Tác giả: Sưu Tầm
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 674 / 0
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6  
Xem thông tin ebook
ới đầu tư nước ngoài liên tục tăng cao và các doanh nghiệp trên thế giới đua nhau tìm kiếm cơ hội đầu tư ở Việt Nam, nhu cầu về nhân lực biết những ngoại ngữ thuộc dạng “hàng hiếm” như tiếng Ả Rập, Italia, Tây Ban Nha (TBN), Bồ Đào Nha (BĐN)… đang dần dần trở nên nóng hơn. Người biết những “tiếng hiếm” có ưu thế gì? Liệu họ có việc làm tốt bằng bạn bè cùng trang lứa giỏi các ngoại ngữ được “chuộng” hiện nay như tiếng Anh, Pháp, Đức?
“Hiếm” đến mức nào?
Đến nay, chuyên ngành tiếng Ả Rập của Đại Học Ngoại Ngữ (ĐH Quốc Gia Hà Nội) mới chỉ có 2 khóa sinh viên (SV) “ra lò”. Trường vẫn duy trì 4 năm mới tuyển sinh một lần, mỗi khóa chỉ có khoảng 20 SV. Số lượng SV mỗi khóa ít hơn nhiều so với các khoa khác. Khoa tiếng Ý: 21 – 25 SV, khoa tiếng Bồ Đào Nha: 22 – 25, khoa tiếng Tây Ban Nha: 23 – 27 SV/khóa.
Tại TP. HCM, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn và trường ĐH Mở là hai trường đưa vào chương trình đào tạo chính thức các ngoại ngữ “hiếm”. Bộ môn Đông Nam Á học của trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn có các ngành Thái Lan học, Indonesia học, Ấn Độ học và mới bắt đầu đưa vào chương trình giảng dạy tiếng Ả Rập. Tại ĐH Mở, tiếng Thái, tiếng Mã Lai là 2 ngoại ngữ phụ được giảng dạy ở khoa Đông Nam Á.
Những rào cản
Điều kiện học tập thiếu thốn là rào cản SV tiếp cận với các ngôn ngữ ”hiếm” này. Các thầy cô phải nhờ đến bạn bè đã từng sống và làm việc ở các nước Ý, TBN, BĐN tham gia giảng dạy hoặc nhờ các tình nguyện viên đến từ những nước sử dụng ngôn ngữ này dạy trong vòng 3 – 6 tháng.
Thiếu giáo trình, thiếu giảng viên cũng là khó khăn chung của các chuyên ngành ngoại ngữ hiếm. Cô Đặng Diệu Thúy, chủ nhiệm lớp tiếng Ả Rập cho biết: “Hiện tại, trường chỉ có 4 giáo viên bản ngữ do các Đại sứ quán (ĐSQ) cử đến. Giáo trình của chuyên ngành này chủ yếu đưa từ Nga về...”
Khoa Bồ Đào Nha (ĐH Hà Nội) cũng chỉ có một quyển từ điển được photocopy lại. Giảng viên phải liên hệ với các trường ĐH ở các nước có dạy tiếng Bồ Đào Nha để hoàn chỉnh giáo trình và sách cho SV.
Bước qua cánh cửa hẹp
Tuy nhiên, cơ hội việc làm cho các SV không phải là ít, vấn đề là nắm bắt như thế nào. Cô Đặng Diệu Thúy cho biết: “Nhu cầu về tiếng Ả Rập không thể nhiều như các tiếng thông dụng, nhưng số người biết tiếng Ả Rập rất ít, nên nhiều bộ ngành như Bộ Ngoại Giao, Bộ Quốc Phòng, Ban Đối Ngoại Trung Ương luôn mở rộng của đón các em…” Ngay khi đang học, SV đã có thể tìm được việc làm thêm, các ĐSQ của các nước châu Mỹ Latinh thường xuyên tuyển cộng tác viên.
Làm việc cho các doanh nghiệp nước ngoài cũng là sự lựa chọn của nhiều SV. Tuy nhiên, muốn đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng, SV các chuyên ngành này còn cần thêm ít nhất một ngoại ngữ nữa. Rất nhiều bạn lựa chọn tiếng Anh.
Khó khăn cho những SV học ngoại ngữ hiếm là thế, nhưng cô Đặng Diệu Thúy vẫn đầy lạc quan: “Bắt đầu từ khóa thứ 2, tỉ lệ SV học tiếng Ả Rập ra trường làm đúng chuyên ngành được đào tạo đã tăng lên đáng kể, chiếm khoảng 2/3. Doanh nghiệp các nước Ả Rập đầu tư vào nước ta ngày càng nhiều hơn...”
Nguồn: báo Lao Động
Ưu thế biết “tiếng hiếm” Ưu thế biết “tiếng hiếm” - Sưu Tầm