài công.
Lo lắng, chị khéo léo luồn bàn tay vào dưới gáy người đàn ông. Một cảm giác, một nỗi âu lo, khiến tay chị run lên. Chị nhắm mắt, cắn chặt răng. Hít vào thật sâu. Đau đớn. Chị đau khổ. Vừa thở ra, chị rút tay ra và, dưới ánh đèn, nhìn kỹ các đầu ngón tay run rẩy. Chúng đều khô. Chị đứng lên để lật người đàn ông nằm nghiêng. Đưa cây đèn lại sát gáy anh để nhìn kỹ một vết thương nhỏ vẫn còn mở miệng, tím nhợt, đã cạn hết máu, nhưng chưa đóng sẹo.
Người đàn bà nín thở và ấn vào vết thương. Người đàn ông vẫn không có phản ứng. Chị ấn mạnh hơn. Vẫn không hề có dấu hiệu phàn nàn. Cả trong mắt lẫn trong hơi thở. “Thậm chí anh không còn thấy đau nữa sao?!” Chị đặt anh nằm ngửa lại, cúi xuống để nhìn vào mắt anh. “Anh chẳng bao giờ đau đớn! Anh chẳng bao giờ đau khổ, chẳng bao giờ!” chị thốt lên. “Em chưa bao giờ nghe nói một người đàn ông có thể sống với một viên đạn trong gáy! Thậm chí anh không hề chảy máu, không một chút mủ, không hề đau, không hề đau đớn! Đấy là một phép màu! mẹ anh bảo thế… cái phép màu chết tiệt!” Chị đứng lên: “Ngay khi bị thương, anh đã tránh được đau đớn.” Giọng chị thé lên trong cổ họng nghẹn thắt. “Và chính em phải chịu lấy nỗi đauy! Chính em phải khóc vì nó!” Nói xong, chị đi về phía cửa. Nước mắt và uất hận đầy mắt, chị biến mất trong bóng tối của hành lang, trong khi cây đèn bão khiến bóng người đàn ông run rẩy trên bức tường cho đến khi trời đã sáng hẳn, và những tia nắng lọt vào qua những lỗ thủng trên nền trời màu vàng và xanh dương nơi tấm rèm khiến ngọn đèn chập chờn lay động.
Một bàn tay ngập ngừng muốn mở cánh cửa phòng. Hay là không mở được. “Bố!” Tiếng một trong hai đứa bé át tiếng rít của cánh cửa. “Con đi đâu đấy?” Nghe tiếng kêu của người đàn bà, đứa bé kéo cánh cửa lại và đi ra xa: “Con yêu, đừng quấy rầy bố. Bố ốm. Bố đang ngủ. Đến đây với mẹ!” Những bước chân nhỏ chạy trong hành lang. “Còn mẹ, khi mẹ vào đấy, khi mẹ kêu lên, mẹ không quấy rầy bố sao?” Người mẹ trả lời: “Có chứ.” Im lặng.
Một con ruồi bay vào trong căn phòng câm lặng. Nó đậu trên trán người đàn ông. Ngập ngừng. Lưỡng lự. Nó lần theo các nếp nhăn, liếm làn da không mùi vị. Hẳn là không mùi vị.
Nó bò xuống khóe mắt của anh. Vẫn ngập ngừng. Vẫn lưỡng lự. Nó nếm chất ghèn trắng ở mắt rồi lùi lại. Chẳng có gì xua nó. Nó tiếp tục bò, lần vào trong chòm râu, trèo lên mũi. Bay đi. Dò theo thân người. Trở lại. Lại đậu trên mặt. Bám lấy cái ống cắm vào chiếc miệng hé mở kia. Nó liếm cái ống ấy, lần theo ống cho đến mép môi. Không có nước bọt. Chẳng mùi vị gì. Nó tiến thêm, bò vào miệng. Và chui luôn vào trong ấy.
Cây đèn bão hoài công hắt lên những luồng cuối cùng. Ngọn lửa của nó tắt phụt. Người đàn bà trở vào. Một nỗi mệt mỏi sâu thẳm xâm chiếm chị - con người chị, cơ thể chị. Sau vài bước uể oải về phía chồng, chị dừng lại. Còn do dự hơn cả ngày hôm trước. Cái nhìn của chị nán lại đầy tuyệt vọng trên tấm thân bất động kia. Chị ngồi xuống giữa người đàn ông và cuốn kinh Coran chị đã mở ra ở trang giáp bìa. Ngón tay chị chạm lần lượt và các tên của Allah. Đếm những cái tên. Dừng lại ở cái tên thứ mười bảy. “Al- Wahhâr, Người Ban Lộc”, chị thầm thì. Một nụ cười cay đắng làm nhíu khóe môi. “Em chẳng cần lộc”, và chị cầm lấy chiếc lông công nhô ra khỏi cuốn kinh Coran. “Em chẳng còn đủ can đảm đọc các tên của Allah” Chị đưa chiếc lông lên mơn trớn đôi môi. “Trời có mắt… Người sẽ cứu anh. Không cần có em. Không cần những lời cầu khẩn của em… Người phải làm điều ấy.”
Tiếng gõ cửa khiến chị im bặt. “Hẳn là lão mollah.” Chẳng hề muốn ra mở cửa. Lại gõ cửa. Chị ngập ngừng. Lại gõ. Chị dời căn phòng. Tiếng chân chị lạo xạo cho đến tận ngoài đường. Chị nói với một ai đó. Tiếng nói của chị tắt lặng trong sân, sau các tấm kính.
Một bàn tay sợ sệt mở cánh cửa phòng. Một trong hai đứa bé gái bước vào. Khuôn mặt dịu dàng dưới mái tóc bù xù. Mảnh khảnh. Đôi mắt nhỏ nhìn chăm chăm người đàn ông. “Bố!” nó gọi; và, nó tiến tới, rụt rè. “Bố, bố ngủ à? Bố có cái gì trong miệng thế?”, ngón tay nó chỉ vào ống truyền dịch. Nó dừng lại cạnh bố, không dám đặt bàn tay lên má bố. “Nhưng bố có ngủ đâu!” nó kêu lên. “Sao lúc nào mẹ cũng bảo là bố ngủ? Mẹ bảo là bố ốm. Mẹ không cho con vào đây và nói chuyện với bố… nhưng mẹ, lúc nào mẹ cũng nói với bố.” muốn ngồi xuống cạnh bố, nhưng tiếng kêu của em gái nó, nấp trong góc cửa hé mở ngăn nó lại. “Im đi!” nó bắt chước cách của mẹ bảo em, và nó chạy đến chỗ con bé. “Đến đây với chị!” nó bảo con bé, rồi nắm tay kéo em tới chỗ bố. Sau một thoáng nhìn nghi ngại, con em trèo lên ngực bố và nắm lấy chòm râu bố mà kéo lấy kéo để. Con chị hăng hái kêu to: “Nào, bố ơi, bố nói đi!”, cúi xuống phía miệng bố, và sờ vào ống truyền. “Bỏ cái thứ này ra! Và nói đi!” Nó kéo ống truyền ra hy vọng nghe được một lời của bố. Chẳng có lời nào cả. Chỉ có những hơi thở. Chậm và sâu. Nó nhìn chằm chằm vào miệng bố đang hé mở. Tò mò, nó cho tay vào miệng và lôi con ruồi ra. “Một con ruồi!” nó kêu lên, và vẻ kinh tởm, nó ném con ruồi xuống đất. Con em cười và kề chiếc má nứt nẻ của nó lên ngực bố.
Người mẹ đi vào. Hoảng hốt, chị thét lên: “Các con làm gì thế?!”, chị lao về phía bọn trẻ, “Đi ra! Đến đây!”, và cầm tay lôi chúng đi. “Một con ruồi! Bố ăn một con ruồi!” bọn trẻ kêu lên, gần như cùng một lúc. “Các con im đi!”, người mẹ ra lệnh.
Họ đi ra khỏi phòng.
Con ruồi, chìm trong nước bọt, giãy giụa trên tấm thảm len.
Người đàn bà trở vào phòng. Trước khi cắm lại ống dẫn vào miệng người đàn ông, chị nhìn lo lắng và ngạc nhiên. “Con ruồi?!” Không nhìn thấy gì, chị cắm lại ống dẫn và đi ra.
Một lúc sau, chị trở lại rót nước ngọt-mặn vào túi dịch truyền, và tra thuốc vào mắt người đàn ông.
Xong việc, chị ngồi xuống bên chồng.
Chị không đặt bàn tay phải lên ngực chồng nữa.
Chị không lần chuỗi hạt đen của mình theo nhịp thở của chồng nữa. Chị đi ra.
Chị chỉ trở lại vào lúc có tiếng gọi cầu kinh buổi trưa, không phải để lấy tấm thảm nhỏ, mở, trải ra nền đất và cầu kinh. Chị chỉ trở lại để tra thuốc lần nữa vào mắt người đàn ông. Một, hai. Một, hai. Và lại đi ra.
Sau lời gọi cầu kinh, giọng khàn khàn của ông mollah cầu Đức Thánh ban sự che chở cho các tín đồ trong ngày thứ Tư này: “… bởi, như đấng Tiên Tri đã nói: đây là một ngày tai họa khi Pharaon và nhân dân của ông bị dìm chết và nhân dân của nhà Tiên tri Sâlih, những Ad và Thamoũd bị trừ diệt…” Ông dừng lại rồi tiếp rất nhanh giọng đầy lo sợ: “Hỡi các tín đồ thân yêu, như ta vẫn luôn chỉ cho các người, ngày thứ Tư, theo truyện kể về Đấng Tiên tri của chúng ta, người cao cả nhất, là ngày không được trích máu, không được cho, cũng không được nhận. Tuy nhiên, một trong những truyện kể, do Ibn Younès truyền lại, trong thời Djihad ta lại có thể thực hiện những điều đó. Ngày hôm nay, người anh em của các ngươi, vị Tư lệnh đáng kính trao vũ khí cho các ngươi để các ngươi bảo vệ danh
dự của mình, máu của mình, bộ lạc của mình!”
Ngoài đường, những người đàn ông hét vang: “Allah-o Akbar!” Họ chạy. “Allah-o Akbar!” Tiếng họ xa dần, “Allah-o…”, và tiến đền gần đền thờ.
Vài con kiến lảng vảng quanh xác con ruồi trên tấm thảm len. Rồi ùa vào mang nó đi.
Người đàn bà trở lại lo lắng nhìn người đàn ông. Chị sợ, có thể, lời kêu gọi cầm vũ khí khiến anh ta bật dậy!
Chị dừng lại không xa cánh cửa. Các ngón tay chị lần trên đôi môi, rồi, bồn chồn, đặt vào giữa haiàm răng, như để moi những từ không dám bật ra. Chị rời căn phòng. Nghe tiếng chị chuẩn bị gì đó cho bữa ăn trưa, nói chuyện đùa với các con.
Rồi giấc ngủ trưa. Bóng tối.
Im lặng.
Chị trở lại, người đàn bà ấy. Đỡ bồn chồn hơn. Ngồi cạnh người đàn ông. “Lúc nãy, là ông mollah. Ông ta đến cho buổi cầu kinh của chúng ta. Em đã thổ lộ với ông rằng từ hôm qua người em đã bị uế, em đã có tháng, cũng giống như Eva. Ông ta không thích. Em không biết tại sao. Vì em đã dám ví mình với Eva, hay vì em đã nói với ông ta chuyện em có tháng? Ông ta vừa đi vừa lẩm bẩm trong bộ râu. Trước đây ông ta đâu có thế, có thể đùa với ông ta. Nhưng, từ khi các anh tuyên bố, cái đạo luật mới ấy trên đất nước này, ông ta cũng thay đổi. Ông ta sợ, khốn khổ cho ông ta.”
Chị nhìn cuốn kinh Coran. Chị chợt giật mình: “Ôi, chiếc lông công?!” Chị tìm trong các trang sách. Không thấy. Dưới gối, không thấy. Trong túi, tìm thấy. Sau một tiếng “ồ”, chị trở lại chỗ cũ. “…cái ông Mollah ấy khiến em mất trí!” chị vừa nói vừa đặt chiếc lông vào bên trong cuốn kinh Coran. “Lúc nãy em đang nói gì nhỉ?… phải rồi, chuyện em có tháng… tất nhiên, là em đã nói dối ông ta.” Chị nhìn anh nồng nàn, nhưng ranh mãnh nhiều hơn là ân cần. “Cũng như em đã dối anh… nhiều lần!” Chị thu đôi chân vào ngực và ấn cằm vào giữa hai đầu gối: “Nhưng dẫu sao em vẫn phải thú nhận với anh một chuyện…” Chị nhìn anh hồi lâu. Vẫn với vẻ lo lắng kỳ lạ trong ánh mắt. “Anh biết không…” Giọng chị khàn đi. Chị nuốt nước bọt để lấy lại giọng và ngẩng đầu lên. “Lần đầu tiên chúng ta ngủ cùng nhau… sau ba năm cưới, em nhắc để anh nhớ! Đêm ấy em đã có tháng.” Cái nhìn của chị trốn người đàn ông để lẫn vào những nếp chăn. Chị đặt má trái lên đầu gối. Ở mắt nơi có chiếc sẹo, nỗi lo lắng đã biến mất. “Em không nói gì với anh cả. Và anh, anh đã tưởng… máu đó là dấu hiệu em vẫn còn trinh!” Một cái cười nén lại khiến cả thân hình chị đang ngồi thu lại cũng run lên. “Nhìn thấy máu, anh rất mừng, rất tự hào!” Một lúc. Một cái nhìn. Và nỗi lo sợ sẽ nghe một tiếng thét giận dữ, một câu rủa. Thế là dịu dàng và thanh thản, chị bèn thả mình trôi vào những góc khuất của các kỷ niệm: “Đúng ra em phải không có tháng. Không đúng kỳ, nhưng em đã có trước một tuần, đấy hẳn là nỗi lo lắng và sợ hãi sẽ gặp anh. Đấy, anh thử tưởng tượng xem, làm vợ chưa cưới suốt một năm, rồi làm vợ một người đàn ông vắng mặt suốt ba năm, đâu phải là chuyện dễ dàng! Em sống với tên anh. Vậy mà trước đó thậm chí em chưa hề nhìn thấy anh, nghe giọng anh, chạm vào anh. Em sợ, sợ mọi thứ, sợ anh, sợ chiếc giường, sợ máu. Nhưng đồng thời đó là một nỗi sợ mà em yêu quý. Anh biết đó kiểu sợ ấy nó không khiến anh xa cách với nỗi ham muốn của mình, trái lại, nó kích thích anh, nó chắp cánh cho anh, thậm chí có thể thiêu cháy anh. Em sợ đúng như vậy đấy. Ngày lại ngày, nó lớn lên trong em, xâm chiếm lấy bụng em, lòng dạ em…, đúng trước ngày anh đến, nó tuôn trào ra. Đấy
không phải là nỗi sợ xanh mặt. Không. Đó là một nỗi sợ màu đỏ, đỏ máu. Khi em kể chuyện đó với bà cô em, bà khuyên em không nên nói gì cả…. Vậy là em đã nín lặng. Và như vậy là tiện cho em. Dù còn trinh, quả thật em lo sợ. Em tự nhủ sẽ xảy ra chuyện gì nếu đêm đó em không chảy máu… “Bàn tay chị quét qua không khí cứ như chị đang xua một con ruồi. “… hẳn sẽ là một thảm họa. Em đã nghe bao chuyện về đề tài đó. Em có thể tưởng tượng ra tất cả.” Giọng chế giễu “Đem máu uế làm máu trinh, là một ý tưởng thiên tài, đúng không?” Chị nằm xuống và cuộn vào lòng người đàn ông: “Em chẳng bao giờ hiểu được tại sao ở các anh, đàn ông các anh, lòng tự hào lại gắn chặt đến thế với máu.” Bàn tay chị lại đưa lên không. Các ngón tay chị động đậy. Tưởng như chị ra dấu cho một ai đó vô tình lại gần. “Nhưng anh có nhớ một buổi tối, ấy là hồi chúng ta mới sống chung cùng nhau, anh về muộn. Say mèm. Anh hút thuốc. Em đã ngủ. Không nói một tiếng, anh đã tụt quần em xuống. Em đã tỉnh dậy. Nhưng em vẫn làm như đang ngủ say. Anh đã… đi vào em… anh sướng rơn lên… nhưng khi anh trở dậy đi rửa, anh đã nhận ra là có máu trên cái ấy của anh! Giận dữ, anh quay lại và đánh em ngay giữa đêm khuya, chỉ vì em không báo cho anh là em có tháng. Em đã làm ô uế anh!” chị cười nhạo. “Em đã làm cho anh trở thành một người ô uế!” Bàn tay chị bắt lấy trong không khí những kỷ niệm của chị, nắm chặt lại và đưa xuống để vuốt ve trên bụng mình đang phồng lên và xẹp xuống theo nhịp nhanh hơn nhịp thở của người đàn ông.
Bằng một cử động đột ngột, chị để tay bàn tay trượt xuống thấp, bên dưới chiếc áo dài của chị, giữa hai đùi. Nhắm mắt lại. Thở sâu, đau đớn. Chị ấn mạnh các ngón tay vào giữa hai chân mình, cứ như chị sắp cắm vào ấy một lưỡi dao. Nín thở, chị rút bàn tay ra cùng một tiếng kêu nén lại. Mở mắt, nhìn vào đầu các ngón tay: chúng ướt. Đẫm máu. Đỏ máu. Chị đặt bàn tay trước khuôn mặt đờ đẫn của người đàn ông. “Nhìn xem! Vẫn là máu của em đấy, máu sạch. Máu tháng với máu sạch nào có gì khác nhau?” Bàn tay chị hạ xuống sát mũi anh. “Anh được sinh ra từ máu này đấy! Nó còn sạch hơn cả máu của chính anh.” Các ngón tay giận dữ của chị chạm vào râu anh. Khi chạm vào môi anh, chị cảm thấy hơi thở của anh. Một cơn rùng mình lo sợ chạy khắp mặt da chị. Cánh tay chị run rẩy. Chị rụt tay về, siết các ngón tay, và, áp miệng vào chiếc gối, còn kêu lên một tiếng nữa. Chỉ một tiếng. Dài. Xé ruột. Và bất động. Lâu. Rất lâu. Cho đến khi người mang nước gõ cửa nhà bên, tiếng ho sù sụ của bà già hàng xóm xuyên qua tường, khi người mang nước trút túi nước của cậu ta vào vại chứa nước của người vào vại chứa của người láng giềng, khi một đứa con gái của chị khóc trong hành lang. Đến lúc đó, chị đứng dậy và bước ra khỏi phòng mà không dám nhìn chồng.
Sau đó, rất lâu sau đó, khi lũ kiến đã mang được xác con ruồi đến chân tường ngăn giữa hai cửa sổ, người đàn bà trở lại với một tấm đắp sạch và cái chậu nhỏ bằng nhựa. Chị nhấc tấm đắp phủ đôi chân người đàn ông, lau bụng, hai bàn chân, dương vật cho anh… đắp lại cho anh. “Còn kinh tởm hơn cả một xác chết! Chẳng có mùi gì hết.” Và ra đi.
Lại là đêm.
Căn phòng một màu đen tuyệt đối.
Đột ngột, ánh chớp chói lòa của một vụ nổ. Tiếng nổ dữ dội rung chuyển đất. Luồng hơi dội vỡ cả kính.
Những tiếng kêu thét xé rách các cuống họng.
Một tiếng nổ thứ hai. Lần này gần hơn. Nên, cũng dữ dội hơn.
Bọn trẻ khóc.
Người đàn bà kêu thét.
Tiếng chân họ hoảng hốt vang lên trong hành lang và mất hút dưới tầng hầm.
Bên ngoài, không xa, có gì đó bốc cháy, có thể là cái cây nhà hàng xóm. Ánh lửa xé toạc bóng tối trong sân vào trong căn phòng.
Bên ngoài, có ai đó kêu lên, những người khác thì khóc, và vài người nào đó bắn súng Kalachnikov, không biết từ đâu và nhằm vào ai… họ bắn, bắn….
Cuối cùng tất cả dừng lại trong ánh sáng máu xám của một buổi rạng đông mờ ảo. Im lặng dày đặc đổ ập xuống trên con phố bốc khói, trên mảnh sân nay chỉ còn là một khu vườn chết, trên căn phòng nơi người đàn ông, người phủ đầy nhọ, vẫn nằm như mọi khi. Bất động. Vô cảm. Với những hơi thở, chậm.
Tiếng rít ngập ngừng của một cánh cửa đang mở ra, tiếng bước chân thận trọng trong hành lang, không phá vỡ khối im lặng chết người ấy, chỉ nhấn thêm.
Những bước chân dừng lại sau cánh cửa. Sau một lúc nghỉ dài – bốn hơi thở của người đàn ông -, cửa mở ra. Là người đàn bà. Chị bước vào. Cái nhìn của chị không dán ngay vào anh, thoạt tiên nó xem xét tình trạng căn phòng: những mảnh kính, lớp nhọ đã in lên những con chim di cư trên các tấm rèm, trên các kẻ sọc mờ nhạt của tấm thảm len, trên cuốn kinh Coran vẫn để mở, trên cái túi truyền dịch đang tiết những giọt nước mặn-ngọt cuối cùng. Rồi cái nhìn ấy quét qua tấm chăn phủ đôi chân cứng đơ của người đàn ông, lướt qua chòm râu anh và cuối cùng đến đôi mắt anh.
Chị lo sợ bước đến gần người đàn ông. Dừng lại. Ngắm nhìn cử động của ngực anh. Anh thở. Chị bước tới nữa, cúi xuống, để nhìn rõ hơn mắt anh. Chúng vẫn mở, phủ bụi đen. Chị dùng mép tay áo của mình lau mắt cho anh, cầm lấy lọ thuốc và nhỏ vào từng mắt. Một, hai. Một, hai.
Thận trọng, chị vuốt khuôn mặt anh để lau đi lớp nhọ, rồi cả chị nữa, chị cũng bất động. Lo âu đè nặng lên vai, chị thở, như mọi khi, theo cùng nhịp thở của người đàn ông.
Theo tiếng ho sù sụ của bà hàng xóm xuyên qua sự im lặng của buổi rạng đông xám xịt, và khiến người đàn bà quay đầu về phía nền trời vàng và xanh dương trên tấm rèm. Chị đứng dậy và đi về phía cửa sổ, đạp vỡ những mảnh kính dưới chân. Qua các lỗ thùng trên tấm rèm, chị tìm bà hàng xóm. Một tiếng kêu sắc nhọn xuyên thủng ngực chị. Chị chạy bổ ra cửa, ra hành lang. Nhưng tiếng gầm điếc tai của một chiếc xe tăng khiến chị phải ngưng lại. Tuyệt vọng, chị quay lại. “Cửa… cửa trổ ra đường của nhà ta sập mất rồi! Tường nhà bên….” Giọng chị hoảng hốt chìm đi trong tiếng gầm rú của cỗ xe tăng. Chị lại nhìn quanh phòng và dừng sững lại trên cửa sổ. Chị bước lại gần cửa sổ, hé mở các bức rèm và rên rỉ: “Không thể thế! Không, không thể thế!”
Tiếng xe tăng chìm đi, các đợt ho của bà hàng xóm lại trở lại.
Người đàn bà ngã quỵ xuống trên các mảnh kính nát. Mắt nhắm lại, giọng tắc nghẹn, chị van vỉ: “Lạy Allah… nhân từ, con thuộc về….” Một tiếng súng. Chị nín thinh. Tiếng súng thứ hai. Rối tiếng thét của một người đàn ông: “Allah o Akbar!” Và xe tăng lại bắn. Tiếng nổ làm rung chuyển ngôi nhà, người đàn bà. Chị nằm bẹp xuống đất và bò ra cửa để lần ra hành lang, chị chạy bổ xuống cầu thang tầng hầm và gặp bọn trẻ đang khiếp đảm.
Người đàn ông vẫn bất động. Thản nhiên.
Khi tiếng súng đã im – hết đạn rồi, có thể thế -, chiếc xe tăng bỏ đi. Im lặng dày đặc và ám khói trở lại một hồi lâu.
Trong cái đờ đẫn bụi bặm ấy; ở chân khoảnh tường ngăn đôi hai cửa sổ, một con nhện đến lảng vảng gần xác con ruồi đã bị lũ kiến bỏ lại đấy. Nó thăm dò cái xác. Nó cũng bỏ nốt, bò quanh phòng, rồi quay trở lại cửa sổ, bám vào rèm, leo lên và lang thang trên những con chim di cư đông sững trên nền trời vàng và xanh dương. Nó rời bầu trời và bò lên trần để rồi biến mất dọc theo những thanh xà mục hẳn là để giăng tơ ở đấy.
Người đàn bà lại xuất hiện. Một lần nữa với chiếc chậu nhựa, một chiếc khăn lau, một tấm đắp. Chị lau dọn mọi chỗ. Những mảnh kính vỡ, lớp nhọ rải khắp phòng. Ra đi. Trở lại. Đổ nước ngọt-mặn vào túi truyền, lại ngồi vào chỗ của chị cạnh người đàn ông để tra vào mắt anh những giọt cuối cùng còn lại trong lọ thuốc. Một. Chị chờ. Hai. Chị dừng lại. Lọ thuốc đã cạn. Chị ra đi.
Trên trần nhà, con nhện lại xuất hiện. Nó treo mình ở đầu một sợi tơ, tụt xuống chậm rãi. Nó đáp xuống ngực người đàn ông. Sau một lúc ngập ngừng, nó lần theo các đường quanh co của tấm đắp dẫn đến chòm râu của anh. Ngờ vực, nó quay lại và chui vào các nếp vải.
Người đàn bà trở lại. “Vẫn có trả đũa đấy!” chị báo tin; và vẻ quả quyết, chị bước đến chỗ người đàn ông. “Em phải đưa anh xuống hầm.” Chị gỡ chiếc ống dẫn ra khỏi miệng anh, và đặt hai tay dưới nách anh. Nâng anh lên. Kéo cái bộ xương ấy. Kéo lê đến trên tấm thảm len. Dừng lại. “Em không còn sức nữa…” Tuyệt vọng. “Không, em không bao giờ đưa nổi anh xuống cầu thang.”
Chị lại kéo anh lên tấm nệm. Lại nhét ống dẫn vào. Và ngồi một lúc, khôngđộng đậy. Đứt hơi, căng thẳng, chị nhìn anh khinh bỉ và cuối cùng bảo: “Thà một viên đạn lạc kết liễu anh một lần cho xong!”, đột ngột đứng dậy để đóng các tấm rèm lại, và bước đi giận dữ rời căn phòng.
Nghe thấy tiếng ho của bà hàng xóm xé rách cái im lặng của buổi chiều nay, cũng như nó đang xé rách khuôn ngực bà. Hẳn bà đang bước đi trên đống đổ nát của các bức tường. Bước chân bà, chậm chạp và do dự, kéo lê trong khu vườn, đến gần ngôi nhà. Chẳng mấy chốc bóng bà còng gập trên những con chim di cư ở bức rèm. Bà ho và lẩm bẩm một cái tên không nghe được. Bà ho. Bà chờ. Vô vọng. Bà rời chỗ, bước xa xa, lại lẩm bẩm cái tên ấy, và ho. Chẳng ai trả lời bà. Bà gọi, bà ho. Bà không chờ nữa. Bà không lẩm bẩm nữa. Bà lầm rầm hát gì đó. Có thể là những cái tên. Rồi bỏ đi. Xa. Rồi trở lại. Vẫn nghe thấy bà hát, mặc những tiếng động ngoài đường. Những tiếng ủng. Những tiếng ủng của người có súng. Chúng chạy, những chiếc ủng. Tản ra để nấp vào một chỗ nào đó, hẳn thế, sau các bức tường, trong đống vôi gạch vụn… và chờ đêm xuống.
Hôm nay người mang nước không đến. Cậu bé không vừa băng qua đtrên chiếc xe đạp vừa huýt sáo điệu “Laili, Laili, Laili djân, djân, djân, em đã làm tan nát trái tim anh…”.
Mọi người đều giấu mình. Lặng tiếng. Và chờ.
Và đêm đã xuống trên thành phố, và thành phố chìm vào cơn tê liệt của nỗi sợ. Nhưng chẳng có ai bắn súng cả.
Người đàn bà lại vào phòng để kiểm tra túi nước ngọt-mặn, và lại ra đi. Không một lời.
Bà hàng xóm già vẫn ho và vẫn hát. Nghe không xa mà cũng không gần. Bà chỉ có thể đang ở đâu đó giữa những đống gạch vụn nát của các bức tường mới đây còn ngăn cách hai nhà.
Một giấc ngủ nặng nề và đầy đe dọa xâm chiếm lấy ngôi nhà, tất cả các ngôi nhà, toàn bộ con đường, trên cái nền những tiếng than thở được cất thành tiếng hát của bà hàng xóm già. Và cứ vậy cho đến khi bà nghe được những tiếng động, tiếng động của những đôi ủng. Bà liền ngừng hát, nhưng vẫn tiếp tục ho. “Họ trở lại!” tiếng bà run lên trong cái khối đen ngòm của bóng đêm.
Chúng đến, những chiếc ủng. Chúng lại gần. Chúng xua đuổi bà già, đi vào trong sân nhà, và tiến tới. Chúng tiến đến tận cửa sổ. Qua những ô cửa sổ vỡ, một nòng súng vạch bức rèm có hình những con chim di cư ra. Bằng báng súng, chúng phà cửa sổ. Ba người đàn ông vừa hét lớn vừa nhảy bổ vào phòng. “Không ai được động đậy!” Và không có gì động đậy. Một người trong đám bật đèn pin, rọi thẳng vào người đàn ông tê liệt, vừa sủa lên: “Nằm im đấy, nếu không tao bắn vỡ sọ!” Ba người đều bịt đầu và mặt bằng khăn đen. Họ vây người đàn ông, còn anh vẫn thở chậm chạp và lặng lẽ. Một trong ba người đàn ông cúi xuống người anh, “cứt, hắn có cái ống trong miệng!”, rút ra, “vũ khí của mày đâu?” y hét lên. Cái nhìn của người đang nằm vẫn vô cảm, lạc vào trong bóng tối của trần nhà, nơi có thể con nhện đã dệt xong cái lưới tơ của nó. “Người ta nói với mày đấy!” người cầm đèn pin hét lên. “Hắn ta đi đời rồi!” người đàn ông thứ hai vừa kết luận vừa cúi xuống để gỡ chiếc đồng hồ và chiếc nhẫn bằng vàng. Người thứ ba lục khắp phòng dưới tấm nệm, dưới gối, sau bức rèm không có họa tiết, dưới tấm thảm len…. “Chẳng có cái cóc khô gì cả!” y than thở. “Đi xem ở các phòng khác!” người thứ nhất ra lệnh, y là người cầm đèn pin và đặt chiếc ủng của y lên ngực người đàn ông. Hai tên kia vâng lời. Chúng biến mất trong hành lang.
Tên ở lại dùng nòng súng của y hất tấm chăn lên để nhìn cơ thể người đàn ông. Bối rối vì sự đờ đẫn và câm lặng của người đàn ông, y nhấn mạnh gót giày lên ngực anh. “Mày nhìn cái gì thế?” Y chờ một tiếng rên. Chẳng có gì cả. Không một tiếng than. Lúng túng, y thử một lần nữa: “Mày có nghe thấy tao nói không?”, và dò xét khuôn mặt ngơ ngác. Bực tức, y gầm lên: “Mày bị cắt lưỡi rồi à?” rồi làu nhàu: “Mày toi rồi hay sao?” Cuối cùng y im lặng.
Sau khi đã thở rất sâu, giận dữ, y nắm lấy cổ áo người đàn ông và nhấc anh lên. Khuôn mặt nhợt nhạt và nhớn nhác của người đàn ông khiến y sợ. Y buông anh xuống, lùi ra xa, dừng lại ở cửa. Bấn loạn. “Cút đâu cả rồi, chúng mày?” y chửi lầm bầm sau vạt khăn khiến giọng y bị nghẹn lại. Y nhìn dọc hành lang tối đen và kêu lên: “ mày có đấy không?” Tiếng y vang lên trong khoảng không. Hơi thở của y cũng trở nên dài và sâu. Y quay lại chỗ của người đàn ông để nhìn anh lần nữa. Có điều gì đó kích thích trí tò mò của y, khiến y lo sợ. Chiếc đèn pin của y quét dọc tấm thân bất động và quay lại chiếu vào đôi mắt mở to. Y dùng mũi giày thúc nhẹ vào vai anh. Vẫn không có phản ứng nào hết… Y đưa khẩu súng ra trước mắt người đàn ông, rồi chĩa mũi súng vào trán anh ta, ấn xuống. Chẳng có gì cả, vẫn chẳng có gì cả. Y lấy lại hơi, và bước ra ngưỡng cửa. Y nghe hai tên kia đang cười ở một phòng nào đó. “Chúng nó làm cái quái gì thế?” Y càu nhàu, hoảng hốt. Hai tên kia, đùa bỡn, trở lại.
“- Chúng mày tìm được cái gì thế?”
- Nhìn xem!” Một tên nói, giơ lên một cái nịt vú. “Có một con đàn bà!”
- Ừ, tao biết rồi.
- Anh biết à?!
- Thằng ngốc, chính mày đã gỡ lấy cái nhẫn của nó, đúng không?”
Tên thứ hai ném cái nịt vú xuống dưới đất “cô nàng hẳn có một đôi vú nhỏ!” y cười ngặt
nghẽo với tên đồng lõa. Nhưng tên cầm đèn pin thì không. Y có vẻ suy nghĩ: “Tao cảm giác có biết hắn ta”, y lẩm bẩm và bước về phía người đàn ông. Hai tên kia đi theo.
“- Ai vậy?
- Tao không biết tên hắn.
- Hắn là người bên ta à?
- Tao ngờ thế.”
Chúng vẫn đứng đấy, mặt vẫn giấu sau những tấm khăn đen. “- Hắn ta nói à?
- Không, hắn chẳng nói gì hết. Hắn không hề cử động.” Một tên đá vào người anh ta:
“- Ê, thức dậy nào!
- Đừng, mày không thấy hắn mở mắt đấy sao!?
- Anh đã giết hắn à?”
Tên cầm đèn pin lắc đầu, và hỏi: “Vợ hắn đâu?
- Chẳng có ai trong nhà sất.”
Lại im lặng. Một sự im lặng kéo dài trong đó có mọi thứ đều thuận theo duynhất nhịp thở của người đàn ông. Chậm và nặng. Cuối cùng một tên không còn chịu được nữa. “Vậy ta làm gì bây giờ? Ta cút chăng?” Không ai trả lời.
Chúng không nhúc nhích.
Lại nghe tiếng hát của bà già hàng xóm, ngắt quãng bởi cơn ho sù sụ. “Mụ điên đã trở lại”, một tên nói. “Có thể là mẹ hắn”, một tên đoán. Tên thứ ba nhảy qua cửa sổ và chạy về phía bà già. “Mẹ ơi, mẹ ở đây à?” Bà già hát: “Ta ở đây…”, bà ho, “ta ở kia…”, bà ho, “ta ở đâu ta thích, ở nhà con gái ta, ở nhà đức vua, ở đâu ta thích… nhà con gái ta, nhà đức vua…” và ho. Tên đàn ông lại đuổi bà ta đi khỏi đám đổ nát của chính nhà bà, và trở lại. “Mụ ấy điên hẳn rồi!”
Các cơn ho xa dần và chìm mất ngoài xa. Tên cầm đèn pin nhìn thấy cuốn kinh Coran dưới đất, y xô tới, cầm lấy, cúi lạy, vừa ôm lấy cuốn sách vừa cầu khẩn sau chiếc khăn bịt mặt của y. “Đây là một người Hồi giáo tốt!” y kêu to.
Chúng lại im lặng suy nghĩ. Cho đến khi một tên, vẫn là tên lúc nãy, sốt ruột: “Nào, chúng ta làm đếch gì bây giờ đây? Lùng soát đi chứ, cứt thật, ta không nã pháo vào khu phố này để chẳng được gì, đúng không?!” Chúng đứng lên.
Tên cầm đèn pin đắp chăn lại cho người đàn ông đang nằm, nhét ống truyển vào miệng anh, và ra hiệu cho hai tên kia ra đi.
Chúng bỏ đi. Với cuốn kinh Coran.
Lại rạng sáng.
Lại tiếng bước chân người đàn bà.
Chị bước lên cầu thang tầng hầm, đi hành lang, vào phòng mà không ngạc nhiên thấy cửa phòng đã mở, rèm đã kéo ra; không hề ngỡ người lạ đã vào phòng. Chị nhìn chồng. Anh thở. Chị bước ra rồi trở lại với hai cốc nước. Một để đổ vào túi truyền, một để thấm ước đôi mắt người đàn ông. Ngay lúc đó chị không nhận ra gì khác. Hẳn vì bóng tối trong phòng. Trời chưa sáng hẳn, những tia nắng chưa xuyên vào trên nền trời thủng của các tấm rèm có họa tiết chin di cư. Chỉ sau đó, khi trở lại thay tấm đắp và áo cho anh chị mới nhận ra cổ tay và bàn tay anh đã trống không. “Đồng hồ của anh? Nhẫn của anh đâu?” Chị nhìn kỹ hai bàn tay anh, túi anh. Chị lục dưới chăn. Luống cuống, đi mấy bước trong phòng. Quay lại. “Có chuyện gì thế này?” Lo lắng, rồi sợ hãi, chị tự hỏi: “Có ai đã vào đây sao?”, và bước đến cửa sổ. “Đúng rồi, đã có người vào!” chị kêu lên, hoảng sợ, khi thấy cửa sổ đã bị phá. “Nhưng mà… Mình chẳng nghe thấy gì cả!” Chị lùi lại. “Mình đã ngủ! Lạy Allah, đến mức này ư?!” Hoảng hốt, chị chạy ra hành lang, để người đàn ông chưa đắp gì cả đấy. Ở ngưỡng cửa, nhặt chiếc nịt vú. “Chúng đã lục tung cả nhà?!” Chúng không xuống tầng hầm?!”. chị gục xuống bên người đàn ông, nắm lấy tay anh và kêu lên: “Chính anh… Anh đã động cựa được! Anh làm mọi thứ để khiến em sợ! Anh làm em phát điên lên! Chính anh!” Chị lay anh thật mạnh. Rút ống dẫn ra. Và chờ. Vẫn không có dấu hiệu nào cả, không một âm thanh. Đầu chị rụt vào giữa hai vai. Một tiếng nức nở xé rách cổ họng chị, lay chuyển thân hình chị. Sau một tiếng thở dài tắc nghẹn, chị đứng lên, đưa ống tay áo lau mắt, và trước khi bỏ đi, cắm lại ống dẫn vào miệng anh.
Nghe tiếng chị đi kiểm tra các phòng khác. Chị dừng lại khi tiếng ho sù sụ của bà hàng xóm tiến đến gần nhà. Chị vội bước ra sân và gọi bà già: “Bibi… đêm qua có người đến phải không?
- Đúng rồi, con gái của ta, có đức vua đến đấy…”, bà ho, “Người đến thăm ta… Người đã âu yếm ta…”, bà cười, rồi ho. “Con có bánh mì không, con gái của ta? Ta đã dâng hết phần mình cho đức vua rồi… Người đói… Người đẹp lắm, đức vua ấy! Đẹp đến chết đấy chứ! Người đã yêu cầu ta hát.” Bà cất tiếng hát: “Ôi, đức vua nhân từ / Con khóc than nỗi cô đơn của con / Ôi, đức vua…
- Còn những người khác đâu? Chồng mẹ, con trai của mẹ?” người đàn bà hỏi. Bà già ngừng hát, và giọng buồn rầu, bà kể tiếp: “Người đã khóc, đức vua ấy, khi Người nghe ta hát! Người còn yêu cầu chồng ta và con trai ta nhảy múa theo điệu hát của ta. Họ đã nhảy, Đức vua yêu cầu họ nhảy vũ điệu tử thần… thậm chí họ không biết điệu ấy…” Bà cười, và tiếp: “Đức vua bèn dạy cho họ bằng cách chặt đầu họ… và thế là họ bắt đầu múa!” Bà lại than khóc: “Ôi, đức vua, hãy biết rằng trái tim ta không còn chịu nổi thiếu vắng Người
/ Đã đến lúc Người phải trở về…” Người đàn bà lại ngắt lời bà: “Nhưng mà… lạy Allah, nhà mẹ? Chồng mẹ, con trai mẹ… họ còn sống không?” Bà già nói lí nhí, như một đứa bé: “Ừ, họ ở đấy, chồng ta, con trai ta… ở trong nhà…”, bà ho, “họ giấu đầu dưới hai cánh tay”, bà ho, “vì giận ta!”, bà già khóc. “Họ không nói với ta nữa! Bởi vì ta đã cho đức vua tất cả bánh mì. Con có muốn gặp họ không?
- Nhưng…
- Đến đây nào! Nói chuyện với họ đi!”
Họ bước ra xa, băng qua đống đổ nát. Không còn nghe tiếng họ.
Đột nhiên, một tiếng thét, của người đàn bà. Kinh hoàng. Gây kinh hoàng. Bước chân chị băng qua các tấm đá lát, vấp trên các đống đổ nát, băng qua khu vườn và trở vào nhà. Chị vẫn hét lên. Chị nôn oẹ. Chị khóc. Chị chạy trong nhà, Như một người điên. “Tôi sẽ đi khỏi đây. Tôi đi tìm bà cô tôi. Bất cứ giá nào!” Tiếng chị hoảng sợ lan khắp hành lang, trong các phòng, dưới tầng hầm. Rồi chị đi lên cùng lũ con. Chị rời bỏ ngôi nhà mà không
ghé qua nhìn người đàn ông. Nghe họ đi xa dần, đuổi theo là những tràng ho vànhững lời ngâm nga của bà già khiến bọn trẻ con cười rộ lên.
Mọi thứ chìm trong câm lặng và bất động của người đàn ông.
Và cứ thế kéo dài. Rất lâu.
Thỉnh thoảng, tiếng ruồi bay quét qua sự im lặng. Thoạt tiên chúng quay lại vẻ rất quả
quyết, nhưng sau một vòng bay khắp phòng chúng lạc trên cơ thể người đàn ông. Rồi lại bay đi.
Đôi lúc, một làn gió nhẹ nổi lên và lay các tấm rèm. Nó đùa với lũ chim di cư bị gắn chặt trên nền trời vàng và xanh dương, thủng mấy chỗ.
Ngay cả một con ong vò vẽ, với tiếng đập cánh đầy đe dọa, cũng không xua được không khí đờ đẫn của căn phòng. Nó lảng vảng, lảng vảng quanh người đàn ông, đậu xuống trên trán anh – đốt anh hay không, chẳng ai biết được -, rồi bay lên trần, trong các cây xà mục, để làm tổ ở đấy, hẳn thế. Mơ ước về một cái tổ của nó kết thúc trong chiếc mạng nhện.
Nó quẫy cựa. Rồi chẳng còn gì nữa. Chẳng còn gì nữa.
Rồi đêm lại xuống. Tiếng súng lại vang lên.
Bà hàng xóm trở lại với các bài hát và những tràng ho như vọng lên từ chốn âm phủ của bà. Và chẳng bao lâu lại biến mất.
Người đàn bà, chị ta, không trở lại.
Rạng đông.
Ông Mollah gọi cầu kinh.
Vũ khí ngủ yên. Nhưng khói và hơi thuốc súng vẫn dai dẳng.
Và cùng lúc những tia nắng đầu tiên xuyên vào qua các lỗ thủng trên nền trời vàng và xanh dương của các tấm rèm, người đàn bà trở về. Một mình. Chị quay thẳng vào căn phòng, bên chồng. Trước hết gỡ tấm mạng của chị ra. Đứng lặng im một lúc. Đưa mắt kiểm tra mọi thứ. Chẳng có gì xê dịch. Chẳng có gì bị lấy đi. Chỉ có túi dịch truyền đã trống trơn.
Yên tâm, chị bắt đầu hành động. Bàn chân chị, chập choạng, bước tới chỗ tấm nệm nơi người đàn ông nằm dài, nửa người để trần, như chị đã bỏ anh lại hôm trước. Chị nhìn anh chăm chăm một lúc lâu, cứ như chị lại đếm các hơi thở của anh. Chị định ngồi xuống, nhưng đột ngột, đứng sững lại, hét lên: “Cuốn kinh Coran?!” Nỗi lo lắng lại tràn trong mắt chị. Chị săm soi khắp phòng. Không hề có dấu vết nào của lời Allah. “Chuỗi hạt?” Chị tìm thấy dưới gối. “Có ai lại vào nữa đây?!” Lại nghi ngờ. Lại lo lắng. “Hôm qua cuốn kinh Coran ở đó, không đúng sao?” Phân vân, chị ngồi bệt xuống. Và đột nhiên: “Chiếc lông công!” chị kêu lên, và giận dữ lục khắp. “Lạy Allah! Chiếc lông!”
Tiếng trẻ con, bọn trẻ trong khu phố, van glen nô đùa trên các đống đổ nát:
- “Hadji mor’alé?
- Balé?
- Đứa nào chọn nước? Đứa nào chọn lửa?”
Người đàn bà tiến đến bên cửa sổ, vén các tấm rèm ra, gọi bọn trẻ: “Các cháu có thấy ai
vào nhà này không?” Cả bọn, cùng một tiếng, kêu to: “Không!”, rồi lại chơi: “Tớ chọn lửa!”
Chị rời căn phòng, lục khắp nhà.
Chán, chị quay lại, ngồi xuống chỗ của mình dựa vào tường ngăn giữa hai cửa sổ. “Nhưng ai đã đến thế? Họ đã làm gì anh?” Nỗi lo sợ trộn lẫn bấn loạn hiện diện trong ánh mắt chị. “Không thể ở đây được nữa!” Chị đột ngột im bặt như có ai đó ngăn lại. Sau một lát do dự: “Nhưng biết làm gì với anh? Em có thể mang anh đi đâu trong tình trạng này? Em nghĩ…” Chị nhìn dán lên túi dịch đã cạn. “Em phải đi lấy nước”, chị nói để tự trì hoãn. Chị đứng lên, đi tìm và mang vào hai cốc nước. Làm những nhiệm vụ thường ngày. Rồi ngồi xuống. Trông chừng. Ngẫm nghĩ. Điều cho phép chị, sau vài hơi thở, báo tin cho anh giọng gần như là đắc thắng: “Em tìm được bà cô rồi. Bà ấy đi ra phía Bắc thành phố, ở một nơi chắc chắn hơn, chỗ người anh em họ của bà.” Ngừng một lát. Vẫn như thường lệ, ngừng để chờ một phản ứng không đến. Chị bèn tiếp: “Em đã gửi bọn trẻ lại chỗ bà ấy.” Lại ngừng. Rồi, trĩu nặng, chị thì thầm: “Ở đây em sợ,” như thể thanh minh về quyết định cùa mình. Chẳng nhận được một dấu hiệu, một lời nào đồng tình, chị cúi đầu và giọng cũng trầm xuống: “Em sợ anh!” Cái nhìn của chị tìm một vật gì đó dưới đất. Các từ. Nhưng hơn thế nữa, sự dạn dĩ. Chị tìm thấy chúng, nắm lấy, ném chúng ra: “Em chẳng thể làm gì được cho anh. Em nghĩ mọi sự đã kết thúc!” Chị lại lặng thinh, rồi nói tiếp rất vội, quả quyết: “Trông như khu vực này tới đây sẽ là chiến tuyến giữa các phe.” Giận dữ, chị nói thêm: “Anh biết rõ điều đó, đúng không?” Lại ngừng, vừa đúng một hơi thở để lấy lại sức mạnh mà khẳng định: “Những người anh em của anh nữa, họ biết cả! Chính vì thế mà họ đã bỏ đi hết. Bỏ rơi chúng ta! Bọn hèn! Họ không mang em theo bởi vì anh còn sống! Nếu…” Chị nuốt nước bọt, và cả nỗi phẫn uất của chị. Chị lại nói, đã bớt hăng đi: “Nếu… anh chết, thì sự thể có lẽ đã khác…” Chị ngưng ý nghĩ của mình lại. Chị ngập ngừng. Sau một hơi thở dài, chị quyết định: “Một người trong bọn họ sẽ phải cưới em!” Một cái cười nhạo bên trong khiến giọng chị lạc đi. “Có thể họ đã mong anh chết đi.” Chị run lên. “Lúc ấy họ có thể… ăn nằm với em! Mà lương tâm yên ổn.” Nói xong, chị đột ngột đứng lên, và rời khỏi phòng. Trong hành lang, những bước chân chị bồn chồn cứ đi tới đi lui. Chị tìm một cái gì đó. Tĩnh lặng. Bình tâm. Nhưng chị quay lại, càng kích động hơn. Chị nhảy bổ vào người đàn ông và nói tiếp những lời trước: “Những người anh em của anh, lúc nào họ cũng thèm ăn nằm với em! Họ…” Chị bước ra xa, lại gần. “Họ sờ mó em… suốt, suốt ba năm anh vắng mặt… họ thò tay qua cửa sổ phòng tắm hơi mà sờ mó em khi em tắm, và họ… tự thủ dâm. Họ cũng sờ mó chúng em, ban đêm…” Đôi môi chị run lên. Hai bàn tay chị vung vẩy trên không, trong tóc, trong các nếp áo của chị. Bước chân chị lảo đảo trên các đường sọc đã mờ của tấm tham len. “Họ tự thủ…” Nói chưa hết câu, chị lại giận dữ chạy ra khỏi phòng mà thở và trút đi nỗi căm hận của chị. “Bọn khốn! Bọn bẩn thỉu!…” chị hét lên, uất hận. Rồi, rất nhanh, nghe tiếng chị khóc và van: “Tôi đã nói những gì thế này?! Sao tôi lại nói ra những điều đó?! Lạy Allah, xin cứu lấy con! Con không còn tự chủ được nữa rồi. Con nói bừa phứa mất rồi…”
Chị nhốt mình trong câm lặng.
Không còn nghe tiếng bọn trẻ nô đùa trên các đống đổ nát. Rốt cuộc, chúng đã bỏ đi nơi khác.
Người đàn bà lại xuất hiện. Tóc xõa rối bù. Cái nhìn nhớn nhác. Sau khi vòng qua giường, chị đến ngã gục vào đầu người đàn ông. “Em không biết được điều gì đã đến với em. Mỗi ngày sức lực em càng hao mòn. Như đức tin của em vậy. Anh phải hiểu cho em.” Chị vuốt ve anh. “Em mong anh lại suy nghĩ được, lại nghe được, lại thấy được… nhìn được em, nghe được tiếng em…” Chị dựa vào tường, và để thời gian trôi qua một hồi lâu
– có thể đến mười vòng chuỗi hạt, cứ như chị vẫn lần chuỗi hạt theo nhịp thở của người đàn ông -, để suy nghĩ, để đi vào trong những ngóc ngách cuộc đời chị, rồi lại trở về với các kỷ niệm: “Anh chẳng bao giờ lắng nghe em, anh chẳng bao giờ nghe em! Chúng ta không bao giờ nói với nhau về những chuyện đó! Chúng ta cưới nhau đã được mười năm, nhưng chỉ sống chung với nhau có ba năm. Chẳng đúng thế sao?” Chị đếm. “Ừ, mười năm rưỡi cưới nhau, ba năm sống chung! Bây giờ em mới tính. Chỉ hôm nay em mới nhận ra tất cả!” Một nụ cười. Một nụ cười gượng và ngắn thay cho nghìn lẻ một nỗi hối tiếc và ân hận… Nhưng, rất nhanh, các kỷ niệm lại cuốn chị đi: “Hồi ấy em thậm chí không hề thắc mắc về sự vắng mặt của anh. Đối với em nó thật tự nhiên! Anh đang ngoài mặt trận. Anh chiến đấu nhân danh tự do, nhân danh Thánh Allah! Và điều đó biện minh cho tất cả. Điều đó đem lại cho em niềm hy vọng và tự hào. Theo một cách nào đó, anh vẫn có mặt. Trong mỗi chúng em.” Đôi mắt chị xuyên thấu thời gian, và lại thấy… “Mẹ anh, bộ ngực đồ sộ, đến nhà em để xin hỏi em gái em. Chưa đến lượt nó lấy chồng. Đây là lượt em. Và mẹ anh đã trả lời đơn giản: Được thôi, chẳng có gì nghiêm trọng, vậy thì là nó! Chỉ ngón tay mập ú của bà vào em lúc em pha trà. Hoảng sợ, em đã đánh đổ ấm trà.” Chị giấu khuôn mặt vào hai lòng bàn tay. Vì xấu hổ, hay để xua đi hình ảnh bà mẹ chồng hẳn lúc bấy giờ rất khinh thường chị. “Anh thì nào có biết. Bố em, chỉ chờ có thế, đã nhận lời không một giây do dự. Ông chẳng hề đếm xỉa chút nào đến chuyện anh vắng mặt! Đúng ra anh là ai? Chẳng ai biết cả. Với tất cả chúng em, anh chỉ là một cái tên: người Anh hùng! Và, như tất cả những người anh hùng, đều vắng mặt! Một cô gái mười bảy tuổi hứa hôn với một người anh hùng, thật là đẹp. Em tự nhủ: Thượng Đế cũng vắng mặt, vậy mà em yêu Người, em tin Người… Tóm lại, họ đã làm lễ hứa hôn của chúng ta mà không có chú rể! Mẹ anh khẳng định: Tốt thôi, thắng lợi đã đến gần! Chẳng mấy chốc sẽ hết chiến tranh, sẽ là giải phóng, và con trai ta sẽ về! Gần một năm sau, trở lại! Thắng lợi vẫn còn xa. Bà bèn nói: Để một cô gái trẻ đã hứa hôn lâu đến thế ở nhà bố mẹ mình là nguy hiểm! Vậy là em phải làm đám cưới dù không có anh. Trong lễ cưới, anh có mặt bằng một bức ảnh, và chiếc dao găm chết tiệt ấy mà người ta đặt vào cạnh em, thay anh. Và em còn phải chờ anh ba năm. Ba năm! Trong ba năm, em không còn được quyền gặp các bạn gái, gia đình… Có lẽ một cô gái mới lấy chồng còn trinh không được đi lại với những người con gái khác đã có chồng. Thật vớ vẩn! Em phải ngủ với mẹ anh, bà trông chừng em, hay đúng ra là canh chừng trinh tiết của em. Và toàn bộ chuyện này xem ra rất bình thường, rất đương nhiên đối với mọi người. Ngay cả với chính em! Buổi tối, em ngủ với mẹ anh, ban ngày em trò chuyện với bố anh. Thật may là có ông ở đấy, bà khó chịu. Bà vội đuổi em vào bếp. Bố anh đọc cho em nghe các bài thơ, kể chuyện cho em nghe. Ông ấy khuyên em đọc sách, viết, suy nghĩ. Ông ấy yêu em. Bởi vì ông ấy yêu anh. Ông ấy lấy làm tự hào về anh vì anh chiến đấu cho tự do. Ông ấy nói với em về điều đó. Chính là sau giải phóng ông ấy mới bắt đầu ghét anh, anh, và cả các anh em của anh nữa, khi các anh chỉ còn đánh nhau vì quyền lực.”
Trên các đống đổ nát lại vang lên những tiếng thét của bọn trẻ. Chúng ùa vào sân và vào nhà.
Chị ngừng lời. Lắng nghe tiếng bọn trẻ đang trở lại trò chơi của chúng:
-“ Hadji mor’alé?
- Balé?
- Đứa nào chọn chân? Đứa nào chọn đầu?
- “Tớ chọn chân.” Chúng lại tản ra đường.
Chị lại tiếp: “Tại sao em lại nói với anh về bố anh?” Cọ đầu vào tường, trông như chị đang suy nghĩ, cố lục lại trong ký ức của mình… “Vâng, bởi vì em nói về hai chúng ta, về hôn nhân của chúng ta, về nỗi cô đơn của em… đúng vậy đấy. Ba năm chờ đợi, và anh trở về. Em còn nhớ như mới hôm qua. Ngày anh trở về, ngày em nhìn thấy anh lần đầu…” Một tiếng cười cay độc thoát ra từ lồng ngực chị. “Anh giống như hôm nay, không một lời nói, không một cái nhìn…” Mắt chị nhìn lên tấm ảnh người đàn ông. “Anh ngồi cạnh em. Như thể chúng ta đã quen nhau… như thể anh gặp lại em chỉ sau một khoảng thời gian xa cách ngắn ngủi hay em là một món quà thưởng tầm thường cho thắng lợi của anh! Em nhìn anh, nhưng anh, đôi mắt anh cứ nhìn đâu đâu ấy. Em không bao giờ biết ấy là vì ngượng ngùng hay vì kiêu hãnh. Cũng chẳng quan trọng gì. Nhưng em, em nhìn thấy anh, em lén nhìn anh, em ngắm anh. Trong mỗi cử động nhỏ của cơ thể anh, trong mỗi biểu hiện nhỏ trên khuôn mặt anh…” Bàn tay chị vuốt ve trên mái tóc cáu bẩn của người đàn ông. “Còn anh, lơ đãng, kiêu căng, tâm trí anh đang ở đâu đâu. Thật đúng, lời các bậc hiền triết: đừng bao giờ trông đợi gì ở kẻ đã biết đến niềm thích thú của súng đạn!” Lại cười, nhưng lần này là dịu dàng: “Súng đạn đã trở thành tất cả đối với các anh… Hẳn anh phải biết câu chuyện trong một doanh trại một viên sĩ quan tìm cách chứng minh cho những người lính mới giá trị của một thứ vũ khí. Ông ta bèn hỏi một người lính trẻ, Bénâm: Cậu có biết cậu đang có cái gì trên vai đấy không? Bénâm đáp: Có, thưa sếp, đấy là khẩu súng của tôi! Viên sĩ quan hét lên: Không, thằng ngố Đấy là mẹ cậu, chị cậu, danh dự của cậu! Rồi ông ta chuyển qua một người lính khác và cũng đặt cho cậu ta câu hỏi ấy. Người lính đáp: Có, thưa sếp! Đấy là mẹ, chị, danh dự của Bénâm! Chị vẫn cười. “Câu chuyện đúng biết chừng nào. Bọn đàn ông các anh! Khi các anh đã có vũ khí, các anh quên hết vợ mình.” Chị lại chìm sâu trong im lặng, tay vẫn không thôi vuốt ve mái tóc người đàn ông. Âu yếm. Rất lâu.
Rồi, giọng buồn phiền, chị nói tiếp: “Thời hứa hôn của em, em không hề biết chút gì về đàn ông. Em không biết chút gì về cuộc sống lứa đôi. Em chỉ biết bố mẹ em. Và đấy là tấm gương mới đẹp làm sao?! Bố em, cái khiến ông quan tâm, là đám chim cút của ông, nhưng không bao giờ hôn mẹ em và bọn em, các con ông. Chúng em có bảy đứa. Bảy đứa con gái không có tình thương.” Đôi mắt chị lạc vào đà bay bị đông cứng lại của đàn chim di cư trên bức rèm. Chị nhìn thấy bố chị ở đấy: “Bao giờ ông cũng ngồi xếp bằng. Bàn tay trái nắm một con chim cút và cọ cọ nó vào áo ông, đúng ngang chỗ cái ấy của ông, để những chiếc chân nhỏ của chúng nhô ra khỏi các ngón tay ông, và bàn tay kia, ông vuốt ve cổ nó một cách dâm đãng. Và cứ thế suốt hàng giờ, hàng giờ! Ngay cả khi tiếp khách, ông cũng không ngừng làm cái trò gassaw ấy của ông, như cách ông gọi. Đối với ông đó là một sự cầu khấn. Ông hết sức tự hào, về bọn chim cút của ông. Có cả một lần, trời rét đậm và buốt, em thấy ông nhét một con chim cút vào trong quần ông, trong cái kheshtak của ông! Khi ấy em còn bé. Từ đó, mất một thời gian dài em tưởng tượng em đã thất vọng đến chừng nào khi lần đầu tiên nhìn thấy dương vật của anh!” Một cái nhìn khiến chị dừng lời và nhắm mắt lại. Bàn tay trái của chị lẫn trong mái tóc chị và vuốt ve chân tóc. “Em ghét lũ chim cút của ông.” Chị mở mắt. Cái nhìn phiền muộn của chị lại dán vào nền trời thủng trên tấm rèm: “Tất cả các ngày thứ Sáu, ông mang chúng đi đấu chọi ở vườn Qâf. Ông đánh cược. Đôi lúc, ông thắng, đôi lúc ông thua. Khi thua, ông trở nên cáu kỉnh, độc ác. Ông trở về nhà điên tiết lên và tìm bất cứ cớ nào để đánh chúng em… ông cũng đánh cả mẹ em.” Chị ngừng lại. Nỗi đau cắt lời chị. Mỗi nỗi đau dâng lên trên các đầu ngón tay chị và ấn chúng xuống càng sâu hơn vào chân tóc màu đen của chị. Chị cố tiếp: “Trong một cuộc đấu, ông thắng được rất nhiều tiền, em đoán thế… nhưng ông đã dùng tất cả chỗ tiền ấy để mua một con chim cút quá đắt. Ông bỏ hết tuần này qua tuần khác chuẩn bị cho một trận đấu rất quan trọng. Và…” Chị cười, cái cười cay đắng vừa độc địa vừa tuyệt vọng, và nói tiếp: “Số phận thật mỉa mai, ông thua. Và không còn tiền để trả món cược, ông bèn đem gá người chị của em. Chị em, bấy giờ mười hai tuổi, đã phải ra đi đến nhà một người đàn ông bốn mươi tuổi!” Các móng tay của chị rời chân tóc, lần xuống trán để vuốt ve chiếc sẹo ở đuôi mắt trái. “Hồi ấy, em, em mới có mười… không…”, chị nhẩm, “đúng rồi, mười tuổi. Em sợ. Sợ chính em, cũng trở thành món đặt cọc cho một cuộc cá cược. Vậy là, anh có biết em đã làm gì với con chim cút của ông ấy không?” Chị dửng lại một lúc. Không biết l để cho câu chuyện lơ lửng đấy, hay chị do dự tiết lộ phần tiếp. Cuối cùng chị lại nói tiếp: “Một hôm… ấy là một ngày thứ Sáu, trong khi ông ấy đang cầu kinh ở đền thờ, trước khi đến vườn Qâf, em đã nhấc con chim ra khỏi lồng và để cho nó sổng đi trong khi một con mèo hoang, sọc hung và trắng, đang rình ở đấy, trên tường.” Chị thở rất sâu. “Và con mèo đã chộp lấy con chim. Nó kéo con chìm vào một góc nhà để lặng lẽ ăn. Em đã đi theo. Em đứng đấy mà ngắm nó. Em không bao giờ quên cái khoảnh khắc ấy. Thậm chí em còn chúc con mèo ‘ngon miệng nhé’. Em rất sung sướng, vô cùng mãn nguyện khi thấy con mèo ấy ăn con chim cút. Một lúc hứng khởi. Nhưng rất nhanh, em lại cảm thấy ghen tị. Em muốn mình thành con chim cút của bố em. Em ghen và buồn. Con mèo chẳng biết chút gì về giá trị của con chim cút kia. Nó không thể chia sẻ niềm vui và thắng lợi của em. ‘Phí quá!’ em tự nhủ; và liền lao tới chỗ con mèo để giành lấy những gì còn lại của con chim. Con mèo đã cào lên mặt em và tha con chim. Con mèo đã cào lên mặt em và tha con chim cút chạy đi. Em cảm thấy mất mát và thất vọng đến mưa, như một con ruồi, em đã liếm lấy mấy giọt máu con chim cút của bố em còn vương vãi trên mặt đất. “Đôi môi chị nhíu lại. Như thể chúng vẫn cảm nhận được mùi vị ấm ẩm của máu. “Bố em, khi ông ấy về, thấy chiếc lồng trống không, ông điên lên. Ông đã nện nhừ tử tất cả, mẹ em, các chị em em và em, vì bọn em đã không trông chừng con chim cút của ông. Con chim cút chết tiệt của ông! Khi ông đánh em, em đã kêu lên như thế là đáng đời lắm… bởi chính vì con chim cút chết tiệt ấy mà chị gái em đã phải ra đi! Bố em đã hiểu ra tất cả. Ông nhốt em xuống tầng hầm. Dưới ấy tối đen. Em đã phải ở dưới ấy hai ngày. Ông đã thả con mèo xuống đấy cùng em – một con mèo hoang khác hẳn là đang lảng vảng quanh đó -
, vừa vui mừng bảo rằng con vật bị đói sẽ lấy em làm mồi. Nhưng, thật may, nhà em đầy chuột. Con mèo đã trở thành bạn của em.” Chị dừng lại, từ bỏ các kỷ niệm của chị dưới tầng hầm, trở lại với chính mình, cạnh chồng. Bối rối, chị nhìn anh hồi lâu, và, bỗng rời khỏi bức tường. Chị thầm thì: “Nhưng… sao mình lại kể tất cả những chuyện đó cho anh?” Các kỷ niệm đè trĩu, chị nặng nề đứng lên. “Mình có bao giờ muốn ai biết đến những chuyện đó đâu. Không bao giờ! Ngay các chị em của mình!” Phật lòng, chị rời căn phòng. Những nỗi lo lắng của chị vang lên trong hành lang: “Anh ấy làm cho mình phát điên! Khiến mình trở nên yếu đuối! Anh ấy xúi mình nói! Thú nhận các tội lỗi, các sai lầm của mình! Anh ấy lắng nghe mình! Anh ấy lắng nghe! Chắc chắn là thế rồi! Anh ấy cố tìm cách bắt cho được mình… hủy hoại mình!”
Chị nhốt mình trong một căn phòng để giấu đi nỗi lo lắng của chị trong cô tịch tuyệt đối. Bọn trẻ vẫn la hét trên các đống đổ nát.
Vầng mặt trời xế sang phía bên kia ngôi nhà, thu những tia nắng của nó khỏi các lỗ thủng trên nền trời vàng và xanh dương nơi tấm rèm.
Một hồi sau, chị trở lại. Cái nhìn u sầu. Đôi bàn tay run rẩy. Chị đến gần người đàn ông. Dừng lại. Thở sâu. Dứt khoát, chị nắm lấy cái ống dẫn. Nhắm mắt và giật cái ống dẫn ra khỏi miệng anh. Chị quay mắt nhắm. Bước đi loạng choạng. Nức nở: “Lạy Allah, xin tha thứ cho con!”, nhặt lấy tấm mạng và biến mất.
Chị chạy. Trong sân. Ngoài đường…
Từ chiếc ống dẫn treo lơ lửng từng giọt nước nhỏ xuống trán người đàn ông. Nó trườn theo các nếp nhăn của anh, hướng về đầu sống mũi, từ đó lan đến hốc mắt, và chảy trên gò má hõm sâu để cuối cùng biến mất trong chòm râu rậm.
Mặt trời lặn. Vũ khí thức dậy.
Đêm nay nữa người ta tàn phá. Đêm nay nữa người ta giết.
Buổi sáng. Trời mưa.
Mưa trên thành phố và các đống đổ nát của nó. Mưa trên các xác chết và các vết thương của chúng.
Vài hơi thở sau giọt nước ngọt-mặn cuối cùng, có tiếng chân ướt át vang lên trong sân, vào đến hành lang. Ai đó không cởi đôi giày lấm bùn.
Cửa phòng chậm chạp hé mở. Ấy là người đàn bà. Chị không dám bước vào. Chị nhìn người đàn ông với vẻ lo lắng kỳ lạ. Chị đẩy chiếc cửa thêm một nấc. Vẫn chờ. Không có gì động đậy. Cởi giày, rồi luồn nhẹ vào bên trong và dừng lại trước khuôn cửa. Tay chị cởi tấm mạng. Chị run. Vì lạnh. Hay vì sợ. Chị bước tới cho đến khi chân chạm vào tấm nệm nơi người đàn ông nằm.
Hơi thở vẫn theo nhịp thường lệ.
Miệng vẫn hé mở. Vẫn vẻ chế giễu.
Đôi mắt vẫn vô cảm, không hồn… nhưng, hôm nay, ướt lệ! Chị ngồi thụp xuống, hoảng
sợ. “Anh… anh khóc?!” Gục xuống. Nhưng rất nhanh chị nhận ra những giọt nước mắt chỉ là từ trên ống dẫn truyền rơi xuống, là những giọt ngọt-mặn.
Từ trong cổ họng khô khốc của chị, thoát ra một giọng không âm sắc: “Nhưng anh là ai vậy?” Một lúc, hai hơi thở. “Sao Allah không gửi Izra’el xuống để kết liễu anh một lần cho xong?!” chị đột ngột hỏi. “Người muốn gì ở anh?” Chị ngẩng đầu lên. “Người muốn gì ở em?!” Một âm sắc trầm khiến chị khàn đi. “Người muốn trừng phạt ngươi! Anh sẽ bảo em như vậy.” Chị lắc đầu phủ nhận và giọng trong hơn: “Anh nhầm rồi! Có thể là trừng phạt anh đấy, chính anh! Người giữ cho anh sống để anh, anh thấy em có thể làm gì anh, với anh. Người đang biến em thành một con quỷ cái… cho anh, chống lại anh! Vâng, em là một con quỷ cái! Bằng xương bằng thịt!” Chị ngồi xuống trên tấm nệm để tránh cái nhìn đờ đẫn của người đàn ông. Và im lặng hồi lâu, tư lự. Đã đi xa, rất xa trong thời gian, cái ngày con quỷ cái được sinh ra trong chị.
“Với tất cả những gì em đã thú nhận với anh hôm qua, anh sẽ bảo là ngay từ khi còn rất bé em đã là một con quỷ cái. Một con quỷ cái trong mắt bố em.” Bàn tay chị dịu dàng chạm vào cánh tay người đàn ông, vuốt ve: “Nhưng với anh, em không bao giờ như thế, phải không?” Chị lắc đầu: “Có…Có thể…” Im lặng nặng trĩu nghi ngờ và do dự. “Nhưng tất cả những gì em làm, là vì anh… để giữ lấy anh.” Bàn tay chị trượt trên ngực anh. “Không, không, đúng ra, là để anh, anh giữ lấy em, em. Để anh không bỏ em! Đấy là lý do khiến em làm thế…” Chị ngừng lại. Chị thu mình, và nép về một bên, cạnh người đàn ông. “Em đã làm tất cả để anh giữ lấy em. Không chỉ vì em yêu anh, mà còn để anh không bỏ em. Không có anh, em không còn ai khác nữa. Em sẽ bị mọi người xua đuổi.”Chị im bặt. Bàn tay chị gã lên thái dương. “Em thú nhận lúc đầu em không tự tin ở mình. Em không chắc là em có thể yêu anh. Em tự nhủ làm sao yêu một người anh hùng. Anh ta có vẻ không với tới được, như một giấc mơ. Suốt ba năm, em đã cố hình dung ra anh…Và một hôm anh đã trở về. Anh đã lẻn vào giường. Anh đã nằm lên em. Anh đã cọ mình vào em… Anh không làm được chuyện đó! Và thậm chí anh không dám nói với em một lời. Trong bóng tối đặc kín, hai trái tim ta đã đập rộn ràng, hơi thở ta dồn dập, và thân thể ta đẫm mồ hôi…” Mắt chị nhắm. Chị đã bị mang đi xa, xa cái thân người bất động kia.Chị đã hoàn toàn chìm đi trong bóng tối của cái đêm đầy dục vọng ấy. Khao khát. Và chị ở lại trong đó một lúc. Không một lời. Không cử động.
Rồi: “Sau đó, rất nhanh, em đã quen với anh, với cơ thể vụng về của anh, với sự hiện diện trống không của anh mà hồi ấy em không biết nên gọi thế nào… Dần dần, khi anh đi vắng, em lo lắng. Em mong chờ anh về. Sự vắng mặt của anh, dẫu rất ngắn, khiến em rơi vào một trạng thái kì lạ…Em có cảm giác thiếu thốn một điều gì đó. Không phải trong nhà, mà bên trong em… Em thấy mình trống rỗng. Em bèn ăn bất cứ thứ gì. Và mỗi lần đến thăm, mẹ anh lại sốt ruột hỏi em có thấy buồn nôn không. Bà ấy tưởng em có thai! Khi em tâm sự với những người khác – các chị em của em – về nỗi lo lắng của em, về tâm trạng của em khi anh vắng nhà, họ trả lời em ấy chỉ đơn giản là em đã yêu. Nhưng tất cả những cái đó đã không kéo dài lâu. Năm hay sáu tháng, mọi sự đã thay đổi. Tin rằng em vô sinh, bà ấy giày vò em. Vả chăng, cả anh nữa. Nhưng…” Bàn tay chị đưa lên đầu và khua như để xua đi những lời nói tiếp đang dồn tới.
Một lúc sau – năm hay sáu hơi thở - chị tiếp: “Và anh lại cầm súng. Anh lại ra đi với cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, phi lý! Anh trở nên kiêu căng, ngạo mạn, hung dữ! Như tất cả gia đình anh, trừ bố anh. Những người khác, họ khinh em, tất cả. Mẹ anh rất mong anh lấy thêm vợ. Em hiểu ra ngay điều gì đang chờ em. Số phận của em. Anh không biết gì hết… không biết tất cả những gì em đã làm để anh giữ lấy em.” Chị ngả đầu lên cánh tay anh. Một nụ cười dịu dàng như để cầu xin sự khoan thứ của anh. “Một ngày nào đó, anh sẽ tha thứ cho tất cả những gì em đã làm…” Khuôn mặt chị kín bưng lại. “Nhưng hôm nay, khi em nghĩ đến những điều ấy… nếu anh mà biết, hẳn anh đã giết em ngay!” Chị lao vào người đàn ông, nhìn anh rất lâu, thẳng vào đôi mắt đờ đẫn của anh. Rồi chị áp má lên ngực anh, dịu dàng. “Thật lạ lùng! Chưa bao giờ em thấy gần anh như lúc này. Vậy là đã mười năm chúng ta cưới nhau. Mười năm! Và chỉ mới ba tuần nay cuối cùng em đã tâm sự đôi điều với anh.” Bàn tay chị vuốt ve mái tóc anh. “Em có thể chạm vào anh… anh chẳng bao giờ để em chạm vào anh, không bao giờ!” Trượt về phía miệng người đàn ông. “Em chưa bao giờ hôn anh.” Chị hôn anh. “Lần đầu tiên em muốn hôn anh vào môi, anh đã đẩy em ra. Em muốn làm như các phim Ấn Độ. Anh sợ, có thể thế, đúng không?” chị hỏi anh, vẻ vui thích. “Đúng rồi, anh sợ bởi vì anh không biết hôn một người con gái như thế nào.” Đôi môi chị vuốt ve chòm râu cứng. “Bây giờ thì em có thể làm tất cả với anh!” Chị ngẩng đầu lên để nhìn rõ hơn người chồng có cái nhìn đờ đẫn. Nhìn anh chăm chăm rất lâu, rất gần. “Em có thể nói với anh mọi điều, mà không bị ngắt lời, không bị anh mắng!” Chị tựa đầu vào vai anh. “Hôm qua, khi em ra đi, em có cảm giác rất lạ, không cắt nghĩa được. Em vừa buồn vừa nhẹ nhõm, đau khổ và hạnh phúc.” Cái nhìn của chị chìm trong chòm râu dày. “Vâng, một sự nhẹ nhõm rất lạ. Em không hiểu được vì sao, mặc nỗi lo âu và cảm giác tội lỗi kinh khủng trong em, em thấy mình nguôi ngoai, nhẹ nhõm. Em không biết có phải là vì…” Chị ngừng lại. Bao giờ cũng vậy, không biết chị ngưng các ý nghĩ của mình lại, hay chị tìm các từ.
Chị lại gối đầu lên ngực người đàn ông, và nói tiếp: “Vâng, em thấy nhẹ nhõm vì cuối cùng em đã bỏ được anh… mặc cho anh chết… thoát được khỏi anh!” Thân hình chị áp sát vào thân hình bất động của người đàn ông, cứ như chị thấy lạnh. “Vâng, thoát khỏi anh… bởi vì hôm qua, đột ngột, em nghĩ là anh vẫn còn có ý thức, vẫn khỏe mạnh cả tinh thần lẫn thể xác, anh muốn khiến em nói ra, soi thấu những bí mật của em, chiếm được em. Nên, em thấy sợ.” Chị ôm ngực anh. “Anh có tha thứ cho em không?” Nhìn anh ấu yếm. “Rời nhà, chui mình trong chiếc áo choàng, em vừa lang thang vừa khóc trên các con đường của cái thành phố điếc và mù này. Như một mụ điên! Buổi tối, khi em về nhà bà cô, mọi người đều tưởng em ốm. Em đã đi thẳng vào phòng mình để trốn trong nỗi tuyệt vọng, trong tội lỗi của em. Em đã qua một đêm trắng. Em có cảm giác là một con quái vật, một con quỷ cái thật sự! Em kinh hãi. Có phải em đã trở thành một con điên, một kẻ tội phạm?” Chị bứt khỏi cơ thể chồng. “Như anh, như những kẻ giống với anh… những kẻ giống với anh… những kẻ chặt đầu cả gia đình bên hàng xóm! Vâng, em thuộc phe anh. Thật kinh hoàng khi đi đến kết luận ấy. Em đã khóc suốt đêm.” Chị xích lại gần anh. “Buổi sáng, lúc rạng đông, ngay trước khi trời mưa, gió đã thổi bạt cánh cửa sổ… em lạnh… em sợ. Em đã nằm sát vào các con… Em cảm thấy có ai đang ở đằng sau mình. Em không dám nhìn. Em cảm thấy một bàn tay đang vuốt ve mình. Em không thể cựa mình nữa. Em nghe tiếng bố em. Em thu lấy tất cả sức lực để quay lại. Ông ấy đang đứng đó. Đôi mắt ông hấp háy trong bóng tối. Bóng ông còng gập. Tay ông cầm con chim cút mà em đã thả cho mèo. Con chim cút của ông đã sống lại! Ông bảo, nhờ tất cả những gì em đã có thể kể cho anh hôm qua. Ông bèn ôm lấy em. Em ngồi dậy. Ông không còn ở đấy nữa. Đã đi mất, bị gió cuốn đi. Dưới mưa. Có phải là một giấc mơ? Không… quá thật mà! Hơi thở của ông trên gáy em, các lớp chai ở bàn tay ông trên da em…” Chị đỡ tay dưới cằm để giữ cho đầu được thẳng. “Cuộc viếng thăm của ông khiến em phấn khích, soi sáng cho em. Cuối cùng em đã hiểu mưu toan của em bỏ mặc cho anh chết không phải là nguyên nhân khiến em thấy nhẹ nhõm.” Chị vươn vai. “Anh có hiểu em không?… Đúng ra, điều đã giải thoát em, là đã kể ra câu chuyện ấy, câu chuyện con chim cút. Là đã nói ra tất cả. Nói ra tất cả, với anh. Em nhận ra quả thật từ khi anh ốm, từ khi em nói với anh, từ khi em bực bội với anh, khi em mắng anh, khi em nói với anh tất cả những gì em vẫn giữ kín trong lòng, còn anh thì không thể trả lời em gì hết, anh không thể làm gì chống lại em cả, tất cả những cái ấy khiến em vững lòng, khiến em nguôi ngoai.” Chị nắm hai vai anh: “Vậy là, nếu em thấy nhẹ nhõm, được giải thoát… và có được điều đó bất chấp tai họa đang luôn đổ đầu chúng ta, ấy là nhờ có những bí mật của em, nhờ có anh. Em không phải là một con quỷ cái!” Chị buông vai anh ra, và vuốt ve chòm râu của anh. “Bởi vì từ nay em sở hữu cơ thể anh, còn anh sở hữu những bí mật của em. Anh ở đây là để dành cho em. Em không biết anh có nhìn thấy được hay không, nhưng có một điều em tin chắc và không thể lay chuyển, anh có thể nghe được em, anh có thể hiểu em. Và chính vì điều đó mà anh vẫn sống. Vâng, anh vẫn sống vì em, vì những điều bí mật của em.” Chị lay anh. “Anh sẽ thấy. Cũng như chúng ta đã có thể hồi sinh con chim cút của bố em, những bí mật của em sẽ làm anh sống! Hãy nhìn xem, đã ba tuần anh sống với một viên đạn trong gáy. Chưa ai từng thấy chuyện đó! Không ai có thể tin chuyện đó, không ai cả! Anh không ăn, anh không uống vậy mà anh vẫn luôn còn đó! Một phép lạ, quả vậy. Một phép lạ cho em, nhờ có em. Hơi thở của anh níu vào câu chuyện về các bí mật của em.” Chị đứng dậy, nhẹ nhàng, và dừng lại trong một cử động đầy duyên dáng như để nói: “Nhưng anh đừng lo, các bí mật của em không có kết thúc đâu.” Tiếng nói của chị vượt qua ngưỡng cửa: “ Và bây giờ, em không muốn mất anh nữa!”
Chị trở lại đổ đầy túi truyền. “Bây giờ, cuối cùng em đã hiểu điều bố anh nói về một hòn đá thiêng. Ấy là vào cuộc đời ông. Anh thì vắng nhà, lại lần nữa ra trận. Cách đây vài tháng, ngay trước khi anh vướng phải viên đạn này, bố anh ngã bệnh; và chỉ có em chăm sóc ông. Ông bị ám ảnh bởi một hòn đá thiêng. Một hòn đá đen. Ông nói mãi về hòn đá ấy… ông gọi hòn đá đó như thế nào nhỉ?” Chị tìm từ. “Những người bạn đến thăm ông, ông một mực đòi họ mang hòn đá đó đến cho ông… một hòn đá đen, rất quý…” Chị ấn cái ống truyền vào họng người đàn ông. “Anh biết đấy, cái hòn đá đó anh than thở về tất cả những bất hạnh của anh, tất cả những đau đớn, tất cả những thống khổ, tất cả những khốn cùng của anh… anh thổ lộ với nó tất cả những gì anh mang nặng trong lòng và anh không dám hé ra với những người khác…” Chị chỉnh cái chia giọt. “Anh nói với nó, anh nói với nó. Và hòn đá lắng nghe anh, hút lấy từng lời của anh, các bí mật của anh, cho đến một ngày nọ nó nổ tung ra. Nó rơi thành từng mảnh nhỏ.” Chị lau và thấm ướt đôi mắt người đàn ông. “Và ngày hôm đó, anh được giải thoát khỏi mọi nỗi đau đớn, mọi ưu phiền… người ta gọi hòn đá đó là gì nhỉ?” Chị dắt lại tấm đắp. “Trước hôm mất, bố anh gọi em đến, một mình ở cạnh ông. Ông đang hấp hối. Ông thì thầm với em: Con gái của ta, thần chết đã hiện ra với ta rồi, đi theo có thiên thần Gabriel. Người đã tiết lộ cho ta một bí mật mà ta ký thác cho con. Bây giờ ta đã biết hòn đá ấy ở đâu. Nó ở Ka’aba, tại La Mecque! Trong ngôi nhà của đức Allah! Con biết không, Hòn Đá Đen ấy chung quanh nó triệu triệu kẻ hành hương đi vòng suốt đại lễ Aïd. Đấy, đấy chính là hòn đá tanói với con… Trên thiên đường, hòn đá ấy dùng làm chỗ ngồi cho Adam nhưng sau khi Chúa đuổi Adam và Eva xuống trần, Người đã cho hòn đá ấy cùng xuống để các con của Adam và Eva có thể nói với nó những nỗi cùng khổ và đau đớn của họ… Và đó cũng chính là hòn đá thiên thần Gabriel đã cho Agar cùng con trai ngài là Ismaël để dùng làm gối sau khi Abraham đày người đầy tớ gái và con trai ngài vào trong sa mạc… đúng, đấy là hòn đá cho tất cả những người khốn khổ trên trái đất. Hãy đi đến đấy! Thổ lộ cho nó những bí mật của con cho đến khi nó tan vỡ ra… cho đến khi con được giải thoát khỏi mọi đau khổ của con.” Màu tro buồn nhuốm đôi môi chị. Chị ngồi yên một lúc trong im lặng tang tóc.
Giọng khản đi, chị nói tiếp: “Từ hàng thế kỉ nay những người hành hương đã đến La Mecque để đi vòng quanh và cầu khấn quanh Hòn Đá ấy, em tự hỏi tại sao nó còn chưa nổ tung ra.” Một cái cười giễu cợt khiến giọng chị rung lên và môi chị lại hồng lên: “Một ngày nào đó nó sẽ nổ tung, và ngày ấy sẽ là ngày cuối cùng của nhân loại. Có thể đó là cuộc Tận Thế.”
Có ai đó đi trong sân. Chị ngừng lời. Bước chân đi ra xa. Chị lại tiếp: “Anh biết thế nào không?… Em ngỡ rằng em đã tìm ra nó, hòn đá ma thuật… hòn đá của em.” Những tiếng nói vẳng lại từ các đống đổ nát của nhà bên cạnh lại ngăn chị tiếp tục dòng suy nghĩ. Chị bồn chồn đứng lên và đi đến cửa sổ, kéo rèm ra. Những gì nhìn thấy khiến chị sững sờ. Hai bàn tay bụm lấy miệng. Chị câm lặng. Khép rèm lại, theo dõi cảnh tượng qua các lỗ thủng trên nền trời vàng và xanh dương, Chị kêu lên: “Họ chôn người chết ngay trong vườn nhà… bà già ở đâu rồi?” Chị đứng im một lúc. Tâm trạng nặng trĩu, chị đi trở lại bên chồng. Chị nằm xuống trên tấm nệm, áp vào đầu anh. Giấu đôi mắt vào khuỷu tay và thở sâu, lặng lẽ, như trước. Theo cùng nhịp nhở của người đàn ông.
Giọng ông mollah, đọc các đoạn kinh Coran cho tang lễ, nhoà đi trong mưa. Ông mollah cao giọng lên, đọc dồn lời kinh để kết thúc cho nhanh.
Những tiếng động và những tiếng thì thào lan ra trên các đống đổ nát ướt nhoét.
Có ai đó đến gần ngôi nhà. Đã ở sau cửa. Gõ cửa. Người đàn bà không động đậy. Lại gõ nữa. “Có ai ở nhà không? Tôi đây mà, mollah đây”, ông ta nôn nóng. Người đàn bà, mặc tiếng gọi, vẫn không động đây. Ông mollah lầm bầm mấy tiếng rồi bỏ đi. Chị trở dậy để ngồi dựa vào tường và bất động cho đến khi bước chân ẩm ướt của ông mollah đã biến mất ngoài đường.
“Em phải đến chỗ bà cô. Em phải gặp lại các con!” Chị đứng lên. Đứng lặng một lúc, vừa đúng thời gian nghe được vài hơi thở của người đàn ông.
Trước khi chị nhặt tấm mạng lên, những từ này bỗng bật lên: “Nhẫn Thạch!” Chị giật mình, “đúng là tên hòn đá ấy rồi: Nhẫn Thạch, hòn đá kiên nhẫn! hòn đá ma thuật!”. ngồi xổm xuống bên người đàn ông. “Đúng rồi, anh là Nhẫn Thạch của em!” Chị lướt nhẹ bàn tay trên khuôn mặt anh, cứ như chị thật sự chạm vào một hòn đá quý. “Em sẽ nói tất cả, Nhẫn Thạch của em, tất cả. Cho đến khi em được giải thoát khỏi mọi đau đớn, mọi thống khổ của em. Cho đến khi anh, anh…” Phần còn lại chị im lặng. Để cho người đàn ông tưởng tượng ra.
Chị rời căn phòng, hành lang, ngôi nhà…
Mười hơi thở sau, chị trở lại, thở không ra hơi. Ném tấm mạng ướt của chị xuống đất, chạy bổ về chỗ người đàn ông. “Đêm nay có các đội tuần tra. Lần này, em đoán, của phe bên kia. Chúng lục soát tất cả các nhà… không thể để chúng tìm thấy anh… chúng sẽ giết anh mất!” Chị quỳ xuống, nhìn chăm chăm vào anh thật gần. “Em không để cho chúng làm thế đâu! Bây giờ em cần anh, Nhẫn Thạch của em!” Chị đi về phía cửa, “em đi dọn tầng hầm”, và rời khỏi phòng.
Một cánh cửa rít lên. Bước chân chị vang lên trên các bậc cầu thang. Đột nhiên, chị kêu lên, tuyệt vọng: “Ôi không! Không thể thế!” Chị quay lên, hoảng sợ. “Tầng hầm ngập hết rồi!” Chị đi tới đi lui. Chị, đặt tay lên trán, như tìm trong đầu một chỗ giấu anh. Không tìm ra chỗ nào cả. À, đây rồi, ngay trong phòng này! Tin chắc, chị đưa tay kéo tấm rèm xanh. Ở đây có một cái kho, chất đống gối, chăn và nệm chồng lên nhau. Sau khi đã dọn hết đi, chị trải một tấm nệm. Rộng quá, chị gấp lại và xếp gối dựa chung quanh. Chị lùi lại để ngắm chỗ đã sắp xếp – cái góc giấu hòn đá quý của chị. Vừa lòng với công trình của mình, chị đến gần người đàn ông. Rất cẩn thận, chị gỡ ống dẫn ra khỏi miệng anh, nắm lấy hai vai anh, và nhấc anh lên, kéo người anh, và đẩy lên tấm nệm. Chị đặt anh theo tư thế gần như ngồi, giữa những chiếc gối, mặt quay về hướng đi vào phòng. Cái nhìn vô cảm của người đàn ông dán vào một nơi nào đó, trên tấm thảm len. Chị treo lại túi truyền trên tường, kéo rèm lại, ngụy trang nơi giấu bằng những tấm chăn và nệm khác. Chẳng ai nghi ngờ có người trong ấy.
“Mai em quay lại”, chị thì thầm. Nơi ngưỡng cửa, khi chị cúi xuống để nhặt lại tấm mạng, bỗng nhiên một một tiếng súng, không xa lắm, khiến chị đứng chôn chân tại chỗ, khựng lại. Tiếng súng thứ hai, còn gần hơn. Tiếng súng thứ ba… thế rồi người ta bắn từ tất cả các hướng, loạn xạ.
Ngồi dưới đất, những tiếng than của chị, “các con ơi…”, chẳng đến được với ai, chúng bị lấp đi trong những tiếng lăn bánh trầm đục của một cỗ xe tăng. Ngồi xổm, chị lê người đến cửa sổ. Qua các lỗ thủng trên tấm rèm, chị nhòm ra ngoài, và cảnh tượng bên ngoài khiến chị thất vọng. Một tiếng kêu đẫm nước mắt thoát ra từ lồng ngực chị: “Allah, xin che chở cho chúng con!”.
Chị dựa lưng vào tường giữa hai cửa sổ, ngay dưới con dao găm và bức ảnh của người chồng đầy vẻ chế giễu.
Chị rên khẽ.
Có ai đó bắn ngay sát bên nhà. Hẳn hắn ta ở ngay trong sân, nấp sau bức tường. Người đàn bà kìm nước mắt, cả hơi thở. Chị nhấc mép dưới của tấm rèm. Nhìn thấy một bóng người đang bắn ra phía ngoài đường, chị đột ngột lùi lại, và thận trọng đến gần cửa.
Ra đến hành lang, bóng một người cầm súng cấm chị không được động đậy. “Trở vào trong phòng!” Chị quay vào phòng. “Ngồi xuống và không được động đậy!” Chị ngồi xuống chỗ chồng đang nằm, và không nhúc nhích. Từ trong hành lang tối đen, người đàn ông nhô ra, đầu đội một chiếc khăn, ánh mắt tối sẫm của y quét khắp căn phòng. Không một lời, y tiến đến sổ và liếc nhìn ra đường nơi súng vẫn nổ. Y quay lại phía người đàn bà để trấn an chị: “Đừng sợ gì hết, bà chị. Ta che chở cho chị.” Và lần nữa, y nhìn quanh. Chị không hoảng sợ, mà thất vọng. Nhưng chị giả bộ bình thảnh, tự tin.
Ngồi giữa hai người đàn ông, một người giấu mặt sau tấm khăn đen, người kia giấu mình sau tấm rèm xanh, chị nhìn quanh lo lắng.
Người đàn ông vũ trang ngồi xổm trên hai gót chân, ngón tay đặt trên còn súng.
Vẫn nghi ngờ và trông chừng, y quay đầu khỏi tấm rèm về phía người đàn bà, và hỏi chị: “Chị có một mình à?” Chị, bằng giọng bình thản, quá bình thản, trả lời: “Không.” Dừng một lát để rồi nói tiếp sôi nổi: “Có Allah cùng tôi”, rồi thoáng nhìn về phía tấm rèm xanh.
Người đàn ông không nói gì. Y khinh bỉ nhìn người đàn bà.
Bên ngoài, không nghe bắn nữa. Ngoài xa, chỉ còn nghe tiếng gằm trầm đục của cỗ xe tăng đang bỏ đi.
Một tiếng bước chân khiến người đàn ông giật mình, y chĩa súng vào chị, ra hiệu cho chị không được động đậy. Y dán mắt vào một lỗ thủng trên tấm rèm. Đôi vai căng thẳng của y chùng xuống. Y nhẹ người đi. Y vén tấm rèm lên và, hạ giọng, huýt sáo một ám hiệu. Tiếng bước chân dừng lại. Người đàn ông thì thào: “Này, tớ đây. Lại đây, vào đây!”
Người kia đi vào phòng. Y cũng đội một chiếc khăn, tà khăn che nửa khuôn mặt. Một chiếc khăn san dài bằng len, một chiếc patou, bọc lấy người y mảnh khảnh và lêu nghêu. Bất ngờ khi thấy người đàn bà, y ngồi xuống bên cạnh tên đồng đội, tên này hỏi y: “Thế nào?” Tên kia, dán cái nhìn vào người đàn bà: “Ttt… tốt, ccó … có llllệnh đình… chiến!” y lắp bắp giọng con trai đang vỡ tiếng.
“Đến bao giờ?
- “Ttôi… ttôi kkhông biết!” tên kia trả lời, vẫn bị ám ảnh vì sự có mặt của người đàn bà.
“Tốt, bây giờ, ra gác đi! Ta sẽ đóng ở đây đêm nay.”
Tên trẻ tuổi không phản đối. Đôi mắt vẫn nhìn dán vào người đàn bà, y hỏi: “Mmmột
đi… điếu thuốc” để tên kia vứt cho một điếu, tống hắn đi cho nhanh. Còn y, sau khi đã để lộ hẳn khuôn mặt râu ria, y đốt một điếu.
Trước khi bước qua ngưỡng cửa, cậu con trai ném một cái nhìn ngơ ngác cuối cùng về phía người đàn bà, và, miễn cưỡng, khuất đi trong hành lang.
Người đàn bà vẫn ngồi ở chỗ của chị. Chị quan sát từng cử chỉ của người đàn ông với một sự nghi ngờ mà chị vẫn cố giấu. “Chị không sợ ở một mình sao?” người đàn ông vừa hỏi, vừa phà khói. Chị nhún vai. “Tôi còn lựa chọn nào khác?” Người đàn ông, sau khi rít một hơi dài, lại tra vấn: “Chị không còn ai chăm sóc sao?” Người đàn bà liếc nhìn tấm rèm xanh. “Không, tôi góa chồng!
- Thuộc phe nào?
- Phe các anh, tôi nghĩ thế.”
Người đàn ông không gạn hỏi nữa. Y rít thêm một hơi dài, và lại tiếp: “Chị cócon
không?
- Có. Hai… hai đứa con gái.
- Chúng ở đâu?
- Ở nhà bà cô tôi.
- Còn chị, tại sao chị lại ở đây?
- Để làm việc. Tôi phải kiếm sống, tôi phải nuôi hai con.
- Chị làm việc gì?”
Người đàn bà nhìn thẳng vào mắt y, và ném vào mặt y: “Tôi kiếm sống bằng thân xác của
mình.
- Cái gì?” y hỏi, bối rối.
Người đàn bà, giọng không chút ngượng ngùng: “Tôi bán thân mình.
- Chuyện ngu ngốc gì thế này?
- Tôi bán thân, cũng như anh bán máu của anh.
- Chị lảm nhảm những gì thế?
- Tôi bán thân để mua vui cho đàn ông!”
Người đàn ông, giật mình vì phẫn nộ, tuôn ra: “Allah, Al-Rahman! Al-Mu’min! Xin hãy
che chở con!
- Chống lại ai?
Khói thuốc tuôn mạnh ra khỏi miệng người đàn ông vẫn tiếp tục cầu khấn Allah của y:
“Nhân danh allah!”, y xua quỷ dữ, “Xin hãy che chở cho con chống lại Satan!”, nuốt một ngụm khói trào ra thành những tiếng điên dại: “Mày không xấu hổ khi nói ra những điều đó ư?!
- Nói hay làm?
- Mày theo đạo Hồi chứ, hay không?!
- Tôi theo đạo Hồi.
- Người ta sẽ ném đá cho mày chết! Sẽ thiêu sống mày dưới hỏa ngục!”
Y đứng lên đọc một đoạn kinh Coran dài. Người đàn bà vẫn ngồi. Chị nhìn y chế giễu. Thách thức, khinh bỉ nhìn y từ đầu đến chân, từ chân đến đầu. Còn y, y để nước dãi chảy lòng thòng. Khói thuốc che khuất cơn thịnh nộ nơi chòm râu y, màu đen ở đôi mắt y. Hằm hằm, y bước tới. Và, chĩa súng vào người đàn bà, y gào lên: “Tao giết mày, con khốn nạn!” Nòng súng ấn vào bụng chị. “Ta sẽ làm nổ tung cái l. thối ruỗng của mày! Con đĩ bẩn thỉu! Satan!” Y nhổ vào mặt chị. Người đàn bà không nhúc nhích. Chị coi khinh tên đàn ông. Thản nhiên, dường như chị giục y bắn.
Người đàn ông nghiến răng, thốt lên một tiếng kêu chói tai và rời khỏi ngôi nhà. Người đàn bà không nao núng cho đến khi chị nghe người đàn ông đã đi ra ngoài sân, gọi tên kia: “Lại đây, ta xéo khỏi nơi này. Đây là một ngôi nhà vô đạo!”, và tiếng chân chúng chạy trên con đường lầy lội.
Chị nhắm mắt, thở dài, thở hắt ra thứ khí nồng nặc khói của căn phòng mà chị đã giữ lâu trong lồng ngực. Một nụ cười đắc thắng hiện lên trên đôi môi khô. Nhìn chiếc rèm xanh hồi lâu, rồi chị trở người và đến gần chồng. “Tha thứ cho em!” chị thì thầm. “Em buộc phải nói với y như vậy, nếu không, y sẽ hiếp em mất.” Một cái cười mỉa mai khiến cả người chị rung lên. “Đối với đàn ông, làm tình, hiếp một cô điếm không phải là một chiến công. Đưa cái vật bẩn kia vào một cái lỗ đã đem dùng cho bao nhiêu kẻ trước mình chẳng đem lại chút kiêu hãnh nam nhi nào. Có phải thế không, Nhẫn Thạch của em? Chuyện đó, hẳn anh đã phải biết. Những người đàn ông như y rất sợ các cô điếm. Và anh có biết vì sao không? Em sẽ nói cho anh hiểu, Nhẫn Thạch của em: ngủ với một cô điếm, anh không còn chế ngự được thân thể cô ta nữa. Chỉ là một cuộc trao đi đổi lại thôi. Anh trao cho cô ta tiền, cô ta trao cho anh lạc thú. Và em có thể nói với anh, thường thì chính cô ta là kẻ chế ngự. Chính cô ta chơi anh.” Chị trấn tĩnh. Giọng điềm tĩnh, chị nói tiếp: “Vậy nên, hiếp một cô điếm, không phải là một cuộc hiếp dâm. Nhưng cướp đi trinh tiết của một cô gái, hiếp đoạt danh dự của một người đàn bà! Đấy mới là tín điều của các anh!” Chị dừng lại, để một khoảng thời gian dài cho chồng – nếu anh ta có thể - suy ngẫm về những lời chị.
Chị nói tiếp: “Nhẫn Thạch của em, anh không đồng ý sao?” Chị bước lại gần tấm rèm, nhẹ nhàng dịch các tấm nệm che chỗ giấu. Chị nhìn thẳng vào đôi mắt lờ đờ của ch, và nói: “Em vẫn mong anh hiểu được, thấu được tất cả những gì em nói với anh, Nhẫn Thạch của em.” Đầu chị hơi nhô ra khỏi rèm. “Có thể anh sẽ tự hỏi em biết được tất cả những điều đó từ đâu vậy! Ôi, Nhẫn Thạch của em, em còn bao nhiêu điều để nói với anh…” Chị lùi lại. “Những điều đã dồn chất trong em từ bao lâu. Chúng ta không bao giờ có dịp nói với nhau những chuyện ấy. Hay, hãy thật thà với nhau, anh không bao giờ cho em cơ hội để nói với anh những chuyện ấy.” Chị dừng lại, khoảng một hơi thở, để tự hỏi nên bắt đầu từ đâu hay từ chuyện gì đây. Nhưng tiếng ông mollah gọi các tín đồ lạy cầu Allah vào giờ hoàng hôn khiến chị lo sợ, và đẩy lùi các bí mật của chị vào bên trong chị. Chị đột ngột đứng dậy, “Xin Allah cắt lưỡi con đi! Sắp tối rồi! Các con tôi!”, và vội vén tấm rèm có họa tiết chim di cư. Đằng sau màn mưa xám xịt, mọi thứ chìm trong một màu tăm tối và ảm đạm.
Kiểm tra lần cuối khoảng cách giữa các giọt nước ngọt-mặn, nhặt tấm mạng lên, đóng các cửa và ra được đến ngoài sân, thì đã quá muộn. Gọi mọi người cầu kinh xong, ông mollah ban lệnh giới nghiêm trong khu, và yêu cầu tôn trọng thời gian hưu chiến.
Bước chân người đàn bà chững lại trên nền đất ướt.
Do dự. Lặng đi. Quay lại.
Người đàn bà quay vào phòng.
Phật ý, chị ném tấm mạng xuống đất và, mệt mỏi, chị thả mình xuống trên tấm nệm trước đó chồng chị vẫn nằm. “Các con gái của con, con gửi chúng vào tay Allah!” Đọc một đoạn kinh Coran, chị mong quyền năng của Allah sẽ che chở các con chị. Rồi, thả mình vào bóng tối của căn phòng, chị nằm xuống. Cái nhìn, xuyên qua bóng tối, vẫn chăm chăm về phía các tấm nệm. Sau tấm rèm, là chồng chị, Nhẫn Thạch của chị.
Một tiếng súng, xa. Rồi một tiếng nữa, gần. Thế là hết cuộc ngưng chiến. Người đàn bà ngồi dậy, và đi lại phía tấm rèm màu xanh trơn. Chị dịch các tấm nệm, nhưng không vén rèm. “Vậy là em phải ở đây. Em có cả một đêm để nói với anh, Nhẫn Thạch của em. Nhưng, em đã nói gì với anh trước khi cái ông mollah đần độn ấy rống lên nhỉ?” Chị tập trung suy nghĩ. “À, đúng rồi, anh tự hỏi từ đâu mà em có tất cả những ý nghĩ ấy. Đúng thế không? Trong đời em, em đã có hai người thầy, bà cô em và bố anh. Từ bà cô em, em đã học được phải sống như thế nào với đàn ông, và từ bố anh vì sao phải sống với họ. Bà cô em…” Chị hé rèm. “Anh không biết gì về bà ấy cả. Thật may! Nếu không, anh sẽ đuổi bà ấy đi lập tức. Bây giờ em có thể kể cho anh tất cả. Bà ấy là người em gái suy nhất của bố em. Thật là một người đàn bà kì diệu! Em đã lớn lên trong tình cảm trìu mến của bà. Em yêu bà ấy hơn cả mẹ em. Bà ấy thật nhân hậu. Đẹp. Rất đẹp. Một trái tim bao la. Chính bà đã dạy em đọc, dạy em sống… nhưng bà đã có một số phận bi thảm. Bà bị gả cho một người đàn ông thảm hại mà rất giàu. Một người đàn ông thối nát. Nhồi nhét đầy tiền bạc bẩn thỉu. Hai năm lấy nhau mà cô em không sinh được con cho ông ta. Em nói là cho ông ta, bởi đây là điều các anh, đám đàn ông, vẫn chăm chăm trong đầu. Tóm lại, bà vô sinh. Nói cách khác, vô dụng. Chồng bà bèn gửi bà về nhà bố mẹ ông ấy tỉnh lẻ để phục vụ họ. Bởi bà vô sinh và đẹp, bố chồng bà có thể tha hồ ngủ với bà, tuyệt đối an toàn. Cả ngày lẫn đêm. Một ngày nọ, bà không còn chịu nổi. Bà đã đập vỡ đầu ông ấy. Người ta đuổi bà khỏi nhà bố mẹ chồng. Chồng bà cũng ruồng rẫy bà. Cả chính gia đình bà nữa, kể cả bố em, cũng bỏ rơi bà. Vậy là bà, “vết nhơ” của gia đình, bà biến mất, để lại một mảnh giấy nói rằng bà đã tự kết liễu đời mình. Thân xác hiến sinh, tan thành tro bụi! Không chút dấu vết. Không một nấm mồ. Và, hiển nhiên, điều đó tiện cho mọi người. Chẳng phải tang lễ, chẳng phải chôn cất cho cái “con chết tiệt” ấy! Em, em là người duy nhất khóc bà. Hồi ấy, em mười bốn tuổi. Em luôn nghĩ đến bà.” Chị dừng lại, nghiêng đầu, nhắm mắt như chị đang mơ đến bà ngay lúc này.
Sau vài hơi thở, như trong mơ, chị tiếp: “Cách đây bảy năm, ngay trước khi anh từ chiến trận trở về, em cùng mẹ anh đi chợ. Em dừng lại chỗ người bán đồ lót. Một giọng nói quen thuộc vang đến tai em. Em quay lại. Và em nhìn thấy bà cô em! Trong một lúc, em cứ ngỡ là ảo giác. Nhưng không, đúng là bà. Em đã gọi bà bằng họ của bà, nhưng bà làm như không phải đó là họ bà, làm như bà không hề biết em. Nhưng em, em tin chắc là đúng. Dòng máu của em bảo em đây đúng là bà. Em bèn tách xa mẹ anh, làm như em bị lạc mất bà. Em đuổi theo bà cô em. Em không rời bà một bước cho đến tận nhà bà. Em đã chặn bà lại trước cửa nhà. Bà òa khóc. Bà ôm lấy em, và đưa em vào nhà bà. Hồi ấy bà sống trong một nhà thổ.” Chị im lặng để cho chồng đằng sau tấm rèm hít vào, thở ra vài hơi. Cả chị nữa.
Trong thành phố, vẫn có tiếng súng bắn. Xa, gần, lẻ tẻ. Trong phòng, mọi vật chìm trong bóng đêm.
“Em đói”, chị đứng dậy và mò mẫm đi trong hành lang, rồi trong bếp để tìm cái gì ăn. Trước hết chị đốt một cây đèn chiếu sáng một phần hành lang và lờ mờ trong căn phòng. Rồi, sau tiếng lạch cạch ở vài tủ tường, chị trở lại. Một lát bánh mì cứng đã nhiều ngày, và một củ hành trong một bàn tay, tay kia cầm cây đèn bão. Chị trở lại chỗ của chị cạnh chồng, gần chiếc rèm xanh mà chị vén ra dưới ánh sáng vàng vọt của cây đèn để xem Nhẫn thạch của chị có bị nổ tung ra không. Không. Nó vẫn ở đó. Nguyên một khối. Mắt mở. Vẻ chế giễu, dù có ống truyền đút sâu vào chiếc miệng hé mở thảm hại. Ngực anh vẫn phồng lên và xẹp xuống, kỳ diệu thay, đúng nguyên nhịp trước đó.
“Và hôm nay, chính bà cô đó đã đón nhận em. Bà yêu bọn trẻ. Và bọn trẻ cũng yêu bà. Nên em đỡ lo.” Chị bóc hành. “Bà kể cho chúng nghe nhiều chuyện… như bà vẫn làm trước đây. Em cũng vậy, em lớn lên cùng các truyện kể của bà.” Chị đặt một lát hành lên một mẩu bánh mì, rồi cho vào miệng. Tiếng rào rạo của bánh mì cứng lẫn với giọng nói dịu dàng của chị: “Chiều hôm trước, bà đã muốn kể một câu chuyện kỳ lạ mà mẹ bà đã kể cho chúng em. Em đã van bà đừng kể cho các con gái em. Đấy là một chuyện kể rất khiêu khích. Tàn nhẫn. Nhưng có quyền năng thần diệu! Các con em còn quá nhỏ để hiểu được nó.” Chị uống một ngụm nước trong chiếc cốc chị đã mang vào để thấm ướt đôi mắt chồng.
“Anh biết rằng trong gia đình em chỉ có toà con gái. Bảy đứa con gái! Và không một đứa con trai! Khiến bố mẹ em tức điên lên. Chính vì thế mà bà nội đã kể câu chuyện này, cho các chị em của em và cho em. Mất một thời gian dài, em cứ tưởng bà đã sáng tác ra câu chuyện này cho bọn em. Nhưng bà cô em đã bảo em là câu chuyện đó, bà đã nghe lần đầu tiên từ miệng bà cố của bà.”
Một lát hành thứ hai trên một mẩu bánh mì thứ hai.
“Dẫu sao, trước tiên bà nội em đã đề phòng cho bọn em bằng cách nói rằng câu chuyện của bà là một câu chuyện kể thần kỳ có thể mang lại hoặc là hạnh phúc hoặc là bất hạnh trong cuộc đời thật của chúng ta. Lời cản báo đó khiến bọn em sợ, nhưng đồng thời lại kích thích bọn em. Giọng nói trong trẻo của bà vang lên cùng lúc với tiếng tim đập rộn rã của bọn em: Ngày xửa ngày xưa có, ngày xửa ngày xưa không có, một ông vua. Một ông vua tuyệt đẹp. Một ông vua quả cảm, tuy nhiên trong cuộc đời ông lại chỉ có một đòi hỏi duy nhất, nhưng rất quan trọng: không bao giờ có con gái. Đêm tân hôn của ông, các nhà chiêm tinh đã tiên đoán nếu vợ ông sinh một đứa con gái ấy sẽ làm ô nhục ngai vàng của ông. Số phận trớ trêu, vợ ông chỉ sinh toàn con gái. Nên mỗi lần sinh, nhà vua lại sai đao phủ giết chết ngay đứa bé sơ sinh!”
Bị các kỷ niệm cuốn theo, người đàn bà trông như một bà già – hẳn như bà nội chị - đang kể câu chuyện này cho các cháu của mình.
“Viên đao phủ giết chết đứa con gái thứ nhất, rồi đứa thứ hai. Đến đứa thứ ba, một giọng nói nhỏ lọt ra từ miệng đứa trẻ sơ sinh chặn tay y lại. Nó van xin hãy báo cho mẹ nó biết nếu mẹ để cho nó sống, thì hoàng hậu sẽ có được cả vương quốc! Bối rối vì lời nói ấy, viên đao phủ bí mật đến gặp hoàng hậu và kể lại những gì y đã thấy và nghe. Hoàng hậu, không nói một lời với nhà vua, lập tức đến gặp đứa bé biết nói. Vừa kinh ngạc vừa hoảng sợ, bà ra lệnh cho viên đao phủ chuẩn bị một chiếc xe bò kéo để chạy trốn xa đất nước. Đúng nửa đêm, hoàng hậu, con gái bà và viên đao phủ bí mật rời thành phố đi đến những vùng xa xôi.”
Chẳng có gì khiến chị xao lãng câu chuyện đang kể, cả những tiếng súng bắn không xa ngôi nhà. “Nhà vua, điên lên vì cuộc chạy trốn bất ngờ đó, ra đi chinh phục những vùng xa xôi, để tìm lại vợ. Bao giờ bà nội cũng dừng lại đúng ở chỗ này của câu chuyện. Bà đặt câu hỏi bất biến: Ấy là để tìm lại vợ hay để truy nã bà?”
Chị mỉm cười. Có thể như bà chị ngày trước đã cười. Và tiếp:
“Nhiều năm trôi qua. Một trong số các cuộc chinh chiến của ông, một vương quốc nhỏ do một nữ vương công bằng, dũng cảm và ôn hoà cai trị kháng cự lại ông. Nhân dân không chịu để cho ông vua xa lạ này thâm nhập được vào. Ông vua kiêu ngạo! Nhà vua bèn ra lệnh thiêu hủy cả xứ. Các quan đại thần của vương quốc khuyên nữ vương nên đến gặp ông ta và thương lượng. Nhưng nữ vương phản đối cuộc hội kiến ấy. Bà bảo bà thà tự tay mình thiêu hủy cả vương quốc của mình chứ không chịu đến thương lượng. Cô con gái của bà, được cả triều đình và dân chúng yêu mến, không chỉ vì sắc đẹp vô song, mà còn vì trí thông minh và lòng nhân ái hiếm có của nàng, xin mẫu hoàng để cho nàng đi gặp nhà vua kia. Nữ vương, nghe con gái nói, như điên lên. Bà la hét, lớn tiếng nguyền rủa cả thế gian. Bà không ngủ nữa. Bà đi lang thang trong lâu đài. Bà cấm con gái không được ra khỏi phòng và can dự vào chuyện này. Không ai hiểu được bà. Mỗi ngày trôi qua, vương quốc càng chìm sâu vào thảm họa khủng khiếp. Lương thực và nước đã hiếm. Con gái bà, cũng không hiểu được tâm trạng của mẹ hơn những người khác, bèn quyết định gặp nhà vua mặc sự cấm đoán của mẹ, nhờ có người hầu gái tâm phúc giúp đỡ, nàng đi đến trại của nhà vua. Trước sắc đẹp tuyệt trần của nàng, nhà vua yêu đến si mê nàng công chúa. Ông đề nghị nếu nàng bằng lòng lấy ông, ông sẽ từ bỏ vương quốc này. Nàng công chúa, trước vẻ quyến rũ của nhà vua, cũng nhận lời. Họ qua đêm cùng nhau. Mờ sáng, nàng trở về lâu đài, đắc thắng kể lại cho mẹ cuộc hội kiến với nhà vua. Rất may, nàng không kể đã qua đêm trong lán trại của ông. Nữ hoàng, chỉ cần nghe con gái đã gặp nhà vua, đã vô cùng tuyệt vọng. Bà sẵn sàng chịu đựng mọi tai họa trên thế gian, nhưng không phải là điều này! Rã rời, bà hét lên: ‘Định mệnh! Định mệnh đáng nguyền rủa!’ Và bà ngất đi. Người con gái, vẫn không hiểu những gì diễn ra với mẹ, nói với người đàn ông đã đi theo nữ vương suốt đời, hỏi ông duyên cớ tình trạng của mẹ. Ông ta bèn kể cho nàng nghe câu chuyện này: ‘Công chúa thân mến, ta không phải là cha nàng. Sự thật, nàng là con gái của ông vua xâm lược kia! Ta, ta chỉ là viên đao phủ của ông…’ Và ông thuật cho nàng nghe tất cả sự thật, rồi kết thúc bằng kết luận bí ẩn này: ‘Vậy đó, thưa công chúa, định mệnh của chúng ta. Nếu ta thú nhận sự thật với nhà vua, tất cả chúng ta, theo đúng luật, sẽ bị treo cổ. Và toàn bộ thần dân của vương quốc sẽ là nô lệ của ông ấy. Nếu ta chống lại đòi hỏi của ông, vương quốc ta sẽ bị thiêu cháy. Và nếu nàng cưới ông ta, nàng sẽ phạm tội loạn luân, tội lỗi không thể tha thứ! Tất cả chúng ta sẽ bị đấng Allah nguyền rủa và trừng phạt.’ Bà nội dừng lại ở đoạn đó của câu chuyện. Mấy chị em xin bà kể tiếp, bà bảo: Ôi các con, ta không biết kết thúc của câu chuyện này. Cho đến nay cũng chẳng ai biết. Người ta bảo người đàn ông hay người đàn bà nào biết được sẽ có một cuộc đời tránh khỏi mọi đau khổ. Không thực sự bị thuyết phục, em đã nói với bà rằng, nếu không ai biết được kết thúc của câu chuyện này, vậy thì không thể biết được kết cuộc nào là tốt. Bà cười buồn và hôn lên trán em: Đấy là điều người ta gọi là bí ẩn đấy, con ạ. Mọi kết thúc đều là khả dĩ, nhưng biết cái nào là tốt và thỏa đáng… Chính điều bí ẩn nằm ở đó. Em lại hỏi bà câu chuyện ấy có thật hay không. Bà trả lời em: Ta đã nói với con: ‘Ngày xửa ngày xưa có, ngày xửa ngày xưa không có…’ Câu hỏi của em, cũng là câu hỏi của bà, khi còn nhỏ bà đã hỏi bà nội bà, và bà nội đã trả lời bà: Đấy là tất cả bí ẩn, con ạ, đấy là tất cả bí ẩn. Suốt nhiều năm, câu chuyện ấy đã ám ảnh em. Nó khiến em không ngủ được. Mỗi đêm, nằm lên giường, em van xin Allah hãy hé lộ cho em kết thúc của câu chuyện ấy! Một kết thúc đẹp để em có được một cuộc sống tốt đẹp! Em tự bịa ra chuyện. Hễ tìm bà nội để nói với bà. Bà nhún vai và bảo: Cũng có thể, con gái của ta. Có thể. Rồi trong cuộc đời con con sẽ biết là đúng hay không. Chính cuộc đời sẽ bảo cho con biết. Nhưng dẫu con có tìm
ra điều gì, không bao giờ được nói cho ai cả. Không bao giờ! Bởi, cũng giống như trong câu chuyện thần kỳ này, mọi điều con nói đều có thể xảy đến. Vậy nên, hãy giữ lấy cái kết thúc ấy cho con thôi.”
Chị ăn. Một mẩu bánh mì, một vảy hành. “Một lần em hỏi bố anh có biết câu chuyện đó không. Ông bảo không. Em bèn kể cho ông. Cuối cùng, sau một lâu im lặng, ông nói tiếp những lời dịu dàng này: Nhưng, con gái của ta, nghĩ rằng tìm được một kết thúc tốt đẹp cho câu chuyện này thì chỉ là ảo tưởng thôi. Không thể có được đâu. Bởi đã phạm phải loạn luân, thì bi kịch là không thể trách được nữa.”
Ngoài đường, nghe ai đó kêu lên: “Đứng lại!” Rồi một tiếng súng. Và tiếng chân chạy.
Người đàn bà tiếp: “Tóm lại, bố anh đã làm cho em mất đi những ảo tưởng. Nhưng vài ngày sau, một buổi sớm, khi em mang bữa sáng lên cho ông, ông đã bảo em ngồi xuống cạnh ông để nói với em về câu chuyện ấy. Lần từng tiếng, ông bảo: Con gái của ta, ta đã nghĩ nhiều. Quả là có thể có một kết thúc tốt đẹp. Em đã gần như muốn lao vào vòng tay ông, hôn lên hai bàn tay và hai bàn chân ông để ông tiết lộ cho em cái kết thúc ấy. Nhưng, tất nhiên, em đã kìm mình lại. Em đã quên mẹ anh và bữa sáng của bà, em ngồi trước mặt ông. Lúc ấy, cả cơ thể em chỉ còn là một chiếc tai khổng lồ, quên hết mọi tiếng động khác. Chỉ còn giọng nói run run và điềm tĩnh của bố anh, sau một hớp trà thành tiếng, ông nói với em: Để có được một kết thúc tốt đẹp, câu chuyện này, con gái ta ạ, cũng như trong cuộc đời, đòi hỏi phải có một sự hy sinh. Nói cách khác, là đau khổ của một ai đó. Đừng bao giờ quên: mỗi hạnh phúc đều sản sinh ra hai nỗi đau khổ. - Nhưng tại sao?! em ngây ngô ngạc nhiên. Bằng những lời giản dị, ông trả lời em: Con gái của ta, thật chẳng may, mọi người không thể cùng đạt đến hạnh phúc, dẫu là trong cuộc sống hay trong một chuyện kể. Hạnh phúc của những người này làm nảy sinh đau khổ ở những người khác. Thật buồn, nhưng là vậy đó. Vậy nên trong câu chuyện này, ta phải có đau khổ và hy sinh để đạt được đến một kết thúc tốt đẹp. Nhưng tình yêu của con đối với chính con, và tình yêu của con đối với những người thân của mình, ngăn con nghĩ đến điều đó. Câu chuyện này đòi phải có một vụ giết người. Giết ai? Trước khi trả lời, trước khi giết một ai đó con phải tự đặt cho mình một câu hỏi khác: Con muốn thấy ai được hạnh phúc, sống sót? Người Cha - quốc vương chăng? Người Mẹ - nữ vương chăng? Hay người Con Gái - công chúa? Ngay khi con đặt câu hỏi ấy, mọi sự đều thay đổi, con gái của ta. Trong con, trong câu chuyện này. Để có được điều đó, phải gạt bỏ ba tình yêu: tình yêu chính mình, tình yêu cha và tình yêu mẹ! – Tại sao? Em đã hỏi ông. Ông lặng lẽ nhìn hồi lâu vào mắt em bằng đôi mắt sáng lấp lánh sau cặp kính của ông. Hẳn ông tìm những lời dễ hiểu đối với em: Nếu con đứng về phía người con gái, tình yêu của con đối với cô ngăn con hình dung cuộc tự vẫn của cô gái. Cũng như vậy, tình yêu người cha không cho phép con nghĩ đến việc cô gái chấp nhận hôn nhân và, trong đêm tân hơn, cô giết chết chính cha mình trên giường cưới. Cuối cùng tình mẫu tử ngăn cấm con nghĩ đến chuyện giết nữ vương để cho phép con gái của bà sống với nhà vua, và giấu ông ta tất cả sự thật. Ông để cho em suy nghĩ một lúc. Ông uống một ngụm trà dài và tiếp: Cũng theo cách đó, nếu ta, với tư cách là người cha, ta cho câu chuyện này một kết thúc, thì đấy sẽ là nghiêm theo luật. Ta sẽ lệnh chặt đầu nữ vương, công chúa và viên đao phủ để cho những kẻ phản bội phải bị trừng phạt và vụ loạn luân sẽ bị chôn vùi vĩnh viễn. Em đã hỏi ông: Người mẹ sẽ đề nghị gì? Sau một nụ cười nhẹ chỉ có ông mới có, ông bảo em: Con gái của ta, ta không biết gì về tình mẫu tử cả và không thể đề xuất giải pháp. Chính con, bây giờ con đã là mẹ; tự con phải nói ta biết. Nhưng kinh nghiệm trong cuộc sống của ta nói với ta rằng một người mẹ như bà nữ vương thà để cho vương quốc của bà bị hủy diệt và nhân dân của bà bị làm nô lê chứ không tiết lộ bí mật của bà. Bà mẹ hành động theo chuẩn mực đạo đức của mình. Bà cấm con gái mình lấy cha đẻ của nó. Lạy Allah, thật bối rối khi nghe những lời thông thái ấy. Em vốn muốn tìm một lối ra ôn hòa, em đã hỏi ông có thể có được một lối ra như vậy không. Lúc đầu ông bảo có - khiến em vững lòng, nhưng rồi rất nhanh, ông đã xẵng giọng với em: Con gái, hãy nói cho ta biết, trong câu chuyện này, ai là người có quyền tha thứ? Em đã ngây thơ trả lời: người cha. Lắc đầu, ông bảo: Nhưng, con gái, người cha đã giết chính các con của mình, trong các cuộc chinh phục đã huỷ diệt bao nhiêu thành thị và dân chúng, đã phạm tội loạn luân, cũng có tội như nữ vương. Còn bà, bà đã phản bội nhà vua, luật pháp, đúng rồi, nhưng nên nhớ là bà đã bị đứa con gái sơ sinh của mình và viên đao phủ đánh lừa. Thất vọng, trước khi rời ông, em đã kết luận: Vậy thì, chẳng có kết thúc tốt đẹp nào cả! Ông đã bảo em: Có chứ. Nhưng như ta đã nói với con, với điều kiện cam chịu một sự hy sinh và từ chối ba điều: tình yêu chính mình, luật của của người cha, và đạo đức của người mẹ. Sững sờ, em đã hỏi điều ấy có thể thực hiện được chăng. Ông đã trả lời em rất giản dị: Phải thử xem, con gái của ta. Bối rối vì cuộc bàn luận ấy, nhiều tháng liền, em chỉ nghĩ đến chuyện đó. Em đã nhận ra rằng nỗi bối rồi của em chỉ do từ một điều: sự thực trong lời nói của ông. Quả thật bố anh hiểu những việc ở đời.”
Lại thêm một mẩu bánh mì và một vảy hành chị nuốt rất khó khăn.
“Khi em nghĩ đến bố anh, em ngày càng ghét mẹ anh. Bả đã đẩy ông vào một căn phòng ẩm ướt ở đó ông ngủ trên một manh chiếu song. Các anh em của anh coi ông như một người điên. Đơn giản chỉ vì ông đã đạt được đến một sự hiền minh sâu xa. Không ai hiểu ông. Lúc đầu, em cũng thế, em sợ ông. Không phải vì những điều mẹ anh và các anh em của anh lải nhải về ông, mà do ký ức về những gì bà cô em đã phải chịu đựng với bố chồng bà. Tuy nhiên, dần dà em gần ông hơn. Với rất nhiều lo sợ. Nhưng đồng thời với một sự tò mò không l giải được. Không cắt nghĩa được. Một sự tò mò gần như đầy kích thích! Có thể một phần là do có điều gì đó trong em, bị ám ảnh vì bà cô em, khiến em muốn gần ông. Một khát khao muốn sống qua trải nghiệm của bà. Thật đáng kinh sợ, phải không?”
Xúc động và trầm tư, chị nhai nốt chỗ hành và bánh mì đã ỉu.
Chị thổi tắt đèn. Chị nằm xuống. Và ngủ.
Khi tiếng súng đã mệt mỏi và tắt lặng, buổi bình minh đến. Xám xịt và im lặng.
Vài hơi thở sau tiếng gọi cầu kinh, có tiếng bước chân ngập ngừng vang lên ngoài sân bùn lầy. Có ai đó đến gần nhà và gõ cánh cửa vào hành lang. Người đàn bà mở mắt. Chờ. Lại gõ cửa. Chị đứng lên. Còn ngái ngủ. Chị đến bên cửa sổ xem ai không dám vào nhà mà không gõ cửa.
Trong sương mù màu xám chì buổi rạng đông, chị nhận ra một bóng người đầu quấn khăn và có súng. Tiếng “Vâng?” của người đàn bà phát ra kéo cái bóng lại phía cửa sổ. Khuôn mặt khuất dưới vạt khăn đội đầu, tiếng nói, còn yếu ớt hơn cả cái bóng, lắp bắp: “Tttô… tôi cccthể… vào… được không?” Đấy là giọng nói khàn khàn của một cậu thanh niên mới lớn, chính cậu hôm qua. Người đàn bà cố đoán biết nét mặt cậu. Nhưng ánh sáng màu xám yếu ớt khiến chị không nhận ra được. Chị gật đầu đồng ý, và thêm: “Cửa mở đấy”. Còn chị, chị vẫn đứng nguyên tại chỗ, gần cửa sổ, đưa mắt nhìn theo cái bóng lần đi dọc các bức tường, trong hành lang, ở ngưỡng cửa. Vẫn bộ quần áo ấy. Vẫn bộ dạng ấy khi đứng ở khuôn cửa. Vẫn rụt rè như thế. Đúng là cậu ta. Chẳng nghi ngờ gì nữa. Vẫn cậu con trai hôm qua. Chị chờ, có ý hỏi. Cậu con trai có vẻ ngại bước vào phòng. Đứng sững ở ngưỡng cửa, cậu cố hổi: “Bbba…o bao… nhiêu?” Người đàn bà không hiểu chút nào điều cậu ta lẩm bẩm.
“Cậu muốn gì?
- Bbb… ao… ” Tiếng cậu khàn đi. Cố nói nhanh hơn: “Bbao… bao nhiêu”, vô vọng. Nín thở, người đàn bà bước một bước về phía cậu con trai. “Nghe đây, tôi không phải là
kiểu người cậu tưởng đâu. Tôi… ” Bị tiếng kêu của cậu con trai ngắt lời, lúc đầu nóng nảy: “Ccâm… câm mmồm!”, rồi bình tĩnh hơn: “Bbba… o… bao nhiêu?” Chị định lùi lại, nhưng mũi súng chĩa đúng vào bụng ngăn chị lại. Để cho cậu con trai nguôi đi, chị dịu giọng: “Tôi là một người mẹ…” nhưng ngón tay cậu con trai, đặt trên cò súng, khiến chị không nói tiếp được. Cam chịu, chị hỏi” “Cậu có bao nhiêu trong túi đấy?” Run rẩy, cậu ta rút từ trong túi ra mấy tờ giấy bạc và ném xuống chân chị. Người đàn bà lùi một bước và hơi quay người lại lén nhìn cái kho giấu. Tấm rèn xanh có hơi hé mở. Nhưng bóng tối không cho phép ai nghi ngờ có người đàn ông ở đấy. Chị tụt xuống đất. Lưng dán đất và nhìn về phía chồng, chị nằm dài ra và giạng chân. Và chờ. Cậu con trai đứng trơ ra. “ Nào, đến đây và kết thúc nhanh đi!” chị giục.
Y đặt khẩu súng xuống thềm cửa, rồi, lưỡng lự, bước đến đứng thẳng người trên người chị. Một cái rùng mình bên trong khiến hơi thở cậu dồn dập. Người đàn bà nhắm mắt.
Đột ngột, cậu đổ nhào xuống người chị. “Nhẹ nhàng thôi!” người đàn bà nghẹt thở. Kích thích cao độ, cậu con trai vụng về bám vào đôi chân chị. Chị đơ người ra, t dưới những vẫy vùng cuồng nhiệt của tấm thân trẻ trung vụng về ấy, hắn chúi đầu vào mái tóc chị, cố lột quần chị mãi không được. Cuối cùng chính chị tự cởi ra. Hắn cũng tụt quần hắn xuống. Và khi dương vật hắn chạm vào hai đùi chị, hắn thốt lên một tiếng rên âm âm, nghẹn đi trong tóc người đàn bà, tái ngắt, đang nhắm mắt lại.
Hắn không nhúc nhích nữa.. Chị cũng không. Hắn thở nặng nề. Chị cũng vậy.
Có một lúc hoàn toàn bất động trước khi một làn gió nhẹ nổi lên và khua tấm rèm. Cuối cùng người đàn bà mở mắt ra. Giọng chị, yếu ớt nhưng khoan dung, thầm thì: “Xong chưa?” Tiếng kêu tổn thương của cậu con trai lay động chị: “ C….c…câm mồm!” Hắn không dám ngẩng đầu lên, vẫn đúi mãi vào mái tóc đen của người đàn bà. Hơi thở hắn mỗi lúc một dịu đi.
Người đàn bà, im lặng, liếc một cái nhìn vô tận buồn về phía hở của tấm rèm xanh.
Hai tấm thân quấn vào nhau, dán chặt xuống đất, nằm im hồi lâu. Rồi một làn gió nữa khiến cả khối thân thể ấy rung nhẹ. Ấy là cánh tay người đàn bà cử động. Chị kín đáo vuốt ve cậu con trai.
Hắn không phải đối, Chị tiếp tục vuốt ve hắn. Âu yếm như mẹ con. “Chẳng có gì nghiêm trọng đâu”, chị an ủi hắn. Chẳng có phản ứng nào phía cậu con trai. Chị nói thêm: “Mọi người đều thế cả thôi.” Cẩn trọng: “Lần… đầu phải không?” Sau một hồi im lặng ba hơi thở, chậm, hắn cựa đầu, vẫn vùi trong mái tóc người đàn bà để rụt rè và tuyệt vọng xác nhận. Bàn tay người đàn bà đưa lên phía đầu cậu con trai, và chạm vào chiếc khăn quấn đầu của hắn. “Một ngày nào đó rồi cũng phải bắt đầu thôi mà.” Chị liếc nhìn quanh để tìm khẩu súng. Nó nằm xa. Quay lại với hắn vẫn giữ nguyên tư thế. Chị nhẹ nhàng nhúc nhích đôi chân. Chẳng có kháng cự nào. “Thôi ta dậy nhé?” Hắn không trả lời. “Tôi đã nói, chẳng có gì nghiêm trọng… tôi sẽ giúp cậu.” Và nhẹ nhàng nhấc vai phải của hắn lên để dịch ra một bên và thoát khỏi tấm thân rã rời của cậu con trai. Xong, chị tìm cách kéo quần lên, sau khi đã dùng vạt áo chùi hai đùi, rồi ngồi xuống. Cuối cùng cậu con trai nhúc nhích. Tránh cái nhìn của người đàn bà, hắn kéo quần lên và ngồi quay lưng lại chị, mắt dán vào khẩu súng của hắn. Chiếc khăn đội đầu xổ tung. Khuôn mặt lộ ra. Hắn có đôi mắt sáng, viền mắt bôi thuốc màu tro sẫm. Hắn đẹp trai. Gương mặt thanh, nhẵn nhụi. Hầu như non choẹt. “Cậu có gia đình chưa?” người đàn bà hỏi giọng không âm sắc. Cậu con trai ra hiệu không, và nhanh chóng quấn khăn lại che nửa khuôn mặt. Và, đột ngột hắn đứng dậy nhặt khẩu súng, và vội vã chạy trốn khỏi ngôi nhà.
Người đàn bà vẫn ngồi nguyên tại chỗ. Chị ngồi đó hồi lâu. Không nhìn tấm rèm xanh. Đôi mắt chị đẫm lệ. Thân hình chị cúi gục xuống. Chị vòng tay ôm đầu gối, vùi đầu vào đó, và thét lên. Chỉ một tiếng thét, kêu xé.
Một làn gió nhẹ nổi lên – như đáp lại tiếng kêu của chị -, hất tấm rèm lên để cho sương mù màu xám tràn vào trong phòng.
Người đàn bà đứng dậy. Chậm rãi. Chị không ngẩng đầu lên. Chị vẫn không nhìn về phía tầm rèm xanh. Chị không dám.
Cái nhìn của chị dán vào những tờ giấy bạc nhàu nát bị gió thổi vung vãi. Lạnh hay xúc cả, nước mắt hay khiếp sợ khiến hơi thở chị dồn dập. Chị run.
Cuối cùng chị đứng lên, và vội biến mất trong hành lang, vào phòng tắm. Chị rửa người, thay áo. Lại xuất hiện. Trang hoàng bằng màu xanh lục và trắng, Vẻ bình thản hơn. Chị nhặt lại tiền rồi ngồi vào chỗ cũ cạnh nơi giấu. Khép tấm rèm hở lại, không gặp cái nhìn ngơ ngác của người đàn ông.
Sau vài hơi thở im lặng, một cái cười chua chát đột ngột dâng lên từ trong ruột gan chị và khiến đôi môi chị run lên. “Vậy đó… chuyện ấy không chỉ xảy đến cho những người khác! Trước sau, rồi cũng phải cho ta thôi…”
Chị đếm tiền, “cái cậu khốn khổ”, nhét vào túi. “Có những lúc ta có cảm giác làm đàn ông thật khó. Đúng không?” Chị đứng lại một lúc. Để suy nghĩ hay chờ một câu trả lời. Lại tiếp vẫn với nụ cười miễn cưỡng ấy. “Cậu con trai ấy làm em nghĩ đến những hồi đầu của chúng ta… anh tha lỗi cho em đã nói với anh như vậy. Anh biết đấy… bao giờ các kỷ niệm của em cũng tấn công em ở chỗ em không chờ chúng. Hay khi em không chờ chúng nữa. Dẫu em có làm gì, chúng cũng đột kích vào em. Những kỷ niệm hay và những kỷ niệm dở. Gây ra những lúc buồn cười. Như lúc này… trong khi cậu con trai đang hết sức hoảng loạn, thì bất ngờ những đêm tân hôn đầu tiên muộn màng của chúng ta lại hiện ra trước mắt em… Em thề với anh, em nghĩ đến anh dù không cố ý. Anh cũng vậy, anh cũng vụng về như cậu con trai kia. Đương nhiên, hồi ấy em chẳng biết gì cả. Em tưởng đúng ra là phải làm như thế đó, như anh đã làm, anh. Nhưng nhiều khi em có cảm giác anh không bằng lòng. Em thấy em có lỗi. Em tự nhủ đó là vì em, vì em không biết cách làm nào. Sau một năm em đã khám phá ra là không phải, tất cả là do anh. Anh chẳng biết cho gì hết… Chẳng có gì hết. Anh có nhớ những đêm anh đã giao hợp với em mà để cho em… hoảng loạn… Bà cô em đã có lý khi nói rằng những người đàn ông không biết cách ăn nằm với đàn bà, thì đi chinh chiến. Chị ngăn mình không được nói tiếp.
Chị dừng lại hồi lâu. Rồi đột ngột: “Nhưng hãy nói cho em nghe, cảm giác cực khoái đối với anh là gì? Được thấy cái chất bẩn của anh bắn ra chăng? Nhìn thấy máu bắn ra khi xé rách miếng màn đức hạnh ư?”
Chị cúi đầu, và cắn môi dưới. Giận dữ. Cơn giận tràn lên bàn tay chị, siết nó lại, biến nó thành nắm đấm thoi và tường. Chị rên lên.
Nín lặng.
“Xin lỗi!… Đây… đây là lần đầu tiên em nói với anh như vậy… em xấu hổ. Em thật sự không biết từ đâu mà lại tuôn ra những điều ấy. Trước đây, em không bao giờ nghĩ đến chuyện đó. Hãy tin em. Không bao giờ!” Một lúc, rồi chị lại tiếp: “Ngay cả khi em thấy anh, một mình anh, sướng lên, cái đó cũng không làm em buồn chút nào. Trái lại, em thấy vui. Em tự nhủ rằng chuyện đó là từ do bản chất của chúng ta. Đấy là chỗ khác nhau giữa chúng ta. Đàn ông các anh, các anh sướng lên, còn chúng em, đàn bà, chúng em sướng lên vì cái sướng của các anh. Đối với em thế là đủ rồi. Và em, một mình, em sướng lên bằng cách tự… sờ lấy mình.” Môi chị rỉ máu. Chị đưa ngón tay đeo nhẫn lên chùi, rồi thè lưỡi liếm. “Một đêm, anh bắt gặp em làm thế. Anh ngủ. Em, quay lưng lại anh, em tự vuốt ve mình. tiếng thở hổn hển của em đã đánh thức anh. Anh giật mình, hỏi em làm gì thế. Người em đang nóng ran lên, em run… Em bèn nói là em bị sốt. Anh đã tin em. Nhưng anh vẫn tống em sang nằm ở phòng khác với các con. Đồ đểu!” Chị ngừng lời vì sợ hay vì ngượng. Má chị hồng lên, lan dần đến cổ. Cái nhìn nép sau hàng mi mơ màng khép lại.
Nhẹ nhàng, chị đứng lên. “Thôi, em phải đi đây. Các con và cô em chắc là lo lắng lắm!”
Trước khi ra đi, chị đổ đầy nước ngọt mặn vào túi truyền, đắp lại chân cho chồng, khép cửa và biến đi dưới tấm mạng, ngoài đường.
Căn phòng, ngôi nhà, khu vườn, tất cả, phủ kín sương mù, biến mất dưới lớp vỏ bọc màu xám và u ám ấy.
Chẳng có gì xảy ra. Chẳng có gì động đậy, trừ cái con nhện ấy từ ít lâu đã cư ngụ trong các thanh xà ruỗng. Nó chậm chạp. Uể oải. Sau một vòng ngắn trên tường, nó trở về tấm màng tơ của nó.
Bên ngoài.
Một lúc người ta bắn.
Một lúc người ta cầu kinh. Một lúc người ta im lặng.
Buổi hoàng hôn, có ai đó gõ cửa hành lang.
Chẳng có tiếng mời vào. Lại gõ.
Không có bàn tay nào mở cửa. Hắn ta bỏ đi.
Đêm đến và lại đi. Mang theo mây và sương mù cùng nó.
Mặt trời đã trở lại. Cùng với những tia sáng, nó đưa người đàn bà trở lại căn phòng.
Sau khi đã nhìn lướt qua căn phòng, chị lấy ra từ một chiếc xắc các túi truyền dịch mới và một lọ thuốc nhỏ mắt mới. Chị đi thẳng đến mở tấm rèm đề nhìn thấy chống. Anh mở hé mắt. Chị rút ống truyền khỏi miệng anh. Một hai, một hai. Sau đó chị rời căn phòng để rồi trở lại với cái chậu nhựa đầy nước, một chiếc khăn và quần áo. Chị lau người cho chồng, thay quần áo cho anh, và lại đặt anh vào cái góc của anh.
Cẩn thận vén tay áo anh, trước hết chị lau mắt trong cánh tay anh nơi chị cầm cái ống thông, điều chỉnh bộ phận nhỏ giọt, và bước ra với tất cả những gì chị phải mang đi khỏi phòng nay.
Nghe tiếng chị giặt quần áo. Chị phơi chúng ra nắng. Rồi trở lại với một cái chổi. Chị giũ tấm thảm len, các tấm nệm…
Chị chưa làm xong việc thì đã nghe ai đó gõ cửa. Trong một làn bụi, chị đi về phía cửa sổ. “Ai đấy?” Vẫn là cái bóng câm lặng của cậu con trai quấn mình trong chiếc patou. Cánh tay người đàn bà thòng xuống mệt mỏi dọc theo người chị. “Cậu còn muốn gì nữa?” Cậu con trai đưa ra mấy tờ giấy bạc. Người đàn bà đứng im. Không một lời. Cậu con trai đi về phía hành lang. Người đàn bà đến gặp cậu. Họ thì thầm với nhau vài lời không nghe được và lần vào một trong các căn phòng.
Thoạt đầu chỉ nghe thấy im lặng, rồi những tiếng thì thào… và cuối cùng là tiếng rên tắc nghẹn. Lại im lặng. Một lúc sau. Rồi cánh cửa mở ra. Những bước chân lao ra ngoài.
Người đàn bà vào phòng tắm, rửa ráy và rụt rè trở lại căn phòng. Chị làm nốt công việc dọn dẹp rồi ra đi.
Bước chân chị vang lên các tấm lát trong nhà bếp, từ đấy nghe mỗi lúc một rõ tiếng rì rào của gaz tỏa lẫn hơi âm vang của nó ra khắp nhà.
Sau khi chuẩn bị bữa trưa, chị vào phòng mà ăn, ngay trong chảo. Chị bình tĩnh và dịu dàng.
Sau miếng đầu tiên, “cái cậu trai đó, cậu khiến em thương hại!” đột nhiên chị nói, “nhưng đấy không phải là lý do em tiếp cậu ta… vả chăng hôm nay em đã làm cho cậu ta khó chịu và chút nữa đã làm cậu ta bỏ đi, khốn khổ!” Em đã cười nôn ruột. Cậu ta tưởng em chế giễu cậu… tất nhiên cũng có một phần… nhưng là vì cái bà cô quí phái ấy! Tối hôm qua bà đã nói với em một chuyện ghê tởm. Em đã nói với bà về cậu con trai nói lắp là kết thúc sự việc rất nhanh ấy. Vậy là…” chị cười, một cái cười tận bên trong không thành tiếng, “vậy là bà bảo em phải bày cho cậu ta…” Cái cười, lần này thành tiếng, lại ngắt lời chị. Chị tiếp “…bày cho cậu dùng lưỡi mà chơi và dùng dương vật mà nói!” chị phì cười, chùi nước mắt, “ thật kinh tởm khi nghĩ đến chuyện đó lúc ấy… Nhưng biết làm sao? Lúc cậu ta vừa bắt đầu đã nói lắp là… câu nói ấy liền thoáng qua trong óc em. Và em đã cười. Cậu ta, cậu ta hoảng hốt… em cố kìm lại. Nhưng không được. Tình thế trở nên tồi tệ… thật may…”, dừng một lúc, “hay chẳng may, thoắt một cái, em đã nghĩ sang chuyện khác…”, lại dừng một lúc nữa, “em đã nghĩ đến anh…” bỗng dứt cười. “Nếu không, có thể đã sinh chuyện kinh khủng… không nên xúc phạm những người trẻ tuổi… không nên chế giễu cái ấy của họ… bởi họ gắn cái nam tính của họ với cái dương vật cương lên của họ, chiều dài của nó, thời gian họ phóng tinh, nhưng…” Chị gạt suy nghĩ của mình sang bên. Chị thở sâu. “Thôi, cũng qua rồi… dẫu sao em đã suýt gây thảm họa… thêm một lần nữa.”
Chị ăn nốt.
Sau khi đã đem chảo vào bếp, chị trở lại nằm dài trên tấm nệm. Giấu đôi mắt vào cánh tay, để trôi qua một hồi lâu im lặng, nặng đầy suy nghĩ để lại thú thật: “Ừ, cái cậu con trai ấy, cậu ta vẫn còn khiến em nghĩ đến anh. Em lại có thể khẳng định lần nữa cậu ta cũng vụng về như anh. Chỉ khác có điều cậu ta mới bắt đầu và cậu học rất nhanh! Còn anh, anh chẳng bao giờ thay đổi. Với cậu ta, em có thể bảo cần làm gì, làm như thế nào.
Nếu em yêu cầu anh tất cả những điều ấy… lạy Allah! em sẽ bị đánh vỡ mồm ngay! Vậy mà đấy là những điều hiển nhiên… chỉ cần nghe theo thân xác của mình. Nhưng anh, anh chẳng bao giờ lắng nghe nó. Anh chỉ lắng nghe tâm hồn anh” Chị ngồi dậy và dằn giọng với tấm rèm: “Đấy, tâm hồn anh đã dẫn anh đến đâu! Một cái thây sống!” Chị đến gần chỗ giấu: “Chính cái tâm hồn chết tiệt của anh nó đã đóng đinh anh xuống nền đất. Nhẫn Thạch của em!, chị lấy hơi “và ngày hôm nay không phải cái tâm hồn ngu ngốc của anh nó che chở cho em đâu. Không phải nó nuôi sống các con” Chị kéo tấm rèm ra “Anh có biết cái tâm hồn của anh nó như thế nào lúc này không? Nó ở đâu? Nó đấy kìa, treo ngay bên trên người anh đấy.” Chị chỉ cái túi truyền. “Phải, nó ở đấy, trong các chất lỏng ngọt- mặn, chứ không ở đâu khác.” Chị ưỡn ngực ra: “ Tâm hồn tôi đem lại danh dự cho tôi, danh dự của tôi che chở cho tâm hồn tôi. Tầm phào! Xem đây, đây là danh dự của anh bị một thanh niên mười sáu tuổi ăn nằm đấy! Danh dự của anh ăn nằm với tâm hồn của anh đấy!” Một cử chỉ cộc lốc, chị nắm lấy bàn tay anh, nâng nó lên và nói với anh. “Bây giờ, là cái thân xác anh nó phán xét anh. Nó phán xét tâm hồn anh. Cho nên anh không đau đớn trong thân xác. Bởi vì anh trong tâm hồn. Cái tâm hồn treo lơ lửng kia nó nhìn thấy tất, nghe thấy tất, và nó chẳng thể làm gì được hết, nó không kiểm soát được thân xác anh nữa.” Chị buồng bàn tay anh rơi xuống, cứng đơ trên tấm nệm. Một cái cười nghẹn ngào lại xô chị về phía tường. Chị kìm mình lại. “Danh dự của anh chỉ còn là một mẫu thịt! Chính anh, anh đã dùng cái từ đó. Khi bảo em phải che mình lại, anh hét: Che cái miếng thịt của mày lại! Quá đúng, em chỉ là một miếng thịt anh đâm cái dương vật bẩn thỉu của anh vào. Chỉ để xé rách nó ra, làm cho nó chảy máu!” Đứt hơi, chị lặng tiếng.
Rồi đột ngột, chị đứng lên. Đi ra khỏi phòng. Nghe tiếng chị đi lại trong hành lang và nói: “Lại cái gì ám mình thế này? Mình đã nói những gì? Tại sao? Tại sao? Chẳng bình thường chút nào, không, chẳng bình thường chút nào…” Chị trở vào phòng, “Không phải là em. Không, không phải là em nói… Đã có ai đó nói thay vào chỗ em… với chiếc lưỡi của em. Nó đã đi vào trong thân xác em… Em bị ám rồi. Quả là em có một con quỷ cái trong em. Chính nó nói. Chính nó ăn nằm với cậu con trai kia… chính nó cầm lấy bàn tay run rẩy của cậu ta và đặt lên vú em… lên bụng em, lên đùi em… tất cả những cái đó, là nó! Không phải em! Em phải đuổi nó ra khỏi người em! Em phải gặp giáo chủ Hakim hiền minh, hay ông mullah, để thú nhận tất cả với ông. Để họ đuổi con quỷ cái trong em đi!… Bố em nói đúng. Đấy là con mèo nọ đã đến ám em. Chính con mèo ấy đã xúi em mở chiếc lồng chim cút. Em bị ám, và đã từ lâu lắm rồi!” Chị lao mình vào chỗ giấu người đàn ông và khóc. “Không phải em nói! Em vẫn còn bị các quyền năng của con quỷ cái kia giày vò… không phải em… cuốn kinh Coran đâu rồi?” Hoảng sợ. “Nó đã cướp cả cuốn kinh Coran, con quỷ cái! Nó gây ra tất cả chuyện này!… Đúng rồi, là nó, nó cũng lấy cả chiếc lông công, chiếc lông công chết tiệt!”
Chị lục dưới chân. Chị tìm thấy chuỗi hạt đen. “Allah, chỉ có Người mới đuổi được con quỷ cái đi. Al-Mou’akhir. Al-Mou’akhir…’ Chị lần chuỗi hạt “Al-Mou’akhir…” nhặt tấm mạng lên “Al-Mou’akhir…” rời căn phòng, “Al-Mou’akhir…”, ra khỏi nhà, “Al- Mou’akhir…”
Không nghe tiếng chị nữa. Chị không trở lại.
Lúc hoàn hôn xuống, có ai đó đi vào sân và gõ cửa hành lang. Không ai trả lời hắn, không ai mở cửa cho hắn. Nhưng lần này, kẻ đột nhập hình như lại ở trong vườn. Những tiếng gỗ răng rắc, những tiếng đá chạm vào nhau đập vào tường nhà. Có thể hắn đang ăn trộm. Hay phá hủy. Hay xây dựng. Ngày mai người đàn bà sẽ biết, khi chị trở về cùng với những tia nắng mặt trời xuyên qua các lỗ thủng trên nền trời vàng và xanh dương ở tấm rèm.
Đêm xuống.
Khu vườn tối đen. Kẻ đột nhập bỏ đi.
Ngày thức dậy. Người đàn bà trở về.
Tái mét, chị mở cửa phòng và dừng lại dò xem có dấu vết nhỏ của ai qua đây không. Không có gì. Hoang mang, chị vào phòng và bước đến chỗ tấm rèm xanh. Nhẹ nhàng, chị vén ra. Người đàn ông ở đấy. Mắt mở. Hơi thở vẫn nhịp ấy. Túi truyền đã vơi một nửa. Các giọt chảy, cũng như trước, cùng nhịp với hơi thở, hay cùng nhịp với các hạt trên chuỗi hạt đen giữa những ngón tay của người đàn bàChị thả mình xuống tấm nệm. “Có ai đó đã sửa cánh cửa mở ra đường?” Một câu hỏi với các bức tường. Một sự chờ đợi hoài công, như mọi lần.
Chị đứng dậy, rời căn phòng và, vẫn hoang mang, kiểm tra các phòng khác, tầng hầm. Lại lên. Trở vào. Bàng hoàng. “Nhưng chẳng có ai qua đây cả!” Mệt lã chị ngã người xuống tấm nệm.
Không một lời nữa.
Không cử động nào nữa ngoài việc lần chuỗi hạt. Ba vòng. Hai trăm bảy mươi hạt. Hai trăm bảy mươi hơi thở. Và không có tên Allah nào cả.
Trước khi lần vòng thứ tư, đột nhiên chị lại nói: “Sáng nay, bố em đã lại đến thăm em… nhưng lần này kết tội em đã lấy cắp cái lông công ông vẫn dùng để đánh dấu trang nơi cuốn kinh Coran của ông. Em hoảng hốt. Ông giận dữ. Em sợ. Nỗi sợ đó bây giờ còn thấy trong đôi mắt chị cứ trốn vào các góc phòng. “Nhưng đã rất lâu…” Người chị đung đưa. Giọng chị quả quyết “Em lấy cắp chiếc lông ấy đã lâu lắm rồi”. Chị vùng dậy. “Em mê sảng mất rồi!” chị thì thầm, lúc đầu bình tĩnh, rồi rất nhanh, bồn chồn. “Em mê sảng mất rồi. Em phải tĩnh tâm lại. Em phải im lặng.” Chị không còn đứng vững. Chị động đây liên tục, cắn vào ngón tay cái. Cái nhìn của chị tán loạn. “vâng, cái câu chuyện chiếc lông khốn nạn ấy… đúng thế đấy. Chính nó khiến em điên. Cái lông công xấu xa kia! Lúc đầu chỉ là một giấc mơ. Đúng rồi, một giấc mơ, nhưng hết sức lạ lùng. Giấc mơ ấy trở lại với em hằng đêm khi em có thai đứa con gái đầu… đêm nào cũng vậy, em cũng bị cơn ác mộng ấy: em thấy mình đang sinh một đứa con trai. Một đứa con trai có răng và đã có thể nói được… Nó giống ông nội em… giấc mơ ấy giày vò em, làm em khiếp đảm… Đứa con, nó bảo nó biết được một trong những bí mật lớn của em.” Chị ngừng cử động, “vâng, một trong những bí mật lớn của em! Và nếu em không cho nó cái nó muốn, nó sẽ tiết lộ bí mật của em cho mọi người. Đêm đầu tiên, nó đòi vú em. Thấy nó có răng, em không muốn cho… nó bèn hét lên.” Hai bàn tay run rẩy, chị bị tai lại. “Em vẫn còn nghe thấy, ngay cả hôm nay, những tiếng hét của nó. Và nó bắt đầu tiết lộ phần đầu bí mật của em. Cuối cùng em phải chiều nó. Nó bú và dùng răng mà cắn… em kêu lên… em khóc trong giấc ngủ…”
Chị đứng bên cửa sổ, quay lưng lại phía chồng. “Hẳn anh còn nhớ. Bởi đêm đó anh lại đuổi em ra khỏi giường lần nữa. Em đã phải qua đêm trong bếp.” Chị ngồi xuống, dưới chân tấm rèm có họa tiết chim di cư. “Một đêm khác, em vẫn còn còn mơ thấy thằng bé đó… lần này nó đòi em mang chiếc lông công của bố em đến cho nó… nhưng…” Có ai đó gõ cửa. Người đàn bà, thoát ra khỏi những giấc mơ của chị, đứng lên để vén rèm. Vẫn là cậu con trai. Người đàn bà nói với cậu dứt khoát: “Không, hôm nay không được! Tôi….” Cậu con trai ngắt lời chị bằng những tiếng đứt quãng: “Tôôi đ…ã chữa…cánh cửa.” Chị buông lỏng người. “A, chính là cậu à! Cám ơn” Cậu con trai chờ chị mời vào nhà. Chị không nói gì cả. “Tôi…tôi có thể…” Người đàn bà, mệt mỏi: “Tôi đã nói, hôm nay không được…” Cậu con trai bước lại gần. “Không phải đđể…ể…”Người đàn bà lắc đầu và nói thêm: “Tôi chờ một n…” Cậu con trai lại gần thêm một bước nữa. “Tôi khong…ông muốn…” Người đàn bà, sốt ruột, ngắt lời cậu. “Cậu rất tốt, nhưng tôi, cậu biết đấy, tôi phải làm việc…” Cậu con trai hết sức cố gắng để nói cho nhanh, nhưng lại càng nói lắp: “Khhông….lllàm….vvviệc!” Cậu chịu. Lùi lại một bước và ngồi xuống chân tường hờn dỗi như một đứa trẻ. Lúng túng, chị ra gặp cậu ta trước cửa vào hành lang. “Nghe đây! Chiều nay hẵng đến, hay ngày mai… nhưng đừng ngồi đó…” Cậu ta, đã bình tĩnh hơn, nằn nì: “ Tttôi…muốn…nnói..với ….chi..ị…” Cuối cùng, người đàn bà nhuợng bộ.
Họ đi vào và lánh trong một căn phòng.
Những lời thầm thì của họ là những tiếng động duy nhất và càng khiến cho cái ngoại cảnh đang nhấm chìm ngôi nhà, khu vườn, con đường và cả thành phố nữa thêm âm u…
Một lúc, tiếng thì thầm ngưng lại và im lặng kéo dài. Rồi tiếng đập cửa rất mạnh. Tiếng nức nở của cậu con trai chạy trong hành lang, rồi ngoài sân, cuối cùng biến mất ngoài đường. Và bước chân giận dữ của người đàn bà vừa đi vào phòng vừa hét lên: “Đồ khốn kiếp! Đồ con hoang!” Chị đi lại trong phòng nhiều lần trước khi ngồi xuống. Mặt tái xanh. Tức điên lên, chị tiếp: “Cứ ghĩ đến chuyện cái thằng khốn đó dám nhổ vào mặt ta khi ta nói với nó ta là một con điếm!” Chị đứng lên. Cả người và cả giọng nói đầy căm hận. Chị bước đến chỗ tấm rèm xanh: “Anh có biết không, cái thằng cha đã đến hôm trước với cậu con trai khốn khổ kia, và đã mắng em bằng đủ thứ tên xấu xa, chính hắn, anh có biết hắn đã làm gì không?” Chị quỳ xuống trước tấm rèm: “Hắn giữ cậu con trai, đã bắt cóc cậu ấy khi cậu ấy còn rất bé. Đấy là một cậu bé mồ côi lang thang ngoài đường. Hắn đã nuôi cậu lớn lên để nhét vào tay cậu một khẩu Kalachnikov và buổi tối thì vào đeo chuông vào chân cậu. Hắn bắt cậu ấy nhảy. Tên khốn kiếp!” Chị lui lại chỗ chân tường. Hít sâu mấy hơi cái không khí nặng mùi thuốc súng và khói ấy. “Thân thể cậu con trai bầm nát hết! Vết bị đốt bỏng khắp người, trên đùi trên mông… thật kinh khủng! Cái tên khốn kiếp kia đốt cháy thân thể cậu bằng cái nòng súng của hắn!” Nước mắt chảy ròng trên má chị, nhỏ xuống trên các lùm đồng tiền hai bên môi khi chị khóc, và xuống đến cằm, đến cổ, cuối cùng xuống ngực, chị kêu lên: “Một lũ khốn nạn, một lũ khốn nạn!”
Chị đi ra.
Không nói gì cả. Không nhìn gì cả.
Không chạm đến cái gì hết. Hôm sau chị mới quay về
Chẳng có gì mới.
Người đàn ông – chồng chị - vẫn thở. Chị đặt cho anh một túi truyền mới. Chị tra thuốc vào mắt anh: một, hai; một, hai. Và chỉ có thế.
Chị ngồi xếp bằng trên tấm nệm. Chị lấy ra một miếng vải từ túi nhựa, hai chiếc áo
sơ mi cỡ nhỏ, một mớ đồ may trong đó chị nhặt ra một cái kéo. Chị cắt một số mảnh ở miếng vải để vá các áo sơ mi.
Thỉnh thoảng chị liếc nhìn về phía tấm rèm xanh nhưng chị thường nhìn hơn về phía tấm rèm có họa tiết chim di cư, hơi hé mở để thấy được đôi chút ngoài sân. Mỗi tiếng động nhỏ đều khiến chị dừng lại. Chị ngẩng đầu lên để xem có ai đi vào hay không.
Nhưng không, chẳng có ai đến cả.
Cũngọi ngày, đúng trưa, ông mullah gọi cầu kinh. Hôm nay ông rao giảng về sự thần khải: “Hãy đọc! Nhân danh Allah đã sáng tạo ra, đã sáng tạo ra Con Người từ một cái phôi. Hãy đọc! Và Allah của ngươi có lòng độ lượng vô biên, đã dạy bằng bút, đã dạy Con Người điều hắn không biết. Hỡi những người anh em của ta, đấy là những đoạn đầu của kinh Coran, thần khải đầu tiên thiên thần Garbriel trao cho đấng tiên tri…” Người đàn bà đứng lại và lắng nghe phần tiếp: “…khi sứ giả của Allah đã lui về để chiêm nghiệm và cầu khẩn trong hang động. Tìm kiếm, ở tận cùng ngọn núi Ánh sáng, đấng tiên tri của chúng ta không biết viết cũng không biết đọc. Nhưng nhờ có những đoạn kinh này, người đã đọc được tất cả! Về thông điệp của Người, Allah của chúng ta đã nói như sau: “Người đã gửi đến người cuốn Sách của Sự Thật để xác nhận điều Người đã mặc khải cho đấng tiên tri. Và trước đó Người đã nhận cuộn Kinh Đầu và kinh Phúc Âm để làm chỉ dẫn cho con người…” Người đàn bà khâu tiếp. Ông mullah tiếp: “Muhammad chỉ là một sứ giả mà trước đó đã có những sứ giả khác…” Người đàn bà lại dừng may vá, và tập trung vào lời kinh Coran: “Muhammad, đấng tiên tri của chúng ta, nói như sau: Ta không có quyền có ích hay có hại từ chính ta, trừ khi Allah muốn thế. Và nếu ta biết được điều che giấu, hẳn là ta đã tìm cách để sự toàn vẹn của điều lành và điều dữ không chạm đến được ta.” Người đàn bà không nghe tiếp nữa. Cái nhìn của chị tập trung vào các nếp gấp của chiếc áo. Sau một hồi lâu, chị ngẩng đầu lên và nói giọng tư lự: “Những lời ấy, em đã được nghe từ cha anh. Ông luôn kể với em đoạn đã khiên ông rất thích ấy. Mặt ông sáng ánh lên. Chòm râu ông rung rung. Và giọng ông tàn ngập cả căn phòng nhỏ ẩm ướt. Ông nói: “Một hôm, sau buổi nhập định, Muhammad cầu cho Người được an nghỉ, rời ngọn núi, và đến gặp vợ Người là Khadidja để nói rằng: “Khadidja, ta sắp điên.” Vợ Người hỏi: “Nhưng tại sao?” Người trả lời: “Bởi ta nhận thấy trong ta những dấu hiệu của những người bị ám. Khi đi ngoài đường, ta nghe những tiếng nói vang lên từ mỗi viên đá, mỗi bức tường. Và ban đêm, ta thấy một một người khổng lồ hiện lên với ta. Ông ấy to lớn. Rất to lớn. Đầu ông chạm đến trời và chân ông ớ dưới đất. Ta không biết ông. Và mỗi lần ông lại đến gần ta như là để nắm lấy ta.” Khadidja an ủi Người, yêu cầu lần sau hễ thấy hiện lên như thế thì bảo cho bà biết. Một hôm, đang ở trong nhà với Khadidja, Muhammad kêu lên: “Khadidja, con nguời ấy lại hiện lên với ta đấy. Ta thấy ông!” Khadidja đến gần Người, ngồi xuống, kéo Người vào lòng và hỏi: ‘Ông còn thấy người ấy không?” Muhammad trả lời: “Còn, ta vẫn còn thấy” Khadidja bèn để hở đầu và tóc ra và lại hỏi: “Bây giờ ông còn thấy không?” Muhammad trả lời: “Không, Khadidja ta không còn thấy người đó nữa.” Bà bèn nói với Người: “Ông nên mừng đi, Muhammad đấy không phải là một con yêu tinh khổng lồ, một con quỷ, đấy là một thiên thần. Nếu là một con quỷ, thì nó chẳng hề tôn trọng mái tóc em chút nào và đã không biến mất.’ Và, câu chuyện đó, bố anh còn thêm rằng đấy là sứ mệnhKhadidja: phát hiện cho Muhammad ý nghĩa sự tiên tri của Người, giải bùa cho Người, kéo Người ra khỏi ảo ảnh những vẻ ngoài và những mộng mị quỷ quái… Bà đã có thể, chính bà và thiên sứ, là đấng Tiên Tri.”
Chị dừng lại và đắm mình vào suy tưởng hồi lâu, vừa chậm rãi trở lại với việc khâu vá của mình
Chị chỉ khẽ kêu lên mỗi khi kim chọc phải ngón tay. Chị liếm chỗ máu và lại tiếp tục khâu. “Sáng nay… bố em lại trở vào phòng em. Ông cầm cuốn kinh Coran, cuốn của em, chính cái cuốn trước vẫn để ở đây… vâng, chính ông đã lấy nó… và ông đã đến để đòi lại em chiếc lông công. Bởi nó là chính cậu con trai mà em đã tiếp ở đây, trong phòng của em
– đã lấy cắp chiếc lông. Em nhất thiết phải hỏi cậu ấy nếu cậu ấy đến” Chị đứng lên, bước đến của sổ “Em hi vọng cậu ấy sẽ đến”
Chị ra khỏi nhà. Bước chân chị băng qua sân, đứng lại sau cánh cửa mở ra đường. Hẳn chị đã nhìn ra đường. Chẳng có gì hết. Im lặng. Chẳng có ai cả, một bóng người qua đường cũng không. Chị quay lại. Chị chờ bên bên ngoài, trước cửa sổ. Bóng chị đổ lên những con chim di cư đông sững lại giữa đà bay của chúng trên nền trời sáng và xanh dương.
Mặt trời xế.
Người đàn bà phải trở về với các con chị.
Trước khi rời ngôi nhà, chị dừng lại trong phòng để làm những công việc thường ngày của chị.
Rồi chị ra đi.
Đêm nay, người ta không bắn.
Dưới ánh trăng mờ nhạt và lạnh lẽo, những con chó hoang sủa khắp các góc phố. Cho đến rạng đông.
Chúng đói,
Đêm nay không có xác chết.
Rạng sáng, có ai đó gõ cửa ở cánh đồng trổ ra đường, rồi mở cửa và bước vào sân. Đi thẳng đến cửa và hành lang. Đặt một vật gì đó xuống đất và lại ra đi.
Khi giọt dịch cuối cùng rơi xuống từ bộ phận nhỏ giọt và chạy trong ống truyền vào các huyết quản của người đàn ông, người đàn bà trờ về.
Dáng vẻ chưa bao giờ mệt mỏi đến thế, chị đi vào phòng. Đôi mắt ảm đạm, u ám. Nước da xanh tái, bạc đi. Đôi mắt không còn đầy đặn, nhợt nhạt. Chị vứt tấm mạng vào một góc và bước tới tay cầm một chiếc ba lô con màu đỏ và trắng có họa tiết hoa táo. Chị kiểm tra tình trạng của chồng. Chị nói với anh, nhự mọi ngày: “Lại có ai đó đã qua đây và đặt cái balô này trước cửa.” Chị mở balô ra. Những hạt lúa mì rang, hai quả lựu đã chín, hai mẫu phó mát, và trong một mảnh giấy, một chiếc dây chuyền bằng vàng, “là cậu ta, cậu con trai đấy!” Thoáng vẻ hài lòng trên khuôn mặt buồn. “Lẽ ra em phải đi sớm hơn. Em hi vọng cậy ấy sẽ trở lại.”
Thay tấm đắp cho người đàn ông: “Cậu ta sẽ qua đây thôi… bởi trước khi tới đây, cậu ấy đã đến gặp em ở chỗ bà cô em… trong khi em đang nằm trên giường. Cậu ta đến rất nhẹ nhàng, không gây một tiếng động. Cậu ta mặc toàn đồ trắng. Trông cậu rất trong sáng. Lành hiền. Cậu ta không nói lắp nữa. Cậu đến để nói cho em hiểu tại sao chiếc lông công chết tiệt ấy lại quan trọng đến thế đối với bố em. Cậu đã cho em biết chiếc lông ấy chính là của con công… đã bị đuổi khỏi thiên đường cùng với Eva. Rồi cậu ra đi. Cậu không để cho em xem có thời gian hỏi cậu một câu.” Chị thay túi dịch truyền, điều chỉnh khoảng cách giữa các giọt, và ngồi xuống bên chồng. “Em hy vọng anh không giận cậu ta ở đây trong nhà. Em không hiểu chuyện gì đã xảy ra, nhưng cậu ấy rất, biết nói thế nào?… Cậu ấy rất hiện diện trong em. Em gần như có cảm giác mà em đã có đối với anh ngày trước, thời chúng ta mới cưới nhau. Em không biết vì sao! Ngay cả khi em biết rằng cậu ấy cũng có thể trở nên ghê gớm như anh. Em tin chắc, đinh ninh như vậy. Ngay khi các anh đã chiếm được một người đàn bà, lập tức các anh trở thành những con quái vật.” Chị duỗi chân ra “Nếu anh mà tỉnh lại, nếu anh đứng lên được anh có còn là con quái vật như trước đây không?” Ngưng một lát, chị tiếp tục dòng suy nghĩ. “Em không tin. Em tự nhủ có lẽ tất cả những gì em đã kể với anh có thể làm anh biến đổi. Anh đã nghe em, anh đã lắng nghe em, anh đã suy ngẫm. Anh đã nghĩ…” Chị sát lại gần anh. “Vâng, anh sẽ thay đổi, anh sẽ yêu em. Anh sẽ làm tình với em như em khao khát. Bởi giờ đây anh đã khám phá ra bao nhiêu điều. Về em, về anh. Anh đã biết những bí mật của em. Từ nay anh bị ám vì những bí mật ấy.” Chị vuốt ve cổ anh. “Anh sẽ tôn trọng các bí mật của em. Và em, em sẽ tôn trọng cơ thể anh.” Chị luồn bàn tay vào giữa đôi chân người đàn ông và vuốt ve dương vật anh. “Chưa bao giờ em sờ nó như thế này… con chim cút của anh!” Chị cười. “Anh có thể…?” Chị đưa tay mình vào trong quần người đàn ông. Bàn tay kia của chị nhét vào giữa hai đùi mình. Môi chị lướt nhẹ trên chòm râu, chạm vào đôi môi hé mở. Hơi thở họ trộn vào nhau, hòa vào nhau. “Em mơ chuyện này… mãi. Khi tự sờ mó mình, em tưởng tượng cái của anh giữa hai tay em.” Dần dần khoảng cách giữa các hơi thở của chị dồn dập lại, nhịp thở nhanh lên, vượt quá nhịp thở của người đàn ông. Bàn tay nhét giữa hai chân, chị tự vuốt vè nhẹ nhàng, rồi mạnh hơn, dữ hơn… Hơi thở chị mỗi lúc một dồn dập. Hỗn hển. Ngắn. Rít lên.
Một tiếng kêu.
Những tiếng rên. Lại im lặng.
Lại bất động.
Chỉ những hơi thở. Dài.
Và chậm.
Và hơi thở sau đó.
Một hơi thở nén lại đột ngột cắt đứt cái câm lặng ấy. Người đàn bà nói với người đàn ông: “Xin lỗi!”, và cử động nhẹ nhàng. Không nhìn anh, chị tách ra khỏi anh và lui khỏi chỗ giấu đến ngồi ở góc tường. Chị vẫn nhắm mắt. Môi chị còn run. Chị rên. Dần dần những tiếng nói thốt lên. “Em lại làm gì nữa thế này?” Đầu chị gục vào tường. “ Đúng là em đã bị ám… vâng, em nhìn thấy những người chết… những người vô hình… em…” Từ trong túi, chị lấy ra chuỗi hạt đen. “Allah… Người làm gì con vậy?” cơ thể chị đung đưa từ trước ra sau, chậm chạp, đều. “Allah, xin giúp con tìm lại niềm tin! Hãy giải ám cho con! Hãy kéo con ra khỏi ảo ảnh của những vẻ ngoài và những mộng mị quỷ quái! Như Người đã làm với Muhammad!” Chị vùng đứng lên. Đi quanh phòng. Ra hành lang, Giọng chị tràn ngập cả ngôi nhà. “ Đúng rồi… ông ấy cũng chỉ là một sứ giả trong nhiều sứ giả khác… đã có đến hơn một trăm nghìn nguời, trước ông… người đã thần khải điều gì đó có thể như ông… em, em thần khải… em cũng là một trong số đó…” Các từ của chị lẫn vào trong tiếng rì rào của nước. Chị tắm.
Chị trở lại, thật đẹp trong tấm áo màu đỏ tía có trang trí đôi họa tiết trời hình bông lúa mì nơi tà và mép ống tay.
Chị trở lại chỗ ngồi của chị cạnh nơi giấu. Bình tĩnh và thanh thản, chị bắt đầu “Em đã không đi gặp nhà hiền triết Hakim, cũng chẳng gặp ông mullah. Bà cô em đã cấm em làm chuyện đó. Bà khẳng định em chẳng bị điên mà cũng chẳng bị ám. Rằng em không bị một con quỷ ám. Rằng những gì em nói, những gì em làm, đấy là do tiếng nói bên trên khiến em, chính nó dẫn dắt em. Cái tiếng nói phát ra từ họng em đó, đấy là tiếng nói đã bị chôn vùi hằng ngàn năm.”
Chị nhắm mắt và sau ba hơi thở, lại mở ra. Không quay đầu lại, chị nhìn khắp phòng, cứ như chị vừa mới khám phá ra nơi này. “Em chờ bố em đến. Em phải nói với tất hai người các anh và một lần cho xong câu chuyện chiếc lông công. “Giọng chị đã mất đi âm sắc dịu dàng. “Nhưng trước hết, em phải lấy lại được nó đã… vâng, với chiếc lông đó em sẽ viết câu chuyện của tất cả những giọng nói vọt ra trong em và thần khải với em!” Chị trở nên kích động. “Chính cái lông công chết tiệt ấy! Nhưng cậu ấy đâu rồi, cậu con trai ấy? Em cần quái gì nhựng trái lựu của cậu?! Sợi dây chuyền của cậu?! Chiếc lông! Em cần chiếc lông!” Chị đứng lên. Mắt long lanh. Như một người điên. Chị chạy ra khỏi phòng. Lục tung nhà. Quay lại. Tóc sổ tung. Lầm lụi. Chị lao xuống tấm nệm trước tấm ảnh chồng. Chị lại cầm lấy chuỗi hạt đen và lại lần hạt. Đột nhiên, chị hét lên “Al-jabar, tôi đây!” Chị thì thào: “Al-Rahim, tôi đây…” Chị lặng đi.
Ánh mắt chị trở nên tỉnh táo, Hơi thở chị lại càng nhịp với hơi thở của người đàn ông. Chị nằm xuống. Đối diện bức tường.
Giọng dịu dàng, chị lại nói: “Chiếc lông công ấy ám ảnh em” Dùng các móng tay, chị gỡ vài mảnh sơn bong ra khỏi tường. “Nó đã ám ảnh em ngay từ lúc đầu, từ lúc em thấy cơn ác mộng ấy. Cơn ác mộng mà em đã kể cho anh hôm trước cái đứa con cứ quấy em trong giấc mơ của em, bảo rằng nó biết bí mật lớn của em… Vì giấc mơ ấy, em không muốn ngủ nữa. Nhưng dần dần giấc mơ ấy luồn vào cả những lúc em thức… em nghe thấy tiếng nói của đứa bé trong bụng em. Mọi lúc. Mọi nơi. Trong nhà tắm hơi, trong nhà bếp, ngoài đường… Nó nói với em, đứa bé ấy. Nó quấy em. Nó đòi chiếc lông…” Chị liếm các đầu ngón tay nhuốm màu xanh đậm của bã sơn. “Tất cả những gì em mong lúc bấy giờ, là bắt nó căm tiếng đi. Nhưng làm thế nào? Em cầu sẩy thai. Để bỏ đứa con đáng nguyền rủa ấy đi, một lần cho xong! Các anh, các anh đã nghĩ rằng em bị bệnh ám ảnh mà phần đông những người có thai đều mắc. Nhưng không. Điều em sắp nói với anh là sự thật, điều đứa bé nói là sự thật… điều nó biết, là sự thật. Đứa bé ấy biết điều bí mật của em. Chính nó là điều bí mật của em. Sự thật bí ẩn của em! Nên em đã quyết định bóp chết nó đúng vào lúc sinh, giữa hai chân em. Vì thế em đã không cố rặn. Nếu người ta không đánh mê em bằng thuốc phiện, đứa bé đã bị bóp nghẹt trong bụng em. Nhưng đứa bé đã được sinh ra. Khi em tỉnh lại và thấy không phải là một thằng con trai – như trong giấc mơ của em – mà mà một đứa con gái, thật nhẹ nhõm biết chừng nà! Em tự nhủ một đứa con gái sẽ không bao giờ phản bội em. Em biết là anh sẽ chết mất, nếu anh biết bí mật của em.” Chị quay lại. Ngẩng đầu về phía tấm rèm xanh và bò như một con rắn về chỗ người đàn ông. Đến chân anh, chị tìm cái nhìn lạc lõng của anh. “Bởi vì đứa con gái đó không phải là của anh!” Chị nín lặng, nóng lòng chờ chồng cuối cùng đổ sụp xuống. Vẫn như trước, không có phản ứng nào, không một chút nào. Chị đánh bạo đến mức bảo cho anh: “Vâng, Nhẫn Thạch của em, hai đứa con gái đó đều không phải là con anh!” Chị ngồi dậy: “Và anh biết tại sao không? Bởi vậy chính anh vô sinh. Không phải em!” Chị ngồi dựa vào tường, ngay ở góc chỗ giấu mặt hướng ra cửa, cũng như người đàn ông. “Ai cũng tưởng em vô sinh. Mẹ anh muốn anh lấy một người khác. Và em, em sẽ trở thành cái thớ gì đây? Sẽ đúng hệt như cô em. Chính xác ngay vào lúc đó thật kì diệu là em được gặp bà. Thượng Đế đã gửi bà đến để chỉ lối cho em.” Mắt chị nhắm lại. Một nụ cười đầy bí ẩn kéo căng khoé môi. “Em bèn kể với mẹ anh là có một vị Hakim vĩ đại đã làm được những phép lạ trong những chuyện loại này. Anh biết câu chuyện… nhưng không biết sự thật! Tóm lại, mẹ anh và em đã cùng nhau đến gặp ông và nhận được những lá bùa của ông. Em vẫn còn nhớ rõ như vừa hôm qua. Trên đường đi, em đã nghe bao nhiều điều thốt ra từ miệng mẹ anh! Bà đã chửi rủa chằng còn thiếu điều gì. Bà gào lên rằng đây là cơ may cuối cùng cho em! Bà đã tiêu tốn khối tiền, cái ngày hôm ấy! Sau đó, em đã nhiều lần đến chỗ ông hiền triết Hakim cho đến khi em mang thai. Như là do phù phép! Anh biết không thật ra, cái ông Hakim ấy chỉ là kẻ dắt gái của bà cô em. Ông ấy đã cho em giao hợp với người bị bịt mắt. Họ nhốt bọn em vào trong phòng tối mịt. Người ấy, anh ta không có quyền được nói cũng không được sờ vào em… Mà, hai người cũng không bao giờ trần truồng. Bọn em chỉ tụt quần xuống, chỉ thế thôi. Hẳn anh ta còn trẻ. Rất trẻ và khỏe. Nhưng rõ ràng là chưa có kinh nghiệm gì. Chính em đã sờ mó anh ta, chính em quyết định lúc nào thì anh ta phải đi vào em. Em cũng phải bày vẽ cho anh ta mọi thứ!… Thật thú khi làm chủ thân thể người khác, nhưng, ngày đầu, đối với em thật kinh tởm. Cả hai chúng em đều khó chịu, kinh hãi. Em không muốn anh ta coi em là một con điếm, nên em cứng người lại. Và anh ta, rụt rè, sợ sệt, anh ta không đến được, cái anh chàng khốn khổ! Chẳng có gì xảy ra cả. Nằm xa nhau, chúng em chỉ nghe tiếng thở dồn dập của nhau. Em suy sụp. Em đã hét lên. Người ta đã đưa em khỏi phòng… em đã nôn suốt ngày! Em đã muốn bỏ cuộc. Nhưng muộn quá rồi. Các phiên sau ngày càng khá hơn. Tuy nhiên sau mỗi lần, em lại khóc. Em thấy mình có tội… em căm ghét mọi người, em nguyền rủa anh, anh và gia đình anh! Và càng đau đớn cùng cực những đêm em phải ăn nằm với anh! Trong tất cả những chuyện đó, có điều buồn cười, là sau khi em có thai, mẹ anh lúc nào cũng đến gặp ông Hakim để xin xác lá bùa vị trăm nghìn lí do khác.” Một cái cười không thành tiếng tuôn ra khỏi lồng ngực chị. “Ôi Nhẫn Thạch của em, khi làm đàn bà thật khó khăn thì làm đàn ông cũng trở nên thật khó khăn!” Một tiếng thở dài bứt ra từ người chị. Chị lìm trong suy tưởng. Đôi mắt u ám, sup xuống. Đôi môi mỗi lúc thêm nhợt nhạt, linh hoạt lên thì thầm đôi điều gì đó như là một lời cầu khẩn. Và đột nhiên chị bắt đầu nói bằng một giọng long trọng kì lạ “Nếu mọi tôn giáo đều là một sự tích về sự thần khải, thần khải một chân lý, vậy thì Nhẫn Thạch của em ạ, sự tích của chúng ta, cũng là một tôn giáo. Tôn giáo của chúng ta!” Chị bước đi “Vâng thân thể là thần khải của chúng ta” Chị dừng lại “Thân thể chúng ta, những bí mật của nó, những thương tích của nó, những đau đớn của nó, những lạc thú của nó…” Chị bổ về phía người đàn ông, sáng rực thần cảm, cứ như chị đã nắm được trong tay tất cả chân lý và chị trao nó cho anh: “Đúng vậy đó, Nhẫn Thạch của em… anh có biết tên thứ chín mươi chín, nghĩa là tên cuối cùng của Thượng Đế là gì không? Đó là Al-Sehur, Người Kiên nhẫn! Hãy nhìn lại chính anh, anh là Thượng Đế. Anh tồn tại, mà anh không cử động. Anh nghe, mà anh không nói. Anh thấy mà anh vô hình! Như Thượng Đế, anh kiên nhẫn, tê liệt. Và em, em là Sứ giả của anh! Đấng Tiên Tri của anh! Em là giọng nói của anh! Em là cái nhìn của anh! Em là đôi bàn tay của anh! Em khải thị anh! Al-Sabour!” Chị vén hẳn tấm rèm xanh. Chỉ bằng một cử chỉ, chị quay người lại, dang hai tay ra như thể đang nói chuyện với công chúng, và kêu to lên. “Đây chính là Thần khải: AlSebur!” Bàn tay chị chỉ nguời đàn ông, chồng chị đang nhìn ngơ ngẩn, đối diện với một tạo vật không có mặt.
Chị bị cuộc thần khải ấy cuốn đi. Không còn tự chủ, chị buớc tới một bước đến lại tiếp lời nhưng một bàn tay, đằng sau chị, chộp lấy cổ tay chị. Chị quay người lại. Đấy là người đàn ông, chồng chị, đang nắm lay tay chị. Chị bất động. Chết lịm. Miệng há to. Lời nói treo cứng lại, cứng đơ và khô khốc mà người vừa bất ngờ bật lên…
“Phép… phép lạ! Phục sinh” chị kêu lên giọng tất nghẹn vì khiếp đảm, “em biết rằng những bí mật của em sẽ làm anh sống lại, cho em… em biết điều ấy… ” Người đàn ông kéo chị về phía anh ta, túm lấy tóc chị và tống đầu chị đập vào tường. Chị ngã xuống. Chị không kêu lên cũng không khóc. “Đến rồi… anh đã nổ tung!” Ánh mắt chị, kinh ngạc xuyên qua mớ tóc sổ tung. Giọng chị chế nhạo: “Nhẫn Thạch của em nổ tung rồi”, rồi chị kêu lên: “Al-Sabour” nhắm mắt lại “Cám ơn Al-Sabour! Cuối cùng em đã được giải thoát mọi đau khổ”, và ôm chặt đôi chân người đàn ông.
Anh ta, khuôn mặt nhạt xỉn và hốc hác lại túm lấy người đàn bà, nhấc bổng lên và ném chị vào tường nơi có treo con dao găm vào bức ảnh. Anh tiến đến gần chị, lại túm lấy chị, kéo chị đứng dựa vào tường. Người đàn bà nhìn anh ta đầy hào hứng. Đầu chị chạm vào con dao găm. Bàn tay chị chộp lấy nó. Chị thét lên và đăm con dao găm vào tim người đàn ông. Không một giọt máu bắn ra.
Anh ta, vẫn cứng đơ và lạnh tanh, túm lấy tóc người đàn bà, kéo lê chị dưới xuống đất rồi, bằng một động tác gọn, vặn cổ chị.
Người đàn bà thở hắt ra. Người đàn ông hít vào. Người đàn bà nhắm mắt.
Nguời đàn ông vẫn mở đôi mắt đẫn đờ. Có ai đó gõ cửa.
Người đàn ông, con dao găm cắm ngay tim, đến nằ trên tấm thải len ở chân tường đối diện tấm ảnh của anh.
Người đàn bà đỏ rực. Đỏ rực máu của chính chị. Có ai đó đi vào nhà.
Người đàn bà lại dịu dàng mở mắt.
Gió nổi lên và khiến những con chim di cư cất cánh bay trên người chị.
Xin gửi lời cảm ơn
Paul Otchakovsky-Laurens Christianne Thiollier Emmanuelle Dunoyer Marianne Maréchaux Soraya Nouri
Sabrina Nouri Rahima Katil
Vì sự ủng hộ và cái nhìn đầy chất thơ của họ
Nhẫn Thạch Nhẫn Thạch - Atiq Rahimi Nhẫn Thạch