Tác giả: Lê Anh
Thể loại: Tùy Bút
Biên tập: Quoc Anh Le
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 1
Cập nhật: 2023-05-01 20:20:04 +0700
Download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6  
Xem thông tin ebook
ần nào đọc một tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, nhất là lần đọc đầu tiên, tôi đều cố gắng đọc chậm rãi, sợ nhanh quá đọc hết mất. Đối với tôi, được đọc một tác phẩm hay giống như thưởng thức một món ăn ngon vậy, vì ngon quá nên chỉ muốn nhấm nháp từng tí từng tí một. Giống như ngày xưa nhà tôi còn nghèo, cứ đến Tết Trung Thu mới được mua bưởi ăn, được cho một múi bưởi, cứ ngồi ăn từng tép một, chấm muối ớt còn để dành.
Người tài thế, mà phải chết trẻ thế. Mới có 27 tuổi đã chết rồi. Vậy mà nếu ai không biết, chỉ đọc tác phẩm của Phụng thôi có lẽ nghĩ tác giả là một tay già đời lắm đây, thông thạo đủ đường, từ tâm tính người ta bên trong, đến sự vận hành xã hội bên ngoài.
Trước khi chết, nằm trên giường hấp hối nghe thiên hạ đồn Phụng bảo, giá mỗi ngày tôi được ăn một miếng thịt bò bít tết thì đâu đến nỗi thế này. Phụng chết vì lao lực. Cũng phải thôi, Phụng viết tác phẩm đầu tiên “Chống nạng lên đường” năm 1930, đến năm 1939 thì Phụng chết. Tức là chỉ có 9 năm sáng tác thôi, mà Phụng có một gia tài đồ sộ các tác phẩm, bao gồm 36 truyện ngắn, 9 tập tiểu thuyết, 9 tập phóng sự, 7 vở kịch, cùng 1 bản dịch vở kịch từ tiếng Pháp, một số bài viết phê bình, tranh luận văn học và hàng trăm bài báo viết về các vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa.
Không phải con đường sáng tác của Phụng luôn suôn sẻ, người ta chửi bới, coi khinh Phụng cũng kinh lắm, nhất là sau khi viết tác phẩm “Giống Tố” năm 1936, họ gọi Phụng là cái kẻ bậy bạ, không có nhân phẩm gì cả, chỉ quen viết văn phẩm nhảm nhí thôi. Cả chế độ thuộc địa Pháp cũng cấm Phụng, gọi là làm tổn thương phong hóa, rồi sau này chế độ mới cũng cấm in, cấm đọc tác phẩm của Phụng vì cho là tác phẩm suy đồi cho đến tận những năm 80.
Tôi khâm phục Phụng lắm. Văn thế mới là văn. Đến thế kỉ của Trí Tuệ Nhân Tạo rồi mà đọc Phụng vẫn thấy đúng, vì nó viết về bản chất con người, bản chất xã hội. Dù giàu hay nghèo, dù xã hội lạc hậu hay hiện đại, thì có những vấn đề bản chất không thay đổi, chỉ là ẩn dưới lớp vỏ bọc nào thôi.
Người ta nói viết truyện ngắn như chơi một bản độc tấu solo, còn viết truyện dài thì như điều khiển một dàn nhạc. Phụng chơi gì cũng hay. Khiến độc giả cứ ngồi đọc mãi từ trang đầu đến trang cuối đến quên cả thời gian. Chẳng phải chỉ có nội tâm của câu chuyện hay, mà cách kể chuyện của Phụng cũng rất độc đáo, có lúc vừa thương cảm đến nghẹn lời, lại vừa phá lên cười. Cái mà người ta gọi là cười ra nước mắt đó. Ai đam mê Phụng chẳng có một lần nửa đêm thanh vắng thắp đèn đọc Phụng rồi bỗng ngẩn đầu, đánh đét một cái vào đùi mình rồi nhắc lại câu Nam Cao bảo: Sao lão ấy viết tài thế!
Phụng ăn đói, mặc rách thế mà sáng tạo lắm. Truyện ngắn bao giờ cũng có những cái kết bất ngờ người đọc không lường được. Mà truyện nào cũng phải kết thúc cho ra ngô ra khoai. Tưởng tượng mà như thật, như tận mắt chứng kiến thì cũng nhiều nhà văn làm được, nhưng nhìn thấm tâm can người khác thì không dễ. Người ta bảo nghệ thuật viết truyện ngắn của Phụng độc đáo. Đó là ông nhìn đâu cũng thấy cái dâm, cái gian, cái tham của loài người. Rồi bằng một phong cách viết hài ước kiểu hề Sác Lô mà khiến người ta đọc mà không kìm được cái hỷ nộ ái ố của mình. Người cùng thời đọc Phụng thấy hay đã đành, người đời sau vẫn thấy đúng. Thế mới gọi là văn học. Chứ chỉ viết theo cái xu hướng thời đại, rồi bảo văn học ngày nay nó phải có phong cách thế này, thế kia thì chả mấy chốc mà lạc hậu. Đấy là cái khác giữa viết báo và viết văn. Báo có tính thời sự nhất thời. Văn đi sâu vào bản chất mãi mãi. Văn của Phụng hay ở chỗ nó mang giá trị nghệ thuật, chứ không phải giá trị kiếm sống.
Người như Phụng giá còn sống sẽ được tặng giải Nobel Văn Học không biết chừng. Những tác phẩm của Phụng sẽ còn sống mãi.
Theo luật bản quyền, các tác phẩm sau 50 năm ngày tác giả mất thì sẽ thành của chung cho xã hội cùng hưởng miễn phí. Vì vậy tôi cố gắng sưu tập lại tất cả chúng lại, mong muốn chia sẻ các tác phẩm quý giá này cho bạn bè. Có ai muốn cùng làm với tôi không?
TÁC PHẨM:
KỊCH (7)
Không một tiếng vang (1931)
Tài tử (1934)
Chín đầu một lúc (1934)
Cái chết bí mật của người trúng số độc đắc (1937)
Hội nghị đùa nhả (1938)
Phân bua (1939)
Tết cụ Cố (Di cảo – đăng sau khi tác giả qua đời, trên Tiểu thuyết thứ bảy số 295, ngày 3 tháng 2 năm 1940)
DỊCH THUẬT (1)
Giết mẹ (1936) – nguyên bản Lucrèce Borgia của Victor Hugo
PHÓNG SỰ (9)
Đời cạo giấy (1932)
Cạm bẫy người (1933)
Kĩ nghệ lấy Tây (1934)
Hải Phòng 1934 (1934)
Dân biểu và dân biểu (1936)
Cơm thầy cơm cô (1936)
Vẽ nhọ bôi hề (1936)
Lục sì (1937)
Một huyện ăn Tết (1938)
TIỂU THUYẾT (9)
Dứt tình (1934)
Giông tố (1936), khi đăng trên Hà Nội báo có tên Thị Mịch.
Vỡ đê (1936) – Báo Tương Lai
Số đỏ (1936) – Hà Nội báo
Làm đĩ (1936) – Tạp chí Sông Hương
Lấy nhau vì tình (1937)
Trúng số độc đắc (1938)
Quý phái (1937, đăng dang dở trên Đông Dương tạp chí – bộ mới)
Người tù được tha (Di cảo)
TRUYỆN NGẮN (36)
Chống nạng lên đường (1930)
Một cái chết (1931)
Bà lão lòa (1931)
Con người điêu trá (1932)
Quyền làm bố (1933)
Cuộc vui ít có (1933)
Hai hộp xì gà (1933)
Cái hàng rào (1934)
Tình là dây oan (1934)
Duyên không đi lại (1934)
Thầy lang bất hủ (1934)
Ông đừng lầm (1934)
Sao mày không vỡ, nắp ơi? (1934)
Sư cụ triết lý (1935)
Rửa hờn (1935)
Bộ răng vàng (1936)
Hồ sê líu hồ líu sê sàng (1936)
Mơ ngày Tết (1936)
Tết ăn mày (1936)
Lỡ lời (1936)
Người có quyền (1937)
Cái ghen đàn ông (1937)
Lòng tự ái (1937)
Đi săn khỉ (1937)
Máu mê (1937)
Tự do (1937)
Lấy vợ xấu (1937)
Một con chó hay chim chuột (1937)
Một đồng bạc (1939)
Đời là một cuộc chiến đấu (1939)
Bắt vích (1939)
Ăn mừng (1939)
Gương tống tiền (không rõ năm viết)
Đoạn tuyệt (không rõ năm viết)
Từ lý thuyết đến thực hành (không rõ năm viết)
Cái ghen đàn ông
CÁC BÀI VIẾT KHÁC (???)
Nhất Chi Mai: Ý kiến một người đọc (Ngày nay, Hà Nội, s. 51 (21.3.1937))
Dâm hay không dâm? (bài phản bác báo Ngày Nay số 51 năm 1937)
Đáp lại những lời mạt sát của báo Tân Việt Nam (1937)
Vũ Trọng Phụng Vũ Trọng Phụng - Lê Anh