Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Xưa Ơi!
Tác giả:
Đàm Lan
Thể loại:
Truyện Ngắn
Số chương:
1
Phí download:
1 gạo
Nhóm đọc/download:
0 / 1
Số lần đọc/download: 495 / 0
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Download:
ePub
A4
A5
A6
Xem thông tin ebook
C
hiếc xe đang ngon trớn băng băng, đột nhiên rì lại, cứ như có người đằng sau lôi vậy. Sao thế nhỉ? Lục bục thêm vài tiếng máy nữa rồi tắt hẳn, lại trở chứng rồi. Chắc phải có sự cố gì đây, chứ con chiến mã xưa nay vẫn ngoan ngõan lắm mà. thuộc lọai cối 86 đời cuối, một thời “ kim vàng giọt lệ “ lẫy lừng đấy chứ. Đến giờ đã có hơn 10 năm đường trường rong ruổi, nó vẫn chưa hành chủ nó bao giờ, chỉ lặt vặt những lốp ruột, đèn đóm chút thôi, cho dù chẳng được sự chăm sóc của chủ là mấy, thì nó vẫn tận tụy hết khả năng có thể. Có những khuya lơ khuya lắc, chủ nó mải hoang đàng mà buông bỏ đến tận trăng cao mới vỗ yên đạp máy, nó vẫn thầm lặng vượt bao kilomet đường dài mà đem chủ nó về tận chốn yên lành. Hết xăng? Không phải, mới đổ đầy mà, thôi rồi, nhớt, đích thị, quá cữ thay cả nửa tháng rồi, tiêu, không khéo lột dên đúp- pê rồi quá. Cái cần đạp cứ trượt đi đây này. Làm sao đây nhỉ? còn phải một đọan xa nữa mới đến chỗ sửa xe quen. Mấy việc này không giao vào tay người lạ được, tuy rằng chưa chắc người quen là đã ưu đãi phần giá cả, nhưng quan trọng là không phải lo chuyện “ luộc “ phụ tùng, nhất là máy móc từ ngày xuất xưởng đến nay chưa mở ra lần nào. Mấy anh xe thồ vè vè “ xe sao thế? “ “ sự cố rồi “ “ có cần đẩy không? “ “ chắc phải vậy thôi, nhờ…” “ 10 nghìn “. A, lại ngây thơ nữa, đâu ra chữ “ nhờ “, ừ mà cũng tốt, còn hơn dắt bộ, cứ dịch vụ hóa cho khỏi bận tâm ơn
huệ,“ được thôi “. Ro..ro..ro..ro, buồn cười, lần đầu tiên đi nhờ chân
người khác, cũng hay hay, xong, sòng phẳng, cảm ơn.
Đúng mà, có sai đâu. Nhìn từng mảnh phụ tùng rã ra từ bụng xe, tôi thở ra ngán ngẩm, thế là phải tốn mất một mớ tiền, một mớ thời gian, cho chừa cái tội hay quên, thay nhớt được từ tuần trước thì có đâu sự thể này. Mà thôi, chuyện gì đã xảy ra rồi mà cứ ngồi nghĩ giá như nó chưa xảy ra thì chỉ tổ nhức đầu. Hãy đi theo diễn tiến của nó, và hãy ráng giữ lại một chút gì từ nó, vậy thôi. Cái đầu nó có to tát gì lắm đâu mà bắt nó chứa nhiều thế, thỉnh thỏang cũng phải có một ngày chệch đường ray chứ, không thì mòn mất. Vấn đề là bây giờ phải mượn một cái ghế, mà là ghế tựa cơ, dự báo là phải đến 5,6 tiếng đồng hồ nhão nhề gân cốt, ôi cha cha… Thế mới có cơ hội ngắm đường ngắm phố, ngắm kẻ qua người lại. Từ ngày rời khỏi cái chốn ngược xuôi khói bụi này, có mấy khi thưởng thức lại hương vị đặc trưng của nó. Cây xanh giờ cũng khá nhiều, con mắt có dịu hơn, nhà cửa cao tầng cũng nhiều, con mắt cũng chật hơn, xe cộ qua lại cũng nhiều, con mắt có mỏi hơn. Bỗng tiếng trống trường bùng bùng, đổ ào ra đường lớp lớp quần xanh áo trắng, tiếng cười khanh khách, tiếng réo gọi nhau, tiếng trêu đùa, chọc ghẹo nhộn nhã cả một quãng đường. Sực nhìn ngôi trường, tôi một khắc ngẩn ra, đó cũng là ngôi trường ngày xưa tôi đã học chứ đâu. Không phải trí nhớ tôi tồi đến thế, mà vì ngôi trường ngày xưa là những lớp học bằng gỗ, đã trải qua không biết mấy mươi mùa mưa nắng, để chúng tôi thường nghịch những đốm tròn nhảy nhót trên bàn học, để nép sát vào nhau né gịot mưa dột từ trên mái lỗ chỗ. Từ lúc nào tôi không rõ, ngôi trường đã được xây lại, khang trang, đẹp đẽ. Hai tầng lầu cùng những cây to rợp bóng đã làm biến mất cái hình dáng ọp ẹp, cũ kỹ của trường xưa. Sự phát hiện nhóm lên trong tôi những hồi ức Một thóang điểm những gương mặt các thầy cô, những gương mặt bạn bè, mà bây giờ chắc cũng không dễ gì nhận ra nhau. Chợt tôi nghe đau nhói một bên tay, nhìn sực lại, thì ra cảm xúc đã dẫn dắt tôi hòa theo những đừa trẻ vừa tan trường, khiến tôi lơ ngơ trong dạt dào xưa cũ, khiến tôi va vào tay lái của một chiếc honda. “ Xin lỗi “ Đúng là lỗi của tôi mà, cả gương mặt người ngồi trên xe cùng tôi bỗng nghệch ra “ Trọng phải không? “ “ Lan phải không? “ Cuộc gặp gỡ đột ngột làm chóang mất một phần đường đê giật mình khi nghe “ Sao lại nói chuyện giữa đường thế hả?” Trọng vội lừa lựa bánh xe vào lề. “ Trời ơi ! Lâu quá rồi nha. “ “ Ừ, quá lâu rồi, vậy mà vẫn nhận ra nhau ngay. “ “ Sao lại không? Có đến rụng răng bạc tóc vẫn nhận ra mà.” “ Lan đi đâu mà ngơ ngơ vậy? “ “ Lan đang sửa xe bên kia, bỗng nhận ra đây là trường cũ của mình, tự nhiên mà ngơ ngẩn thế đấy “ Trọng nhìn lại ngôi trường “ Ừ đúng rồi, bây giờ nó khác quá, có vẻ xa lạ quá “ “ Mình kiếm quán cà phê ngồi chút đi. Trọng có bận việc gì không? “ Trọng nhìn đồng hồ rồi hỏi lại “ Lan sửa xe bao giờ mới xong? “ Chắc là lâu lắm “ “ Giờ cũng trưa rồi, về nhà mình đi “ “ Có tiện không? “ “ Có gì mà không tiện, có hai vợ hồng mình với hai đứa nhỏ chứ mấy “. Ừ, vậy cũng được “ Quay lại dặn dò vài câu cho thợ rồi tôi ngồi lên xe Trọng .Vợ Trọng lộ rõ vẻ luống cuống khi bỗng nhiên chồng đưa về một người khách khác giới. Không đợi vợ hỏi, Trọng cười giới thiệu luôn “ Đây là chị Lan, bạn học cũ của anh đó, còn đây là vợ mình “ Tôi chào xã giao rồi tiếp “ Trọng ngày xưa là lớp phó của tụi chị đó em “ “ Chà, cũng ra vẻ quan chức ghê chị hả? “ “ Thì bây giờ không quan à? Quan to nữa ấy chữ “ “ Xí quan được thì mẹ con em cũng có phận nhờ, suốt ngày làm long tong cho thiện hạ mà quan với ai “ “ Thì quan ở mỗi cái nhà này cũng đã tốt lắm rồi chớ bộ “ Nghe vợ chồng Trọng nói tôi vừa cười vừa đưa mắt nhìn quanh Gia cảnh bày ra một mức sống khá kiệm tặn. Ngôi nhà gỗ, có vẻ xem xem trường cũ của chúng tôi ngày xưa, đồ đạc cũng không nhiều nhặn sang cả gì, chỉ gọi là đáp ứng một phần tiện nghi sinh họat. Vợ Trọng hơi lúng túng khi bê mâm cơm đặt lên cái chiếu đã trải giữa nhà. “ Chị thông cảm…” “ Ồ không, em đừng ngại, nhà chị thì cũng chỉ thế này thôi mà “ “ Thật hả chị?” “ Thật đấy, lúc nào em đến nhà chị mà xem.” Trọng xoa tay ngồi xuống “ Bạn bè gặp bữa, có gì dùng đó nghe “. “ Trọng không biết chứ, lúc nãy mà không gặp Trọng chắc mình thành dân cà lơ phất phơ mất rồi. Phải chờ đến 5,6 tiếng đồng hồ mới xong xe mà “ “ Nói vậy là bữa nay mình làm ơn làm phước cứu giúp người giữa đàng đó nha “ Tôi cười, thấy vợ Trọng để xuống cạnh mâm một cái chai có nước màu trắng đục, rồi nói như phân bua “ Anh quen rồi chị bữa nào ăn cũng phải có vài ly “ “ Thì lao động suốt ngày mà, phải có nó để giải mỏi chớ “ “ Em cho chị xin cái ly “ Cả hai vợ chồng nhìn tôi “ Thiệt đó, mình cũng sơ sơ được chút ít, bữa nay bạn cũ gặp nhau phải cụng chứ “ “Hay, hay quá, vậy là mình có đồng minh rồi, lấy thêm cái ly đi em “ “ Thời buổi bây giờ mà, phụ nữ biết tới khỏan này đâu phải là lạ “ Nói xong, tôi bật cười tự lập lại “ Thời buổi…hay chứ nhỉ ! Chỉ hai chữ lửng lơ thế thôi mà người ta cho phép mình khác đi nhiều quá “ “ Thì mỗi thế hệ đi qua, đời sồng con người lại có thêm một vài thay đổi, cứ ngẫm mình ngày xưa với lũ nhóc tì này bây giờ mà xem, khắc hẳn nhau” “ Chúng nó bây giờ khôn hơn chúng mình ngày xưa nhiều, có nhiều thứ để học mà cũng có nhiều thứ để hư, đâu có ngơ ngơ ngáo ngáo như tụi mình ngày đó đâu “ “ Ngơ ngáo vậy chứ mà mới lớp 9 đã có người biết yêu rồi đó nghe “ Nghe Trọng nhắc, tôi phì cười “ Yêu cái khi gì, chẳng qua chỉ là thích nhau một chút thôi “ “ Giờ Giang làm gì hè? “ Nghe nói kinh doanh gì ở Sài Gòn ấy, mà hình như anh chàng hai vợ đó “ “ Vậy hả? Cũng đúng thôi, hắn bảnh trai quá mà, không tham uổng “ Trọng có biết mình nhớ nhất chuyện gì của thời đi học không? “ “ Thời đó thì thiếu gì thứ để nhớ “ “ Mình nhớ nhất là ngày đầu bước chân vào lớp 9 ấy “ “ À … nhớ rồi, Trọng cũng nhớ rất rõ hôm ấy “ Kỷ niệm đưa chúng tôi về một ngày…
Phải nói rõ về nguồn gốc câu chuyện thì mới rõ vì sao kỷ niỆm lại sống lâu trong lòng chúng tôi thế. Đó là vào năm lớp 8, một cô giáo bộ môn bỏ tiết chính của lớp tôi để dạy phụ đạo cho lớp bên cạnh, thế cũng chẳng sao, bởi được nghỉ một tiết thì chúng tôi thích lắm rồi, nhưng cái nòi không học thì phải chơi, mà chơi thì làm sao trật tự được, thế là cô giáo ấy sang mắng chúng tôi, lại còn phê vào sổ đầu bài một điểm O to tướng với lý do lớp không biết tự quản gây mất trật tự chung, ảnh hưởng sự học tập của lớp khác. Oan thì phải ức, vì một điểm O ấy sẽ làm giảm điểm thi đua của lớp với tòan trường, lại thêm bị bêu tên dưới cột cờ vào ngày đầu tuần nữa chứ. Không chịu được việc oan uổng đó, chúng tôi lên tiếng đòi công bằng, to mồm nhất phải kể tôi và anh bạn lớp trưởng. Đã thế, tên cô giáo là Mão, thông minh quá nên cứ thấy cô ở đâu là tôi lại kêu meo meo. Kết quả của sự thông minh đó là tôi ở lại lớp với điểm kém hạnh kiểm, lẽ ra lớp trưởng Võ Tí Hon ( Tên thật đấy, không phải do tôi sáng tác đâu, dù anh bạn ấy cao nhất lớp ) cũng ở lại lớp với tôi, nhưng sự việc được cho là cán sự lớp thì phải bảo vệ quyền lợi chung. Chỉ có tôi là phải chịu ấm ức. Cũng cần nói thêm là ngày đó đi học tôi thường chống hai cái nạng, vốn tôi bị sốt bại liệt từ nhỏ, nhờ vào đặc điểm này mà tôi nổi bật giữa tòan trường, được miễn giảm mọi thứ lao động, miễn luôn cả giờ thể dục. Thêm một chi tiết nữa là không ít các cậu bạn khác lớp bị ăn đòn của tôi. Trong lớp tôi, chẳng ai chế giễu sự khuyết tật của tôi cả, nhưng những bạn khác lớp, mà chỉ là các bạn nam, cứ đi ngang trước mặt tôi là ẹo ẹo theo dáng đi của tôi, miệng còn “ xi cà gue, xi cà gue “ .Tức quá nên tôi phải trả đòn, mặt cứ tỉnh bơ như không, đợi cho các chàng đi đến đúng tầm, tôi giơ nạng vụt cho một cái, kêu trời kêu đất rồi chạy mất, không nữa thì táng cho một cú đá từ cái mũi giày cứng như sắt, lọai giày tật có nẹp sắt cao đến gối. cũng có lúc thì một số bạn nam cùng lớp tỏ ra bênh vực cho tôi, sau thì hết, chẳng còn ai dám chọc ghẹo tôi nữa. Trở lại chuyện tôi bị lưu ban, vừa buồn vừa nhớ bạn, tôi thường chống nạng đên bên cửa sổ lớp 9 của các bạn tôi mà nhìn vào, không ít các thầy cô quàng tay, ôm tôi dìu về lớp 8 . Sau đó, nhà trường xem xét lại sự thể, cộng thêm tác động của hôi phụ huynh học sinh, tôi được đưa lên lớp 9 sau một tháng .Hôm ấy, tôi bước chân vào lớp giữa tràng vỗ tay cùng tiếng hò reo của tất cả các bạn hình như lúc ấy tôi rưng rưng nước mắt thì phải. Nhưng chuyện chưa dừng ở đó. Tiết học đầu tiên với tôi ở lớp 9 ấy là tiết tóan, sau khi giảng một lúc, cô giáo bảo rút ra định nghĩa, tôi lập tức giơ tay, cũng muốn thử sức học của tôi, nên cô giáo chỉ tôi, tôi đứng dậy và đưa ra một định nghĩa chính xác. Trong đã vỗ tay rất to, vì Trọng giỏi tóan nhất lớp, vì thế mà anh chàng được bầu là lớp phó học tập, còn tôi, thiên về văn hơn, tóan cũng không đến nỗi nào, xong do chưa nắm được kiến thức từ đầu năm mà tôi lại giải đáp đúng, nên Trọng vỗ tay tán thưởng là thế.
Kỷ niệm khiến chúng tôi dạt dào, hai cái ly khẽ cụng vào nhau, chất men nồng thấm sâu vào cổ, vào gan ruột, càng nóng hơn bởi một cảm xúc bồi hồi. Tôi nhìn mái tóc lưa thưa mây trắng của Trọng rồi cười buồn “ Bạn tôi ơi ! Xưa bạn giỏi những bài tóan trên trang giấy, sao nay bạn không giỏi những bài tóan cuộc đời? “ Trọng cũng cười buồn “ Bởi những bài tóan cuộc dời chúng mình đâu có được học, những đáp số lại gần như không theo một logich hay một lập trình có sẵn. Còn Lan?”
Tôi bảo tôi cũng in được vài quyển sách, Trọng cụng ly chúc mừng “ Vậy là bạn cũng đã trở thành một phù thủy trong trò chơi chữ nghĩa đấy nhỉ? “ “ Nhưng phù thủy này cũng không ít lần vướng phải cái lưới pháp thuật của chính mình, để rồi cũng thua đến trắng tay “ “ Trắng tay? “ “ Ừ, là bởi cũng như bạn, mình chỉ có thể tô vẽ mọi điều tốt đẹp trên trang giấy, nhiều khi vịn vào nó để đi qua những xót xa trần trụi tình đời”. Trầm ngâm nhìn nhau, trầm ngâm nhớ về một quãng đời đẹp đẽ, và trầm ngâm nhắc lại từng cái tên, có cái còn gần, có cái đã xa, rất xa, tận bên trời Tây tít tắp, cũng có cái còn xa hơn, xa đến mịt mờ mây khói. Có cái cửa nhàmặt phố tinh tươm, có cái ngõ cùng đường hẹp, có cái ọp ẹp tềnh tòang. Có cái hồng hào đầy đặn, có cái tóp teo xương xẩu, có cái âm thầm sau song sắt. Chẳng cái nào còn xa xăm mây trắng, trong veo ánh nhìn. Là bởi chiếc kim thời gian chẳng bao giờ đứng lại. Cho hôm nay qua mau, cho ngày mai trông ngóng, cho hôm qua chỉ còn là nuối tiếc. Mỗi khi gặp lại một người xưa cũ, lại có dịp điểm mặt thời gian, lại có dịp u hòai ký ức. Để gọi lại những lời sâu tâm cảm, để thấy mình vẫn còn đây đó những bâng khuâng. Chợt mỉm cười “ Nào cạn “.
Đêm về, cuộn mình trong mảnh chăn đơn, nghe ràn rạt gió đùa trên mái, sắt se lòng, nhủ thầm hai tiếng “ Xưa ơi ! “.
Xưa Ơi!
Đàm Lan
Xưa Ơi! - Đàm Lan
https://isach.info/story.php?story=xua_oi__dam_lan